0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Quá trình đàm phán, ký kết Thoả ước Mađrit

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MAĐRIT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (Trang 28 -28 )

Thoả ước Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (gọi tắt là “Thoả ước Mađrit”) được thông qua vào năm 1891 và có hiệu lực vào năm 1892. Thỏa

ước được chỉnh sửa vào các năm 1900, 1911, 1925, 1934, 1957 và 1967, được sửa đổi vào năm 1979. Bất kỳ quốc gia nào là thành viên của Công ước Paris

đều có thể gia nhập Thoả ước Mađrit. Công dân của bất kỳ quốc gia thành viên

đã đăng ký nhãn hiệu của mình tại nước xuất xứ đều có thể được bảo hộ nhãn hiệu của mình tại tất cả các quốc gia khác là thành viên của Thoả ước Mađrit bằng cách đăng ký nhãn hiệu này dưới hình thức một đăng ký quốc tế tại Văn phòng quốc tế của WIPO thông qua cơ quan trung gian là văn phòng quốc gia của nước xuất xứ [4, 6, Điều 1(2)]. Tính đến 15/12/2010, số lượng thành viên của Thoả ước Mađrit là 56 quốc gia với sự gia nhập gần đây nhất là của Montenegro (03/6/2006). Việt Nam gia nhập Thoả ước Mađrit vào ngày 08/3/1949. Hoa kỳ không phải là thành viên của Thoả ước này.

Thoảước Mađrit là một hệ thống nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Từ một

đơn đăng ký nhãn hiệu tại nước “xuất xứ” (là quốc gia người nộp đơn có trụ sở

kinh doanh; hoặc thường trú hoặc là công dân [6, điều 1(3)), nếu đáp ứng yêu cầu bảo hộ sẽ được đăng ký tại quốc gia đó và là căn cứđể tiến hành nộp đăng ký quốc tế bằng một ngôn ngữ (tiếng Pháp) [5, quy chế 6(1a)], tại Văn phòng quốc tế (WIPO). Các quốc gia thành viên được chỉđịnh bởi người nộp đơn

đăng ký Nhãn hiệu có quyền từ chối đăng ký nhãn hiệu theo tiêu chí bảo hộ

nhãn hiệu của luật pháp quốc gia trong thời hạn 1 năm. Nếu không bị từ chối, nhãn hiệu sẽđược bảo hộ tại các quốc gia thành viên trong một thời hạn thống nhất là 20 năm [6, điều 6(1)]. Theo nguyên tắc “tấn công trung tâm – central attack” hay “sự phụ thuộc vào nhãn hiệu cơ sở” (sẽđược giải thích cụ thể ở

phần II.1.13) nếu đăng ký tại nước xuất xứ bị giới hạn hoặc huỷ bỏ trong thời hạn 5 năm thì đơn quốc tế cũng như các đăng ký quốc gia liên quan cũng bị giới hạn hoặc huỷ bỏ tương ứng. Chỉ sau thời hạn 5 năm này, đăng ký quốc tế nhãn hiệu mới trở nên độc lập hoàn toàn [6, điều 6(2)].

Ban đầu, Thoả ước Mađrit được dự kiến là hệ thống đăng ký quốc tế

nhưng mục đích này đã không thực hiện được bởi hai lý do cơ bản sau đây: (i) thiếu sự chấp thuận quốc tế: nhiều quốc gia không phải là thành viên của Thoả ước, trong đó có Vương quốc Anh, Hoa kỳ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và các nước châu Á, như Nhật bản đã không ủng hộ và quy kết rằng hệ thống chính là một “cơ chế quốc tế”. Lưu ý rằng, nhiều quốc gia trong số này có lượng đơn

đăng ký và bằng nhãn hiệu lớn nhất trên thế giới;

(ii) hoạt động chuyển tiếp một đơn đăng ký thống nhất cho các quốc gia thành viên của Văn phòng quốc tế, chứ không phải là đăng ký đối với một nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu bảo hộ vào đăng bạ quốc gia, cản trở một hệ thống “đăng ký” thực tế.

Một số cường quốc thương mại như Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Canada – nơi có lượng lớn đơn quốc gia đăng ký nhãn hiệu, đã không tham gia Thoảước Mađrit do quy định về “tấn công trung tâm” của hệ thống; cụ thể là đăng ký quốc tế sẽ bị huỷ bỏ hoặc giới hạn theo đúng phạm vi bị huỷ bỏ hoặc giới hạn của đăng ký quốc gia (theo Điều 6(3) Thoả ước [6], nếu việc này xảy ra trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế.

Từ năm 1966 đến năm 1967, đã có nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề

này bằng cách thiết lập một điều ước mới phản ánh được nhu cầu của thời đại hơn là những quan niệm của năm 1890 khi thông qua Thoả ước. Và Hiệp ước

đăng ký nhãn hiệu (viết tắt là TRT) được thông qua tại Viên vào năm 1973, có hiệu lực vào năm 1980 với sự tham gia của năm quốc gia là Burkina Faso, Côngô, Gabon, Liên Xô (cũ) và Tôgô. Thực tế về việc có ít quốc gia gia nhập TRT và lượng đơn đăng ký theo TRT ít đã cho thấy rõ ràng rằng TRT đã không thể thay thế, hoặc thậm chí đứng bên cạnh, Thoả ước Mađrit.

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MAĐRIT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (Trang 28 -28 )

×