1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện

87 529 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Kiểm toán khoản mục HTK nhằm hướng tới việc xác minh tính trung thực và hợp lýcủa HTK thông qua việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK.Qua đó thực hiện thủ tục

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nền kinh tế thế giớiđang chuyển mình từng bước đi lên mạnh mẽ Sự biến chuyển này của nền kinh tế gắn liềnvới sự thay đổi mạnh mẽ của từng quốc gia trong từng khu vực trên thế giới nói chung vàViệt Nam nói riêng Cùng với sự thay đổi đó, vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỉthứ XX, xu hướng hội nhập kinh tế của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, từng bước chuyểnđổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi bộ mặtnền kinh tế quốc dân Những năm gần đây, Việt Nam xảy ra nhiều sự kiện đáng chú ý, cóảnh hưởng rất lớn đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội Đó là, sau sự kiện gia nhập Tổchức Thương mại thế giới- WTO, hàng loạt các Công ty nước ngoài hoặc các chủ đầu tưnước ngoài đầu tư vào Việt Nam Theo đó, những năm qua, Việt Nam cũng chứng kiến sựbùng nổ của thị trường chứng khoán và sự xuất hiện của các hình thức đầu tư khác Để đảmbảo tăng hiệu quả kinh doanh và thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, một yêu cầukhông thể thiếu là minh bạch hóa thông tin tài chính của các tổ chức kinh tế Xuất phát từnhu cầu thực tế đó dẫn đến sự ra đời của các Công ty kiểm toán Hoạt động kiểm toán đãđược công nhận ở Việt Nam với sự ra đời của các tổ chức độc lập về kế toán kiểm toánnhằm giúp cá nhân, tổ chức nắm rõ kiến thức, tăng cường hiểu biết về tài chính kế toántrong bối cảnh mới Sự ra đời của các Công ty kiểm toán độc lập quốc tế và nội địa ở ViệtNam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấncho những người quan tâm đến số liệu tài chính Kiểm toán đã trở thành một hoạt độngchuyên sâu, một khoa học chuyên ngành Ngày nay, kiểm toán thực sự có ý nghĩa lớn trênnhiều mặt Đó là quan tòa công minh của quá khứ, là người dẫn dắt cho hiện tại và là người

cố vấn cho tương lai

Trong điều kiện bước đầu hội nhập nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh ởViệt Nam đã và đang tiến dần đến thế ổn định Nhiều cơ hội mới mở ra cho các doanhnghiệp(DN), đi kèm với đó là những thách thức, những rủi ro không thể né tránh Ngànhkiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng đó Từtrước đến nay, báo cáo tài chính(BCTC) luôn là đối tượng chủ yếu của kiểm toán độc lập.BCTC là tấm gương phản ánh kết quả hoạt động cũng như mọi khía cạnh trong quá trìnhsản xuất kinh doanh của DN Điều này đòi hỏi các thông tin đưa ra trên BCTC phải luônđảm bảo tính trung thực, hợp lý

Trên BCTC của các DN, hàng tồn kho(HTK) thường là một khoản mục có giá trị lớn,các nghiệp vụ phát sinh xoay quanh HTK rất phong phú, phức tạp Sự phức tạp này ảnhhưởng đến công tác tổ chức hạch toán cũng như việc ghi chép hàng ngày, làm tăng khả năngxảy ra sai phạm đối với HTK Thêm vào đó, các nhà quản trị DN thường có xu hướng phảnánh tăng giá trị HTK so với thực tế nhằm mục đích tăng giá trị tài sản DN, minh chứng choviệc mở rộng quy mô sản xuất hay tiềm năng sản xuất trong tương lai… Các sai phạm xảy

ra đối với HTK có ảnh hưởng tới rất nhiều chỉ tiêu khác nhau trên BCTC của DN Chính vìvậy, kiểm toán khoản mục HTK được đánh giá là một trong những phần hành quan trọng

Trang 2

trong kiểm toán BCTC

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam(AVA),tôi đã có được điều kiện tốt để tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức đã đượctrang bị trong nhà trường vào thực tiễn, đi sâu tìm hiểu và nắm bắt cách thức tổ chức công

tác kiểm toán trong từng loại hình Trên cơ sở đó em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện” Nội dung bài viết gồm 3 phần chính:

Chương 1: Lý luận cơ bản về kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện kiểm toán khoản mục hàng kho trong kiểm toán toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Trong quá trình lựa chọn và thực hiện đề tài em đã nhận đựơc sự giúp đỡ tận tình củathầy giáo – TS Tô Văn Nhật và sự giúp đỡ nhiệt tình của toàn thể các anh chị trong phòngnghiệp vụ 5 - Công ty THHH Kiểm toán và tư vấn Kế toán Việt Nam Tuy nhiên do thờigian thực tập có hạn, đồng thời kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, vì vậy trong quátrình thực hiện đề tài em không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự chỉ bảo, đóng góp vàđặc biệt là sự thông cảm từ quý thầy cô

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy– TS Tô Văn Nhật và toàn thể các anhchị trong phòng Kiểm toán 5 - Công ty THHH Kiểm toán và tư vấn Kế toán Việt Nam đãtận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này

Trang 3

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC

HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Tổng quan về hàng tồn kho

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế về HTK, IAS2 và chuẩn mực kế toán Việt Nam số02: “hàng tồn kho” thì HTK là những tài sản: Được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanhbình thường; đang trong quá trình sản xuất kinh doanh và nguyên liệu, công cụ dụng cụ để

sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ Đối với các DN sảnxuất kinh doanh, HTK thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và nó có vai trò rấtquan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, có liên quan đến nhiều chỉ tiêu trên BCTCcủa Công ty Chu trình HTK là một trong các chu trình của quá trình kinh doanh, nó có chứcnăng bắt đầu bằng việc mua hàng và kết thúc bằng việc xuất kho bán thành phẩm, hàng hóa

đi tiêu thụ

Chu kỳ vận động của HTK từ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sang sản phẩm dởdang đến thành phẩm, hàng hoá liên quan đến các khoản mục trên BCTC; liên quan tới bảngcân đối kế toán như: Công cụ dụng cụ, hàng đang đi đường, hàng gửi bán, thành phẩm hànghoá, dự phòng giảm giá HTK,… liên quan tới báo cáo kết quả kinh doanh như các chỉ tiêu:Chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung, giá vốn hàng bán, … Đây là những chỉ tiêu

cơ bản để phân tích tình hình tài chính của DN về hiệu quả sản xuất kinh doanh, triển vọngcũng như những khó khăn trong sản xuất, vì những lý do đó mà các chỉ tiêu này thường bịphản ánh sai lệch

Kiểm toán khoản mục HTK nhằm hướng tới việc xác minh tính trung thực và hợp lýcủa HTK thông qua việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK.Qua đó thực hiện thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư HTK

HTK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động của đơn vị do đó HTK đượcđánh giá là một khoản mục trọng yếu và có độ rủi ro cao Các lý do khiến HTK trở nên đặcbiệt quan trọng không chỉ trong lĩnh vực kế toán mà cả ở lĩnh vực kiểm toán bao gồm nămnguyên nhân sau:

Thứ nhất, HTK thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số tài sản lưu động của một

DN và rất dễ xảy ra các sai sót hoặc gian lận lớn

Thứ hai, trong kế toán, có nhiều phương pháp tính giá HTK và đối với mỗi loại

HTK, DN có thể lựa chọn những phương pháp khác nhau Mỗi phương pháp khác nhau sẽđem lại những kết quả khác nhau Tuy nhiên doanh ngảnh nghiệp phải bảo đảm tính nhấtquán trong việc sử dụng phương pháp tính giá HTK giữa các kỳ

Thứ ba, việc xác định giá trị HTK ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán và do

vậy có ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận thuần trong năm

Trang 4

Thứ tư, việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị HTK luôn là công việc khó

khăn, phức tạp hơn hầu hết các tài sản khác Có rất nhiều khoản mục HTK rất khó phân loại

và định giá như các linh kiện điện tử, các tác phẩm nghệ thuật hay kim đá quý…

Cuối cùng, HTK được bảo quản và cất trữ ở nhiều nơi khác nhau, lại do nhiều người

quản lý Mặt khác, do tính đa dạng của HTK nên điều kiện bảo quản cũng khác nhau tùythuộc vào yêu cầu bảo quản từng loại HTK Vì thế công việc kiểm soát vật chất, kiểm kê,quản lý và sử dụng HTK thường gặp nhiều khó khăn, đôi khi có sự nhầm lẫn, sai sót và dễ

cả hàng sẽ được chuyển đến kho và hàng sẽ được kiểm tra về chất lượng, số lượng và sau đócho nhập kho Mỗi khi nhập kho, thủ kho phải lập phiếu nhập kho và sau đó bộ phận khophải thông báo cho phòng kế toán về số lượng hàng nhận và nhập kho Định kỳ, phải có sựđối chiếu thường xuyên giữa kho và kế toán HTK

Đối với quá trình xuất kho vật tư hàng hóa cho sản xuất, bọ phận kho là bộ phận phảichịu trách nhiệm về số hàng mà kho quản lý Do vậy trong bất cứ trường hợp xuất kho nàođều đòi hỏi phiếu yêu cầu sử dụng vật tư đã được phê duyệt từ các đơn vị sử dụng Phiếuyêu cầu này thường lập thành ba liên Đơn vị yêu cầu giữ một liên, một liên giao cho bộphận kho làm căn cứ xuất và hạch toán kho, liên còn lại sẽ chuyển cho bộ phận kế toán đểghi sổ hạch toán

Sau khi xuất kho vật tư hàng hóa cho quá trình sản xuất, sản phẩm hoàn thành đượckiểm định xong sẽ cho nhập kho để chờ tiêu thụ Khi xuất thành phẩm đi tiêu thụ, đòi hỏiphải có sự phê chuẩn cụ thể Thông thường sự phê chuẩn hoặc căn cứ để xuất kho thànhphẩm thường là đơn đặt hàng của khách hàng đã được phòng kiểm soát tín dụng phê chuẩn

Trang 5

Khi xuất kho thành phẩm thủ kho phải lập phiếu xuất kho, bộ phận vận chuyển sẽ lập vậnđơn Thông thường vận đơn thường lập thành 3 liên Liên 1 được lưu tại Phòng tiếp vận đểlàm chứng từ chứng minh về việc vận chuyển, liên 2 sẽ được gửi tới phòng tiêu thụ hoặc bộphận tính tiền kèm theo đơn đặt hàng của khách hàng, liên 3 sẽ được đính kèm bên ngoàibưu kiện trong quá trình vận chuyển Hoạt động này giúp cho khách hàng kiểm tra đượcphiếu vận chuyển hàng gắn trên bao kiện nhằm xác định có dự khác biệt gì giữa hàng hóađặt mua với số hàng thực nhận không?

1.2.2.2 Tổ chức tài khoản kế toán

Tổ chức tài khoản kế toán là tổ chức vận dụng tài khoản trong phương pháp đối ứng đểxây dưng hệ thống tài khoản, hệ thống hoá các chứng từ kế toán theo thời gian và theo đốitượng Để phản ánh đầy đủ các thông tin liên quan đến HTK đơn vị phải xây dựng một bộtài khoản sao cho bao quát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đối với khoản mục HTK, baogồm:

+TK 151: Hàng đang đi đường

+TK152: Nguyên liệu, vật liệu

+TK133: Thuế GTGT được khấu trừ

+TK331: Phải trả cho người bán

+TK611: Mua hàng (*)

+TK631: Giá thành sản xuất (*)

+TK632: Giá vốn hàng bán

+TK621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+TK627: Chi phí sản xuất chung

+TK641: Chi phí bán hàng

+TK642: Chi phí quản lý DN

(*)Nếu hạch toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ

1.1.2.3 Hệ thống sổ sách kế toán hàng tồn kho

Hệ thống sổ sách kế toán HTK đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống kiểm soátnội bộ đối với HTK Hệ thống này cung cấp những thông tin về lượng HTK có trong tay,cung cấp thông tin về mua bán HTK cũng như tình hình sử dụng nguyên vật liệu, giá trị sảnphẩm dở dang và giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho Hệ thống này bao gồm tất cảchứng từ, sổ chi tiết, sổ phụ, sổ cái và các biểu liên quan để theo dõi HTK kể từ khi mua đếnkhi biến chúng trở thành thành phẩm xuất bán

Trang 6

Trong hạch toán HTK, DN có thể lựa chọn phương pháp kiểm kê định kỳ hoặc kêkhai thường xuyên tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình Tuy nhiên, với sựphát triển của khoa học kỹ thuật thì việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên tronghạch toán HTK trở nên dễ dàng hơn Vì thế, phần lớn các DN đều áp dụng phương pháp nàytrong hạch toán HTK

Việc sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với HTK cho phép các DNkiểm soát chặt chẽ, tránh những dự trừ thừa không cần thiết làm tăng chi phí lưu kho vàgiảm hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trong hệ thống kế toán HTK, kế toán chi phí cũng là một bộ phận của hệ thống đó.Đối với các DN sản xuất, một hệ thống kế toán chi phí đầy đủ và thích hợp là rất cần thiết

để theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Đối với KTV, phương pháp tiếp cận đối với khoản mục HTK phụ thuộc vào sự tồntại và độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với HTK Việc đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ đối với kế toán HTK chỉ được thực hiện khi hệ thống đó tồn tại.Trong tất cả các cuộc kiểm toán, việc đạt được sự hiểu biết về hệ thống kế toán HTK củakhách hàng là hết sức quan trọng trong quá trình kiểm toán của KTV Để làm được điều đó,KTV cần phải xác định rõ các chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng và từ đó khẳng địnhcác thủ tục mà đơn vị đã áp dụng trong khi hạch toán HTK có tuân thủ các chính sách đókhông, tính nhất quán của các chính sách đó với yêu cầu của chuẩn mực kế toán chung đượcthừa nhận về HTK

1.1.2.4 Các phương pháp tính giá hàng tồn kho

Hàng ngày vật tư, hàng hoá nhập kho được kế toán ghi nhận theo thực tế nhưng đơngiá các lần nhập khác nhau là khác nhau và thời điểm nhập là khác nhau Do đó kế toánHTK có nhiệm vụ xác định giá trị thực tế vật tư, hàng hoá, thành phẩm mỗi lần xuất kho.Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, DN có thể sử dụng một trong các phương pháptính giá sau để áp dụng cho việc tính giá thực tế xuất kho cho tất cả các loại HTK hoặc choriêng từng loại: phương pháp tính giá thực tế đích danh; phương pháp bình quân gia quyền;phương pháp nhập trước xuất trước; phương pháp nhập sau xuất trước

Mỗi phương pháp tính giá thực tế xuất kho của vật tư, hàng hoá, đều có những ưuđiểm nhất định Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêucầu quản lý và năng lực nghiệp vụ của các kế toán viên và trang thiết bị xử lý thông tin của

DN Vì thế, khi kiểm tra về tính giá HTK, KTV cần có trách nhiệm làm rõ cơ sở và phươngpháp tính giá đối với HTK ra sao? Có tuân thủ các nguyên tắc kế toán được thừa nhận haykhông? Khi đó, KTV tập trung làm rõ các vấn đề sau:

Trang 7

Thứ nhất, phương pháp định giá nào được khách hàng sử dụng? Vì có rất nhiều

phương pháp tính giá như đã nêu trên nên KTV cần phải xác định rõ khách hàng sử dụngphương pháp định giá nào trong các phương pháp đó

Thứ hai, phương pháp này có được sử dụng thống nhất giữa năm nay với năm trước

không? KTV quan tâm đến sự thay đổi trong phương pháp định giá HTK năm nay so vớinăm trước Nếu trong trường hợp khách hàng thay đổi phương pháp tính giá HTK thì tất cảnhững thay đổi đó phải được khai báo đầy đủ trên thuyết minh BCTC của Công ty Ngoài

ra, KTV còn phải có đoạn bổ sung để nhấn mạnh về sự không nhất quán trong việc sử dụngphương pháp tính giá HTK giữa hai năm

Thứ ba, phương pháp này có phù hợp với thực tế hay không? KTV cần phải đánh

giá tính hợp lý và tính phù hợp của phương pháp tính giá HTK mà khách hàng áp dụngtrong điều kiện thực tế Để làm được điều này, KTV cần phải thực hiện thử nghiệm kiểm tragiá của một số HTK mang tính đại diện

1.1.3 Những khả năng sai phạm khi hạch toán hàng tồn kho

HTK trong DN thường ở các địa điểm khác nhau và thậm chí còn do nhiều bộ phậnquản lý Do vậy việc quản lý, bảo quản và kiểm soát vật chất sẽ gặp nhiều khó khăn, phứctạp, dễ nhầm lẫn, sai sót và có thể tồn tại gian lận Ngoài ra, trong DN các nghiệp vụ liênquan đến HTK thường phát sinh nhiều trong kỳ, thường liên quan đến một lượng lớn các tàikhoản kế toán Việc hạch toán các nghiệp vụ này cũng là một điều không đơn giản, dễ dẫnđến sai sót nhầm lẫn cũng như gian lận làm ảnh hưởng đến các thông tin tài chính của DN

Hơn nữa, trong quá trình đánh giá HTK gặp nhiều khó khăn và phức tạp Cụ thể trongđánh giá sản phẩm dở dang, phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có thểmang tính chủ quan, không đúng kỳ dẫn đến những sai phạm trọng yếu giữa các niên độ

kế toán Đối với DN áp dụng nhiều phương pháp tính giá trị thực tế cho nhiều loại HTKkhác nhau làm tăng khối lượng công việc kiểm toán

Mặt khác, chính tính đa dạng về chủng loại và tính chất đặc thù của HTK cũng gâykhó khăn nhất định trong quá trình quan sát, đánh giá và thực hiện những thủ tục khảo sátcần thiết, nhiều trường hợp đòi hỏi phải cần đến chuyên gia (ví dụ: vàng, bạc, đá quý, hoáchất )

HTK là chỉ tiêu trọng yếu trong BCTC của DN Do vậy những sai phạm về HTKthường ảnh hưởng lớn mang tính chất trọng yếu đối với toàn bộ hệ thống BCTC của DN.HTK liên quan đến nhiều chu kì khác trong quá trình kiểm toán: chu kì mua hàng thanhtoán, chu kì bán hàng thu tiền, chu kì tiền lương và lao động, chu kì tài sản cố định,…Vì vậykhi xem xét HTK cần phải xem xét chúng trong mối quan hệ với các chu kì khác đặc biệt làkhả năng sai sót mang tính dây chuyền

1.1.4 Các hoạt động kiểm soát chính đối với khoản mục hàng tồn kho

Trước khi tiến hành kiểm toán, KTV phải thực hiện các bước đánh giá Hệ thống

Trang 8

chi tiết phù hợp và hiệu quả hơn Hệ thống kiểm soát nội bộ của DN được biểu hiện bằngcác thủ tục kiểm soát nội bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Theo đó, thử nghiệm kiểm soátđược KTV thực hiện nhằm mục tiêu thu thập bằng chứng chứng minh những kết luận của

KTV về tính hiệu lực của hệ thống này Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400: “Hệ

thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toánxây dựng, áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểmtra, kiểm soát, ngăn ngừa phát hiện gian lận, sai sót, để lập BCTC trung thực và hợp lý;nhằm bảo vệ quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị” và “Thủ tục kiểm soát làcác quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vịnhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể.”

Khoản mục HTK là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong bảng cân đối kế toán, do

đó, các thủ tục kiểm soát được xây dựng cho khoản mục này cần đảm bảo chặt chẽ và khoahọc Các thủ tục kiểm soát thông thường được xây dựng cho khoản mục HTK như sau

Thứ nhất, đơn vị cần phải xây dựng hệ thống sổ sách đồng bộ, đầy đủ Nghiệp vụ

HTK phát sinh trong các DN rất khác nhau DN khi thiết kế hệ thống sổ sách theo dõi cáchoạt động và nghiệp vụ phát sinh trong qua trình kinh doanh không chỉ tuân thủ theo cácquy định của Nhà nước, mà còn cần phải đáp ứng được yêu cầu hạch toán kế toán của DNtheo đặc thù hoạt động Vấn đề thiết kế hệ thống sổ sách kế toán bao gồm cả việc xây dựngtrình tự ghi sổ theo một quy trình cụ thể và thống nhất Các quy định về hệ thống sổ sách dodaonh nghiệp thiết lập và thực hiện Khi đó, KTV có thể nhận xét tính hiệu quả của hệ thốngnày dựa trên so sánh giữa quy định và thự tế thực hiện của DN

Thứ hai, các chứng từ gốc được đánh số thứ tự đầy đủ Các chứng từ được sử dụng

cho việc hạch toán nghiệp vụ HTK như phiếu xin lĩnh vật tư, đơn đặt hoàng sản phẩm , cácbảng tập hợp chi phí và các báo cáo kiểm định sản phẩm … phải được đánh số thứ tự liệntục và được phê chuẩn Việc đánh số thứ tự cần thực hiện trước khi nghiệp vụ kinh tế phátsinh Thủ tục này sẽ giúp kế toán HTK kiểm soát được các nghiệp vụ phát sinh, đảm bảokhông bỏ sót nghiệp vụ khi hạch toán và theo dõi trên sổ sách Do đó việc rà soát chứng từ

sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn

Thứ ba, đơn vị thực hiện việc phân cách trách nhiệm trong tổ chức công tác kế toán.

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong công tác kế toán là một trong những yêu cầu cần thiếtđảm bảo cho sự hoạt động thực sự có hiệu quả của hệ thống kế toán nói riêng và hệ thốngkiểm soát nội bộ nói chung Do đó, thực hành thủ tục kiểm soát này đối với việc hạch toán

kế toán HTK là không thể thiếu Cụ thể, việc phân cách trách nhiệm giữa kế toán HTK vàthủ kho, giữa bộ phận kiểm định hàng và bộ phận kho sẽ giúp ngăn ngừa những sai sót và cảnhững gian lận có thể xảy ra đối với HTK Ngoài ra, định kỳ DN cũng cần đối chiếu sổ sáchgiữa kế toán HTK với thủ kho, so sánh đối chiếu giữa sổ cái và sổ chi tiết HTK, giữa sổ chitiết với các chứng từ liên quan để phát hiện những nghiệp vụ không có thật cũng được ghi

sổ, đồng thời tránh các nghiệp vụ nhập kho không được phê chuẩn

Thứ tư, các nghiệp vụ nhập xuất kho đều phải được phê duyệt của những người có

thẩm quyền Điều này tránh cho đơn vị bị mất mát nguyên vật liệu do một số hành vi thôngđồng để ăn cắp tài sản của Công ty, hoặc xuất kho nguyên vật liệu cho mục đích không hợplý… Một vấn đề nữa cần lưu ý trong quá trình kiểm soát đối với HTK đó là, DN cần xây

Trang 9

dựng hệ thống kho hàng bến bãi kiên cố và an toàn, chống cháy nổ và hư hỏng HTK do thờitiết gây ra

Đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ là bước công việc không thể thiếu đối với quátrình kiểm toán Thông thường, KTV sử dụng phương pháp phỏng vấn nhân viên trongCông ty về việc kiểm tra đối chiếu sổ sách giữa thủ kho và kế toán HTK, phỏng vấn về việc

sử dụng các tài liệu có đánh số thứ tự trước các chứng từ xuất, nhập kho, phiếu yêu cầu sửdụng vật tư… xem đơn vị có thực sự áp dụng hay không? Phương pháp phỏng vấn còn đemlại những bằng chứng về việc xác minh rằng Công ty có thực sự tồn tại một phòng thu muađộc lập chuyên chịu trách nhiệm mua nguyên vật liệu , hàng hóa không? Có tồn tại mộtphòng nhận hàng riêng biệt chuyên thực hiện trách nhiệm nhận hàng đến không? Các vật tưhàng hóa có được kiểm soát và cất trữ bởi một bộ phận kho độc lập không và chúng có đượckiểm soát chặt chẽ không?

Ngoài ra, KTV có thể trực tiếp quan sát việc cách ly trách nhiệm giữa thủ kho và kếtoán HTK, quan sát về kho tang bến bãi, cơ sở lưu kho xem có đảm bảo quy cách và an toànhay không? Bên cạnh đó, KTV cần phải kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán có được đốichiếu ít nhất một lần với kết quả kiểm kê HTK trong năm không và HTK có được đánh dấutheo một dãy số được xây dựng trước không?

Bằng việc mô tả hoặc vẽ thành lưu đồ, KTV có thể xác định được hệ thống kiểm soátnội bộ đó có hoạt động tốt không? Khi KTV có được các đánh giá tổng quát đối với tổ chứccông tác kế toán, công tác kiểm tra việc thực hiện công tác đó, KTV sẽ xây dựng đượcnhững bước kiểm tra chi tiết phù hợp hơn nhằm tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chiphí của cuộc kiểm toán

1.2 Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC

1.2.1 Vai trò của kiểm toán khoản mục hàng tồn kho

Đối với các DN thì HTK là một khoản mục chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ tài sảncủa DN Ngoài ra, khoản mục HTK ảnh hưởng tới nhiều chỉ tiêu khác trên Bảng cân đối kếtoán, bao gồm: khoản mục tiền, phải thu khách hàng, chi phí, giá thành, phải trả người bán,phải trả công nhân viên… Khi kiểm toán khoản mục HTK, KTV có thể tham chiếu các saiphạm sang các khoản mục này để có sự quan sát và đánh giá tổng quát về tình hình hoạtđộng kinh doanh của DN Ngược lại, thông qua kiểm toán các khoản mục HTK, KTV cũng

có thể phát hiện các gian lận và sai sót liên quan đến HTK của khách thể kiểm toán trongniên độ kế toán được kiểm toán Các chỉ tiêu HTK, chi phí và giá thành liên quan phải đượcxác định đầy đủ và chính xác vì ba chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lợi nhuận của DN, phảnánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

Khi kiểm toán khoản mục HTK, KTV có thể kết hợp với kết quả kiểm toán cáckhoản mục khác có liên quan trên bảng cân đối kế toán, kiểm toán các khoản mục chi phísản xuất để khẳng định sự phù hợp giữa số phát sinh hay số dư của các chỉ tiêu này Trênthực tế, do tầm quan trọng của khoản mục HTK đối với BCTC của DN nên khoản mụcHTK thường được tách ra để kiểm toán trong quá trình kiểm toán nếu có sai phạm sẽ đượctham chiếu với các phần hành khác

Trang 10

Hơn nữa, việc đánh giá HTK ở các DN khác nhau là khác nhau Các DN có thể ápdụng các phương pháp khác nhau để xác định giá trị HTK.Việc áp dụng không nhất quáncác phương pháp tính giá HTK giữa các kì có thể gây ra chênh lệch lớn trên BCTC của DNlàm cho báo cáo không còn trung thực Vì vậy, việc đánh giá những rủi ro tiềm tàng đối vớikhoản mục HTK trở nên quan trọng và yêu cầu thực hiện thận trọng và chi tiết.

Ngoài ra, HTK dễ bị lỗi thời đặc biệt là đối với các DN sản xuất mang tính chất thời

vụ Do đó, các DN thường tiến hành trích lập dự phòng giảm giá HTK vào cuối kỳ sản xuấtkinh doanh Do số lượng HTK lớn nên thường xuất hiện những sai sót trong việc tính dựphòng giảm giá HTK Vì vậy, KTV nên tập trung vào các ước tính kế toán khi kiểm toánBCTC nói chung và kiểm toán khoản mục HTK nói riêng

1.2.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho

Mục tiêu kiểm toán khoản mục HTK là nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đốivới HTK và nhằm xác định tính hiện hữu đối với HTK, tính trọn vẹn của HTK, tính chínhxác và đúng đắn của các con số trên sổ sách kế toán về HTK và bảo đảm sự trình bày vàkhai báo về HTK là hợp lý Các mục tiêu kiểm toán khoản mục HTK được tóm tắt qua bảngsau:

Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho

Nguồn: Hồ sơ kiểm toán mẫu tại Công ty AVA

- Các nghiệp vụ mua hàng đã ghi sổ thực sự phát

sinh trong kỳ, không có nghiệp vụ ghi khống, đặc

biệt là các nghiệp vụ liên quan đến các khoản chi

phí phát sinh

- Các nghiệp vụ kết chuyển hàng đã ghi sổ là có

thật và các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa đã được

ghi sổ thực sự phát sinh trong kỳ

- HTK được phản ánh trên bảng cân đối kế toán là thực sự tồn tại

Tính

trọn vẹn

- Tất cả các nghiệp vụ mua, kết chuyển và tiêu

thụ HTK xảy ra trong kỳ đều được phản ánh đầy

đủ trên sổ sách và báo cáo kế toán.

- Số dư tài khoản HTK đã bao hàm tất cả nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa hiện có tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán hay chưa

Đo

lường

và tính

giá

- Chi phí mua nguyên vật liệu và hàng hóa thu

mua, giá thành sản phẩm, sản phẩm dở dang phải

được tính giá chính xác và phù hợp với quy định

của chế độ kế toán và các nguyên tắc kế toán

chung được thừa nhận.

- Số dư HTK phải được phản ánh đúng giá trị thực hoặc giá trị thuần của nó và tuân theo các nguyên tắc chung được thừa nhận rộng rãi

Trình

bày và

khai báo

-Các nghiệp vụ liên quan đến HTK được xác

định và phân loại đúng đắn trên hệ thống BCTC

của đơn vị

-Số dư HTK phải được phân loại và sắp xếp đúng vị trí trên bảng cân đối kế toán, những khai báo có liên quan đến sự phân loại căn cứ để tính giá và phân bổ HTK phải thích đáng

Trang 11

1.2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục HTK

1.2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thông thường bao gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn một, chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Quy trình kiểm toán chỉ thực sự bắt đầu khi KTV và Công ty kiểm toán tiếp nhậnmột khách hàng Thu nhận khách hàng là một quá trình gồm 2 bước như sau:

Bước một, phải có sự liên hệ giữa KTV với khách hàng tiềm năng mà khách hàng

này yêu cầu kiểm toán và khi có yêu cầu kiểm toán, KTV phải đánh giá liệu có chấp nhậnkhách hàng đó hay không? Đối với những khách hàng cũ, KTV cũng cần cân nhắc xem cónên tiếp tục kiểm toán trong năm nay hay không?

Bước hai, trên cơ sở đã xác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụ trong

tương lai, Công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạchkiểm toán Nhận diện các lý do kiểm toán của Công ty khách hàng và lựa chọn đội ngũ nhânviên kiểm toán và đạt được một hợp đồng kiểm toán

Đối với các Công ty kiểm toán tại Việt Nam nói chung và Công ty kiểm toán AVAnói riêng, công việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán là vô cùng quan trọng vì điềunày có ảnh hưởng tới uy tín của Công ty kiểm toán và nâng cao khả năng cạnh tranh củamình Do đó, trong giai đoạn này, KTV cần phải xem việc chấp nhận hay tiếp tuch kiểmtoán một khách hàng có làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV và Công ty kiểm toán haykhông? Để làm được điều này, KTV phải tiến hành những bước công việc sau:

Bước một, KTV tiến hành xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng Theo chuẩn mực

kiểm toán Việt Nam số 220 về “ Kiểm soát chất lượng đối với việc thực hiện một hợp đồngkiểm toán„ của một Công ty kiểm toán cho rằng KTV cần phải xem xét hệ thống kiểm soátchất lượng khi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Các chính sách và thủ tục này nênđược thiết lập để quyết định việc có hay không chấp nhận hoặc tiếp tục quan hệ với kháchhàng Các chính sách đó cần phải bảo đảm việc chấp nhận khách hàng có ban quản lý thiếuliêm chính là nhỏ nhất

Bước hai, KTV sẽ đánh giá tính liêm chính của ban giám đốc Công ty khách hàng.

Đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của bất kỳ DN nào, tính liêm chính của Ban giám đốcluôn là một bộ phận then chốt đóng vai trò quan trọng của môi trường kiểm soát Thêm vào

đó, theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 về gian lận và sai sót, nhấn mạnh tầm quantrọng về đặc thù của ban giám đốc và ảnh hưởng của nó tới môi trường kiểm soát là nhân tốban đầu về việc báo cáo gian lận các thông tin tài chính Do đó, những nghi ngại của KTV

về tính liêm chính của ban giám đốc có thể nghiêm trọng đến nỗi KTV kết luận rằng cuộckiểm toán không thể thực hiện được

Bước ba, KTV có thể liên hệ với KTV tiền nhiệm nếu khách hàng này trước đây đã

Trang 12

nhận khách hàng này Hiện nay, các Công ty kiểm toán lớn đang có xu hướng giảm dần cáckhách hàng có độ rủi ro cao để giảm thiểu rủi ro kiện tụng cho các cuộc kiểm toán có sai sótnhư các Công ty chứng khoán giao động bất thường, lý lịch không rõ ràng Vì những rủi ro

về kiện tụng thường làm tốn kém chi phí cho Công ty kiểm toán và làm giảm uy tín củaCông ty kiểm toán trên thị trường

Bước bốn, nhận diện các lý do kiểm toán của khách hàng Thực chất của việc nhận

diện này việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ Để biếtđược điều đó, KTV có thể phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc của Công ty khách hàng( đốivới khách hàng mới) hoặc dựa vào kinh nghiệm trong các cuộc kiểm toán đã thực hiện trước

đó nếu là khách hàng cũ Việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng có ảnhhưởng tới số lượng bằng chứng phải thu thập và mức độ chính xác của các ý kiến mà KTVđưa ra trong báo cáo kiểm toán Nếu BCTC được sử dụng rộng rãi thì số lượng bằng chứngcần thu thập càng nhiều Điều này đòi hỏi phải có một số lượng và cơ cấu KTV thích hợp đểthực hiện cuộc kiểm toán này

Bước năm, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán Việc lựa chọn đội ngũ nhân viên

thích hợp sẽ đem lại hiệu quả cho cuộc kiểm toán và tuân thủ các chuẩn mực kiểm toánchung được thừa nhận Thông thường, tại Công ty kiểm toán AVA, việc lựa chọn đội ngũnhân viên tham gia kiểm toán thường do trưởng phòng kiểm toán quyết định Tuy nhiên vẫnphải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Thứ nhất, nhóm kiểm toán phải có những người có khả năng giám sát các

nhân viên chưa có kinh nghiệm Do các trợ lý kiểm toán mới vào nghề thường chưa có kinhnghiệm nên không tự tin khi thực hiện các công tác kiểm toán hoặc không hiểu rõ các thủtục kiểm toán đang được áp dụng Do đó, thường có những sai sót đối với các trợ lý KTVnày

- Thứ hai, Công ty kiểm toán cần tránh thay đổi KTV giữa các năm cho một

khách hàng kiểm toán nhiều năm Việc tham gia kiểm toán nhiều năm của KTV giúp họ cóthêm những hiểu biết về khách hàng và có kinh nghiệm trong kiểm toán khách hàng đó.Điều này góp phần làm giảm thời gian tìm hiểu cho KTV, nâng cao chất lượng và rút ngắnthời gian kiểm toán nếu có thể

- Thứ ba, khi phân công nhân viên kiểm toán, cần lựa chọn những người có

kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng

Khi có những thông tin về khả năng chấp nhận khách hàng, Công ty kiểm toán sẽ quyếtđịnh việc chấp nhận kiểm toán khách hàng đó không? Nếu có thì Công ty kiểm toán sẽ phảithực hiện bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán là đạt được một hợp đồngkiểm toán

Giai đoạn hai, KTV tiến hành thu thập thông tin cơ sở.

Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán, KTV bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.Trong giai đoạn này, KTV sẽ thu thập thông tin về ngành nghề, công việc kinh doanh và tìmhiểu hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán để đánh giá rủi ro bà lên kếhoạch kiểm toán Trong giai đoạn này, KTV phải đánh giá khả năng có những sai sót trọng

Trang 13

yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xácđịnh thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán bổsung Những thông tin về hàng tồn kho cần đạt được bao gồm:

- Thứ nhất, KTV tìm hiểu thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng

(được thực hiện ở chương trình kiểm toán chung) thông qua các phương tiện thông tintruyền thông hoặc phỏng vấn ban giám đốc và nhân viên Công ty Ngoài ra, KTV cũng cóthể xem xét các thông tin chung về ngành nghề kinh doanh qua hồ sơ kiểm toán các nămtrước

- Thứ hai, KTV xem xét lại kết quả kiểm toán phần hành HTK của lần kiểm

toán trước (nếu có) Điều này giúp KTV hình dung được và định hình những sai phạmthường gặp đối với khoản mục HTK tại Công ty khách hàng đó

- Thứ ba, KTV nên tham quan nhà xưởng, kho bãi bảo quản HTK để nhận xét

khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với khoản mục HTK Từ đó sẽnhận diện được rủi ro kiểm soát với khoản mục này

- Thứ tư, KTV phải thu thập thông tin về chính sách kế toán HTK của khách

hàng; trong trường hợp phải đánh giá lại giá trị của HTK thì KTV phải dự kiến nhu cầu sửdụng chuyên gia nếu thấy HTK của DN có những chủng loại đặc biệt cần có ý kiến củachuyên gia

Đây chỉ là những thông tin cơ sở và KTV không bắt buộc phải hiểu sâu sắc về nónhư những người quản lý DN, tuy nhiên những thông tin này ảnh hưởng đến việc đánh giátổng quát BCTC nói chung và chương trình kiểm toán HTK nói riêng cũng như việc đưa ramức ước lượng về tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán, do đó KTV phải có được những hiểubiết nhất định về các hoạt động của đơn vị

Giai đoạn ba, thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Nếu các thông tin cơ sở thu thập được giúp ích cho KTV hiểu được các mặt hoạtđộng kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý củakhách thể giúp KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý ảnh hưởng đến các mặthoạt động kinh doanh của khách hàng Cách thức thu thập chủ yếu là thông qua phỏng vấnđối với ban giám đốc Công ty khách hàng Các thông tin cần thu thập bao gồm:

- Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty

- Các BCTC, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra kiểm tra của năm hiện hànhhoặc một vài năm trước

- Biên bản của các cuộc họp cổ đông, họp hội đồng quản trị và ban giám đốccủa Công ty khách hàng Những biên bản này thường chứa đựng những thông tin quan trọng

có liên quan tới cổ tức, tới hợp nhất, giải thể, chuyển nhượng mua bán… Những thông tinnày có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và trình bày trung thực những thông tintrên BCTC

Trang 14

- Các hợp đồng và các cam kết quan trọng giúp cho KTV xác định được những

dữ kiện có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành những thông tin tài chính, giúp KTVtiếp cận với những hoạt động tài chính của khách hàng, những khía cạnh pháp lý có ảnhhưởng đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của khách hàng

Giai đoạn bốn, thực hiện các thủ tục phân tích

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán HTK, việc thực hiện các thủ tục phân tích làcần thiết do HTK thường rất đa dạng và phong phú về chủng loại, các nghiệp vụ nhập, xuất,sản xuất, tiêu thụ xuất hiện với số lượng lớn và thường xuyên, các nghiệp vụ càng đa dạng

và với số lượng lớn thì khả năng xảy ra sai sót và gian lận càng lớn Các thủ tục phân tích ởđây chủ yếu được thực hiện bằng các số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quảkinh doanh Cụ thể:

- Một là, KTV so sánh số liệu về mức biến động số dư HTK cuối niên độ này so

với HTK cuối niên độ trước tính theo số tuyệt đối hoặc số tương đối để tìm ra những biếnđộng mang tính chất bất thường và tìm nguyên nhân của những biến động đó

- Hai là, KTV thực hiện so sánh giá bán bình quân sản phẩm của Công ty với giá

bán bình quân ngành, so sánh dự trữ HTK bình quân của các Công ty cùng ngành có cùngđiều kiện kinh doanh cũng như quy mô hay công nghệ sản xuất để xem xét về mức độ chênhlệch trong giá bán của đơn vị và toàn ngành nhằm phát hiện sai sót trong việc tính giá xuấtkho của nguyên vật liệu và tính giá thành sản phẩm của đơn vị…

- Ba là, KTV so sánh số liệu thực tế của khách hàng và số liệu kế hoạch đặt ra như:

mức tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ với chi phí kế hoạch, với định mức chi phínguyên vật liệu của một đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch để thấy được mức tiếtkiệm nguyên vật liệu cho sản xuất Ngoài ra KTV còn nhận thấy được khả năng kiểm soátnội bộ đối với HTK của đơn vị thực hiện có tốt hay không?

Việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán sẽ giúpKTV có thể xác định được nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán giúp KTV khoanh vùngtrọng yếu, đánh giá mức trọng yếu, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm toán HTK cũng như tổngthể BCTC được kiểm toán

Giai đoạn năm, đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Ở các bước trên, KTV mới chỉ thu thập các thông tin mang tính khách quan về kháchhàng, đến bước này KTV phải căn cứ vào các thông tin đã thu thập được để đánh giá, nhậnxét nhằm đưa ra một kế hoạch phù hợp

Theo chuẩn mực kiểm toán số 320, tính trọng yếu cần được xem xét qua các bước:

- Bước 1: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu đối với toàn bộ BCTC Bước này

giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp Cụ thể, nếu KTV ướclượng mức trọng yếu càng thấp tức là độ chính xác của thông tin trên BCTC là cao thi sốlượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều và ngược lại

- Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho từng chu trình Đó

chính là sai số có thể chấp nhận được cho từng khoản mục

Trang 15

- Bước 3: Ước tính sai số và so sánh với quy mô về tính trọng yếu đã được phân bổ

cho từng chu trình

- Bước 4: Khi tổng hợp các bằng chứng kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán tiến hành

so sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Tại Công ty kiểm toán AVA, việc đánh giá tính trọng yếu được thực hiện như sau:

- Đối với Công ty cổ phần tham gia vào thị trường chứng khoán, KTV lấy thu nhậpsau thuế làm chỉ tiêu xác định mức trọng yếu KTV ước tính thu nhập sau thuế vào ngày kýBCTC Mức trọng yếu được tính bằng 5% đến 10% thu nhập sau thuế

- Đối với Công ty không tham gia vào thị trường chứng khoán, mức trọng yếu bằng2% tổng tài sản lưu động hoặc vốn chủ sở hữu; 10% thu nhập sau thuế hoặc bằng 0,5% đến3% độ lớn của doanh thu theo bảng tỷ lệ quy định

Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từngkhoản mục, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm toán đối với từng khoản mục kiểm toán Đối vớikiểm toán khoản mục HTK, KTV sẽ ước tính mức trọng yếu cần phân bổ cho HTK căn cứvào tỷ trọng HTK trong BCTC và mức rủi ro khoản mục HTK theo đánh giá sơ bộ củaKTV, kinh nghiệm kiểm toán của KTV và chi phí kiểm toán Rủi ro kiểm toán thường đượcxác định phụ thuộc vào hai yếu tố: mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài tin tưởngvào BCTC; khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi Báo cáo kiểm toánđược công bố Mô hình phân tích rủi ro kiểm toán:

AR = IR x CR x DRTrong đó:

AR _ rủi ro kiểm toán

IR _ rủi ro tiềm tàng: Rủi ro tiềm tàng đối với HTK xuất phát từ đặc điểm của HTKnhư: đa dạng, bảo quản ở nhiều nơi, sự khó khăn trong xác định giá trị, chất lượng HTK…Ước tính rủi ro tiềm tàng đối với HTK dựa trên các yếu tố chủ yếu sau: bản chất kinh doanhcủa khách hàng, tính trung thực của Ban giám đốc, kết quả kiểm toán các lần trước, các ướctính kế toán và quy mô của số dư tài khoản HTK

CR _ rủi ro kiểm soát

DR _ rủi ro phát hiện

Trong bước đánh giá mức độ rủi ro này, KTV chủ yếu xác định mức rủi ro tiềm tàng

và khi lập kế hoạch kiểm toán cho khoản mục HTK, KTV cần phải chú ý rằng rủi ro tiềmtàng thường xảy ra nhiều đối với cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu hoặc phát sinh và cơ sở dẫnliệu tính giá và đo lường HTK Khi hạch toán đối với khoản mục HTK, DN thường có xuhướng trình bày giá trị HTK cao hơn so với thực tế bằng cách ghi tăng số lượng hoặc ghităng đơn giá

Việc tìm hiểu nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát làmột phần công việc có ý nghĩa quan trọng trong một cuộc kiểm toán, đặc biệt là trong kiểmtoán BCTC KTV phải có một sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kếhoạch kiểm toán và để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộc khảo sát phảithực hiện Khi tìm hiểu cơ cấu kiểm toán nội bộ của khách hàng về HTK, KTV cần tìm hiểu

về các vấn đề: môi trường kiểm soát HTK, hệ thống kế toán HTK, các thủ tục kiểm soátHTK, kiểm toán nội bộ đối với khoản mục HTK như đã nêu ở mục 1.1.4

Trang 16

Về môi trường kiểm soát HTK, KTV quan tâm đến toàn bộ nhân tố bên trong và bênngoài DN, tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soátnội bộ KTV cần tìm hiểu các thông tin:

- Một là, xem xét quan điểm của Ban giám đốc về việc quản lý HTK tránh mất

mát, hư hỏng, lãng phí

- Hai là, xem xét về cơ cấu nhân sự có phù hợp với yêu cầu thực tế quản lý HTK

hay không, việc tổ chức các bộ phận chức năng, các cá nhân trong bộ phận đó có đáp ứngđược yêu cầu quản lý HTK không?

- Ba là, xem xét đến tính trung thực, trình độ của đội ngũ bảo vệ, ghi chép, kiểm

tra kiểm soát HTK để cân nhắc việc có nên tin tưởng vào thông tin về HTK do kế toán cungcấp không và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục HTK

- Bốn là, xem xét Công ty khách hàng có chịu sự phụ thuộc các đơn vị khác về

cung cấp vật tư, hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá

Về hệ thống kế toán, KTV chú ý tới hệ thống chứng từ gốc sử dụng trong công tácquản lý HTK có được lưu trữ và bảo quản một cách hợp lý không; Công việc ghi chépnghiệp vụ nhập, xuất kho vật tư, thành phẩm, hàng hoá như thế nào, được phân công cho ai,người đó có đảm nhiệm các công việc khác, có liên quan đến kế toán thanh toán…và sựkhác biệt giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu trên sổ sách kế toán khi bị phát hiện cóđược giải quyết kịp thời không

Đối với các thủ tục kiểm soát chủ yếu đối với HTK, KTV phải kiểm tra việc phânchia trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng của chu trình; Có tồn tại một phòng thumua hàng độc lập chuyên thực hiện trách nhiêm mua các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,hàng hoá không; và vật tư hàng hoá có được kiểm soát, cất trữ bởi bộ phận kho độc lậpkhông, có đảm bảo đầy đủ sự phê chuẩn trong tất cả các nghiệp vụ mua vào và xuất kho vật

tư hàng hoá không

Về kiểm toán nội bộ của khách hàng, KTV tiến hành xem xét đơn vị khách hàng có

tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ không, bộ phận này có nhiệm vụ như thế nào về việc kiểmsoát HTK và việc kiểm tra kiểm soát có được thực hiện theo đúng quy trình không Để thuthập các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV thực hiện các thủ tục như: quan sátkho bãi; phỏng vấn nhân viên, Ban giám đốc; quan sát các thủ tục nhập, xuất hàng; xem xét

hệ thống sổ sách kế toán HTK, phương pháp hạch toán HTK, phương pháp đánh giá, thủ tụckiểm kê HTK

Từ các thông tin thu thập được về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK, KTV tiếnhành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Mức rủi ro kiểm soát với hệ thống kiểm soát nội bộcủa chu trình HTK được đưa ra trên cơ sở liên hệ với tổng thể các chu trình trên BCTC KhiKTV đưa ra mức rủi ro kiểm soát thấp tức là các thủ tục kiểm soát đối với HTK là hữu hiệu

do đó khi kiểm toán có thể giảm được các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư đối với chu trìnhHTK và ngược lại

Giai đoạn sáu, thiết kế chương trình kiểm toán

Trang 17

Chương trình kiểm toán HTK được thiết kế gồm:

- Thiết kế các trắc nghiệm công việc

- Thiết kế các thử nghiệm phân tích

- Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư

1.2.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểmtoán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán Các thủtục kiểm toán thường được áp dụng trong kiểm toán khoản mục HTK bao gồm: các thửnghiệm kiểm soát đối với khoản mục HTK, thủ tục phân tích và các thủ tục kiểm tra chi tiếtHTK

Các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục HTK

Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết

kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Cácthủ tục kiểm toán cụ thể được thực hiện trong việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ đốivới khoản mục HTK bao gồm:

Đối với nghiệp vụ xuất vật tư, hàng hóa: khi kiểm toán nghiệp vụ này, KTV cần

chú ý kiểm tra tính có thật của các yêu cầu sử dụng vật tư bằng việc kiểm tra lại các phiếuyêu cầu và sự phê duyệt đối với các yêu cầu đó Đồng thời, KTV phải kiểm tra chứng từ sổsách có liên quan tới việc hạch toán nghiệp vụ xuất vật tư, hàng hóa như lệnh sản xuất, đơnđặt hàng, phiếu xuất kho và các sổ chi tiết, sổ phụ để khẳng định độ tin cậy đối với thông tin

về nghiệp vụ xuất kho KTV có thể kiểm tra chữ kí trên phiếu xuất kho vật tư hoặc kiểm tradấu vết của việc đối chiếu sổ sách kế toán của đơn vị

Đối với quá trình sản xuất, KTV có thể thực hiện một số thử nghiệm kiểm soát

khác nhau Các hoạt động kiểm soát chủ yếu đối với nghiệp vụ sản xuất sẽ được khái quáttrong bảng dưới đây

Trang 18

Bảng 1.2: Các thử nghiệm kiểm soát chủ yếu đối với quá trình sản xuất

Nguồn: Hồ sơ kiểm toán mẫu

Cơ sở dẫn

Sự hiện

hữu - Sử dụng các phiếu xin lĩnh vật tư, đơnđặt hàng có đánh số thứ tự trước

- Độc lập so sánh các báo cáo kiểm địnhchất lượng sản phẩm, báo cáo sản xuất,bảng tổng hợp chi phí với các đơn đặthàng, phiếu xin lĩnh vật tư

-Đánh số thứ tự trước các chứng từ xuấtkho, đơn đặt hàng sản xuất

- Điều tra và quan sát việc sử dụng cáctài liệu có đánh số thứ tự trước này vàkiểm tra tính liên tục của chúng cũngnhư kiểm tra các chữ kí phê duyệt liênquan

- Kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm soátnội bộ

-Kiểm tra việc đánh số thứ tự trước cácchứng từ

Tính trọn

vẹn -Cách ly trách nhiệm và đối chiếuthường xuyên giữa kế toán HTK và thủ

kho-So sánh, đối chiếu sản phẩm dở dang,sản phẩm hoàn thành trong sản xuất vàsản phẩm hoàn thành nhập kho

-Phỏng vấn và điều tra về việc cách lytrách nhiệm và đối chiếu thường xuyêngiữa kế toán HTK và thủ kho

-Phỏng vấn công tác đối chiếu và kiểmtra đối chiếu lại

Tính giá và

đo lường -Đối chiếu số lượng và giá cả trên phiếuyêu cầu, đơn đặt hàng sản xuất và hợp

đồng kinh tế với nhau-Đối chiếu sổ sách kế toán theo dõi sảnxuất

-Độc lập rà soát lại tỷ lệ phân bổ chi phíchung cho các đơn đặt hàng, tính toánlại chi phí đã phân bổ khấu hao

-Kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm soátnội bộ

-Kiểm tra việc tính toán lại và dấu vếtcủa quá trình kiểm soát nội bộ

- Kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm soátnội bộ

Trình bày

và khai báo

-Xây dựng và vận hành hệ thống tàikhoản đối với khoản mục HTK

-Kiểm soát nội bộ quá trình ghi sổ

-Kiểm tra việc xây dựng và vận dụng hệthống tài khoản kế toán

-Xem xét dấu hiệu của quá trình kiểmsoát nội bộ của khách hàng

Đối với quá trình nhập xuất kho hàng hóa, nguyên vật liệu: thông thường KTV

quan sát các thủ tục về nghiệp vụ nhập, xuất kho được tiến hành đúng theo nguyên tắc vàquy định về việc cách ly trách nhiệm giữa các bộ phận không? Hoặc KTV kiểm tra, phỏngvấn nhân viên bộ phận kho và các bộ phận khác có liên quan để xem việc tổ chức nhận hàngnhập kho và quá trình làm việc của ban kiểm nhận hàng nhập kho có đúng trình tự không?

Ngoài ra, KTV kiểm tra quá trình hoàn thành các thủ tục xuất kho hàng, từ việc lậpcác phiếu yêu cầu vật tư của bộ phận sản xuất, tiếp nhận các đơn đặt hàng của khách hàng,việc phê chuẩn hoặc ký lệnh xuất kho và lập phiếu xuất kho đến thực hiện nghiệp vụ xuấtkho của thủ kho Công việc này nhằm xem xét mức độ tuân thủ các thủ tục kiểm soát HTKtrong việc luân chuyển chứng từ đầy đủ hay không, có tuân thủ các quy định về chứng từkhông?

Phỏng vấn nhân viên trong Công ty về việc tôn trọng nguyên tắc kiểm tra chất lượnghàng nhập, xuất kho, quy trình làm việc và xác nhận chất lượng hàng nhập kho của bộ phậnkiểm soát chất lượng sản phẩm Và xem xét tính độc lập của thủ kho với người giao hàng

Trang 19

nhận hàng và các kế toán viên phần hành HTK đảm bảo không có sự thông đồng giữa các

bộ phận để tránh gian lận

Quá trình kiểm tra kiểm soát của KTV thực hiện thông qua việc quan sát và tiếp cậnvới nhân viên trực tiếp giám sát một số lần nhập xuất kho hàng để có thêm những bằngchứng cho đánh giá cơ cấu kiểm soát nghiệp vụ nhập, xuất kho

Thực hiện thủ tục phân tích: KTV sẽ thự hiện các thủ tục phân tích bao gồm

phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất đối với HTK để phát hiện những sai phạm đối vớikhoản mục này

Trong khi kiểm toán chu trình HTK, KTV áp dụng rất nhiều thủ tục rất nhiều thủ tụcphân tích Các sai phạm trọng yếu về HTK có thể phát hiện một cách dễ dàng thông quaviệc thiết kế các thủ tục phân tích để kiểm tra tính hợp lý chung của con số Trước khi thựchiện các thủ tục phân tích, KTV nên rà soát một cách sở lược về ngành nghề kinh doanh củakhách hàng để biết tình hình thực tế và xu hướng ngành để tạo điều kiện để phân tích

Việc rà soát mối quan hệ giữa số dư HTK với số HTK đã mua trong kì, với lượng sảnxuất ra và số hàng tiêu thụ trong kỳ cũng giúp cho KTV đánh giá chính xác hơn về sự thayđổi đáng kể đối với HTK Ví dụ, sự thay đổi đáng kể về lượng đối với thành phẩm HTKgiữa năm nay so với năm trước xảy ra trong khi đó số lượng nghiệp vụ mua, tiêu thụ trong

kỳ giữ ổn định Điều đó có thể ám chỉ việc tồn tại sai phạm có liên quan tới cơ sở dẫn liệu

về sự hiện hữu hoặc đánh giá và đo lường đối với thành phẩm và KTV cần điều tra về điềunày

Việc so sánh số dư HTK với kỳ trước: Mục đích của việc so sánh này để phát hiệnsai số về HTK (thừa hoặc thiếu) KTV tiến hành bằng cách tính tổng số dư trên các khoảnmục HTK kỳ này so với số dư kỳ trước, để tìm hiểu những biến động bất thường và tìm rasai phạm trong tài khoản đó Tuy nhiên khi so sánh số dư HTK giữa các kỳ cần phải loại trừ

sự ảnh hưởng của các nhân tố đương nhiên như: giá cả, sản lượng Nếu sau khi đã loại trừcác sự ảnh hưởng này mà số dư HTK kỳ này vẫn thay đổi bất thường so với kỳ trước thìphải xem xét lại nguyên nhân cụ thể

Trong kiểm toán HTK, KTV có thể thực hiện một số thủ tục phân tích tỷ suất quantrọng để kiểm toán khoản mục này như sau:

KTV có thể so sánh tỷ trọng của HTK trên tổng tài sản lưu động giữa kỳ này và các

kỳ trước để xem có sự biến động lớn nào không

tài sản lưu động Tổng tài sản lưu động

So sánh hệ số quay vòng HTK với các kỳ trước nhằm mục đích phát hiện nhữngHTK cũ kỹ và lạc hậu hoặc phát hiện những bất thường trong kinh doanh liên quan đến

Trang 20

Bên cạnh thủ tục phân tích tỷ suất, KTV cần sử dụng thêm thủ tục phân tích xu hướngtrong kiểm toán khoản mục HTK KTV so sánh giá vốn hàng bán giữa các kỳ, các tháng vớinhau nhằm phát hiện ra sự chênh lệch hay thay đổi đột biến của một kỳ nào đó

KTV cũng có thể phân tích theo các khoản mục tạo nên giá thành sản phẩm trong DNsản xuất như khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, và chi phí sảnxuất chung Qua đó, cho phép KTV phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của mỗi yếu tốtrong mối quan hệ chung

Thông thường, trong một DN, HTK có thể lưu ở nhiều địa điểm khác nhau Do đó,KTV có thể so sánh lượng hàng tồn kho giữa các kho hàng với diện tích các kho hàng đó

Số liệu HTK về mặt giá trị có thể đem so sánh với số liệu HTK chung của ngành

Thủ tục kiểm toán chi tiết khoản mục HTK

Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng sản phẩm, vật tư, hàng hóa

Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng HTK theo các mục tiêu kiểm toán cụ thể cóthể được thực hiện theo các thủ tục sau:

Trang 21

Bảng1.3 : Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng sản phẩm, vật tư, hàng hóa

Nguồn: Hồ sơ kiểm toán mẫu

Mục tiêu

kiểm toán Các khảo sát nghiệp vụ thông thường Những vấn đề cần lưu ý

Tính hiện hữu - Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ liên

quan đến nghiệp vụ tăng HTK do mua ngoài (Hóa đơn mua, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nhận, chứng từ vận chuyển, thanh toán );

- Kiểm tra đối chiếu các chứng từ nhập kho sản phẩm tự sản xuất với các ghi chép của bộ phận sản xuất, số liệu của bộ phận bán hàng, kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất trong kỳ…

- Xem xét tính cân đối của vật liệu xuất dùng cho sản xuất trong kỳ với số lượng sản phẩm nhập kho và số lượng sản phẩm dở cuối kỳ…

Các thử nghiệm cho nghiệp vụ tăng vật tư hàng hóa do mua vào trong kỳ đó được thực hiện trong chu kỳ mua vào và thanh toán nên ở chu kỳ này KTV có thể chỉ xem xét, đối chiếu với kết quả kiểm toán của chu

kỳ mua vào và thanh toán

- Chọn mẫu một số nghiệp vụ để tính toán lại trên cơ sở các chứng

từ đó kiểm tra…

- Đối với việc đánh giá các nghiệp vụ tăng HTK do đơn vị sản xuất trong kỳ việc xem xét phải căn cứ vào kết quả tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ của đơn vị.

- Phải nắm vững các nguyên tắc, quy định về đánh giá HTK, chi phí và giá thành;

- Mức độ khảo sát phụ thuộc vào việc đánh giá

hệ thống KSNB.

Phân loại và

trình bày - Kiểm tra chính sách phân loại và sơ đồ hạch toán tăng HTK củađơn vị, đảm bảo sự hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành;

- Chọn mẫu các nghiệp vụ tăng HTK để kiểm tra việc phân loại, xem xét bút toán ghi sổ và các sổ kế toán.

- Mục tiêu này thường được kết hợp khi kiểm toán tính đầy đủ và việc tính toán, đánh giá HTK Tính đúng kì - Đối chiếu các chứng từ tăng HTK (hóa đơn, biên bản giao nhận,

…) với các sổ kế toán chi tiết HTK nhằm đảm bảo việc hạch toán không bị bỏ sót;

- Kiểm tra các khoản chi phí và giá vốn hàng bán trong kỳ để phát hiện các trường hợp ghi nhận HTK trực tiếp vào các tài khoản này

mà lẽ ra phải hạch toán vào HTK.

- Kiểm tra đối chiếu ngày, tháng các chứng từ tăng HTK với ngày tháng ghi sổ các nghiệp vụ này (đặc biệt đối với các nghiệp vụ phát sinh cuối các niên độ kế toán và đầu niên độ sau).

- Kiểm tra và soát xét lại các nghiệp vụ hàng mua đi đường cuối kỳ

để đảm bảo chắc chắn rằng lượng hàng đó thuộc sở hữu của đơn vị

và chưa về nhập kho.

- Mục tiêu kiểm toán này thường được thực hiện trong chu kỳ mua vào và thanh toán, do vậy với chu kỳ này KTV thường xem xét và đối chiếu với kết quả kiểm toán chu kỳ mua vào và thanh toán.

Tính chính

xác số học - Cộng tổng các Sổ chi tiết HTK trong kỳ;- Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, các bảng kê

với nhau và với sổ Cái tổng hợp.

- Đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán HTK với kết quả kiểm kê thực tế.

Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm sản phẩm, vật tư, hàng hóa

Các nghiệp vụ giảm sản phẩm, vật tư, hàng hóa để tiêu thụ trong kỳ của đơn vị baogồm 2 nghiệp vụ: giảm sản phẩm, vật tư, hàng hóa do xuất kho để bán và xuất kho vật tư để

sử dụng cho sản xuất kinh doanh

Trang 22

Các nghiệp vụ xuất kho sản phẩm, vật tư, hàng hóa để tiêu thụ trong kỳ về cơ bảncũng được thực hiện kiểm toán trong chu kỳ bán hàng và thu tiền Do vậy ở đây KTV chỉcần kiểm toán để khẳng định kế toán của đơn vị đó phản ánh giá vốn hàng bán phự hợp vớidoanh thu ghi nhận trong kỳ; đồng thời kiểm tra việc xác định giá vốn hàng bán của đơn vịtrong kỳ là phù hợp và đúng đắn Để thực hiện các mục tiêu kiểm toán này KTV có thể thựchiện các thủ tục sau:

Một là, thu thập số liệu về số lượng HTK được tiêu thụ trong kỳ từ kết quả kiểm toán

chu kỳ Bán hàng và thu tiền; tiến hành xác định số ước tính về giá vốn hàng bán và so sánhvới tổng giá vốn hàng bán đó xác định của đơn vị;

Hai là, KTV tiến hành kiểm tra phương pháp mà đơn vị đó áp dụng để xác định giá

trị uất kho của sản phẩm, vật tư, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp của các chính sách này vớiquy định hiện hành và điều kiện thực tế của đơn vị; đánh giá tính nhất quán của các phươngpháp mà đơn vị áp dụng với các kỳ trước Trong trường hợp có sự thay đổi về phương phápxác định so với các kỳ trước, KTV sẽ phải tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tính hợp lý củacác giải trình mà đơn vị đó đưa ra cho sự thay đổi phương pháp tính Đồng thời KTV phảixem xét sự điểu chỉnh hoặc sự trình bày các thông tin về sự thay đổi phương pháp tính củađơn vị trên BCTC

Ba là, đối chiếu số liệu để đảm bảo sự phù hợp về số lượng HTK đó xuất bán trong

kỳ trên các Sổ chi tiết HTK với số liệu của bộ phận kế toán bán hàng cũng như số liệu của

bộ phận bán hàng trong kỳ

Bốn là, có thể chọn mẫu một số mặt hàng, hoặc một số nghiệp vụ để kiểm tra lại kết

quả tính toán Kiểm tra lại các nghiệp vụ xuất kho tiêu thụ phát sinh vào các thời điểm cuốiniên độ kế toán và đầu niên độ kế toán sau để đảm bảo các nghiệp vụ này được ghi nhậnđúng kỳ và phù hợp với việc ghi nhận doanh thu của đơn vị hay không?

Năm là, kiểm tra các nghiệp vụ hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ, hàng gửi đại lý,

ký gửi… để đảm bảo rằng giá vốn của những lô hàng này chưa được phản ánh vào giá vốnhàng bán trong kỳ mà phải được báo cáo trong giá trị HTK cuối kỳ…

Sáu là, đối với việc xác định giá trị thực tế vật tư xuất kho được tiến hành tương tự

như trên (tức là áp dụng các thủ tục kiểm toán tương tự đối với sản phẩm, vật tư hàng hóaxuất tiêu thụ trong kỳ); Đối chiếu số liệu trên các Bảng kê xuất vật tư với số liệu trên cácBảng vật tư và số liệu trên các Sổ chi tiết chi phí để đảm bảo các nghiệp vụ xuất vật tư choquá trình sản xuất, kinh doanh đều được phản ánh đầy đủ vào các Sổ kế toán chi phí

Cuối cùng, KTV cần phải đối chiếu mục đích xuất dùng vật tư trên các phiếu xuất

kho, với các yêu cầu lĩnh vật tư đó được phê duyệt và Sổ chi tiết chi phí cũng như Bảngphân bổ vật tư để đảm bảo giá trị các khoản vật tư xuất dùng được phản ánh đúng vào cáckhoản chi phí có liên quan

Thủ tục kiểm toán số dư HTK

Trang 23

Để kiểm toán số dư hàn tồn kho, KTV sẽ tham gia kiểm kê HTK Trong quá trìnhtham gia kiểm kê, trách nhiệm của KTV là kiểm tra và quan sát quá trình thực hiện kiểm kêcủa đơn vị, trong trường hợp cần thiết KTV có thể tham gia trực tiếp kiểm kê chọn mẫuHTK để thu thập bằng chứng về sự tuân thủ các thủ tục kiểm kê và kiểm tra độ tin cậy củacác thủ tục này Trong khi thực hiện thủ tục kiểm toán nay, KT phải thu thập các thông tin

để đánh giá độ tin cậy của các thủ tục kiểm kê hàng tồn kho mà ban quản lý áp dụng Cónhư vậy thì KTV mới có thể tin cậy vào kết quả mà ban quản lý cung cấp cho Trong một sốtrường hợp đặc biệt, khách hàng cho một số chuyên gia kiểm kê HTK bên ngoài đến đểkiểm kê các mặt HTK đặc biệt giúp cho đơn vị thì KTV phải dựa vào kết quả của chuyêngia

Đối với HTK thuộc sở hữu của đơn vị nhưng không nằm trong kho cuối kỳ, KTV sẽkiểm tra các hợp đồng gửi bán, gia công chế biến, khế ước tín dụng vay nợ, xem xét các báocáo của bên thứ ba và gửi thư yêu cầu xác nhận HTK được nắm giữ bởi bên thứ ba Đối vớihàng mua đi đường và hàng gửi bán, KTV sẽ kiểm tra toàn bộ các hợp đồng mua bán phátsinh cuối niên độ, kiểm tra việc xác định thời điểm ghi sổ Nhằm đảm bảo tính chính xác đốivới các mặt hàng gửi bán này, KTV có thể sử dụng phương pháp gửi thư xác nhận tới bênthứ ba lưu trữ HTK của đơn vị Thủ tục này cho phép KTV xác minh về cơ sở dẫn liệuquyền và nghĩa vụ đối với HTK Hơn nữa, thủ tục này còn có thể cung cấp thông tin cơ sởdẫn liệu về tính đầy đủ nếu như đơn vị thứ ba xác nhận số HTK thực tế nhiều hơn so với sốđơn vị trình bày trên thư xác nhận Xác nhận HTK không cung cấp bằng chứng về việc tínhgiá và đo lường vì bên thứ ba không có trách nhiệm phải bảo vệ tình trạng của HTK trongkho

Kiểm tra việc xác định và lập dự phòng giảm giá HTK

Do HTK rất dễ bị lỗi thời, đặc biệt là đối với DN sản xuất mang tính chất thời vụ.Nên việc trích lập dự phòng giảm giá HTK là vô cùng quan trọng trong mỗi DN Nhưngtrong công việc này thường có những sai sót do có nhiều loại nguyên vật liệu và việc xácđịnh giá trị thuần của HTK có thể gặp sai sót Do đó, kiểm toán viên nên thận trọng khikiểm toán vấn đề này Cụ thể, KTV sẽ thực hiện theo bước sau:

Bước một, kiểm tra lại các chính sách mà đơn vị áp dụng để xác định HTK bị giảm

giá Đánh giá tính hợp lý, nhất quán của các chính sách này

Bước hai, kiểm tra các hàng hóa chậm luân chuyển, mất phẩm chất hoặc lỗi thời đã

phát hiện trong kiểm kê có được đơn vị lập dự phòng thích hợp không

Bước ba, kiểm tra sổ kế toán theo dõi HTK để phát hiện các mặt hàng chậm luân

chuyển

Cuối cùng, KTV xem xét giá bán của sản phẩm, hàng hóa sau ngày khóa sổ và các

sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ để chứng minh cho sự giảm giá HTK

1.2.3.3 Kết thúc kiểm toán

Trang 24

Trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán, KTV phải ghi ghép các thông tin thunhập được cũng như các kết luận sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán trên giấy tờ làmviệc và lưu các tài liệu vào hồ sơ kiểm toán Khi các KTV hoàn tất các công việc, chủ nhiệmkiểm toán sẽ xem xét lại toàn bộ giấy tờ làm việc và các tài liệu được lưu trong hồ sơ kiểmtoán Các tài liệu phải đầy đủ cho KTV đưa ra ý kiến của mình về các khoản mục trênBCTC Nếu chưa đáp ứng điều đó, chủ nhiệm kiểm toán sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán bổsung Giấy tờ làm việc được lưu trên hồ sơ kiểm toán là căn cứ để lập báo cáo kiểm toánđồng thời các bút toán điều chỉnh phải được thương lượng với khách hàng trước khi pháthành báo cáo kiểm toán

Đối với kiểm toán khoản mục HTK, KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán ở các giaiđoạn trước, ở giai đoạn này KTV tổng hợp các bằng chứng thu được để điều chỉnh cácchênh lệch (nếu có) và đưa ra ý kiến của mình về các số dư của các tài khoản (4 loại ý kiến),

về hệ thống kiểm soát nội bộ thuộc khoản mục HTK

Trang 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC

HIỆN

2.1 Thực trạng kiểm toán khoản mục hàng tồn kho do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán

và Kiểm toán thực hiện

Khách hàng của AVA rất phong phú và đa dạng, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khácnhau của nền kinh tế Mặt khác, hàng năm AVA luôn có thêm những khách hàng mới Vìvậy, đối với mỗi cuộc kiểm toán, việc tìm hiểu thông tin về khách hàng là bước công việckhông thể thiếu KTV không những phải tìm hiểu đặc điểm kinh doanh chung của kháchhàng mà còn phải tìm hiểu cả những thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh củakhách hàng tại niên độ kế toán được kiểm toán so với các năm trước đó Để minh hoạ choquy trình kiểm toán khoản mục HTK tại AVA, dưới đây người tôi sử dụng số liệu cụ thể tạihai DN đã được AVA thực hiện kiểm toán tại niên độ kế toán 2010

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Trước khi Công ty AVA chấp nhận một khách hàng kiểm toán, thông thường, giámđốc Công ty kiểm toán AVA sẽ có một buổi gặp mặt khách hàng để tìm hiểu một số thôngtin cần thiết nhằm đánh giá mức độ rủi ro và khả năng chấp nhận kiểm toán Công ty AVAthực hiện đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng theo hướng dẫn của Bộ tài chính Đốivới khách hàng cũ, Công ty thực hiện đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng nhằm mụcđích đảm bảo các thông tin đầy đủ đã được thu thập để cho phép Công ty quyết định xem cónên tiếp tục hợp đồng kiểm toán không Các thông tin và các câu hỏi hàng năm dựa trên kếtluận của cuộc kiểm toán năm trước Với khách hàng mới, Công ty tiến hành đánh giá khảnăng chấp nhận khách hàng nhằm mục đích đảm bảo các thông tin đầy đủ đã được thu thập

để cho phép Công ty quyết định xem có chấp nhận đơn vị như là khách hàng của Công tykhông Các thông tin và các câu hỏi phải được hoàn tất tại giai đoạn chấp nhận khách hàng

và sau đó được cập nhật ít nhất 5 năm 1 lần

Đối với Công ty A( khách hàng lâu năm với AVA) thì quá trình đánh giá khả năngchấp nhận khách hàng được thực hiện theo nội dung sau:

Trang 26

Biểu 2.1: Giấy tờ làm việc A120- Chấp nhận khách hàng và duy trì khách hàng cũ

Nguồn: Hồ sơ kiểm toán chung

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

VIET NAM AUDITING AND ACCOUNTING CONSULTANCY COMPANY

I. THỦ TỤC KIỂM TOÁN

Có Không Không áp dụng Các sự kiện của năm hiện tại

Công ty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các

Đã có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan

Đã có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ trên

Đã có dấu hiệu nào về sự lặp lại về những giới hạn tương tự như vậy

BCKT năm trước có bị ngoại trừ.

Công ty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên môn

có tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến KH. 

Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và trưởng nhóm kiểm

toán có tham gia nhóm kiểm toán quá lâu (trên 3 năm liên tiếp) 

Mẫu thuẫn lợi ích

Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH hiện tại khác 

Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán

Công ty có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh hưởng đến tính

II ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG

Qua quá trình tìm hiểu khách hàng và dựa vào kinh nghiệm của các KTV năm trước, KTV nhận thấy: Trong năm nay, khách hàng A vẫn là một khách hàng tiềm năng của Công ty Mức độ rủi ro khi chấp nhận duy trì khách hàng A của Công ty ở mức độ thấp.

III KẾT LUẬN

Công ty AVA chấp nhận duy trì khách hàng A

Đối với Công ty B là khách hàng mới của Công ty nên quy trình đánh giá khả năngchấp nhận khách hàng của Công ty AVA được thực hiện khái quát như sau:

Trang 27

Biểu 2.2: Giấy tờ làm việc A110- Chấp nhận khách hàng mới

Nguồn: Hồ sơ kiểm toán chung

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

VIET NAM AUDITING AND ACCOUNTING CONSULTANCY COMPANY

I THỦ TỤC KIỂM TOÁN

Có Không Không áp dụng KTV tiền nhiệm

Đã gửi thư đến KTV tiền nhiệm để xem xét lý do không tiếp tục làm kiểm toán 

Đã nhận được thư trả lời cho vấn đề nêu trên?

Thư trả lời có chỉ ra những yếu tố cần phải tiếp xem xét hoặc theo dõi trước khi

chấp nhận?

 Nếu có vấn đề phát sinh, đã tiến hành các bước công việc cần thiết để đảm bảo

rằng việc bổ nhiệm là có thể chấp nhận được?

Nguồn lực

Công ty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các nguồn lực

Lợi ích tài chính

Có bất kỳ ai trong số những người dưới đây nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp cổ

phiếu hoặc các chứng khoán khác của KH:

- Công ty

- Thành viên BGĐ của Công ty

- Trưởng phòng tham gia cung cấp các dịch vụ ngoài kiểm toán

Công ty hoặc các thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ nắm giữ cổ

phiếu của KH.

Các khoản vay và đảm bảo

Liệu có khoản vay hoặc khoản đảm bảo, không có trong hoạt động kinh doanh

thông thường:

- Từ KH cho Công ty hoặc các thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán.

- Từ Công ty hoặc các thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán cho KH

Mức phí

Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của Công ty 

Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành viên BGĐ phụ trách hợp

đồng kiểm toán.

Tham gia trong Công ty

Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc Giám đốc của KH:

- Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ); Thành viên

BGĐ của Công ty

- Cựu thành viên BGĐ của Công ty; Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan

hệ gia đình với những người nêu trên.

Có thành viên dự kiến (bao gồm cả thành viên BGĐ) của nhóm kiểm toán đã từng

là nhân viên hoặc Giám đốc của KH.

Tự soát xét

Trang 28

Biện hộ

Công ty có đang tham gia phát hành chứng khoán cho B? 

Công ty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên môn, có

tham gia vào bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến KH.

Thân thuộc

Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ

gia đình với:BGĐ của KH; Nhân viên của khách hàng có thể ảnh hưởng đáng

kể đến các vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán.

Mâu thuẫn lợi ích

Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH hiện tại khác 

Các sự kiện của năm hiện tại

Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại của những vấn đề ngoại trừ tương tự như

vậy trong tương lai không.

 Liệu có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ trên BCKT

Lĩnh vực hoạt động của DN là không thuận lợi, hay gặp những tranh chấp bất

thường, hoặc chứa đựng nhiều rủi ro

DN có những giao dịch bất thường trong năm hoặc gần cuối năm 

DN có những vấn đề kế toán hoặc nghiệp vụ phức tạp gây khó khăn cho cuộc

kiểm toán

DN có hệ thống KSNB tổ chức hợp lý với quy mô hoạt động của DN 

II ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG

Qua quá trình tìm hiểu khách hàng và dựa vào liên lạc với KTV tiền nhiệm đã kiểm toán Công ty B năm trước, KTV nhận thấy lý do thay đổi khách hàng của Công ty B là do Công ty kiểm toán trước không đủ điều kiện kiểm toán Công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nên AVA đã được khách hàng B lựa chọn để kiểm toán BCTC năm nay Về tổng quát, tình hình tài chính và các yếu tố khác của Công ty B có mức độ rủi ro trung bình Nên việc chấp nhận kiểm toán Công ty B đảm bảo không

có những xung đột về mặt pháp lý và chi phí kiểm toán ở mức hợp lý Điều này rất cần thiết để duy trì mối quan hệ với khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh của AVA trên thị trường.

III KẾT LUẬN

Công ty AVA chấp nhận kiểm toán khách hàng B

Như vậy, đối với mọi khách hàng, Công ty kiểm toán AVA luôn thực hiện nghiêmtúc hướng dẫn về việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Công ty khách hàng Chínhđiều đó đã làm nên uy tín của AVA, và sự tin tưởng của khách hàng

2.2.1.2 Tìm hiểu khách hàng

Hai doanh nghiệp(DN) được tôi sử dụng minh hoạ cho công tác kiểm toán khoản mụcHTK tại Công ty AVA có đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

Trang 29

Đối với Công ty A, là khách hàng lâu năm của Công ty kiểm toán AVA, nên trong

giai đoạn này, công việc đánh giá khả năng tiếp tục khách hàng mất ít thời gian hơn so vớikhách hàng mới Do Công ty đã có những hiểu biết nhất định về Công ty A nên nhữngthông tin cơ sở về Công ty A thường được KTV khai thác trong hồ sơ kiểm toán năm trước

và cập nhật những thay đổi trong hệ thống kế toán và tình hình kinh doanh của Công tytrong năm nay Công việc này thường do trợ lý kiểm toán viên chính thực hiện và được soátxét bởi trưởng nhóm kiểm toán Cụ thể, công việc tìm hiểu khách hàng tại Công ty AVAđược tóm tắt trên giấy tờ làm việc như sau:

Biểu 2.3 Giấy tờ làm việc A310 của kiểm toán viên: tìm hiểu khách hàng và môi trường

hoạt động

Nguồn: Hồ sơ kiểm toán chung

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

VIET NAM AUDITING AND ACCOUNTING CONSULTANCY COMPANY

A MỤC TIÊU

Thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện,giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúpxác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn

B NỘI DUNG CHÍNH

1 Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến DN.

1.1 Môi trường kinh doanh chung

Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động do ảnh hưởng của suy thoái kinh tếthế giới Các DN ở Việt Nam vì thế mà gặp khó khăn trong việc kinh doanh và huy động vốn.Cũng như các DN khác hoạt động cùng lĩnh vực, Công ty A cũng gặp khó khăn trong việc thumua nguyên vật liệu đầu vào vì giá của các mặt hàng trên đều tăng so với năm 2009 Vì thế, giáthành sản phẩm tăng dẫn đến sản lượng tiêu thụ giảm nhẹ so với năm 2009

1.2 Các vấn đề về ngành nghề mà DN kinh doanh và xu hướng của ngành nghề

Nhà máy sản xuất cáp quang của Công ty đưược thiết kế, lắp đặt thiết bị theo tiêu chuẩn

kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sản xuất cáp đưược áp dụng theo hệ thống tiêu chuẩn công nghệviễn thông AT&T của Mỹ; máy móc thiết bị đưược lựa chọn do hãng thiết bị nổi tiếng NOKIA-MALIFFER của Phần Lan

Sản phẩm chính của nhà máy là cáp sợi quang các loại từ 2 sợi đến 144 sợi quang, chủngloại đa đạng có thể sử dụng ở mọi loại địa hình miền núi, trung du, đồng bằng như các loại cáp

Trang 30

Định hướng của Công ty là kinh doanh với thị trưường mở, đặc biệt chú trọng đến thịtrưường xuất khẩu khu vực, xây dựng các quan hệ đối tác thân thiết

Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị để nâng caochất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, thưường xuyên bồi dưỡng,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời bám sát nhu cầu thị trưường để định hướng đầu

tư cho công tác nghiên cứu, cập nhật công nghệ, kỹ thuật tiên tiến Công ty sẽ tiếp tục phát triểncác loại sản phẩm cáp quang theo hưướng đa dạng, đa dịch vụ, phù hợp với nhu cầu ngày càngtăng của thị trưường cáp quang trong nưước và khu vực Mục tiêu của Công ty là đặt chất lượngsản phẩm và dịch vụ lên hàng đầu, là yếu tố quyết định tạo thương hiệu

1.3 Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng tới Công ty A

Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của mạng internet nêncác sản phẩm của Công ty A ngày càng đóng vai trò quan trọng Vì thế, mặc dù nền kinh tế đangtrong giai đoạn khủng hoảng, nhưng doanh thu của Công ty vẫn tiếp tục tăng so với năm trước.Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong sản xuất, Công ty đã đửa ra những chính sách thu muanguyên vật liệu đầu vào phù hợp và đảm bảo tiết kiệm chi phí trong sản xuất đến mức tối đanhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường

2 Hiểu biết về Công ty A

2.1 Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu

Công ty A hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 0011031000001 do Ủy BanNhân dân Thành phố Hà Nội cấp ngày 16 tháng 06 năm 2008 (chuyển đổi từ Công ty TNHH sảnxuất sợi quang Vina-LSC 011021000001 do Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp ngày10/8/2007) Theo đăng kí kinh doanh do Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp ngày 16 tháng

06 năm 2008, ngành nghề kinh doanh của Công ty A là: Sản xuất và kinh doanh các loại phụkiện thiết bị đồng bộ kèm theo các loại cáp quang, các thiết bị, vật tư nguyên liệu chuyên ngànhviễn thông, truyền hình, công nghệ thông tin, điện tử tin học dân dụng, công nghiệp, điều khiển

tự động; đo kiểm các loại cáp quang

Vốn điều lệ của Công ty A là 89.100.000.000 VNĐ (Tám mươi chín tỷ một trăm triệuđồng Việt Nam) do các nhà đầu tư đã góp đủ 100% vốn điều lệ vào trước ngày 30/11/1996 (tỷgiá 1 USD = 11.000 đồng – theo báo cáo kiểm toán năm 2004, 2005 và 2006), tương đương8.100.000 USD (tám triệu một trăm ngàn đô la Mỹ) và được chia thành 8.910.000 cổ phần

2.2 Hệ thống kế toán áp dụng

Năm tài chính áp dụng từ ngày 01/ 01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm, hình thức kếtoán áp dụng là Nhật kí chung trên máy

Công ty A đang theo dõi và hạch toán khoản mục HTK theo chế độ kế toán DN ban hànhkèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 Cụ thể, đối với khoảnmục HTK, Công ty áp dụng phương pháp tính giá HTK theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần cóthể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được Trong

đó, giá gốc HTK bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khácphát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại Giá trị HTK được xác định theophương pháp bình quân gia quyền liên hoàn

Trang 31

Giá trị HTK không thu hồi đủ khi HTK bị hư hỏng, lỗi thời, giảm giá bán hoặc chi phíhoàn thiện tăng lên Việc ghi giảm giá gốc HTK cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được làphù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bánhay sử dụng chúng.

Cuối kỳ kế toán, khi giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải lập dựphòng giảm giá HTK Số lập dự phòng giảm giá HTK là số chênh lệch giữa giá gốc của HTK lớnhơn giá trị thuần của chúng Việc lập dự phòng giảm giá HTK được thực hiện trên cơ sở từngloại HTK

Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK phải dựa trên bằng chứng tincậy thu thập được tại thời điểm ước tính Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cảhoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính

Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK phải tính đến mục đích của việc

dự trữ HTK Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho sản xuất khôngđược đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ dước bán bằnghoặc cao hơn giá sản xuất Khi có sự giảm giá của nguyên vật liệu mà giá thành sản xuất cao hơngiá trị thuần có thể thực hiện được thì nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho phải được đánhgiá thấp xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng

Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo, kế toán phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thểthực hiện được của HTK cuối năm đó Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dựphòng giảm giá HTK phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập cuối kỳ trước thì

số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập

C KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu KH và môi trường kinh doanh, kiểm toán viên nhận thấy: Công ty A cóchính sách kế toán hợp lý Đội ngũ kế toán viên nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là kế toán HTK Vìthế, việc chấp nhận duy trì khách hàng A là quyết định hợp lý của Công ty kiểm toán AVA Dođặc trưng của Công ty A là sản xuất các loại cáp quang nên cuối kỳ Công ty có thể kiểm kê HTKtương đối dễ dàng mà không cần nhờ đến chuyên gia Tuy nhiên, HTK của Công ty nhiều nêncuối kỳ, kế toán gặp khó khăn trong đánh giá giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK Nênvấn đề trích lập dự phòng HTK của Công ty A thường có những sai sót Kiểm toán viên cần chú

ý tới việc kiểm toán các khoản dự phòng của Công ty A

Đối với Công ty B: Công ty B là khách hàng mới đối với AVA, vì thế trong giai

đoạn thu thập thông tin về khách hàng, AVA chú trọng tới những thông tin mà khách hàngcung cấp và so sánh với thông tin chung toàn ngành Do đó, thời gian cần thiết cho việc thuthập và đánh giá mất nhiều hơn so với Công ty A

Sau khi tìm hiểu thông tin và đánh giá thông tin, kết quả làm việc của kiểm toánviên được thể hiện trên giấy tờ làm việc như sau:

Trang 32

Biểu 2.4 Giấy tờ làm việc A310 của kiểm toán viên- Tìm hiểu khách hàng và môi trường

hoạt động

Nguồn: Hồ sơ kiểm toán chung

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

VIET NAM AUDITING AND ACCOUNTING CONSULTANCY COMPANY

xét 2

NMH 17/03

A MỤC TIÊU

Thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các

sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tớiBCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn

B NỘI DUNG CHÍNH

1.Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến DN.

1.1 Môi trường kinh doanh chung

Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động do ảnh hưởng của suy thoáikinh tế thế giới Cũng giống như Công ty A, Công ty B có nhiều khó khăn do nguyên một

số nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài nên vấn đề tỷ giá gặp nhiều bất lợi do tỷ giátrong năm 2010 có nhiều biến động Giá thành sản phẩm chung toàn ngành đều tăng nhẹnên sản phẩm của Công ty vẫn có đủ khả năng cạnh tranh

1.2 Các vấn đề về ngành nghề mà DN kinh doanh và xu hướng của ngành nghề

Công ty B sản xuất chủ yếu là các sản phẩm làm phụ gia cho bê tông đầm lăn, bêtông chất lượng cao, bê tông tự đầm, bê tông bền sun fát, dùng cho sản xuất vật liệukhông nung (gạch bloc, gạch nhẹ, tấm vách tường, tấm trần…) với nguyên liệu chính từtro xỉ thải từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại Một số sản phẩm phụ như than sạch qua tuyểnhạt mịn (do nung tại lò nhiệt điện và qua chế biến đã loại bỏ các chất như S,P,Fe, vàchất hữu cơ khác) Sản phẩm của Công ty phục vụ cho ngành công nghiệp nhẹ, như gốm,sứ… sản xuất than cốc, than hoạt tính và làm than đốt phục vụ cho dân sinh

Sản phẩm tro bay của Công ty B có chất lượng cao vì Công ty đầu tư công nghệsản xuất mới, tiên tiến nhập khẩu & chế tạo trong nước Vì thế chi phí đầu tư trong nhữngnăm đầu rất lớn, nhưng trong những năm sau, lợi ích mà công nghệ đó mang lại rất lớn,tiế kiệm nguyên vật liệu đầu vào Nên so với các đơn vị cùng ngành, sản phẩm của Công

ty có khả năng cạnh tranh cao

Sản phẩm tro bay của Công ty được chế biến, sản xuất từ tro xỉ phế thải của Nhàmáy nhiệt điện Phả Lại, được dùng cho bê tông đầm lăn tại dự án thuỷ điện Sơn La (Dự

án trọng điểm quốc gia), Công ty đang tiếp tục cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô nângcông suất của nhà máy để tiếp tục cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước có sửdụng tro bay, trước mắt mục tiêu cung cấp là thị trường trong nước cho các nhà máy thủyđiện: Dự án thuỷ điện Bản Chát, Bắc Hà, Lai Châu, Hội Quảng, Đác Rinh, Sông

Trang 33

Tranh… Hiện nay Công ty đang tiếp tục cộng tác với các nhà khoa học, với các việnchuyên ngành để nghiên cứu, thí nghiệm các sản phẩm sản xuất từ tro xỉ thải của các Nhàmáy điện nhằm ứng dụng rộng rãi và trở thành phổ thông trong các lĩnh vực xây dựng,giao thông, thuỷ lợi, phụ gia cho ngành sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu nhẹ, gạchkhông nung…

1.3 Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng tới Công ty B

Giai đoạn sau năm 2009, do số lượng và quy mô công suất của dự án thuỷ điệntăng lên đáng kể nên nhu cầu phụ gia bê tông cho công nghệ bê tông đầm lăn cũng tăngtương ứng Dự kiến, bình quân hằng năm nhu cầu phụ gia cho bê tông đầm lăn nằm trongkhoảng 200.000 - 300.000 tấn/năm Đặc biệt, đối với dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn La

có công suất 2.400 MW, khối lượng bê tông đầm lăn cần phải sử dụng là 4,4 triệu m3.Xuất phát từ các nghiên cứu về tro bay sử dụng trong công nghệ bê tông đầm lăn ở trên,Công ty B cũng đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất Để xử lý lượng tro bay làmphụ gia cho công nghệ bê tông đầm lăn đòi hỏi phải có công nghệ hoàn chỉnh để táchcácbon ra khỏi tro bay đạt yêu cầu tiêu chuẩn Mỹ ASTM C618-97 đối với tro bay loại F.Trong thời gian qua, được EVN giao nhiệm vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng dâychuyền xử lý tro bay, Công ty B đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, đẩy nhanh tiến độ dự ántheo yêu cầu

2 Hiểu biết về Công ty B

2.1 Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu

Công ty B được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 0403000572 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hải Dương cấp ngày 17 tháng 04năm 2007, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 17 tháng 04 năm 2007, đăng ký thay đổilần thứ hai ngày 25 tháng 01 năm 2008, đăng ký thay đổi lần thứ ba ngày 01 tháng 07năm 2008 Theo Giấy đăng ký kinh doanh số 0403000572 (thay đổi lần thứ 3) do Sở kếhoạch và Đầu tư Tỉnh Hải Dương cấp, lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm: Khaithác, sản xuất, kinh doanh phụ gia dùng cho công tác bê tông và xi măng (tro bay Công ty

Cổ phần Nhiệt điện Phả lại); Sản xuất mua bán than hoạt tính, than tổ ong, dầu thông, dầutuyển, dầu diezen, dầu FO; Khai thác, chế biến khoáng sản (đá, qoặng, than, cát, đất sét,cao lanh); Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng; Nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng vàchuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất phụ gia dùng cho công tác bê tông, ximăng và vật liệu xây dựng; Mua bán hàng công nghệ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chếbiến đóng gói, đồ điện, điện tử, điện lạnh, máy và thiết bị văn phòng; Vận tải hàng hóabằng ôtô và bằng tàu thủy; Xây dựng công trình: công nghiệp, giao thông, thủy lợi, dândụng; xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 220kw; xây dựng hệ thống cấp thoát nướcdân dụng và công nghiệp; san lấp mặt bằng công trình; Mua bán vật tư, thiết bị phục vụngành xây dựng; Gia công cơ khí phi tiêu chuẩn và kết cấu thép trong xây dựng; Đầu tư,xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và kinh doanh điện của nhà máy thủy điện vừa vànhỏ; Mua bán phụ tùng máy tuyển, máy sấy, hóa chất phục vụ sản xuất cho công tác phụgia bê tông và xi măng; Mua bán phụ gia dùng cho bê tông và xi măng, vật liệu xây dựng

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0403000572 thay đổi lần thứ 3 do

Trang 34

Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp, vốn điều lệ của Công ty là 60.000.000.000đ(Sáu mươi tỷ đồng).

2.2 Hệ thống kế toán áp dụng

Năm tài chính áp dụng từ ngày 01/ 01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm, hìnhthức kế toán áp dụng là Nhật kí chung trên máy

Công ty B đang theo dõi và hạch toán khoản mục HTK theo chế độ kế toán DNban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 Cụ thể,đối với khoản mục HTK, Công ty áp dụng phương pháp tính giá HTK theo giá gốc.Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trịthuần có thể thực hiện được Trong đó, giá gốc HTK bao gồm chi phí mua, chi phí chếbiến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạngthái hiện tại Giá trị HTK được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền liênhoàn

Giá trị HTK không thu hồi đủ khi HTK bị lỗi thời, giảm giá bán hoặc chi phí hoànthiện tăng lên Việc ghi giảm giá gốc HTK cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được làphù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh hơn giá trị thực hiện ước tính từviệc bán hay sử dụng chúng

Cuối kỳ kế toán, khi giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phảilập dự phòng giảm giá HTK Số lập dự phòng giảm giá HTK là số chênh lệch giữa giágốc của HTK lớn hơn giá trị thuần của chúng Việc lập dự phòng giảm giá HTK đượcthực hiện trên cơ sở từng loại HTK

Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK phải dựa trên bằngchứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính Việc ước tính này phải tính đến sựbiến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kếtthúc năm tài chính

Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK phải tính đến mục đíchcủa việc dự trữ HTK Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng chosản xuất không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạonên sẽ dước bán bằng hoặc cao hơn giá sản xuất Khi có sự giảm giá của nguyên vật liệu

mà giá thành sản xuất cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì nguyên vật liệu,công cụ, dụng cụ tồn kho phải được đánh giá thấp xuống bằng với giá trị thuần có thểthực hiện được của chúng

Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo, kế toán phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần

có thể thực hiện được của HTK cuối năm đó Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếukhoản dự phòng giảm giá HTK phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đã lậpcuối kỳ trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập

C KẾT LUẬN

Trang 35

HTK của Công ty B có đặc điểm rất khó trong việc đong đếm nên việc kiểm kêHTK cuối kỳ gặp nhiều khó khăn Do đó, thường tồn tại sai sót trong việc trích lập dựphòng giảm giá HTK Ngoài ra, do tính chất đặc thù của nguyên vật liệu nên Công ty Bcần có những biện pháp lưu kho hợp lý, tránh hư hỏng do thời tiết

Qua tìm hiểu về tính chất của HTK, KTV nhận thấy, rủi ro tiềm tàng đối với HTKcủa Công ty B ở mức trung bình Cụ thể về xác định mức độ rủi ro sẽ được trình bày ởphần lập kế hoạch kiểm toán tổng thể trong phần tiếp theo

Với công việc tìm hiểu thông tin về khách hàng được thực hiện tại Công ty AVA,KTV có thể hiểu về lĩnh vực hoạt động, các sản phẩm chính mà Công ty khách hàng cungcấp Đồng thời, KTV có thể rút ra những khả năng sai sót có thể xảy ra đối với từng chutrình cụ thể thông qua hồ sơ kiểm toán từ các năm trước( đối với khách hàng cũ) và nhậndiện những sai phạm đối với khách hàng mới thông qua kinh nghiệm của KTV( đối vớikhách hàng mới) Về cách thức thu thập thông tin về khách hàng luôn được AVA thực hiệnnghiêm túc và triệt để Do đó, những phân tích của KTV trong giai đoạn này thường mangtính chính xác cao Tuy nhiên, do sức ép về thời gian đối với mỗi cuộc kiểm toán nên cácKTV thường có ít cơ hội để hiểu cụ thể về khách hàng mới Nên khi kiểm toán khách hàngmới, KTV gặp nhiều khó khăn trong thực hiện kiểm toán Đặc biệt là các nghiệp vụ vềdoanh thu của đơn vị

2.2.1.2 Kế hoạch kiểm toán tổng thể

Trong kiểm toán BCTC, lập kế hoạch kiểm toán bao gồm ba bước, đó là:

Bước một, lập kế hoạch chiến lược: là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm vàphương pháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động vàmôi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán

Bước hai, lập kế hoạch kiểm toán tổng thể: là toàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể vềnội dung, phương pháp lịch trình và phạm vy các thủ tục kiểm toán được áp dụng cho cuộckiểm toán

Bước ba, lập chương trình kiểm toán: là bảng liệt kê chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chitiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắp xếp theomột trình tự nhất định

Tuy nhiên, Công ty AVA nhận định rằng: “Công ty A không có nhiều chi nhánh vàkhông có hoạt động đa ngành nghề phức tạp để KTV phải lập kế hoạch chiến lược.” Do đó,trưởng đoàn kiểm toán chỉ lập kế hoạch tổng thể cho cuộc kiểm toán này

Trang 36

Biểu 2.5: Giấy tờ làm việc A810- Kế hoạch kiểm toán tổng thể đối với Công ty A

Nguồn:Hồ sơ kiểm toán chung

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

VIET NAM AUDITING AND ACCOUNTING CONSULTANCY COMPANY

KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ

1. Phạm vi công việc và yêu cầu dịch vụ khách hàng [A210]

Mục tiêu: Mô tả phạm vi công việc kiểm toán từ hợp đồng kiểm toán và thư hẹn kiểm toán; các yêu cầu dịch vụ khách hàng khác như về thời gian nhận sự, kiểm kể và hỗ trợ khác.

Từ hợp đồng kiểm toán đã ký với Công ty A, phạm vi kiểm toán bao gồm toàn bộ các chỉ tiêu trên BCTC, các chỉ tiêu thuộc về HTK bao gồm tài khoản nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi bán, giá vốn hàng bán,

Thời gian bắt đầu thực hiện kiểm toán từ 29/02/2011 đến 03/03/2011

Kiểm toán viên đã tham gia kiểm kê HTK của Công ty A trong năm 2010 vì khách hàng A là khách hàng có mối quan hệ lâu năm với Công ty nên việc tham gia kiểm kê HTK đều được thực hiện vào cuối niên độ kế toán của Công ty A

2. Mô tả doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và các thay đổi lớn trong nội bộ doanh nghiệp [A310]

Công ty A hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần Môi trường kinh doanh có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Công ty Đặc biệt là trong năm 2010, là năm có ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng Giá cả của các hàng hóa và nhiên liệu đầu vào tăng Điều này cũng ảnh hưởng đáng kể đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Tuy nhiên, trong thời kỳ giá cả nguyên vật liệu đầu vào cao, Công ty vẫn tìm được những hướng đi chiến lược nhằm tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất Hiện tại, Công ty đang vươn ra các thị trường trong khu vực như: Lào, Camphuchia, Trung Quốc…Ngoài ra, rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu cũng có tác động mạnh mẽ tới giá thành sản phẩm của Công ty Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 65%-70%), vậy nên biến động giá nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm Tuy nhiên, do đặc thù của ngành sản xuất cáp và sợi quang là tính cạnh tranh cao nên Công ty không thể cùng lúc nâng giá bán sản phẩm Trong năm 2010, nội bộ doanh nghiệp không có biến đổi so với năm 2009 Đội ngũ kế toán của Công ty vẫn bao gồm những nhân viên đã làm việc với các KTV của AVA trong ba năm qua như thủ kho và kế toán HTK

3 Phân tích sơ bộ và xác định sơ bộ khu vực có rủi ro cao [A510]

Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ BCTC và tìm hiểu hoạt động kinh doanh củakhách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập BCTC trên các góc độ về chính sách kếtoán áp dụng tại Công ty và phương pháp hạch toán HTK, KTV đưa ra đánh giá về các rủi rotrong khoản mục HTK của Công ty A như sau:

Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK

Các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với HTK được thiết kế khá chặt chẽ Mỗi loại hàng được sắpxếp ở một vị trí nhất định theo từng loại Các nghiệp vụ Nhập – Xuất kho được thủ kho tại mỗi

Trang 37

kho theo dõi thường xuyên và định kỳ đối chiếu sổ thẻ kho với sổ chi tiết và sổ tổng hợp của kếtoán HTK Việc quản lý vật liệu được phân công, phân định trách nhiệm cụ thể cho từng bộphận có liên quan Phòng vật tư chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện tiếp nhậnhàng hóa Hàng tháng phải có báo cáo chi tiết về tình hình nhập xuất tồn vật tư gửi cho cácphòng ban có liên quan: phòng kế toán tổng hợp, phòng kế hoạch, phòng vật tư… Ngoài ra đơn

vị còn thành lập một bộ phận tổ chức kiểm kê HTK để giám sát trưc tiếp tình hình quản lý vàtiêu thụ HTK

Tuy nhiên, các sản phẩm của Công ty là những sản phẩm kỹ thuật cao nên cũng gây khókhăn không nhỏ trong việc quản lý kiểm soát Nhiều sản phẩm, linh kiện có kích thước nhỏ nên

dễ xảy ra việc thất thoát, trộm cắp sản phẩm của Công ty

Với kinh nghiệm từ các năm trước, TKV nhận thấy, hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty

là đáng tin cậy và hoạt động có hiệu quả Mức độ rủi ro KTV đánh giá về hệ thống kiểm soátnội bộ của Công ty A ở mức trung bình

4 Xác định ban đầu chiến lược kiểm toán dựa vào kiểm tra kiểm soát hay kiểm tra cơ bản [A400, A600]

Ban đầu, KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng vềsự thiết kế

và vận hành hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán Nếu những bằngchứng KTV thu thập được cho thấy, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động thực sự hiệu quả, cóthể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm có thể xảy ra thì KTV sẽ tin tưởng vào kếtquả mà hệ thống kế toán mang lại KTV sẽ giảm thiểu được các thử nghiệm cơ bản đối vớinghiệp vụ HTK Do đó, KTV tiết kiệm được thời gian cho khoản mục HTK mà vẫn đảm bảochất lượng chung cho cuộc kiểm toán Nếu KTV thấy, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị làyếu, thì KTV sẽ phải tiến hành nhiều thử nghiệm cơ bản đối với nghiệp vụ HTK

5 Trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch

Xác định mức trọng yếu tổng thể, KTV căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu thuần

Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu tổng thể bằng 2% doanh thu thuần

Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục HTK bằng 60% mức trọng yếu tổng thể

Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua bằng 5% mức trọng yếu

KTV tính toán được mức trọng yếu tổng thể và phân bổ cho khoản mục HTK như sau:

Mức trọng yếu tổng thể

= 116.413.147.243 * 2% = 2.328.262.945Mức trọng yếu chi tiết cho khoản mục HTK

= 2.328.262.945 * 60% = 1.396.957.767Ngưỡng chênh lệch (sai phạm) có thể bỏ qua đối với khoản mục HTK

= 1.96.957.767 * 5 % = 69.847.888Các sai phạm đều được so sánh với mức trọng yếu đã đưa ra ở trên để KTV quyết định có điềuchỉnh hay không đối với sai phạm đó

Các phương pháp kiểm toán đối với khoản mục HTK bao gồm:

Kiểm tra chọn mẫu: các nghiệp vụ nhập, xuất kho nguyên vật liệu, hàng hóa, công cụ, dụngcụ nhằm phát hiện ra những nghiệp vụ bất thường

Phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khoản mục HTK như đã nêu trong chương 1

6 Phối hợp thực hiện kiểm toán

Trang 38

Sự tham gia của chuyên gia: không.

Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán: không

Yêu cầu nhân sự:

+ Trưởng nhóm kiểm toán Nguyễn Viết Long

+ Trợ lý kiểm toán 1 Nguyễn Hoàng Lan

+ Trợ lý kiểm toán 2 Phạm Minh Công

Sau khi lập kế hoạch kiểm toán tổng thể trên, bản kế hoạch này được chuyển cho cácthành viên trong đoàn kiểm toán để tiến hành thực hiện kiểm toán Sau khi hoàn tất quátrình kiểm toán, bản kế hoạch kiểm toán tổng thể này được lưu vào file hồ sơ kiểm toán củakhách hàng (cụ thể sẽ được lưu vào file hồ sơ kiểm toán Công ty A năm 2010)

Đối với Công ty B, tương tự như Công ty A, sau khi thu thập thông tin cơ bản về

đơn vị, KTV lập kế hoạch kiểm toán tổng thể cho cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán tổngthể cho Công ty B được thể hiện như sau:

Biểu 2.6: Giấy tờ làm việc A810- Kế hoạch kiểm toán tổng thể đối với Công ty B

Nguồn: Hồ sơ kiểm toán chung

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

VIET NAM AUDITING AND ACCOUNTING CONSULTANCY COMPANY

1 Phạm vi công việc và yêu cầu dịch vụ khách hàng [A210]

Mục tiêu: Mô tả phạm vi công việc kiểm toán từ hợp đồng kiểm toán và thư hẹn kiểm toán; các yêu cầu dịch vụ khách hàng khác như về thời gian nhận sự, kiểm kể và hỗ trợ khác.

Từ hợp đồng kiểm toán đã ký với Công ty A, phạm vi kiểm toán bao gồm toàn bộ các chỉ tiêu trên BCTC, các chỉ tiêu thuộc về HTK bao gồm tài khoản nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi bán, giá vốn hàng bán,

Thời gian bắt đầu thực hiện kiểm toán từ 10/03/2010 đến 15/03/2011

2 Mô tả doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và các thay đổi lớn trong nội bộ doanh nghiệp [A310]

Công ty B hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần Môi trường kinh doanh có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Công ty Tuy nhiên, sản phẩm của Công ty chủ yếu để cung cấp cho các công trình thủy điện nên khi có biến động về giá sản phẩm cũng không ảnh hưởng lớn lắm tới sản lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty.

Vì không tham gia kiểm toán trong năm 2010 nên AVA đã yêu cầu cung cấp tài liệu về hệ thống kế toán và những thay đổi trong nội bộ Công ty B Như những thông tin đơn vị cung cấp, KTV nhận thấy, trong năm 2010, nội bộ của Công ty B không có sự thay đổi lớn.

Trang 39

3 Phân tích sơ bộ và xác định sơ bộ khu vực rủi ro cao [A510]

KTV đánh giá về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty B, và đặc tính riêng của HTK trong Công ty B, KTV nhận thấy rủi ro đối với khoản mục HTK ở mức trung bình Khả năng mất mát và hư hỏng đối với HTK được Công ty hạn chế nhờ hệ thống kho chứa hàng được xây dựng hiện đại

6 Trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch

Mức trọng yếu tổng thể và phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục HTK được KTV lựa chọn giống như đối với khách hàng A

Phân bổ mức độ trọng yếu cho khoản mục HTK như sau:

Mức trọng yếu tổng thể

= 138.407.380,887 * 2% = 2.768.147,616 Mức trọng yếu chi tiết cho khoản mục HTK

= 2.768.147,616* 60% = 1.660.888,57 Ngưỡng chênh lệch (sai phạm) có thể bỏ qua đối với khoản mục HTK

= 1.660.888,57 * 5 % =83.044,429 Các sai phạm đều được so sánh với mức trọng yếu đã đưa ra ở trên để KTV quyết định có điều chỉnh hay không đối với sai phạm đó.

Các phương pháp kiểm toán đối với khoản mục HTK bao gồm:

Kiểm tra chọn mẫu: các nghiệp vụ nhập, xuất kho nguyên vật liệu, hàng hóa, công cụ, dụng cụ nhằm phát hiện ra những nghiệp vụ bất thường.

Phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khoản mục HTK như đã nêu trong chương 1

6 Phối hợp thực hiện kiểm toán

Sự tham gia của các KTV khác (thuộc Công ty kiểm toán khác): không

Sự tham gia của chuyên gia: Có.

Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán: không

Yêu cầu nhân sự:

+ Trưởng nhóm kiểm toán Nguyễn Viết Long

+ Trợ lý kiểm toán 1 Nguyễn Hoàng Lan

+ Trợ lý kiểm toán 2 Phạm Minh Công

Trang 40

2.2.1.3 Thiết kế chương trình kiểm toán

Để tiện cho việc thực hiện, kiểm tra, lưu trữ giấy tờ làm việc của KTV, sau đây xin trình bày bảng ký hiệu tham chiếu được sử dụng tại Công ty kiểm toán AVA

Bảng 2.7: Bảng ký hiệu tham chiếu

Nguồn: Hồ sơ kiểm toán mẫu

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

VIET NAM AUDITING AND ACCOUNTING CONSULTANCY COMPANY

hiệu

Người thực hiện

NTH Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính T NTT

Chương trình kiểm toán tại AVA được xây dựng cho mọi cuộc kiểm toán Vì thế nênđối với cả 2 Công ty, AVA đều thực hiện theo hướng sau : (lấy ví dụ đối với Công ty A)

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w