1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

40 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục nợ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN tư vấn ĐỊNH GIÁ

138 86 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 822,19 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, em chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm

Trang 1

TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN ĐỊNH GIÁ

ACC_VIỆT NAM THỰC HIỆN

Chuyên ngành : Kiểm toán

Mã số : 22

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Trang 3

MỤC LỤC

Trang bìa i

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục biểu đồ viii

Danh mục các sơ đồ ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 4

1.1 Khái quát chung về khoản mục nợ phải thu khách hàng trong báo cáo tài chính 4

1.1.1 Khái niệm và phân loại 4

1.1.2 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng 6

1.2 Lý luận chung về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính 8

1.2.1 Mục tiêu chung kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính 8

1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 9

1.2.3 Các sai phạm thường gặp trong kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 10

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính 12

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính 12

1.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 17

Trang 4

1.3.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 22

Kết luận chương 1 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN ĐỊNH GIÁ ACC_VIỆT NAM THỰC HIỆN ………25

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam… ……… 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý 27

2.1.3 Đặc điểm hoạt động của ACC_Vietnam 28

2.2.Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán – tư vấn định giá ACC_việt nam thực hiện 34

2.2.1 Giới thiệu công ty khách hàng 34

2.2.2.Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam thực hiện 36

Kết luận chương 2 76

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – TƯ VẤN ĐỊNH GIÁ ACC_VIỆT NAM THỰC HIỆN 77

3.1 Nhận xét, đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam 77

3.1.1 Ưu điểm: 77

3.1.2 Hạn chế 79

3.1.3 Nguyên nhân của hạn chế 82

Trang 5

3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu

khách hàng 83

3.3 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 83

3.3.1 Những nguyên tắc phải hoàn thiện 83

3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện 84

3.4 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 85

3.4.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch 85

3.4.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 86

3.4.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 87

3.5 Điều kiện để thực hiện các giải pháp trên 88

3.5.1 Đối với nhà nước 88

3.5.2 Đối với hiệp hội nghề nghiệp 88

3.5.3 Đối với công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam 89

3.5.4 Đối với kiểm toán viên 89

Kết luận chương 3 90

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 93

Trang 6

PTKH : Phải thu khách hàng

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

TrangBảng

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

TrangBiểu đồ 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2016

đến năm 2018

31

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 27

Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH

Kiểm toán – Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam

33

Trang 10

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường, thông tin tài chính rất cần cho các nhà hoạchđịnh và quản lý kinh tế cũng như các nhà đầu tư Để minh bạch hóa thông tin, đặcbiệt là với các doanh nghiệp niêm yết có vốn đầu tư nước ngoài… thì cần báo cáo tài

chính đã được kiểm toán Hoạt động kiểm toán đã hình thành, đang trong giai đoạn

phát triển và lớn mạnh ở Việt Nam Với những cố gắng vượt bậc và sự phấn đấukhông ngừng nghỉ của mình, kiểm toán đang dần trở thành một hoạt động quenthuộc, đóng vai trò nhất định và là yêu cầu thiết yếu mà các cơ quan Nhà nước đặt

ra đối với các doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp

Để đạt được mục tiêu kiểm toán BCTC, kiểm toán độc lập phải tiến hành kiểmtoán rất nhiều khoản mục, bộ phận cấu thành trên BCTC, trong đó có khoản mục nợphải thu khách hàng Quản lý và kiểm soát tốt khoản phải thu là một nhu cầu tất yếucủa các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro như: bị nhânviên chiếm dụng, tham ô, bị ghi khống doanh thu hay trích lập dự phòng không hợplý… Để thu được hiệu quả cao trong việc quản lý và kiểm soát các khoản phải thu cónhiều cách khác nhau, trong đó thực hiện kiểm toán khoản phải thu là một biện phápkhá hữu hiệu Việc kiểm toán ở đây không những sẽ phát hiện các sai phạm, yếu kémtrong công tác kế toán, hệ thống KSNB… mà còn đưa ra được nhiều giải pháp giúpcho ban lãnh đạo doanh nghiệp có những quyết định, chính sách phát triển doanhnghiệp phù hợp, kịp thời, từ đó tạo sự minh bạch trong tài chính, đem lại lòng tin chocác đối tác của doanh nghiệp

Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Định giáACC_Việt Nam, em đã được trực tiếp xuống đơn vị kiểm toán, được tiếp cận khoảnmục nợ phải thu khách hàng trong báo cáo tài chính Đồng thời cũng được trực tiếpthực hiện công việc kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng dưới sự chỉ dẫnnhiệt tình, cẩn thận của các anh chị trong công ty Em nhận thấy quy trình kiểm toánkhoản mục nợ phải thu khách hàng trong ACC_Vietnam còn tồn tại một số hạn chếcần được nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện trong thực tiễn

Trang 11

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, em chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam thực hiện”.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài cần đạt được những mục đích sau:

Một là, hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về quy trìnhkiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do kiểm toánđộc lập thực hiện;

Hai là, phân tích và làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phảithu khách hàng trong kiểm toán BCTC do ACC_Vietnam thực hiện và đánh giá thựctrạng quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC doACC_Vietnam thực hiện;

Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoảnmục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do ACC_Vietnam thực hiện

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

 Đối tượng nghiên cứu đề tài:

Đối tượng nghiên cứu đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục phải thukhách hàng trong kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện

 Phạm vi nghiên cứu đề tài:

Đề tài nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trongkiểm toán BCTC do ACC_Vietnam thực hiện chỉ là một nội dung kiểm toán trongmột cuộc kiểm toán BCTC riêng biệt, khi kết thúc kiểm toán khoản mục này khôngphải lập BCKT mà chỉ cần lập biên bản kiểm toán

Mọi số liệu minh họa được lấy từ các khách hàng kiểm toán củaACC_Vietnam có niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2018

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu bằng những phương pháp sau: phương pháp luậnchung và phương pháp kỹ thuật cụ thể

Trang 12

Phương pháp luận chung: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phépduy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy và khoa học logic.

Phương pháp kỹ thuật cụ thể: phương pháp xử lý số liệu, phân tích, sosánh, đánh giá, tổng hợp… Ngoài ra đề tài cũng sử dụng phương pháp sơ đồ, bảngbiểu, để làm rõ và bổ sung thêm cho lý luận cũng như thực tiễn việc vận dụng các kĩthuật thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểmtoán BCTC

5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Ngoài mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, đồ thị, các từ viết tắt,danh mục tài liệu tham khảo, kết luận và phụ lục, kết cấu luận văn tốt nghiệp gồm 3phần chính như sau:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phảithu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện

Chương 2: Thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu kháchhàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Địnhgiá ACC_Việt Nam thực hiện

Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toánkhoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHHKiểm toán - Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam thực hiện

Em xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo Công ty ACC_Vietnam đã tạođiều kiện cung cấp các tài liệu của Công ty cho em trong quá trình thực tập cũng nhưcác anh chị trong phòng nghiệp vụ đã nhiệt tình hướng dẫn Và em cũng xin gửi lờicảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS Vũ Thùy Linh đã tận tình giúp đỡ em hoànthành bài luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 13

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC

NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 1.1 Khái quát chung về khoản mục nợ phải thu khách hàng trong báo cáo tài chính

1.1.1 Khái niệm và phân loại nợ phải thu khách hàng

 Khái niệm

Nợ phải thu là khoản xác định quyền lợi của đơn vị về một khoản tiền, hànghóa, dịch vụ nào đó mà đơn vị sẽ thu hồi trong tương lai Hay nói cách khác, nợphải thu là tài sản của đơn vị nhưng đang bị các tổ chức kinh tế, cá nhân khác chiếmdụng Nợ phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác

Theo khoản 2 điều 17, thông tư 200/2014/TT-BTC:

Phải thu khách hàng bao gồm các khoản phải thu có tính chất thương mạiphát sinh từ giao dịch có tính chất mua - bán như: Phải thu về bán hàng, cung cấpdịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính)giữa các doanh nghiệp và người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả cáckhoản phải thu giữa công ty mẹ và công ty con, liên doanh, liên kết) Khoản phảithu này bao gồm cả các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất nhập khẩu của bêngiao ủy thác thông qua bên nhận ủy thác

Tài khoản phải thu khách hàng dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu vàtình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiềnbán sản phẩm, hàng hóa, BĐSĐT, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch

vụ Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầuXDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành Khôngphản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay

Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đốitượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay

Trang 14

không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán.Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về muasản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, cáckhoản đầu tư tài chính.

Bên giao ủy thác xuất nhập khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với cáckhoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất nhập khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu nhưcác giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường

Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại cáckhoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng thuhồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biệnpháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được

Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữadoanh nghiệp với khách hàng, nếu hàng hóa, BĐSĐT đã giao, dịch vụ đã cung cấpkhông đúng theo thỏa thuận, trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầudoanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao

Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theotừng loại nguyên tệ

Trên BCTC khoản mục phải thu khách hàng là một trong những khoản mụctrọng yếu, nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản cuả đơn vị đồng thời cũngrất dễ có các gian lận, sai sót như khai khống, vào sổ các nghiệp vụ chậm thời gian,không có chứng từ hóa đơn đầy đủ

 Phân loại

Phải thu khách hàng được phân thành 2 loại là: phải thu khách hàng ngắnhạn và phải htu khách hàng dài hạn

Phải thu ngắn hạn là khoản nợ của khách hàng có kỳ hạn thu hồi không quá

12 tháng kể từ thời điểm báo cáo

Phải thu dài hạn là khoản nợ của khách hàng có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng

kể từ thời điểm báo cáo

Trang 15

 Mối quan hệ của khoản mục phải thu khách hàng với các khoản mục kháctrên báo cáo tài chính

Khoản mục nợ phải thu khách hàng là một khoản mục rất quan trọng và cómối liên hệ với nhiều khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh Trong quá trình giao dịch với khách hàng phát sinh rất nhiềunghiệp vụ liên quan đến quan hệ thanh toán, trong đó có khoản mục nợ phải thu.Khi doanh nghiệp chấp nhận bán vật tư hàng hóa, hay cung cấp dịch vụ của mìnhtheo phương thức trả trước hay phương thức bán chịu thì xuất hiện nợ phải thukhách hàng Do đó dễ thấy, nếu số tiền của khoản nợ phải thu tăng lên thì tiền thuđược từ bán hàng giảm xuống và ngược lại Bên cạnh đó nếu nợ phải thu tăng lêncùng với sự tăng lên của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ hay trao đổi là sự giảm xuốngcủa hàng tồn kho Ngoài ra khoản mục nợ phải thu có ảnh hưởng gián tiếp tới thuếthu nhập doanh nghiệp khi nó là cơ sở để lập dự phòng nợ phải thu khó đòi Nợ phảithu khách hàng còn có mối liên hệ với một số khoản mục trên báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh như doanh thu, giá vốn hàng bán… Thông thường khi doanh thucũng như giá vốn tăng lên thì nợ phải thu khách hàng cũng tăng lên nếu chính sáchbán chịu không thay đổi

1.1.2 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng

Kiểm soát nội bộ nợ phải thu khách hàng bao gồm toàn bộ các chính sáchkiểm soát, các bước kiểm soát, thủ tục kiểm toán được doanh nghiệp xây dựng vàvận hành để đạt được các mục tiêu về kiểm soát nội bộ nợ phải thu khách hàng

Cụ thể:

+ Kiểm soát nội bộ nợ phải thu khách hàng tốt giúp doanh nghiệp ghi chép,phản ánh đầy đủ các khoản nợ phải thu khách hàng sẽ bảo vệ tài sản và nguồn thôngtin của đơn vị;

+ Tuân thủ pháp luật (Đúng chính sách của Nhà nước, nội quy quy chế củadoanh nghiệp);

+ Đảm bảo hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý khoản phải thu đạt đượctiết kiệm, có hiệu lực và hiệu quả cao;

Trang 16

+ Đảm bảo khoản nợ phải thu phải được lập và trình bày đúng quyết địnhtrên BCTC theo quy định của pháp luật.

Nội dung của kiểm soát nội bộ kiểm soát phải thu khách hàng trong từngkhâu công việc:

+ Thiết kế các quy chế KSNB đối với PTKH

+ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của cá nhân, bộphận có liên quan đến quá trình xử lý phải thu khách hàng

+ Quy định trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ phải thu khách hàng thông quaquá trình tự xử lý công việc như: xét duyệt đơn đặt hàng, phê duyệt bán chịu, kiểmsoát tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ…

Vận hành các quy chế KSNB đối với Phải thu khách hàng:

- Tổ chức phân công, bố trí nhân sự: việc tổ chức phân chia trách nhiệm vànghĩa vụ cho mỗi người trong việc ghi chép, quản lý và xử lý các khoản phải thukhách hàng từ việc xem xét khả năng của khách hàng, quyết định bán chịu đến việcthanh toán của khách hàng và xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi Đồng thời trongquá trình vận hành cần kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định, quy chế đã đề ra

- Tổ chức và kiểm tra hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán: đảm bảo cho sổsách, chứng từ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo quy địnhcủa Luật kế toán, chế độ kế toán và các văn bản pháp luật khác có liên quan chứng

từ kế toán

- Phê chuẩn bán chịu: ngoài việc xem xét nhu cầu của khách hàng, còn cầnphải xem xét đến khả năng thanh toán và sự tín nhiệm của từng khách hàng, chínhsách bán chịu của doanh nghiệp để những người có thẩm quyền phê chuẩn bán chịumột phần hay toàn bộ lô hàng Nội dung của việc phê chuẩn bán chịu bao gồm: Phêchuẩn về phương thức trả chậm, thời hạn và mức tín dụng trả chậm…

- Xử lý, ghi nhận các khoản phải thu khách hàng: sau khi đã chuyển giaoquyền sở hữu của hàng hoá, tài sản; hay hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cùng vớiviệc chuyển giao hoá đơn cho khách hàng, phải thực hiện việc ghi sổ theo dõi từngnghiệp vụ phát sinh một cách đúng đắn, đầy đủ và phù hợp với các nguyên tắc kế

Trang 17

toán, phương pháp hạch toán các khoản phải thu khách hàng Doanh nghiệp cần chú

ý hạch toán đúng các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bịtrả lại … theo đúng bản chất của nghiệp vụ phát sinh, theo đúng đối tượng kháchhàng

- Đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn: Sau khi thực hiện ghi sổ các khoản phải thukhách hàng, doanh nghiệp cần theo dõi chi tiết theo từng đối tượng phải thu, đônđốc thanh toán các khoản nợ phải thu này thông qua các biện pháp: thực hiện chiếtkhấu thanh toán khi thanh toán trước hạn, thực hiện bù trừ công nợ cùng đối tượng,khi gần đến hạn doanh nghiệp phải gửi thư thông báo cho khách hàng

Việc xây dựng và vận hành hệ thống KSNB thuộc về trách nhiệm của doanhnghiệp Hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả sẽ giúp KTV thu hẹp phạm vi của cuộckiểm toán

1.2 Lý luận chung về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1 Mục tiêu chung kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính

 Mục tiêu tổng quát: KTV thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợplàm cơ sở để đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của cácthông tin liên quan tới công nợ phải thu

 Mục tiêu cụ thể: Thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp đểxác minh các cơ sở dẫn liệu cụ thể :

Đối với nghiệp vụ Phải thu khách hàng:

- CSDL “tính có thật”: nghiệp vụ phải thu khách hàng đã ghi sổ phải thực sựphát sinh và được phê chuẩn đúng đắn

- CSDL “tính toán, đánh giá”: nghiệp vụ phải thu khách hàng đã ghi sổ phảiđược tính toán, đánh giá đúng đắn và hợp lý

- CSDL “hạch toán đầy đủ”: nghiệp vụ phải thu khách hàng đã ghi sổ kế toánphải được hạch toán đầy đủ, không trùng lặp hay bỏ sót nghiệp vụ nào

- CSDL “phân loại và hạch toán đúng đắn”: các nghiệp vụ phải thu khách

Trang 18

hàng phải được phân loại và ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán và đúng quan hệ đốiứng tài khoản (vào các sổ kế toán), chính xác về số liệu tương ứng trên chứng từ.

- CSDL “hạch toán đúng kỳ”: nghiệp vụ phải thu khách hàng phát sinh phảiđược hạch toán kịp thời, đảm bảo phát sinh thuộc kỳ nào phải được ghi sổ kế toáncủa kỳ ấy

Đối với số dư Phải thu khách hàng :

- CSDL “sự hiện hữu”: Các khoản nợ phải thu khách hàng trên sổ kế toán làthực tế đang tồn tại

- CSDL “quyền và nghĩa vụ”: có đầy đủ bằng chứng xác nhận quyền đượcthu của đơn vị đối với các tổ chức và cá nhân

- CSDL “tính toán, đánh giá”: các khoản nợ phải thu khách hàng được tínhtoán đúng đắn, chính xác

- CSDL “hạch toán đầy đủ”: các khoản nợ phải thu khách hàng được ghinhận đầy đủ, không trùng hay sót

- CSDL “phân loại đúng đắn”: các khoản nợ phải thu khách hàng được phânloại đúng đắn để trình bày trên BCTC

- CSDL “cộng dồn”: số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết Phải thukhách hàng được xác định đúng đắn, việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chitiết sang sổ kế toán tổng hợp và sổ cái không có sai sót

Đối với thông tin thuyết minh Phải thu khách hàng :

- CSDL “trình bày và công bố”: khoản Phải thu khách hàng được trình bàytrên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ

kế toán của đơn vị

1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

Để đưa ra được ý kiến kiểm toán về khoản mục PTKH một cách đúng đắn,KTV cần thu thập được các bằng chứng về quá trình xử lý kế toán đối với cácnghiệp vụ liên quan đến khoản PTKH Cụ thể như:

Báo cáo tài chính:

Các BCTC liên quan chủ yếu có liên quan gồm Bảng cân đối kế toán (báo

Trang 19

cáo các thông tin tài chính như: phải thu khách hàng ngắn hạn, dài hạn, người muatrả tiền trước và các thông tin tài chính khác ) Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh (báo cáo các thông tin tài chính như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ, các khoản làm giảm doanh thu bán hàng ), Bản thuyết minh BCTC (báo cáocác thông tin chi tiết về doanh thu bán hàng, về các khoản giảm trừ doanh thu, bảngphân tích tuổi nợ của các khoản phải thu của công ty )

Sổ sách kế toán:

Các sổ hạch toán liên quan đến đến các khoản phải thu khách hàng gồm sổhạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán Ví dụ: sổ hạch toán nghiệp vụ như:Nhật kí thu tiền, Thẻ kho, Nhật ký bảo vệ kho, Nhật ký vận chuyển hàng hoá Vàcác sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của tài khoản chủ yếu như 131 (Phải thu kháchhàng), 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ), 111 (Tiền mặt), 112 (Tiềngửi ngân hàng), cùng hệ thống sổ chi tiết theo từng đối tượng

Chứng từ kế toán:

Các chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ bán hàng đã phát sinh và chưathu tiền là căn cứ để ghi sổ kế toán: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản bàngiao, hoá đơn bán hàng, phiếu thu tiền, giấy báo có của ngân hàng, bảng sao kê củangân hàng, biên bản đối chiếu công nợ, bảng kê số dư các khoản nợ Phải thu kháchhàng tại ngày 31/12 )

Các tài liệu khác có liên quan:

Các chính sách, các quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ đối với hoạtđộng bán hàng và thu tiền của đơn vị đã xây dựng, ban hành và áp dụng trong côngtác quản lý và kiểm soát nội bộ

Các hồ sơ tài liệu khác liên quan đến các khoản phải thu khách hàng nhưchính sách bán hàng, hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, biên bản đối chiếu công nợ

1.2.3 Các sai phạm thường gặp trong kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

Khoản mục nợ PTKH là một trong những khoản mục xảy ra sai phạm nhiềunhất Các sai phạm có thể do vô tình, cố ý hay gian lận đều ảnh hưởng đến việc đưa

Trang 20

ra ý kiến kiểm toán Vì vậy, trong quá trình kiểm toán, KTV có thể gặp các rủi ro dochính hệ thống KSNB hay do quá trình hạch toán cụ thể như sau:

- Bù trừ công nợ không cùng đối tượng Kế toán của đơn vị được kiểm toánthực hiện việc bù trừ công nợ (phải thu và phải trả) không cùng đối tượng, điều nàykhông đúng theo quy định, việc bù trừ công nợ chỉ được thực hiện trong trường hợpcông nợ cùng một đối tượng

- Chưa có quy chế tài chính về thu hồi công nợ: Nhiều đơn vị cố ý hoặc vô

ý không thiết lập, xây dựng các quy chế tài chính về thu hồi công nợ, dẫn đến việcthất thoát các khoản nợ phải thu, tồn tại nhiều khoản phải thu khó đòi…

- Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau.Việccùng đối tượng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau gây khó khăn cho công tácquản lý công nợ của kế toán

- Chưa có sổ chi tiết theo dõi đối tượng phải thu Đơn vị nên có sổ theo dõichi tiết để quản lý, theo dõi công nợ, đồng thời kịp thời thực hiện trích lập dự phòngđối với các khoản nợ phải thu khó đòi

- Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ, chưa có quy định về

số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán Đơn vị không quy định số tiền nợ tối đa, thờihạn thanh toán dẫn đến tồn tại nhiều khoản nợ không có khả năng thu hồi tại thờigian nợ quá lâu gây tổn thấy cho đơn vị

- Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu không đầy đủ công nợ vào thờiđiểm lập BCTC

- Chưa tiến hành phân tích tuổi nợ các khoản PTKH Kế toán không theodõi được các khoản phải thu khó đòi

- Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý, chênh lệch

sổ chi tiết, sổ cái, Bảng CĐKT

- Cuối kì kế toán chưa đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ, việckhông đánh giá này làm cho giá trị của khoản phải thu khách hàng trên BCTCkhông phản ánh trung thực, hợp lý

- Hạch toán sai số tiền, nội dung, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các

Trang 21

khoản phải thu không mang tính chất thương mại vào TK 131, hoặc các khoản phảithu khách hàng vào TK 1388 (Phải thu khác).

- Hạch toán giảm công nợ PTKH do hàng hoá bị trả lại, giảm giá hàng bánnhưng không có hoá đơn, chứng từ hợp lệ

- Ghi tăng khoản PTKH không phù hợp tăng doanh thu

- Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền lớn không quyđịnh thời gian nộp lại nên bị nhân viên chiếm dụng

- Các khoản xoá nợ chưa tập hợp đầy đủ tài liệu theo quy định để làm căn

cứ xử lý

- Không hạch toán khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, hoặc đã trích lậpnhưng trích lập thiếu hoặc quá tỷ lệ quy định, hồ sơ chứng từ không đầy đủ, hợp lý.Điều này dẫn đến giá trị thuần của các khoản PTKH bị phản ánh không chính xác

- Ghi khống các khoản PTKH: Khả năng xảy ra sai phạm này là rất cao vàthường được che đậy rất kín Việc ghi khống này thường đi kèm với việc ghi khốngdoanh thu

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểmtoán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứcho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, cuộckiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba giai đoạn: lập kế hoạchkiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán, hoàn thành kiểm toán và công bố báo cáokiểm toán Kiểm toán khoản mục phải thu là một phần hành trong kiểm toán BCTC

và cũng tuân theo quy trình đó

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính

- Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán báocáo tài chính: Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảobao quát hết các khía cạnh trọng yếu của một cuộc kiểm toán: phát hiện gian lận, rủi

Trang 22

ro và những vấn đề tiềm ẩn; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thờihạn

- Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng chiến lược kiểm toán tổngthể và kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đemlại lợi ích cho việc kiểm toán báo cáo tài chính

- Đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng, nội dung lập kế hoạch kiểmtoán bao gồm:

Một là, thu thập thông tin ban đầu về khách hàng và môi trường hoạt độngcủa khách hàng và các thông tin liên quan tới công nợ phải thu

Kiểm toán viên phải tìm hiểu các thông tin sau:

- Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoàikhác, bao gồm cả khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;

- Đặc điểm của đơn vị, bao gồm:

+ Lĩnh vực hoạt động;

+ Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị;

+ Các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia, kể cả đầu tư vào cácđơn vị có mục đích đặc biệt;

+ Cơ cấu tổ chức, sản xuất kinh doanh và quản lý và cơ cấu nguồn vốn củađơn vị

Các thông tin này giúp KTV hiểu được các nhóm giao dịch, số dư tài khoản

và thông tin thuyết minh cần được trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị

- Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi (nếucó) Kiểm toán viên phải đánh giá các chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng

có phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị, có nhất quán với khuônkhổ về lập và trình bày báo cáo tài chính và các chính sách kế toán mà các đơn vịtrong cùng lĩnh vực hoạt động đang áp dụng hay không;

- Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan

mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu;

- Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị

Trang 23

Hai là, tìm hiểu ban đầu về hệ thống KSNB đối với khoản mục nợ phải thukhách hàng.

Kiểm toán viên phải tìm hiểu các thông tin về kiểm soát nội bộ của đơn vị cóliên quan đến cuộc kiểm toán Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn

để xác định kiểm soát nào, riêng lẻ hay kết hợp với kiểm soát khác, có liên quan tớicuộc kiểm toán

Khi thu thập thông tin về các kiểm soát có liên quan đến cuộc kiểm toán,kiểm toán viên phải đánh giá về mặt thiết kế của các kiểm soát và xác định xem cáckiểm soát này đã được thực hiện tại đơn vị hay chưa, bằng cách tiến hành thêm một

số thủ tục kiểm toán ngoài việc phỏng vấn các nhân viên của đơn vị

Ba là, dựa trên những thông tin ban đầu, KTV sẽ đánh gia rủi ro có sai sóttrọng yếu (rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) đối với khoản mục nợ phải thu kháchhàng theo từng nhóm CSDL

Kiểm toán viên cần phải:

- Xác định rủi ro thông qua quá trình tìm hiểu về đơn vị và môi trường củađơn vị, bao gồm tìm hiểu các kiểm soát phù hợp liên quan đến rủi ro và xác định rủi

ro thông qua xem xét các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minhtrong báo cáo tài chính;

- Đánh giá những rủi ro đã xác định và đánh giá liệu chúng có ảnh hưởnglan tỏa đến tổng thể báo cáo tài chính và ảnh hưởng tiềm tàng đến nhiều cơ sở dẫnliệu hay không;

- Liên hệ những rủi ro đã xác định với các sai sót có thể xảy ra ở cấp độ cơ

sở dẫn liệu và cân nhắc xem những kiểm soát nào kiểm toán viên dự định kiểm tra;

- Cân nhắc khả năng xảy ra sai sót, kể cả khả năng xảy ra nhiều sai sót, vàliệu sai sót tiềm tàng đó có dẫn đến sai sót trọng yếu hay không

Kiểm toán viên phải dựa vào xét đoán chuyên môn để quyết định xem liệurủi ro đã xác định có phải là rủi ro đáng kể hay không Khi xét đoán, kiểm toán viênphải loại trừ ảnh hưởng của các kiểm soát đã được xác định liên quan đến rủi ro đó

- Rủi ro đó có phải là rủi ro do gian lận hay không;

Trang 24

- Rủi ro đó có liên quan tới những thay đổi lớn gần đây trong nền kinh tế,trong lĩnh vực kế toán và các lĩnh vực khác, do đó, cần phải đặc biệt lưu ý haykhông;

- Mức độ phức tạp của các giao dịch;

- Rủi ro đó có gắn liền với các giao dịch quan trọng với các bên liên quanhay không;

- Mức độ chủ quan trong việc định lượng thông tin tài chính liên quan tới rủi

ro, đặc biệt là những thông tin mà việc định lượng còn yếu tố chưa chắc chắn;

- Rủi ro đó có liên quan tới những giao dịch lớn nằm ngoài phạm vi hoạtđộng kinh doanh bình thường của đơn vị, hoặc có liên quan tới giao dịch có dấuhiệu bất thường hay không

Đối với một số loại rủi ro, kiểm toán viên có thể xét đoán rằng nếu chỉ thựchiện các thử nghiệm cơ bản sẽ không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toánthích hợp Những rủi ro này liên quan tới việc ghi chép không chính xác hoặc khôngđầy đủ các nhóm giao dịch và số dư tài khoản có tính chất thường xuyên và quantrọng mà thường được xử lý tự động, có ít hoặc không có sự can thiệp thủ công.Trong trường hợp này, các kiểm soát của đơn vị đối với các rủi ro này được coi là

có liên quan đến cuộc kiểm toán và kiểm toán viên phải tìm hiểu về các kiểm soátđó

Bốn là, đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định mức trọng yếu của cuộc kiểmtoán

Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán cần được xem xét trong suốt quá trìnhkiểm toán, khi:

- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu;

- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếptheo cần thực hiện;

- Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) trên báocáo tài chính và hình thành ý kiến kiểm toán

Trang 25

Việc xác định mức trọng yếu của kiểm toán viên mang tính xét đoán chuyênmôn và phụ thuộc vào nhận thức của kiểm toán viên về nhu cầu của người sử dụngthông tin trên báo cáo tài chính Trong trường hợp này, kiểm toán viên có thể giảđịnh rằng, người sử dụng báo cáo tài chính:

- Có sự hiểu biết hợp lý về hoạt động kinh doanh, về kinh tế và tài chính, kế

toán và quan tâm nghiên cứu thông tin trên báo cáo tài chính với sự cẩn trọng mộtcách hợp lý;

- Hiểu rằng báo cáo tài chính được lập, trình bày và được kiểm toán trên cơ

sở mức trọng yếu;

- Nhận thức được tính không chắc chắn tiềm tàng trong việc xác định giá trị

do việc sử dụng các ước tính kế toán, các xét đoán và yếu tố của các sự kiện xảy ratrong tương lai;

- Đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý trên cơ sở các thông tin trên báo cáotài chính

Khi lập kế hoạch kiểm toán, mức trọng yếu được xác định không nhất thiếtphải là mức giá trị mà dưới mức đó, các sai sót không được điều chỉnh, khi xét riêng

lẻ hoặc tổng hợp lại, luôn được đánh giá là không trọng yếu Trong một số trườnghợp cụ thể, sai sót có thể được đánh giá là trọng yếu mặc dù giá trị của sai sót đóthấp hơn mức trọng yếu Mặc dù khó có thể thiết lập được các thủ tục kiểm toán đểphát hiện các sai sót riêng lẻ có tính trọng yếu do bản chất của sai sót nhưng khiđánh giá ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh đối với báo cáo tài chính,kiểm toán viên phải xem xét đồng thời cả quy mô và bản chất của sai sót cũng nhưtình huống cụ thể xảy ra các sai sót đó

Năm là, tổng hợp kế hoạch kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toándựa vào rủi ro đối với nợ phải thu khách hàng

Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng được thiết kế thành

3 phần: các khảo sát nghiệp vụ, các thủ tục phân tích, các khảo sát chi tiết các số dư

Trang 26

- Các khảo sát nghiệp vụ: Thu thập đầy đủ bằng chứng, kiểm tra sự phêduyệt các nghiệp vụ án chịu và cơ sở xét duyệt các nghiệp vụ bán chịu, tìm hiểuchính sách bán của đơn vị…

- Các thủ tục phân tích: Xem xét số dư của khoản phải thu khách hàng đãhợp lý chưa, so sánh số dư các năm, thực hiện phân tích các tỷ suất như cơ cấu cáckhoản phải thu, số vòng quay nợ phải thu, xem xét ảnh hưởng các khoản phải thuđến khả năng thanh toán…

- Các khảo sát chi tiết các số dư: xem xét số dư đầu kỳ và cuối kỳ các khoảnphải thu khách hàng, kiểm toán các cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu, CSDL tính toánđánh giá, CSDL cộng dồn, trình bày và công bố…

1.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Tổ chức thực hiện khảo sát kiểm soát khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC

- Tìm hiểu đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về KSNB về khoản mục phải thu khách hàng

Để có được hiểu biết về các chính sách, các quy định của đơn vị về KSNBđối với các khoản phải thu khách hàng, kiểm toán viên cần yêu cầu các nhà quản lýđơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan như: Quy định vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc phê chuẩn bánchịu

- Khảo sát về sự vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ

Nhằm kiểm tra tính hiện hữu trong vận hành của các quy chế KSNB, cụ thể

là sự hiện hữu và tính thường xuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểmsoát, các bước kiểm soát

- Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ

Sự thực hiện đúng đắn các nguyên tắc "Phân công và ủy quyền", nguyên tắc

"Bất kiêm nhiệm" sẽ đảm bảo tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm soát, ngăn

Trang 27

ngừa hay hạn chế được sự lạm dụng hay lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quátrình thực hiện công việc.

Tổ chức thực hiện khảo sát cơ bản đối với khoản mục phải thu khách hàng

- Thực hiện thủ tục phân tích

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520: “Quy trình phân tích là việcphân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, tìm ra những xu hướng, biếnđộng và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan kháchoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”

Khi kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng, KTV thường sử dụng những

kỹ thuật phân tích sau:

mô, cùng lãnh thổ, cùng ngành nghề, cùng loại hình sản xuất kinh doanh.

Qua sự so sánh, KTV sẽ thấy được chiều hướng biến động của chỉ tiêu Phải thukhách hàng và Dự phòng phải thu khó đòi KTV cần làm rõ tác động của những yếu tốgây sự biến động đương nhiên đối với nợ Phải thu khách hàng và chỉ ra nghi ngờ về saiphạm có thể có, qua đó khoanh vùng trọng tâm kiểm toán và đi sâu kiểm tra chi tiết

Phân tích tỉ suất:

KTV sử dụng các tỉ suất như hệ số thu hồi nợ (= doanh thu thuần (năm)/số

dư các khoản phải thu bình quân), kì thu hồi nợ bình quân (=360/hệ số thu hồi nợ).Chỉ tiêu này có thể được đối chiếu với chính sách về thanh toán, điều kiện ghi nhận

nợ phải thu khó đòi của công ty

Qua sự phân tích này KTV có thể nhận biết được rủi ro từ việc thay đổi kìthu hồi nợ bình quân, từ đó có hướng kiểm tra hợp lý

- Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ Phải thu khách hàng

Trang 28

 Kiểm tra CSDL “sự phát sinh”

Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản Phải thu khách hàng đã ghi

sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết Phải thu khách hàng

Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng chịu: như đơn đặt hàng,hợp đồng thương mại … xem xét tính đúng đắn, hợp lý của nội dung phê chuẩn vàtính đúng thẩm quyền của người phê chuẩn

Gửi thư hoặc trực tiếp yêu cầu người mua xác nhận về công nợ để có cơ sởxác minh về tính có thật của khoản Phải thu khách hàng

Kiểm tra sơ đồ hạch toán thông qua bút toán ghi sổ đồng thời trên các sổ tàikhoản tương ứng như (TK 511, TK 3331…)

 Kiểm tra CSDL “tính toán, đánh giá”

Tiến hành kiểm tra các thông tin là cơ sở mà đơn vị dùng để tính khoản Phảithu khách hàng xem có hợp lý và đúng đắn hay không Cụ thể là kiểm tra về: sốlượng, đơn giá, thuế suất thuế GTGT của hàng bán chịu các khoản chiết khấu hàngbán…

Trường hợp bán hàng chịu bằng ngoại tệ, KTV phải kiểm tra tỷ giá ngoại tệghi nhận trên hóa đơn bán chịu có đúng theo quy định hiện hành không

 Kiểm tra CSDL “hạch toán đầy đủ”

Lấy mẫu một số hợp đồng bán hàng có phê chuẩn bán chịu, hóa đơn bánhàng tương ứng kiểm tra xem các nghiệp vụ này đã được ghi sổ vào sổ kế toán tổnghợp, chi tiết, báo cáo công nợ, bảng kê Phải thu khách hàng hay chưa Kiểm tra cácnghiệp vụ thanh toán của người mua phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau để xem xemnghiệp vụ bán chịu đã ghi nhận ở kì này chưa

 Kiểm tra CSDL “phân loại và hạch toán đúng đắn”

KTV kiểm tra chính sách phân loại và hạch toán các khoản phải thu của đơnvị

Để thực hiện kiểm toán cơ sở dẫn liệu này, Kiểm toán viên phải có sự amhiểu về từng loại nợ phải thu khác KTV phải tổng hợp nợ Phải thu khách hàng theotừng loại nợ trên sổ kế toán chi tiết, theo từng khách nợ để đối chiếu với bảng kê

Trang 29

công nợ và báo cáo công nợ theo từng loại nợ, từng khách nợ, kiểm tra để đảm bảokhông lẫn lộn giữa nghiệp vụ Phải thu khách hàng với nghiệp vụ khác như phải thunội bộ, phải thu khác Những chênh lệch phát sinh có thể là những trường hợp kếtoán doanh nghiệp phân loại không đúng.

Xem xét, đối chiếu, quan sát quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh và việc ghi

sổ kế toán có theo đúng quy định không

 Kiểm tra CSDL “hạch toán đúng kỳ”

Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra ngày tháng trên chứng từ, hoá đơn có liênquan với ngày tháng ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán và bảng kê các chứng từ hoáđơn hàng bán ra trong kì Ngoài ra để kiểm tra các nghiệp vụ Phải thu khách hàng

có được ghi chép đúng kỳ hay không thì Kiểm toán viên cũng phải kiểm tra cácnghiệp vụ liên quan đến khoản phải thu phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau

Kiểm tra chi tiết số dư nợ phải thu khách hàng

 Kiểm tra CSDL “sự hiện hữu”

Phương pháp kiểm tra tốt nhất là nhờ khách hàng xác nhận về công nợ Tuynhiên, trong thực tế việc nhờ người mua xác nhận không phải lúc nào cũng có kếtquả, có thể người mua sẽ không trả lời hoặc có trả lời bằng văn bản nhưng khôngkịp thời Nếu không xác nhận thì Kiểm toán viên phải thực hiện các kỹ thuật bổsung sau:

Kiểm tra tính có thật của khách hàng như : Sự tồn tại thực tế, tính pháp lý.Kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ với số liệu trên sổ kế toán

Dựa trên kết quả kiểm toán các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán phát sinh,Kiểm toán viên tính ra số dư và đối chiếu với số liệu của doanh nghiệp, tìm bằngchứng chứng minh cho chênh lệch nếu có

Kiểm tra các chứng từ, hoá đơn làm căn cứ ghi sổ như hóa đơn bán chịu,chứng từ xuất kho, vận chuyển, hồ sơ tài liệu giao hàng liên quan…

 Kiểm tra CSDL “quyền và nghĩa vụ”

Các khoản nợ Phải thu khách hàng phản ánh quyền được thu của doanhnghiệp đối với người mua Tuy nhiên, nhiều trường hợp, các khoản nợ Phải thu

Trang 30

khách hàng được phản ánh trong sổ kế toán của doanh nghiệp, nhưng thực tế lạikhông có người mua hoặc người mua không còn tồn tại, hoặc còn tồn tại nhưng lạikhông đủ tư cách pháp nhân Vì vậy, việc xác minh về quyền được thu khoản nợ từphía khách hàng thì KTV cần phải xác minh về đối tượng phải thu là có thật và sốphải thu là có thật bằng cách điều tra các thông tin về người mua, kiểm tra bộchứng từ liên quan như đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng hoặc gửithư xin xác nhận đến người mua.

 Kiểm tra CSDL “tính toán, đánh giá”

Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính toán nợ còn phải thu màđơn vị đã thực hiện bằng cách so sánh đối chiếu số lượng hàng bán chịu và đơn giátrên hóa đơn bán hàng chưa thu tiền với thông tin tương ứng đã ghi trên hợp đồngthương mại hay trên kế hoạch bán hàng, trên bảng niêm yết giá của đơn vị… đãđược phê chuẩn Trường hợp nợ phải thu chỉ còn một phần cần kiểm tra chứng từ đãthu tiền tương ứng của hóa đơn đó

Kiểm tra tính chính xác về số liệu do đơn vị tính toán về nợ phải thu

Kiểm tra CSDL này KTV đặc biệt cần chú ý đối những nghiệp vụ thanh toánbằng ngoại tệ phải được quy đổi theo đúng tỷ giá quy định Nếu cần thiết, KTV tínhtoán lại và đối chiếu với số liệu của đơn vị

 Kiểm tra CSDL “hạch toán đầy đủ”

Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ nợ Phải thu khách hàng, thủ tục thường đượcKTV áp dụng là:

Cộng lại bảng kê số dư các khoản phải thu và đối chiếu với sổ cái

Chọn ra một khoản phải thu của một vài đối tượng từ bảng kê, từ hóa đơnbán hàng để đối chiếu với sổ chi tiết Phải thu khách hàng

 Kiểm tra CSDL “tổng hợp (cộng dồn)”

Lập bảng cân đối thử các khoản công nợ theo thời gian Dựa vào bảng cânđối thử để tiến hành so sánh, đối chiếu kiểm tra việc tính toán cộng dồn đối với từngkhách hàng và tổng số dư nợ còn phải thu Cụ thể:

Trang 31

Kiểm tra đối chiếu từng khách hàng với chứng từ gốc tương ứng để xem xéttính đầy đủ, chính xác của số dư.

So sánh, đối chiếu tổng số dư trên bảng cân đối thử với số liệu trình bày trênBCTC và với số tổng hợp từ bảng kê công nợ của đơn vị

 Kiểm tra CSDL “trình bày, công bố”

Kiểm tra thông tin trình bày trên BCTC về khoản nợ còn phải thu khách hàng

có phù hợp với quy định của chế độ kế toán hay không Cần lưu ý về trình bày riêngbiệt số dư các khoản nợ Phải thu khách hàng với số dư các khoản khách hàng trảtiền trước, phân biệt số dư phải thu ngắn hạn và dài hạn

Kiểm tra tính nhất quán số liệu trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán của đơn

vị và số liệu trên bảng cân đối thử theo thời gian của các khoản phải thu do KTVlập

1.3.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng

- Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan đến khoản mục PTKH

Đánh giá sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan tới PTKH làthủ tục cần thiết trước khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét về kiểm toánPTKH Việc đánh giá những sự kiện này nhằm mục đích khẳng định lại sự tin cậycủa các bằng chứng kiểm toán về PTKH đã thu thập được

- Đánh giá tính hoạt động liên tục

Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung, nếu kiểm toán viên cho rằngtính hoạt động liên tục là có cơ sở kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhậntoàn bộ đối với PTKH

Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục PTKH

Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, trưởng nhóm kiểmtoán sẽ tổng hợp kết quả liên quan tới PTKH và tiến hành thảo luận với ban giámđốc của khách hàng để thống nhất bút toán điều chỉnh Nếu khách hàng đồng ý vớinhững điều chỉnh của kiểm toán viên thì các bút toán này sẽ được tổng hợp trêngiấy tờ làm việc và tính số dư các khoản mục PTKH trên báo cáo tài chính Ngược

Trang 32

lại, nếu khách hàng không đồng ý với các bút toán điều chỉnh đó và kiểm toán viêncho rằng các sai lệch đó ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính thì công ty kiểmtoán sẽ từ chối đưa ra ý kiến về khoản mục PTKH.

Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi sau kiểm toán

- Việc thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiến của KTV có đượcphản ánh đầy đủ, kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không

- Giải pháp của đơn vị đối với những vấn đề tồn tại mà KTV phát hiện

- Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ có được xử lýkhông và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ (nếu có)

Hai là, lý luận chung về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trongkiểm toán báo cáo tài chính Trong đó đã làm rõ được mục tiêu kiểm toán, căn cứkiểm toán và các sai phạm thường gặp trong kiểm toán khoản mục nợ phải thukhách hàng;

Ba là, quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểmtoán báo cáo tài chính Trong đó đã làm rõ được 3 giai đoạn của cuộc kiểm toángồm lập kế hoạch kiểm toán BCTC, thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểmtoán của khoản mục nợ phải thu khách hàng

Kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở để em phân tích thực trạng quytrình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tàichính do công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam thực hiện ở

Trang 33

chương 2 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợphải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán– Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam thực hiện ở chương 3.

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN ĐỊNH GIÁ ACC_VIỆT

NAM THỰC HIỆN2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Định giá ACC_ Việt Nam, được Bộ Tàichính Việt Nam và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy phép hànhnghề, Giấy phép thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn định giá ACC_Việt Nam hoạt động theoNghị định số 30/2009/NĐ-CP ngày 30/03/2009 của Chính phủ về Kiểm toán độclập

Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam ra đời theoquy định Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004, dưới hìnhthức chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty Hợp danh Kiểm toán - Tư vấn ViệtNam (ACC_Việt Nam) được thành lập từ năm 2005 Sau đây là một số thông tintóm tắt về công ty:

Tên gọi đầy đủ của Công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN ĐỊNH

GIÁ ACC_VIỆT NAM

Tên giao dịch Quốc tế : AUDITING – VALUATION CONSULTANCY

ACC_VIỆT NAM COMPANY

Trang 35

Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Nguyễn Văn Thành, chức

danh: Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành

Trụ sở chính: 11/24 - phố Đào Tấn - P Cống Vị - Q Ba đình - Hà Nội.Văn phòng giao dịch: P502 - D11 Sunrise Building - Trần Thái Tông - CầuGiấy - Hà Nội

Điện thoại: 844.3795 0839/ 3795 0838

Email: acc_vietnam@vnn.vn

Hiện nay, ngoài văn phòng chính đặt tại Thành phố Hà Nội, ACC_Vietnam

đã phát triển được một hệ thống các văn phòng hoạt động rất hiệu quả tại các trungtâm kinh tế lớn trong cả nước: Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, TP HồChí Minh…

Công ty TNHH Kiểm toán – Tư Vấn Định Giá ACC_Việt Nam được thànhlập từ năm 2005, trải qua gần 15 năm Công ty họat động đã đạt được hiệu quả cao,

và có uy tín trong lĩnh vực Kiểm toán

Với việc đi sâu vào dịch vụ Kiểm toán, tư vấn và định giá nhằm mục đíchcung cấp các dịch vụ chuyên sâu và hiệu quả Công ty không những hướng tới mụctiêu nâng cao uy tín của mình, mà còn mở rộng và phát triển, thành một trongnhững Công ty Kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam

Hiện nay, ngoài văn phòng chính đặt tại Thành phố Hà Nội, Công ty đã pháttriển được một hệ thống các văn phòng hoạt động hiệu quả tại cả 3 miền của đấtnước bao gồm:

- Văn phòng miền Đông Bắc được đặt tại Thành phố Hải Phòng;

- Văn phòng miền Trung được đặt tại Thành phố Thanh Hoá/ Nghệ An;

- Văn phòng miền Nam được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sự phát triển nhanh chóng và những thành tựu mà ACC_Vietnam đã đạtđược trong những năm qua giúp ACC_Vietnam trở thành hãng cung cấp dịch vụchuyên ngành uy tín hàng đầu tại Việt Nam Đó cũng chính là bằng chứng rõ ràngnhất về sự tín nhiệm mà các khách hàng đã dành cho công ty

Trang 36

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý

Đội ngũ nhân lực chính là yếu tố thành công chủ chốt của các công ty kiểmtoán nói chung, ACC_Vietnam nói riêng ACC_Vietnam có một đội ngũ hơn 50nhân viên chuyên nghiệp có trình độ, năng động và sáng tạo nhất Tất cả họ đều đãtốt nghiệp các trường đại học danh tiếng tại Việt Nam và ở nước ngoài Ngoài ra,30% trong số họ đã có ít nhất 02 bằng đại học, cũng như trình độ trên đại học.Độingũ nhân viên của ACC_Vietnam được tham dự các chương trình đào tạo chuyênmôn liên tục Họ đã trải qua các chương trình đào tạo có hệ thống về cả chuyên mônnghiệp vụ và kỹ năng quản lý do đó luôn cập nhật sự phát triển, thay đổi của cácchuẩn mực kế toán và kiểm toán, các điều khoản của các luật pháp liên quan và môitrường kinh doanh nói chung

Sơ đồ 2.1: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

HỘI ĐỒNG

THÀNH

VIÊN

BAN GIÁM DỐC

PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN PHÒNG KIỂM TOÁN VÀ THUẾ PHÒNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ PHÒNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH PHÒNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN PHÒNG KIỂM TOÁN XDCB VĂN PHÒNG TRẦN THÁI TÔNG VĂN PHÒNG MỸ ĐÌNH VĂN PHÒNG GIA LÂM VĂN PHÒNG HẢI PHÒNG VĂN PHÒNG BẮC NINH VĂN PHÒNG NINH BÌNH VĂN PHÒNG NGHỆ AN VĂN PHÒNG THANH HÓA VĂN PHÒNG TP HỒ CHÍ MINH BAN KIỂM

SOÁT

Trang 37

Với mô hình như trên, Ban Giám đốc Công ty có thể điều hành trực tiếp tớicác phòng Mọi hoạt động của nhân viên các phòng đều trực tiếp nhận lệnh và sựphân công của người lãnh đạo.

2.1.3 Đặc điểm hoạt động của ACC_Vietnam

ACC_Vietnam luôn tiếp tục mở rộng các loại dịch vụ, củng cố chất lượngdịch vụ nhằm đạt được thành công thông qua việc hỗ trợ khách hàng và hỗ trợ cácnhân viên công ty một cách tốt nhất

Các dịch vụ của ACC_Vietnam được xây dựng trên cơ sở đội ngũ nhân viênchuyên nghiệp có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu cả về chuyên môn và vănhoá, với chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, thuế, định giá, luật pháp, đầu

tư và ngân hàng

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

ACC_Vietnam cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho số lượng và nhóm kháchhàng ở Việt Nam, từ các tổng công ty đến các công ty độc lập trong nước, công ty

có vốn đầu tư nước ngoài, từ khu vực nguồn lực đến công nghệ cao, từ các công tysản xuất đến các công ty cung cấp dịch vụ Nhóm kiểm toán của công ty cung cấpmột loạt các dịch vụ có tính truyền thống như kiểm toán báo cáo tài chính hàngnăm, soát xét báo cáo tài chính định kỳ và kiểm toán tổng hợp các thông tin tàichính có sự thoả thuận trước, ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ soát xét chẩn đoán

và dịch vụ tư vấn về sáp nhập, giải thể, mua bán, vay vốn và tài trợ vốn Các dịch

vụ kiểm toán đầu tư cho các dự án đầu tư đã hoàn thành theo yêu cầu của Luật Đầu

tư nước ngoài tại Việt Nam là một nhánh khác trong các chức năng của công ty

Dịch vụ kế toán

ACC_Vietnam cung cấp các dịch vụ kế toán cho khách hàng, bao gồm: dịch

vụ làm sổ sách, lập dự toán ngân sách, lập các báo cáo tài chính định kỳ Công tycũng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi các báo cáo tài chính được lậptheo hệ thống kế toán Việt Nam cho tương thích với các chuẩn mực kế toán quốc tếđược chấp nhận rộng rãi

Trang 38

Dịch vụ kiểm toán quyết toán các công trình xây dựng cơ bản

Nguyên tắc cơ bản thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự ánhoàn thành là sử dụng một bộ phận nhân viên chuyên nghiệp, các chuyên gia cótrình độ cao được đào tạo chính quy trong lĩnh vực kiểm toán xây dựng cơ bảnnhằm cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo nhất và có độ tin cậy cao

Dịch vụ kiểm toán quyết toán các công trình Xây dựng cơ bản là đưa ra ýkiến độc lập về báo cáo quyết toán của công trình và các vấn đề khác mà chủ đầu tư

và các cơ quan quản lý Nhà nước cần quan tâm

• Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản hoàn thành cáccông trình, dự án;

• Kiểm toán xác định giá trị quyết toán vốn đầu tư theo Thông tư số 12/2000/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 15 tháng 09 năm 2000 hướng dẫn hoạtđộng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam…

Dịch vụ kiểm toán dự án

• Kiểm toán độc lập;

• Kiểm toán tính tuân thủ của dự án…

Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng

Một trong các đặc trưng trong phong cách doanh nghiệp của ACC_Vietnam

là liên tục có chính sách đào tạo và tăng cường tính chuyên nghiệp Các chươngtrình đào tạo bao gồm từ đào tạo về các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế,tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán Việt Nam đến đào tạo về các chính sách và quy chếmới nhất áp dụng cho từng ngành cụ thể hay cho hoạt động kinh doanh trên cả nướcnói chung Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt có thể giúp khách hàng tự bảo đảm

Để trợ giúp khách hàng thực hiện các chương trình kiểm toán nội bộ, công ty cũng

tổ chức các chương trình đào tạo các kỹ năng kiểm toán nội bộ

Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp

Nhóm Tư vấn Tài chính doanh nghiệp của ACC_Vietnam cung cấp dịch vụ

tư vấn tài chính cho các công ty và các nhà đầu tư trong rất nhiều lĩnh vực hoạt

Trang 39

động Danh tiếng về cung cấp dịch vụ luôn đổi mới với nhiều sáng kiến, kịp thời,đúng mục đích và đáng tin cậy của công ty đạt được nhờ một đội ngũ nhân viênchuyên nghiệp với kinh nghiệm chuyên sâu trong cung cấp dịch vụ ở tầm quốc gia

và quốc tế Nhân viên chuyên nghiệp của bộ phận Tư vấn Tài chính Doanh nghiệpluôn nhiệt tình, chuyên sâu về các loại hình dịch vụ mà nhóm cung cấp

Các dịch vụ hỗ trợ quá trình kiểm toán và các dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ trọng tâm mà đã nêu ở trên thì Công ty TNHH Kiểm toán – Tưvấn Định giá ACC_Việt Nam còn cung cấp cả dịch vụ hỗ trợ quá trình kiểm toán như:

- Cung cấp các tài liệu, thông tin bằng văn bản về chính sách cổ phần hóa,chính sách tài chính, chính sách thuế, kế toán có liên qua trực tiếp và chủ yếu tớingành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;

- Cung cấp các thay đổi, sửa đổi và bổ sung chế độ kế toán Việt Nam, luậtthuế Việt Nam;

- Dịch vụ tư vấn đầu tư và kinh doanh; Dịch vụ định giá; Dịch vụ Tư vấnthuế;

- Tư vấn về hợp nhất, chuyển đổi và mua lại doanh nghiệp; Kế toán thuế thunhập và chuẩn bị tờ khai thuế;

- Dịch vụ trợ giúp giải quyết khiếu nại thuế; Thuế thu nhập cá nhân và cácdịch vụ thuế quốc tế

Sự đa dạng về dịch vụ cung cấp tới khách hàng của Công ty là một trongnhững vai trò thúc đẩy những thành công to lớn trên con đường phát triển của công

ty từ những năm đầu thành lập cho đến nay

Kết quả kinh doanh vài năm gần đây:

Trong hơn 12 năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, Công ty đã khôngngừng phát triển về quy mô, chất lượng dịch vụ và khẳng định được vị thế của mìnhtrên thị trường Điều đó thể hiện khá rõ trong sự tăng trưởng cả về quy mô lẫn chấtlượng dịch vụ của công ty, số lượng khách hàng của công ty ngày càng gia tăng.Doanh thu hàng năm của công ty đều đạt con số khá ấn tượng, điều này phản ánh

Trang 40

những nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể lãnh đạo và nhân viên toàn Công tytrong việc mở rộng tìm kiếm khách hàng và cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốtnhất của mình Sau đây là bảng doanh thu của ACC_Vietnam những năm gần đây:Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2018

Đơn vị:VNĐ

Tổng doanh thu 18.886.214.936 20.179.791.301 23.406.523.947Lợi nhuận sau thuế 670.420.945 706.544.083 972.390.584

Biểu đồ 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2018

- 5,000,000,000

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công

ty những năm gần đây khá tốt Doanh thu bán hàng cũng như lợi nhuận tăng đềuqua các năm Với xu hướng phát triển tăng chất lượng dịch vụ, Công ty ngày càngchiếm được niềm tin của khách hàng Đặc biệt với sự mở rộng quy mô hoạt động,

Ngày đăng: 15/03/2020, 14:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w