1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

83 hoàn thiện quy trình kiểm toán đối vớikhoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn và kiểm toán anh (ACAC) thực hiện

112 138 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 20,86 MB

Nội dung

Trang 1

1.1 TỔNG QUAN VỀ KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 4

1.1.1 Khái niệm, vai trò của tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp 4

1.1.2 Đặc điểm TSCĐHH ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán BCTC 5

1.1.3 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với TSCĐ 6

1.2 KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 10

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính 101.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình 10

1.2.3 Những sai phạm có thể xảy ra trong việc quản lý, sử dụng và hạch toán tài sảncố định hữu hình 11

1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNHTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬPTHỰC HIỆN 12

1.3.1 Quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố đinh Hữu hình trong kiểm toán báocáo tài chính 12

1.3.2 Thực hiện kiểm toán 15

1.3.3 Kết thúc kiểm toán 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG

Trang 2

2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁNANH 23

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ACAC 23

2.1.1 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty ACAC 26

2.1.2 Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty ACAC 27

2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TYTNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN ANH THỰC HIỆN (ACAC) 30

2.2.1 Khái quát vê cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng 30

2.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán BCTCtại khách hàng 35

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN ĐỐIVỚI KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁNBÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN(ACAC) THỰC HIỆN 76

3.1 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁNKHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 76

3.1.1 Những ưu điểm 76

3.1.2 Hạn chế 79

3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại 80

3.2 Định hướng phát triển của Công ty TNHH tư vấn và kiểm toán ANH 81

3.2.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH tư vấn và kiểm toán ANH 813.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH 81

3.3 NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNHKIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TSCĐHH 82

3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện 82

3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện 82

3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢNMỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 83

3.4.1 Tăng cường hoàn thiện thủ tục và nâng cao hiệu quả đánh giá hệ thống KSNBtại khách hàng 83

Trang 3

3.4.2 Bổ sung quy định, hướng dẫn về đánh giá và xác định mức trọng yếu cụ thể

cho từng khoản mục 84

3.4.3 Nâng cao độ tin cậy trong đánh giá rủi ro 84

3.4.4 Giải quyết vấn đề thiếu nhân lực trong mùa kiểm toán 85

3.4.5 Tăng cường vận dụng linh hoạt chương trình kiểm toán mẫu 85

3.5 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 86

3.5.1 Về phía cơ quan chức năng của Nhà nước, Hiệp hội nghề nghiệp 86

3.5.2 Về phía KTV và Công ty TNHH tư vấn và kiểm toán ANH 87

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn cuối khóa này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Huy Hiệu

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ HH tại công ty ACAC

10Bảng 1.2 Bảng xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực tế) dựa

vào doanh thu (A700)

12Bảng 1.3 Các thủ tục kiểm soát nội bộ cơ bản đối với các nghiệp

vụ TSCĐHH

16Bảng 1.4 Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH 19

Bảng 2.1 Thủ tục kiểm toán đánh giá tính độc lập của nhóm kiểmtoán tham gia cung cấp dịch vụ cho Công ty TNHH ABC (A270)

Bảng 2.2 Bảng đánh giá hệ thống KSNB Công ty TNHH ABC (A610)

45Bảng 3.1 Bảng tính ngưỡng chênh lệch có thể chấp nhận được

HỆ THỐNG GIẤY TỜ LÀM VIỆC

GTLV 01 Các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ 31

GTLV 03 Chương trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữuhình

GTLV 09 Danh mục tài sản cầm cố, ký quỹ, ký cược, TSCĐ đã dừng hoạt động, tạm dừng để sửa chữa, không cần dùng chờ thanh lý, đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng

74

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1Trình tự luân chuyển chứng từ tăng, giảm TSCĐ8

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 27

PHỤ LỤC

Phụ lục số 01Bảng câu hỏi đánh giá Hệ thông Kiếm soát nội bộ92

Trang 8

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ, với sự phát triển không ngừng củacác doanh nghiệp về số lượng, hình thức và quy mô hoạt động, đã và đang đặt ra nhucầu bức thiết về tính minh bạch và lành mạnh của các thông tin tài chính phản ánh tìnhhình hoạt động của các doanh nghiệp Xuất phát từ nhu cầu này, ngành kiểm toán đangngày càng phát triển giúp nâng cao hiệu quả, hiệu năng hoạt động của các doanhnghiệp đồng thời cung cấp các thông tin trung thực khách quan nhất về tình hình tàichính doanh nghiệp cho các đối tượng quan tâm để ra quyết định

Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của hàng loạt các công ty kiểmtoán, các loại hình dịch vụ kiểm toán được cung cấp ngày càng đa dạng và phongphú.Tuy nhiên, trong số các dịch vụ của công ty kiểm toán thì dịch vụ kiểm toán báocáo tài chính (BCTC) luôn chiếm tỷ trọng lớn tạo được niềm tin cho người sử dụngthông tin trên báo cáo tài chính Để đạt được mục đích kiểm toán BCTC, các kiểmtoán viên cần phải xem xét kiểm tra tính riêng biệt các khoản mục trên báo cáo tàichính để xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính

Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định đóng vai trò rất quan trọng trongquá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp Vì vậy việc hoạch toán TSCĐcũng như việc trích lập chi phí khấu hao cần phải được ghi chép đúng đoán và tínhtoán chính xác Hơn nữa khoản mục TSCĐ trên bảng cân đối kế toán thường chiếmmột tỷ trọng lón nên sai sót đối vớ khoản mục này thường gây ảnh hưởng trọng yếu tớiBáo cáo tài chính của doanh nghiệp Do đó kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ đóngvai trò quan trọng trong Báo cáo tài chính.

Trong thực tế tại Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán Anh, quy tình kiểm toánkhoản mục tài sản cố định còn nhiều hạn chế cần được hoàn thiện Nhận thức đượctầm quan trọng của việc kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐnói riêng Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán với những kiến thức được trang bị

trong nhà trường cùng với một quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tư vấn và kiểm

toán Anh (ACAC) và được sự chỉ dạy tận tình của cô giáo TS Đinh Thị Thu Hà em đã

chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán đối vớikhoản mục Tài sản cố định hữu

hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán

Trang 9

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài thực hiện nhằm hai mục tiêu chính:

- Một là, hệ thống hóa lý luận cơ bản và làm rõ hơn quy trình kiểm toán khoảnmục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện.- Hai là, phân tích thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu

hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toánAnh thực hiện.

- Ba là, Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữuhình trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toánAnh thực hiện , từ đó đề xuất một số giải pháp cần hoàn thiện.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cốđịnh hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện.

Phạm vi nghiên cứu đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định doACAC thực hiện Nội dung kiểm toán khoản mục tài sản cố định chỉ là một nội dungtrong kiểm toán báo cáo tài chính Mọi số liệu trích dẫn lấy tại khách hàng của ACACcho báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2017.

4 Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp chung

+ Phương pháp duy vật biện chứng+ Phương pháp duy vật lịch sử- Phương pháp cụ thể

+ Phương pháp diễn giải+ Phương pháp tổng hợp+ Phương pháp so sánh

+ Phương pháp khảo sát thực tiễn

5 Kết cấu luận văn

Ngoài Phần mở đầu,Kết luận, Danh mục… luận văn có kết cấu ba chương:

- Chương 1: Lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cốđịnh hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán độc lập thực

Trang 10

- Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố địnhhữu hình trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Tư vấn và kiểmtoán Anh (ACAC) thực hiện.

- Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Khoảnmục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHHtư vấn và kiểm toán Anh thực hiện.

Trang 11

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢNCỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN

ĐỘC LẬP THỰC HIỆN

1.1 TỔNG QUAN VỀ KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

1.1.1 Khái niệm, vai trò của tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp

Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 03: Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH)là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạtđộng sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH.

 - Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có đượcTSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

- Khấu hao: là sự phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trongsuốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

- Giá trị phải khấu hao: là nguyên giá của TSCĐ ghi trên BCTC, trừ (-) giá trịthanh lý ước tính của tài sản đó.

- Giá trị thanh lý: là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu íchcủa tài sản đó sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính.

- Giá trị còn lại: là nguyên giá TSCĐ sau khi trừ số khấu hao lũy kế của tài sản đó. Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻliên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhấtđịnh, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt độngđược, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

Có đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành (Từ 30.000.000 đồng trở lên)

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau,trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộphận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó

Trang 12

của TSCĐ thì được coi là một TSCĐHH độc lập.

Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, nếu từng con súc vật thoả mãnđồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ đều được coi là một TSCĐHH.

Đối với vườn cây lâu năm, nếu từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồngthời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ thì cũng được coi là một TSCĐHH.

TSCĐHH là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.Khoảnmục TSCĐ là một khoản mục chiếm tỷ trọng đáng kể trên BCĐKT, có những DN giátrị khoản mục này chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng tài sản Ví dụ như tại khách hàngABC sẽ được phân tích ở khóa luận này.

TSCĐ là các tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát và quản lý sửdụng của DN trong thời gian hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường.

TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuấthiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp vào các hoạtđộng sản xuất kinh doanh Đồng thời giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về hoạtđộng và tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh.

TSCĐ cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bềnvững, tăng năng suất lao động góp phần giảm chi phí và hạ giá thành cho các sảnphẩm, dịch vụ Trong quá trình sử dụng theo thời gian, TSCĐ bị hao mòn dần và giátrị của TSCĐ được chuyển dịch dần vào chi phí hoạt động tương ứng Riêng với hoạtđộng kinh doanh thì phần giá trị này sẽ được thu hồi khi bán hàng hóa, dịch vụ Đểtheo kịp nền kinh tế luôn biến động và ngày càng phát triển, doanh nhgiệp cần phảiluôn đổi mới, sáng tạo nên các sản phẩm mới, đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng củathị trường Muốn vậy bên cạnh việc cần phải đầu tư các thiết bị, dây chuyền công nghệhiện đại, doanh nghiệp cũng cần phải có các phương pháp quản lý và sử dụng nhữngTSCĐ hiện có một cách phù hợp Ngoài việc sử dụng hợp lý công suất để phát triểnsản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, đổi mới TSCĐ, DN phải tiến hànhbảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp TSCĐ.

1.1.2 Đặc điểm TSCĐHH ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán BCTC

TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vàonhiều chu kì sản xuất kinh doanh Khoản mục TSCĐ là một khoản mục chiếm tỷ trọngđáng kể trên Bảng cân đối kế toán.

Trang 13

TSCĐ là cơ sở vật chất của đơn vị Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có vàtrình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật vào hoạt động của đơn vị Nó phản ánh năng lựcsản xuất hiện có và trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật vào hoạt động của đơn vị.TSCĐ là một trong các yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăngnăng suất lao động, từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm dịch vụ.

TSCĐ là những tài sản sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh chứ khôngphải để bán và trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần Giá trị của chúng đượcchuyển dần vào chi phí hoạt động và sẽ được thu hồi sau khi bán hàng hóa dịch vụ (đốivới hoạt động kinh doanh).

Để sử dụng TSCĐ được tốt ngoài việc sử dụng hợp lý công suất để phát triểnsản xuất, doanh nghiệp ngày phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ Tùy theo quymô sửa chữa và theo loại TSCĐ, chi phí sửa chữa bù đắp khác nhau.

1.1.3 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với TSCĐ

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, kiểm soát nội bộ: là quy trình do Banquản trị, Ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trìđể tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảmbảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủpháp luật và các quy định có liên quan Thuật ngữ “ kiểm soát” được hiểu là bất cứkhía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của kiểm soát nội bộ

TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài Với những loại tàisản này cần có chế độ bảo quản và quản lý riêng để sử dụng có hiệu quả đồng thời cókế hoạch đổi mới khi tài sản hết giá trị sử dụng.

TSCĐ là cơ sở vật chất kĩ thuật, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độứng dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào hoạt động của đơn vị TSCĐ là một trongnhững yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao độngtừ đó giảm chi phí và hạ giá thành các sản phẩm dịch vụ Trong điều kiện hiện nay, đểsản xuất ra những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, doanh nghiệp cần đầu tưmáy móc thiết bị, công nghệ hiện đại đồng thời cần quản lý và sử dụng TSCĐ tốt.Ngoài việc sử dụng hợp lý công suất để phát triển sản xuất , thu hồi vốn đầu tư nhanh

Trang 14

 Môi trường kiểm soát TSCĐ

Môi trường kiểm soát TSCĐ bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế và vậnhành các quy chế KSNB đối với khoản mục TSCĐ như:

- Quan điểm, cách điều hành của nhà quản lý cấp cao đơn vị về TSCĐ: Các nhà

quản lý này có thể không trực tiếp tham gia chỉ đạo quá trình KSNB đối với TSCĐnhưng quan điểm về TSCĐ nhằm hướng đến mục tiêu thu hồi vốn cố định đã bỏ rađầu tư cho TSCĐ nhanh chóng bằng việc thực hiện khấu hao nhanh một cáchkhông hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến kếtquả hoạt động kinh doanh

- Bố trí nhân sự và xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý: Bộ phận sử dụng tài sản phải là

những người am hiểu về đặc điểm kỹ thuật của tài sản đó để phát huy tối đa nănglực sản xuất của tài sản và phát hiện, khắc phục kịp thời khi tài sản có dấu hiệuhỏng hóc

- Kiểm toán nội bộ đối với TSCĐ: bộ phận kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán

nội bộ TSCĐ nói riêng ở đơn vị có chức năng giám sát, kiểm tra, đánh giá thườngxuyên toàn bộ hoạt động của đơn vị trong đó có các hoạt động liên quan đến việcquản lý sử dụng TSCĐ, các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ từ khâu phê chuẩn xử lýcác nghiệp vụ tăng - giảm tài sản, tiếp nhận tài sản, tổ chức quản lý bảo quản vàhạch toán kế toán TSCĐ.

- Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến KSNB TSCĐ: như các quy định của cơ quan

Nhà nước, Bộ tài chính về việc quản lý và sử dụng TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ.Đối với TSCĐ đi thuê hay xây dựng cơ bản hoàn thành còn liên quan đến bên chothuê, bên thi công( nếu thuê ngoài),…

 Hệ thống kế toán TSCĐ

 Về chứng từ : Tổ chức chứng từ kế toán là thiết kế khối lượng công tác hạch toán

ban đầu trên hệ thống các văn bản chứng từ hợp lý, hợp pháp theo một quy trìnhluân chuyển chứng từ nhất định.

Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán TSCĐ bao gồm: - Hợp đồng mua TSCĐ;

- Hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán; - Biên bản bàn giao TSCĐ ;

Trang 15

- Biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành; - Biên bản đánh giá lại TSCĐ;

- Biên bản kiểm kê TSCĐ;

- Biên bản quyết toán, thanh lý hợp đồng mua tài sản; - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;

Quy trình hạch toán TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ sau:

Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, trong hạch toán TSCĐ, TSCĐ được

phân thành những nhóm khác nhau và sử dụng những tài khoản chính sau:TK 211: “ TSCĐ hữu hình”

TK 212: “Tài sản cố định thuê tài chính”TK 213: “Tài sản cố định vô hình”

Nghiệp vụ tscđ

Chủ sởhữu

Ban giaonhận

Kế toán TSCĐ

Quyết định tăng giảm TSCĐ

Giao nhận, thanh lý và lập biên bản

Lập, hủy thẻ TSCĐ,ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp

Lưu hồ sơ kế toán

Trang 16

 Hạch toán tổng hợp TSCĐ

Kế toán TSCĐ có thể áp dụng một trong bốn hình thức ghi sổ, bao gồm hình thức

Nhật ký chung, Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ hay Nhật ký Sổ cái sao cho phùhợp với đặc điểm về quy mô và trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.

 Các nguyên tắc và thủ tục kiểm soát TSCĐ

Để hoạt động kiểm soát có hiệu quả thì khi thiết kế và vận hành hệ thống KSNB nóichung và KSNB đối với TSCĐ nói riêng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc “Phân công, phân nhiệm” : yêu cầu này đòi hỏi cần có sự phân công rõràng trách nhiệm cho từng bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ và bộ phận kế toán ghisổ TSCĐ Phân công rõ ràng nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận trong quá trìnhsử dụng hay tăng, giảm TSCĐ

- Nguyên tắc “Bất kiêm nhiệm” : nguyên tắc này đòi hỏi cần có sự độc lập tương đốitrong việc sử dụng bảo quản tài sản với công tác kế toán, giữa việc phê chuẩn cácnghiệp vụ liên quan đến TSCĐ với bộ phận thực hiện nghiệp vụ đó, bộ phận ghinhận, phản ánh các nghiệp vụ đó

- Nguyên tắc “Phê chuẩn, ủy quyền” : đơn vị cần xây dựng các quy định về cáchthức và thẩm quyền phê duyệt các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, trình tự phêchuẩn và thực hiện các nghiệp vụ đó.

Đối với TSCĐ các thủ tục kiểm soát chủ yếu được thực hiện là kiểm soát trực tiếpnhư:

- Xây dựng các quy định về việc lập hồ sơ riêng theo dõi TSCĐ và hồ sơ này phảiđược theo dõi lưu trữ xuyên suốt quá trình sử dụng tài sản.

- Xây dựng các quy định liên quan đến trình tự mua sắm hoặc thanh lý TSCĐ, phâncông nhiệm vụ quyền hạn cụ thể và rõ ràng đối với từng bộ phận trong quá trìnhnày

- Tổ chức theo dõi, quản lý TSCĐ: Lập bảng kê TSCĐ đã khấu hao hết nhưng cònsử dụng, TSCĐ chờ thanh lý, nhượng bán Thiết lập các quy định về việc phân loạichi tiết các TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý và chế độ kế toán, lập bảng kê chitiết theo dõi riêng TSCĐ thuê tài chính

Trang 17

- Tổ chức theo dõi ghi nhận TCSĐ tăng, giảm và các chi phí phát sinh liên quan đếnTSCĐ một cách đúng đắn, kịp thời, đúng giá trị và phải căn cứ trên các chứng từhợp lệ

1.2 KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tàichính

 Mục tiêu tổng quát

Phù hợp với mục đích chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ tincậy của BCTC được kiểm toán; Mục tiêu cụ thể của kiểm toán TSCĐHH là thu thậpđầy đủ bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của cácthông tin tài chính có liên quan Đồng thời cũng cung cấp những thông tin có liên quanlàm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác Các mục tiêu chi tiếtcụ thể kiểm toán đối với khoản mục TSCĐHH sẽ được trình bày cùng với quá trìnhkiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản.

 Mục tiêu cụ thể

Đánh giá mức độ hiệu lực của hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐHHthông qua đánh giá việc thiết kế (xây dựng) và vận hành (áp dụng) các quy chế kiểmsoát nội bộ liên quan đến khoản mục TSCĐHH trong đơn vị trên các khía cạnh tồn tại,đầy đủ, hiệu lực, phù hợp và hiệu lực liên tục.

Xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của các số liệu, thông tin có liêu quan đếnkhoản mục TSCĐHH là đúng đăn, cụ thể:

-Tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản mục TSCĐ phải đảm bảosự phát sinh, sự tính toán đánh giá, sự phân loại và hạch toán đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ.

-Số dư tài khoản tài sản cố định hữu hình phải đảm bảo sự hiện hữu, quyềnvànghĩa vụ, sự tính toán đánh giá, sự trình bày và công bố.

1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình

Để có thể tiến hành kiểm toán và có thể đưa ra nhận xét về chỉ tiêu TSCĐHHtrên báo cáo tài chính, KTV phải dựa vào các thông tin và tài liệu sau:

Trang 18

-Các tài liệu làm căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng giảm, mua bán, sửachữa TSCĐHH, như: Các hợp đồng mua bán, các bản thanh lý hợp đồng, biên bảngiao nhận TSCĐ, Biên bản bàn giao, biên bản kiểm kê…

-Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐHH, như: Hóa đơn mua, cácchứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từthanh toán có liên quan như: Phiếu chi, phiếu báo nợ, các biên bản thanh lý nhượngbán TSCĐ.

-Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liên quan như: Sổ cái, sổchi tiết TSCĐHH, hao mòn tài sản cố định.

-Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản có liên quan, như báocáo tăng, giảm TSCĐHH, các báo cáo sửa chữa, báo cáo thanh lý, bảng tính và phânbổ khẩu hao TSCĐ… Các báo cáo tài chính có liên quan.

-Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng chứngliên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin đã trình bày trên BCTCđược kiểm toán.

1.2.3 Những sai phạm có thể xảy ra trong việc quản lý, sử dụng và hạch toán tàisản cố định hữu hình

Khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cần có các hiểu biết về rủi rokiểm toán gắn với các gian lận và sai sót trong nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ.Tuynhiên, đối với các sai sót, KTV có thể dễ dàng phát hiện hơn so với các gian lận.

Gian lận trong các nghiệp vụ và số dư TSCĐHH có thể là:

 Trong kiểm toán, gian lận loại này thường là lập hóa đơn giả, ghi tăng giámua TSCĐ so với thực tế, sửa chữa chứng từ, làm chứng từ giả liên quan đến chi phíthu mua làm tăng nguyên giá TSCĐ để biển thủ công quỹ.

 Cố tình giấu hồ sơ, tài liệu, bỏ sót các nghiệp vụ nhằm đạt lợi ích riêng choDN hoặc bản thân.

 Sai phạm trong việc thực hiện các thủ tục phê duyệt, mua sắm tài sản như:phê duyệt mua tài sản vượt quá thẩm quyền, không tổ chức đấu thầu hay chào hàngcạnh tranh đối với những tài sản bắt buộc theo qui định, thực hiện sai các thủtục trongviệc đấu thầu.

 Ghi chép các nghiệp vụ không có thật Đây là trường hợp rất hay xảy ra.

Trang 19

Sai sót trong các nghiệp vụ về TSCĐHH có thể là:

 Sai sót do quên không ghi một nghiệp vụ kế toán mà đáng lẽ phải ghi vào sổ. Định khoản sai trong trường hợp lẽ ra phải ghi Nợ hoặc ghi Có một tài khoảnnày nhưng lại ghi vào tài khoản khác không phù hợp với nghiệp vụ phát sinh.

 Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ Đây là sai sót phổ biến trong quátrình ghi chép sổ kế toán

 Sai sót do trùng lặp Sai sót này xảy ra khi nhiều lần một nghiệp vụ phát sinhdo tổ chức sổ chưa tốt.

 Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai nghiệp vụphát sinh hay hiểu chưa đúng các Chế độ kế toán mới ban hành.

1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNHTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰCHIỆN

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch tổng quát là hoạt động đầu tiên và nó có thể được coi là quá trìnhlập ra phương hướng kiểm toán và gắn liền với sự hiểu biết về tình hình kinh doanhcủa khách hàng với trọng tâm của công việc kiểm toán Kế hoạch tổng quát bao gồmcác vấn đề sau:

 Thu thập thông tin về khách hàng

KTV thực hiện thu thập thông tin về khách hàng nhằm có được những hiểu biếtđầy đủ về hoạt động của đơn vị, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũngnhư các vấn đề tiềm ẩn, từ đó xác định được trọng tâm của cuộc kiểm toán và từngphần hành kiểm toán.

Thứ nhất: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Đối với quá

trình kiểm toán TSCĐ thì cần phải thu thập được chứng từ pháp lý và sổ sách như:biên bản góp vốn, bàn giao vốn, các chứng từ liên quan đến việc góp vốn bằngTSCĐ

Thứ hai: Tìm hiểu về tình hình kinh doanh của khách hàng Những hiểu biết về

ngành nghề kinh doanh bao gồm những hiểu biết chung về nền kinh tế, lĩnh vực hoạtđộng của đơn vị và những hiểu biết về khía cạnh đặc thù của một tổ chức cơ cấu như

Trang 20

- Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách hàng: việc tìm hiểunhững thông tin này sẽ giúp KTV xác định được liệu khách hàng có nhiềuTSCĐ hay không và TSCĐ có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của khách hànghay không.

- Môi trường kinh doanh và các yếu tố ngoài sản xuất kinh doanh có tác động đếnkhách hàng như kinh tế - xã hội, pháp luật

- Những mục tiêu của khách hàng và chiến lược mà ban lãnh đạo doanh nghiệpđặt ra để đạt tới mục tiêu này Các mục tiêu chiến lược đó sẽ cho biết trongtương lai doanh nghiệp có đầu tư mua sắm hay thanh lý, nhượng bán TSCĐ haykhông.

Ở trong giai đoạn này, sau khi đã thu thập được thông tin cơ sở và các thông tinvề nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích.Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng gồm hai loại cơ bản sau:

- Phân tích ngang: Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể so sánh số liệu nămtrước với năm nay qua đó thấy được những biến động bất thường và phải xácđịnh nguyên nhân Đồng thời KTV có thể so sánh dữ kiện của khách hàng vớisố liệu của ngành.

- Phân tích dọc: Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan củacác chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC Đối với TSCĐ, KTV có thể tính toánmột số tỷ suất như tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư

 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Đánh giá mức trọng yếu

Trách nhiệm của KTV là xác định xem BCTC có chứa đựng các sai phạm trọngyếu hay không, sau đó đưa ra các kiến nghị thích hợp.

Trang 21

Dựa trên mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC, KTV phân bổ ướclượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC, trong đó có khoảnmục TSCĐ Mức trọng yếu của khoản mục TSCĐ làm cơ sở để KTV đánh giá mức độsai sót thực tế của TSCĐ so sánh với mức độ sai sót có thể chấp nhận được của TSCĐđã xác định trước đó, từ đó đưa ra ý kiến chấp nhận, ngoại trừ, bác bỏ, hay từ chối đưara ý kiến.

Tìm hiểu về hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

Việc nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá được rủi ro kiểmsoát giúp cho KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mụcTSCĐ, đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó ước tínhđược thời gian và xác định được trọng tâm cuộc kiểm toán.

Các thủ tục khảo sát kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ thường được áp dụnglà kiểm tra các tài liệu, các quy định của đơn vị về việc xây dựng và hoạt động của hệthống; phỏng vấn những người có trách nhiệm với việc xây dựng và duy trì sự hoạtđộng của hệ thống; kiểm tra các tài liệu và dấu hiệu chứng minh cho các thủ tục kiểmsoát nội bộ đã được thực hiện.

Sau khi tiến hành các công việc trên, KTV cần đánh giá rủi ro ban đầu về kiểmsoát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát Bước công việc này được thực hiện nhưsau:

- Xác định loại gian lận và sai sót có thể xảy ra trong khoản mục TSCĐ.

- Đánh giá tính hiện hữu của hệ thống KSNB trong việc phát hiện và ngăn chặncác gian lận và sai sót đó.

Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là không cao và KTV xét thấy có khảnăng giảm bớt được rủi ro kiểm soát đã đánh giá xuống một mức thấp hơn, KTV sẽxác định các thử nghiệm kiểm soát cần thiết Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát đượcđánh giá ở mức cao và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, KTVkhông cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà phải tiến hành ngay các thử nghiệmcơ bản ở mức độ hợp lý.

 Xây dựng chương trình kiểm toán

Trang 22

Dựa trên những thông tin thu thập được về khách hàng, mức độ trọng yếu và rủiro kiểm toán đã xác định ở các bước trên, KTV tiến hành xây dựng chương trình kiểmtoán.

Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chitiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắpxếp theo một trình tự nhất định.

Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung,lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiếtcho từng phần hành Đồng thời, chương trình kiểm toán cũng là toàn bộ những chỉ dẫncho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghichép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán.

Chương trình kiểm toán mẫu đối với khoản mục TSCĐ của Hội Kiểm toán viênhành nghề Việt Nam

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

1.3.2.1 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tài sản cố định

Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ) là việc kiểm tra đểthu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệthống kế toán và hệ thống KSNB.

Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB banđầu ở giai đoạn lập kế hoạch và hệ thống KSNB được đánh giá là có hiệu lực Tronggiai đoạn này, thử nghiệm kiểm soát thường được KTV tiến hành theo các mục tiêukiểm toán Đối với kiểm toán phần hành TSCĐ, thử nghiệm kiểm soát được thực hiệnnhư sau:

Bảng 1.3 Thủ tục khảo sát kiểm soát đối với TSCĐMục

Các thử nghiệm kiểm soátphổ biến

1 Tínhhiện hữu

- TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do doanhnghiệp quản lý sử dụng, tính độc lập bộphận quản lý TSCĐ và việc tách biệt bộphận này với bộ phận ghi sổ.

- Sự có thật của công văn xin đề nghị muaTSCĐ, công văn duyệt mua, hợp đồng

- Quan sát TSCĐ ở đơn vịvà xem xét sự tách biệt giữacác chức năng quản lý vàghi sổ với bộ phận bảo quảnTSCĐ.

- Kiểm tra chứng từ, sự luân

Trang 23

Các thử nghiệm kiểm soátphổ biến

sử dụng và thẻ TSCĐ.

- Các chứng từ thanh lý nhượng bánTSCĐ được huỷ bỏ, tránh sử dụng lại.

hiệu của KSNB.

- Kiểm tra dấu hiệu của sựhuỷ bỏ.

2 Tínhđầy đủ

Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, được ghichép từ khi mua nhận TSCĐ về đơn vịcho tới khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ.Việc ghi chép, tính nguyên giá TSCĐ đềudựa trên cơ sở chứng từ hợp lệ nêu trên.

Kiểm tra tính đầy đủ củachứng từ có liên quan đếnTSCĐ.

3 Quyềnvà nghĩavụ

TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị được ghichép vào khoản mục TSCĐ, được doanhnghiệp quản lý và sử dụng Những TSCĐkhông thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp thì được ghi chép ngoài Bảng cânđối tài sản.

Kết hợp giữa việc kiểm travật chất với việc kiểm trachứng từ, hồ sơ pháp lý vềquyền sở hữu tài sản.

4 Sự phêchuẩn

Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm tríchkhấu hao TSCĐ được phân cấp đối vớicác nhà quản lý của doanh nghiệp.

- Phỏng vấn những ngườiliên quan.

- Kiểm tra dấu hiệu của sựphê chuẩn.

5 Tínhchínhxác máymóc

Tất cả các chứng từ có liên quan tới việcmua, thanh lý TSCĐ ở đơn vị đều đựơcphòng kế toán tập hợp và tính toán đúngđắn Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợpTSCĐ là chính xác và được kiểm tra đầyđủ.

- Xem xét dấu hiệu kiểm tracủa HTKSNB.

- Cộng lại một số chứng từphát sinh của TSCĐ.

6 Tínhkịp thời

Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được thựchiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phátsinh và đáp ứng yêu cầu lập báo cáo kếtoán của doanh nghiệp.

Kiểm tra tính đầy đủ và kịpthời của việc ghi chép.

7 Phânloại vàtrình bày

- Doanh nghiệp có quy định về việc phânloại chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầuquản lý.

- Các quy định về trình tự ghi sổ các

- Phỏng vấn những người cótrách nhiệm để tìm hiểu quyđịnh phân loại TSCĐ trongdoanh nghiệp.

Trang 24

Các thử nghiệm kiểm soátphổ biến

sách kế toán.

- Xem xét trình tự ghi sổ vàdấu hiệu của KSNB.

Trên cơ sở kết quả đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB, KTV đánh giá lại rủiro kiểm soát để quyết định phạm vi các thử nghiệm cơ bản được áp dụng đối với cáckhoản mục TSCĐ

Cụ thể: Nếu KTV đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hơn thì phạm vi các thửnghiệm cơ bản sẽ được mở rộng, ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấphơn thì phạm vi các thử nghiệm cơ bản sẽ được thu hẹp lại.

1.3.2.2 Thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản

Thủ tục phân tích và xét đoán

Thủ tục phân tích được áp dụng nhằm đánh giá sơ bộ những chỉ tiêu có liênquan đến TSCĐ trên BCTC, phát hiện những dấu hiệu bất thường từ đó có thể xétđoán sơ bộ những khả năng có thể có của các sai phạm đối với TSCĐ.

Đối với TSCĐ, các kỹ thuật phân tích chủ yếu bao gồm:

Kỹ thuật phân tích ngang: So sánh giữa kỳ kiểm toán và kỳ trước về mặtnguyên giá TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ, giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ, tổngchi phí khấu hao TSCĐ Lập các bảng kê tăng, giảm từng loại TSCĐ so với kỳ trước.Kỹ thuật phân tích dọc:

- So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này so với các kỳ trước;

- So sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐ và từng loại TSCĐ với cáckỳ trước;

- So sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với tổng nguyên giáTSCĐ; giữa tổng nguyên giá TSCĐ với giá trị tổng sản lượng với các kỳtrước

Trong quá trình so sánh, KTV cần xem xét ảnh hưởng của chính sách khấuhao việc tăng, giảm TSCĐ trong kỳ đến số liệu so sánh để có kết luận cho phùhợp.Các thủ tục phân tích liên quan đến TSCĐ thường dùng để đánh giá sự tồn tại, đầyđủ, đúng đắn, việc tính toán và đánh giá đối với các số liệu liên quan Kết quả của các

Trang 25

thủ tục phân tích trên sẽ là cơ sở để KTV xem xét, quyết định đến phạm vi các thủ tụckiểm tra chi tiết:

- Nếu kết quả phân tích có sự biến động và bất bình thường thì KTV sẽtiến hành mở rộng phạm vi kiểm toán.

- Nếu kết quả phân tích không cho thấy sự biến động lớn và bất bìnhthường thì KTV có thể thu hẹp phạm vi kiểm toán.

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng gảm tài sản cố định hữu hình

Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH có ý nghĩa quan trọngđối với quá trình kiểm toán TSCĐ Việc phản ánh đúng đắn các nghiệp vụ này có tácđộng và ảnh hưởng lâu dài đến các Báo cáo tài chính của đơn vị Các sai phạm trongviệc ghi chép nghiệm vụ tăng, giảm TSCĐHH không những ảnh hưởng đến các chỉtiêu trên BCĐKT mà còn ảnh hưởng trọng yếu đến các Báo cáo tài chính khác, nhưBCKQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.

Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH theo các mục tiêukiểm toán cụ thể được thực hiện theo các thủ tục sau (Bảng 1.3 trang 23)

Việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH thường được kết hợp vơiquá trình kiểm tra chi tiết số dư của các khoản TSCĐHH Quy mô các khảo sát nghiệpvụ tăng giảm TSCĐHH phụ thuộc vào tính trọng yếu, mức độ rủi ro kiểm soát của đơnvị mà KTV đã đánh giá, cũng như kinh nghiệm, kết quả kiểm toán niên độ trước.

Bảng 1.4 Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHHMục tiêu kiểm

toánCác khảo sát nghiệp vụ thông thườngNhững vấn đềcần lưu ý

Đảm bảo cho cácnghiệp vụ tăng,giảm TSCĐHHđược phê chuẩnđúng đắn

So sánh tổng nguyên giá TSCĐHH tăng,giảm năm nay so với năm trước;

Đánh giá tính hợp lý của các nghiệp vụ tăng,giảm TSCĐHH với tình hình hoạt động thựctế của đơn vị;

Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giámua, bán của các TSCĐHH tăng, giảm.

Kiểm toán viênphải có hiểu biếtsâu sắc về hoatđộng sản xuấtkinh doanh vàtình hình thực tế

nghiệp.

Trang 26

Mục tiêu kiểm

toánCác khảo sát nghiệp vụ thông thườngNhững vấn đềcần lưu ý

TSCĐHH là cócăn cứ hợp lý (Sựphát sinh)

tăng, giảm TSCĐHH (hóa đơn, biên bảngiao nhận, tài liệu quyết toán vốn đầu tư…)Có thể kết hợp kiểm tra các chứng từ, tàiliệu với kiểm tra vật chất thực tế TSCĐHHKiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từtài liệu liên quan đến việc mua sắmTSCĐHH, các chi phí lắp đặt, vận chuyển…

hiện ở quy môtương đối lớn khihệ thống kiểmsoát của đơn vịđược đánh giá làyếu (rủi ro kiểmsoát cao)

Đảm bảo sợ đánhgiá đúng đắn, hợplý của các nghiệpvụ TSCĐHH

Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhấtquán của các chính sách xác định nguyên giáTSCĐHH mà doanh nghiệp xác định;

Đối chiếu số liệu trên các chứng từ pháp lýliên quan đến tăng giảm TSCĐHH ( Hóađơn, các chứng từ vận chuyển, lắp đặt, biênbản giao nhận )

Tính toán lại nguyên giá TSCĐHH trên cơsở các chứng từ đã kiểm tra…

Phải nắm vữngcác nguyên tắc,quy định về đánhgiá TSCĐHH;Mức độ khảo sátphục thuôc vàviệc đánh giá hệthống KSNBĐảm bảo cho

việc phân loại vàhạch toán đúngđắn các nghiệpvụ TSCĐ HH

Kiểm tra chính sách phân loại và sơ đồ hạchtoán TSCĐ GG của doanh nghiệp, đảm bảosự hợp lý và phù hợp với các quy định hiệnhành;

Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐHH để kiểmtra việc phân loại, xem xét bút toán ghi sổ vàcác sổ kế toán

Mục tiêu nàythường kết hợpkhi kiểm toántính đầy đủ vàviệc tính toán

TSCĐHHĐảm bảo cho

việc hạch toánđầy đủ, đúng kỳcác nghiệp vụTSCĐHH

Đối chiếu chứng từ tăng, giảm TSCĐHH(hóa đơn, biên bản giao nhận ) với các sổ kếtoán chi tiết TSCĐHH nhằm đảm bảo việchạch toán không bị bỏ sót;

Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐHH để phát hiện các trường hơp quên ghi sổhoặc ghi nhận TSCĐHH thành các khoản

Đây là một trongnhững mục tiêuquan trọng nhấtcủa kiểm toánTSCĐHH

Trang 27

Mục tiêu kiểm

toánCác khảo sát nghiệp vụ thông thườngNhững vấn đềcần lưu ý

khác (chi phí trả trước, chi phí xây dựng cơbản…)

Kiểm tra đối chiếu ngày tháng các chứng từtăng, giảm TSCĐHH với ngày tháng ghi sổcác nghiệp vụ này (đặc biết với các nghiệpvụ phát sinh cuối các niên độ kế toán và đầuniên độ sau)

Đảm báo sự cộngdồn (tính toántổng hợp) đúngđắn các nghiệpvụ TSCĐHH

Cộng tổng các bảng kê tăng giảm TSCĐHHtrong kỳ

Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổnghợp, các bảng kê với nhau và với các sổ cáitổng hợp;

Đối chiếu số liệu trên các số kế toánTSCĐHH với kết quả kiểm kê thực têTSCĐHH

Kiểm toán số dư tài khoản TSCĐHH

Việc kiểm toán số dư cuối kỳ của tài khoản TSCĐHH được thực hiện trên cơ sơkiểm toán số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH trongkỳ.Đồng thời cũng được kết hợp với những thủ tục kiểm toán phổ biến khác để xácminh về tính hiễn hữu và sự tính toán đánh giá của TSCĐHH Cụ thể

- Với số dư đầu kỳ: Việc xem xét số dư đầu kỳ về TSCĐHH được tiến hànhtùy thuộc vào doanh nghiệp được kiểm toán được tiến hành kiểm toán lần đầu haykiểm toán từ lần hai trở đi.

+ Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện được thực hiện bởi chính côngty kiểm toán đang thực hiện kiểm toán BCTC năm nay và số dư đầu kỳ đã xác định làđúng thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bố sung.

Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác, KTVphải xem xét BCKT năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước, nếu có thể tin cậy được

Trang 28

thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung KTV chỉ cần xem xét để đảm bảo số dư cuối nămtài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại một cách phù hợp trênbáo cáo tài chính năm nay.

+ Nếu BCTC năm trước chưa được kiểm toán, hoặc việc kiểm toán năm trướcđược thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và kiểm toán viên không tin tưởng vàoBCKT năm trước hoặc BCKT năm trước không chấp nhận toàn phần với số dư TSCĐthì KTV phải xem xét đến nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của KTV nămtrước Trong trường hợp này KTV phải áp dụng thủ tục kiểm toán bổ sung như: Kiểmtra các chứng từ chứng minh số dư đầu năm, chọn mẫu cá TSCĐHH để kiểm tra sự tổntại thực tế của tài sản, xem xét kết quả kiểm kê TSCĐHH của doanh nghiệp, kiểm tratình trạng thế chấp Với số dư cuối kỳ: Được xác nhận trên cơ sở kết quả kiểm toán sốdư đầu kỳ và các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH trong kỳ Đồng thời KTV cần kếthợp với thủ tục kiểm kê và đánh giá lại tài sản để có bằng chứng về sự hiện hữu vàtính giá của TSCĐHH Ngoài ra cũng cần kywy s đến sự phân loại và tổng hợp trìnhbày vào BCTC.

1.3.3 Kết thúc kiểm toán

Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thực hiện việc tổnghợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm soát xét và đưa ra kết luận về toànbộ cuộc kiểm toán mà trong đó có phần kiểm toán khoản mục TSCĐHH Đánh giá sựđầy đủ cũng như hiện hữu của các bằng chứng kiểm toán thu được đối với việc đưa rakết luận đối với khoản mục TSCĐHH của KTV.

Xem xét đánh giá các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính, KTV đánhgiá mức độảnh hưởng của những sự kiện này đối với báo cáo tài chính được lập.Có hailoại sự kiện có thể xảy ra mà KTV cần phải quan tâm và có hướng xử lý đúng đắn.Đólà sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính và đòi hỏi phải có sự điềuchỉnh và sự kiện ảnh hưởng không trực tiếp nhưng cần phải công bố trên BCTC.

KTV xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp Trong một số tìnhhuống, tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp có thể bị vi phạm: Doanh nghiệp cókhả năng chấm dứt hoạt động do lỗ quá nhiều, doanh nghiệp đang có những tranh chấpnghiêm trọng có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh… Nếu doanh nghiệpkhông cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề này thì KTV có thế dựa trên

Trang 29

mức độ trọng yếu của sự việc để đưa ra ý kiến kiểm toán của mình đối với BCTC củađơn vị.

Đánh giá chất lượng của cuộc kiểm toán, đối với kiểm toán TSCĐHH, KTVtiến hành tổng hợp và đánh giá các sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm toánkhoản mục TSCĐHH Sau đó, KTV yêu cầu thư giải trình của Ban Giám đốc đối vớinhững sai sót đó.

Với giai đoạn cuối cùng này, KTV tiến hành lập thư quản lý và báo cáo kiểmtoán Thư quản lý thường được gửi đến khách hàng trong đó nêu lên những hạn chếcòn tồn tại đối với hệ thống kiểm soát và công tác kế toán TSCĐHH cũng như ảnhhưởng và khuyến nghị theo quy định hiện hành Báo cáo kiểm toán được lập theo mẫuđã quy đinh trong chuẩn mực kiểm toán Trên đó, ý kiến của KTV về tính trung thực,hợp lý, hợp pháp của các thông tin trình bày trên BCTC của khách hàng xét trên nhữngkhía cạnh trọng yếu Dựa trên kết quả đánh giá của KTV mà trên báo cáo kiểm toántrình bày một trong bốn loại ý kiến:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần

- Ý kiến chấp nhận từng phần (ý kiến ngoại trừ)- Ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến)- Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược)

Trang 30

Quy trình thực hiện dịch vụ kiểm toán được khái quát theo sơ đồ 1.1 dưới đây:

(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn Chương trình kiểm toán mẫu - VACPA)

Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện nghiệp vụ chung

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG

TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN ANH (ACAC) THỰC HIỆN

2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN ANH(ACAC).

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ACAC

Giới thiệu chung về ACAC

Tên Công ty: Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán AnhThành lập ngày: 21/12/ 2004

Tên giao dịch: Anh consulting and auditing limited company

Trang 31

Tên viết tắt: ACAC Co., Ltd

Tel: 024.3556.8636 or 0977730088Website: http://www.ACACvn.com/

Văn phòng chính: Địa chỉ: Số 34A, Máy Tơ, Phường Máy Tơ, Q NgôQuyền, TP Hải Phòng.

Văn phòng đại diện: Địa chỉ: Tầng 3 Tòa nhà Sacombank, số A1 – A2 đườngLê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

Thành viên ban giám đốc:

Tổng giám đốc: Nguyễn Thị Mai AnhPhó tổng giám đốc: Ngô Đức Hưng

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán Anh (ACAC) được thành lập 21/12/2004, làmột trong nhưng công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp các dịchvụ chuyên nghiệp về kiểm toán, kế toán, thuế, tư vấn cho tất cả các khách hàngthuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam.

Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán Anh có tên giao dịch quốc tế là “AnhConsulting and Auditing Limited Company” (gọi tắt là ACAC) Trụ sở chính củacông ty đặt tại số 34A đường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng và vănphòng đại diện của công ty đặt tại A1 – A2, đường Lê Đức Thọ, quận Nam TừLiêm, TP Hà Nội.

ACAC triền khai nhiều dịch vụ chất lượng và hiệu quả gắn liền với lợi ích dài hạnvà thiết thực cho tất cả khách hàng, đồng hành cùng khách hàng xây dựng vàphát triền bền vững “phát triền vì sự phát triển của khách hàng” Công ty đã vàđang cung cấp nhiều dịch vụ chuyên ngành đa dạng:

- Dịch vụ kiểm toán: Kiểm toán BCTC theo luật định, Kiểm toán BCTC chomục địch đặc biệt; Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoànthành, …

Trang 32

- Dịch vụ kế toán: Trợ giúp hạch toán kế toán, lập BCTC; Lập kế hoạch tàichính; Lập kế hoạch ngân hàng; Lập và dự đoán lưu chuyển dòng tiền;…- Đại lý hải quan: Trợ giúp khai báo hải quan; Tư vấn luật hải quan; Tư vấn

hoàn thiện sổ sách và hỗ trợ giải trình cũng như quyết toán sau thôngquan;…

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như sự phát triển củalĩnh vực kiểm toán nói riêng, ACAC đã và đang nỗ lực, từng bước khẳng địnhvị trí của mình ở thị trường trong nước, khu vực và thế giới Ngày06/03/2017 vừa qua ACAC đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược vớicông ty OA International Holdings (OA) của Singapore Trong quá trình thỏathuận này, ACAC và OA đồng thuận thành lập nên “Hiệp hội các nước ĐôngNam Á” và trở thành hai nhà sáng lập đầu tiên Sự kiện có ý nghĩa nhằmtăng cường mối quan hệ giao lưu hợp tác trong lĩnh vực tư vấn, tài chính, kếtoán, kiểm toán và thuế giữa hai công ty cũng như thúc đẩy mối quan hệgiữa hai nước Việt Nam và Singapore Sự kiện này một lần nữa đánh dấubước ngoặt lớn trong sự phát triển của ACAC phù hợp với phương hướngmà ban lãnh đạo đã đề ra từ khi ACAC mới thành lập.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty ACAC:

Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán Anh hoạt động với các tiêu chí: “Thành

công của khách hàng chính là thành công của ACAC” và “Thận trọng và trách nhiệmlà tôn chỉ cho mọi hoạt động của ACAC” Theo đó, Công ty cam kết luôn mang đến

cho khách hàng các dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng cao trên cơ sở chú trọngnhững yêu cầu phù hợp với đặc thù của khách hàng cũng như luôn tôn trọng ý kiếnkhách hàng.

Công ty hiểu rằng “Chất lượng dịch vụ tạo nên uy tín ACAC” Do vậy, Công ty

đảm bảo sẽ luôn mang đến khách hàng những dịch vụ có chất lượng cao cùng với cácgiá trị dịch vụ gia tăng trong khi vẫn đảm bảo công việc kiểm toán, định giá, tư vấnđược thực hiện một cách độc lập, hiệu quả với giá chi phí dịch vụ hợp lý.

Trang 33

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Các dịch vụ chuyên ngành chính, đa dạng được cung cấp bởi Công ty TNHH Tưvấn và kiểm toán Anh phải kể đến:

 Dịch vụ kiểm toán BCTC, tư vấn, kế toán và thuế Dịch vụ kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản Dịch vụ định giá doanh nghiệp, tài sản

 Dịch vụ tư vấn kinh doanh, đầu tư Dịch vụ tư vấn giải pháp quản lý

 Dịch vụ tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Dịch vụ cung cấp phần mềm kế toán

 Đại lý hải quan

(Nguồn Phòng Hành chính tổng hợp)

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty ACACSơ đồ 2.1.Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Trang 34

2.1.2 Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty ACAC

Tổ chức công tác kiểm toán tại công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán Anh được thựchiện theo quy trình gồm ba giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị kiểm toán (Lập Kếhoạch); giai đoạn thực hiện kiểm toán (Đánh giá hệ thống kiểm soát; Thực hiện cácthử nghiệm); giai đoạn kết thúc kiểm toán (Hoàn thành) Được khát quát qua sơ đồsau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện nghiệp vụ

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)

Lập kế hoạch

Tìm hiểu hoạt động, chính sách và môi trườngTiến hành thủ tục đánh giá và xác định rủi roXác định chiến lược và các vấn đề trọng tâm

Xác định phương pháp và kế hoạch tổ chức thực hiện

Đánh giá hệ thống kiểm soát

Tìm hiểu hoạt động của hệ thống

Đánh giá hệ thống, thiết kế thủ tục kiểm tra hệ thốngThực hiện các thử nghiệm cho các quy trình được lựa chọnĐánh giá rủi ro

Thực hiện các thử nghiệm

Lập kế hoạch và chương trình chi tiết cho các thử nghiệm cơ bảnTiến hành các thử nghiệm cơ bản

Xem xét tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứngKết luận các vấn đề chủ yếu

Hoàn thành

Tiến hành các thủ tục hoàn thiện

Thực hiện phân tích, đánh giá tổng quát kết quảDự thảo kết quả

Thảo luận và phát hành

Trang 35

Đặc điểm lưu trữ hồ sơ kiểm toán

Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán ghi chép kết quảthực hiện của cuộc kiểm toán, thu thập các tài liệu – bằng chứng kiểm toán làm cơ sởcho việc đưa ra ý kiến đánh giá của mình Toàn bộ những tài liệu này được lưu giữ lạilàm cơ sở để tổng hợp kết quả kiểm toán, cơ sở để cấp soát xét tiến hành soát xét kiểmsoát chất lượng kiểm toán và cũng là hồ sơ mang tính pháp lý chứng minh cho côngviệc KTV đã thực hiện File hồ sơ này sẽ là tài liệu cho các cuộc kiểm toán tiếp theođối với khách hàng đó.

Hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán Anh được lập và lưutrữ theo đúng các tiêu chuẩn của Công ty đặt ra và được thực hiện trong toàn bộ Côngty Mỗi khoản mục đều được thiết kế bộ giấy làm việc riêng dựa theo chương chình

kiểm toán mẫu của VACPA (phụ lục 02: Hồ sơ kiểm toán)

Kiểm soát chất lượng kiểm toán

Đối với mọi cuộc kiểm toán, chất lượng luôn là vấn đề vô cùng quan trọng đốivới những người sử dụng Báo cáo kiểm toán.Việc KTV đưa ra những ý kiến khôngchính xác hay không đảm bảo độ tin cậy của thông tin, sẽ mang lại những hiểu lầm chonhững người sử dụng thông tin.Từ đó, gây ra những hậu quả đáng tiếc trong hoạt độngkinh doanh cũng như những rủi ro lớn đối với KTV và Công ty kiểm toán Do đó, soátxét chất lượng của cuộc kiểm toán là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối vớihoạt động của các Công ty kiểm toán và KTV.

Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán Anh luôn luôn xác định đây là công việcquan trọng Chính vì vậy, Công ty luôn nhắc nhở mọi thành viên trong Công ty, trongquá trình thực hiện bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, cũng phải đảm bảo chất lượng vàuy tín của Công ty Hoạt động kiểm toán chất lượng phải được thực hiện ở tất cả cáckhâu của cuộc kiểm toán.

Quá trình kiểm soát chất lượng của Công ty được thực hiện qua 3 giai đoạn:- Kiểm soát chất lượng tuyển dụng nhân viên;

- Kiểm soát quá trình đào tạo;

- Kiểm soát quá trình kiểm toán của từng cuộc kiểm toán.Kiểm soát chất lượng qua quá trình kiểm toán:

Trang 36

thủ tục kiểm soát chất lượng áp dụng cho toàn bộ cuộc kiểm toán Việc kiếm soát chấtlượng được thực hiện qua cả 4 khâu của cuộc kiểm toán, gồm: Tìm hiểu khách hàng,Lập kế hoạch, Thực hiện kiểm toán, Kết thúc kiểm toán.

Tìm hiểu khách hàng:

Việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán được thực hiện ngay từ khi tiếpxúc khách hàng Các thành viên Ban giám đốc dựa trên các thông tin thu thập được vềkhách hàng, nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng để đánh giá rủi ro, đánh giámức bù chi phí kiểm toán, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Từ đó đưa ra quyếtđịnh có ký hợp đồng kiểm toán hay không

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Kiểm tra kế hoạch kiểm toán là khâu quan trọng bởi kế hoạch kiểm toán vàchương trình kiểm toán quyết định toàn bộ công việc thực hiện trong quá trình kiểmtoán tại khách hàng Việc kiểm soát được thể hiện ở việc kiểm tra đánh giá về nộidung, phạm vi, thời gian thực hiện… kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các công việctrong khâu lập kế hoạch Việc kiểm soát này được thực hiện bới 2 cấp là trưởng (phó)phòng và Ban giám đốc.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Việc kiểm soát được thực hiện ngay từ khi bắt đầu thực hiện hợp đồng cho đếnkhi hoàn thiện file hồ sơ Trong khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng, trưởng nhómkiểm toán trực tiếp đôn đốc và kiểm tra tiến độ thực hiện, chất lượng công việc của cácthành viên trong nhóm Đồng thời, trưởng nhóm xem xét các bằng chứng kiểm toánmà các nhân viên thu thập xem có đảm bảo tính pháp lý không.

Sau từng cuộc kiểm toán, trưởng nhóm phải tổng hợp kết quả, báo cáo tiến độthực hiện với chủ nhiệm kiểm toán để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợpvới kế hoạch và đảm bảo chất lượng.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán:

Khi kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phải thu thập kiểm tra lại toànbộ giấy tờ làm việc, lưu file kiểm toán và có trách nhiệm báo cáo với chủ nhiệm kiểmtoán, Ban giám đốc về quá trình kiểm toán để có sự chỉ đạo kịp thời Hồ sơ kiểm toánvà Báo cáo kiểm toán phải được soát xét bởi 4 cấp: trưởng nhóm, trường phòng kiểmtoán, trợ lý Ban giám đốc, tổng giám đốc qua sơ đồ sau:

Trang 37

Sơ đồ 2.2: Quy trình soát xét chất lượng BCTC và Báo cáo kiểm toán pháthành tại Công ty ACAC

2.2.1 Khái quát vê cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC

Công ty ACAC tiến hành tiếp cận đối với từng khách hàng riêng biệt Hàngnăm, Công ty đều thực hiện gửi Thư chào hàng (hay còn gọi là Hồ sơ giới thiệu nănglực) đến từng khách hàng mà Công ty dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ bao gồm các kháchhàng lâu năm và những khách hàng mới tiềm năng Thư chào hàng là một bản giớithiệu tổng quát về Công ty, cung cấp cho khách hàng những hiểu biết cần thiết vềCông ty như uy tín và chất lượng các loại dịch vụ mà mình sẽ cung cấp hay các thôngtin về năng lực của bộ máy nhân sự sẽ tham gia cung cấp dịch vụ,…

Nếu khách hàng thấy dịch vụ phù hợp và chấp nhận Thư chào hàng, khách hàngsẽ tiến hành gửi lại Thư mời kiểm toán Sau khi nhận được Thư mời kiểm toán, Côngty sẽ xúc tiến gặp gỡ với BGĐ khách hàng và đi tới thỏa thuận ký kết Hợp đồng kiểm

Tổng hợp ý kiến các phần hành

Trưởng nhóm soát xét và lập báo cáo tổng hợp

Chủ nhiệm soát xét và ghi lại ý kiến

Trợ lý Tổng giám đốc phụ trách soát xét chất lượng kiểmtoán xem xét

Ban Tổng giám đốc soát xét lần cuối cùng

Phát hành báo cáo

Trang 38

tiếp với khách hàng để đề nghị cung cấp dịch vụ, hoặc khách hàng cũng có thể chủđộng liên hệ với Công ty khi có yêu cầu về kiểm toán thông qua Thư mời kiểm toán.

Công ty TNHH ABC là khách hàng truyền thống của Công ty ACAC, Công tyACAC đàm phán sơ bộ với lãnh đạo khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng,xem xét mức độ rủi ro có thể gặp phải, đánh giá khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ vàthống nhất về mức phí kiểm toán như sau:

(GTLV 01: Các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ - Trang 32)

Sau khi đánh giá khả năng chấp nhận tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán, Côngty ACAC tiến hành ký kết hợp đồng với Công ty TNHH ABC theo hợp đồng sau:

( Phụ lục 05: Hợp đồng kinh tế)

Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty tiến hành phân công nhóm kiểm toán gồmcác KTV đã thực hiện kiểm toán BCTC năm trước của Công ty TNHH ABC đi thựchiện kiểm toán.

Nhóm kiểm toán:

Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán : PHS

Thời gian kiểm toán

Chịu trách nhiệm kiểm toán khoản mục TSCĐ được giao cho KTV VHL Kèmtheo kế hoạch kiểm toán chi tiết, danh mục tài liệu được nhóm kiểm toán yêu cầuCông ty TNHH ABC cung cấp.

Trang 39

GTLV01: Các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ.CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN ANH

CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾTOÁN, THUẾ

A1-A2,tầng 3 tòa nhà Sacombank, đường Lê Đức Thọ,quân Nam TừLiêm,Hà Nội

Nội dung: Các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ

Mục tiêu: Đảm bảo các thông tin đầy đủ đã được thu thập để cho phép Công ty quyết

định xem có nên tiếp tục hợp đồng kiểm toán không Câu hỏi phải được hoàn tất hàng

năm dựa trên kết luận của cuộc kiểm toán năm trước.

Có/ Không

Các thông tin liên quan khác Chitiết đầy đủ nên được đính kèmnếu câu trả lời là Có cùng với kếtluận về việc an toàn để chấp nhậnsự chỉ định.

Có phí kiểm toán quá hạn chưa đượcthanh toán không?

KhôngCông ty có liên quan đến kiện tụng,

tranh chấp với khách hàng hoặc có sựcảnh báo về việc phát sinh kiện tụng,tranh chấp không?

Có bất cứ Partner hoặc nhân viên nàotrong Công ty có người nhà hoặc cócác quan hệ cá nhân với khách hàngkhông?

A120

Trang 40

Có/ Không

Các thông tin liên quan khác Chitiết đầy đủ nên được đính kèmnếu câu trả lời là Có cùng với kếtluận về việc an toàn để chấp nhậnsự chỉ định.

hệ gần gũi) hoặc nhân viên trongnhóm kiểm toán có lợi ích tài chínhvới khách hàng không?

Có bất cứ Partner (hoặc người có quanhệ gần gũi) nắm giữ cổ phần củakhách hàng không?

Có sự xung đột về lợi ích với cáckhách hàng không?

KhôngPhạm vi các điều khoản của dịch vụ

khác có khả năng ảnh hưởng đến tínhđộc lập không?.

1 Có các yếu tố khác có thể làmgiảm tính độc lập của Công ty không?

Không2 Có rủi ro Partner và các nhân viên

tham gia thực hiện dịch vụ không cóđầy đủ kiến thức và kinh nghiệm đểthực hiện dịch vụ hay không?

3 Có sự yêu cầu về việc luân chuyểnPartner / Nhân viên theo chính sáchcủa Công ty không?

4 Có bất cứ yếu tố nào khác phátsinh trong năm cho thấy không nênchấp nhận hợp đồng không?

Ngày đăng: 15/03/2020, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w