Giai đoạn này, KTV sẽ chỉ sử dụng thủ tục phân tích để xem xét, đánh giá sự biến động của số dư các khoản mục và nghiệp vụ, qua đó đưa ra đánh giá về rủi ro tiềm tàng có khả năng xảy ra đối với số dư các tài khoản trên bảng cân đối kế toán. KTV sẽ tiến hành phân tích bảng cân đối kế toán kết hợp với báo cáo kết quả kinh doanh để tìm các khoản mục phát sinh bất thường.
XYZ, KTV tiến hành phân tích bảng cân đối kế toán của hai Công ty để tìm những biến động bất thường. Đồng thời KTV cũng chú ý đến rủi ro có thể xảy ra với số dư đầu năm của tất cả các khoản mục hay nghiệp vụ để áp dụng những thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm xác minh độ tin cậy của những thông tin đầu năm này.
Bảng phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần ABC và Công ty TNHH XYZ có nội dung như sau:
Bảng 2.9: Phân tích sơ bộ tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần ABC
BẢNG PHÂN TÍCH SƠ BỘ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ABC
Niên độ kế toán: 1/1/2010-31/12/2010 Nội dung: Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính Người thực hiện: Phạm Văn A
Người soát xét: Đỗ Minh B
Chỉ tiêu phân
tích Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Ghichú
Tuyệt đối Tương đối (%)
A. Tài sản ngắn
hạn 11.340.928.926 7.144.597.730 4.196.331.196 58,73
Tiền mặt 504.391.792 417.344.829 87.046.963 20,86 (1)
Tiền gửi ngân hàng 560.999.886 - 560.999.886 Các khoản phải thu khách hàng 4.184.834.717 2.544.372.895 1.640.461.822 64,47 (2) Trả trước cho người bán 5.150.000 48.000.000 -42.850.000 -892,7 Các khoản phải thu khác 5.347.185.084 2.872.274.640 2.474.910.444 86,17 (3) Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -280.200.000 - -280.200.000 Hàng tồn kho 103.954.600 357.547.334 -253.592.734 -70,93 (4) Chi phí trả trước ngắn hạn 341.868.743 405.176.067 -63.307.324 -15,62 Thuế GTGT được khấu trừ 341.868.793 408.167.057 -66.298.264 -16,24 Thuế và các
khoản phải thu
nhà nước Tài sản ngắn hạn khác 230.875.311 79.714.908 151.160.403 189,63 (5) B. Tài sản dài hạn 9.562.854.249 11.022.078.982 -1.459.224.733 -13,24 Tài sản cố định hữu hình (giá trị còn lại) 8.999.567.849 10.890.965.623 -1.891.397.774 -17,37 (6) Chi phí trả trước dài hạn 558.786.400 131.113.359 427.673.041 326,18 (7) Tài sản dài hạn khác 4.500.000 - 4.500.000 Tổng tài sản 20.903.783.175 18.166.676.712 2.737.106.463 15,07 A. Nợ phải trả 8.494.525.358 5.856.862.734 2.637.662.624 45,04 Vay và nợ ngắn hạn 2.592.737.939 288.135.000 2.304.602.939 799,83 (8) Phải trả người bán 3.309.981.467 4.090.748.437 -780.766.970 -19,08 Người mua trả tiền trước 47.896.800 - 47.896.800 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 176.198.397 74.806.800 101.391.597 135,54 (9) Phải trả người lao động 673.009.000 267.437.020 405.571.980 156,65 (10) Chi phí phải trả 878.211.812 106.367.989 771.843.823 725,63 (11) Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 129.233.466 507.409.411 -378.175.945 -74,53 (12) Phải trả dài hạn khác 124.256.477 507.448.200 -383.191.723 -75,51 (13) Vay và nợ dài hạn 563.000.000 - 563.000.000 Dự phòng trợ cấp mất việc làm - 14.509.877 -14.509.877 -100 B. Vốn chủ sở hữu 12.409.257.817 12.309.813.978 99.443.839 0,8
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
11.737.867.418 11.737.867.418 - 0
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
537.630.943 571.946.560 -34.315.617 -5,99
Tổng cộng
nguồn vốn 20.903.783.175 18.166.676.712 2.737.106.463 15,07
Qua việc đánh giá sơ bộ tình hình tài sản của Công ty Cổ phần ABC, KTV đưa ra các lưu ý để đánh giá một số khoản mục như sau:
(1): Số dư trên tài khoản tiền mặt tăng 20,86% so với cuối năm 2009. Đây là số dư lớn so với quy mô của doanh nghiệp, KTV cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như kế hoạch chi tiêu của Công ty, xem xét định mức tồn quỹ mà Công ty đã xây dựng (nếu có). Số dư đầu năm cũng tương đối lớn, KTV cần quan tâm đến cả số dư đầu năm của khoản mục này. Công ty duy trì một khối lượng tiền mặt lớn trong két nên rủi ro luôn tiềm ẩn với khoản mục này. Mức rủi ro tiềm tàng với khoản mục này ở mức trung bình.
(2): Các khoản phải thu khách hàng tăng 64,47% so với đầu kỳ: Đây cũng là biến động khá lớn. KTV cần kiểm tra tính có thật của các khoản phải thu này. Trong năm có phát sinh thêm một số khoản công nợ phải thu khó đòi hiện chưa thu hồi được Liên quan đến việc trích lập dự phòng phải thu, xác định tình trạng nợ. Do đó cần kiểm tra việc trích lập dự phòng, xem xét đến khả năng các khoản công nợ đã thu hồi được nhưng không hạch toán trên sổ sách mà vẫn theo dõi là khoản phải thu. Mức rủi ro tiềm tàng với khoản mục này ở mức trung bình.
(3): Các khoản phải thu khác cuối kì tăng 86,17% so với đầu kỳ, có khả năng khoản này được doanh nghiệp ghi tăng. KTV cần phải thu thập tài liệu để xác minh tính đúng đắn của số liệu này tại thời điểm cuối kì. Mức rủi ro tiềm tàng với khoản mục này cao hơn mức trung bình.
(4): HTK cuối kỳ giảm mạnh so với đầu kỳ
Đơn vị theo dõi việc nhập xuất các thiết dầu cho thuyền. Giá xuất HTK được thực hiện theo phương pháp nhập trước- xuất trước. ĐV có khả năng tính giá xuất sai hoặc thiếu các mặt hàng khi kiểm kê được bộ phận kế toán xử lý trực tiếp vào giá vốn hàng bán mà không theo dõi tài sản thiếu chờ xử lý. Mức rủi ro với khoản mục này cao hơn mức trung bình.
(5): Tài sản ngắn hạn khác cuối kỳ đạt 230.875.311đ, tăng 189,63% so với đầu kỳ. KTV cần thu thập bằng chứng kiểm toán để chi tiết các khoản tài sản ngắn hạn khác này. Đồng thời xác minh tính có thật cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp với những tài sản này. KTV đánh gía rủi ro với khoản mục này cao hơn mức trung bình.
(6): Tài sản cố định hữu hình cuối năm giảm so với đầu năm, kế toán giải thích là trong năm nhượng bán một số tài sản cố định chưa khấu hao hết. Cần phải xem xét các quyết định thanh lí nhượng bán và phương pháp tính khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp ( khả năng tài sản chưa thanh lý nhưng đã ghi giảm).
(7): Chi phí trả trước dài hạn tăng mạnh, cuối năm tăng 326,18% so với đầu năm. KTV cần xem xét nội dung của những khoản chi phí trả trước dài hạn này xem đơn vị đã phân loại chính xác hay chưa cùng với việc phân bổ chi phí trả trước dài hạn của đơn vị. Rủi ro với khoản mục này được đánh giá cao hơn mức trung bình.
(8): Vay và nợ ngắn hạn cuối năm tăng 799,83% so với đầu năm. Mức tăng này khá lớn, cần thu thập các biên bản xác nhận cho vay để xác minh các khoản vay này tại hai thời điểm là cuối năm và đầu năm cũng như kiểm tra chia cắt niên độ. Mức rủi ro tiềm tàng với khoản mục này cao hơn mức trung bình. Mức rủi ro mà KTV đánh giá với khoản mục này cao hơn mức trung bình.
(9): Các khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 135,54% so với đầu năm. KTV cần xem xét chi tiết từng khoản thuế này, kiểm tra tờ khai thuế các loại để xem đơn vị đã hạch toán số thuế chính xác hay chưa.
(10): Phải trả người lao động tăng 156,65% so với đầu năm. Đây là mức tăng khá lớn trong điều kiện đơn vị có quy định mức lương cố định theo hợp đồng lao động. KTV cần kiểm tra các quyết định về lương cho người lao động trong năm 2010, đồng thời xác định rủi ro cho khoản mục này cao hơn mức trung bình.
(11): Chi phí phải trả tăng 771.843.823 đồng, tương ứng 725,63% so với đầu năm. KTV cần kiểm tra căn cứ hạch toán chi phí phải trả đồng thời chi tiết các chi phí phải trả theo nội dung tương ứng. Khoản mục này được đánh giá rủi ro ở mức cao.
(12), (13): Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn, dài hạn có biến động giảm so với đầu năm. KTV cần xem xét nội dung của từng khoản phải trả, phải nộp này ở thời điểm đầu năm và kiểm tra chi tiết phát sinh Nợ. Rủi ro với khoản mục này được đánh giá ở mức cao hơn mức trung bình.
( Nguồn: Trích hồ sơ kiểm toán chung Công ty Cổ phần ABC)
Với khách hàng XYZ, qua thông tin thu được từ báo cáo kiểm toán năm trước của Công ty TNHH Kiểm toán VACO, ý kiến kiểm toán là ý kiến chấp nhận từng phần. KTV của AASC đã tiến hành liên hệ với KTV tiền nhiệm và được biết KTV của Công ty VACO đã ngoại trừ các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác do tại thời điểm kiểm toán chưa có đủ bằng chứng về các khoản phải thu này. Vì vậy, trước khi phân tích sơ bộ tình hình tài chính của khách hàng XYZ, các KTV của AASC đặc biệt lưu ý đến ý kiến kiểm toán năm trước để xác định phương hướng tiếp cận cho cuộc kiểm toán năm nay.
Bảng 2.10: Phân tích sơ bộ tình hình hoạt động của Công ty TNHH XYZ
BẢNG PHÂN TÍCH SƠ BỘ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH XYZ
Niên độ kế toán: 1/1/2010-31/12/2010 Nội dung: Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính Người thực hiện: Nguyễn Văn H
Người soát xét: Bùi Minh K
Chỉ tiêu phân tích
Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Ghi
chú Tuyệt đối Tương
đối
A. Tài sản ngắn hạn
172.437.920.660 163.590.621.566 8.847.299.100 5,41
Tiền mặt 4.157.450.479 6.432.933.800 -2.275.483.321 -35,37 (1) Tiền gửi ngân
hàng 1.679.896.788 - 1.679.896.788
Các khoản tương
đương tiền - - -
Đầu tư tài chính ngắn hạn 1.320.000.000 1.320.000.000 - (2) Phải thu khách hàng 89.845.003.189 95.134.400.090 -5.289.396.910 -5,56 (3) Trả trước người bán 18.975.783.738 17.305.344.800 1.670.438.930 9,65 Phải thu nội bộ
ngắn hạn 7.056.735.890 8.470.897.999 -1.414.162.109 -16,69 Các khoản phải
thu khác 11.260.000.000 1.890.990.000 9.369.010.000 495,45 (4) Hàng tồn kho 36.567.895.888 31.175.899.977 5.391.995.910 17,29 (5) VAT được khấu
trừ 1.575.154.688 1.860.154.900 -285.000.212 -15,32 B. Tài sản dài hạn 64.142.652.196 60.135.853.652 4.006.798.540 6,66 Tài sản cố định hữu hình 51.894.744.262 49.056.609.707 2.838.134.560 5,78 (6) Tài sản cố định thuê tài chính 3.318.956.666 2.468.987.568 849.969.098 34,43 (7) Chi phí XDCB dở dang 3.205.490.788 3.205.490.788 - (8)
Đầu tư liên
doanh liên kết 4.144.994.590 4.144.994.590 - Chi phí trả trước dài hạn 1.578.465.890 1.259.770.999 318.694.891 25,3 (9) Tổng tài sản 236.580.572.856 223.726.475.218 12.854.097.638 5,74 A. Nợ phải trả 19.102.933.781 13.846.775.502 5.256.158.280 37,95 Vay và nợ ngắn hạn 2.760.670.556 3.340.890.000 -580.219.444 -17,37 (10) Phải trả người bán 376.198.456 218.789.677 157.408.779 71,94 Người mua trả trước 366.598.900 600.000.000 -233.401.100 -38,9 Phải trả người lao động - 670.678.899 -670.678.899 -100 Vay và nợ dài hạn 15.599.465.869 9.016.416.926 6.583.048.934 73,01 (11) B. Vốn chủ sở hữu 217.477.639.075 209.879.699.716 7.597.939.300 3,62
Vốn đầu tư của
chủ sở hữu 209.899.999 206.345.879 3.554.120 1,72
Quỹ đầu tư phát
triển 2.945.309.899 1.634.400.000 1.310.909.899 80,21 (12) Quỹ khen thưởng
phúc lợi
378.349.403 180.500.000 197.849.403 109,61 (13)Lợi nhuận sau Lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối
213.944.079.774 207.858.453.837 6.085.625.900 2,93
Tổng nguồn vốn 236.580.572.856 223.726.475.218 12.854.097.638 5,74
KTV phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của Công ty TNHH XYZ như sau:
(1): Các khoản tiền và tương đương tiền giảm so với năm 2009. KTV cần kiểm tra sự chính xác của thông tin này. KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng với khoản mục này ở mức trung bình.
(2): Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn không thay đổi so với năm 2009, rất có thể các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bị ghi tăng, cần phải xem chính sách lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn để kiểm nhận tính chính xác của thông tin này.
(3) (4) Do ý kiến kiểm toán năm trước của KTV Công ty VACO có loại trừ khoản mục phải thu khách hàng và phải thu ngắn hạn khác nên KTV của AASC đặc biệt quan tâm tới số dư của hai khoản mục này. Các khoản phải thu khác tăng 495,45% so với đầu năm, đây là mức tăng khá lớn đòi hỏi khách hàng phải chi tiết được nội dung của các khoản phải thu tại thời điểm đầu năm cũng như cuối năm. KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng với khoản mục này ở mức cao.
(5): Hàng tồn kho: Do đặc thù hoạt động kinh doanh của khách hàng là sản xuất các sản phẩm như bánh, kẹo, gia vị thực phẩm nên hàng tồn kho chiếm một vị trí khá quan trọng. HTK tăng 17,29% so với đầu năm, đây là mức tăng nhẹ, tuy nhiên KTV vẫn có lưu ý với khoản mục này.
(6) (8): Tài sản cố định hữu hình tăng nhẹ trong khi đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối kì so với đầu kì không có sự biến động. Tài sản cố định hữu hình tăng chủ yếu qua mua sắm. KTV cần xem xét các hợp đồng mua bán và quy định trích khấu hao của tài sản cố định, rất có thể tài sản cố định được ghi tăng. KTV đánh giá mức rủi ro tiềm tàng với khoản mục này là ở mức trung bình.
(7): Tài sản cố định thuê tài chính tăng 34,43% so với đầu kỳ. Đây là mức tăng cũng đáng được quan tâm do lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty TNHH XYZ là sản xuất kinh doanh bánh kẹo. KTV cần chi tiết được các tài sản cho thuê tài chính này, đồng thời xác minh quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp với tài sản trên. Rủi ro tiềm tàng với khoản mục này ở mức cao hơn trung bình.
(9) Chi phí trả trước dài hạn tăng 25,3% so với đầu năm. KTV cần thu thập được tài liệu về nội dung của các khoản chi phí trả trước dài hạn này nhằm xác minh tính có thật của các khoản trên. Rủi ro tiềm tàng với khoản mục này ở mức trung bình.
(10) Vay và nợ ngắn hạn giảm 17,37% so với đầu kỳ, cần phải xem xét tính chính xác của thông tin này. Vay và nợ ngắn hạn rất có thể bị ghi giảm để tăng hệ số thanh toán của Công ty. KTV đánh gía rủi ro tiềm tàng với khoản mục này là ở mức cao hơn
mức trung bình.
(11) : Các khoản vay và nợ dài hạn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Mức rủi ro tiềm tàng với khoản mục này ở mức cao hơn trung bình.
(12) (13): Quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng phúc lợi tăng khá lớn so với đầu năm. KTV cần quan tâm liệu Công ty có các quyết định trích hai loại quỹ này không, đồng thời xem xét việc trích lập và sử dụng quỹ có đúng mục đích hay không. Rủi ro với hai khoản mục này ở mức trung bình.
(Nguồn: Trích hồ sơ kiểm toán chung khách hàng XYZ)
Sau khi phân tích sơ bộ BCTC của hai khách hàng ABC và XYZ, KTV nhận định rủi ro kiểm toán có thể xảy ra với hai khách hàng này lần lượt ở các khoản mục như sau:
Khách hàng ABC: Tiền, phải thu khách hàng, phải thu khác, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn, tài sản cố định hữu hình, chi phí trả trước dài hạn, vay và nợ ngắn hạn, phải trả người lao động, chi phí phải trả.
Khách hàng XYZ: Tiền, phải thu khách hàng, phải thu ngắn hạn khác, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính, vay và nợ ngắn hạn, quỹ khen thưởng phúc lợi.
2.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát
Sau khi đã xác định được rủi ro tiềm tàng, để đưa ra một chương trình kiểm toán hiệu quả đối với từng khoản mục,vừa đảm bảo hiệu quả công việc, vừa tiết kiệm chi phí, KTV phải tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện số dư từng khoản mục và nghiệp vụ.
Bước công việc này đòi hỏi KTV phải dựa vào hệ thống KSNB của khách hàng đối với từng khoản mục và nghiệp vụ. Do đây là kiểm toán BCTC năm đầu nên KTV phải thu thập toàn bộ các thủ tục kiểm soát mà khách hàng đang áp dụng cũng như đánh giá tính hiệu lực của các thủ tục kiểm soát đó. Thông thường, các trợ lý kiểm toán sẽ thu thập thông tin về từng phần hành cụ thể mà mình đảm nhiệm. Sau đó trưởng nhóm kiểm toán dựa vào thông tin đã thu thập đó để đánh gía rủi ro kiểm soát trên số dư các khoản mục và nghiệp vụ.
Các yếu tố mà KTV phải tìm hiểu về hệ thống kiểm soát bao gồm: