Chứng từ sử dụng Bao gồm toàn bộ chứng từ phát sinh trong toàn bộ quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp như: Đơn đặt hàng, lệnh duyệt bán chịu, hợp đồng kinh tế, phiếu
Trang 1HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
HOÀNG DIỆU QUỲNH
CQ57/22.05
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NỘI
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do
Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – Chi nhánh Hà Nội thực hiện” là của
riêng tôi, các số liệu nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Quỳnh Hoàng Diệu Quỳnh
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC PHỤ LỤC ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 5
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN VIỆT THỰC HIỆN 5
1.1 Khái quát chung về khoản mục Nợ phải thu khách hàng 5
1.1.1 Khái niệm về khoản mục Nợ phải thu khách hàng 5
1.1.2 Hạch toán kế toán đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng 6
1.1.3.Đặc điểm của khoản mục Nợ phải thu khách hàng ảnh hưởng đến công tác kiểm toán 8
1.1.4 KSNB đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng 10
1.2 Khái quát về kiểm toán khoản Phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính 14
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán 14
1.2.2 Căn cứ kiểm toán 16
1.2.3 Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng 17
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính 19
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 20
1.3.2 Thực hiện kiểm toán 26
Trang 41.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
CHƯƠNG 2 34
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN VIỆT THỰC HIỆN 34
2.1 Tổng quan chung về Công ty 34
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán An Việt .34
2.1.2 Đặc điểm bộ máy quản lý 36
2.1.3 Đặc điểm hoạt động của Công ty 38
2.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Việt 44
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức đoàn kiểm toán 45
2.2 Quy trình chung kiểm toán BCTC tại Công ty 45
2.2.1 Quy trình kiểm toán BCTC chung 45
2.2.2 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán 47
2.2.3 Hồ sơ kiểm toán 49
2.3 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại khách hàng ABC do Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – Chi nhánh Hà Nội thực hiện 51
2.3.1 Khái quát về cuộc kiểm toán BCTC tại khách hàng ABC 51
2.3.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại khách hàng ABC do Công ty TNHH Kiểm toán An Việt – Chi nhánh Hà Nội thực hiện 54
2.4 Đánh giá chung về quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng 73
2.4.1 Những ưu điểm 73
2.4.2 Những hạn chế 76
Trang 52.4.3 Nguyên nhân 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 81
CHƯƠNG 3 82
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN VIỆT THỰC HIỆN 82
3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán An Việt 82
3.2 Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng 84
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng 84
3.2.2 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện khoản mục Nợ phải thu khách hàng .85
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng 87
3.3.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 87
3.3.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 89
3.3.3 Trong giai đoạn tổng hợp kết quả kiểm toán 91
3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp 91
3.4.1 Về phía các cơ quan Nhà nước 92
3.4.2 Về phía KTV và Công ty TNHH Kiểm toán An Việt - Chi nhánh Hà Nội 93
3.4.3 Về phía Hội nghề nghiệp 93
3.4.4 Về phía các trường đào tạo 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 95
KẾT LUẬN 96
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Mục tiêu kiểm toán số dư TK 131
Bảng 1.2 Mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ TK 131
Bảng 1.3 Dự kiến của KTV về rủi ro phát hiện
Bảng 1.4 Khung tỷ lệ cho từng tiêu chí để xác định mức trọng yếu đối với
tổng thể BCTCBảng 2.1 Thông tin tài chính của ANVIETCPA trong những năm gần đâyBảng 2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng của An ViệtBảng 2.3 Hệ thống chỉ mục hồ sơ kiểm toán tại An Việt
Bảng 2.4 Chỉ mục hồ sơ quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
Công ty TNHH Kiểm toán An Việt - CN Hà NộiBảng 2.5 Xác định mức trọng yếu kế hoạch - thực tế
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Giấy tờ làm việc D310
Hình 2.2 Kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu
Hình 2.3 Trích GTLV D310 – Tổng hợp và phân tích biến động khoản phải
thuHình 2.4 Trích GTLV D340 – Đối chiếu số liệu chi tiết và tổng hợp của
khoản phải thu khách hàngHình 2.5 Trích GTLV 350 – Kiểm tra đối ứng bất thường
Hình 2.6 Trích GTLV 350.1 – Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ bất thườngHình 2.7 Trích GTLV D341 – Kiểm tra gửi Thư xác nhận đến khách hàngHình 2.8 Trích GTLV D342 - Thủ tục thay thế
Hình 2.9 Trích GTLV D344 – Kiểm tra chi tiết phải thu khách hàng
Hình 2.10 Trích GTLV D343 – Kiểm tra người mua trả tiền trước
Hình 2.11 Trích GTLV D349 – Đánh giá tỉ giá các khoản phải thu ngoại tệ
cuối kỳ
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Kết cấu TK 131 - Nợ phải thu khách hàng
Sơ đồ 1.2 Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH Kiểm toán An Việt
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức đoàn kiểm toán
Sơ đồ 2.3 Quy trình kiểm toán
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua tại Việt Nam, nền kinh tế thị trường hìnhthành và phát triển ngày càng mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiềudoanh nghiệp thành lập, mở ra cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư
Xã hội ngày càng phát triển thì lượng thông tin ngày càng lớn và đa dạng hơn,nhu cầu sử dụng thông tin đáng tin cậy để ra quyết định đầu tư cũng gia tăng.Trong bối cảnh đó kiểm toán độc lập đã ra đời nhằm cung cấp thông tin trungthực, hợp lý của BCTC cho mọi đối tượng quan tâm trên thị trường Thôngqua việc thực hiện chức năng, nghiệp vụ của mình, kiểm toán viên còn giúpcác doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế biết được và khắc phục những sai sót,
vi phạm trong quản lý và trong việc chấp hành chính sách, luật lệ kinh tế củanhà nước
Kiểm toán Việt Nam tuy mới ra đời nhưng đã dần khẳng định vai tròquan trọng của mình trong nền tài chính nói riêng và nền kinh tế đất nước nóichung Trong những năm gần đây, hệ thống kế toán và kiểm toán Việt Namkhông ngừng được hoàn thiện, phát triển với nền kinh tế thị trường và xuhướng mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới
Là một trong những Công ty Kiểm toán tại Việt Nam, với đội ngũ nhân
sự giàu kinh nghiệm, phong cách làm việc chuyên nghiệp Công ty TNHHKiểm toán An Việt – Chi nhánh Hà Nội đã khẳng định được thương hiệu củamình trên thị trường, chiếm được sự tin tưởng, tín nhiệm và được khách hàngđánh giá cao
Thông qua khảo sát và tìm hiểu, tôi nhận thấy khoản mục Phải thukhách hàng giữ vị trí tương đối quan trọng trong BCTC của mỗi doanhnghiệp, với ý nghĩa giúp doanh nghiệp thu hồi vốn, duy trì sản xuất kinhdoanh Khoản mục này rất dễ chứa đựng những gian lận, sai sót Do đó, kiểmtoán Phải thu khách hàng là một công việc tất yếu, không thể bỏ qua trong bất
Trang 12kỳ cuộc kiểm toán nào Tuy nhiên, quy trình kiểm toán đối với khoản mụcnày trong kiểm toán BCTC vẫn còn nhiều hạn chế.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài:
“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán An Việt - CN Hà Nội thực hiện” làm đề tài cho luận văn của mình.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quy trình
kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính
do kiểm toán độc lập thực hiện
Thứ hai, nghiên cứu, làm rõ và đánh giá thực trạng về quy trình kiểm
toán khoản mục này do Công ty TNHH Kiểm toán An Việt thực hiện
Thứ ba, đưa ra nhận xét, kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng nói riêng và hoạt động kiểm toánnói chung Qua đó đảm bảo được tính trung thực, hợp lý và minh bạch về cácthông tin tài chính được trình bày trong BCTC, giúp những người quan tâmđưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn, góp phần trong sạch hóa nền tài chínhthúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phảithu khách hàng trong kiểm toán BCTC
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng vềquy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toánBCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Việt thực hiện tại khách hàng ABC
4 Phương pháp nghiên cứu
- Về Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựatrên phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy khoa họclogic
Trang 13- Về phương pháp kỹ thuật: Luận văn đã sử dụng kết hợp các phươngpháp như khảo sát trực tiếp thực tế tại đơn vị khách hàng, phỏng vấn, quan sáttrực tiếp, đối chiếu, so sánh, tổng hợp kết quả cụ thể là:
+ Phương pháp phỏng vấn: Để thu thập các dữ liệu cần thiết cho bài
luận văn, tôi đã tiến hành phỏng vấn một số lãnh đạo chủ chốt, một số kiểmtoán viên tại các công ty kiểm toán độc lập, ghi chép lại những nội dung vàlưu ý liên quan đến quy trình kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục
Nợ phải thu khách hàng nói riêng Quan điểm, ý kiến của những người phỏngvấn là dữ liệu quý giá phục vụ trực tiếp cho bài luận văn này
+ Phương pháp điều tra: phương pháp này được áp dụng để thu thập
dữ liệu sơ cấp Các phiếu điều tra chuyên môn được thiết kế dưới dạng cácbảng câu hỏi dạng đóng với nội dung theo vấn đề nghiên cứu
+ Phương pháp quan sát: Quan sát và tìm hiểu các file kiểm toán tại
những đơn vị khách hàng khác nhau để có cái nhìn khách quan, tổng quát vềcách thức các KTV tại các công ty kiểm toán thực hiện, tìm hiểu, đánh giáthông tin về khách hàng và HTKSNB, căn cứ để đưa ra đánh giá, xây dựngcác thủ tục kiểm toán với mỗi khách hàng, và cách thức thực hiện Các bằngchứng thu thập về các gian lận, sai sót
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và các danh mục tài liệu, nội dung luậnvăn bao gồm 3 chương:
Chương 1 Lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán nợ phải thu khách
hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Việtthực hiện
Chương 2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu
khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán
An Việt thực hiện
Trang 14Chương 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán
khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công
ty TNHH Kiểm toán An Việt thực hiện
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán AnViệt và các anh chị trong công ty, đặc biệt là các anh chị phòng Tài chínhcùng với sự chỉ bảo tận tình của NCS.ThS Nguyễn Thu Hảo trong thời gianthực tập đã tạo điều kiện cho em được học hỏi, rèn luyện, hiểu rõ các vấn đề
về kiểm toán trong thực tế và giúp em thu thập số liệu cũng như các thông tincần thiết để em hoàn thành bài luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 15CHƯƠNG 1.
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN VIỆT THỰC HIỆN
1.1 Khái quát chung về khoản mục Nợ phải thu khách hàng
1.1.1 Khái niệm về khoản mục Nợ phải thu khách hàng
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cạnhtranh nhau ngày càng khốc liệt Để tạo lợi thế của doanh nghiệp trước cáckhách hàng, doanh nghiệp sẽ có những chính sách ưu đãi cho khách hàngnhư: ưu đãi về thời gian thanh toán, lãi suất thanh toán, Điều này có thểgiúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng, tuy nhiên cũng đặt ra một tháchthức đối với mọi doanh nghiệp trong việc kiểm soát các khoản Phải thu kháchhàng trong tương lai Nếu quản lý các khoản phải thu này không tốt, sẽ dẫnđến doanh thu trên sổ sách cao, nhưng hiệu quả kinh tế lại thấp và lượng thutiền mặt cũng thấp, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn lưu động
Phải thu khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ thanh toán giữa nhà cung cấp và khách hàng dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch phát sinh trong giao dịch mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng chưa thanh toán cho nhà cung cấp
Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp bị ngườimua chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm phải thu hồi Các giao dịch chủyếu phát sinh từ hoạt động bán chịu hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp Phảithu khách hàng là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận Nó là đốitượng để sử dụng các thủ thuật làm tăng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị.Phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được
và còn nhiều phụ thuộc vào việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nên cónhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra
Trên bảng cân đối kế toán, Phải thu khách hàng được trình bày cả ởphần tài sản và phần nguồn vốn
Trang 16Phần tài sản: Được trình bày ở chỉ mục “Phải thu khách hàng” trong
chỉ tiêu “Các khoản phải thu ngắn hạn” phản ánh số tiền còn phải thu kháchhàng Và được phản ánh ở mục “Phải thu dài hạn của khách hàng” trong chỉtiêu “Các khoản phải thu dài hạn” phản ánh số tiền còn phải thu của kháchhàng được xếp vào loại tài sản dài hạn tại thời điểm báo cáo
Phần nguồn vốn: Được trình bày ở mục “Người mua trả tiền trước”
trong chỉ tiêu “Nợ ngắn hạn” phản ánh số tiền nhận trước hoặc đã thu lớn hơn
1.1.2 Hạch toán kế toán đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng 1.1.2.1 Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu và tài khoản sử dụng
Nợ phải thu khách hàng được phản ánh trên tài khoản 131, phản ánhcác khoản nợ phải thu khách hàng cũng như tình hình thanh toán các khoản
nợ của khách hàng về tiền mua sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp
đã cung cấp Đây là một khoản mục quan trọng trong BCTC, giúp người đọcBCTC có thể hình dung tổng quát nhất về tình hình công nợ phải thu của mộtdoanh nghiệp, phản ánh tài sản của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng
Đối với mỗi doanh nghiệp, việc quản lý nợ phải thu là một vấn đề đánglưu ý Khi một khoản nợ lâu ngày không thu được sẽ làm cho doanh nghiệp bị
ứ đọng vốn, thiếu vốn để quay vòng sản xuất, giảm lợi nhuận và có thể dẫntới phá sản
Khi hạch toán các khoản phải thu khách hàng cần tôn trọng các quy
Trang 17- Phải tiến hành phân loại nợ: Loại nợ có thể trả đúng hạn, quá hạn, nợkhó đòi hoặc không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số trích lập dựphòng hoặc có biện pháp xử lý đối với các khoản nợ phải thu không đòi được.
- Trong quan hệ bán sản phẩm xây lắp, thành phẩm, hàng hóa, dịch vụlao vụ sản phẩm theo sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp xây lắp và kháchhàng nếu không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua
có thể yêu cầu các DN xây lắp giảm giá hoặc trả lại số hàng đã giao
Tài khoản 131 - Nợ phải thu khách hàng
- Số tiền phải thu khách hàng phát
sinh trong kỳ khi bán sản phẩm,
hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, dịch
vụ, các khoản đầu tư tài chính
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
- Đánh giá lại các khoản phải thu
bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá
ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT)
- Số tiền chiếu khấu thanh toán và chiếu khấu thương mại cho người
Trang 18- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)
- Dư Nợ: Số tiền còn phải thu của
khách hàng
- Dư có: Số tiền nhận trước, hoặc số
đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể Khi lập bảng CĐKT, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn"
Sơ đồ 1.1 Kết cấu tài khoản 131 – Nợ phải thu khách hàng
1.1.2.2 Chứng từ sử dụng
Bao gồm toàn bộ chứng từ phát sinh trong toàn bộ quá trình bán hàng
và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp như: Đơn đặt hàng, lệnh duyệt bán
chịu, hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, sổ theo dõi, sổ thương vụ, hóa đơn vận chuyển, hợp đồng vận chuyển, hóa đơn bán hàng, phiếu giao nhận hàng, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu, phiếu nhập kho (đối với hàng bán bị trả lại),…
Tất cả các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền được lưu trữ trong hồ sơ bán hàng và hóa đơn đầu ra của khách hàng
1.1.3.Đặc điểm của khoản mục Nợ phải thu khách hàng ảnh hưởng đến công tác kiểm toán
Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp, bị ngườimua chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm phải thu hồi Đây là một chỉ tiêuquan trọng trên BCĐKT vì các giao dịch chủ yếu phát sinh là từ hoạt động
Trang 19bán chịu hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp và các nghiệp vụ bán chịu này
có liên quan tới nhiều khoản mục trọng yếu khác trên BCTC như DTBH haythuế GTGT Khoản mục Nợ phải thu khách hàng có quan hệ mật thiết với Dựphòng phải thu khó đòi, đây là khoản mục luôn được đánh giá khá chủ quanbởi kinh nghiệm của Ban lãnh đạo doanh nghiệp Việc kiểm toán khoản mục
Nợ phải thu khách hàng có thể giúp tư vấn về việc đánh giá các khoản Dựphòng phải thu khó đòi của doanh nghiệp một cách hợp lý nhất
Những người sử dụng BCTC của doanh nghiệp thường dùng chỉ tiêunày để đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp khi đánh giámối tương quan giữa công nợ và tài sản của doanh nghiệp Việc kiểm toánkhoản mục Nợ phải thu khách hàng sẽ giúp đánh giá một phần về khả năng tàichính hiện tại của doanh nghiệp, cung cấp cho các nhà đầu tư, tổ chức tíndụng thông tin để hỗ trợ cho việc dự đoán về tình hình hoạt động và tính liêntục của doanh nghiệp trong tương lai để có thể có những quyết định đầu tư vàcho vay đúng đắn
Phải thu khách hàng là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gianlận Nó là đối tượng để sử dụng các thủ thuật làm tăng doanh thu và lợi nhuậncủa đơn vị Do vậy, trong quá trình kiểm toán KTV cần chú ý đến sự phêchuẩn của các nghiệp vụ, xác nhận sự tồn tại của khoản nợ có hay không, quátrình giao nhận hàng hóa có đầy đủ các chứng từ hợp lệ không, đảm bảokhông xảy ra tình trạng chiếm dụng hay lợi dụng mối quan hệ của khoản mụcnày với doanh thu và lợi nhuận để thổi phồng số liệu
Đồng thời với việc kiểm tra phát sinh bên Nợ, thì các nghiệp vụ phátsinh bên Có của khoản mục này cũng phải được xem xét kỹ càng bởi nó cóảnh hưởng tới việc thanh toán, bù trừ công nợ của từng đối tượng khách hàng,liên quan tới các khoản mục tiền gửi ngân hàng, tiền mặt trên BCTC, về phíakhách hàng khi xem xét hình thức thanh toán nó còn ảnh hưởng tới việc khấutrừ thuế GTGT đầu vào… đặc điểm này yêu cầu trong quá trình kiểm toánKTV phải chú ý đến sự đầy đủ, hợp lý của các chứng từ thể hiện sự thanh
Trang 20toán làm giảm công nợ, xem xét các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giáhàng bán, hàng bán bị trả lại có căn cứ hợp lý, đầy đủ hay không, kiểm traviệc xóa bỏ trích lập dự phòng nếu trước đó đã lập dự phòng cho nợ phải thuquá hạn; kiểm tra việc phát sinh có kết hợp với xem xét sự chính xác của phátsinh bên nợ TK 131 sẽ là căn cứ kiểm toán hoặc kiểm toán bổ sung cho côngviệc kiểm toán số dư phải thu khách hàng cuối kỳ của doanh nghiệp.
Cuối kỳ, kết quả tổng hợp phát sinh nghiệp vụ là số dư cuối kỳ khoảnmục nợ phải thu khách hàng chi tiết cho từng đối tượng, số dư này có thể là số
dư bên Nợ - khoản tiền còn phải thu khách hàng, hoặc số dư bên Có – khoảntiền khách hàng trả trước Đối với số dư bên Nợ do đặc điểm về hoạt độngSXKD và khả năng tài chính của từng khách hàng, cũng như thời điểm muahàng, thanh toán của từng đối tượng nên có thể phát sinh các khoản nợ quáhạn hoặc nợ khó đòi hoặc không đòi được ở người mua, đặc điểm này ảnhhưởng đến lợi ích của Nhà nước thông qua cơ quan thuế, đòi hòi trong quátrình kiểm toán phải đặc biệt chú ý đến thời hạn thanh toán các khoản nợ quáhạn và việc trích lập dự phòng của doanh nghiệp
Mặt khác ngoài việc thể hiện sự chính xác về mặt thực tế số học, cáckhoản phải thu còn thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp khi xét trongmối quan hệ với các chỉ tiêu khác, cho biết số lượng vốn bị chiếm dụng, khảnăng quản lý các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp, làm căn cứ cho các nhàđầu tư lựa chọn hướng đi phù hợp nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.Theo đó những đánh giá về kiểm soát nội bộ về việc ghi nhận các khoản thucũng như các thử nghiệm phân tích trong quá trình kiểm toán phải tuân thủchặt chẽ từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện, kết thúc kiểm toán
1.1.4 KSNB đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng
Mục tiêu kiểm soát:
Để kiểm soát được các khoản phải thu khách hàng và đảm bảo thu đượctiền, các doanh nghiệp phải kiểm soát ngay từ khâu bán hàng thông qua việcxét duyệt bán chịu, theo dõi thanh toán, kiểm soát quá trình thu tiền, xóa nợ
Trang 21đối với các khoản phải thu không có khả năng thu hồi,… Bên cạnh đó cầntheo dõi khoản phải thu chi tiết theo từng đối tượng trên bảng theo dõi công
nợ phải thu Đảm bảo kiểm soát tốt khoản phải thu khách hàng để doanhnghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, phát hiện kịp thời các rủi ro, sai sót
và gian lận nếu xảy ra
Các bước công việc:
- Nhận và kiểm tra đơn đặt hàng: Đơn đặt hàng có thể nhận được qua
nhiều cách thức khác nhau, khách hàng có thể gửi trực tiếp đến công ty, kháchhàng liên lạc qua điện thoại với công ty Thực hiện các thủ tục KSNB đảmbảo bộ phận bán hàng chấp nhận đơn đặt hàng phù hợp với tình hình công ty
+ Thủ tục kiểm soát:
Kiểm tra đơn đặt hàng phải có chữ ký của đơn vị mua và có đóng dấu
Trường hợp nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, email cần có những thủtục để đảm bảo tính pháp lý về việc đặt hàng của khách hàng
Trước khi chấp nhận đơn đặt hàng của khách hàng thì bộ phận có thẩmquyền phải xem xét số lượng hàng có đủ để đáp ứng hay không
Chỉ bộ phận có thẩm quyền mới được xét duyệt đơn đặt hàng về sốlượng, chủng loại, quy cách, mẫu mã
Đơn đặt hàng trước khi in ra phải báo lại cho khách hàng và đượcngười có thẩm quyền tại doanh nghiệp phê duyệt
Khi chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn đặt hàng cần báo lại chokhách hàng các điều khoản để tránh tranh chấp
Sau khi xác định đơn đặt hàng đối với những khách hàng lớn cần ký kếthợp đồng kinh tế
+ Chứng từ tài liệu: Đơn đặt hàng của khách hàng, hợp đồng kinh tế
- Xét duyệt các nghiệp vụ bán chịu: Doanh nghiệp cần đưa ra những
quy định, chính sách cụ thể về bán chịu, BGĐ cân nhắc khả năng thanh toánhay sự tín nhiệm của bên mua để phê chuẩn việc bán chịu một phần hay bánchịu toàn bộ lô hàng từ đó đưa ra quyết định bán hàng Dù việc bán chịu có
Trang 22rất nhiều rủi ro nhưng vẫn có cơ hội làm tăng doanh thu và tăng thị phần củadoanh nghiệp trong thị trường Để kiểm soát bán chịu hàng hóa, doanh nghiệpcần có những thủ tục cụ thể:
Doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu thế chấp hay ký quỹ nếu là kháchhàng mới mà chưa thể nắm rõ tình hình tài chính
Đơn hàng bán chịu sẽ được trình lên cấp trên xét duyệt và có nên chấpnhận đơn đặt hàng hay không, cấp trên sẽ quyết định dựa vào thông tintài chính của bên mua và xét đoán của những bộ phận đánh giá
+ Chứng từ tài liệu: Các quy định chính sách bán chịu bằng văn bản
của doanh nghiệp, quyết định phê duyệt bán hàng, lệnh bán hàng
- Xuất kho và chuyển giao hàng hóa: Sau khi đơn đặt hàng được chấp
nhận thì bộ phận sản xuất phải chuẩn bị hàng về chất lượng, mẫu mã, quycách đúng theo như đơn đặt hàng, khi có lệnh bán hàng, phiếu xuất kho thìmới được xuất hàng Nếu bán hàng theo phương thức vận chuyển đến khongười mua, khi giao hàng xong phải có bên bản giao nhận có chữ ký đầu đủcủa đơn vị mua
+ Thủ tục kiểm soát:
Quy định phải có đầy đủ chứng từ liên quan đến việc xuất kho hàngnhư đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho thì thủ kho mới đượcxuất hàng cho bộ phận gửi hàng hoặc người mua
Trang 23 Trên phiếu xuất kho phải có đầy đũ chữ ký của người lập, người kýduyệt, người nhận, thủ kho.
Để kiểm soát tốt, phiếu xuất kho phải lập ít nhất 3 liên: 1 liên lưu trữ ở
bộ phận bán hàng, 1 liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho và 1 liên cho kếtoán theo dõi hàng tồn kho Có thể lập 1 liên giao cho khách hàng (nếukhách hàng yêu cầu)
Bộ phận có nhiệm vụ gửi hàng phải lập chứng từ vận chuyển hàng vàgửi hàng cho khách hàng
Trên chứng từ vận chuyển phải bao gồm các thông tin về quy cách,chủng loại, số lượng hàng và các thông tin có liên quan
Doanh nghiệp nên lập một bộ phận vận chuyển/gửi hàng hóa hoặc thuê
1 đơn vị vận chuyển cụ thể để tránh gian lận và sai sót xảy ra
+ Chứng từ tài liệu: Phiếu xuất kho, thẻ kho, sổ theo dõi tồn kho, hóa
đơn chứng từ vận chuyển, hợp đồng vận chuyển, biên bản giao nhận hànghóa
- Lập hóa đơn: Khi hàng đã được giao cho khách, người có trách
nhiệm lập hóa đơn phải lập hóa đơn và giao cho khách hàng Hóa đơn là căn
cứ để khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán cho doanh nghiệp
+ Thủ tục kiểm soát:
Cần kiểm tra các chứng từ liên quan trước khi lập hóa đơn như đơn đặthàng, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho, để tránh việc ghi sai sót các thôngtin trên hóa đơn
Lập hóa đơn theo đúng quy định của pháp luật, tránh ghi khống hóađơn
Hóa đơn trước khi giao cho khách hàng phải được kiểm tra, được kýduyệt của người có thẩm quyền đơn vị, có con dấu đơn vị bán hàng
Trên hóa đơn thể hiện rõ số tiền hàng, các khoản chiết khấu giảm giá,
số thuế (nếu có)
+ Chứng từ tài liệu: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT
Trang 24- Theo dõi công nợ, đôn đốc thu hồi nợ và xử lý nợ phải thu khó đòi:
Doanh nghiệp có thể có những chính sách cụ thể về việc theo dõi công nợtheo từng đối tượng rõ ràng Đồng thời cũng có chính sách chiết khấu giảmgiá nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán trước hạn Đối với nhữngkhách hàng nợ quá hạn cần xây dựng chiến lược và trích lập dự phòng chocác khoản nợ khó đòi
+ Thủ tục kiểm soát:
Lập bảng theo dõi các đối tượng có công nợ phải thu rõ ràng cụ thể
Kiểm soát tập trung vào kế toán nợ phải thu và bộ phận thu nợ
Định kỳ cần kiểm tra tính chính xác của doanh thu bằng cách đối chiếucác chứng từ bán hàng với sổ sách, giữa các bộ phận kế toán, bộ phậnbán hàng và vận chuyển với nhau, đồng thời xác định những kháchhàng chưa thanh toán
Bộ phận theo dõi công nợ có đối chiếu công nợ thường xuyên vớikhách hàng hay không
Gần đến kỳ rả nợ bộ phận thu nợ có thể gửi giấy đề nghị thanh toán,đơn đề nghị thanh toán, thông báo đòi nợ cho khách hàng để đôn đốckhách hàng thanh toán
Lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi quá hạn theo đúng quyđịnh của pháp luật
+ Chứng từ tài liệu: Phiếu thu, giấy báo có, sổ chi tiết theo dõi khách
hàng, biên bản đối chiếu công nợ, giấy đề nghị thanh toán,…
1.2 Khái quát về kiểm toán khoản Phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán
Mục tiêu tổng quát: KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp
để xác minh các CSDL có liên quan đến quá trình hạch toán và tổng hợp số liệu của khoản mục phải thu khách hàng về mức độ trung thực hợp lý trình bày trên BCTC
Trang 25Mục tiêu cụ thể: Thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp
để xác minh các CSDL cụ thể:
- Đối với kiểm toán số dư Phải thu khách hàng:
Bảng 1.1 Mục tiêu kiểm toán số dư TK 131
1 Sự hiện hữu
Khoản phải thu khách hàng được DN trình bày trên BCTC phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo
2 Quyền và nghĩa vụ
Các khoản phải thu tại thời điểm lập báo cáo đều thuộc quyền sở hữu của DN, có đầy đủ bằng chứng xác nhận quyền được thu của đơn vị đối với
tổ chức, cá nhân
3 Đầy đủ
Toàn bộ khoản phải thu khách hàng cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên BCTC (không bị thiếu hoặc sót)
lý dựa trên các căn cứ phù hợp
5 Cộng dồn Số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết phải thu
khách hàng phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác
6 Trình bày và công
bố
Các khoản nợ phải thu khách hàng trình bày trên BCTC phải phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên các sổ kế toán của đơn vị
- Đối với kiểm toán nghiệp vụ Phải thu khách hàng:
Bảng 1.2 Mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ TK 131
1 Sự phát sinh Đảm bảo sự phát sinh các nghiệp vụ bán hàng
chưa thu tiền là có căn cứ hợp lý
2 Tính toán, đánh giá Nghiệp vụ phải thu khách hàng đã ghi sổ phải
Trang 26được tính toán, đánh giá đúng đắn, hợp lý.
3 Sự đầy đủ, đúng kỳ
Đảm bảo các nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền phát sinh được ghi sổ đầy đủ, không thừa, không thiếu, không trùng Ghi sổ phải kịp thời, đúng kỳ, đảm bảo phát sinh tại kỳ nào phải được hạch toán tại kỳ đó
4 Sự phân loại và
hạch toán đúng đắn
Các nghiệp vụ bán hàng phải được phân loại và ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán, đúng quan hệ đối ứng tài khoản, chính xác về số liệu tương ứng
- Đối với thông tin thuyết minh Phải thu khách hàng:
Kiểm tra CSDL “trình bày và công bố”: Khoản Phải thu khách hàng được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị
1.2.2 Căn cứ kiểm toán
Các căn cứ kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng bao gồm:
- Các chính sách, quy chế hay quy định về KSNB của doanh nghiệpliên quan đến việc quản lý các khoản phải thu khách hàng
- Các BCTC liên quan chủ yếu bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh Báo cáo tài chính
- Các sổ hạch toán liên quan đến các khoản mục Nợ phải thu kháchhàng gồm sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán Các sổ hạch toánnghiệp vụ chủ yếu và phổ biến như: Nhật ký thu tiền, thẻ kho,… và các sổ kếtoán chủ yếu bao gồm: sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liênquan như TK 131, TK 111, TK 511,…
Trang 27- Các chứng từ kế toán ghi nhận nghiệp vụ phát sinh và hoàn thành bánhàng (hóa đơn bán hàng, hợp đồng mua bán…)
- Các chứng từ kế toán liên quan đến các khoản phải thu khách hàngnhư: phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, sao kê ngân hàng, cácchứng từ chiếu khấu giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại,…
- Tài liệu khác có liên quan: Biên bản đối chiếu công nợ, bảng kê số dưcác khoản phải thu khách hàng tại ngày 31/12, đơn đặt hàng, biên bản bàngiao, hợp đồng kinh tế,…
Các nguồn tài liệu trên chủ yếu cung cấp bằng chứng liên quan trực tiếpđến các CSDL của các thông tin liên quan đến khoản phải thu khách hàngtrình bày trên BCTC của đơn vị
1.2.3 Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng
Khoản mục Nợ phải thu khách hàng liên quan đến nhiều đối tượng,nhiều lần giao dịch mua bán chịu trong kỳ nên nó có tính phức tạp và thườnghay xảy ra sai phạm Các sai phạm này có thể là do vô tình, xong bên cạnh đócũng không loại trừ trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận Trong quátrình thực hiện kiểm toán, các rủi ro có thể gặp là:
- Ghi khống các khoản phải thu khách hàng: khai báo tăng phải thukhách hàng trên cơ sở hạch toán khống nghiệp vụ bán hàng hoặc hạch toánsớm nghiệp vụ bán hàng nhưng chưa được coi là hoàn thành tiêu thụ để tăngdoanh thu của DN, đem lại BCTC đẹp hơn nhằm thu hút các nhà đầu tư
- Bù trừ công nợ không đúng đối tượng: Kế toán của đơn vị được kiểmtoán thực hiện việc bù trừ công nợ (phải thu và phải trả) không cùng đốitượng, điều này không đúng theo quy định, việc bù trừ công nợ chỉ được thựchiện trong trường hợp công nợ cùng một đối tượng
- Chưa có quy chế tài chính, các chính sách tín dụng cụ thể về thu hồicông nợ: Nhiều đơn vị cố ý hoặc vô ý không thiết lập, xây dựng các quy chếtài chính về thu hồi công nợ, dẫn đến việc thất thoát các khoản nợ phải thu,
Trang 28tồn tại nhiều khoản phải thu khó đòi.
- Không có sổ chi tiết theo dõi đối tượng phải thu hoặc theo dõi cùngmột đối tượng trên nhiều tài khoản khác nhau: đơn vị nên có sổ theo dõi chitiết để quản lý, theo dõi công nợ, đồng thời kịp thời thực hiện trích lập dựphòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi Việc cùng đối tượng theo dõitrên nhiều tài khoản khác nhau gây khó khăn cho công tác quản lý công nợcủa kế toán
- Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ, chưa có quyđịnh về số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán Đơn vị không quy định số tiền
nợ tối đa, thời hạn thanh toán dẫn đến tồn tại nhiều khoản nợ không có khảnăng thu hồi tại thời gian nợ quá lâu gây tổn thất cho đơn vị
- Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu không đầy đủ công nợ vàothời điểm lập BCTC
- Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý, chênhlệch sổ chi tiết, sổ cái, bảng CĐKT
- Hạch toán sai số tiền, nội dung, tính chất tài khoản phải thu, hạch toáncác khoản phải thu không phải là khoản phải thu khách hàng vào tài khoản131
- Hạch toán giảm công nợ phải thu khách hàng do hàng bán bị trả lại,giảm giá hàng bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ
- Ghi tăng khoản phải thu khách hàng không phù hợp với tăng doanhthu
- Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền lớn khôngquy định thời hạn nộp lại nên bị nhân viên chiếm dụng
- Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ tài liệu theo quy định đểlàm căn cứ xử lý
- Không trích lập đầy đủ các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi,không theo dõi tuổi nợ chính xác hoặc hạch toán không đúng nguyên tắc,không có các quy chế về việc xử lý nợ không đòi được
Trang 29- Chưa đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ cuối kỳ, việckhông đánh giá này làm cho giá trị các khoản phải thu khách hàng trên BCTCkhông phản ánh trung thực, hợp lý.
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộckiểm toán và thu thập được đầy đủ bắng chứng kiểm toán và có giá trị làmcăn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực, hợp lý của số liệu trênBCTC, cuộc kiểm toán được tiến hành theo 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn 2: Thưc hiện kiểm toán
Giai đoạn 3: Tổng hợp kết quả kiểm toán
Cụ thể, quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng như sau:
Sơ đồ 1.2 Quy trình kiểm toán khoản mục nợ Phải thu khách hàng 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Đây là giai đoạn đầu tiên trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào, là cơ sở đểthực hiện các giai đoạn tiếp theo Theo VSA số 300 Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin, tìm
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh thử nghiệm cơ bản
Thử nghiệm cơ bản:
Thủ tục phân tích Thử nghiệm chi tiết
Kết luận
Đưa ra kết luận về khoản mục nợ phải thu khách hàng
Trang 30thì “Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán,trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chươngtrình kiểm toán Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thayđổi tùy theo quy mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểmtoán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do KTV sử dụng”
Các công việc chủ yếu của giai đoạn này bao gồm: Tìm hiểu thông tin
về hoạt động của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thốngKSNB, đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu của các thông tin trênBCTC,…
1.3.1.1 Tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh
KTV cần tìm hiểu về ngành nghề và đặc điểm hoạt động kinh doanhcủa khách hàng, mục tiêu kinh doanh và những rủi ro thường gặp phải trongquá trình hoạt động kinh doanh Hiểu biết về đối tượng khách hàng của doanhnghiệp, các sản phẩm mà đơn vị đang kinh doanh; hiểu biết về khả năng tàichính của đơn vị, nghĩa vụ pháp lý, hình thức sở hữu của đơn vị; hiểu biết về
hệ thống kế toán và các chính sách mà doanh nghiệp đang áp dụng, đặc biệt làcác chính sách bán chịu liên quan đến khoản mục phải thu khách hàng củađơn vị
Đồng thời tìm hiểu thêm về nền kinh tế hiện tại như: tình hình lạmphát, thực trạng nền kinh tế hiện tại,… để có sự đánh giá ban đầu về tình hìnhkinh doanh trong năm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpnói chung và đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng nói riêng
1.3.1.2 Tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị đối với khoản mục Phải thu khách hàng
Khi tiến hành kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng, thôngthường để có cơ sở xác định phạm vi triển khai các thử nghiệm cơ bản, KTVcần thực hiện đánh giá về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục này của đơn vịđược kiểm toán
Trang 31Mục tiêu cụ thể là để hiểu biết và đánh giá ban đầu về tính hiệu lựchiệu quả của KSNB đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại doanhnghiệp được kiểm toán Từ đó có cơ sở để xác định lựa chọn phương phápkiểm toán phù hợp cũng như dự kiến các thủ tục kiểm toán đối với công táckiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng.
KTV trong giai đoạn này sẽ tập trung xem xét các yếu tố củaHTKSNB như môi trường kiểm soát, thủ tục kiểm soát và hệ thống kế toán
Đối với khoản mục Phải thu khách hàng thì KTV cần có các thông tincủa khách hàng về khoản mục này Lúc này KTV sẽ sử dụng các phươngpháp thu thập thông tin về hệ thống KSNB như: phỏng vấn, quan sát, tườngthuật bằng lời văn hoặc mô tổ bằng lwuu đồ để làm rõ vấn đề sau:
- Chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng và các thay đổi trong cácchính sách đó
- Ảnh hưởng của các thay đổi chính sách tới khoản mục Phải thukhách hàng
- Những thông tin cụ thể về hệ thống kế toán như sự đồng bộ hóa sổsách, việc đánh chứng từ liên tục, lập bảng thanh toán tiền hàng và gửi chongười mua theo từng kì (tháng, quý), HTKSNB của đơn vị gắn với việc kiểmsoát quá trình xử lý đơn đặt hàng, việc phê chuẩn bán chịu, việc ghi sổ cáckhoản phải thu do bán chịu, phân công nhiệm vụ trong tổ chức công tác tàichính kế toán liên quan đến phải thu có đúng nguyên tắc không, tính độc lậpcủa người kiểm tra giám sát như thế nào
1.3.1.3 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Cần thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ để hiểu về ngành nghề kinhdoanh và công việc của khách hàng, đánh giá khả năng tiếp tục hoạt độngkinh doanh, chỉ ra những sai phạm có thể và để giảm công việc kiểm tra chitiết
Đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng, thủ tục phân tích sơ bộbao gồm việc phân tích tình hình sơ bộ về khả năng hoạt động kinh doanh
Trang 32hiện tại của doanh nghiệp, đánh giá sơ qua về các khoản phải thu khách hàngcủa doanh nghiệp để có thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra đốivới việc kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trên BCTC.
1.3.1.4 Thiết lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro
Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà KTV đưa ra ý kiến nhận xét không
thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán vẫn còn có những sai sót trọng yếu
Rủi ro kiểm toán bao gồm: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi rophát hiện
- Rủi ro tiềm tàng: là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp
vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tínhriêng rẽ hoặc tính gộp, cho dù có hay không có HTKSNB
Nhìn chung khoản mục Nợ phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng khálớn trong tổng tài sản của công ty Do đó dễ dẫn đến sai sót như ghi nhận giátrị của các khoản nợ phải thu trên sổ sách lớn hơn hoặc nhỏ hơn thực tế.Những sai sót trên khoản mục này thường dẫn đến sai sót trọng yếu về doanhthu và lợi nhuận của đơn vị
- Rủi ro kiểm soát: là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng
nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hay tính gộp mà hệthống kế toán và hệ thống KSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện
và sửa sữa kịp thời
Nếu hệ thống KSNB của đơn vị yếu kém, sự quản lý các khoản nợphải thu sẽ không có hiệu quả
Đối với khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, việc áp dụng tỷ giá thực tếcủa ngân hàng công ty thường xuyên giao dịch tại thời điểm lập BCTC hoặc
tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối năm để quy đổi ra VND thường cho nhữngkết quả khác nhau Do đó, việc áp dụng không đúng tỷ giá có rất nhiều khảnăng xảy ra
- Rủi ro phát hiện: là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp
vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hay tính gộp trong quá trình
Trang 33kiểm toán KTV không phát hiện được.
Mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng và các loại rủi ro kiểm toán đượcthể hiện qua công thức:
AR = IR x CR x DR
Từ công thức trên ta có: DR = AR/(IR x CR)
Trong đó:
- AR (Audit risk): Rủi ro kiểm toán
- IR (Inherent risk): Rủi ro tiềm tàng
- CR (Control risk): Rủi ro kiểm soát
- DR (Detection risk): Rủi ro phát hiện
RRTT và RRKS quyết định đến khối lượng, quy mô, phạm vi, chi phí
và thời gian kiểm toán Nếu RRTT và RRKS đều cao thì KTV phải dự kiến rủi ro phát hiện là thấp Có nghĩa là, trong trường hợp này, KTV phải làm
nhiều công việc kiểm toán với quy mô, chi phí kiểm toán lớn
Mức độ rủi ro phát hiện dự kiến luôn có quan hệ ngược chiều với mức
độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Mối quan hệ này được minh họa qua bảng sau:
Bảng 1.3 Dự kiến của KTV về rủi ro phát hiện
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Mức trọng yếu là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy
thuộc vào tầm quan trọng, tính chất của thông tin hoặc sai sót được đánh giátrong hoàn cảnh cụ thể Mức trọng yếu được xem là một ngưỡng, một điểmchia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có Tính trọng yếu
Trang 34của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.
Những sai lệch trong BCTC chỉ được xem là trọng yếu khi có sự ảnhhưởng quan trọng đối với BCTC và quyết định của người sử dụng BCTC.Trình tự xác định mức trọng yếu như sau:
Bước 1: Lựa chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu
Bước 2: Xác định tỷ lệ tính mức trọng yếu
Bước 3: Tính mức trọng yếu tổng thể (PM)
Trang 35Bảng 1.4 Khung tỷ lệ cho từng tiêu chí để xác định
mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC STT Mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC
1 3-10% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
1.3.1.5 Thiết kế chương trình kiểm toán
Sau khi tìm hiểu và đánh giá rủi ro, Công ty tiến hàng xây dựng kếhoạch và chương trình kiểm toán phù hợp với khách hàng và mục tiêu kiểmtoán nhằm hoàn thành công việc kiểm toán có hiệu quả và đúng hạn
Chương trình kiểm toán được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đóxác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết đểthực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể Chương trình kiểm toán khoản mụcphải thu khách hàng bao gồm:
- Lịch trình kiểm toán, người thực hiện, thời gian ước tính, phạm vikiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
- Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị: sổ cái, sổ chi tiết TK 131,BCTC ngày 31/12, bảng tổng hợp phải thu theo đối tượng, bảng phân tích tuổi
nợ, biên bản đối chiếu công nợ,…
- Mục tiêu: đảm bảo tất cả các khoản phải thu khách hàng là có thật,thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, được hạch toán đầy đủ, chính xác đúngniên độ, trình bày phù hợp trên BCTC
- Phạm vi kiểm toán: Dựa vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
Trang 36phân tích sơ bộ BCTC Qua phân tích sơ bộ thấy khoản mục có biến động bấtthường thì cần mở rộng phạm vị kiểm toán.
- Các thủ tục kiểm toán: thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết, thủtục bổ sung thay thế
+ Thủ tục phân tích: Tìm hiểu sự biến động của nợ phải thu qua cácnăm, phân tích tuổi nợ của một số khoản phải thu có giá trị lớn, tìm hiểu hệthống bán hàng thu tiền của đơn vị; tìm hiểu hệ thống KSNB
+ Thủ tục kiểm tra chi tiết: KTV tiến hành chọn mẫu, số dư lớn,nghiệp vụ bất thường để tiến hàng kiểm tra chi tiết đối với khoản mục Phảithu khách hàng
- Kết luận và kiến nghị, các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong nhữngđợt kiểm toán sau
Trong quá trình thực hiện, chương trình kiểm toán có thể thay đổi đểphù hợp với sự thay đổi của doanh nghiệp hoặc những tình huống chưa pháthiện trước đó
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1 Thực hiện khảo sát kiểm soát đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng
Mục tiêu: Thủ tục khảo sát kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm
hiểu HTKSNB với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có kệ thôngKSNB hoạt động có hiệu lực Khi đó, thủ tục khảo sát kiểm soát được triểnkhai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán chứng minh rằng hệ thốngKSNB hoạt động có hiệu quả hay không
Thủ tục KTV cần thực hiện: Trong giai đoạn thực hiện thủ tục khảo
sát HTKSNB, KTV thực hiện các công việc chủ yếu sau:
- Các thủ tục cụ thể thường được sử dụng để kiểm tra tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB bao gồm: quan sát, kiểm tra tài liệu, phỏng vấn, thực hiện lại,kiểm tra từ đầu đến cuối, trong đó phỏng vấn là phương pháp được sử dụngphổ biến nhất vì thực hiện đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao
Trang 37- Đối với khoản mục phải thu, KTV thực hiện thủ tục thử nghiệm kiểmsoát như sau:
+ Tìm hiểu về các chính sách quy định của đơn vị về KSNB đối vớikhoản phải thu khách hàng đối với khách hàng mới, bổ sung cập nhật thêmcác thay đổi đối với khách hàng cũ, yêu cầu đơn vị cung cấp các văn bản quyđịnh có liên quan như: quy định về trích lập dự phòng, quy định về đối chiếucông nợ, quy định về theo dõi công nợ theo đối tượng…
+ Khảo sát sự vận hành các quy chế KSNB đối với phải thu khách hàngbằng cách phỏng vấn nhân viên có liên quan bằng việc thiết lập hệ thống câuhỏi có sẵn về KSNB khoản phải thu khách hàng Tiến hành kiểm soát kiểmtra về sự đồng bộ của sổ sách, việc đánh số thứ tự các chứng từ, kiểm tra việclập bảng đối chiếu công nợ gửi cho người mua Đồng thời KTV cần xem xéttrình tự ghi sổ một nghiệp vụ bán hàng Trực tiếp quan sát các hoạt động kiểmsoát của cá nhân hay bộ phận có liên quan Có thể yêu cầu các bộ phận KSNBlàm lại các công việc kiểm soát đã xảy ra để đánh giá về độ tin cậy của sự vậnhành của KSNB trong doanh nghiệp
+ Khảo sát về tình hình thực hiện nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNBđối với khoản phải thu khách hàng Việc khảo sát này xem xét việc tuân thủ 3nguyên tắc: phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, phê chuẩn ủy quyền.KTV tiến hành kiểm tra việc phê duyệt bán chịu, việc bán chịu hàng đượcduyệt cẩn trọng, sau khi được phê duyệt bán chịu thì hàng trước khi đượcchuyển đi có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền và bên mua hay không.Các điều khoản chiết khấu, giá bán, giảm giá, chi phí vận chuyển có được phêduyệt đầy đủ hay không
1.3.2.2 Thực hiện các khảo sát cơ bản đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng
a Thực hiện thủ tục phân tích
Khi kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng, KTV thường sử dụngnhững kỹ thuật phân tích sau:
Trang 38Qua sự so sánh, KTV sẽ thấy được chiều hướng biến động của chỉ tiêuPhải thu khách hàng và Dự phòng phải thu khó đòi KTV cần làm rõ tác độngcủa những yếu tố gây sự biến động đương nhiên đối với nợ Phải thu kháchhàng và chỉ ra nghi ngờ về sai phạm có thể có, qua đó khoanh vùng trọng tâmkiểm toán và đi sâu kiểm tra chi tiết.
- Phân tích tỷ suất:
KTV sử dụng các tỷ suất như hệ số thu hồi nợ (= DTT/Số dư các khoảnphải thu bình quân), kỳ thu hồi nợ bình quân (=360/Hệ số thu hồi nợ) Chỉtiêu này có thể được đối chiếu với chính sách về thanh toán, điều kiện ghinhận nợ phải thu khó đòi của công ty
Qua sự phân tích này KTV có thể nhận biết được rủi ro từ việc thay đổi
kỳ thu hồi nợ bình quân Từ đó có hướng kiểm tra hợp lý
- Phân tích biến động của tỷ trọng các tiểu mục thuộc các mục lớn:
Ví dụ: Các khoản dự phòng trên tổng ác khoản phải thu khách hàng, sosánh hệ số vòng quay phải thu, số ngày phải thu bình quân (tuổi nợ) năm nayvới năm trước, tỷ lệ phải thu khách hàng/DTT bán hàng từ đó đánh giá sơ bộchính sách bán hàng, thu tiền của khách hàng
b Thực hiện kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ
- Kiểm tra CSDL “sự phát sinh”
+ Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản Phải thu kháchhàng đã ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết phải thu khách hàng
Trang 39+ Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng chịu: như đơn đặthàng, hợp đồng thương mại… xem xét tính đúng đắn, hợp lý của nội dungphê chuẩn và tính đúng thẩm quyền của người phê chuẩn.
+ Gửi thư hoặc trực tiếp yêu cầu người mua xác nhận về công nợ để có
cơ sở xác minh về tính có thật của khoản Phải thu khách hàng
+ Kiểm tra sơ đồ hạch toán thông qua bút toán ghi sổ đồng thời trên các
sổ tài khoản tương ứng như (TK 511, TK 3331,…)
- Kiểm tra CSDL “tính toán, đánh giá”
+ Tiến hành kiểm tra các thông tin là cơ sở mà đơn vị dùng để tínhkhoản Phải thu khách hàng xem có hợp lý và đúng đắn hay không Cụ thể làkiểm tra về: số lượng, đơn giá, thuế suất thuế GTGT của hàng bán chịu cáckhoản chiết khấu hàng bán…
+ Trường hợp bán hàng chịu bằng ngoại tệ, KTV phải kiểm tra tỷ giángoại tệ ghi nhận trên hóa đơn bán chịu có đúng theo quy định hiện hànhkhông
- Kiểm tra CSDL “hạch toán đầy đủ”
Lấy mẫu một số hợp đồng bán hàng có phê chuẩn bán chịu, hóa đơnbán hàng tương ứng kiểm tra xem các nghiệp vụ này đã được ghi sổ vào sổ kếtoán tổng hợp, chi tiết, báo cáo công nợ, bảng kê Phải thu khách hàng haychưa Kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán của người mua phát sinh vào đầu kỳ
kế toán sau để xem xem nghiệp vụ bán chịu đã ghi nhận ở kỳ này chưa
- Kiểm tra CSDL “phân loại và hạch toán đúng đắn”
+ KTV kiểm tra chính sách phân loại và hạch toán các khoản phải thucủa đơn vị
+ Để thực hiện kiểm toán CSDL này, KTV phải có sự am hiểu về từngloại nợ phải thu khác KTV phải tổng hợp phải thu khách hàng theo từng loại
nợ trên sổ kế toán chi tiết, theo từng khách nợ để đối chiếu với bảng kê công
nợ và báo cáo công nợ theo từng loại nợ, từng khách nợ, kiểm tra để đảm bảokhông lẫn lộn giữa nghiệp vụ Phải thu khách hàng với nghiệp vụ khác như
Trang 40phải thu nội bộ, phải thu khác Những chênh lệch phát sinh có thể là nhữngtrường hợp kế toán doanh nghiệp phân loại không đúng.
+ Xem xét, đối chiếu, quan sát quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh vàviệc ghi sổ kế toán có theo đúng quy định không
- Kiểm tra CSDL “hạch toán đúng kỳ”
+ KTV thực hiện kiểm tra ngày tháng trên chứng từ, hóa đơn có liênquan với ngày tháng ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán và bảng kê các chứng
từ hóa đơn hàng bán ra trong kỳ Ngoài ra để kiểm tra các nghiệp vụ Phải thukhách hàng có được ghi chép đúng kỳ hay không thì KTV cũng phải kiểm tracác nghiệp vụ liên quan đến khoản phải thu phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau
c Kiểm tra chi tiết đối với số dư
- Kiểm tra CSDL “sự hiện hữu”
+ Phương pháp kiểm tra tốt nhất là nhờ khách hàng xác nhận công nợ.Tuy nhiên, trong thực tế việc nhờ người mua xác nhận không phải lúc nàocũng có kết quả, có thể người mua sẽ không trả lời hoặc có trả lời bằng vănbản nhưng không kịp thời Nếu không xác nhận thì KTV phải thực hiện các
kỹ thuật bổ sung sau:
Kiểm tra tính có thật của khách hàng như: Sự tồn tại thực tế, tính pháplý
Kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ với số liệu trên sổ kế toán
+ Dựa trên kết quả kiểm toán các nghiệp vụ mua hàng và thanh toánphát sinh, KTV tính ra số dư và đối chiếu với số liệu của doanh nghiệp, tìmbằng chứng chứng minh cho chênh lệch nếu có
+ Kiểm tra các chứng từ, hóa đơn làm căn cứ ghi sổ như hóa đơn bánchịu, chứng từ xuất kho, vận chuyển, hồ sơ tài liệu giao hàng liên quan
- Kiểm tra CSDL “quyền và nghĩa vụ”
Các khoản phải thu khách hàng phản ánh quyền được thu của doanhnghiệp đối với người mua Tuy nhiên, nhiều trường hợp, các khoản phải thukhách hàng được phản ánh trong sổ kế toán của doanh nghiệp, nhưng thực tế