1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA HANOI) thực hiện.

86 526 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Ý kiến về khoản mục này dựa trên khíacạnh trọng yếu và có thể đưa ra các kiến nghị, bút toán điều chỉnh nếu cần thiết.Các sai phạm phát hiện được trước khi nêu ra trong ý kiến kiểm toán

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI ( CPA HANOI ) 3

1.1 Đặc điểm khoản mục phải thu khách hàng có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính 3

1.1.1 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán khoản mục phải thu khách hàng 3

1.1.2.Mối quan hệ giữa khoản phải thu với các khoản mục khác trên bảng CĐKT. 4

1.2 Kiểm toán khoản phải thu khách hàng 5

1.2.1 Vai trò của phần hành kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC 5

1.2.2 Các rủi ro thường gặp khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC 5

1.2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động ghi nhận khoản phải thu khách hàng

7

1.2.4 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 8

1.2.5 Căn cứ để kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 10

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội thực hiện 11

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán 12

1.3.1.1 Lập kế hoạch chiến lược kiểm toán 12

1.3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 13

1.3.1.3 Thiết kế chương trình kiểm toán 14

1.3.2 Thực hiện kiểm toán 17

1.3.2.1 Thực hiện thủ tục khảo sát về KSNB đối với khoản phải thu khách hàng 17

1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích 19

Trang 2

1.3.2.3.Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản phải thu khách hàng

20

1.3.3 Kết thúc kiểm toán 24

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY X DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI ( CPA HANOI ) THỰC HIỆN 25

2.1 Chuẩn bị kiểm toán 25

2.1.1 Khảo sát và đánh giá khách hàng 25

2.1.2.Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán, Bố trí nhân sự kiểm toán và thời gian tiến hành cuộc kiểm toán 26

2.1.3.Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng 27

2.1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 27

2.1.3.2 Lập kế hoạch kiểm toán 31

2.2 Tổ chức thực hiện kiểm toán 35

2.2.1 Tổ chức thực hiện các thủ tục khảo sát về KSNB 35

2.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 38

2.2.3 Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết: 41

2.3 Kết thúc kiểm toán và các công việc sau kiểm toán 62

2.3.1 Tổng hợp kết quả và đưa ra nhận xét về khoản mục phải thu khách hàng 62

2.3.2 Công việc sau kiểm toán 67

2.3.2.1 Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán 67

2.3.2.2 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán 68

CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO

Trang 3

CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ

TOÁN HÀ NỘI THỰC HIỆN 69

3.1.Một số nhận xét, đánh giá 69

3.1.1.Ưu điểm 69

3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại 75

3.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC của công ty CPA 78

3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng. 78

3.2.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại CPA 79

3.2.2.1 Về công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm soát đối với khoản phải thu khách hàng 79

3.2.2.2 Về thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản phải thu khách hàng 80

3.2.2.3 Vấn đề ghi chép của KTV gửi thư xin xác nhận của KTV 81

3.2.2.4 Vấn đề ghi chép của KTV 81

3.2.2.5 Vấn đề sử dụng ý kiến chuyên gia và nhân sự trong mùa kiểm toán 81

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Hòa nhập vào sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế ViệtNam đang chuyển mình để thích ứng với nền kinh tế thị trường toàn cầu trong quátrình chuyển mình này có nhiều ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động kinhdoanh ra đời theo nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế, một trong số đó là sự ra đời củahoạt động kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài chính Bên cạnh đó, trong nền kinh tếthị trường việc chớp được cơ hội kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp dànhchiến thắng trong cạnh tranh ,muốn như vậy doanh nghiệp cần có được thông tinmột cách kịp thời và chính xác, các thông tin về tình hình kinh tế tài chính củadoanh nghiệp là đối tượng quan tâm hàng đầu không chỉ riêng bản thân doanhnghiệp mà còn là của các đối thủ cạnh tranh, các nhà đàu tư, các cơ quan quản lýnhà nước

Để đảm bảo các đối tượng sử dụng thông tin tài chính,cụ thể là những thông tin trênBáo cáo tài chính đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác thì các thông tin trênBCTC phải đảm bảo trung thực và hợp lý Do đó các BCTC cần thiết phải đượckiểm toán để đáp ứng yêu cầu đó

Nắm bắt được thời cơ và xu thế của thời đại tháng 2 năm 1999 Công tyTNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA HANOI) được thành lập hoạt động vớiquan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, mục tiêu của Công ty là cung cấp cácdịch vụ chuyên ngành với các thông tin đáng tin cậy nhằm giúp khách hàng ra cácquyết định quản lý, tài chính và kinh tế một cách có hiệu quả hơn Hơn thế nữa vớikinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành, gần gũi với khách hàng, tận tình, thông thạonghiệp vụ, Công ty CPA HANOI am hiểu các yêu cầu và các khó khăn mà khách hànggặp phải khi tiến hành kinh doanh tại Việt Nam Dựa trên cơ sở này Công ty sẽ hỗ trợkhách hàng giải quyết các vấn đề mà ít tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào có thể thựchiện được

Kiểm toán Báo cáo tài chính là một trong những dịch vụ làm nên thươnghiệu CPA HANOI và là một trong những thế mạnh của Công ty Khoản mục phảithu khách hàng liên quan nhiều đến chu trình bán hàng và thu tiền cũng như các chỉtiêu trọng yếu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh của doanhnghiệp Do đó, kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng là một phần quan trọngtrong kiểm toán Báo cáo tài chính Nhận thức được vai trò đó, em đã lựa chọn đề

tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm

toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA HANOI) thực hiện.” để nghiên cứu chuyên đề thực tập chuyên ngành.

Trang 5

Ngoài mở đầu và kết luận, Chuyên đề của em gồm 3 phần:

Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trog kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội ( CPA HANOI )

Chương 2: Thực trạng của việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty X do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội ( CPA HANOI ) thực hiện.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công

ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội ( CPA HANOI ) thực hiện.

Trong quá trình thực tập và trình bày chuyên đề, do hạn chế về thời gian, kinhnghiệm, cũng như thiếu sót về nhận thức, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của emkhông thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp củathầy cô và bạn đọc để Chuyên đề của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Công ty Kiểm toán và kế toán HàNội và các anh chị phòng Kiểm toán chấp thuận đã chỉ bảo giúp đỡ em trong quátrình thực tập tại Công ty Đồng thời em cũng chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô TríTuệ đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành Chuyên đề này

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH

Trang 6

KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN

VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI ( CPA HANOI )

1.1 Đặc điểm khoản mục phải thu khách hàng có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính.

1.1.1 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán khoản mục phải thu khách hàng

Phải thu khách hàng là khoản nợ phát sinh khi các cá nhân, tổ chức bên ngoàidoanh nghiệp mua sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp nhưngchưa thanh toán tiền cho doanh nghiệp

Phải thu của khách hàng: được phản ánh trên tài khoản TK 131, nó phản ánhcác khoản nợ phải thu khách hàng của doanh nghiệp cũng như tình hình thanh toáncác khoản nợ của khách hàng về tiền mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanhnghiệp đã cung cấp cho khách hàng

Phải thu khách hàng là một khoản đóng vai trò quan trọng trong BCTC, nógiúp người đọc có thể hình dung đánh giá một cách tổng quan nhất về tình hìnhcông nợ phải thu của một doanh nghiệp Nó phản ánh tài sản của doanh nghiệp đangtrong quá trình thanh toán bị các cá nhân và tập thể khác chiếm dụng Vì thế nó làmột khoản mục không thể bỏ qua được trong mỗi BCTC

Tài khoản phải thu khách hàng chủ yếu có số dư bên Nợ, nhưng trong quan hệvới từng đối tượng phải thu có thể xuất hiện số dư bên Có Trường hợp này xảy rakhi doanh nghiệp nhận tiền ứng trước của khách hàng hoặc số đã thu nhiều hơn sốphải thu Vì vậy cuối kì kế toán, khi lập BCTC kế toán phải tính toán và phân loại

rõ rang khoản phải thu, phải trả thực tế vào số dư Nợ hay dư Có để đưa lên các chỉtiêu bên phần Tài sản hay Nguồn vốn của doanh nghiệp

Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng cấu thành tài sản của doanh nghiệp vìvậy việc hạch toán nó cần chặt chẽ, khoa học Nợ phải thu cần được hạch toán chitiết cho từng đối tượng phải thu, từng khoản nợ và từng lần thanh toán Những đốitượng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn thì định kì kế toándoanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, đã thu hồi,

số còn nợ Doanh nghiệp còn có thể thực hiện đối chiếu công nợ với các đối tượng

đó bằng văn bản Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến việc thanb toán, khấu trừ, bùtrừ … đều phải có các chứng từ hợp pháp, hợp lệ

Đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa hoặc khó có khả năng thu hồi thìcần phải được xác minh bằng văn bản và các chứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan

để làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc xóa nợ cho các khoản nợ này.Đối với mỗi doanh nghiệp, quản lý nợ phải thu cũng là vấn đề quan trọng cần

Trang 7

được lưu ý, bởi lẽ nếu không được theo dõi, ghi chép cẩn thận sẽ dẫn đến việc nợphải thu lâu ngày không thu được hoặc đã được thanh toán nhưng vẫn còn treo trên

sổ Nợ phải thu còn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.Mặt khác trong BCTC khoản phải thu còn có ảnh hưởng và quan hệ chặt chẽvới các chỉ tiêu khác trong BCTC như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, doanh thu, thuếgiá trị gia tăng, giảm gia hàng bán, hàng bán bị trả lại…

Vì vậy có thể nói khoản phải thu khách hàng là một khoản mục tương đốiquan trọng và có quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu khác trên BCTC

Nguyên tắc hạch toán nợ phải thu khách hàng :

Phải thu khách hàng được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu vàghi chép theo từng lần thanh toán Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệkinh tế chủ yếuvới doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ

Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm,hàng hoá.Cung cấp lao vụ, dịch vụ thu tiền ngay (tiền mặt hoặc séc, hoặc đã thu qua Ngânhàng)

Các khách hàng thanh toán bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả cần có sựthoả thuận giữa hai bên và lập chứng từ bù trừ công nợ

Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại cáckhoản nợ, các khoản nợ có thể trả đúng thời hạn Trường hợp đối với các khoản khóđòi hoặc có nguy cơ không đòi được vào cuối niên độ kế toán thì cần phải lập dựphòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý

Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ, theo sựthoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu hàng hoá đã giao, lao vụ đã cungcấp không theo đúng thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì khách hàng có quyềnyêu cầu giảm giá hoặc nhận lại số hàng đã giao

1.1.2.Mối quan hệ giữa khoản phải thu với các khoản mục khác trên bảng CĐKT.

Trong Quan hệ thanh toán với khách hàng nảy sinh khi doanh nghiệp bán vật

tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ của mình theo phương thức bán chịu hoặc theophương thức trả trước Các khoản phải thu khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ vớichu trình bán hàng - thu tiền Số dư ghi trên khoản mục này cũng là số dư của cáctài khoản phải thu ở khách hàng là số luỹ kế từ các quá trình kinh doanh trước đếncuối kỳ kinh doanh này Cùng với thời điểm phát sinh và thời hạn thanh toán khácnhau, các khoản phải thu còn liên quan đến nhiều người mua có đặc điểm, điều kiện

Trang 8

kinh doanh, quản lý và khả năng thanh toán khác nhau và có thể dẫn tới các khoản

nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc không đòi được của người mua Mặt khác nó cũng cóliên quan đến các cơ quan chức năng của Nhà nước mà chủ yếu là cơ quan thuế.Với những lý do đó, các khoản phải thu là khoản mục có mối liên quan mật thiếtđến kết quả kinh doanh, lập dự phòng phải thu khó đòi, thuế thu nhập doanh nghiệp.Ngoài ra các khoản phải thu cũng có liên quan đến các khoản mục khác trên Bảngcân đối kế toán như: tiền, hàng tồn kho,…

1.2 Kiểm toán khoản phải thu khách hàng.

1.2.1 Vai trò của phần hành kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC.

Hiện nay, tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, tốc độthông tin ngày càng nhanh nhạy tạo điều kiện cho mối quan hệ mua bán giao dịchgiữa cá nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp ngày càng mởrộng Trong bối cảnh đó, khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp ngày càng

mở rộng cả về số lượng các khách hàng nợ và quy mô của các khoản nợ Các khoảnphải thu chiếm một tỷ trọng cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớnđến các thông tin được trình bày trong BCTC Nó trở thành khoản mục có vai tròhết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Do vây, việc quản lý, kiểm soát tốt các khoản phải thu là một nhu cầu tất yếucủa các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro như: bị nhânviên chiếm dụng, tham ô, bị ghi khống doanh thu hay trích lập dự phòng không hợplý… Để thu được hiệu quả cao trong việc quản lý và kiểm soát khoản phải thukhách hàng có nhiều cách khác nhau, trong đó thực hiện kiểm toán khoản phải thukhách hàng là một biện pháp khá hữu hiệu Việc kiểm toán ở đây không những sẽphát hiện các sai phạm, yếu kém trong công tác kế toán, hệ thống kiểm soát nộibộ… mà còn đưa ra được nhiều giải pháp giúp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp cónhững quyết định, chính sách phát triển doanh nghiệp phù hợp, kịp thời, từ đó tạo

sự minh bạch trong tài chính, đem lại lòng tin cho các đối tác của doanh nghiệp

1.2.2 Các rủi ro thường gặp khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC.

Khoản mục phải thu khách hàng là một trong những tài khoản thường hay xảy

ra sai phạm nhất Các sai phạm này có thể là do vô tình, thiếu trình độ song cũngkhông loại trừ trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận Cách thức gian lận cũngnhư sự sai sót của doanh nghiệp liên quan đến khoản phải thu khách hàng là rất đadạng Vì vậy trong quá trình thực hiện kiểm toán các rủi ro có thể gặp do chính nộitại hệ thống KSNB nói chung và tổ chức hạch toán kế toán nói riêng như sau:

Trang 9

_ Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng._ Chưa có quy chế tài chính về thu hồi công nợ.

_ Chưa có sổ chi tiết theo dõi đối tượng phải thu

_ Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau

_ Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ, chưa có quy định về sốtiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán

_ Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu không đầy đủ công nợ vào thờiđiểm lập BCTC

_ Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý, chênh lệch sổchi tiết, sổ cái, bảng CĐKT

_ Hạch toán sai số tiền, nội dung, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán cáckhoản phải thu không mang tính chất thương mại vào tài khoản 131

_ Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu xuấtkho, do đó đối chiếu công nợ không khớp số

_ Hạch toán giảm công nợ phải thu hang hóa bán trả lại, giảm giá nhưngkhông có hóa đơn, chứng từ hợp lệ

_ Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán không có chứng từ hợp lệ Cáckhoản đặt trước tiền hàng cho người bán hoặc có mối quan hệ kinh tế lâu dài,thường xuyên với các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồngkinh tế giữa hai bên (Các khách hàng không có tên cụ thể, khoản trả trước có thể là

do chưa muốn xác định doanh thu)

_ Ghi tăng khoản phải thu không phù hợp với tăng doanh thu Công tác luânchuyển chứng từ từ vộ phận kho lên phòng kế toán chậm nên hạch toán tăng phảithu bán hang không có chứng từ như phiếu xuất hang

_ Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền lớn không quyđịnh thời hạn nộp lại nên bị nhân viên chiếm dụng

_ Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ theo quy định không theo dõi

nợ khó đòi đã xử lý

_ Chưa tiến hành phân loại các khoản phải thu theo quy định ( dài hạn, ngắn

Trang 10

_ Không hạch toán khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi: Đây cũng là sai phạm

mà rất nhiều doanh nghiệp mắc phải Theo nguyên tắc kế toán, doanh nghiệp phảitiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi vào cuối kỳ kế toán Tuy nhiên, rất nhiềudoanh nghiệp đã không tiến hành trích lập dự phòng, do vậy khi phát sinh các khoản

nợ khó đòi, kế toán lại hạch toán trực tiếp vào chi phí khác

_ Ghi khống các khoản phải thu: Khả năng xảy ra sai phạm này là rất cao vàthường được che đậy rất kín Mặc dù không có nghiệp vụ nào liên quan đến khoảnphải thu khách hàng nhưng kế toán viên vẫn hạch toán kế toán khai tăng khoản phảithu Đây là một nghiệp vụ không có thật song vẫn được doanh nghiệp hạch toánbình thường, nhờ đó tăng doanh thu của doanh nghiệp, đem một báo cáo tài chínhđẹp hơn hoặc nhằm phục vụ một số mục tiêu cá nhân

1.2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động ghi nhận khoản phải thu khách hàng

Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, chức năng kiểm tra kiểm soát luôngiữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và được thực hiện chủ yếu bởi hệthống KSNB của doanh nghiệp Hoạt động ghi nhận khoản phải thu khách hàng giữadoanh nghiệp và đối tượng phải thu gắn với lợi ích kinh tế và trách nhiệm pháp lý của

cả hai bên nên công việc KSNB cần được thực hiện chặt chẽ Các công việc KSNB đốivới hoạt động ghi nhận các khoản phải thu được xem xét trên các yếu tố: việc phâncông nhân sự kế toán, hệ thống sổ sách chứng từ kế toán sử dụng phản ánh hoạt độngghi chép khoản phải thu và sự giám sát độc lập của người có trách nhiệm

_ Việc phân công nhân sự kế toán: Phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong tổ chứccông tác tài chính kế toán là công việc trọng yếu trong KSNB nhằm ngăn ngừanhững sai sót và gian lận trong kế toán nói chung và với hoạt động ghi nhận các khoảnphải thu nói riêng Ví dụ, nếu sổ ghi nhận khoản tiền bán hàng phải thu và sổ tiền thuđược hay sổ ghi nhận doanh thu được hai kế toán theo dõi độc lập nhau và sổ thu tiền

có người kiểm soát độc lập, đối chiếu định kì với sổ cái, sổ quỹ sẽ tạo ra sự kiển soátchéo, tăng độ tin cậy của thông tin Mặt khác, trong nhiều trường hợp cần phân cáchđộc lập giữa người ghi chép các khoản phải thu với thủ quỹ, …để phòng ngừa nhữngtiêu cực có thể phát sinh và khả năng thất thu trong khâu thanh toán

_ Hệ thống sổ sách chứng từ kế toán sử dụng: Để kiểm soát tối đa các nghiệp

vụ ghi nhận khoản phải thu thì trước hết yêu cầu sổ sách phải đồng bộ Mặc dùkhung pháp lý về kế toán trong đó có hệ thống sổ sách, chứng từ sử dụng là nhưnhau và được quy định trước, tuy nhiên mỗi đơn vị có thể lựa chọn hình thức kếtoán tương ứng với hệ thống sổ sách khác nhau để tạo thành yếu tố kiểm soát cóhiệu lực Ngoài ra việc sử dụng các chứng từ có đánh số trước theo thứ tự liên tục sẽtránh việc bỏ sót, dấu diếm, tránh việc trùng lắp các khoản phải thu Đặc biệt đối

Trang 11

với các công ty có nghiệp vụ liên quan tới các khoản phải thu có quy mô lớn, thôngthường hang tháng kế toán tổng hợp lập bảng cân đối giữa giá trị hang bán với cáckhoản đã thu tiền, và các khoản phải thu Để đảm bảo tính khách quan, các bảng cânđối này có thể phân công cho người không liên quan đến thu tiền, ghi sổ thu tiền vàbán hang lập ra và gửi qua bưu điện để đối tượng phải thu dễ dàng trả lời ngay cảkhi có sai sót.

_ Sự giám sát của người độc lập: Thông thường doanh nghiệp sử dụng KTVnội bộ để kiểm soát việc xử lý và ghi chép các hoạt động liên quan tới thu tiền đểđảm bảo chất lượng hoạt động kiểm soát

Hiểu được các công việc KSNB chủ yếu đối với hoạt động ghi nhận khoảnmục phải thu sẽ giúp KTV xác định được các trắc nghiệm đạt yêu cầu tương ứngcũng như giúp định hướng công việc kiểm toán sau này

1.2.4 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng.

Cũng như mọi hoạt động có ý thức khác của con người, đặc biệt với tính chấtcủa một hoạt động chuyên sâu cao về nghề nghiệp, kiểm toán cũng có mục đíchcùng những tiêu điểm cần hướng tới Tập hợp các tiêu điểm hướng tới mục đíchcũng những tiêu điểm cần hướng tới Tập hợp các tiêu điểm hướng tới mục đích đóđược gọi là hệ thống mục tiêu kiểm toán

Trong kiểm toán, việc xác định hệ thống mục tiêu kiểm toán khoa học trên

cơ sở các mối quan hệ vốn có của đối tượng và khách thể kiểm toán là vô cùng quantrọng, nó sẽ giúp kiểm toán viên thực hiện đúng hướng và có hiệu quả hoạt độngkiểm toán, từ đó đưa ra được ý kiến hay kết luận kiểm toán đúng đắn Điều này đãđược kiểm nghiệm qua thực tế hoạt động kiểm toán và đã được cụ thể hoá trongchuẩn mực kiểm toán Quốc tế nói chung cũng như chuẩn mực kiểm toán Việt Namnói riêng

Theo chuẩn mực kiểm toán Quốc tế số 200, Những mục tiêu và nguyên tắcxuyên suốt quá trình kiểm toán BCTC: “ Mục tiêu kiểm toán BCTC là giúp chuyêngia kiểm toán đưa ra ý kiến rằng BCTC có được lập theo khuôn khổ đã quy định xéttheo tất cả các khía cạnh trọng yếu hay không Cụm từ được sử dụng để diễn đạt ýkiến của chuyên gia kiểm toán là “ phản ánh trung thực”, tương đương với “ trìnhbày trung thực trên tất cả các mặt trọng yếu”

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chiphối kiểm toán BCTC cũng khẳng định: “ Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúpcho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC cóđược lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận,

có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tàichính trên các khía cạnh trọng yếu hay không”

Trang 12

Hệ thống mục tiêu kiểm toán bao gồm: Mục tiêu chung và mục tiêu đặc thù.Mục tiêu chung lại được chia thành mục tiêu hợp lý chung và mục tiêu chungkhác Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghitrên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý vàthông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ vớiviệc lựa chọn các mục tiêu chung khác Các mục tiêu chung khác gồm : Hiệu lực,tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, chính xác cơ học, phân loại và trình bày.

Mục tiêu đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm củakhoản mục hay phần hành cùng cách phản ánh theo dõi chúng trong hệ thống kếtoán và hệ thống kiểm soát nội bộ Theo đó, mỗi mục tiêu chung có ít nhất một mụctiêu đặc thù

Với kiểm toán khoản phải thu khách hàng, hệ thống mục tiêu kiểm toán như sau:

Bảng 1.1: Hệ thống mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng.

Tính hợp lý

chung

Các khoản nợ phải thu tại ngày lập BCTC được xác định đúng, đảmbảo không có sai sót trọng yếu phát sinh có liên quan tới việc phảnánh số liệu trên BCTC

Tính được phép

hay cho phép

- Các nghiệp vụ bán hàng đều được phê chuẩn: có lệnh bán hànghay phiếu xuất kho

- Có sự xét duyệt bán chịu đối với các khách hàng

- Việc tiếp nhận, xét duyệt hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán

là đúng đắn

- Phiếu thu tiền được đối chiếu và ký duyệt

Tính đúng kỳ - Các nghiệp vụ bán hàng được ghi đúng thời gian phát sinh

- Các khoản thu tiền ghi đúng thời gian

Tính hiện hữu Các khoản nợ phải thu đã ghi chép có thực tại thời điểm lập báo

cáo, cụ thể:

- Hàng bán hoặc dịch vụ ghi sổ thực tế đã vận chuyển đến ngườimua là có thật

- Các khoản đã thu tiền đã ghi sổ thực tế đã nhận

Tính đầy đủ Tất cả các khoản nợ phải thu có thực đều được ghi nhận đầy đủ:

- Mọi nghiệp vụ bán hàng đã được ghi sổ

- Tiền mặt thu được đã ghi đầy đủ vào sổ quỹ và các nhật ký thu

Trang 13

- Các khoản thu tiền ghi đúng vào sổ quỹ, sổ cái và tổng hợp đúng.

- Những khoản nợ phải thu phải được ghi chép đúng số tiền cộnggộp trên BCTC và phù hợp giữa chi tiết các khoản nợ phải thu với

sổ cái

Tính giá - Các khoản phải thu đều được tính giá đúng cả về tổng số và riêng

các khoản có thể thu được

- Các khoản bán hàng đã ghi sổ đúng về số lượng, chủng loại hànghóa đã vận chuyển và các hóa đơn bán hàng đã lập đúng

- Các khoản tiền thu đã ghi sổ và đã nộp đều đúng với giá hàng bán

- Việc xác định giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết hoặc đã xử lý làđúng đắn và có cơ sở hợp lý

vụ - Các khoản phải thu được trình bày trên BCTC đều thuộc sở hữucủa công ty

- Giá trị tài sản mang cầm cố, ký cược, ký quỹ thuộc quyền sở hữucủa đơn vị

1.2.5 Căn cứ để kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng.

Để đưa ra được ý kiến kiểm toán về khoản mục phải thu khách hàng một cáchđúng đắn, KTV cần thu thập được các bằng chứng về quá trình xử lý kế toán đối vớicác nghiệp vụ liên quan đến khoản phải thu khách hàng Cụ thể như:

- Các sổ hạch toán có liên quan đến khoản phải thu khách hàng bao gồm các sổhạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán Ví dụ: sổ hạch toán nghiệp vụnhư :Nhật kí thu tiền, Thẻ kho, Nhật ký bảo vệ kho, Nhật ký vận chuyển hàng hoá

Và các sổ kế toán chủ yếu bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết củacác tài khoản liên quan chủ yếu như : TK 131, 511, 111, 112…

- Các chứng từ kế toán liên quan đến khoản phải thu khách hàng như: phiếu xuấtkho, hoá đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ, phiếu thu tiền, giấy báo, bảng sao kêcủa ngân hàng ( trong trường hợp sau một thời gian khách hàng trả tiền mua

Trang 14

- Tài liệu khác có liên quan : Biên bản đối chiếu công nợ, bảng kê số dư cáckhoản nợ phải thu khách hàng tại ngày 31/12, Đơn đặt hàng, Biên bản bàn giao,Hợp đồng kinh tế về bán hàng và cung cấp dịch vụ, Bảng niêm yết giá của đơnvị….

- Các chứng từ liên quan đến việc giảm khoản phải thu khách hàng: các chứng từchiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội thực hiện.

Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểmtoán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầu đủ và có giá trị làm căn cứcho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, cuộckiểm toán thường được tiến hành theo quy trình chung gồm ba giai đoạn: chuẩn bịkiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán Kiểm toán khoản mục phải thukhách hàng là một phần hành trong kiểm toán BCTC và cũng tuân theo quy trìnhchung đó

Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán: đây là giai đoạn Ban giám đốc CPA HANOI

sẽ xem xét việc chấp nhận kiểm toán cho công ty khách hàng và lập kế hoạch kiểmtoán, chuẩn bị các công việc hậu cần cần thiết để tiến hành kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trongmỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cầnthiết khác cho kiểm toán Việc lập kế hoạch kiểm toán đã được quy định rõ ở chuẩnmực số 4 trong 10 chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận rỗng rãi ( GAAS): Công táckiểm toán phải được lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý, nếu có, phải được giám sátđúng đắn; và trong chuẩn mực số 300 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Thực hiên kế hoạch kiểm toán là quá trình triển khai một cách chủ động vàtích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực

về mức độ trung thực hợp lý của BCTC trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán

Trang 15

đầy đủ và tin cậy Trên thực tế, quá trình này là việc KTV thực hiện các loại thủ tụckiểm toán:

_ Thủ tục kiểm soát

_ Thủ tục phân tích

_ Thủ tục kiểm tra chi tiết

Ba loại thủ tục này thường được thực hiện theo trình tự và phụ thuộc vào nhau,kết quả của thủ tục trước là cơ sở để thực hiện thủ tục tiếp theo

Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán.

Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thực hiện, CPA HANOI yêu cầu nhân viêncủa Công ty hoàn thiện giấy tờ làm việc của mình, đánh tham chiếu theo đúngquy định và đưa ra ý kiến cuối cùng về khoản phải thu khách hàng Giấy tờ làmviệc của kiểm toán viên phải nêu đầy đủ và chi tiết các bước công việc đã thựchiện kèm theo các phát hiện tương ứng Ý kiến về khoản mục này dựa trên khíacạnh trọng yếu và có thể đưa ra các kiến nghị, bút toán điều chỉnh nếu cần thiết.Các sai phạm phát hiện được trước khi nêu ra trong ý kiến kiểm toán cần thảoluận với khách hàng, lắng nghe giải trình của nhà quản lý và kế toán viên, bổsung các giải trình này vào giấy tờ làm việc để giải thích cho những sai phạmkhông kiến nghị hay không điều chỉnh Giấy tờ làm việc cần được lưu trữ vào hồ

sơ kiểm toán và được soát xét kỹ, là cơ sở để hoàn thiện báo cáo kiểm toán

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán.

Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, các thành viên trong đoàn kiểmtoán được lựa chọn, kế hoạch và chương kiểm toán cần được xây dựng Lập kếhoạch và xây dựng chương trình kiểm toán là bước công việc quan trọng quyếtđịnh tới chất lượng một cuộc kiểm toán Không chỉ lên kế hoạch tổng quát chocuộc kiểm toán, phân công công việc cho các thành viên trong đoàn, kế hoạchkiểm toán ở CPA HANOI còn chi tiết các bước công việc đối với từng phầnhành cụ thể, hướng dẫn rõ ràng cho người thực hiện phần hành đó Để xây dựngđược kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán tốt nhất, cần thu thập đượcmột số thông tin cơ bản về khách hàng cũng như phần hành kiểm toán

1.3.1.1 Lập kế hoạch chiến lược kiểm toán

Tại Công ty, kế hoạch kiểm toán chiến lược chỉ được lập cho các cuộc kiểmtoán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán Báo cáo tài chínhcho nhiều năm Chiến lược kiểm toán do người phụ trách cuộc kiểm toán lập ra và

Trang 16

Giám đốc là người phê duyệt Quá trình lập chiến lược cho phép kiểm toán viên:

- Xem xét quan điểm của khách hàng, có thể diễn đạt những phát hiện củamình mà khách hàng quan tâm

- Hiểu biết về tình hình kinh doanh, ngành nghề mà khách hàng đang hoạtđộng, mục tiêu kinh doanh và những rủi ro khiến khách hàng không thể đạt đượcmục tiêu này

- Nhận ra tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ và lập phương pháptiếp cận kiểm toán đối với hệ thống kiểm soát nội bộ

- Thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu lực bằng cách tập trung công việckiểm toán vào những mục tiêu kiểm toán với rủi ro sai sót đáng kể

- Tăng cường trao đổi thông tin với khách hàng và trao đổi thông tin giữa cácthành viên trong nhóm kiểm toán

- Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện

- Giám đốc Công ty duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểmtoán Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập

kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán

1.3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Kế hoạch kiểm toán tổng thể được lập theo mẫu của Công ty Bao gồm cáccông việc chính sau:

- Thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong năm kiểmtoán (lĩnh vực hoạt động, tóm tắt các quy chế kiểm soát nội bộ của khách hàng, đặcđiểm kinh doanh và các biến đổi trong trong công nghệ sản xuất kinh doanh…

- Các điều khoản của hợp đồng cần nhấn mạnh (yêu cầu về thời gian, tiến độthực hiện, Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý)

- Hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán (chế độ kế toán,chuẩn mực kế toán áp dụng, chính sách kế toán và những thay đổi chính sách kếtoán trong việc lập BCTC, các thông tư, quy định và chế độ phải tuân thủ…)

- Đánh giá rủi ro: Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát ở mức cao,trung bình, thấp và tóm tắt, đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ

- Xác định mức độ trọng yếu của các khoản mục như: Lợi nhuận trước thuế,

Trang 17

Doanh thu, Tài sản lưu động, Tài sản dài hạn, Nợ ngắn hạn, Vốn chủ sở hữu Kiểmtoán viên phải đưa ra lý do lựa chọn mức độ trọng yếu là gì, xác định mức trọng yếucho từng mục kiểm toán, khả năng có sai sót trọng yếu, các nghiệp vụ phức tạp, cácước tính kế toán cần chú trọng

- Phương pháp kiểm toán đối với từng khoản mục

- Yêu cầu về nhân sự: Là các thành viên tham gia cuộc kiểm toán, gồmtrưởng phòng phụ trách, trưởng nhóm kiểm toán, các kiểm toán viên và các trợ lýkiểm toán

- Các vấn đề khác (nếu có)

- Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể: Kiểm toán viên sẽ tổng hợp lại rủi

ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, mức trọng yếu theo thứ tự đối với yếu tố hoặc khoảnmục quan trọng và đưa ra phương pháp, thủ tục kiểm toán

Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, Kiểm toán viên sẽ phânloại chung về khách hàng là khách hàng quan trọng, hay bình thường

1.3.1.3 Thiết kế chương trình kiểm toán.

Chương trình kiểm toán của Công ty được thiết kế cho từng khoản mục vàCông ty có một chương trình kiểm toán sẵn Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toánviên thường dựa chủ yếu vào chương trình kiểm toán đó Tuy nhiên, tùy vào đặcđiểm cụ thể của từng đối tượng kiểm toán mà kiểm toán viên có thể bổ sung hoặcthay đổi một phần nào đó của chương trình kiểm toán cho phù hợp Cụ thể, đối vớikhoản phải thu khách hàng thì chương trình kiểm toán như sau:

Bảng 1.2 Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng.

STT NỘI DUNG

Ngày thực hiện

Người thực hiện

Tham chiếu

1 Thủ tục kiểm toán

1.1 - Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công

nợ (theo cả nguyên tệ và đồng hạch toán) bao

gồm cả số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư

cuối kỳ Thực hiện đối chiếu số liệu trên bảng

tổng hợp chi tiết công nợ với số kế toán tổng

hợp, sổ kế toán chi tiết, và BCTC

- Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết

cuối kỳ năm trước

- Kiểm tra trình bày với khoản phải thu trên

Trang 18

1.3

1.4

BCĐKT

Phân tích sự biến động số dư cuối kỳ với các

khoản phải thu giữa kỳ này với kỳ trước, giải

thích biến động bất thường (nếu có)

Thu thập bảng phân tích tuổi nợ, phân tích sự

biến động tỷ trọng các khoản dự phòng trên tổng

số dư các khoản phải thu Đánh giá khả năng thu

hồi công nợ và so sánh với các quy định của Nhà

nước về việc lập dự phòng nợ khó đòi

So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng

doanh thu của năm nay so với năm trước, nếu có

biến động lớn thì trao đổi với khách hàng về

nguyên nhân của sự biến động này(sự thay đổi

trong chính sách bán hàng, khả năng thanh toán

của khách hàng…)

2 Kiểm tra chi tiết

2.1

2.2

Xem sổ kế toán tổng hợp để tìm ra các giao dịch

bất thường (đối ứng bất thường, nội dung bất

thường…) kiểm tra chứng từ, giải thích nội dung

của các giao dịch này chỉ ra những điểm bất hợp

lý và ảnh hưởng của nó

Đánh giá sự hợp lý của số dư các khoản phải thu

- Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản khách

hàng đảm bảo không có những bất thường (số dư

lớn bất thường, dư có, phân loại không hợp lý, để

lẫn các nội dung khác như phải thu nội bộ, phải

thu nhân viên…)

- Kiểm tra đối với khách hàng có số dư có Thu

thập các hợp đồng hoặc thỏa thuận bán hàng để

kiểm tra tính hợp lý của số dư này và đảm bảo

rằng không có khoản nào đã đủ điều kiện ghi

nhận ghi nhận doanh thu mà chưa được ghi nhận

- Kiểm tra một số dư lớn có giá trị đối chiếu với

các hợp đồng, thỏa thuận bán hàng để xác định

sự hợp lý của số dư này

- Kiểm tra việc tính toán và ghi nhận các khoản

lãi chậm trả(nếu có), đối chiếu sang phần kiểm

toán thu hoạt động tài chính

- Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các

biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm khóa sổ

(nếu có)

- Gửi các yêu cầu xác nhận các khoản phải thu

tới những người mua hàng thường xuyên hoặc

Trang 19

+ Tính tổng các khoản phải thu đã được xác nhận

và so sánh với tổng số các khoản phải thu

+ Xem xét các khoản chênh lệch với sổ kế toán

chi tiết và tìm lời giải thích

+ Đối với trường hợp không trả lời thủ tục kiểm

tra việc thanh toán sau ngày khóa sổ kế toán hoặc

việc ký nhận mua hàng trên hóa đơn, báo cáo

xuất kho hàng bán của bộ phận bán hàng, báo cáo

ra của bộ phận bảo vệ

Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng phát sinh lớn,

bất thường số dư lớn, kiểm tra các định khoản

trên sổ kế toán chi tiết và đối chiếu với các chứng

từ kế toán để đảm bảo rằng các giao dịch được

ghi nhận chính xác

Kiểm tra các giao dịch này đến ngày15 của năm

tiếp theo để đảm bảo không có giao dịch nào cần

phải ghi nhận trong năm nay mà chưa được ghi

nhận

Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ

Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp

dụng tỷ giá khi hạch toán các khoản công nợ

- Kiểm tra việc đánh giá lại số dư các khoản công

nợ có gốc ngoại tệ Xác định chênh lệch tỷ giá

phát sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư

Kiểm tra việc lập dự phòng và các khoản phải

thu khó đòi

-Đánh giá cơ sở của các khoản dự phòng nợ phải

thu khó đòi được lập có phù hợp với quy định

hiện hành không Đảm bảo việc hạch toán chính

xác đầy đủ các khoản dự phòng

-Tìm kiếm các khoản công nợ đủ điều kiện lập

dự phòng (số dư kéo dài, khách hàng mất khả

năng thanh toán…) nhưng chưa ghi nhận Trao

đổi với khách hàng về biện pháp xử lý

-Kiểm tra căn cứ để xóa nợ các khoản nợ đã xóa

trong năm và đối chiếu với tài khoản 004

-Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán

để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin với

khách hàng thanh toán công nợ

Từ đó có thể kết luận khả năng thu hồi các

Trang 20

khoản công nợ.

Lưu ý: Chỉ ra chênh lệch giữa số dư TK139 theo

kế toán thuế và kế toán tài chính(nếu có)

3.1

3.2

Đưa ra bút toán điều chỉnh và những vấn đề được

đề cập trong thư quản lý

Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả

công việc đã thực hiện

1.3.2 Thực hiện kiểm toán.

Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuậtkiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán ccụ thể để thu thập bằng chứng kiểmtoán Để thực hiện kế hoạch kiểm toán nói chung cũng như thực hiện kế hoạch kiểmtoán khoản phải thu nói riêng, KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bao gồm cácthủ tục sau :

1.3.2.1 Thực hiện thủ tục khảo sát về KSNB đối với khoản phải thu khách hàng

Thực hiện các thủ tục khảo sát về KSNB đối với khoản phải thu khách hàng,KTV cần kiểm tra xem hệ thống KSNB có đạt được mục tiêu sau đây:

+ Có quy định chặt chẽ về việc theo dõi từng loại công nợ và từng đối tượng đểtránh nhầm lẫn vì trong quá trình sản xuất kinh doanh phát sinh việc mua bán, traođổi với nhiều đối tượng khác nhau

+ Các khoản phải thu phải được theo dõi chặt chẽ, phải có sự xét duyệt bán chịutrước khi bán hàng, ghi nhận phải thu các đối tượng đúng số tiền trên hoá đơn, đúngthời gian, có đối chiếu công nợ đối với từng đối tượng, có bảng phân tích và theodõi tuổi nợ… Vì các khoản phải thu là một loại tài sản khá nhạy cảm với nhữnggian lận, ví dụ: bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô…

+ Có sự kiểm soát trong việc ghi nhận các khoản công nợ phải đầy đủ, kịp thời,

có hệ thống và có sự phân loại rõ ràng

+ Có quy định và kiểm tra chặt chẽ về việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ đúng quy định

để hạch toán khoản phải thu khách hàng, đảm bảo tính thống nhất

+ Có những chính sách đảm bảo các khoản phải thu khó đòi phải được lập dựphòng

Để đạt được các mục tiêu trên, KTV cần thực hiện các thủ tục sau :

- Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát

Trang 21

nội bộ đối với khoản phải thu khách hàng.

Để có được hiểu biết về các chính sách, quy định của đơn vị về KSNB đối vớikhoản mục phải thu khách hàng, KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấpcác văn bản quy định về KSNB có liên quan như : quy định về việc lập dự phòngphải thu khó đòi, quy đinh về việc thực hiện đối chiếu công nợ vào cuối kì với cácđối tượng phải thu, quy định về việc theo dõi các đối tượng công nợ

Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý đến cáckhía cạnh cơ bản:

+ Tính đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các khâu quản lýkhoản phải thu khách hàng như : như khâu kiểm soát bán chịu, khâu thu tiền hàngbán chịu, khâu theo dõi và thanh toán công nợ với khách hàng

+ Tính chặt chẽ của quy chế KSNB đó Ví dụ: đối với quy định về khâu kiểmsoát bán chịu phải có sự phê chuẩn của cấp có thẩm quyền ( đầy đủ chữ ký củangười có liên quan)

- Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB

Các phương pháp cụ thể thường được sử dụng để kiểm tra tính hữu hiệu và tính

thường xuyên liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm bao gồm:

- Thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn về KSNB khoản phải thu khách hàng Việc thiếtlập hệ thống câu hỏi này phải theo trình tự, đầy đủ và chặt chẽ KTV muốn lập đượcmột hệ thống câu hỏi chặt chẽ và đầy đủ thì phải có sự hiểu biết nhất định về kiểmsoát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng cũng như hiểu biết về sự vậnhành và quy chế kiểm soát đặc thù của mỗi công ty được kiểm toán Có như vậybảng hệ thống câu hỏi được đặt ra mới xác thực phù hợp, giúp KTV thu thập đượcnhiều thông tin hơn qua việc điều tra này

- Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình kiểm soát nội bộ các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc hình thành khoản phải thu khách hàng Khikhảo sát quá trình kiểm soát của khoản mục này ở DN, ta cần phải lưu ý đến các cơ sởdẫn liệu của quy chế kiểm soát nội bộ như tính hiện hữu, tính hiệu lực và tính liên tụccủa quy chế kiểm soát nội bộ trong DN Đồng thời, KTV cũng luôn phải đặt ra các câuhỏi nghi ngờ về tính hiệu lực, hiệu quả và liên tục của quy trình kiểm soát nội bộ.Những lưu ý phát sinh do sự đặc thù và khác biệt trong kiểm soát nội bộ của DN

Trang 22

- Điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối và kiểm tra ngượclại, trong đó phỏng vấn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì thực hiệnđơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao.

- Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNBđối với khoản phải thu

Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc cơ bản :

+ Phân công, phân nhiệm

+ Bất kiêm nhiệm

+ Phê chuẩn, ủy quyền

Cụ thể, đối với khoản mục phải thu khách hàng :người chịu trách nhiệm ghi sổ kếtoán theo dõi các khoản công nợ phải thu có tham gia vào việc bán hàng, lập hóađơn hay không; người đứng ra bán hàng đồng thời có phải là người thu tiền củakhách hàng hay không?

Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát về hệ thống KSNB và dựa vào kết quả đãthu thập , KTV đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu khách hàng

ở mức độ cao, trung bình, thấp đối với khoản mục phải thu khách hàng Nếu hệthống KSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giáthấp và kiểm toán viên có thể tin tưởng vào hệ thống KSNB và ngược lại Trên cơ

sở đó, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện đượcmục tiêu kiểm toán

1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích

Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm mục đíchxem xét tính hợp lý về sự biến động của số dư các tài khoản phải thu giữa năm kiểmtoán hiện hành và các năm trước Việc lựa chọn quy trình phân tích, phương pháp

và mức độ phân tích tuỳ thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của KTV

Các thủ tục phân tích thường được áp dụng đối với các khoản phải thu gồm:

- Phân tích ngang: xem xét sự biến động khoản phải thu khách hàng giữa kỳ này

và kỳ trước để đánh giá mức độ thanh toán Việc so sánh giá trị khoản phải thukhách giữa các kỳ giúp KTV xác định được các biến động của các khoản phải thu,

từ đó xác định được nguyên nhân của sự biến động đó là hợp lý hay không

- Phân tích dọc : việc phân tích dựa trên sơ sở so sánh sự thay đồi về tỷ trọng

Trang 23

của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung Đối với khoản phải thu khách hàng,cần xem xét về sự biến động về tỷ trọng của khoản phải thu khách hàng trong tổngcác khoản phải thu ngắn hạn

- KTV còn phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng / các khoản phảithu, đánh giá khả năng thu hồi của các công nợ và quy định của Nhà nước cho phép

- Ngoài ra, KTV có thể áp kỹ thuật phân tích khác như kỹ thuật qua hệ số (sosánh: Số vòng thu hồi nợ = Doanh thu thuần / Số dư bình quân các khoản phải thu;Thời hạn thu hồi nợ bình quân = Số ngày trong kỳ / Số vòng thu hồi nợ; Hệ số cáckhoản phải thu = Các khoản phải thu / Tổng tài sản của năm nay so với nămtrước), so sánh tỷ lệ nợ phải thu trên doanh thu năm nay so với năm trước, so , sosánh tỷ lệ hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng trên doanh thu năm nay so với nămtrước,…

Việc tiến hành các thủ tục phân tích giúp KTV thấy được nguyên nhân dẫn đến

sự biến động là hợp lý hay không? Trên cơ sở đó, KTV khoanh vùng trọng tâmkiểm toán và đi vào kiểm tra chi tiết

1.3.2.3.Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản phải thu khách hàng

Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục phải thu khách hàng bao gồm:

a, Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phải thu khách hàng

- Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “sự phát sinh” của nghiệp vụ

+ Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản phải thu khách hàng đã ghi sổ

kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết phải thu khách hàng

+ Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng chịu: như đơn đặt hàng, hợpđồng thương mại … xem xét tính đúng đắn, hợp lý của nội dung phê chuẩn và tínhthẩm quyền của người phê chuẩn

+ Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng chịu trên có chứng từ xuất kho, chứng từ vậnchuyển tương ứng (nếu có) hay không

+Gửi thư hoặc trực tiếp yêu cầu người mua xác nhận về công nợ để có cơ sở xácminh về tính có thật của khoản phải thu khách hàng

+ Kiểm tra sơ đồ hạch toán thông qua bút toán ghi sổ đồng thời trên các sổ tàikhoản tương ứng như (TK 511, TK 3331…)

Trang 24

- Kiểm tra cơ sở dữ liệu “tính toán và đánh giá”

+ Tiến hành kiểm tra các thông tin là cơ sở mà đơn vị dùng để tính khoản phảithu khách hàng xem có hợp lý và đúng đắn hay không Cụ thể là kiểm tra về: sốlượng, đơn giá, thuế suất thuế GTGT của hàng bán chịu

+ Trường hợp bán hàng chịu bằng ngoại tệ, Kiểm toán viên phải kiểm tra tỷgiá ngoại tệ ghi nhận trên hóa đơn bán chịu có đúng theo tỷ giá ngoại tệ do ngânhàng công bố tại thời điểm bán hàng chịu hay không

- Kiểm tra cơ sở dữ liệu “sự hạch toán đầy đủ”

+ Kiểm tra tính liên tục của chứng từ, hoá đơn phải thu khách hàng, đặc biệtchú ý đến các chứng từ chứng minh của các nghiệp vụ phát sinh vào đầu và cuối kỳ,nhằm kiểm tra xem các nghiệp vụ này đã được ghi sổ vào sổ kế toán tổng hợp, chi

tiết, báo cáo công nợ, bảng kê phải thu khách hàng hay chưa Kiểm tra các nghiệp

vụ thanh toán của người mua phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau

- Kiểm tra CSDL về sự phân loại và hạch toán đúng đắn khoản phải thu khách hàng

+KTV kiểm tra chính sách phân loại và hạch toán các khoản phải thu của đơn vị.

+ Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng, tính đầy đủ, chínhxác , để đảm bảo không lẫn lộn giữa nghiệp vụ phải thu khách hàng với nghiệp vụkhách như ( phải thu nội bộ, phải thu khách)

+ Để thực hiện kiểm toán cơ sở dẫn liệu này, kiểm toán viên phải có sự amhiểu về từng loại nợ phải thu khác nhau để thực hiện kiểm tra cho từng loại nợ khácnhau Đồng thời, phải tổng hợp nợ phải thu khách hàng theo từng loại nợ trên sổ kếtoán chi tiết, theo từng khách nợ để đối chiếu với bảng kê công nợ và báo cáo công

nợ theo từng loại nợ, từng khách nợ Những chênh lệch phát sinh có thể là những

trường hợp kế toán doanh nghiệp phân loại không đúng.

+ Kiểm toán viên kiểm tra các sổ chi tiết công nợ và quá trình ghi chép đúng

phương pháp bằng cách xem xét, đối chiếu, quan sát quá trình xử lý nghiệp vụ phátsinh và việc ghi sổ kế toán theo đúng quy định

- Kiểm tra CSDL về sự phân loại và hạch toán đúng kỳ của nghiệp vụ phải

thu khách hàng.

+ Kiểm toán viên còn phải thực hiện kiểm tra ngày tháng trên chứng từ, hoáđơn có liên quan với ngày tháng ghi nhận nghiệ vụ vào sổ kế toán và bảng kê các

Trang 25

chứng từ hoá đơn hàng bán ra trong kì Ngoài ra để kiểm tra các nghiệp vụ phải thukhách hàng có được ghi chép đúng kỳ hay không thì kiểm toán viên cũng phải kiểmtra các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải thu phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau.

- Kiểm tra CSDL về sự cộng dồn và báo cáo

+ Tiến hành kiểm tra việc tổng hợp lỹ kế số phát sinh trên từng sổ chi tiết cũngnhư sổ kế toán tổng hợp về các khoản phải thu khách hàng về các khía cạnh : tínhđầy đủ của các khoản phải thu khách hàng, các đối tượng phải thu, tính chính xáccủa kết quả tổng hợp

b, Kiểm toán chi tiết số dư nợ phải thu khách hàng

- Kiểm tra CSDL về sự hiện hữu của khoản nợ còn phải thu khách hàng trên

sổ kế toán là thực tế đang tồn tại

+ Phương pháp kiểm tra của kiểm toán viên tốt nhất là nhờ khách hàng xácnhận về công nợ Tuy nhiên, trong thực tế việc nhờ người mua xác nhận không phảilúc nào cũng có kết quả, có thể người mua sẽ không trả lời hoặc có trả lời bằng vănbản nhưng không kịp thời Nếu không có điều kiện xác nhận thì kiểm toán viên phảithực hiện các kỹ thuật sau:

- Kiểm tra tính có thật của khách hàng, như: sự tồn tại thực tế, tính pháp lý.Nếu khách hàng là có thật thì kiểm toán viên phải thực hiện các kỹ thuật và bướckiểm toán tiếp theo

- Dựa trên kết quả kiểm toán các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán phát sinh,kiểm toán viên tính ra số dư và đối chiếu với số liệu của doanh nghiệp, tìm bằngchứng chứng minh cho chênh lệch nếu có

- Kiểm tra các chứng từ, hoá đơn làm căn cứ ghi sổ như hóa đơn bán chịu,chứng từ xuất kho, vận chuyển, hồ sơ tài liệu giao hàng liên quan…

- Kiểm tra cơ sở dẫn liệu về quyền và nghĩa vụ của các khoản nợ còn phải thu

khách hàng

+ Kiểm tra về quyền của doanh nghiệp đối với nợ phải thu khách hàng: Cáckhoản nợ phải thu khách hàng phản ánh quyền được thu của doanh nghiệp đối vớingười mua Tuy nhiên, nhiều trường hợp, các khoản nợ phải thu khách hàng đượcphản ánh trong sổ kế toan của doanh nghiệp, nhưng thực tế lại không có người muahoặc người mua không còn tồn tại, hoặc còn tồn tại nhưng lại không đủ tư cáchpháp nhân Vì vậy, việc xác minh về quyền được thu khoản nợ từ phía khách hàngthì KTV cần phải xác minh về đối tượng phải thu là có thật và số phải thu là có thậtbằng cách điều tra các thông tin về người mua hoặc gửi thư xin của người mua

Trang 26

- Kiểm tra cơ sở dữ liệu “tính toán và đánh giá”của khoản nợ còn phải thu

khách hàng

+ Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính toán nợ còn phải thu

mà đơn vị đã thực hiện bằng cách so sánh đối chiếu số lượng hàng bán chịu và đơngiá trên hóa đơn bán hàng chưa thu tiền với thông tin tương ứng đã ghi trên hợpđồng thương mại hay trên kế hoạch bán hàng, trên bảng niêm yết giá của đơn vị…

đã được phê chuẩn Trường hợp nợ phải thu chỉ còn một phần cần kiểm tra chứng từ

đã thu tiền tương ứng của hóa đơn đó

+ Kiểm tra tính chính xác về số liệu do đơn vị tính toán về nợ còn phải thu

Kiểm tra CSDL này KTV đặc biệt cần chú ý đối với những nghiệp vụ có sốtiền lớn, không bình thường hoặc nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ phải được quyđổi theo đúng tỷ giá quy định

- Kiểm tra cơ sở dữ liệu “tính đầy đủ”

Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ của khoản phải thu khách hàng: Thường kiểmtoán viên phải:

+ Cộng lại bảng kê số dư các khoản phải thu và đối chiếu với sổ cái

+ Chọn ra một số tài khoản phải thu của một vài đối tượng từ bảng kê để đốichiếu với sổ chi tiết phải thu khách hàng

.- Kiểm toán cơ sở dẫn liệu “tổng hợp và cộng dồn” nợ còn phải thu khách hàng

Lập bảng cân đối thử các khoản công nợ theo thời gian Dựa vào bảng cân đốithử để tiến hành so sánh, đối chiếu kiểm tra việc tính toán cộng dồn đối với từngkhách hàng và tổng số dư nợ còn phải thu Cụ thể:

+ Kiểm tra đối chiếu từng khách hàng với chứng từ gốc tương ứng để xemxét tính đầy đủ, chính xác của số dư

+ So sánh, đối chiếu tổng số dư trên bảng cân đối thử với số liệu trình bàytrên BCTC với số tổng hợp từ bảng kê công nợ của đơn vị

.- Kiểm toán cơ sở dẫn liệu “trình bày và công bố” nợ còn phải thu khách hàng

+ Kiểm tra thông tin trình bày trên BCTC về khoản nợ còn phải thu kháchhàng có phù hợp với quy định của chế độ kế toán hay không Cần lưu ý về sự riêngbiệt và trình bày số dư các khoản nợ phải thu khách hàng với số dư các khoản kháchhàng trả tiền trước, phân biệt số dư phải thu ngắn hạn và dài hạn

Trang 27

+ Kiểm tra tính nhất quán số liệu trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán của đơn

vị và sô liệu trên bảng cân đối thử theo thời gian của các khoản phải thu do kiểmtoán viên lập

1.3.3 Kết thúc kiểm toán

Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu kháchhàng, KTV thực hiện việc tổng hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằmsoát xét và đưa ra kết luận kiểm toán về khoản mục này

Đánh giá sự đầy đủ cũng như hiện hữu của các bằng chứng kiểm toán thuđược đối với việc đưa ra kết luận đối với khoản mục phải thu khách hàng của KTV.KTV tiến hành tổng hợp và đánh giá các sai sót phát hiện được trong quá trìnhkiểm toán, đồng thời KTV đưa ra bút toán điều chỉnh (nếu có) cho khoản mục này Với giai đoạn cuối cùng này, KTV tiến hành đưa ra các khuyến trong đó nêulên những hạn chế còn tồn tại đối với hệ thống kiểm soát nội bộ và công tác kế toánkhoản phải thu khách hàng cũng như tư vấn hướng xử lý sao phù hợp với nhữngquy định hiện hành

Trang 28

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY X DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI ( CPA HANOI ) THỰC HIỆN.

Như đã trình bày ở trên, Kiểm toán khoản phải thu là một phần hành trong kiểmtoán BCTC nên được thực hiện theo quy trình này gồm ba bước chính là chuẩn bịkiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán Để minh họa cho chuyên đềcủa mình em xin trình bày kết quả kiểm toán qua các công việc cụ thể của ba bướcchu trình kiểm toán khoản mục phải thu được thực hiện cho hai khách hàng X

2.1 Chuẩn bị kiểm toán

2.1.1 Khảo sát và đánh giá khách hàng

- Khi CPA HANOI nhận thư mời kiểm toán của công ty X - là khách hàngnăm đầu tiên, để thực hiện kiểm toán BCTC cho kì kế toán 01/01/2010 -31/12/2010 Để đánh giá khả năng có thể kiểm toán được, CPA HANOI tiến hànhtìm hiểu một số thông tin sơ bộ về khách hàng, cụ thể như sau:

Tên khách hàng : Công ty CP X

Niên độ kế toán: 01/01/2010– 31/12/2010 Người thực hiện: NTH Công việc : Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Ngày thực hiện :14/03/2011

Đánh giá: + X là một công ty TNHH chuyên kinh doanh thiết bị điện : Công tắc,

ổ cắm, bóng đèn huỳnh quang, phản quang,quạt công nghiệp ,quạt thông gió, Bóngđèn Compax tiết kiệm điện, các loại đèn trang trí

+ Từ trước đến nay Công ty X chưa có vụ việc gì liên quan đến viphạm pháp luật Nhà nước

 Qua đánh giá sơ bộ, nhận thấy rằng việc thực hiện kiểm toán cho công ty X

sẽ không gặp nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến lợi ích, danh tiếng của công ty Vìvậy,có thể đánh giá rằng công ty X là một khách hàng tiềm năng và quyết định điđến kí hợp đồng kiểm toán với công ty X

Ngày soát xét: 16/03/2011

Trang 29

Sau đó CPA HANOI gửi : Thư chào hàng cung cấp dịch vụ đến Ban giám đốccông ty X Khi có sự chấp thuận từ 2 phía, CPA HANOI sẽ tiến hành kí hợp đồngcung cấp dịch vụ với khách hàng X Hợp đồng kiểm toán chính là căn cứ pháp lýcho hoạt động kiểm toán, bảo về quyền lợi cho cả công ty CPA HANOI và phíakhách hàng Sau khi hợp đồng kiểm toán được kí, CPA HANOI sẽ phân công kiểmtoán viên thực hiện cuộc kiểm toán, thời gian thực hiện dự kiến thực hiện kiểm toántại công ty X.

2.1.2.Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán, Bố trí nhân sự kiểm toán và thời gian tiến hành cuộc kiểm toán

Hợp đồng kiểm toán là cơ sở pháp lý cho quyền và nghĩa vụ của Công ty kiểmtoán cũng như của khách hàng, do đó tại CPA HANOI hợp đồng kiểm toán đượclập và ký kết tuân theo các quy định về pháp luật hợp đồng Đây là điểm khởi đầucủa cuộc kiểm toán Thông qua việc tiếp cận khách hàng và xem xét về yêu cầukiểm toán của khách hàng, Công ty sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán và phâncông nhân sự thích hợp cho cuộc kiểm toán Số lượng, chất lượng kiểm toán viên sẽphụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, tính phức tạp của công việc tiến hành…

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm toán sắp tới, CPA HANOI gửi đếncho X bản danh sách các tài liệu yêu cầu X chuẩn bị Các tài liệu cần chuẩn bị gồm:

Bảng 2.1: Bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán

+ Kế hoạch SXKD của công ty, bảng tổng hợp đánh giá tình

hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2010…

+ Các biên bản kiểm tra, thanh tra, quyết toán…cho năm tài

chính 2008,2009,2010

+ Những thay đổi các quy chế quản lý tài chính và hệ thống

Kế toántrưởng

Khi bắt đầulàm việc

Trang 30

KSNB trong kỳ hoạt động 01/01/2009 đến 31/12/2010

+ Toàn bộ sổ cái, sổ kế toán chi tiết, các TK theo quy định của

Bộ tài chính

…………

Đối với khoản mục phải thu

Chi tiết các khoản phải thu tại ngày 31/12/2010 theo các TK Kế toán

viên

Khi bắt đầu làm việcBiên bản xác nhận (đối chiếu) công nợ với khách hàng tại thời

điểm31/12/2010 ( nếu có ) Kế toán viên Khi bắt đầu làm việcBảng phân tích tuổi nợ các khoản phải thu (nếu có ) Kế toán

viên

Khi bắt đầu làm việcTình hình tăng, giảm các khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa

công ty với đơn vị cấp trên hoặc cấp dưới Kế toán viên Khi bắt đầu làm việcBiên bản đối chiếu công nợ nội bộ hàng quý và cuối năm Kế toán

viên

Khi bắt đầu làm việc

Ngoài ra KTV còn yêu cầu gửi thư xác nhận số dư phải thu theo mẫu của công tykiểm toán (gửu thư kèm theo)

Trên cơ sở Hợp đồng kiểm toán đã ký, xác định khối lượng công việc kiểm toán

sẽ phải thực hiện, Ban giám đốc của CPA HANOI quyết định nhân sự và thời giantiến hành như sau:

Theo kế hoạch kiểm toán, cuộc kiểm toán được thực hiện từ ngày 18/03/2011đến ngày 25/03/2011, nhóm kiểm toán gồm các thành viên sau:

2.1.3.Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng.

2.1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

Lập kế hoạch kiểm toán được coi là bước công việc đầu tiên cho một cuộc kiểmtoán và có ảnh hưởng quan trọng đến các bước tiếp theo Kế hoạch kiểm toán phùhợp sẽ cho phép KTV triển khai công việc đúng hướng, đúng trọng tâm, tránh đượcnhững sai sót và hoàn tất công việc nhanh chóng

Trang 31

Để lập được kế hoạch kiểm toán, các KTV cần tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu

và thu thập các thông tin, tài liệu chủ yếu về khách hàng Tùy vào từng khách hàng

cụ thể (thường xuyên hay kiểm toán năm đầu tiên) mà kiểm toán viên tiến hành thuthập một phần hay toàn bộ những thông tin về hoạt động kinh doanh của kháchhàng Đối với những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên như công ty X thì đòi hỏiKTV phải thu thập toàn bộ thông tin về khách hàng từ khi thành lập cho tới khiKTV tiến hành kiểm toán BCTC Do Công ty X là khách hàng mới nên CPAHANOI đã thực hiện tìm hiểu về X thông qua việc trao đổi trực tiếp với ban giámđốc công ty X, bộ phận kế toán và xem xét các tài liệu của khách hàng Các thôngtin chung này được KTV tổng hợp lại và đưa lên mẫu giấy tờ làm việc Sau đây làmột số thông tin về khách hàng:

Bảng 2.2 : Giấy tờ làm việc thực hiện thủ tục tìm hiểu thông tin về khách hàng

Tên khách hàng : Công ty CP X

Niên độ kế toán: 01/01/2010 – 31/12/2010 Người thực hiện: NTH Công việc : Tìm hiểu thông tin về khách hàng Ngày thực hiện :14/03/2011

Loại hình công ty:

 Công ty X là công ty TNHH TM được sở kế hoạch và đâu tư Thành phố HàNội cấp giấy phép kinh doanh số 4102007648 ngày 06/12/2005

 Trụ sở chính đặt tại : 52 Ngọc Lâm- Long Biên – Hà Nội

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty là:

Công ty X là công ty TNHH TM chuyên kinh doanh thiết bị điện : Công tắc, ổcắm, bóng đèn huỳnh quang, phản quang,quạt công nghiệp ,quạt thông gió, Bóngđèn Compax tiết kiệm điện, các loại đèn trang trí…

Vốn điều lệ : của Công ty tại ngày lập Báo cáo tài chính này là: 12 tỷ đồng Ban giám đốc

Các thành viên Ban giám đốc đã tham gia điều hành trong năm và tại ngày lậpBáo cáo tài chính này bao gồm:

Trang 32

_Vương Ngọc Sơn - Phó giám đốc

Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12hàng năm

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND)

Người soát xét: NNT Ngày soát xét: 27/03/2011

Trang 33

Tiếp theo KTV tiến hành đánh giá về hệ thống KSNB của công ty

B ng 2.3 : Gi y t l m vi c th c hi n th t c áng giá v h th ng KSNB ấy tờ làm việc thực hiện thủ tục đáng giá về hệ thống KSNB ờ làm việc thực hiện thủ tục đáng giá về hệ thống KSNB àm việc thực hiện thủ tục đáng giá về hệ thống KSNB ệc thực hiện thủ tục đáng giá về hệ thống KSNB ực hiện thủ tục đáng giá về hệ thống KSNB ệc thực hiện thủ tục đáng giá về hệ thống KSNB ủ tục đáng giá về hệ thống KSNB ục đáng giá về hệ thống KSNB đáng giá về hệ thống KSNB ề hệ thống KSNB ệc thực hiện thủ tục đáng giá về hệ thống KSNB ống KSNB

Tên khách hàng : Công ty CP X

Niên độ kế toán: 01/01/2010 – 31/12/2010 Người thực hiện: NTH

Công việc : Đánh giá về hệ thống KSNB Ngày thực hiện :14/03/2011

1 Những thông tin về Ban lãnh đạo của công ty

Khách hàng: mới

Năng lực quản lý của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị công ty X là : tươngđối tốt , đều là những người được đào tạo từ trình độ đại học trở lên và có nhiềunăm tham gia hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh

Phụ trách kế toán : Nguyễn Thị Quỳnh.- 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kếtoán – tài chính Và đã làm tại công ty X được 5 năm

2 Các nhân tố bên ngoài

Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển vì vậy nhu cầu về chăm sóc sức khỏecủa mỗi người không ngừng được cải thiện Do đó lĩnh vực y tế ở nước ta vẫn làmột trong những lĩnh vực có nhiều lợi thế trong kinh doanh và rất ít bị ảnh hưởngbởi sự suy thoái về kinh tế Chính vì vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu củacông ty luôn có cơ hội để tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu của xã hội

3 Tình hình kinh doanh của khách hàng

Thay đổi nhà cung cấp: không thay đổi

Thay đổi trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hay kỹ thuật mới trong cácloại hình kinh doanh: không có sự thay đổi

Thị trường: trong nước là chủ yếu

Các loại hoạt động nghiệp vụ: nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu ủy thác, xuất khẩu,cho cửa hàng

Tình hình kinh doanh của khách hàng: hoạt động bình thường

Từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm hiện tại, Công ty chưa từng có vấn đề gìvướng mắc với các cơ quan pháp luật cũng như các cơ quan hữu quan BCTC củaCông ty năm 2009 được kiểm toán bởi AVA đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần

4 Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ:

Chính sách kế toán khách hàng đang áp dụng và những thay đổi trong chính sách:

Trang 34

không có thay đổi trong chính sách kế toán đơn vị đang áp dụng

Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và hệ thống máy vi tính: không ảnh hưởng

Đội ngũ nhân viên kế toán: không có sự thay đổi

Yêu cầu về báo cáo: theo qui định của Nhà nước

Kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểmsoát nội bộ là đánh tin cây và có hiệu quả

Cao Trung binh Thấp

2.1.3.2 Lập kế hoạch kiểm toán

Dựa trên hiểu biết về khách hàng và kế hoạch kiểm toán tổng thể, kiểm toán viênthiết kế chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng, chương trình kiểmtoán cho hai khoản mục này vẫn tuân theo trình tự các bước kiểm toán cơ bảnnhư sau:

Bảng 2.4 : Chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng :

 Việc đánh giá khoản phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính là gần đúng với giá trị

có thể thu hồi được: tức là các khoản phải thu phải được công bố theo giá trị có thể thu hồiđược thông qua sự phân tích về dự phòng nợ khó đòi và chi phí nợ khó đòi

 Đối với các khoản tiền là ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền hạch toán theo tỷ giáquy định (Tính đánh giá)

Trang 35

 Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản phải thu khách hàng phải được hạch toánđúng đối tượng, đúng tài khoản kế toán

 Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và báo cáo tài chính phải được thực hiệnmột cách chính xác và phù hợp với các nguyên tắc kế toán (Trình bày và khai báo)

Người thực hiện

Ngày thực hiện

1 Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp

3.1 Lập trang số liệu kế toán tổng hợp Thu thập bảng

tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên

tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ,

phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ Thực hiện đối

chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết công nợ với

số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết

và BCTC

3.2 Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết

cuối kỳ năm trước

3.3 Kiểm tra trình bày các khoản phải thu trên bảng cân

đối kế toán

3.4 Phân tích sự biến động số dư cuối kỳ các khoản phải

thu giữa kỳ này và kỳ trước, giải thích biến động

(chênh lệch) bất thường (nếu có)

3.5 Thu thập bảng phân tích tuổi nợ Phân tích sự biến

động tỷ trọng các khoản dự phòng trên tổng số dư

các khoản phải thu Đánh giá khả năng thu hồi của

các công nợ và so sánh với các qui định của Nhà

nước về việc lập dự phòng nợ khó đòi

3.6 So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng

doanh thu của năm nay so với năm trước, nếu có

biến động lớn thì trao đổi với khách hàng về nguyên

nhân của sự biến động này (sự thay đổi trong chính

sách bán hàng, khả năng thanh toán của KH…)

2 Kiểm tra chi tiết

3.1 Xem sổ kế toán tổng hợp để tìm ra các giao dịch bất

thường (đối ứng bất thường, nội dung bất

thường ) Kiểm tra chứng từ và giải thích nội dung

của các giao dịch này, chỉ ra những điểm bất hợp lý

và ảnh hưởng của nó

Trang 36

 Đánh giá sự hợp lý của số dư của các khoản phải

thu:

 Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản KH đảm

bảo không có những điểm bất thường (số dư lớn bất

thường, dư có, phân loại không hợp lý để lẫn các nội

dung khác như : phải thu nội bộ, phải thu nhân

viên )

 Kiểm tra đối với các khách hàng có số dư Có

Thu thập các hợp đồng hoặc thỏa thuận bán hàng để

kiểm tra tính hợp lý của các số dư này và đảm bảo

rằng không có khoản nào đã đủ điều kiện ghi nhận

doanh thu mà chưa được ghi nhận

 Kiểm tra một số số dư lớn có giá trị đối chiếu

với các hợp đồng, thỏa thuận bán hàng để xác định sự

hợp lý của các số dư này

 Kiểm tra việc tính toán và ghi nhận các khoản lãi

chậm trả (nếu có) , đối chiếu sang phần kiểm toán thu

hoạt động tài chính

 Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các

biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm khoá sổ (nếu

có);

 Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu

tới những người mua hàng thường xuyên hoặc các

khách hàng có số dư vượt quá (theo số tiền), có

tuổi nợ vượt quá (theo tuổi nợ)

 Tóm tắt các kết quả xác nhận:

Tính tổng số các khoản phải thu đã được xác

nhận và so sánh với tổng số các khoản phải thu

Xem xét các khoản chênh lệch với sổ kế toán chi

tiết và tìm lời giải thích

Đối với trường hợp không trả lời thực hiện thủ

tục kiểm tra việc thanh toán sau ngày khoá sổ hoặc

việc ký nhận mua hàng trên hoá đơn, báo cáo xuất

kho hàng bán của bộ phận bán hàng, báo cáo hàng

ra của bộ phận bảo vệ (nếu có)

3.2 Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng (phát sinh lớn,

bất thường, số dư lớn ), kiểm tra các định khoản

trên sổ kế toán chi tiết và đối chiếu với các chứng

từ kế toán để đảm bảo rằng các giao dịch được ghi

nhận chính xác

3.3 Kiểm tra việc chia cắt niên độ trong việc hạch toán

các khoản phải thu

Kiểm tra các giao dịch đến ngày năm tiếp theo

Trang 37

để đảm bảo không có giao dịch nào cần phải ghi

nhận trong năm nay mà chưa được ghi nhận

3.4 Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ

Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng

tỷ giá khi hạch toán các khoản công nợ

Kiểm tra việc đánh giá lại số dư các khoản công nợ

có gốc ngoại tệ Xác định chênh lệch tỷ giá phát

sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư

3.5 Kiểm tra việc lập dự phòng các khoản phải thu khó

đòi

 Đánh giá cơ sở của các khoản dự phòng nợ phải

thu khó đòi được lập có phù hợp với qui định hiện

hành không Đảm bảo việc hạch toán chính xác đầy

đủ các khoản dự phòng

 Tìm kiếm các khoản công nợ đủ điều kiện lập dự

phòng (số dư kéo dài, khách hàng mất khả năng

thanh toán ) nhưng chưa ghi nhận Trao đổi với

khách hàng về biện pháp sử lý

 Kiểm tra căn cứ để xóa nợ các khoản nợ đã xóa

trong năm và đối chiếu với Tài khoản 004

 Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán để

đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin tới khả

năng thanh toán của công nợ

 Từ đó có thể kết luận khả năng thu hồi của các

khoản công nợ

Lưu ý : chỉ ra chênh lệch giữa số dư TK 139 theo kế

toán thuế và kế toán tài chính (nếu có)

3 Kết luận:

3.1 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề

được đề cập trong thư quản lý Lập lại thuyết minh

sau điều chỉnh

3.2 Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công

việc đã thực hiện

3.3 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh

của kiểm toán

Người soát xét: NNT Ngày soát xét : 18/03/2011

2.2 Tổ chức thực hiện kiểm toán

2.2.1 Tổ chức thực hiện các thủ tục khảo sát về KSNB

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Trang 38

Những câu hỏi dưới đây nhằm trợ giúp cho việc đánh giá hệ thống KSNB củakhách hàng để giúp KTV xác định mức độ trọng yếu khi kiểm toán BCTC của

khách hàng Những câu hỏi này không những cung cấp cho KTV sự hiểu biết về hệ

thống KSNB mà còn giúp KTV trong việc xác định các thủ tục kiểm toán.

Trước tiên kiểm toán viên cần thu thập các câu trả lời bằng cách phỏng vấn nhân

sự chịu trách nhiệm quản lý hoặc ban hành các quy định của khách hàng Mỗi câu

hỏi được trả lời bằng cách điền vào các cột, dòng tương ứng:

Có = có áp dụng thủ tục kiểm soát

Không = Thủ tục kiểm soát là không cần thiết đối với hoạt động của khách hàng

Không áp dụng = thủ tục kiểm soát không cần thiết đối với hoạt động của

Doanh nghiệp

Với những thủ tục có trả lời “Có “ KTV sẽ thu thập bản copy văn bản quy định

của khách hàng hoặc mô tả lại một cách cụ thể trên các giấy làm việc khác

Với những thủ tục có câu trả lời “Không” hoặc “Không áp dụng “ KTV sẽ chỉ

rõ ảnh hưởng của nó đến rủi ro kiểm toán và những điểm cần khuyến nghị trongTQL để hoàn thiện hệ thống KSNB

Trang 39

Bảng 2.5 : Giấy tờ làm việc thực hiện thủ tục đánh giá hệ thống KSNB

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI (CPA HANOI)

Chuyên ngành kiểm toán, tư vấn,đào tạo … và thẩm định giá

Số 3, ngõ 1295 Giải Phóng – Hoàng Mai – Hà Nội; Tel :(84- 4) 39745 081/82 ;Fax:(84- 4) 39745 083

Tên khách hàng : Công ty CP X

Niên độ kế toán : 01/01/2010-31/12/2010 Tham chiếu E2

Khoản mục : 131- Phải thu khách hàng Người thực hiện NTH

Bước công việc :phỏng vấn bà Quỳnh về hê thống KSNB Ngày thực hiện 21/03/2011

Có Không Không ápdụng

1 Các chính sách áp dụng đối với khoản phải

thu có được quy định thành văn bản hay không? 

2 Công ty có theo dõi từng khoản phải thu

3 Các khoản nợ có được đối chiếu một lần

4 Các biên bản đối chiếu công nợ có được Ban

5 Ngoài bộ phận kế toán,có bộ phận nào khác

quản lý, theo dõi và lập các báo cáo đối với các

khoản phải thu?

6 Người chịu trách nhiệm ghi sổ kế toán theo

dõi các khoản công nợ phải thu có tham gia vào

việc bán hàng, lập hóa đơn hay không?

7 Các khoản công nợ có gốc là đồng tiền khác

đồng tiền hạch toán có được theo dõi chi tiết

theo nguyên tệ hay không?

8 Số dư các khoản phải thu có gốc là đồng tiền

khác đồng tiền hạch toán có được đánh giá lại

theo tỷ giá cuối kỳ không?

9 Người chịu trách nhiệm theo dõi các khoản

phải thu có theo dõi thường xuyên biến động tỷ

giá các ngoại tệ mà công ty phải thu không?

10 Công ty có quy định cụ thể vè tiêu thức xác

định các khoản nợ chậm trả, nợ khó đòi, hoặc

các khoản được phép xóa nợ không?

11 Các khoản phải thu có được theo dõi chi tiết

theo tuổi nợ để kịp thời thực hiện và quản lý thu

Trang 40

hồi nợ không?

12.Việc thu hồi nợ có được giao cho một người

13 Công ty có các biện pháp cụ thể để thu hồi

Đánh giá của KTV sau khi tiến hành kiểm tra hệ thống kiểm soát nội

Dựa trên các công việc đã thực hiện theo ý kiến của KTV : các thủ tục kiểmsoát có vẻ được thiết kế phù hợp và được vận hành một cách có hiệu quả trongsuốt năm cho phép ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa những sai sót đáng kể phátsinh

Khoanh vùng rủi ro

KTV đánh giá về rủi ro kiểm soát ở công ty X đối với khoản phải thu kháchhàng là bình thường và môi trường kiểm soát khá hiệu quả

Các vấn đề cần lưu ý trong Thư quản lý Người soát xét: NNT

KTV đã tiến hành một số thủ tục để khảo sát về hệ thống KSNB đối với khoảnphải thu khách hàng nhưng chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn Mặt khác,

X là một công ty lớn và năm nay có sự thay đối trong kinh doanh đó là Công tythực hiện việc mở rộng thị trường đến các tỉnh Miền Trung tức là Công ty có nhiềukhách hàng mới, ở xa nên việc kiểm soát các khoản phải thu khách hàng có thể cónhững thay đổi Nhưng ở đây KTV chỉ thực hiện phỏng vấn để tìm hiểu về hệ thốngKSNB dựa trên mẫu câu hỏi sẵn đã được chưa thiết kế chung mà chưa có được câuhỏi hoặc các thủ tục cần thiết khác để tìm hiểu về vấn đề này Do đó việc tìm hiểu

hệ thống KSNB của KTV có những hạn chế và điều này sẽ được đề cập cụ thể ởchương III của chuyên đề này

2.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Ngày đăng: 26/03/2015, 23:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w