0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nâng cao năng lực thực thi hệ thống Mađrit cho Cơ

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MAĐRIT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (Trang 98 -98 )

ký nhãn hiệu quốc gia

Với những trải nghiệm nhất định trong việc thực thi việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit, đặc biệt là việc xét nghiệm đơn đăng ký quốc tế theo Thoả ước Mađrit, khi số lượng đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam ngày càng tăng, công tác xét nghiệm nội dung đơn và giải quyết khiếu nại thông báo từ chối tạm thời các đăng ký quốc tế nhãn hiệu đặt ra cho Cục Sở

hữu trí tuệ không ít thách thức.

Với tinh thần đóng góp xây dựng, nâng cao hiệu quả công tác xét nghiệm đơn, đồng thời giảm tải khối lượng công việc của các xét nghiệm viên nhãn hiệu, học viên xin có một số ý kiến đề xuất như sau:

- Thành lập Bộ phận đăng ký nhãn hiệu quốc tế riêng biệt

Hiện nay, có 4 phòng ban của Cục Sở hữu trí tuệ tham gia giải quyết các đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu, các phòng ban này đồng thời cũng giải

quyết các đơn quốc gia. Cụ thể là, (i) phòng đăng ký có trách nhiệm tiếp nhận

đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng bạ và một số công việc khác như ghi nhận chuyển nhượng, sửa đổi tên và địa chỉ của chủ văn bằng....; (ii) phòng nhãn hiệu số 1 và phòng nhãn hiệu số 2 có trách nhiệm tiến hành xét nghiệm nội dung đơn, cả đơn quốc tế và đơn quốc gia; (iii) phòng thực thi và giải quyết khiếu nại chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cả đơn quốc tế và đơn quốc gia.

Mặc dù các yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu theo đơn đăng ký quốc tế, về cơ

bản, giống như nhãn hiệu theo đơn quốc gia, song vẫn có những đặc điểm riêng của đơn quốc tế liên quan tới các yêu cầu tối thiểu, ngôn ngữ, giao dịch, thời hạn, từ chối tạm thời....

Để tăng cường sự chuyên nghiệp và chuyên sâu của các xét nghiệp viên cũng như nâng cao chất lượng xét nghiệm và rút ngắt thời gian xét nghiệm đơn quốc tế, xin đề xuất thành lập một Phòng nhãn hiệu quốc tế riêng có trách nhiệm giải quyết đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit. Các xét nghiệm viên nhãn hiệu trong Phòng này được khuyến khích tập trung chuyên sâu vào đơn quốc tế, nhờ đó chất lượng và hiệu quả của hệ

thống xét nghiệm sẽ được nâng cao.

Đồng thời, các đào tạo nghiệp vụ, cập nhật kiến thức và chia sẻ thông tin về hệ thống Mađrit sẽ được dành riêng cho các xét nghiệm viên này, chứ

không phải cho tất cả các xét nghiệm viên nhãn hiệu nói chung ở Cục Sở hữu trí tuệ. Có như vậy, trình độ chuyên môn của các xét nghiệm viên sẽ được nâng lên một cách hiệu quả.

Do yêu cầu liên quan tới đơn đăng ký quốc tế có xuất xứ Việt Nam và có chỉ định Việt Nam là khác nhau, để đảm bảo sự vận hành trôi chảy của hệ

thống, mong muốn là sẽ có những nhóm xét nghiệm viên chuyên trách riêng biệt chịu trách nhiệm giải quyết (i) đơn đăng ký quốc tế có xuất xứ Việt Nam;

(ii) đơn đăng ký quốc tế có chỉđịnh Việt Nam; và (iii) khiếu nại liên quan đến thông báo từ chối tạm thời của đăng ký quốc tế.

- Soạn thảo và áp dụng Quy chế xét nghiệm nhãn hiệu và Sổ tay xét nghiệm nhãn hiệu

Sẽ là hiệu quả hơn nếu như các xét nghiệm viên nhãn hiệu có được các chuẩn mực xét nghiệm được qui định trong Quy chế xét nghiệm nhãn hiệu và Sổ tay xét nghiệm nhãn hiệu để có thể sử dụng hàng ngày và tuân thủ

một cách thống nhất. Các tài liệu này cung cấp các chuẩn mực, các giải thích chi tiết về qui định pháp luật và trình tự thủ tục, đồng thời bao gồm cả các giải thích và ví dụ thực tiễn về khả năng đăng ký và/hoặc các đối tượng loại trừ, khả năng phân biệt và sự tương tự của nhãn hiệu, từ đó giúp cho các xét nghiệm viên nhãn hiệu có thể độc lập, tự tin và dám chịu trách nhiệm về

quyết định của mình liên quan đến việc xét nghiệm nhãn hiệu.

Sẽ là hữu ích nếu như các trường hợp từ chối trước đó được tập hợp vào Sổ tay xét nghiệm nhãn hiệu và các xét nghiệm viên sẽ coi đó như là các ví dụ tham khảo cho công tác xét nghiệm nội dung và giải quyết khiếu nại. - Sử dụng dịch vụ tra cứu bên ngoài bộ phận

Hiện nay, việc xét nghiệm viên nhãn hiệu phải tự tiến hành tra cứu các nhãn hiệu đối chứng tốn không ít thời gian và kết quả tra cứu cũng khá khác nhau và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự độc lập và tính chịu trách nhiệm của xét nghiệm viên trong quá trình ra quyết định chấp nhận hay từ

chối đăng ký nhãn hiệu. Nếu như các xét nghiệm viên chỉ chuyên trách với việc đánh gia khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, hiệu quả của quá trình xét nghiệm sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, các tình huống khó xử khi giải quyết khiếu nại liên quan đến hai hay nhiều nhãn hiệu tương tự nhau nhưng có những quyết định khác nhau do được xử lý bởi các xét nghiệm viên khác nhau cũng, nhờ đó, mà tránh được.

- Xúc tiến nộp đơn điện tử và giao dịch điện tử

Các xét nghiệm viên sẽ mệt mỏi và tốn thời gian khi phải xét nghiệm trên đơn giấy và giao dịch qua giấy tờ, bao gồm cả việc in ấn, xin chữ ký,

đóng dấu và gửi bưu điện.... Hệ thống tự động hoá, bao gồm nộp đơn điện tử

và giao dịch điện tử giúp cho công việc của xét nghiệm viên được giảm tải đi rất nhiều.

Để tăng thêm các hiệu quả của hệ thống Mađrit đồng thời cải thiện những giao dịch với WIPO, phát triển các dịch vụ phụ trợ nhằm phục vụ lợi ích của ngươờ nộp đơn Việt Nam, cần đầu tư về nhân lực và tài chiín cho việc hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin, tự động hoá và xúc tiến hệ thống nộp đơn điện tử và giao dịch điện tử tại Việt Nam. Hơn nữa, có thể phát triển việc thanh toán điện tử và hoá đơn điện tử như một công cụ giúp cho người nộp đơn và chủ sở hữu nhãn hiệu quản lý được tình trạng đơn của mình, đăng ký nhãn hiệu và giao dịch thuận tiện hơn với WIPO, NOIP.

- Đánh giá việc thực hiện đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit

Việc đánh giá định kỳ kết quả thực hiện nhằm đảm bảo việc thực thi hiệu quả hơn và nâng cao năng lực của hệ thống là cần thiết để phát hiện những vấn đề tiềm ần cần phải giải quyết và kịp thời đề ra các giải pháp để

nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Các nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả của việc áp dụng hệ thống Mađrit của Việt Nam là hữu ích đối với những người sử dụng hệ thống này, và đối với cả các quan chức Chính phủ để hiểu rõ hiện trạng, vướng mắc và thách thức, các biện pháp và giải pháp khả thi để thực thi có hiệu quả việc

đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Việt Nam. Sự phối hợp giữa NOIP, các viện nghiên cứu và hội nghề nghiệp trong các nghiên cứu hai bên, ba bên sẽ là cơ

cụ thể.

Hiểu rằng, để người nộp đơn Việt Nam và Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Việt Nam thực sự thụ hưởng những lợi ích của hệ thống Mađrit, còn rất nhiều việc phải làm. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực và hợp tác, chung sức đồng lòng giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức nghề nghiệp và các doanh nghiệp Việt Nam. Hy vọng rằng, khi đã hiểu thấu đáo về hệ thống, học hỏi được kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến đi trước, như Nhật Bản, Việt Nam có điều kiện thuận lợi và chắc chắn thành công trong việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit.

KẾT LUẬN

Trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hệ

thống pháp luật về SHTT của Việt Nam cơ bản đã đạt được chuẩn mực quốc tế. Các cam kết của Việt Nam với các thành viên WTO trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được đáp ứng. Việc gia nhập Nghị định thư Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu ngày 11/7/2006 mở ra cho Việt Nam những cơ hội, nhưng cũng

đầy thách thức trong việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu Việt Nam ở nước ngoài và nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam cũng

đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này, song cũng còn không ít khó khăn, thách thức, cũng như chưa thực sự phát huy được hiệu quả

của hệ thống Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

Luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây:

- Hệ thống hoá, phân tích, so sánh các quy định về đăng ký quốc tế

nhãn hiệu giữa Thoả ước Mađrit và Nghị định thư Mađrit; các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống nói chung và của từng điều ước nói riêng; những

điểm chung và điểm khác biệt của hai điều ước quốc tế này;

- Phân tích tình hình đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit của Việt Nam và một số nước trên thế giới, trong đó tập trung vào Nhật Bản nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong việc áp dụng Nghị định thư

Mađrit: những thuận lợi, khó khăn từ phía những người sử dụng hệ thống này, bao gồm cả người nộp đơn, các chuyên gia sở hữu trí tuệ và cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia;

- So sánh, đối chiếu thực tiễn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit của Việt Nam và Nhật Bản, rút ra những điểm chung và khác biệt giữa

hai quốc gia về các khía cạnh liên quan đến người nộp đơn, cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia, việc xét nghiệm đơn quốc tế của cơ quan đăng ký nhãn hiệu với cả hai tư cách: văn phòng quốc gia nơi xuất xứ và văn phòng quốc gia được chỉđịnh.

Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích trên đây, luận văn cũng đề

xuất một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả hệ thống Mađrit nhằm khuyến khích người sử dụng, bao gồm người nộp đơn và cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia tại Việt Nam đẩy mạnh đăng ký quốc tế nhãn hiệu, khuyến khích người nộp đơn Việt Nam áp dụng hệ thống này, đồng thời nâng cao năng lực thực thi hệ thống cho cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia, cụ thể là Cục Sở

hữu trí tuệ, cụ thể là tăng cường hiệu quả của công tác xét nghiệm đơn tại cơ

quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia tại Việt Nam, cụ thể là:

- Nâng cao hiểu biết của cộng đồng về hệ thống Mađrit nói riêng và về

hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung bằng cách cung cấp các thông tin một cách

đầy đủ và cập nhật với các biện pháp như: (i) Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị và toạ đàm; (ii) Dịch các ấn phẩm về sở hữu trí tuệ sang tiếng Việt; (iii) Phát hành các tờ rơi, sổ tay và cẩm nang về sở hữu trí tuệ; (iv) Xây dựng thư

viện về sở hữu trí tuệ; (v) Xây dựng trang web chuyên nghiệp về hệ thống Mađrit; (v) Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ...

- Nâng cao năng lực thực thi hệ thống Mađrit cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) với một sốđề xuất sau đây:

+ Thành lập Bộ phận đăng ký nhãn hiệu quốc tế riêng biệt với các nhóm xét nghiệm viên chuyên trách riêng biệt chịu trách nhiệm giải quyết (i)

đơn đăng ký quốc tế có xuất xứ Việt Nam; (ii) đơn đăng ký quốc tế có chỉ định Việt Nam; và (iii) khiếu nại liên quan đến thông báo từ chối tạm thời của

+ Soạn thảo và áp dụng Quy chế xét nghiệm nhãn hiệu và Sổ tay xét nghiệm nhãn hiệu;

+ Sử dụng dịch vụ tra cứu bên ngoài bộ phận; + Xúc tiến nộp đơn điện tử và giao dịch điện tử;

+ Đánh giá định kỳ việc thực hiện đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ

thống Mađrit

Là một học viên cao học chuyên ngành Luật quốc tế, với tâm huyết của một chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tác giả luận văn

đã lựa chọn và hoàn thành đề tài này với mong muốn đóng góp một phần kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình vào công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của

đất nước. Hy vọng rằng, với sự đầu tư thích đáng và sự làm việc nghiêm túc của tác giả luận văn, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị

TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật

ƒ Các Điều ước quốc tế và các qui định quốc tế

1. Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp (1883)

2. Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan tới sở hữu trí tuệ

(Hiệp định TRIPS) (1994).

3. Hướng dẫn về thủ tục hành chính đối với Đơn quốc tế đăng ký nhãn hiệu theo Thoả ước Mađrit và Nghị định thư Mađrit (có hiệu lực từ

ngày 1/1/2005)

4. Nghị định thư Mađrit liên quan tới Thoả ước Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (1989)

5. Quy chế chung theo Thoả ước Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và Nghịđịnh thư liên quan tới Thoả ước (có hiệu lực từ ngày 1/4/2007) 6. Thoả ước Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (1891)

7. Thoả ước Nice về phân loại quốc tế danh mục hàng hoá/dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu ký năm 1957, sửa đổi tại Stockholm năm 1967 và tại Geneva năm 1977 ƒ Luật pháp Nhật Bản 8. Luật Nhãn hiệu Nhật Bản 1959 đã được sửa đổi 22/12/1999 9. Luật Sáng chế Nhật Bản ƒ Luật và các văn bản dưới Luật của Việt Nam 10. Bộ luật dân sự 2005 11. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 12. Nghị định 103/2006/ND-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về

số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

14. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

15. Nghị định số 119/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

16. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. 17. Thông tư 22/2009/BTC ngày 4/2/2009 của Bộ Tài chính quy định mức

thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Các ấn phẩm khác

ƒ Tiếng Việt

18. Báo cáo hàng năm của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 19. Báo cáo hàng năm của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2006 20. Báo cáo hàng năm của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2007 21. Báo cáo hàng năm của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2008 22. Báo cáo hàng năm của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2009 23. Báo cáo hàng năm của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2010

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MAĐRIT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (Trang 98 -98 )

×