---ooo---PHẠM THỊ TRANG CQ57/22.04LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TO
Trang 1-ooo -PHẠM THỊ TRANG CQ57/22.04LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ
ĐỊNH GIÁ QUỐC TẾ (IAV) THỰC HIỆN
Chuyên ngành: Kiểm toán
Mã số: 22
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG
Hà Nội, 2023
Trang 2-ooo -PHẠM THỊ TRANG CQ57/22.04LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ
ĐỊNH GIÁ QUỐC TẾ (IAV) THỰC HIỆN
Chuyên ngành: Kiểm toán
Mã số: 22
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG
Hà Nội, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu, kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung
thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
TrangPhạm Thị Trang
Trang 4BCĐKT Bảng cân đối kế toán
DTBH&CCD
tế
Trang 5Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty IAV 35
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán tổng quát tại Công ty IAV 36
Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm soát chất lượng trong giai đoạn kếtthúc kiểm toán của IAV 39Bảng 2.1: Tổng hợp DTBH&CCDV theo tài khoản đối ứng 82
Trang 6LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU iii
MỤC LỤC iv
MỞ ĐẦU 1
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC DTBH&CCDV TRONG BCTC 4
1.1.1 Khái niệm, nội dung kinh tế khoản mục DTBH&CCDV 4
1.1.2 Ý nghĩa khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6
1.1.3 Kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC 10
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12
1.2.3 Những sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC 14
1.3.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14
1.3.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 21
1.3.3 Kết thúc công việc kiểm toán của khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 29
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ QUỐC TẾ 31 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty 31
2.1.2 Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty 33
2.1.3 Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán của Công ty 35
Trang 7THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI KHÁCH HÀNG X DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ
QUỐC TẾ THỰC HIỆN 41
2.2.1 Khái quát về cuộc kiểm toán BCTC tại khách hàng X 41
2.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC tại khách hàng X 44
2.3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ 88
2.3.1 Ưu điểm 88
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 91
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ QUỐC TẾ THỰC HIỆN 97
3.1.1 Định hướng phát triển 97
3.1.2 Sự cần thiết 98
3.2 YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN 99
3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện 99
3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện 100
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ QUỐC TẾ THỰC HIỆN101 3.3.1 Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 101
3.3.2 Hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán 103
3.3.3 Hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán 105
3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ QUỐC TẾ THỰC HIỆN 105
3.4.1 Về phía Nhà nước, Bộ Tài chính, Hội KTV hành nghề 105
3.4.2.Về phía KTV và công ty kiểm toán 106
Trang 83.4.4 Về phía các cơ sở đào tạo 108
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
Phụ lục 111
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thịtrường hiện nay, vai trò của thông tin cũng trở nên hết sứcquan trọng Tùy vào mỗi đối tượng khác nhau mà nhu cầuthông tin cũng rất đa dạng Đối với các doanh nghiệp, thôngtin tài chính là yếu tố hàng đầu giúp người sử dụng thông tin
có được hiểu biết cần thiết về tình hình của doanh nghiệp,của thị trường, từ đó đưa ra những quyết định hợp lý Vai tròquan trọng này đòi hỏi thông tin tài chính phải được tình bày
và phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu
Để đáp ứng yêu cầu này, hoạt động kiểm toán đã ra đời, cungcấp cho các chủ thể quan tâm cái nhìn rõ ràng, đáng tin cậyhơn về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, một tổchức…
Tại Việt Nam, hoạt động kiểm toán đang không ngừngphát triển cả về quy mô, chất lượng cũng như các lĩnh vựcđược kiểm toán Các công ty kiểm toán độc lập ra đời ngàycàng nhiều đã cung cấp cho người dùng những thông tintrung thực, đáng tin cậy nhất, để từ đó đưa ra những quyếtđịnh đúng đắn
Trong kiểm toán Báo cáo tài chính, Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ là khoản mục quan trọng, là cơ sở đểdoanh nghiệp, tổ chức kinh doanh phân tích, đánh giá, lựachọn phương án kinh doanh có hiệu quả nhất cho doanhnghiệp; giúp các nhà đầu tư và các cá nhân, tổ chức sử dụngthông tin khác đưa ra được quyết định phù hợp Xuất phát từ
Trang 10tầm quan trọng đó, em lựa chọn đề tài cho bài luận tốt nghiệpcủa mình là: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mụcdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ do Công ty Công tyTNHH Kiểm toán và Định giá Quốc tế thực hiện”
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quy trình kiểmtoán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụtrong Kiểm toán BCTC do Công ty KTĐL thực hiện
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về quy trình kiểm toánkhoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ do công
ty Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Quốc tế thực hiện
- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toánkhoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ do công
ty Kiểm toán và Định giá Quốc tế thực hiện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu lý luận và đánh giáthực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công tyKTĐL thực hiện
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng vềquy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán
và Định giá Quốc tế thực hiện
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về khoa học: Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơbản về quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ do Công ty KTĐL thực hiện
Trang 11- Về thực tiễn: Luận văn đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng
về quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC tại công ty KTĐL, mô
tả sự vận dựng lý luận vào thực tiễn trong công tác kiểm toánBCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Quốc tế thựchiện và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
5 Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu và thựchiện dựa trên phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kếthợp với tư duy khoa học logic
- Về phương pháp kỹ thuật: Luận văn đã sử dụng kết hợp cácphương pháp như: nghiên cứu cơ sở lý luận và các quy địnhpháp lý có liên quan về kiểm toán BCTC, quan sát trực tiếpthực tế tại đơn vị khách hàng, trao đổi với các KTV của công
ty, so sánh, đối chiếu, tổng hợp kết quả…
6 Kết cấu luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục…, nội dung luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mụcDoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toánBCTC do KTĐL thực hiện
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC doCông ty TNHH Kiểm toán và Định giá Quốc tế thực hiện
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểmtoán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 12trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Định giáQuốc tế thực hiện.
Trang 13Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC
Doanh thu được xác định như sau:
- Thứ nhất, doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý
của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được
- Thứ hai, doanh thu phát sinh từ các giao dịch được xác
định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên
sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các
Trang 14khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiếtkhấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trảlại.
- Thứ ba, đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền
không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cáchquy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trongtương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thutheo tỷ lệ lãi suất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghinhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu đượctrong tương lai
- Thứ tư, khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy
hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việctrao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặcdịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi làmột giao dịch tạo ra doanh thu Trường hợp này doanh thuđược xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụnhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đươngtiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trịhợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu đượcxác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đemtrao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đươngtiền trả thêm hoặc thu thêm
Doanh thu bao gồm các loại: doanh thu bán hàng, doanh thucung cấp dịch vụ và doanh thu là tiền lãi, tiền bản quyền, cổtức và lợi nhuận được chia Trong đó, DTBH&CCDV bao gồmdoanh thu từ hai hoạt động: bán hàng, cung cấp dịch vụ
Trang 15- Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bánhàng hoá mua vào và bán bất động sản đầu tư;
- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theohợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấpdịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức chothuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng
Từ đó ta có thể hiểu, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm
cả các khoản thu phụ và phí thu thêm bên ngoài giá bán (nếu có).
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được chia thành:Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài vàdoanh thu nội bộ
1.1.2 Ý nghĩa khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
DTBH&CCDV giữ một vai trò quan trọng trong sự tồn tại
và phát triển của mọi doanh nghiệp Cụ thể:
nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh
nghiệp trong kỳ kế toán tiếp theo Việc doanh nghiệp
thực hiện các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ hiệuquả, đem lại doanh thu sẽ thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn và vòng quay vốn, từ đó tạo điều kiện sử dụng vốn
Trang 16một cách hiệu quả, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn
vốn vay từ bên ngoài
kỳ, giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện nghĩa vụ với
Nhà nước
tăng lượng hàng bán ra, điều này giúp doanh nghiệpnâng cao vị thế cạnh tranh, nâng cao uy tín của mìnhtrên thị trường Trong trường hợp chi phí sản xuất kinhdoanh không có biến động lớn, việc tăng doanh thu đồngnghĩa với việc lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăngtheo một lượng tương ứng, tạo sự ổn định trên thị trườngcho doanh nghiệp Bởi vậy đòi hỏi doanh nghiệp phảiquản lý DTBH&CCDV một cách hiệu quả
1.1.3 Kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng và vận hành được hệthống KSNB nói chung và hệ thống KSNB đối với DTBH&CCDVnói riêng hiệu quả
Một là: Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về
quản lý nói chung và KSNB nói riêng đối với DTBH&CCDVthuộc chu kỳ bán hàng và thu tiền Những quy định này đốivới DTBH&CCDV có thể chia làm 2 loại:
+ Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn vànghĩa vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử lý côngviệc (như: quy định về chức năng, quyền hạn, trách nhiệm và
Trang 17hàng, người xét duyệt và phê chuẩn bán chịu, người phêchuẩn xuất giao hàng,…) Những quy định này vừa thể hiệntrách nhiệm công việc chuyên môn nhưng đồng thời cũng thểhiện trách nhiệm về góc độ kiểm soát: Kiểm soát khi chấpnhận đơn đặt hàng; kiểm soát cho phép xuất kho hàng đembán …
+ Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thôngqua trình tự thủ tục thực hiện xử lý công việc như: Trình tự,thủ tục xét duyệt đơn đặt hàng; Trình tự, thủ tục phê duyệtxuất giao hàng …
Hai là: Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về
quản lý và kiểm soát nói trên: Tổ chức phân công, bố trí nhânsự; Phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ; Kiểm tra đônđốc thực hiện các quy định…
có những thủ tục để đảm bảo tính pháp lý về việc đã đặt hàngcủa khách hàng Việc chấp thuận đơn đặt hàng cần được hồibáo cho khách hàng biết để tránh các tranh chấp trong tươnglại, trường hợp quan trọng cần ký hợp đồng bán hàng.
Trang 18+ Khâu vận chuyển hàng hóa dịch vụ: KSNB yêu cầu bộ
phận gửi hàng phải lập chứng từ vận chuyển hàng và gửihàng cho khách hàng Chứng từ vận chuyển hàng là cơ sở đểlập hóa đơn, thường bao gồm các thông tin về quy cách vàchủng loại hàng hóa, số lượng và các dữ liệu có liên quan.Doanh nghiệp cần thành lập một bộ phận gửi hàng độc lập đểhạn chế sai sót trong khâu vận chuyển hàng hóa và các gianlận xảy ra do sự thông đồng giữa thủ kho với người nhậnhàng.
+ Xử lý ghi sổ doanh thu bán hàng: Hóa đơn là căn cứ ghi
sổ Nhật kí bán hàng Nhật kí bán hàng là sổ ghi cập nhật cácnghiệp vụ, nhật kí ghi rõ doanh thu gộp của nhiều mặt hàng
và phân loại theo các định khoản thích hợp KSNB yêu cầuhóa đơn phải được lập bởi một bộ phận độc lập với phòng kếtoán và bộ phận bán hàng, có chữ ký của người lập, người đạidiện theo pháp luật của doanh nghiệp và khách hàng.
+Xử lý ghi sổ các khoản giảm trừ doanh thu: Doanh
nghiệp cần quy định chính sách chiết khấu thương mại, xétduyệt hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán rõ ràng.Doanh nghiệp cần có 1 bộ phận độc lập chịu trách nhiệm tiếpnhận, xét duyệt, khấu trừ nợ phải thu có liên quan đến cáckhoản trên.
Đối với hàng bán bị trả lại, khi xuất hàng trả bên muaphải lập hóa đơn ghi rõ: hàng trả lại cho bên bán do khôngđúng quy cách, chất lượng, hoặc cùng với bên bán lập chứng
Trang 19từ trong đó ghi rõ: loại hàng, số lượng, giá trị hàng trả lại theohóa đơn số…
Đối với các khoản giảm giá hoặc chiết khấu thương mại(phát sinh ngoài hóa đơn) doanh nghiệp phải lập hóa đơn điềuchỉnh ghi rõ điều chỉnh hóa đơn nào
+ Xử lý ghi sổ thu tiền hàng: Khi bán hàng có 2 trường
hợp thanh toán là bán hàng thu tiền ngay và bán chịu Ta chỉxem xét nghiệp vụ bán chịu Để theo dõi chặt chẽ việc thutiền, cần yêu cầu bộ phận xét duyệt định kỳ lập báo cáo nợphải thu theo từng nhóm tuổi để có biện pháp đòi nợ, thôngthường công việc này được giao cho bộ phận phụ trách bánchịu Nên định kỳ gửi thư thông báo nợ cho khách hàng mộtmặt sẽ giúp cho đơn vị đôn đốc khách hàng nhanh chóng trả
nợ, mặt khác thông báo nợ còn là cơ sở để đối chiếu với kháchhàng giúp đơn vị xác minh và điều chỉnh kịp thời những chênhlệch (nếu có) giữa số liệu hai bên
Trong tổ chức hoạt động KSNB đối với chu kỳ bán hàng vàthu tiền thì hệ thống KSNB của đơn vị (thiết kế và vận hành)phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau:
+ Thực hiện nguyên tắc phân công, phân nhiệm tronghoạt động bán hàng và thu tiền: Phải quy định, phân chiatrách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận để từng bộ phận thựchiện từng khâu công việc trong chu kỳ này, ví dụ: phân côngriêng biệt công việc bán hàng với việc thu tiền; đảm bảo côngviệc được trôi chảy và cũng tăng các đầu mối chịu trách
Trang 20+ Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống:Nguyên tắc này đòi hỏi phải tách biệt giữa các khâu công việc
có liên quan có khả năng chi phối làm sai lệch thông tin tàichính như: Giữa khâu phê duyệt với khâu thực hiện bánhàng; giữa khâu giữ hàng với bán hàng; giữa khâu kế toán thutiền với khâu giữ quỹ,…
+ Thực hiện nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Đơn vịphải có các quy định rõ ràng về thẩm quyền của từng cấp đốivới việc phê chuẩn, quản lý đối với hoạt động bán hàng và thutiền.
Các bước công việc trong hoạt động bán hàng và thu tiềnđược tổ chức hợp lý và được kiểm soát chặt chẽ sẽ góp phầnquan trọng cho thành công, trong kinh doanh của đơn vị nóichung và góp phần đảm bảo thông tin tài chính có liên quanđến DTBH&CCDV được trình bày tin cậy hơn
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ
Mục tiêu kiểm toán khoản mục DTBH&CCDV phù hợp vớimục tiêu kiểm toán BCTC chung là đưa ra ý kiến xác nhận vềtính trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của BCTCdựa trên cơ sở phù hợp với các chuẩn mực, chế độ kế toánhiện hành và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập
và trình bày BCTC Ngoài ra, kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn
vị được kiểm toán thấy được những thiếu sót của mình, để từ
Trang 21đó có biện pháp sửa chữa, nâng cao chất lượng thông tin tàichính của doanh nghiệp.
Đối với DTBH&CCDV, mục tiêu kiểm toán khoản mục này
là nhằm thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng để xácminh mức độ trung thực, hợp lý và hợp pháp của các thông tinliên quan đến DTBH&CCDV Để đạt được mục tiêu này, KTVphải xác minh các nghiệp vụ tạo ra DTBH&CCDV trong kỳ cóthỏa mãn các cơ sở dữ liệu sau hay không?
và không sai sót Các phương pháp tính toán, đánh giá phảiđảm bảo sự nhất quán trong một kỳ, không được thay đổi.Nếu nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ sử dụng ngoại tệthì phải được tính toán quy đổi theo đúng tỷ giá quy định
+ Sự phân loại và hạch toán đầy đủ: Các nghiệp vụ phátsinh liên quan đến DTBH&CCDV phải được thu nhận, ghi chép
Trang 22đầy đủ trong hệ thống sổ kế toán của đơn vị và phải được báocáo đầy đủ trong hệ thống báo cái tài chính.
+ Sự phân loại hạch toán đúng đắn: DTBH&CCDV phảiđược phân loại một cách đúng đắn theo yêu cầu của cácchuẩn mực và chế độ kế toán Khoản mục này cũng phải đượcghi nhận và phản ánh đúng các trình tự, sơ đồ tài khoản vàphương pháp kế toán hiện hành hoặc được thừa nhận
+ Sự phân loại và hạch toán đúng kỳ: Khi một nghiệp vụ
và sự kiện liên quan đến DTBH&CCDV phát sinh phải được ghinhận theo nguyên tắc dồn tích, tức là ghi nhận vào kỳ kế toán
mà chúng phát sinh mà không căn cứ vào sự phát sinh củadòng tiền.
+ Sự tổng hợp và trình bày: Số liệu cộng dồn trên các tàikhoản và sổ kế toán phải đảm bảo tính chính xác, việc chuyển
sổ phải đảm bảo số liệu giữa các sổ kế toán chi tiết và sổ kếtoán tổng hợp luôn khớp đúng Số liệu trên các sổ kế toán củacác tài khoản có liên quan khoản mục DTBH&CCDV phải đảmbảo thống nhất, phù hợp với nhau Số liệu DTBH&CCDV và cácchỉ tiêu liên quan trên BCTC phải trung thực đúng với số liệuthực tế của đơn vị, đúng yêu cầu chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ
- Các chính sách, quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộđối với hoạt động liên quan đến khoản mục DTBH&CCDV của
Trang 23đơn vị đã xây dựng, ban hành, và áp dụng đối với từng kháchhàng cụ thể.
- BCTC gồm: BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT, thuyết minh BCTC…
- Các sổ sách hạch toán liên quan đến DTBH&CCDV như:
+ Sổ chi tiết DTBH&CCDV và doanh thu bán hàng nội bộ + Sổ chi tiết các khoản phải thu khách hàng
- Các chứng từ liên quan đến việc ghi nhận DTBH&CCDV: Hóađơn bán hàng (Hóa đơn thuế GTGT hay hóa đơn thôngthường), Hóa đơn vận chuyển và cung cấp dịch vụ, Phiếu xuấtkho, Chứng từ thu tiền hàng, Chứng từ về giảm giá, hàng xuấtbán bị trả lại,…
- Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, sécthanh toán, ủy nhiệm thu, giấy báo có của ngân hàng, bảnsao kê của ngân hàng)
- Bản quyết toán, thanh lý hợp đồng…
- Biên bản bàn giao và nghiệm thu.
- Các giải trình của bán giám đốc có liên quan.
- Các bằng chứng khác do KTV tự thu thập: Biên bản phỏngvấn, thư xác nhận…
1.2.3 Những sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Khi kiểm toán khoản mục DTBH&CCDV, KTV có thể gặp phảimột số sai sót thường gặp như sau:
Trang 24- DTBH&CCDV phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán lớn hơntrên thực tế Điều này có thể do các nguyên nhân:
+ Doanh nghiệp đã hạch toán vào DTBH&CCDV nhữngnghiệp vụ bán hàng mà chưa đủ điều kiện ghi nhận Doanhthu;
+ DTBH&CCDV trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn sovới Doanh thu trên các chứng từ kế toán (sai sót về mặt sốhọc);
+ Kế toán hạch toán sai DTBH&CCDV của năm sau vàonăm kế toán hiện hành;
- DTBH&CCDV phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấphơn so với thực tế phát sinh là do:
+ Hàng hoá đã bán cho khách hàng, khách hàng đã chấpnhận thanh toán bằng tiền nhưng kế toán lại hạch toán khoảnDTBH&CCDV đó vào năm sau;
+ Doanh thu bán hàng trả chậm nhưng chỉ hạch toándoanh thu khi thu được tiền bán hàng;
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ đã có biên bản nghiệm thu,xuất hóa đơn nhưng chưa ghi nhận vào năm nay;
+ Kế toán đã hạch toán sai về mặt số học, số sổ sáchthấp hơn số thực tế phát sinh;
+ Các khoản DTBH&CCDV đã thực hiện nhưng do chưaviết hoá đơn nên doanh nghiệp không tạm ghi nhận Doanhthu;
Trang 25+ Quy đổi tỷ giá ngoại tệ (doanh thu xuất khẩu) thấp hơn
số tiền khác nhau trên các liên của hóa đơn, các hợp đồng…)
- DTBH&CCDV là khoản mục trọng yếu trên BCTC, khoản mụcnày chứa đựng nhiều rủi ro dẫn đến sai lệch trọng yếu:
+ DTBH&CCDV sai lệch dẫn đến lợi nhuận không trungthực, hợp lý;
+ Trong nhiều đơn vị, DTBH&CCDV là cơ sở để đánh giákết quả và thành tích nên Doanh thu có khả năng bị thổiphồng cao hơn so với thực tế;
+ DTBH&CCDV có quan hệ chặt chẽ với doanh thu, vớithuế đầu ra nên DTBH&CCDV có khả năng bị khai thấp đi đểtránh thuế
Trang 261.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN
HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH
1.3.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm
toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.3.1.1 Lập kế hoạch
Lập kế hoạch kiểm toán là việc KTV và công ty kiểm toáncăn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, thời gian, điều kiện của mỗikhách hàng kiểm toán, của công ty kiểm toán để lập ra một
kế hoạch tối ưu cho cuộc kiểm toán đó
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – “Lập kếhoạch kiểm toán BCTC” là việc xây dựng Chiến lược kiểm toántổng thể và Kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán Kếhoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toánBCTC Đối với khoản mục DTBH&CCDV, nội dung lập kế hoạchkiểm toán gồm:
Bước 1: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động của
khách hàng kiểm toán: Bao gồm ngành nghề kinh doanh,
nguồn doanh thu, sản phẩm dịch vụ cung cấp, các hoạt độngcho thuê ngoài, các khách hàng chủ yếu, cơ cấu tổ chức,dây chuyền sản xuất, cơ cấu vốn, hệ thống KSNB của đơn vị…KTV có thể có được những hiểu biết này qua nhiều cách:phỏng vấn Ban giám đốc, bộ phận kế toán; qua thông tin đạichúng; tham quan nhà xưởng; dự kiến nhu cầu chuyên gia;xem xét lại kết quả và hồ sơ kiểm toán năm trước…
Trang 27Bước 2: Tìm hiểu các chính sách kế toán và các chu trình
kinh doanh chính
KTV phải tìm hiểu về các chính sách kế toán mà đơn vị ápdụng và các chu trình kinh doanh chính Đối với kiểm toánkhoản mục DTBH&CCDV, KTV đặc biệt quan tâm tới chu trìnhbán hàng – thu tiền KTV có thể áp dụng các thủ tục kiểm toánnhư phỏng vấn Ban giám đốc, bộ phận kế toán và nhân viên
có liên quan, kết hợp quan sát và kiểm tra tài liệu để tìm hiểunội dung và các bước công việc trong chu trình bán hàng –thu tiền và các hoạt động kiểm soát tương ứng Sau khi đạtđược sự hiểu biết chung về các thủ tục KSNB mà đơn vị ápdụng với chu kỳ bán hàng – thu tiền, KTV có thể thực hiện thửnghiệm walkthrough đối với một vài bộ chứng từ để đánh giámặt vận hành của KSNB đối với các nghiệp vụ này theo quytrình đã xác định
Cụ thể KTV cần thực hiện các bước công việc sau:
- Tìm hiểu quy trình kiểm soát đối với doanh thu: Đối vớikiểm toán DTBH&CCDV, KTV thu thập bằng chứng kiểm toán
về sự thiết kế và sự vận hành các quy chế KSNB. Cụ thể, KTVtiến hành tìm hiểu đánh giá các chính sách kiểm soát, cácquy định về KSNB trên các khía cạnh: sự đầy đủ của các quyđịnh kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng và thu tiền; tính chặtchẽ và phù hợp của các quy chế KSNB đối với đặc điểm hoạtđộng bán hàng của đơn vị Các thủ tục khảo sát mà KTV cóthể sử dụng để khảo sát về sự vận hành của các quy chếKSNB đối với chu kỳ bán hàng và thu tiền: tiếp xúc nhân viên
Trang 28đơn vị; phỏng vấn; quan sát; kiểm tra hồ sơ tài liệu và thực tếthực hiện; kiểm tra các dấu hiệu của hoạt động KSNB lưu trên
hồ sơ, tài liệu nhằm thu thập bằng chứng thuyết phục về sựhiện hữu và tính thường xuyên, liên tục của hoạt động kiểmsoát KTV cũng phải khảo sát về tình hình thực hiện cácnguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB, đó là các nguyêntắc “phê chuẩn và ủy quyền”; “bất kiêm nhiệm” và “phâncông, phân nhiệm”.
- Đánh giá ưu, nhược điểm của hệ thống KSNB: Xem xét
sự vắng mặt của những thủ tục cần thiết đối với nghiệp vụbán hàng, cung cấp dịch vụ và ghi nhận doanh thu
- Đánh giá rủi ro kiểm soát: Dựa vào những hiểu biết cóđược sau khi nghiên cứu kiểm soát đối với doanh thu củakhách hàng, xem xét các chế độ và thủ tục kiểm soát đặc thùcho nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu, kết hợp vớicác mục tiêu cụ thể để đưa ra mức rủi ro kiểm soát tương ứngcho khoản mục doanh thu Đồng thời, trên cơ sở đó, KTV đánhgiá liệu có nên tin tưởng vào hệ thống KSNB hay cần thiếtphải tìm nguồn tài liệu độc lập khác
Bước 3: Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 – Thủ tụcphân tích được hiểu là việc đánh giá thông tin tài chính quaviệc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính
và phi tài chính KTV thực hiện thủ tục phân tích trong giaiđoạn lập kế hoạch nhằm mục tiêu:
Trang 29• Tìm hiểu những biến động quan trọng về kế toán vàhoạt động kinh doanh của khách hàng;
• Xác định nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục củakhách hàng;
• Sự hiện diện về các sai số có thể có trong BCTC.
Thủ tục phân tích bao gồm: phân tích xu hướng và phân tích
So sánh DTBH&CCDV giữa các tháng (quý) trong kỳ Xemxét sự biến động của DTBH&CCDV với tình hình kinh doanhcủa đơn vị có hợp lý hay không (về tình hình thị trường nóichung, các chính sách bán hàng, tình hình kinh doanh củađơn vị nói riêng) So sánh doanh thu các tháng cuối kỳ với cáctháng đầu kỳ.
Ước tính doanh thu căn cứ vào các mức giá bình quânnhân với số lượng hàng bán So sánh ước tính và số liệu trên
sổ sách.
Trang 30- Phân tích tỷ suất: là việc phân tích dựa trên cơ sở so
sánh trị số của các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau VớiDTBH&CCDV, cụ thể: so sánh tỷ trọng doanh thu bán hàngtrong tổng số doanh thu; so sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần vớidoanh thu; so sánh tỷ lệ lãi gộp qua từng quý, từng tháng,qua các kỳ; so sánh tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý;
so sánh số doanh thu chưa thực hiện kỳ này và kỳ trước Tiếnhành xem xét, tìm nguyên nhân giải thích những biến độngbất thường Chú ý đến các yếu tố tác động đến sự thay đổi vềgiá cả, số lượng hàng bán và giá vốn hàng bán.
Bước 4: Đánh giá hiệu lực KSNB và rủi ro có sai sót trọng yếu
Dựa trên các thông tin thu thập đã thu thập được, KTV sửdụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá chung
về hiệu lực của KSNB ở cấp độ toàn đơn vị và đánh giá xemliệu có tồn tại rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ tổng thểBCTC và ở cấp độ CSDL của các nghiệp vụ, số dư tài khoản vàthông tin thuyết minh BCTC hay không
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315: KTV phảithực hiện thủ tục đánh giá rủi ro để có cơ sở xác định và đánhgiá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sởdẫn liệu
Thủ tục đánh giá rủi ro phải bao gồm các bước sau:
(a) Phỏng vấn Ban Giám đốc và các cá nhân khác trongđơn vị mà theo xét đoán của KTV có khả năng cung cấp thông
Trang 31tin hỗ trợ cho việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gianlận hoặc nhầm lẫn.
(b) Thực hiện thủ tục phân tích.
(c) Quan sát và điều tra.
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV xác định mức rủi romong muốn AR Mức rủi ro mong muốn quyết định khối lượngcông việc kiểm toán cần thực hiện.
Mối quan hệ giữa các rủi ro kiểm toán và các thành phầncủa rủi ro kiểm toán được thể hiện qua công thức sau:
AR=IR× CR× DR=¿DR= RR có sai sót trọng yếu AR
Để làm cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các thủ tụckiểm toán tiếp theo, KTV phải xác định và đánh giá rủi ro cósai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và CSDL
Đối với khoản mục DTBH&CCDV, KTV cần xác định Rủi ro
ở cấp độ cơ sở dẫn liệu của các nhóm giao dịch, số dư tàikhoản và thông tin thuyết minh liên quan đến DTBH&CCDV.Việc này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho việc xác định nội dung, lịchtrình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo ở cấp
độ cơ sở dẫn liệu cần thiết để thu thập đầy đủ bằng chứngkiểm toán thích hợp
Bước 5: Xác định mức trọng yếu
Trong kiểm toán, trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ mậtthiết với nhau: mức độ trọng yếu càng cao thì rủi ro có gian
Trang 32Trọng yếu là một khái niệm chỉ độ lớn, bản chất của saiphạm hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụthể, nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ khôngchính xác hoặc rút ra những kết luận sai lầm Ở giai đoạn lập
kế hoạch, tính trọng yếu có ý nghĩa quan trọng, giúp cho KTVxác định được nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tụckiểm toán; xác định được mức độ trung thực và hợp lý của cácthông tin BCTC; và đánh giá được ảnh hưởng của những saisót đến BCTC
Việc xác định mức trọng yếu đòi hỏi các xét đoán chuyênmôn Thông thường, KTV sử dụng một tỷ lệ phần trăm (%) ápdụng cho một tiêu chí được lựa chọn làm điểm khởi đầu trongviệc xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC Các yếu tố
có thể ảnh hưởng đến việc xác định tiêu chí phù hợp baogồm:
(1) Các yếu tố của BCTC (ví dụ tài sản, nợ phải trả, nguồnvốn, doanh thu, chi phí);
(2) Các khoản mục trên BCTC mà người sử dụng thườngquan tâm (ví dụ, để đánh giá tình hình hoạt động, người sửdụng BCTC thường quan tâm đến các khoản mục lợi nhuận,doanh thu hoặc tài sản ròng);
(3) Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểmtoán, đặc điểm ngành nghề và môi trường kinh doanh mà đơn
vị đang hoạt động;
Trang 33(4) Cơ cấu sở hữu vốn của đơn vị được kiểm toán và cáchthức đơn vị huy động vốn (ví dụ, nếu đơn vị hoạt động kinhdoanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay thì người sử dụng BCTC
có thể quan tâm nhiều hơn đến tài sản và quyền của chủ nợđối với tài sản này hơn là quan tâm đến lợi nhuận của đơnvị);
(5) Khả năng thay đổi tương đối của tiêu chí đã được xácđịnh
Bước 6: Xác định phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: Trên cơ
sở kết luận sơ bộ về mức độ rủi ro của khoản mục cũng nhưBCTC, KTV xác định lựa chọn phương pháp chọn mẫu và cỡmẫu thích hợp
1.3.1.2 Soạn thảo chương trình kiểm toán
Dựa vào kế hoạch kiểm toán đã xây dựng, KTV tiến hànhxây dựng chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toántừng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủtục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từngphần hành Đồng thời, chương trình kiểm toán cũng là toàn bộnhững chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào côngviệc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tratình hình thực hiện kiểm toán Thông thường chương trìnhkiểm toán được thiết kế thành ba phần:
+ Thực hiện khảo sát về kiểm soát nội bộ;
+ Thực hiện thủ tục phân tích đánh giá tổng quát;
Trang 34+ Thực hiện thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tàikhoản.
Các thiết kế này được KTV áp dụng với một số mẫu mà KTV tinrằng sẽ đại diện cho toàn bộ khoản mục doanh thu thông quaphương pháp chọn mẫu
(Phụ lục 1: Chương trình kiểm toán doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ do VACPA ban hành)
1.3.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
về kiểm soát nội bộ có thực sự tồn tại hay không;
+ Tính hiệu lực: Khảo sát sự vận hành của quy chế kiểmsoát nội bộ, tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế kiểm soátnội bộ, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả và độ tin cậy của hệthống kiểm soát nội bộ;
+ Tính liên tục: Xem xét, phát hiện những hạn chế của hệthống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, đánh giá về hiệuquả hoạt động liên tục của hệ thống kiểm soát nội bộ, tìnhhình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soátnội bộ
Trang 35- Nội dung khảo sát: khảo sát việc xây dựng (thiết kế) và thựchiện (vận hành) quy chế kiểm soát nội bộ doanh thu.
+ Về mặt thiết kế: Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách,các quy định về khảo sát kiểm soát nội bộ đối với khoản mụcDTBH&CCDV Các thủ tục kiểm soát có được thiết kế hợp líkhông, có đảm bảo tính chặt chẽ, tính hiệu lực hay không
+ Về mặt vận hành: KTV xem xét việc vận dụng các thủtục kiểm soát vào trong thực tế có được đơn vị tiến hành tốt,nghiêm chỉnh hay không
Thông qua khảo sát về KSNB, KTV đánh giá được hệ thốngKSNB của đơn vị là tốt, trung bình hay kém, từ đó quyết địnhphạm vi của các khảo sát cơ bản Phạm vi các thử nghiệm cơbản có mối quan hệ ngược chiều với mức độ đánh giá vềHTKSNB Cụ thể, nếu KTV đánh giá HTKSNB của đơn vị là tốtthì phạm vi thử nghiệm sẽ được thu hẹp và ngược lại, nếu KTVđánh giá hệ thống KSNB của đơn vị là trung bình hoặc yếu thìphạm vi thực hiện thử nghiệm cơ bản sẽ mở rộng
- Phương pháp thực hiện khảo sát về KSNB:
+ Kiểm tra: là việc kiểm tra, đánh giá sự tồn tại, tính đầy
đủ, chặt chẽ, phù hợp và hiệu lực của các quy định, quy chếkiểm soát nội bộ của đơn vị;
+ Quan sát: thực hiện tiếp cận và quan sát về thiết kế vàvận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp cho KTV hiểukhái quát, sơ bộ đánh giá về kiểm soát nội bộ và giúp KTVđánh giá phân tích các trọng yếu kiểm toán;
Trang 36+ Phỏng vấn: Trao đổi, phỏng vấn các cán bộ quản lý vànhân viên có trách nhiệm của doanh nghiệp Qua những cuộcphỏng vấn nói chuyện, ngoài việc tìm hiểu về phương diệnchuyên môn, KTV cũng đánh giá sơ bộ về năng lực, phẩm chấtcác nhân viên của doanh nghiệp
+ Yêu cầu làm lại: KTV yêu cầu nhân viên thực hiện lạinhững hoạt động để xác nhận mức độ trách nhiệm của nhânviên với công việc được giao
- Quy trình khảo sát:
+ Bước 1: Thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn có về kiểm soátnội bộ đối với khoản mục DTBH&CCDV Việc thiết lập hệ thốngcâu hỏi này phải theo trình tự, đầy đủ và chặt chẽ
+ Bước 2: Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quátrình kiểm soát nội bộ các bước bán hàng và thu tiền của đơn
vị được kiểm toán theo các mục tiêu kiểm soát chủ yếu đểlàm cơ sở đánh giá trên các hoạt động kiểm soát nội bộ đãnêu ở trên (văn bản chính sách, quy chế; sự vận hành; sựtuân thủ các nguyên tắc kiểm soát)
+ Bước 3: Đánh giá về hiệu lực kiểm soát nội bộ và rủi rokiểm soát đối với khoản mục DTBH&CCDV
+ Bước 4: Đánh giá chi phí và lợi ích của việc khảo sátkiểm soát
+ Bước 5: Thiết kế các khảo sát cơ bản (đặc biệt là khảosát chi tiết) đối với DTBH&CCDV và xác định quy mô, phạm vi
Trang 371.3.2.2 Thủ tục phân tích
Ở giai đoạn lập kế hoạch, KTV đã tiến hành thủ tục phântích sơ bộ do đó đến giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV tiếptục đi sâu phân tích hơn nữa các thông tin tài chính trên hainội dung: phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất Cùng với
đó, KTV còn phải phân tích các thông tin phi tài chính nhưđiều kiện về hoạt động sản xuất kinh doanh, các bất cậptrong quản lý và KSNB của bản thân đơn vị được kiểm toán…
để làm rõ mối liên hệ và tác động trực tiếp hay gián tiếp đếncác thông tin tài chính
Từ sự phân tích mối liên hệ và ảnh hưởng của thông tinphi tài chính đến thông tin tài chính mà xác định rõ sự biếnđộng của thông tin tài chính phần nào là hợp lý; và quantrọng hơn đó là xét đoán về các khả năng chứa đựng sai sót.Đây cũng chính là cơ sở để KTV quyết định việc triển khai cácthử nghiệm chi tiết Cụ thể kỹ thuật phân tích đối với kiểmtoán khoản mục DTBH&CCDV gồm:
- Phân thích xu hướng:
+ Lập bảng doanh thu theo tháng, theo quý, theo từngloại doanh thu trong mối quan hệ với giá vốn…, đưa ra nhậnđịnh về sự tăng/giảm bất thường của doanh thu trong kỳ kiểmtoán
+ So sánh doanh thu kỳ này với kỳ trước, với doanh thu
kế hoạch theo từng tháng, quý Từ đó tìm hiểu nguyên nhâncủa các biến động bất thường nếu có
Trang 38- Phân tích tỷ suất: KTV có thể tính toán, sử dụng các tỷ suấtliên quan để phục vụ kiểm toán DTBH&CCDV như:
+ Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanhthu
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản…
Sau khi tính toán, so sánh các tỷ suất trên với số liệu của cácdoanh nghiệp khác cùng ngành, KTV có thể đánh giá đượchiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời của doanh nghiệp, xuhướng biến động của DTBH&CCDV Bên cạnh đó, KTV cũngthực hiện phân tích tỷ lệ giữa các khoản giảm trừ doanh thuvới DTBH&CCDV, so sánh với số liệu năm trước để thấy được
xu hướng biến động và tìm hiểu nguyên nhân của nó
1.3.2.3 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ
Thực chất của quá trình kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ lànhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp đểtrực tiếp xác minh về các CSDL của quá trình hạch toán cácnghiệp vụ và tính toán, tổng hợp số dư tài khoản Trước hết,KTV cần đưa ra quyết định về chọn mẫu để kiểm tra Kíchthước mẫu, phương pháp chọn mẫu được vận dụng phù hợpvừa đảm bảo thu thập được các bằng chứng kiểm toán theoyêu cầu, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả trong công việckiểm toán Trên cơ sở mẫu chọn, KTV tiến hành các thủ tục
Trang 39từng CSDL cụ thể Nhìn chung, việc kiểm tra chi tiết cácnghiệp vụ hầu hết theo cách thức kiểm tra từ sổ kế toán racác chứng từ và tài liệu liên quan Riêng việc xác minh về tínhđầy đủ trong hạch toán các nghiệp vụ thì kiểm tra theo chiềungược lại – từ chứng từ vào sổ kế toán.
Đối với kiểm toán DTBH&CCDV, cần kiểm tra các CSDL:
- Sự phát sinh: Xác minh xem nghiệp vụ bán hàng, cung cấpdịch vụ ghi sổ có thực sự phát sinh và được phê chuẩn đúngđắn hay không?
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được sửdụng như:
+ Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoảnDTBH&CCDV đã ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiếtdoanh thu Bằng chứng có được chứng tỏ nghiệp vụ đã ghi sổ
là có căn cứ hay không có căn cứ (ghi khống)
+ Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng vàcung cấp dịch vụ (ví dụ: đơn đặt hàng, hợp đồng thương mạihay kế hoạch bán hàng đã được phê chuẩn) tương ứng vớihóa đơn bán hàng hay không Nội dung kiểm tra hồ sơphê chuẩn bán hàng là xem xét về tính đúng đắn, hợp lý củanội dung phê chuẩn, và tính đúng thẩm quyền của người phêchuẩn Nếu nội dung phê chuẩn cũng như người phê chuẩnđầy đủ, hợp lý chứng tỏ nghiệp vụ bán hàng phát sinh
đã được sự phê duyệt và căn cứ đã dùng ghi sổ kế toán là hợp
lý.
Trang 40- CSDL “Sự tính toán, đánh giá” (Tính giá): Xác minh xemnghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ đã ghi sổ đã đượctính toán, đánh giá đúng đắn, hợp lý hay không?
Các thủ tục chủ yếu và phổ biến thường được sử dụng gồm: + Tiến hành kiểm tra các thông tin là cơ sở mà đơn vị đãdùng để tính doanh thu bán hàng, phải thu khách hàng,…xem
có hợp lý và đúng đắn hay không
+ Kiểm tra kết quả tính giá của đơn vị: KTV kiểm tra kếtquả của phép tính thành tiền doanh thu bán hàng của đơn vịngay trên Hóa đơn, biên bản nghiệm thu, thanh lý (nếu có) đểxem xét tính chính xác của tính toán Nếu xét thấy cần thiết,KTV có thể tính toán lại dựa trên cơ sở tài liệu của đơn vị đượckiểm toán và sự xét đoán của mình Kết quả do KTV tự tínhtoán sẽ được đối chiếu với số liệu trên Hóa đơn bán hàng, biênbản nghiệm thu, biên bản thanh lý của đơn vị được kiểm toán
- CSDL “Sự phân loại và hạch toán đầy đủ”: Xác minh xem cácnghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ đã ghi sổ kế toán cóđược hạch toán đầy đủ, có bị trùng lặp hay bỏ sót không
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được ápdụng là:
+ So sánh số lượng các hóa đơn với số lượng các bút toánghi nhận DTBH&CCDV trên sổ kế toán để kiểm tra tính đầy
đủ trong hạch toán nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ + Kiểm tra tính liên tục của số thứ tự của các hóa đơn đã