1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

576 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp

113 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu Bán Hàng Và Cung Cấp Dịch Vụ Trong Quy Trình Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính
Tác giả Nguyễn Tuấn Phong
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kế Toán - Kiểm Toán
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 3,66 MB

Nội dung

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO THỰ

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY

TNHH KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tuấn Phong

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thanh Mai

Hà Nội, tháng 5 năm 2020

Trang 2

Khóa Luận Tốt Nghiệp Học Viện Ngân Hàng

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân em và dưới

sự hướng dẫn của giảng viên Ths.Nguyễn Thị Thanh Mai Các số liệu, kết quả nêutrong bài khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác.Vì

vậy, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình

Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2020

Người cam đoan

Nguyễn Tuấn Phong

1

Trang 3

Khóa Luận Tốt Nghiệp Học Viện Ngân Hàng

Với lòng cảm ơn sâu sắc, em cũng xin cảm ơn đến Quý thầy, cô trong khoakế

toán - kiểm toán, Trường Học viện Ngân hàng, các anh chị trong BGĐ, kiểm toánviên, trợ lý kiểm toán và toàn bộ các cán bộ, công nhân viên tại Công ty TNHH

Trang 4

Khóa Luận Tốt Nghiệp Học Viện Ngân Hàng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNGBIỂU vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 5

1.1 Đặc điểm của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính 5

1.1.1 Khái niệm khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5

1.1.2 Nguyên tắc và điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5

1.1.3 Ke toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 1.1.4 Sai phạm, rủi ro thường gặp đối với khoản mục doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 10

1.1.5 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 11

1.2 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính 13

1.2.1 Mục tiêu và căn cứ tài liệu sử dụng đối với kiểm toán khoản mục doanh thu BH và CCDV 13

1.2.2 Vai trò của kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC 15

1.2.3 Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16 1.2.4 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 5

Khóa Luận Tốt Nghiệp Học Viện Ngân Hàng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO THỰC

HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG 31

2.1 Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán VACO 31

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 31

2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty VACO 34

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty 35

2.2 Khái quát chung về dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện 37

2.2.1 Phương pháp và quy trình kiểm toán 37

2.2.2 Phần mềm kiểm toán 38

2.2.3 Hệ thống hồ sơ 40

2.2.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán 41

2.2.5 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện tại khách hàng 42

2.3.1 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện 42

2.3.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH VACO thực hiện 45

2.4 Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC 66

2.4.1 Ưu điểm 66

2.4.2 Nhược điểm 68

2.4.3 Nguyên nhân 70

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN 72

3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Kiểm toán VACO 72

Trang 6

Khóa Luận Tốt Nghiệp Học Viện Ngân Hàng

3.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện 72

3.2.1 Hoàn thiện phương pháp mô tả kiểm soát nội bộ tại khách hàng 73

3.2.2 Hoàn thiện thực hiện thủ tục phân tích trong các giai đoạn kiểm toán 74

3.2.3 Một số kiến nghị khác 75

thực hiện 78

3.3.1 Ve phía cơ quan nhà nước 78

3.3.2 về phía hiệp hội nghề nghiệp 79

3.3.3 về phía khách hàng 79

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 83

v

Trang 7

Các chữ viết tắt Giải nghĩa

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Kế toán doanh thu BH và CCDV chịu thuế GTGT 9

Sơ đồ 1.2: Kế toán doanh thu BH và CCDV không chịu thuế GTGT 9

Sơ đồ 1.3: Kế toán doanh thu BH và CCDV chịu thuế XK, TTĐB 10

Sơ đồ 1.4: Chu trình bán hàng - thu tiền 11

Sơ đồ 1.5: Lập kế hoạch kiểm toán 18

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH kiểm toánVACO 36

Sơ đồ 2.2: Cấp bậc tại công ty TNHH kiểm toán VACO 37

Sơ đồ 2.3: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG CỦA VACO 38

Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục doanh thu BH vàCCDV 14

Bảng 1.2: Phân loại thủ tục Phân tích 20

Bảng 1.3: Thử nghiệm kiểm soát dự trên từng mục tiêu KSNB 25

Bảng 1.4: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản doanhthu BH và CCDV 28

Bảng 2.1: Phân tích sơ bộ BCKQHĐKD của công ty M 50

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp phân tích hệ số của công ty M 51

Bảng 2.3: Bảng nghiên cứu chi tiết về KSNB qua phỏng vấn anh D (kế toán) 53

Bảng 2.4: [A710] “Xác định mức trọng yếu kế hoạch - thực tế” 54

Bảng 2.5: [A910] “Tổng hợp kế hoạch kiểm toán” 55

Bảng 2.6: Tổng hợp tài khoản doanh thu BH và CCDV 57

Bảng 2.7: Tổng hợp tài khoản đối ứng của doanh thu BH và CCDV 58

Bảng 2.8: Tổng hợp đối tượng của doanh thu BH và CCDV 59

Bảng 2.9: Phương pháp chọn mẫu tại VACO 60

Bảng 2.10: Kiểm tra chi tiết các chứng từ liên quan đến doanh thu BH và CCDV 62 Bảng 2.11: Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu BH và CCDV 64

vii

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang dần xuất hiện hiện tượng “bốn thấp”,Việt

Nam vẫn giữ vững được nền kinh tế ổn định và phát triển Việt Nam không nhữngđạt mức tăng trưởng cao mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướngcông

nghiệp hóa - hiện đại hóa Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sangkinh tế thị trường đã giúp Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giớitrở thành một quốc gia đang phát triển với một nền kinh tế tương đối ổn định.Đồng nghĩa với sự phát triển vượt bậc của một quốc gia chính là sự tăng trưởngcủa các doanh nghiệp Trước những thử thách về vị thế trên thị trường cạnh tranhkhốc liệt cùng với sự kỳ vọng của các nhà đầu tư, các đơn vị luôn cố gắng tìm mọigiải pháp để khiến tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện tốt nhấttrong báo cáo tài chính (BCTC) hơn so với thực tế nhằm huy động các nhà đầu tưhay vay vốn các ngân hàng Những thông tin trên BCTC của các doanh nghiệpluôn được đòi hỏi phải công khai, minh bạch, phục vụ lợi ích của doanh nhgiệp,các nhà đầu tư trong và ngoài nước, chủ sở hữu, chủ nợ cũng như lợi ích và yêucầu của Nhà nước Do đó, các thông tin trên BCTC muốn đạt được độ tin cậy caothì nó cần phải được kiểm tra và xác nhận Để phục vụ yêu cầu của đơn vị phải cóđơn vị thứ 3 có trình độ chuyên môn cao độc lập khách quan, được pháp luật chophép cung cấp thông tin đáng tin cậy

Nhờ vậy, vai trò của kiểm toán viên (KTV) thông qua dịch vụ kiểm toánBCTC

cũng dần trở nên quan trọng Các công ty kiểm toán đã góp phần giúp các doanhnghiệp nắm bắt kịp thời, chính xác và tuân thủ các chính sách kinh tế, tài chính; tạolập được thông tin đáng tin cậy để đáp ứng được yêu cầu của những người sử dụngthông tin BCTC

Trong các chỉ sổ của BCTC doanh nghiệp, chỉ tiêu doanh thu bán hàng vàcung

cấp dịch vụ luôn giành được sự quan tâm đặc biệt, vì những thông tin về doanh thu

Trang 10

tương lai Khoản mục doanh thu chứa đựng nhiều sai sót, gian lận, dễ dàng bị bópméo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nên các KTV khi làm phần hành này phảihết sức chú trọng, tìm hiểu chi tiết các nghiệp vụ bất thường.

Nhận thấy được sự cần thiết của vấn đề này và với mong muốn góp phần nhỏ

bé vào việc nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán độc lậpViệt Nam nên trong quá trình thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)Kiểm

khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo

cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện” làm khóa luận tốt

nghiệp của mình.

2 Tổng quan nghiên cứu

Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về kiểm toán khoản mục doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính như:

Trần Quang Thành (2014) đã nghiên cứu về kiểm toán khoản mục doanh thubán hàng do AASC thực hiện và nói đến những ưu - nhược điểm của quy trình, tìm

ra một số giải pháp khắc phục nhược điểm tuy nhiên chưa đào sâu vào nghiên cứu,chưa cụ thể Tại thời điểm nghiên cứu thì chương trình kiểm toán, thủ tục kiểm toáncủa AASC chưa hoàn thiện và đầy đủ như hiện nay

Nguyễn Thị Diễm (2015) đã nghiên cứu về kiểm toán khoản mục doanh thubán hàng do công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán Phương Nam thực hiện và nói đếnnhững ưu - nhược điểm của quy trình, tìm ra một số giải pháp nhưng chưa khả thi vàthiết thực cho hạn chế còn tồn tại, vẫn mang nặng lý thuyết nói chung

Thiều Thị Ngọc Bích (2017) đã nghiên cứu về kiểm toán khoản mục doanhthu bán hàng do công ty TNHH kiểm toán VACO thực hiện, chỉ ra những ưu -nhược

điểm của quy trình, tìm ra một số giải pháp nhưng mang nặng lý thuyết

Đàm Thu Uyên (2017) đã nghiên cứu về kiểm toán khoản mục doanh thu bán

Trang 11

Kết luận: Các đề tài trên chưa đưa ra các giải pháp cụ thể, chi tiết và thiết thực với

những hạn chế tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ, nên em xin tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và đưa ra một số giải pháp

cụ thể để hoàn thiện quy trình này

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Thứ nhất, hiểu được đặc điểm khái quát cơ sở lý luận về khoản mục doanh

thu bán hàng (BH) và cung cấp dịch vụ (CCDV) cũng như quy trình kiểm toánkhoản

doanh thu BH và CCDV trong kiểm toán BCTC

- Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục

doanh

thu BH và CCDV trong kiểm toán BCTC do VACO thực hiện

- Thứ ba, chỉ ra ưu - nhược điểm trong quá trình kiểm toán khoản mục này

và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoảnmục doanh thu BH và CCDV trong kiểm toán BCTC do VACO thực hiện

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu BH vàCCDV

- Phạm vi nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu BH vàCCDV trong kiểm toán BCTC tại Vaco trong năm 2019

5 Câu hỏi nghiên cứu:

Nghiên cứu đưa ra nhằm trả lời các câu hỏi:

- Việc áp dụng công tác kế toán tại đơn vị có đúng quy định hay không?

- Các vấn đề quy định pháp lý liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã đúng bảnchất hay chưa?

- Các giải pháp đưa ra với nghiên cứu đv/DN hay không?

6 Phương pháp nhiên cứu.

- Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập số liệu tài chính và phi tài chínhcủa

khách hàng cho năm tài chính kết thúc 31/12/2019, số liệu từ những cuộc kiểm toán

Trang 12

- Nguồn dữ liệu:

+ Dữ liệu thứ cấp: Lấy từ đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình thực tập tạiVaco

+ Dữ liệu sơ cấp: Dựa vào các phương pháp cụ thể

7 Ket cấu của khóa luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục luận văn được chia làm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC

- Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu

bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC của công ty TNHHKiểm toán VACO

- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm

toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty TNHH Kiểmtoán VACO

Trang 13

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN

1.1 Đặc điểm của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính.

1.1.1 Khái niệm khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

“Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từhoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm pháttriển vốn chủ sở hữu”

Doanh thu của các doanh nghiệp bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác Trong đó, doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ đóng vai trò quan trọng nhất, là doanh thu từ hoạt độngkinh doanh chính của doanh nghiệp, đánh giá năng suất hoạt động và hiệu quả làmviệc của doanh nghiệp

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền sẽ thu được hoặc

sẽ thu được từ các giao dịch bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại).

1.1.2 Nguyên tắc và điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

về nguyên tắc, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh chủ yếu

từ các nghiệp vụ sau:

mua vào và bán bất động sản đầu tư

một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ

Trang 14

về điều kiện ghi nhận doanh thu:

Theo Chuẩn mực kế toán số 14, Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồngthời thỏa mãn 5 điều kiện sau:

- Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hànghóa đã được chuyển giao cho người mua

- Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như quyền sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn

- Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

1.1.3 Ke toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.1.3.1 Hệ thống chứng từ tài liệu kế toán

Chứng từ kế toán được sử dụng để kế toán doanh thua và các khoản giảmtrừ doanh thu bán hàng bao gồm:

- Các hợp đồng đã ký kết về cung cấp hàng hóa, dịch vụ

- Các đơn đặt hàng của người mua

- Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán

- Biên bản quyết toán thanh lý hợp đồng bán hàng, cung cấp dịch vụ

- Biên bản trả lại hàng hóa, dịch vụ, quyết định, quy định của đơn vị

- Các chứng từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa, thành phẩm

- Phiếu thu, biên lai thu tiền, giấy báo có của ngân hàng

- Sổ nhật ký chung

- Sổ nhật ký thu tiền

- Sổ cái tài khoản 511

- Sổ hạch toán chi tiết hàng tồn kho

1.1.3.2 Hệ thống tài khoản hạch toán

a Hệ thống tài khoản

- Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tài khoản 511 phản ánh doanh thu BH và CCDV của doanh nghiệp trongmột kỳ hạch toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch bán hàng và

Trang 15

cung cấp dịch vụ Tài khoản 511 chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm,hàng hóa dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt đãthu tiền hay sẽ thu được tiền Đối với sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượngchịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ là giá bán chưa có thuế GTGT Đối với sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thuộc đốitượng không chịu thuế GTGT hay thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phươngpháp trực tiếp, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị thanh toán.Đối

với sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặcthuế

xuất nhập khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị thanh toánbao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất nhập khẩu

Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có 6 tài khoản cấp 2:

Kết cấu và nội dung phản ảnh của tài khoản 511:

Bên Nợ:

Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu tính theo phươngpháp

trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ

Các khoản giảm trừ doanh thu (giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và chiếtkhấu thương mại)

Kết chuyển doanh thu BH và CCDV thuần, doanh thu bất động sản đầu tưsang

tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh

Trang 16

- Các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu gồm 3 tài khoản: Tài khoản 5211 - Chiếtkhấu thương mại; Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại; Tài khoản 5213 - Giảm giáhàng bán

+ Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại: Chiết khấu thương mại là

khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khốilượng

lớn Tài khoản này dùng để phản ánh chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đãgiảm trừ cho người mua sản phẩm, hàng hóa dịch vụ với số lượng lớn và đã thỏathuận với bên mua sẽ được hưởng một khoản chiết khấu thương mại như trên hợpđồng kinh tế

+ Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để phản ánh

giá trị của số sản phẩm, hàng hóa dịch vụ bị khách hàng trả lại do: hàng hóa khôngđúng chất lượng ban đầu, không đúng chủng loại, sai mẫu mã, vi phạm hợp đồngkinh

tế Giá trị hàng bán bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanh thubán

hàng thực tế thực hiện trong kỳ phát sinh để tính doanh thu thuần của khối lượng sảnphẩm được bán ra

+ Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh

giảm giá bán hàng thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ

kế toán Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém,không

đúng quy cách, chủng loại theo quy định của hợp đồng kinh tế

- Các tài khoản khác

Ngoài những tài khoản trên, doanh nghiệp còn sử dụng các tài khoản khác

có liên quan như tài khoản 111 - Tiền mặt, tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng, tàikhoản 131 - Phải thu khách hàng, tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhànước, tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh,

b Kế toán doanh thu

Trang 17

511 Doauh thu báu hàug

vả CUUg cap dịch vụ Ill 5 112,131

Sơ đồ 1.1: Kế toán doanh thu BH và CCDV chịu thuế GTGT

KÉ TOÁN DOANH THU BẢN HÀNG VÀ CUNG CÁP DỊCH vụ

511 Doauh thu bảu hàng

9 1 1

Doanh thu băn hánE

và cung càp dịch vụ chịu thuế XK r TTDEk BVMT

333

So tiên trả cho nguôi băn vé háng băn bị trá lại bị giâm giá chiết khâu thưcng mại

Két chuyài

TTDB z BVMT phải nộp

Kêt chuyên doanh thu hàng bân bị trả lại, bị giảm giả chiêt khàu TM

Sơ đồ 1.2: Kế toán doanh thu BH và CCDV không chịu thuế GTGT

Trang 18

Doanh thu băn

Doajih thu hànghàng và cung

cảp

dịch vụ

bân bị trã lại bị giâm giá Chiet khâu

521 Doaub thu báu bàng

vả cung cap dịch VTJ 111,112,131

Ket chuyểndoanh thuthuẫn

1.1.4.

Sơ đồ 1.3: Kế toán doanh thu BH và CCDV chịu thuế XK, TTĐB

(Nguồn: Giáo trình kế toán tài chính, NXB Kinh tế HCM, 2015)

Sai phạm, rủi ro thường gặp đối với khoản mục doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn doanh thu thực tế.Doanh

nghiệp đã hạch toán vào doanh thu những khoản doanh thu chưa đủ điều kiện ghicao

hơn trên chứng từ gốc Có những doanh nghiệp đã cố tình sử dụng sai phạm này để

một bản BCTC đẹp thu hút được vốn đầu tư, thu lợi về doanh nghiệp của mình

Nguyên nhân dẫn đến sai phạm là do Ban lãnh đạo đơn vị cố ý gây ra saiphạm

để làm đẹp BCTC của mình Doanh thu cao đồng nghĩa với tính hình hoạt động sảnxuất khả quan Các sai phạm này thường xảy ra đối với các doanh nghiệp niêm yếtcạnh tranh trên thị trường và nâng cao giá trị trên thị trường chứng khoán

Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn doanh thu thực tếbao gồm các trường hợp sau: doanh thu BH và CCDV trả chậm nhưng chỉ hạch toánkhi thu được tiền bán hàng; chuyển một số tiền doanh thu đã thực hiện trong kỳ sang

kỳ sau (cắt kỳ sớm) để làm chậm việc nộp thuế và dự phòng rủi ro cho kỳ sau; Quy

Trang 19

đổi tỷ giá ngoại tệ (Doanh thu xuất khẩu) thấp hơn so với thực tế; một số doanhnghiệp

bán hàng không hạch tốn doanh thu mà bù trừ thẳng vào Hàng tồn kho và Nợ phảitrả; số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm giảm trừ doanh thu so với số liệu phản ánhtrên chứng từ kế toán

Nguyên nhân của việc tạo ra các sai phạm về khoản mục doanh thu BH vàCCDV có thể là kế toán đã hạch toán sai tài khoản, hạch toán thiếu doanh thu trong

kỳ và có thể do mục đích của doanh nghiệp là trốn lậu thuế để có được một doanhthu

như vậy Từ các sai phạm trên ảnh hưởng tới cơ sở dẫn liệu trên BCTC (tính trìnhbày và thuyết minh, tính quyền và nghĩa vụ, tính đúng kỳ, tính chính xác) chắc chắn

sẽ dẫn đến một BCTC không còn trung thực, minh bạch, chính xác nữa

Sơ đồ 1.4: Chu trình bán hàng - thu tiền

(Nguồn: Tài liệu học tập Kiểm toán tài chính I, Học viện Ngân hàng)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản mục nằm trong chu trìnhbán hàng thu tiền Hoạt động bán hàng thu tiền là hoạt động xảy ra thường xuyên và

dễ xảy ra gian lận, sai sót Việc xây dựng kiểm soát nội bộ hữu hiệu với chu trìnhbán

hàng sẽ bảo đảm thu được tiền từ khách hàng, cung cấp cho khách hàng những sảnphẩm chất lượng tốt từ đó, nâng cao uy tín, hình ảnh và năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường

Kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng - thu tiền là để đảm bảo quá

Trang 20

trình bán hàng hợp pháp, hợp lý các bước thực hiện không phù hợp với tiêu chuẩnkiểm tra sẽ được nhận biết và xử lý kịp thời: Các nghiệp vụ bán hàng được phêduyệt

đúng đắn, được ghi sổ đầy đủ, được ghi đúng thời gian phát sinh; doanh thu ghi sổđược tính toán đúng và phản ánh chính xác Đồng thời, kiểm soát nội bộ đối vớichu

trình bán hàng - thu tiền cũng để quản lý tín dụng khách hàng theo đúng quy địnhgiảm thiểu rủi ro liên quan đến công nợ phải thu: Các loại tiền thu được ghi đúngthời

gian và phân loại đúng đắn; các khoản tiền chiết khấu đã được xét duyệt Thủ tụckiểm soát cần thiết đối với chu trình bán hàng như sau:

- Xử lý đơn đặt hàng của người mua: Đơn đặt hàng của khách hàng là điểm

bắt đầu của toàn bộ chu trình Đơn đặt hàng của người mua có thể là đơn đặt hàng,phiếu yêu cầu mua hàng, yêu cầu qua thư, fax, điện thoại Dựa vào đơn đặt hàng,người bán có thể xem xét số lượng hàng cần bán, đưa ra lệnh bán với các bộ phậnliên qua để quyết định bán qua phiếu tiêu thụ và lập hoá đơn bán hàng

- Chuyển giao hàng hóa: Khi đã có quyết định về phương thức bán hàng, bộ

phận xuất hàng sẽ lập lệnh xuất kho và chứng từ vận chuyển dựa trên các thông tintrên mẫu đơn đặt hàng, đồng thời thực hiện việc xuất kho và chuyển giao hàng Thủkho sẽ lập phiếu xuất kho và gửi cho các bộ phận liên quan

- Lập hóa đơn bán hàng, đồng thời ghi sổ nghiệp vụ: Hóa đơn bán hàng là

chứng từ trên đó có đầy đủ thông tin về hàng hóa (mẫu mã, quy cách, số lượng ) vàgiá cả thanh toán Tổng số tiền thanh toán sẽ bao gồm giá cả hàng hóa, chi phí vậnchuyển, bảo hiểm và các yếu tố khác theo luật thuế giá trị gia tăng Hóa đơn sẽ đượclập bởi một bộ phận riêng biệt với phòng kế toán và bộ phận bán hàng và được lậpthành 3 liên, liên 2 giao cho khách hàng, các liên sau được lưu lại ghi số và theo dõiviệc thu tiền Hóa đơn bán hàng vừa là phương thức thể hiện cho khách hàng thấy rõ

về số tiền và thời hạn thanh toán; vừa là căn cứ ghi sổ nhật ký bán hàng và theo dõicác khoản phải thu Nhật ký bán hàng là sổ ghi cập nhật các thương vụ, nhật ký ghi

rõ doanh thu gộp của nhiều mặt hàng và phân loại theo các khoản thích hợp

- Xử lý và ghi sổ các nghiệp vụ thu tiền: Vấn đề được quan tâm trong chức

Trang 21

thu được đã vào nhật ký thu tiền, sổ quỹ và các sổ chi tiết Tiền mặt thu được cầnđược gửi vào ngân hàng một lượng hợp lý.

- Xử lý các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm từ doanh thu xảy ra

khi người mua không thoả mãn về hàng hoá nhận được và thường là do hàng gửi đi

có khuyết tật sai với hợp đồng Khi đó, người bán có thể nhận lại hàng hoặc giảmgiá

cho lô hàng đó trên cơ sở thoả thuận được với bên mua Trong trường hợp này, phảilập bảng tổng ghi nhớ hoặc hoá đơn chứng minh cho việc ghi giảm các lô hàng trênđồng thời ghi chép đầy đủ và kịp thời vào nhật ký bán

- Thẩm định và xóa số khoản phải thu không thu được: Có nhiều nguyên

bất khả kháng nào đó thì cần chuyển thành nợ khó đòi hoặc xóa sổ các khoản này

- Lập dự phòng phải thu khó đòi: Trường hợp khách hàng không trả được nợ

của công ty thì công ty cần phải có kế hoạch dự phòng nguồn để thay thế các khoảnnày Vào cuối niên độ kế toán, dựa vào quy định của Bộ Tài chính và số tiền nợ quáhạn kế toán, công ty cũng phải lập dự phòng các khoản phải thu quá hạn Căn cứ đểghi nhận nợ phải thu khó đòi là: Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồngkinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, DN đã đòinhiều

lần nhưng vẫn chưa thu được; Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưngkhách

nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn

1.2 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Trang 22

Tính hiện hữu/phát sinh Các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến

doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phảiđược ghi nhận thực tế phát sinh và thuộc vềđơn vị

Tính đầy đủ

Các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đếndoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phảiđược ghi chép đầy đủ, không bỏ sót nghiệpvụ

bán hàng nào

Tính chính xác

Các nghiệp vụ bán hàng phát sinh được tínhtoán chính xác về mặt số học Số liệu chi tiếtcủa tài khoản doanh thu BH khớp đúng vớisố

liệu trên sổ cái

Tính đánh giá

Các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đếndoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phảiđánh giá đúng về mặt số tiền, giá trị

Tính quyền và nghĩa vụ

Các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đếndoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phảithuộc đơn vị bán hàng

Tính trình bày và thuyết minh

Các khoản doanh thu phải được phân loại vàtrình bày phản ánh đúng và từng tài khoản

- Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính viết trên phươngdiện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu, gian lận hoặc nhầm lẫn hay không Từ đó,giúp KTV đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC có được lập phù hợp với khuôn khổ vềlập và trình bày BCTC được áp dụng trên các khía cạnh trọng yếu hay không?

- Lập báo cáo kiểm toán về BCTC và trao đổi thông tin theo quy định củaChuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của KTV

b Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục doanh thu BH và CCDV là thuthập đầy đủ các bằng chứng thích hợp và từ đó đưa ra những ý kiến xác nhận về độtin cậy của chỉ tiêu doanh thu BH và CCDV trên BCKQHĐKD Đồng thời cũngcung

cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán cáckhoản mục khác trên BCTC Có thể khái quát mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoảnmục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua Bảng sau

Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục doanh thu BH và CCDV

(Nguồn: Tài liệu học tập kiểm toán tài chính 1 - Học viện Ngân hàng)

Trang 23

1.2.1.2 Căn cứ tài liệu sử dụng đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung

cùng các phiếu xuất kho

- Các tài liệu ở bộ phận kế toán: hóa đơn, phiếu xuất kho, biên bản giaonhận,

sổ kế toán tổng hợp chi tiết, các văn bản phê duyệt bán chịu, bảng kê đối chiếu, cácchứng từ phê chuẩn xóa bỏ nợ phải thu không thu được, bảng kê trích lập và hoànnhập các khoản dự phòng, báo cáo hàng tháng các nghiệp vụ bán hàng, phải thu vàthu nhận

- Các hồ sơ khác như kế hoạch bán hàng, mục tiêu doanh thu trong năm, hợpđồng kinh tế,

- Các quy chế hoạt động với quy trình bán hàng thu tiền của doanh nghiệp

1.2.2 Vai trò của kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ trong kiểm toán BCTC

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS01: “Báo cáo tài chính phản ánh tình

hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính

có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính Các yếu tố liênquan

trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản,

Trang 24

mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một trong những nội dung bắt buộctrong quy trình kiểm toán BCTC Kiểm toán khoản mục này để phát hiện ra nhữngsai sót, gian lận có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ tiêu khác trên Bảng cân đối kếtoán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phảithu, các khoản nộp thuế, lợi nhuận chưa phân phối Điều này đỏi hỏi KTV phải cósự

tập trung cần thiết ngay từ những bước đầu để tìm ra phương pháp tiếp cận có hiệuquả nhất Vì vậy, doanh thu luôn được coi là khoản mục trọng yếu trong các cuộckiểm toán

1.2.3 Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tùy từng đặc điểm và loại hình của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh màKTV

áp dụng phương pháp kiểm toán phù hợp để đạt được hiểu quả tốt nhất Đối vớikhoản

mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, phương pháp kiểm toán chủ yếu là thửnghiệm kiểm soát (TOC), thủ tục phân tích (SARP), thủ tục kiểm tra chi tiết (TOD)

Thử nghiệm kiểm soát (Test of control - TOC): Là thủ tục kiểm toán được

thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa,hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu Các thửnghiệm kiểm soát bao gồm:

- Phỏng vấn, quan sát thực tế quy trình thực hiện, chức năng và nhiệm vụkiểm soát trong quy trình bán hàng thu tiền

- Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế và sự kiện để thu được bằngchứng kiểm toán về hoạt động hiểu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ

- KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán phù hợp để chứng minhcho việc đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao Việc đánh giá rủi ro kiểmsoát thấp thì có thể chứng minh doanh nghiệp hay đơn vị được kiểm toán có hệthống

kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả

Thủ tục phân tích (Substantive Analytical Review Procedures - SARP): Là

Trang 25

- Độ tin cậy của các thông tin

- Nguồn gốc của thông tin (Ví dụ: thông tin từ bên ngoài cung cấp có độ tincậy cao hơn đơn vị cung cấp)

- So sánh thông tin (Phân tích tỷ suất, so sánh số dư các khoản mục)

- Thu thập thông tin chính xác và phân tích kết quả

Kiểm tra chi tiết (Test OfDetail - TOD): là một loại trong quá trình thử

nghiệm

cơ bản Mục đích của thử nghiệm cơ bản là thu thập bằng chứng để phát hiện ra cácsai sót trọng yếu làm ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp Khi kiểm tra chi tiết,KTV có thể chọn mẫu kèm theo các thủ tục khác để kiểm tra và đánh giá trên nhiều

cơ sở dẫn liệu của BCTC

1.2.4 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

trong kiểm toán báo cáo tài chính

Là một phần trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán khoảnmục

doanh thu và cung cấp dịch vụ chứa đựng nhiều rủi ro cao, đòi hỏi thiết kế và vậndụng các thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro phát hiện là thấp nhất, đảm bảo tính hiệuquả của cuộc kiểm toán và thu thập đầy đủ bằng chứng làm căn cứ cho ý kiến củaKTV về tính trung thực, hợp lý của BCTC

1.2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Trong kiểm toán BCTC, kiểm toán doanh thu BH và CCDV hay bất cứ phầnhành cụ thể nào thì việc lập kết hoạch kiểm toán là việc đầu tiên và quan trọng nhấttrong mọi cuộc kiểm toán, có ảnh hưởng đến các bước công việc tiếp theo TheoChuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300: “Lập kế hoạch kiểm toán BCTC bao gồmviệc xây dựng chiến lược tổng thể và kế hoạch kiểm toán cho mọi cuộc kiểm toán”

Việc lập kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ giúp KTV triển khai công việc đúnghướng, đúng trọng tâm, tránh được những sai sốt và hoàn tất công việc nhanh chóng.Trong kiểm toán BCTC, kế hoạch kiểm toán thương bao gồm ba cấp độ sau:

- Kế hoạch chiến lược (General Strategy)

Trang 26

Sơ đồ 1.5: Lập kế hoạch kiểm toán

(Nguồn: Giáo trình kiểm toán, NXB kinh tế HCM, 2014)

a Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán

Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên trong quy trình kiểmtoán

Đây là quá trình tiếp cận để thu thập những thông tin về khách hàng nhằm giúp KTVtìm hiểu về các nhu cầu của họ, đánh giá về khả năng phục vụ và các vấn đề khácnhư

thời gian thực hiện, phí kiểm toán Dựa vào đó, nếu đồng ý, KTV sẽ ký hợp đồngkiểm toán với khách hàng

b Thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán

- Tìm hiểu về lĩnh vực và hoạt động kinh doanh của khách hàng: Vấn đề

am hiểu lĩnh vực hoạt động kinh doanh sẽ giúp KTV hiểu thêm về hệ thống kế toáncủa khách hàng, giúp KTV xác định và khoanh vùng rủi ro trong quá trình kiểmtoán

Những thông tin cần thu thập bao gồm hiểu biết về ngành nghề kinh doanh, môitrường thể chế và các quy định pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh củatừng khách hàng

- Tìm hiểu kết quả kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chúng: Đối với

khách hàng lâu năm, KTV luôn lưu trữ các tài liệu liên quan đến những cuộc kiểmtoán trong nhiều năm tài chính đối với khách hàng vào một hồ sơ kiểm toán chung.Trước khi thực hiện kiểm toán KTV cũng xem lại kết quả kiểm toán của năm trước

Trang 27

- Tiến hành quan sát nhà xưởng, cơ sở địa điểm kinh doanh của khách

hàng: Thông thường công việc này sẽ được tiến hành đối với những kahsch hàng có

nhà xưởng sản xuất mới mở rộng hay xây dựng mới Chẳng hạn có khách hàng Anăm trước có nhà xưởng bị cháy, năm nay đã xây dụng bổ sung, thì việc quan sátnhà

xưởng là điều cần thiết giúp KTV nắm bắt được tình hình sản xuất, số lượng nhânviên, các kho hàng, cách thức tổ chức và sắp xếp hàng tồn kho,

- Thu thập thông tin các bên liên quan: Với nhiều khách hàng đặc biệt là

các tập đoàn lớn, giao dịch với các bên liên quan là những giao dịch mang tính chấtphức tạp và trọng yếu Vì vậy, KTV rất coi trọng và tìm hiểu thông tin này rất tỉ mỉ.Với nhiều công ty, khoản mục doanh thu BH và CCDV có chứa rất nhiều khoảnPhải

thu nội bộ chịu từ các bên liên quan, đồng thời do mối quan hệ giữa hai bên mà cáckhoản phải thu nội bộ này có giá trị cao hơn và thười gian bán chịu dài hơn, quytrình

kiểm soát doanh thu không chặt chẽ, dẫn đến rủi ro cao hơn

- Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: Việc thu thập

các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp KTV nắm bắt được các quytrình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của kháchhàng, những thông tin này bao gồm:

+ Giấy phép thành lập và điều lệ công ty

+ Các BCTC, BCKiT, thanh tra, kiểm tra của năm 2018 và năm trước

+ Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và BGĐ: chứa đựngthông

tin quan trọng về: quyết định phân chia lợi nhuận, cổ tức; phê chuẩn hợp nhất haygiải thể; xét duyệt mua bán; chuyển nhượng các tài liệu quan trọng

c Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, thuật ngữ “Thủ tục phân tích”được hiểu là việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệhợp

Trang 28

Phân loại

Phân tích ngang (Phân tích xu hướng)

Phân tích dọc (Phân tích tỷ xuất)

Khái niệm

Là sự phân tích những thay đổitheo thời gian của nghiệp vụ, sốdư

tài khoản bằng cả số tuyệt đối và

số tương đối KTV tiến hành sosánh thông tin tài chính kỳ nàyvới

kỳ trước hay so sánh các thôngtin

tài chính giữa các tháng trongmột

kỳ hoặc so sánh số dư, số phátsinh

của tài khoản giữa các ký để pháthiện những biến động bất thường,

Chuẩn hóa các chỉ tiêu trênBCTC bằng cách biểu diễnchúng dưới dạng phần trăm(%)

của một chỉ tiêu được lấy làmgốc có liên quan Các chỉ tiêutrên BCĐKT biểu diễn dướidạng % của tổng tài sản, tổngngườn vốn Các chỉ tiêu trênBCKQHĐKD biểu diễn dướidạng % của doanh thu thuần -cho thấy tỷ lệ phần trăm doanhthu thuần đã phải chi cho cácloại chi phí như htees nào vàbao nhiêu phần trăm lợi nhuận

Chi tiết

Các chi tiêu thường dùng:

- So sánh doanh thu BH kỳnày

với kỳ trước hoặc giữa cáckỳ

với nhau

- So sánh doanh thu BH thựctế

với doanh thu BH dự toánhoặc số liệu ước tính

- - So sánh doanh thu BH củakhách hàng với các công ty

Các tỷ suất tài chính thườngdùng là:

- Tỷ lệ lợi nhuận/ Doanh thu

- TỶ lệ chiết khấu hàng bán/

Doanh thu

- Tỷ lệ chi phí/ Doanh thuthuần

- - Tỷ suất sinh lời

Bảng 1.2: Phân loại thủ tục Phân tích

(Nguồn: Giáo trình Kiểm toán căn bản - Học viện Ngân hàng)

Trang 29

d Đánh giá tính trọng yếu, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm toán

- Ước tính ban đầu về tính trọng yếu: là mức tối đa mà KTV cho rằng ở mức

đó, các báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyếtđịnh của người sử dụng thông tin báo cáo tài chính Thông thường KTV có thể lựachọn chỉ tiêu tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế, tổng doanh thu và nhân với 1 tỷ lệnhất định đế xét mức trọng yếu tổng thể

- Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Việc phân bổ này hoàn toàncần thiết vì đây là cơ sở để KTV quyết định quy mô thu thập bằng chứng Cách phân

bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục có thể dựa vào giá trị của từng khoản mụctrên

BCTC

Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ

KTV có thể mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộvới khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng qua những côngcụ

như bảng tường thuật, bảng câu hỏi và lưu đồ

- Bảng tường thuật: các KTV thường chọn cách này khi cơ cấu kiểm soát

nội

bộ đơn giản Bảng tường thuật mô tả bằng văn bản về cơ cấu hệ thống kiểm soát nội

bộ Cụ thể, đối với khoản mục doanh thu, bảng tường thuật sẽ cung cấp cho KTV

Trang 30

thiết kế theo một mẫu nhất định nên có thể sẽ không phù hợp với nét đặc thù và quy

mô đơn vị

- Lưu đồ: phương pháp có thể cung cấp được cái nhìn khái quát và ngắn gọn

về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Lưu đồ được lập tốt giúp cho việcnhận

diện những thiếu sót dễ dàng hơn và nó có thể cho ta biết được trình tự chuyển giaochứng từ, cũng như các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ

Đánh giá rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhậnxét

không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọngyếu Rủi ro kiểm toán được xét trong mối quan hệ với kế hoạch kiểm toán, lấy mẫukiểm toán và lựa chọn phép thử, vì vậy rủi ro kiểm toán thường xảy ra do giới hạnvề

quản lí và chi phí kiểm toán Rủi ro kiểm toán bao gồm rủi ro tiềm tàng (Inherentrisk

- IR); rủi ro kiểm soát (Control risk - CR); rủi ro phát hiện (Detection risk - DR)

Mối quan hệ giữa ba loại rủi ro kiểm toán thể hiện ở công thức sau:

AR = IR × CR × DR

Trong đó:

- AR (Audit Risk) : rủi ro kiểm toán

- IR (Inherent Risk) : rủi ro tiềm tàng

- CR (Control Risk) : rủi ro kiểm soát

- DR (Detection Risk) : rủi ro phát hiện

e Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán

Với những thông tin đã thu thập được, KTV sẽ tiến hành lập kế hoạchkiểm

toán Theo VSA số 300 về “Lập kế hoạch kiểm toán” thì kế hoạch kiểm toán gồm

Trang 31

- Xem xét các hóa đơn bánhàng trong mối quan hệ vớicác chứng từ vận chuyển và

các đơn đặt hàng

- Kiểm tra tính liên tục của

số thứ tự các hóa đơn bànhàng

tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán Những vấn đềchủ yếu KTV phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm:Hiểu

biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán, hiểu biết về hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu, phối hợp, chỉ đạo, giámsát và kiểm tra,

- Chương trình kiểm toán: Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng thể đã lập,

KTV sẽ tiến hành lập chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là những dựkiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sựphân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liênquan cần sử dụng và thu thập Chương trình kiểm toán sẽ được thiết kế thành baphần:

trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư Việcthiết kế các loại hình trắc nghiệm kiểm toán trên đều gồm bốn nội dung: xác địnhthủ

tục kiểm toán, quy mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện

1.2.4.2 Thực hiện kiểm toán

a Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục doanh thu BH và CCDV có thể

Trang 32

Xem xét các chứng từ vềsự

phê chuẩn các vấn đề trọngđiểm có đúng đắn haykhông

3 Các nghiệp vụ tiêu thụ

đều được ghi sổ đầy

đủ

- Các chứng từ vậnchuyển đều được đánhsố

và ghi chép

- Các hợp đồng đềuđược

đánh số trước và được

- Kiểm tra tính liên tục từđầu đến cuối thứ tự cácchứng từ vận chuyển

- Kiểm tra tính liên tục từđầu đến cuối thứ tự các hòađơn bán hàng

4 Doanh thu được tính

toán đúng và ghi sổ

chính xác

Kiểm soát độc lập quátrình lập hóa đơn và quátrình ghi sổ doanh thubán hàng

Xem xét sự vi phạm quychế kiểm soát nội bộ trêncác chứng từ nghi vấn

5 Doanh thu được phân

loại đúng đắn

- Sử dụng một sơ đồ tàikhoản đầy đủ và đúngđắn

Trang 33

biệt là trước và sau thờiđiểm khóa sổ kế toán.

- Kiểm tra nội bộ

- Xem xét các chứng tứchưa tính tiền và chưa ghi

sổ, các chứng từ thu tiềncủa

doanh nhận trước, doanhthu bán chịu

- Kiểm tra sự vi phạm quychế KSNB trên các chứng

- Quan sát đối chiếu cácnghiệp vụ

- Kiểm tra sự vi phạm cácquy chế kiểm soát nội bộ

Bảng 1.3: Thử nghiệm kiểm soát dự trên từng mục tiêu KSNB

(Nguồn: Giáo trình Kiểm toán tài chính - Học viện Ngân hàng)

b Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Thủ tục phân tích: Nhằm kiểm tra tính hợp lý của kết quả thực hiện qua

chitiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo kỳ kế toán, theo bộ phận

biến động bất thường và tìm ra nguyên nhân của vấn đề Ngoài ra, KTV có thể nhìnthấy được khả năng sinh lời từ doanh thu bán hàng qua các năm

đốiứng bất thường khi hạch toán

Trang 34

Mục tiêu kiểm toán

- Kiểm tra chứng từ (Hóa đơn GTGT,đơn đặt hàng, phiếu xuất kho,.) tươngứng với khoản doanh thu đã ghi trong sổtổng hợp và sổ chi tiết

- Kiểm tra chứng từ xuất kho, chứng từvận chuyển tương ứng với các nghiệp vụphát sinh

- Kiểm tra danh sách khách hàng (Xinxác nhận từ phía khách hàng nếu cầnthiết)

- Kiểm tra phương thức hạch toán quacác

tăng hoặc giảm trong kỳ

động bất thường

Thủ tục kiểm tra chi tiết: Là việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến

doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi nhận trên sổ hạch toán để đảmbảo đủ và đúng các cơ sở dẫn liệu KTV thực hiện chọn mẫu và mẫu được chọn phảiđảm bảo tính đại diện (như các nghiệp vụ phát sinh bất thường, các nghiệp vụ có số

dư lớn, các nghiệp vụ phát sinh cuối kỳ, )

Trang 35

2 Kiểm tra tính chính xác của

- Kiểm tra đơn giá hàng bán ghi trên hóađơn bán hàng, so sánh với giá bán trênhợp đồng kinh tế tương ứng đã được phêchuẩn (KTV có thể khảo sát giá thịtrường của cùng loại mặt hàng và cùngthời gian bán hàng)

- Các trường hợp bán hàng bằng ngoạitệ,

kiểm tra tỷ giá ngoại tệ đã ghi nhận trênhóa đơn bán hàng với tỷ giá ngoại tệ củangân hàng tại thời điểm bán hàng

- KTV có thể tính toán lại các bước tínhdoanh thu của doanh nghiệp trên hóa

3 Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ của

- Kết hợp kiểm tra tính đúng kỳ củadoanh thu (kiểm tra việc khóa sổ nghiệp

Trang 36

tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vị.

- So sánh đối chiếu giữa ngày ghi nhậnnghiệp vụ vào sổ kế toán với ngày phátsinh nghiệp vụ tương ứng ghi trên hóađơn bán hàng

5 Kiểm tra các khoản giảm trừ

doanh thu: chiết khấu thương

mại, giảm giá hàng bán và

hàng

bán bị trả lại

- Kiểm tra đến chứng từ gốc các khoảngiảm trừ doanh lớn trong năm và cáckhoản giảm trừ doanh thu năm naynhưng

đã ghi nhận vào năm trước, đảm bảotuân

thủ các quy định bán hàng và đơn vịcũng

như luật thuế

- Lưu ý: Đối với hàng bán bị trả lại, tìmhiểu nguyên nhân, nếu hàng lỗi có lậpdự

phòng hoặc xử lý chưa; Đối với chiết

Bảng 1.4: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản doanh thu BH và CCDV

(Nguồn: Giáo trình kiểm toán, NXB kinh tế HCM, 2014)

1.2.4.3 Kết thúc kiểm toán

Sau khi đã thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản, thu thậpđầy đủ các bằng chứng kiểm toán, có đủ cơ sở để đưa ra ý kiến nhận xét về báo cáotài chính của đơn vị được kiểm toán, KTV sẽ tập hợp tài liệu làm việc và bằngchứng

kiểm toán vào hồ sơ kiểm toán

a Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán có liên quan đến doanh thu bán hàng

BCTC có thể bị ảnh hưởng bởi một số sự kiện nhất định xảy ra sau ngày kếtthúc kỳ kế toán Cuộc kiểm toán được thực hiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán

Trang 37

nên trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc nên độ đến khi hoàn thành BCKiT cóthể

xảy ra các sự kiện có thể ảnh hưởng đến BCTC, KTV có trách nhiệm xem xét lại các

sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC KTV có thể phỏng vấn Ban quản trị, xem xét báocáo nội bộ và sổ sách được lập sau ngày lập BCTC

b Xem xét giả định hoạt động liên tục

Hoạt động liên tục là giả thiết cơ bản được sử dụng khi lập báo cáo tàichính

của doanh nghiệp theo yêu cầu của VAS 01 Chuẩn mực chung và VAS 21

-Trình

bày báo cáo tài chính KTV và công ty kiểm toán cần lưu ý đến các bằng chứng về

sự kiện có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể, xem xét các đánh giá của BGĐ đơn vịđược kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán Khi các

sự kiện có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vịđược kiểm toán xác định, KTV cần phải:

tố không chắc chắn trọng yếu

trong tương lai của họ

c Tổng hợp đánh giá kết quả kiểm toán khoản mục doanh thu BHvà CCDV

Ở giai đoạn này, điều quan trọng nhất là KTV phải hợp nhất tất cả các kếtquả vào một kế luận chung KTV phải kết luận liệu bằng chứng kiểm toán có đầy đủ

và thích hợp đề đảm bảo cho kết luận rằng BCTC được trình bày phù hợp vớinguyên

tắc kế toán hiện hành hay chưa Do đó, khi đánh giá bằng chứng kiểm toán, KTVcần

chú ý một số khía cạnh sau:

Trang 38

hành lập các bút toán điều chỉnh nếu có về doanh thu BH và CCDV Sau đó, KTVtổng hợp các sai sót của doanh thu BH và CCDV để xem chúng có vượt qua mứctrọng yếu của BCTC.

d Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý kèm theo

Báo cáo kiểm toán là văn bản do KTV lập và nhằm mục đích đưa ra ý kiếncủa KTV về mức độ trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính và những nội dungkhác

theo Hợp đồng kiểm toán dựa trên Chuẩn mực Kiểm toám, Kế toán và Chế độ kếtoán

Việt Nam hiện hành

KTV lưu hành thư quản lý gửi cho Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc củađơn vị được kiểm toán, phục vụ công tác quản trị nội bộ KTV chỉ ra những nhượcđiểm của hệ thống kiểm soát nội bộ của quy trình bán hàng thu tiền Thư quản lýđược

gửi đi nhằm giúp cho đơn vị được kiểm toán khắc phục những nhược điểm và kiến

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO THỰC

HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG

2.1 Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán VACO

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Giới thiệu chung về công ty TNHHkiểm toán VACO.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm Toán VACO.

Công ty TNHH kiểm toán VACO là một trong hai công ty kiểm toán đầu tiêntại Việt Nam, với một bề dày lịch sử lâu đời trong nước Để xây dựng được đội ngũcông ty lớn mạnh và phát triển, theo tài liệu nội bộ trích từ trang website công tyTNHH kiểm toán VACO thì công ty đã trải qua bốn giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ năm 1991 -1997

Ngày 13/5/1991, Quyết định của Bộ Tài Chính số 165/TC/QĐ/TCCB, Công

ty với tên gọi là công ty kiểm toán Việt Nam cùng với công ty AASC là hai công

ty kiểm toán đặt nền móng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ về kế toán

Trang 40

- kiểm toán cho tất cả các công ty bao gồm các công ty có vốn nhà nước, doanhnghiệp nước ngoài,

Ngày 07/12/1991 theo số 525/TC/QĐ/TCCB của Bộ tài chính quyết định,Công ty TNHH VACO thành lập văn phòng đại diện của mình ở TP Hồ Chí Minh,

Ngày 01/04/1993, Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty, Bộtrưởng quyết đinh số 194/TC/QĐ/ TCCB của bộ trưởng Bộ Tài chính, Công ty mởthêm chi nhánh ở Đà Nằng

Ngày 15/02/1995, Theo quyết định số 122 TC/QĐ/TCCB của bộ trưởng BộTài Chính, Văn Phòng đại điện ở TP Hồ Chí Minh được thành lập để trở thành công

ty kiểm toán A&C (Nay là công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C)

Theo quyết định số 123 TC/QĐ/ TCCB của bộ trưởng bộ tài chính, chi nhánh

ở Đà Nằng trở thành công ty AAC (Nay là công ty TNHH kiểm toán và kế toánAAC)

Với định hướng, mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu tạiViệt

Nam và trên Thế giới về cung cấp các dịch vụ liên quan đến kế toán- kiểm toán,VACO đang cố gắng từng bước xây dựng danh tiếng cho mình Ngoài ra công tycòn

chú trọng trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng phát triển với các công tykiểm toán hàng đầu như Deloitte Touche Tohmatsu (DTT), Arthur Andersen(AA),price Waterhouse Cooper ( PwC) , KPMG và Ernst and Young ( E&Y) nhằm họchỏi

kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật hay cập nhật những kiến thức kiểm toán mới nhất,phương pháp kiểm toán, quản lý mới để gia tăng hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản

lý cũng như chất lượng của các cuộc kiểm toán để đảm bảo cung câp đầy đủ, trungthực và hợp lý các thông tin kiểm toán cho các bên liên quan Trên cơ sở hợp táckinh

doanh đó, ngày 4/4/1995, ủy ban nhà nước về hợp tác đầu tư (nay là bộ kế hoạch vàđầu tư) ban hành quyết định 1187/GP cho phép 2/3 số nhân viên VACO tách ra

Ngày đăng: 07/04/2022, 12:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Website: http://www.vaco.com.vn/ và http://www.vacpa.org.vn/ Link
1. Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp Khác
4. Tài liệu nội bộ được cung cấp bởi công ty TNHH Kiểm toán VACO Khác
5. Giáo trình Kiểm toán trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - Năm xuất bản 2014 Khác
6. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp Học viện Ngân hàng - NXB Lao động - Năm xuất bản 2016 Khác
7. Tài liệu học tập Kiểm toán căn bản được biên soạn bởi Khoa Kế toán - Kiểm toán trường Học viện Ngân hàng Khác
8. Tài liệu học tập Kiểm toán tài chính I & II được biên soạn bởi Khoa Kế toán - Kiểm toán trường Học viện Ngân hàng Khác
9. Các chuyên đề, khóa luận khóa trước Khác
10. Hồ sơ kiểm toán của doanh nghiệp M tại công ty TNHH Kiểm toán VACO Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BCĐKT Bảng cân đối kế toán - 576 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp
Bảng c ân đối kế toán (Trang 7)
Bảng 1.3: Thử nghiệm kiểm soát dự trên từng mục tiêu KSNB - 576 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp
Bảng 1.3 Thử nghiệm kiểm soát dự trên từng mục tiêu KSNB (Trang 37)
thu, bảng kê bán hàng, sổ chi tiết các - 576 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp
thu bảng kê bán hàng, sổ chi tiết các (Trang 38)
Bảng 2.1: Phân tích sơ bộ BCKQHĐKD của công ty M - 576 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp
Bảng 2.1 Phân tích sơ bộ BCKQHĐKD của công ty M (Trang 62)
Bảng 2.3: Bảng nghiên cứu chi tiết về KSNB qua phỏng vấn anhD (kế toán) - 576 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp
Bảng 2.3 Bảng nghiên cứu chi tiết về KSNB qua phỏng vấn anhD (kế toán) (Trang 67)
Bảng 2.5: [A910] “Tổng hợp kế hoạch kiểm toán” - 576 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp
Bảng 2.5 [A910] “Tổng hợp kế hoạch kiểm toán” (Trang 69)
Bảng 2.8: Tổng hợp đối tượng của doanhthu BHvà CCDV - 576 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp
Bảng 2.8 Tổng hợp đối tượng của doanhthu BHvà CCDV (Trang 73)
Khớp với số liệu trên Bảng Cân đối kế toán/ Agreed to balance sheet: - 576 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp
h ớp với số liệu trên Bảng Cân đối kế toán/ Agreed to balance sheet: (Trang 98)
hợp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp. - 576 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp
h ợp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp (Trang 100)
cung cấp dịch vụ so với tình hình kinh doanh - 576 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp
cung cấp dịch vụ so với tình hình kinh doanh (Trang 101)
Thu thập bảng tổng hợp doanhthu theo khách - 576 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp
hu thập bảng tổng hợp doanhthu theo khách (Trang 102)
8. Lập bảng tổng hợp các nghiệp vụ làm phát - 576 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp
8. Lập bảng tổng hợp các nghiệp vụ làm phát (Trang 104)
6. Đã soát xét việc hình thành ý kiên kiểm toán phù hợp - 576 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp
6. Đã soát xét việc hình thành ý kiên kiểm toán phù hợp (Trang 120)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w