Giải pháp cho Điều khoản “tấn công trung tâm”

Một phần của tài liệu Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống mađrit những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam và Nhật Bản (Trang 62)

Theo qui định tại Điều 6(3) Thoả ước [6], trường hợp “tấn công trung tâm” có thể xảy ra trong thời gian 5 năm đầu tiên của đăng ký quốc tế như

sau: khi đơn cơ sở hoặc đăng ký cơ sở bị giới hạn phạm vi bảo hộ hoặc bị huỷ

bỏ trong thời gian này, đơn đăng ký quốc tế cũng sẽ bị giới hạn phạm vi bảo hộ hoặc bị huỷ bỏ theo và không có giải pháp nào cho chủ sở hữu đăng ký quốc tế có thể cứu vãn được tình thế. Điều khoản “tấn công trung tâm” qui

định trong Thoả ước bị coi là không công bằng đối với nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu bởi lẽ không phải tất cả cơ sở để từ chối, phản đối hoặc huỷ bỏ một đăng ký quốc gia ở một quốc gia thành viên này đều được công nhận ở các quốc gia khác.

Tuy nhiên, theo Điều Article 9quinquies của Nghị định thư [4], khi một đăng ký quốc tế bị huỷ bỏ trong thời gian 5 năm đầu tiên vì lý do đơn cơ

sở hoặc đăng ký cơ sở bị huỷ bỏ, đơn đăng ký quốc tế có thể được chuyển đổi thành đơn quốc gia (hoặc đơn khu vực) tại các quốc gia thành viên nơi mà

đăng ký quốc tế đã có hiệu lực và giữ được ngày ưu tiên của đăng ký quốc tế. Giải pháp này hoàn toàn không được đề cập trong Thoả ước Mađrit. 2.3.5. Thời hạn từ chối đăng ký

Thời hạn để một quốc gia được chỉ định từ chối bảo hộ đăng ký quốc tế theo Thoả ước là 12 tháng được coi là chưa thoả đáng so với quá trình xét nghiệm hiện tại đang áp dụng ở nhiều quốc gia. Còn theo Điều 5(2) của Nghị định thư, mỗi quốc gia thành viên có thể lựa chọn thời hạn 18 tháng để chấp

nhận hoặc từ chối bảo hộ đối với nhãn hiệu hoặc thông báo cho chủ sở hữu

đăng ký quốc tế về khả năng nhãn hiệu bị từ chối.

Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng thời hạn để thông báo từ chối bảo hộ là 18 tháng và rằng nếu việc từ chối bảo hộ nhãn hiệu xuất phát từ một đơn phản đối cấp văn bằng bảo hộ thì thông báo từ chối có thể được ban hành sau khi hết hạn 18 tháng theo qui định tại Điều 5(2) của Nghị định thư [4].

2.3.6. Hiệu lực của đăng ký quốc tế

Một đăng ký quốc tế theo Thoả ước có hiệu lực trong 20 năm và có thể được gia hạn (theo Điều Article 6(1), 7(1) Thoả ước [6]), còn theo Nghị định thư là 10 năm [4]. Thời hạn hiệu lực 10 năm là phổ biến và phù hợp với quy định pháp luật của nhiều quốc gia thành viên. Thời hạn 10 năm có tác dụng phát huy hiệu quả việc sử dụng nhãn hiệu, đồng thời loại bỏ được những

đăng ký “chết” khỏi Đăng bạ quốc tế. 2.3.7. Các khoản phí

Theo Điều 8(2) của Thoả ước [6], người nộp đơn nộp một khoản phí cố định cho từng quốc gia chỉđịnh. Còn theo Điều 8(7) của Nghịđịnh thư [4], khoản phí có thể là một khoản cố định áp dụng cho tất cả các quốc gia được chỉ định hoặc tuân theo hệ thống phí “riêng lẻ” do quốc gia thành viên thiết lập, tương ứng với mức phí mà một nhãn hiệu quốc gia phải nộp cho việc bảo hộ trong thời gian 10 năm. Sự khác biệt về phí giữa Thoả ước và Nghị định thư cho thấy dường như mức phí cho chỉ định quốc gia theo Nghị định thư

cao hơn so với Thoả ước, tuy nhiên mức phí này vẫn thấp hơn nhiều so với việc đăng ký nhãn hiệu tại từng quốc gia riêng rẽ theo con đường quốc gia,

đặc biệt là khi chủ sở hữu nhãn hiệu phải trả phí cho dịch vụ của các luật sư/đại diện ở nước sở tại.

Theo Thoả ước, người nộp đơn có ít lựa chọn Văn phòng đăng ký nhãn hiệu để nộp đơn đăng ký quốc tế: người nộp đơn chỉ có thể nộp đơn tại quốc gia thành viên của Thoả ước nơi họ có “cơ sở sản xuất kinh doanh thực thụ và hiệu quả”. Chỉ khi người nộp đơn không có cơ sở kinh doanh như vậy, họ có thể nộp đơn tại Văn phòng đăng ký ở quốc gia mà họ cư trú với điều kiện quốc gia đó là thành viên Thoả ước hoặc nếu người nộp đơn không cư

trú tại quốc gia này, thì họ có thể nộp đơn tại quốc gia là thành viên của Thoả ước mà họ là công dân (theo Điều 1(3) Thoảước [6]).

Tuy nhiên, theo Điều 2(1) Nghị định thư [4], người nộp đơn có thể

chọn Văn phòng nơi xuất xứ dựa trên một trong các điều kiện về cơ sở kinh doanh, cư trú hoặc xuất thân. Quy định này tạo điều kiện cho người nộp đơn linh hoạt trong việc lựa chọn Văn phòng nơi xuất xứ sao cho thuận tiện nhất và có lợi nhất cho mình.

2.3.9. Thành viên

Trong khi thành viên của Thoả ước chỉ giới hạn đối với các quốc gia thì với qui định tại Điều 14(1), Nghị định thư mở rộng đối tượng thành viên của mình bao gồm cả các tổ chức liên chính phủ, chẳng hạn như Liên minh châu Âu. Việc gia nhập hệ thống Mađrit của Liên minh châu Âu vào ngày 1/10/2004 đã mở ra một cơ hội lớn cho các chủ nhãn hiệu ở các quốc gia thành viên Nghị định thư bảo hộ nhãn hiệu của mình ở một thị trường rộng lớn và tiềm năng là các nước châu Âu. Đây là một lợi thế vô cùng lớn mà các quốc gia thành viên của Thoảước (mà không là thành viên của Nghịđịnh thư) không có được.

Như vậy, có thể nhận thấy những khác biệt cơ bản giữa Thoả ước Mađrit và Nghị định Thư Mađrit, trong đó một số những điểm khác biệt này, nếu biết phát huy, sẽ trở thành lợi thế cho các quốc gia thành viên. Phần tóm tắt các điểm khác biệt cơ bản giữa hai điều ước này được đề cập tại Bảng 2.1

sau đây:

Tiêu chí so sánh Thoảước Mađrit Nghịđịnh thư Mađrit Cơ sở của đăng ký quốc tế nhãn hiệu Đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng nơi xuất xứ Đơn nhãn hiệu nộp tại Văn phòng nơi xuất xứ Ngôn ngữ Tiếng Pháp tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha

Điều khoản bảo vệ Không có Có

Giải pháp cho Đ/khoản tấn công trung tâm

Không áp dụng Được áp dụng Thời hạn từ chối 12 tháng 18 tháng Thời hạn hiệu lực 20 năm 10 năm Lệ phí Phí cố định Phí cố định hoặc phí riêng rẽ của các quốc gia được chỉđịnh Sự linh hoạt lựa chọn Văn phòng nơi xuất xứ

Có điều kiện Hoàn toàn linh hoạt do người nộp đơn quyết định Thành viên Các quốc gia Các quốc gia và các tổ chức

liên chính phủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 3: THỰC TIỄN ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

3.1. Tình hình đăng ký quốc tế Nhãn hiệu ở Việt Nam

Là quốc gia thành viên của Thoả ước Mađrit từ năm 1939, Việt Nam có điều kiện tốt để phát huy thế mạnh của hệ thống này. Song, trong một thời gian dài, việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Mađrit của Việt Nam chưa thực sự hiệu quả.

Bộ Luật dân sự với các qui định về quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã tạo những cơ sở pháp lý cần thiết cho quá trình thực thi việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Việt Nam.

3.1.1. Đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam

Điều ước áp dụng Trước đây 2000 ‘01 ‘02 ‘03 ‘04 ‘05 ‘06 ‘07 ‘08 ‘09 ‘10 Tổng cộng Thoảước 20 3 6 15 25 14 23 29 8 - - - 143 Nghị định thư - - - - - - - 2 10 41 46 53 152 Cả hai điều ước - - - - - 9 4 - - 13 Tổng cộng 20 3 6 15 25 14 23 31 27 45 46 53 308

Bảng 3.1. Đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam

Bảng thống kê trên đây cho thấy mức độ sử dụng hệ thống Mađrit để đăng ký quốc tế nhãn hiệu của người nộp đơn Việt Nam, đặc biệt là Thoả ước Mađrit, còn khá thấp. Lý do có thể là người nộp đơn ở những nước như Việt Nam còn e ngại sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế. Liệu rằng có một số yếu tố

và xác định được rõ các yếu tố này thì việc đề xuất một số biện pháp để

khuyến khích người Việt sử dụng hệ thống này để đăng ký nhãn hiệu của mình ra nước ngoài một cách hiệu quả hơn là điều mà nghiên cứu này muốn hướng tới.

Để trả lời cho câu hỏi đã nêu ở trên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành một số các cuộc trao đổi ý kiến với những chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp, đồng thời phân tích xu hướng đăng ký nhãn hiệu và rút ra một số kết luận như sau:

Các yếu tố liên quan tới hệ thống Mađrit

- Điều kiện về cơ sở nộp đơn của đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Mađrit:

Một trong những yêu cầu cơ bản để nộp đơn đăng ký quốc tế theo Thoảước Mađrit là phải có nhãn hiệu đã được đăng ký tại quốc gia xuất xứ. Việc chờ đợi mòn mỏi suốt quá trình xét nghiệm nội dung ở quốc gia xuất xứ đểđược chấp nhận đăng ký nhãn hiệu dường như làm giảm đi không ít mong muốn bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài của người nộp đơn. Ngoài ra, theo Thoả ước Mađrit, chủ sở hữu nhãn hiệu hầu như không có cơ hội để xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Pari do thời gian xét nghiệm một đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia thông thường là hơn 6 tháng (dài hơn với thời hạn quy

định về việc được phép xin hưởng quyền ưu tiên theo đơn nộp sớm hơn của Công ước Pari).

Thực tiễn việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu các năm gần đây theo hệ

thống Mađrit, nhất là từ năm 2007, có cải thiện đáng kể. Hầu hết các đơn

đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam đều được nộp theo Nghị định thư Mađrit, điều ước cho phép sử dụng đơn đã nộp (thay vì đăng ký nhãn hiệu như trong Thoả ước) làm cơ sở đểđăng ký quốc tế. Có thể nói, với Nghị định thư Mađrit, về cơ bản, trở ngại đầu tiên đối với người nộp đơn Việt Nam

khi tham gia đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Mađrit đã được giải quyết. Cả hai Điều ước 8% Thoảước 5% Nghịđịnh thư 87%

Biểu đồ 3.1. Xu hướng lựa chọn Điều ước quốc tế cho các đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam(từ năm 2007 đến nay)

Theo thống kê, Trung Quốc và Nga là hai quốc gia mà đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam chỉ định nhiều nhất. Tính đến tháng 7 năm 2011, số

lượng đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam là 320 đơn, trong đó số đơn có chỉđịnh Trung Quốc là 192 đơn; Nga là 179 đơn. Mặc dù Trung Quốc và Nga đều là thành viên của cả Thoả ước và Nghịđịnh thư, song hầu hết các

đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam chỉ định vào hai quốc gia này đều lựa chọn áp dụng Nghịđịnh thư.

- Các quốc gia mà người nộp đơn Việt Nam quan tâm, như các nước thuộc Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản chỉ là thành viên của Nghị định thư Mađrit.

320 77 118 179 192 0 50 100 150 200 250 300 350 Trung Quốc Nga Hoa Kỳ Nhật Bản Tổng số

Biểu đồ 3.2. Đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam và các quốc gia được chỉ định nhiều nhất (tính đến 7/2011)

Trong khi các thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp Việt Nam là các nước thuộc Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật bản thì chính các quốc gia này lại không phải là thành viên của Thoả ước Mađrit - điều ước quốc tế

mà Việt Nam đã gia nhập từ rất lâu (8/3/1949), mà chỉ là thành viên của Nghị định thư.

Việc gia nhập Nghị định thư Mađrit (11/7/2006) đã mở ra những thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng hệ thống Mađrit để đăng ký nhãn hiệu của mình ở nước ngoài một cách hiệu quả. Trong số các

đơn đăng ký quốc tế của Việt Nam (tính từ năm 2007 đến hết năm 2010), phần lớn đều nộp đơn theo Nghị định thư, trong đó Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga và Nhật Bản là các quốc gia được chỉđịnh nhiều nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các yếu tố từ chính các chủ nhãn hiệu Việt Nam

Nam còn thấp

Qua hàng thập kỷ dưới nền kinh tế tập trung, khái niệm đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu còn khá xa lạ đối với người Việt. Tình trạng cung cấp hàng hoá và dịch vụ theo các nhãn hiệu nước ngoài có sự cho phép hoặc không có sự cho phép còn phổ biến trong các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong những năm 90. Sản xuất gia công sản phẩm cho các nhãn hiệu nước ngoài đã từng giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may và da giày giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động và có thu nhập trong những năm khởi đầu của kinh tế thị trường. Khoảng 95% sản phẩm giày xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đều mang nhãn hiệu của các đối tác nước ngoài như Nike, Adidas, Famous Footwear, K Shoes, v.v. hoặc là không có nhãn hiệu [25].

Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế mở

ra cho các doanh nghiệp Việt Nam con đường mới để trở thành ông chủ, không còn cảnh “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” nữa do chỉ gia công sản phẩm theo đơn hàng của người khác. Các doanh nghiệp Việt Nam đã phải nghĩ tới việc tạo dựng cho mình một nhãn hiệu riêng, đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu của mình để phát triển sự nghiệp, không chỉở thị trường trong nước, mà cả ở thị trường nước ngoài.

- Người nộp đơn Việt Nam chưa có đủ thông tin và kinh nghiệm về

thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu

Mặc dù đã có nhiều hội nghị và hội thảo về hệ thống đăng ký quốc tế

Nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ và các tổ chức nghề nghiệp khác như Hội sở

hữu trí tuệ (VIPA), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Sở hữu trí tuệ (VIPI)... tổ chức, tuy nhiên trong các cuộc hội nghị và hội thảo này, đa phần mới chỉ là giới thiệu về hệ thống nói chung mà chưa cung cấp cho người nộp đơn các kiến thức và kinh nghiệm một cách chi tiết về

trình tự thủ tục, các yêu cầu cụ thể, các bước tiến hành, và hơn thế, các thông báo mà người nộp đơn có thể nhận từ Văn phòng quốc tế hay từ Văn phòng

đăng ký của quốc gia thành viên được chỉđịnh sau khi tiến hành nộp đơn quốc tế, ví dụ cụ thể về việc trả lời các thông báo đó và các trường hợp đăng ký thành công. Do thiếu thông tin và kinh nghiệm, người nộp đơn Việt Nam vẫn còn e ngại khi sử dụng hệ thống Mađrit đểđăng ký nhãn hiệu của mình ở

nước ngoài.

- Lệ phí nộp đơn cho một đơn nhãn hiệu quốc tế còn khá đắt

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ, đối với họ lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài được coi là khoản đầu tư khá lớn cho việc kinh doanh chưa chắn chắn thành công trong tương lai và các đơn nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam thường là đơn một nhóm và chỉđịnh từ một đến hai quốc gia thành viên, cho nên khoản phí cơ

bản cho một đơn đăng ký quốc tế theo thông lệ vẫn thường được tính trên cơ

sở một đơn cho ba nhóm được cho là quá cao. Khoản phí cơ bản thấp nhất, chưa bao gồm phí bổ sung cho việc chỉđịnh từng quốc gia thành viên là 653 Fr Thuỵ Sỹ tương đương với khoảng 16 triệu VND hoặc bằng 3,8 tấn gạo,

Một phần của tài liệu Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống mađrit những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam và Nhật Bản (Trang 62)