0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Tình hình đăng ký quốc tế Nhãn hiệu tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MAĐRIT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (Trang 77 -77 )

Là một quốc gia tiên tiến hàng đầu trong lĩnh vực đăng ký và bảo hộ

sở hữu trí tuệ, với một số các nét tương đồng về văn hoá, con người, hệ thống

thực thi Nghịđịnh thư Mađrit của Nhật Bản là một tham khảo hữu ích cho Việt Nam nhằm phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống này.

Nhật Bản trở thành quốc gia thành viên của Nghịđịnh thư Mađrit tháng 3/2000. Có thể nói, trước khi gia nhập Nghịđịnh thư, Nhật Bản đã tiến hành những bước chuẩn bị khá kỹ càng, như tiến hành sửa đổi một cách có hệ

thống Luật nhãn hiệu của Nhật Bản [8], bổ sung một chương riêng – Chương VIIBIS « Các điều khoản đặc biệt theo Nghịđịnh thư Mađrit » với 38 Điều từ Điều 68bis đến Điều 68undequadragies, bao gồm các quy định về thực hiện quá trình nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu thông qua Cục Sáng chế Nhật Bản (viết tắt là JPO); đăng tải hàng loạt các công trình nghiên cứu về hệ thống Mađrit nhằm làm rõ ưu điểm và nhược điểm của hệ thống, cũng như đề xuất các giải pháp thực hiện (các nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí IP Bulletin 1998, 1999, có thể tham khảo tại thư viện của Trung Tâm Sở hữu trí tuệ Châu Á- Thái Bình Dương (APIC) thuộc Viện Sáng kiến và Sáng chế

Nhật Bản (JIII)); giới thiệu về hệ thống Mađrit và quy trình thủ tục nộp đơn

đăng ký quốc tế với sự tham gia của các chuyên gia trong nước (từ Cục Sáng chế Nhật Bản, các hiệp hội nghề nghiệp) và các chuyên gia quốc tế; xuất bản và phân phát các tài liệu, ấn phẩm về Nghịđịnh thư Mađrit và các qui định nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng...

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MAĐRIT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (Trang 77 -77 )

×