Nội dung chủ yếu của Thoả ước Mađrit và Nghị định thư

Một phần của tài liệu Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống mađrit những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam và Nhật Bản (Trang 41)

Mađrit vềđăng ký quốc tế nhãn hiệu

2.1.1. Người nộp đơn

Theo qui định tại Điều 1(3), Điều 2 Thoả ước Mađrit [6], người nộp

nhân có cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực tế và hiệu quả tại, hoặc cư trú tại, hoặc có quốc tịch của một quốc gia mà là thành viên của Thoả ước Mađrit hoặc Nghị định thư Mađrit. Với quy định về việc cho phép mọi tổ chức liên chính phủ có ít nhất một quốc gia thành viên của tổ chức là thành viên của Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Cơ quan đăng ký nhãn hiệu

được hoạt động tại lãnh thổ của tổ chức đó được phép tham gia hệ thống Mađrit, cụ thể là Điều 14 (1.b.ii) Nghị định thư Mađrit [4] - đây là một điểm khác của Nghịđịnh thư so với Thoả ước, người nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit được mở rộng đến các chủ thể có cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực tế và hiệu quả, hoặc cư trú tại, hoặc có quốc tịch của một quốc gia trong tổ chức liên chính phủ đó (Điều 1 của Nghị định thư [4]). Liên minh châu Âu là một ví dụ điển hình. Như vậy, các cá nhân hay pháp nhân không có mối liên quan cần thiết, về cơ sở sản xuất kinh doanh, cư trú hoặc quốc tịch với quốc gia thành viên của hệ thống Mađrit sẽ không được thụ hưởng những lợi ích của hệ thống Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu [43, tr.A3].

Các khái niệm “quốc tịch”, “cư trú” và “có cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực tế và hiệu quả” sẽ do luật pháp của các quốc gia thành viên quy

định [43, tr.BII.2]. Thông thường, các khái niệm này sẽ được hiểu và giải thích theo Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.

2.1.2. Đơn cơ sở và đăng ký cơ sở

Một đăng ký quốc tế phải dựa trên cơ sở là một đơn quốc gia (gọi là “đơn cơ sở”) hoặc một đăng ký quốc gia “gọi là “đăng ký cơ sở”. Theo quy

định tại Điều 1(2) Thoả ước Mađrit [6], người nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải có được đăng ký nhãn hiệu (gọi là “đăng ký cơ sở”) tại quốc gia gốc cho chính nhãn hiệu đó đối với các sản phẩm/dịch vụ đăng ký. Điều 2(1) của

sở” hoặc “đơn cơ sở” (là đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia đã nộp tại Cơ quan

đăng ký nhãn hiệu. Như vậy, đối với người nộp đơn theo Nghị định thư

Mađrit (chẳng hạn như Việt Nam, Nhật bản, Mỹ, Anh...) có thể tiến hành thủ

tục nộp đơn đăng ký quốc tế ngay sau khi nộp đơn đăng ký quốc gia. Trong trường hợp người nộp đơn theo Thoả ước Mađrit, nhất thiết phải chờ sau khi nhãn hiệu này được đăng ký tại quốc gia sở tại mới có thể tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký quốc tế. Đây vừa là điểm khác và cũng là điểm ưu việt của Nghịđịnh thư so với Thoả ước Mađrit.

Thông thường, đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ dựa trên một đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở bao chứa các sản phẩm/dịch vụ được liệt kê trong

đơn đăng ký quốc tế với sự thống nhất về tên và địa chỉ của người nộp

đơn/chủ sở hữu. Tuy nhiên, đơn đăng ký quốc tế cũng có thể dựa trên một số đăng ký cơ sở (nếu theo Thoả ước) hoặc dựa trên một số đơn cơ sở và/hoặc

đăng ký cơ sở (nếu theo Nghị định thư), bảo đảm rằng các đơn cơ sở và/hoặc

đăng ký cơ sở phải có đối tượng bảo hộ là nhãn hiệu như được nêu trong đơn

đăng ký quốc tế và danh mục sản phẩm/dịch vụ trong đơn đăng ký quốc tế đã phải được liệt kê trong các đơn cơ sở/và hoặc đăng ký cơ sở. Ngoài ra, bên cạnh sự thống nhất về tên và địa chỉ của người nộp đơn đăng ký quốc tế với tên và địa chỉ của người nộp đơn cơ sở và/hoặc chủ sở hữu đăng ký cơ sở, các

đơn cơ sở và/hoặc đăng ký cơ sở phải được nộp tại một cơ quan nhãn hiệu duy nhất [43, tr.AB.II.1].

2.1.3. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu

Theo Quy tắc 1 (viii), (ix), (x) của Quy chế chung [5], có 3 loại đơn

đăng ký quốc tế nhãn hiệu: (i) chỉ theo Thoả ước; (ii) chỉ theo Nghị định thư; và (iii) theo cả Thoảước và Nghịđịnh thư, cụ thể là:

(i) Đơn đăng ký quốc tế chỉ theo Thoả ước khi: Cơ quan xuất xứ là cơ

(b) vừa là thành viên của Thoả ước, vừa là thành viên của Nghị định thư và các bên được chỉ định chỉ là các quốc gia (có nghĩa là không bao gồm Liên minh châu Âu) và các quốc gia này chỉ là thành viên của Thoảước.

Trong trường hợp này, đơn đăng ký quốc tế phải dựa trên đăng ký cơ

sở.

(ii) Đơn đăng ký quốc tế chỉ theo Nghịđịnh thư: khi Cơ quan xuất xứ

là cơ quan đăng ký nhãn hiệu (a) của quốc gia chỉ là thành viên của Nghịđịnh thư; hoặc (b) của tổ chức liên chính phủ; hoặc (c) của quốc gia vừa là thành viên của Thoả ước, vừa là thành viên của Nghịđịnh thư nhưng không có một quốc gia nào trong số các quốc gia được chỉđịnh trong đơn đăng ký quốc tế là thành viên của Thoả ước mà không phải là thành viên của Nghịđịnh thư.

Trong trường hợp này, đơn đăng ký quốc tế có thể dựa trên đơn cơ sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoặc đăng ký cơ sở.

(iii) Đơn đăng ký quốc tế theo cả Thoả ước và Nghị định thư: khi Cơ

quan xuất xứ là cơ quan đăng ký nhãn hiệu của quốc gia vừa là thành viên của Thoảước, vừa là thành viên của Nghịđịnh thư; và trong số các quốc gia được chỉ định, (a) ít nhất một quốc gia là thành viên của Thoả ước mà không phải là thành viên của Nghị định thư; và (b) ít nhất một quốc gia là thành viên của Nghị định thư (bất kể thành viên đó có phải là thành viên của Thoả ước hay không) hoặc có ít nhất một bên được chỉ định là tổ chức liên chính phủ là thành viên của hệ thống Mađrit.

Trong trường hợp này, đơn đăng ký quốc tế phải dựa trên đăng ký cơ

sở

Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm theo mẫu và nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Văn phòng xuất xứ. Thông thường, Văn phòng xuất xứ chính là cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia của quốc gia thành viên.

là văn phòng xuất xứ. Tại Việt Nam, văn phòng này là Cục Sở hữu trí tuệ.

Đơn đăng ký quốc tế phải được làm theo đúng mẫu do Văn phòng quốc tế quy định. Mẫu MM1 (chỉ bằng tiếng Pháp) được áp dụng cho đơn

đăng ký quốc tế chỉ được điều chỉnh bởi Thoả ước; mẫu MM2 (bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh) được áp dụng cho đơn quốc tế chỉ được điều chỉnh bởi Nghị định thư; và mẫu MM3 (bằng tiếng Pháp và tiếng Anh) được áp dụng cho đơn quốc tếđược điều chỉnh bằng cả hai điều ước này.

Đơn đăng ký quốc tế phải bao gồm một mẫu Nhãn hiệu y hệt như mẫu Nhãn hiệu trong đơn cơ sở hoặc đăng ký cơ sở và một danh mục hàng hoá và/hoặc dịch vụ mà Nhãn hiệu xin đăng ký bảo hộ như được liệt kê trong đơn cơ sở hoặc đăng ký cơ sở, được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế về

Hàng hoá và Dịch vụ theo Thoảước Nice (còn gọi là “Bảng phân loại Nice”). 2.1.4. Chỉđịnh quốc gia

Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải chỉ định một hoặc nhiều quốc gia thành viên nơi Nhãn hiệu mong muốn được bảo hộ, nhưng không được chỉ định quốc gia thành viên có Văn phòng đăng ký Nhãn hiệu là Văn phòng nơi xuất xứ. Nói cách khác, người nộp đơn Việt Nam không được chỉ định Việt Nam trong danh sách các quốc gia được chỉđịnh.

Do Việt Nam là thành viên của cả Thoả ước Mađrit và Nghị định thư

Mađrit, người nộp đơn Việt Nam có thể chỉ định tất cả các quốc gia thành viên trong Hệ thống Mađrit, bất kể quốc gia đó là thành viên của Thoả ước Mađrit hay Nghị định thư Mađrit. Đây là một thuận lợi to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai bảo hộ Nhãn hiệu của mình tại các thị trường tiềm năng, như Trung Quốc, Mỹ và các nước châu Âu.

Việc chỉ định một quốc gia thành viên được thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế (Thoả ước hay Nghị định thư) chung giữa quốc gia chỉ định và quốc gia được chỉ định. Ví dụ: đơn quốc tế có xuất xử Việt Nam với

chỉ định và Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu sẽ do Nghịđịnh thư Mađrit

điều chỉnh (do Việt Nam, Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu đều là thành viên của điều ước này); đơn quốc tế có xuất xứ Việt Nam với chỉ định là Ai-cập, Ka-zăc-x-tan và Ta-zi-ki-xtan sẽ do Thoả ước Mađrid điều chỉnh.

Khi cả quốc gia chỉ định và quốc gia được chỉ định đều là thành viên của cả Thoả ước và Nghị định thư, việc chỉ định sẽ tuân theo: (i) Thoả ước Mađrit (tính đến trước ngày 1/9/2008); và Nghị định thư Mađrit (tính từ ngày 1/9/2008) theo quy định về “điều khoản bảo vệ an toàn – “safeguard clause” tại Điều 9sexies của Nghị định thư [4]. Ví dụ: việc chỉ định đăng ký quốc tế

Nhãn hiệu của người nộp đơn Việt Nam tới các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Úc, Đức, Bỉ, Hà Lan... (là thành viên của cả Thoả ước và Nghịđịnh thư) sẽ tuân theo (i) Thoả ước Mađrit nếu việc chỉ định được thực hiện trước ngày 1/9/2008; và (ii) Nghị định thư Mađrit nếu việc chỉ định được thực hiện sau ngày 1/9/2008.

2.1.5. Ngôn ngữ

Đơn đăng ký quốc tế Nhãn hiệu chỉ theo Thoả ước Mađrit phải được làm bằng tiếng Pháp.

Đơn đăng ký quốc tế Nhãn hiệu chỉ theo Nghị định thư Mađrit hoặc theo cả Thoả ước và Nghịđịnh thưđược làm bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha. Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cho phép người nộp đơn

đăng ký quốc tế Nhãn hiệu lựa chọn một trong hai ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để nộp đơn.

Một phần của tài liệu Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống mađrit những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam và Nhật Bản (Trang 41)