Đánh giá về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt thực hiện...9
Trang 1HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
- -TRẦN THỊ NGỌC ÁNH
CQ57/22.06
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: : “HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ TÂN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4
1.1 Khái quát về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4
1.1.1 Khái niệm và phân loại 4
1.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4
1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10
1.2 Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính 14
1.2.1 Ý nghĩa của kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính 14
1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16
1.2.3 Những sai phạm thường gặp khi kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính 20
Trang 41.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 21
1.3.2 Thực hiện kiểm toán 27
1.3.3 Kết thúc kiểm toán 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ TÂN VIỆT THỰC HIỆN 35
2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt (TANVIET) 35
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển TANVIET 35
2.1.2 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán 37
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt 39
2.1.4 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt 41
2.1.5 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán 43
2.1.6 Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán 45
2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt thực hiện 48
2.2.1 Thực hiện công việc trước kiểm toán 48
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán 55
2.2.3 Thực hiện kiểm toán 70
2.2.4 Kết thúc kiểm toán DTBH và CCDV 96 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ
Trang 5CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ TÂN VIỆT THỰC HIỆN
99
3.1 Đánh giá về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt thực hiện 99
3.1.1 Ưu điểm 99
3.1.2 Hạn chế 103
3.1.3 Nguyên nhân của thực trạng 106
3.1.4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực trạng 107
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính 108
3.2.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt 108
3.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 109
3.3 Những nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt thực hiện 110
3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện 110
3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện 110
3.4 Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt thực hiện 111
3.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 111
Trang 63.4.3 Giải pháp hoàn thiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 115
3.5 Điều kiện thực hiện các giải pháp 115
3.5.1 Về phía Nhà nước và Bộ Tài Chính 115
3.5.2 Về phía hiệp hội nghề nghiệp 116
3.5.3 Về phía công ty Kiểm toán và Kiểm toán viên 116
3.5.4 Về phía đơn vị khách hàng: 117
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
Trang 7DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCTC : Báo cáo tài chính
TANVIET : Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt
CCDV : Cung cấp dịch vụ
CPA : Chứng chỉ kiểm toán viên cấp Bộ Tài chính
DNSX : Doanh nghiệp sản xuất
DTBH : Doanh thu bán hàng
GTGT : Giá trị gia tăng
KSNB : Kiểm soát nội bộ
KTV : Kiểm toán viên
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1 MỤC TIÊU VÀ THỦ TỤC KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI
KHOẢN MỤC DTBH&CCDV 13
BẢNG 2.1: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG 50
BẢNG 2.2: TRÍCH BẢNG CAM KẾT TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KTV 54
BẢNG 2.3: A310 TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG 56
BẢNG 2.4: PHÂN TÍCH SƠ BỘ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ABC 60
BẢNG 2.5: XÁC ĐỊNH TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÔNG TY ABC 64
BẢNG 2.6: BẢNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BH&CCDV TẠI CÔNG TY TNHH ABC 66
BẢNG 2.7: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN DOANH THU 69
BẢNG 2.8 BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG 71
BẢNG 2.19: GTLV G100 – Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu 75
BẢNG 2.10: GTLV G110 – Bảng tổng hợp doanh thu 78
BẢNG 2.11: GTLV G140 – Kiểm tra, đối chiếu doanh thu 79
BẢNG 2.12: GTLV G140 – Đối chiếu số liệu BCTC 80
BẢNG 2.13: BẢNG KIỂM TRA CHI TIẾT 82
BẢNG 2.14: BẢNG KIỂM TRA THỦ TỤC CUT - OFF 87
BẢNG 2.16: KẾT LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DTBB&CCDV .96
BẢNG 2.17: THUYẾT MINH CHÊNH LỆCH SAU KIỂM TOÁN 98
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10
Sơ đồ 2.1: Tổ chức đoàn kiểm toán tại TANVIET 39
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý tại TANVIET 40
Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm toán BCTC do TANVIET thực hiện 43
Sơ đồ 2.4 Quy trình kiểm soát chất lượng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán .47
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo xu hướng hội nhập trong cơ chế thị trường, kiểm toán ra đời
và phát triển là một tất yếu khách quan nhằm cung cấp thông tin trungthực, tin cậy cho mọi đối tượng quan tâm trên thị trường Kiểm toán ViệtNam tuy mới ra đời nhưng đã dần khẳng định vai trò quan trọng của mìnhtrong nền tài chính nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung Trong nhữngnăm gần đây, hệ thống kế toán và kiểm toán Việt Nam không ngừng đượchoàn thiện, phát triển với nền kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa hội nhậpvới nền kinh tế khu vực và thế giới
Với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý kinh tế,kiểm toán ngày càng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết Những thông tin
do kiểm toán cung cấp sẽ là căn cứ đáng tin cậy cho nhà nước nhìn nhận,đánh giá, xử lý đúng đắn các vấn đề kinh tế nảy sinh, đồng thời làm cơ sở chocác nhà đầu tư, các nhà quản lý khi đưa ra quyết định kinh doanh mới Thôngqua việc thực hiện các chức năng, nghiệp vụ của mình, kiểm toán viên còngiúp các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế biết được và khắc phục những saisót, vi phạm trong quản lý và trong việc chấp hành chính sách, luật lệ kinh tếcủa nhà nước
Trong kiểm toán Báo cáo tài chính thì Doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ là một khoản mục quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạtđộng kinh doanh của đơn vị và có mối quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu khácnhư giá vốn hàng bán, lợi nhuận, tiền và tương đương tiền, các khoản phảithu, phải trả Vì vậy kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ là một trong những phần hành chủ yếu trong kiểm toán BCTC Nhậnthức được vai trò quan trọng của khoản mục này em đi sâu vào tìm hiểu vềquy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 11trong kiểm toán Báo cáo tài chính, trên cơ sở lý luận đạt được, kết hợp với cơhội tiếp cận kiểm toán thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH
Kiểm toán và Định giá Tân Việt em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt thực hiện” làm đề tài nghiên cứu và viết khóa luận tốt nghiệp.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Thứ nhất, nhằm hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quy trình kiểmtoán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báocáo tài chính
- Thứ hai, làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục này tạiCông ty TNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt để nhận thức rõ ràng vàchính xác hơn các kiến thức đã học trên lý thuyết
- Thứ ba, nhận biết các ưu điểm và hạn chế của công ty trong kiểm toánkhoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Từ đó rút ra bài học từnhững ưu điểm đó, đồng thời đưa ra một số giải pháp khắc phục hạn chế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đối tượng nghiên cứu đề tài: Là quy trình kiểm toán khoản mục doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi nghiên cứu về không gian: Quy trình kiểm toán khoản mụcDoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công tyTNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt thực hiện
+ Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Các cuộc kiểm toán BCTC trongkhoảng thời gian từ Tháng 1/2023 đến hết Tháng 3/2023 do Công ty TNHHKiểm toán và Định giá Tân Việt thực hiện
Trang 12Phương pháp luận của luận văn dựa trên phương pháp duy vật biệnchứng, nghiên cứu hoạt động kiểm toán độc lập trong mối liên hệ với các hoạtđộng kinh tế xã hội khác và trong điều kiện thực tế tại Việt Nam; phươngpháp thu thập tài liệu, phỏng vấn, quan sát trực tiếp, tổng hợp và phân tích
5 Nội dung, kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài, nội dung chính của đề tài của emgồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt thực hiện.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Tân Việt thực hiện.
Trang 13CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
1.1 Khái quát về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
1.1.1 Khái niệm về khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu là một chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cânbằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán Bảng báocáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa
vụ đối với nhà nước Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn đểxem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.Trong khi đó,Bảng cân đối kế toán chỉ cho biết tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có vànguồn hình thành của tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhấtđịnh Do vậy, kiểm toán khoản mục doanh thu là một nội dung quan trọngtrong Kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kiểm toán Báocáo tài chính
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 : “Doanh thu và thu nhậpkhác” ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ/BTC ngày 31/12/2001 của
Bộ Tài Chính định nghĩa: “Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi íchkinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ
ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu Các khoản góp vốn của cổđông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu”
Trang 141.1.2.1 Về sổ sách kế toán:
- Sổ nhật ký chung, thẻ kho, nhật ký bảo vệ, nhật ký vận chuyển hàng hóa,
sổ nhật ký bán hàng; bảng kê doanh thu theo từng mặt hàng, loại dịch vụ theotừng tháng,…
- Sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết các tài khoản: 511,521, 5111, 5112,
5113, 5114, 5117, 5118, 5211, 5212, 5213
1.1.2.2 Về chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán được sử dụng để kế toán doanh thu và các khoản giảmtrừ doanh thu bán hàng bao gồm:
1 Hoá đơn GTGT (mẫu 01 – GTKT-3LL)
2 Hoá đơn bán hàng thông thường (mẫu 02 – GTTT-3LL)
3 Bảng thanh toán hàng đại lí, kí gửi (mẫu 01-BH)
4 Thẻ quầy hàng (mẫu 02 – BH)
5 Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán,
uỷ nhiệm thu, giấy báo Có NH…)
6 Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại…
1.1.2.3 Về tài khoản kế toán:
Để tiến hành hạch toán và ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến hoạt độngbán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán sử dụng hệ thống tài khoản sau
Các tài khoản thuộc loại tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, bao gồm cả doanh thu bánhàng hóa, sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho công ty mẹ, công ty con trongcùng tập đoàn
Bao gồm 6 tài khoản cấp 2:
Trang 15- Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hóa: Tài khoản này dùng đểphản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xácđịnh là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp Tài khoản này chủ yếudùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực,
- Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này dùng
để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thànhphẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán củadoanh nghiệp Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chấtnhư: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,
- Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng đểphảm ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoànthành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ
kế toán Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như:Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học,kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,
- Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Tài khoản này dùng đểphản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanhnghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theoyêu cầu của Nhà nước
- Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tàikhoản này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanhthu bán, thanh lý bất động sản đầu tư
- Tài khoản 5118 – Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánhcác khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thànhphẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanhthu kinh doanh bất động sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượngbán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác
Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu:
Trang 16- Tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dùng đểphản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng muahàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sảnphẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ.
- Tài khoản 5212 – Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để phản ánhdoanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ
- Tài khoản 5213 – Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánhkhoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cungcấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩmhàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ
1.1.2.4 Trình tự hạch toán đối với doanh thu
a Quy định về hạch toán doanh thu
Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanhnghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp
lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiếtkhấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bịtrả lại
Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thìdoanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽthu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo
tỷ lệ lãi suất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thểnhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụtương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giaodịch tạo ra doanh thu
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụkhác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanhthu Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa
Trang 17hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiềntrả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóahoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hànghóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tươngđương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
b Quy định về hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo công thức:Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ =
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ −
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điềukiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợiích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụthể Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùngvới thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặcquyền kiểm soát hàng hóa cho người mua
Trang 18Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả củagiao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch vềcung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳtheo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toáncủa kỳ đó Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãntất cả bốn (4) điều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối
Trang 19333 511, 512
521
111, 112, 131, 136
Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
phải nộp NSNN, thuế GTGT phải nộp
(đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp)
Cuối kỳ, k/c chiết khấu thương mại,
doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh
Đơn vị áp dụng Phương pháp trực tiếp (Tổng giá thanh toán)
Đơn vị áp dụng Phương pháp khấu trừ (Giá chưa có thuế GTGT)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ phát sinh
Cuối kỳ,k/c Doanh thu thuần
Thuế GTGT đầu ra
Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
“Trình bày khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên báo cáo tài chính”
Khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được trình bàytrong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cụ thể như sau:
Chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Mã số 01) :
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bấtđộng sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong nămbáo cáo tài chính của doanh nghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế Chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại, hoặc giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ
Trang 20số phát sinh bên có của tài khoản 511-“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụ” trong kỳ báo cáo.
- Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dướikhông có tư cách pháp nhân, các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ
- Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu, như thuế GTGT(kể cả thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác
Chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” (Mã số 02) :
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợpcác khoản được ghi giảm trừ vào tổngdoanh thu trong năm, bao gồm: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo.Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này
là lũy kế số phát sinh bên nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụ” đối ứng với bên có các tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”trong kỳ báo cáo
- Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanhnghiệp không được hưởng phải nộp NSNN (được kế toán ghi giảm doanh thutrên cả sổ kế toán TK 511) do các khoản này về bản chất là các khoản thu hộnhà nước, không nằm trong cơ cấu doanh thu và không được coi là khoảngiảm trừ doanh thu
“Đặc điểm khoản mục doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán BCTC”
Có thể khái quát một số đặc điểm của khoản mục doanh thu BH
&CCDV ảnh hưởng đến công tác kiểm toán khoản mục này như sau:
Thứ nhất, doanh thu BH &CCDV là một khoản mục trọng yếu trênBCTC vì khoản mục này thường là cơ sở để người sử dụng đánh giá về tình
Trang 21hình hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởngđến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Thứ hai, khoản mục doanh thu BH &CCDV bao gồm rất nhiều nghiệp
vụ xảy ra rất phức tạp và có mối liên kết chặt chẽ với các khoản mục khácnhư là tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồnkho, đặc biệt trong đó là chỉ tiêu lợi nhuận là mục tiêu mà mọi doanh nghiệpđều hướng tới
Thứ ba, khoản mục này là đối tượng của nhiều sai phạm dẫn đến báo cáotài chính có nhiều sai lệch trọng yếu vì những lý do chủ yếu sau đây:
- Khai báo tăng doanh thu bán hàng trên cơ sở hạch toán khống nghiệp
vụ bán hàng hoặc hạch toán sớm nghiệp vụ bán hàng nhưng chưa được coi làhoàn thành tiêu thụ
- Ghi nhận muộn doanh thu bán trong nghiệp vụ bán hàng trả chậm: chờđến khi nhận được tiền mới ghi nhận doanh thu hoặc ghi nhận theo giá bán trảchậm bao gồm cả lãi
- Chuyển doanh thu bán hàng nội địa thành bán hàng ra nước ngoài,doanh thu hàng có thuế suất cao thành hàng có thuế suất thấp hơn
- Bán hàng theo phương thức đổi hàng nhưng không ghi nhận doanh thu
mà chỉ hạch toán trực tiếp như hàng đổi hàng
1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Khảo sát việc xây dựng (thiết kế) và thực hiện (vận hành) quy chế kiểmsoát nội bộ doanh thu Cần đánh giá được các quy chế kiểm soát nội bộ doanhthu được thiết kế như thế nào và thực hiện như thế nào, cụ thể:
+ Đảm bảo các nghiệp vụ bán hàng được ghi sổ là có căn cứ hợp lý;+ Đảm bảo các khoản doanh thu bán hàng được phê chuẩn đúng đắn;
Trang 22+ Đảm bảo sự phân loại, hạch toán đúng đắn các khoản doanh thu bánhàng;
+ Đảm bảo cho việc hạnh toán đày đủ, đúng kỳ các nghiệp vụ bán hàng;+ Đảm bảo sự cộng dồn đúng đắn các nghiệp vụ bán hàng
BẢNG 1.1 MỤC TIÊU VÀ THỦ TỤC KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHOẢN
MỤC DTBH&CCDV
Mục tiêu kiểm soát nội bộ Thủ tục kiểm soát nội bộ
Đảm bảo cho các nghiệp
- Kiểm tra, so sánh số liệu trên Hóa đơn với số liệutrên sổ xuất hàng, giao hàng
- Kiểm tra việc quy đổi tỷ giá ngoại tệ (với doanhthu ngoại tệ) và đơn giá xuất kho hàng bán
Đảm bảo cho việc phân Việc phân loại và ghi sổ có đảm bảo theo nhóm
Trang 23- Kiểm tra nội dung ghi chép trên hóa đơn bán hàng
- Kiểm tra sơ đồ hạch toán có đảm bảo đúng tàikhoản, quan hệ đối ứng với số tiền (trên sổ tổnghợp và sổ chi tiết)
Đảm bảo cho việc hạch
Thủ tục kiểm soát: So sánh số lượng hóa đơn với
số lượng bút toán ghi nhận doanh thu bán hàng,kiểm tra tính liên tục Hóa đơn bán hàng
- Ghi sổ phải kịp thời, đúng kỳ
Thủ tục kiểm soát: Kiểm tra tính phù hợp ngàyphát sinh nghiệp vụ với ngày ghi sổ nghiệp vụ
1.2 Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính
1.2.1 Ý nghĩa của kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Nếu Bảng cân đối kế toán là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại
Trang 24một thời điểm nhất định, thì Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánhtình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanhnghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh (bán hàng và cungcấp dịch vụ; hoạt động tài chính và hoạt động khác) Nói cách khác báo cáokết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời vàthực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Báo cáo kết quả kinhdoanh phản ánh các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt độngkinh doanh của đơn vị cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhànước trong kỳ kế toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một chỉtiêu có tính chất trọng yếu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phảnánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời
kỳ nhất định
Doanh thu là chỉ tiêu đầu ra quan trọng và phức tạp, có mối quan hệ qualại với toàn bộ quá trình kinh doanh, với rất nhiều khoản mục và phần hànhkhác nhau trên BCTC, là bộ phận cấu thành nên chu kỳ bán hàng – thu tiền
Nó cho biết kết quả và hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động diễn ra trong
kỳ Từ đây, năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh và chiều hướng pháttriển của doanh nghiệp được bộc lộ rõ Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chonhiều đối tượng, với những đối tượng khác nhau thì nó có những ý nghĩa khácnhau Bởi vậy nhiều doanh nghiệp cố tình ghi sai để đạt được mục đích Doanh thu liên quan đến các khoản mục về tiền, phải thu, chi phí, hàngtồn kho…, là cơ sở để xác định những chỉ tiêu quan trọng như lợi nhuận, thuếthu nhập doanh nghiệp Kiểm toán doanh thu là một lần rà soát và tổng hợpkết quả kiểm toán của tất cả các khoản mục có liên quan trên BCTC Vì thếkiểm toán doanh thu chiếm một vị trí rất quan trọng, đòi hỏi công tác kiểmtoán phải có sự tập trung ngay từ bước đầu trong việc tìm ra phương pháp tiếpcận và thực hiện kiểm toán
Trang 251.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.2.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200-Mục tiêu tổng thểcủa kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán
theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
“Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của
người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa
ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không”
Do đó, mục tiêu của kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ là phù hợp với mục tiêu chung của cuộc kiểm toán Báo cáotài chính là xác nhận về mức độ tin cậy của Báo cáo tài chính được kiểm toán.Mục tiêu cụ thể của kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận
về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính liên quan tới khoản mục này.Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sởtham chiếu khi kiểm toán các khoản mục khác Mục tiêu cụ thể của kiểm toánkhoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gồm:
- Đánh giá về mức độ hiệu lực và yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ
Trang 26hành (áp dụng) các quy chế kiểm soát nội bộ liên quan đến khoản mục này trêncác khía cạnh tồn tại, đầy đủ, phù hợp, hiệu lực và liên tục
- Xác nhận mức độ trung thực hợp lý của các tài liệu, thông tin có liênquan đến doanh thu bán hàng, đảm bảo các cơ sở dẫn liệu có liên quan đếnkhoản mục này là đúng đắn, cụ thể:
+ Sự phát sinh: Doanh thu đã ghi nhận trong kỳ phải thực sự dựa trêncác nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh thực tế, không có cácnghiệp vụ ghi khống
+ Sự tính toán và đánh giá (tính giá): Doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ đã ghi sổ đã được xác định theo đúng các nguyên tắc và chế độ kếtoán hiện hành và được tính đúng đắn, không có sai sót Việc tính toán doanhthu phải trên cơ sở số lượng từng mặt hàng đã được coi là tiêu thụ, đơn giábán tương ứng đã được thoả thuận, các khoản giảm trừ cho khách hàng (nếucó), tỷ giá ngoại tệ nếu bán hàng tính theo ngoại tệ
+ Sự phân loại và hạch toán đầy đủ, đúng đắn: khoản doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ đã ghi sổ kể toán phải được phân loại và hạch toán đầy đủ,không có nghiệp vụ nào bị bỏ sót ngoài sổ sách và phải được ghi nhận đúng quan
hệ đối ứng tài khoản
+ Sự phân loại và hạch toán đúng kỳ: Doanh thu phải được hạch toánkịp thời, đảm bảo doanh thu phát sinh thuộc kỳ nào phải được ghi sổ kế toáncủa kỳ ấy KTV quan tâm đến việc ghi nhận doanh thu tại thời điểm chuyểngiao giữa hai kỳ kế toán liên tiếp nhằm phát hiện lỗi hạch toán nhầm hoặc cốtình ghi sai kỳ cho những mục đích cụ thể
+ Sự cộng dồn và báo cáo: Cuối kỳ hạch toán, số liệu về doanh thu và cáckhoản giảm trừ doanh thu đã ghi sổ trong kỳ phải được tổng hợp một cách đầy
đủ, chính xác trên từng sổ chi tiết và sổ tổng hợp Trình bày thông tin về doanh
Trang 27thu phải phù hợp với các chỉ tiêu đã được chế độ BCTC quy định và phải đảmbảo nhất quán với số liệu đã được cộng dồn trên các sổ kế toán liên quan.
1.2.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng
Khi kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ KTVcăn cứ vào các chứng từ, sổ sách, tài liệu, báo cáo kế toán mà KTV thu thậpđược từ doanh nghiệp, như:
- Các BCTC của doanh nghiệp: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, Bản thuyết minh BCTC
- Các sổ hạch toán liên quan gồm sổ hạch toán nghiệp vụ (Thẻ kho,Nhật ký bảo vệ, Nhật ký vận chuyển hàng hoá,…) và sổ hạch toán kế toán (Sổ
kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản TK 511, 512, 521,…)
- Các chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ bán hàng đã phát sinh là căn
cứ để ghi vào sổ kế toán: Hoá đơn bán hàng (Hoá đơn GTGT hay hoá đơnthông thường), Hoá đơn vận chuyển và cung cấp dịch vụ, phiếu xuất kho,chứng từ thu tiền hàng, chứng từ về giảm giá, hàng bán bị trả lại
- Các hồ sơ tài liệu khác liên quan đến hoạt động bán hàng: Kế hoạchbán hàng, Đơn đặt hàng, Hợp đồng thương mại (bán hàng, cho thuê tài sản,cung cấp dịch vụ), Chính sách bán hàng, Bản quyết toán hợp đồng…
- Các chính sách và quy định về kiểm soát nội bộ: Quy định về trình tự,thủ tục kiểm tra, phê duyệt đơn đặt hàng, quy định về chức năng, quyền hạn
và trách nhiệm người hay bộ phận kiểm tra và phê duyệt đơn đặt hàng…
1.2.3 Những sai phạm thường gặp khi kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Rủi ro thường gặp khi kiểm toán doanh thu bán hàng
Khi tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng thì KTV có thếgặp phải một số rủi ro và sai phạm liên quan đến việc ghi nhận doanh thu tại
Trang 28- Doanh thu phản ánh trên sổ sách và BCTC cao hơn doanh thu thực tếcủa doanh nghiệp: trường hợp này thường là do doanh nghiệp đã hạch toánvào doanh thu những khoản thu chưa đủ các yếu tố xác định là doanh thu nhưquy định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, BCTC cao hơn so vớidoanh thu trên các chứng từ kế toán Cụ thể biểu hiện như sau:
+ Người mua đã ứng trước nhưng doanh nghiệp chưa xuất hàng hoá haycung cấp dịch vụ cho khách hàng
+ Người mua đã ứng tiền, doanh nghiệp đã xuất hàng hoặc cung cấpdịch vụ nhưng các thủ tục mua bán, cung cấp dịch vụ chưa hoàn thành vàngười mua chưa chấp nhận thanh toán
+ Số liệu đã tính toán hoặc ghi sổ sai làm tăng doanh thu so với số liệuphản ánh trên chứng từ kế toán
+ Doanh nghiệp hạch toán nhầm nghiệp vụ khác vào doanh thu bán hàng+ Doanh thu của kỳ sau nhưng doanh nghiệp hạch toán vào kỳ này
+ Hoặc trong trường hợp doanh nghiệp muốn làm tăng sự đầu tư củanhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, doanh thu bán hàng bị khai khốngnhằm tăng lợi nhuận trước thuế…
- Doanh thu phản ánh trên sổ sách, BCTC thấp hơn doanh thu thực tế:trường hợp này xảy ra thường do doanh nghiệp chưa hạch toán vào doanh thuhết các khoản thu đã đủ điều kiện để xác định là doanh thu như quy định hoặc
số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, BCTC thấp hơn so với doanh thu trêncác chứng từ kế toán Cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ cho kháchhàng, khách hàng đã trả tiền hoặc đã thực hiện các thủ tục thanh toán nhưngđơn vị chưa hạch toán hoặc hạch toán nhầm vào các tài khoản khác
+ Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm giảm doanh thu so với số liệuphản ánh trên chứng từ kế toán
Trang 29+ Hàng chưa bị trả lại kế toán đã ghi giảm doanh thu, hàng hoá bị trả lại
ở kỳ sau nhưng kế toán lại ghi giảm doanh thu ở kỳ này
- Có những rủi ro kiểm toán bị ảnh hưởng bởi lĩnh vực kinh doanh củakhách hàng vì thường có gian lận trong kế toán, doanh nghiệp cố tình hạchtoán sai chế độ nhằm trốn thuế, lậu thuế, ghi giảm doanh thu, ảnh hưởng đếntính trung thực của BCTC, như:
+ Nhóm hàng có thuế suất cao chuyển sang nhóm hàng có thuế suất thấpnhằm trốn thuế, lậu thuế
+ Điều kiện về giá bán của hàng đại lý ký gửi là hạch toán vào doanhthu bán hàng khoản hoa hồng mà doanh nghiệp được hưởng khi bán theođúng giá niêm yết, nhưng thực tế, các đại lý bán với giá trên cơ sở cung cầu
về từng loại hàng hoá, nên hạch toán doanh thu có sự sai lệch so với thực tế.+ Đối với doanh thu bán hàng theo phương pháp trả chậm, trả góp thìdoanh thu được ghi nhận theo giá bán trả ngay tại thời điểm ghi nhận doanhthu Phần lãi từ khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bántrả ngay được ghi nhận vào tài khoản “Doanh thu chưa thực hiện” Nhưngtrên thực tế, nhiều doanh nghiệp lại hạch toán hoàn toàn tiền lãi vào doanh thucủa năm tài chính
- Các sai phạm liên quan tới các khoản giảm trừ doanh thu
Hàng bán bị trả lại hoặc chiết khấu thương mại cũng thường có rủi ronếu việc ghi nhận doanh thu không được tiến hành một cách đầy đủ dẫn tới cóthể bị ghi giảm hoặc ghi tăng giá trị Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến xácđịnh doanh thu thuần về bán hàng
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Trang 30Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộckiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làmcăn cứ cho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực hợp lý của số liệutrên báo cáo tài chính, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trìnhgồm ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán vàkết thúc kiểm toán Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ là một phần hành trong kiểm toán báo cáo tài chính và cũng tuân theo quytrình đó
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán
có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến các giai đoạn thực hiện tiếp theo.Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” cũng
khẳng định vai trò cần thiết của giai đoạn ban đầu này: “Kế hoạch kiểm toán
trọng yếu phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của một cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn” Trong giai đoạn này, KTV cần thực hiện các bước nhằm mục đích đảm
bảo công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu bánhàng tiến hành đạt hiệu quả và chất lượng cao
1.3.1.1 Chuẩn bị kiểm toán
Quy trình kiểm toán bắt đầu khi kiểm toán viên và công ty kiểm toánthu nhận một khách hàng Trên cơ sở xác định được đối tượng khách hàng cóthể phục vụ trong tương lai, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cầnthiết cho việc lập kế hoạch kiểm toán như sau
- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Kiểm toán viên phải xem xét các yêu cầu của khách hàng trên các mặtchủ yếu như: Mục tiêu kiểm toán, phạm vi kiểm toán, thời gian thực hiện và
Trang 31các hình thức báo cáo… Cần đảm bảo rằng các yêu cầu này trước hết phảikhông trái với các quy định pháp luật và các quy định của nghề nghiệp, cânnhắc khả năng và điều kiện của đơn vị mình đối với yêu cầu của khách hàng.Thông thường khách hàng của công ty kiểm toán thường được chiathành hai loại: khách hàng truyền thống (khách hàng cũ) và khách hàng tiềmnăng (khách hàng mới).
+ Với khách hàng truyền thống, kiểm toán viên sẽ tiến hành cập nhật cácthông tin về khách hàng và đánh giá xem liệu có rủi ro nào khiến kiểm toánviên phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng trong trường hợphai bên có những mâu thuẫn như: Phạm vi thích hợp của cuộc kiểm toán, loạibáo cáo kiểm toán phải công bố, phí kiểm toán…
+ Với khách hàng tiềm năng: Do lần đầu tiên nhận kiểm toán nên kiểmtoán viên sẽ tiến hành thu thập các thông tin sơ bộ về khách hàng như:
Vị thế, sức cạnh tranh của công ty khách hàng trên thị trường
Những vấn đề liên quan đến tính pháp lý của công ty
Tính liêm chính của ban giám đốc và hệ thống kế toán của khách hàng
Lý do thay đổi kiểm toán viên của khách hàng
Mục đích thực hiện cuộc kiểm toán
Mục đích của công việc này là KTV có thể thu thập hiểu biết về lĩnh vựcsản xuất kinh doanh của khách hàng, về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống
kế toán… để đánh giá được những rủi ro và mức trọng yếu ban đầu Đồngthời KTV cũng có thể nắm được những quy trình pháp lý có ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh của khách hàng
Để thông tin thu thập được đầy đủ và phù hợp với yêu cầu, KTV tiếnhành các công việc như: Trao đổi với KTV đã thực hiện kiểm toán năm trước,xem xét hồ sơ kiểm toán chung và kết quả kiểm toán năm trước; tham quan
Trang 32với khách hàng cũng như sử dụng ý kiến của chuyên gia khi tìm hiểu thôngtin về khách hàng
- Lựa chọn đội ngũ KTV và ký kết hợp đồng kiểm toán
Khâu chọn và chỉ định người phụ trách kiểm toán được thực hiện theocác yêu cầu tại chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 – Hợp đồng kiểm toán
và số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Theo đó, cuộc kiểmtoán cần thực hiện bởi những KTV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có sựhiểu biết đầy đủ về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, có tính độc lập khithực hiện và dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty kiểm toán
Ký kết hợp đồng kiểm toán: Là bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bịcho kế hoạch kiểm toán, là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán
và khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 quy định: “Hợp đồng kiểm toán
phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và công ty kiểm toán” (Ban hành kèm theo
Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tàichính); việc ký kết hợp đồng kiểm toán phải được tuân thủ pháp lệnh hợpđồng kinh tế
1.3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán:
Tùy vào quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán chonhiều năm mà kiểm toán viên có quyết định lập kế hoạch chiến lược cho toàn
bộ cuộc kiểm toán hay không Sau đó kiểm toán viên lập kế hoạch tổng thể vàxây dựng chương trình kiểm toán
- Kế hoạch kiểm toán tổng thể:
Là toàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể về nội dung, phương pháp, lịchtrình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp dụng cho một cuộc kiểm toán
Trang 33Để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, các kiểm toán viên cần tìm hiểu cácthông tin sau:
+ Tình hình hoạt động, kinh doanh của đơn vị của đơn vị được kiểm toán+ Thông tin về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vịđược kiểm toán
+ Các thông tin về các khía cạnh khác có liên quan
Trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được, kiểm toán viên tiến hànhphân tích, đánh giá về các khía cạnh chủ yếu như:
+ Đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát liên quan tới từng loạithông tin chính, từng bộ phận của báo cáo tài chính; xác định những vùngtrọng tâm cần đi sâu kiểm toán Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTVphải xác định rủi ro kiểm toán mong muốn Mức rủi ro này được xác định phụthuộc vào mà cá nhân, tổ chức bên ngoài tin tưởng vào BCTC và khả năngkhách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán công bố.Đánh giá rủi ro kiểm toán dựa vào căn cứ đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi rokiểm soát và rủi ro phát hiện Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng vàđánh giá rủi ro kiểm soát Đây là bước quan trọng và cần thiết hỗ trợ KTV lập
kế hoạch kiểm toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
+ Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán: Trong giai đoạnnày KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót củaBCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánhgiá ảnh hưởng của các sai sót để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vithực hiện các thử nghiệm kiểm toán Đánh giá tính trọng yếu bao gồm 2 bước:(i) Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Việc ước lượng ban đầu vềtính trọng yếu là việc làm mang tính chất xét đoán nghề nghiệp của KTV
Trang 34(ii) Phân bổ ước lượng ban đầu đó cho khoản mục doanh thu: Mục đích củaviệc phân bổ này giúp KTV xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thíchhợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất mà vẫn đảmbảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu vềtính trọng yếu.
+ Xét đoán các khả năng có những sai phạm trọng yếu
+ Xác định các nghiệp vụ và các sự kiện kế toán phức tạp
Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát.Đây là bước quan trọng và cần thiết hỗ trợ KTV lập kế hoạch kiểm toánđối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Nghiên cứu hệ thống KSNB của công ty khách hàng: Cần xem xét 5
yếu tố:
+ Môi trường kiểm soát: Bao gồm đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức,chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, ủy ban kiểm soát, môi trường bênngoài
+ Đánh giá rủi ro: Không lệ thuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay
vị trí địa lý Bất kỳ tổ chức, DN nào trong quá trình sản xuất kinh doanh cũngđều phải đối mặt với rủi ro Những rủi ro này có thể do bản thân DN hay từmôi trường kinh tế, chính trị, xã hội bên ngoài tác động, do vậy mỗi đơn vịphải ý thức được và đối phó với rủi ro mà mình gặp phải
+ Hoạt động kiểm soát: Hoạt động kiểm soát diễn ra trong toàn đơn vị
ở mọi cấp độ và mọi hoạt động Hoạt động kiểm soát gồm những hoạt độngnhư: phê chuẩn, ủy quyền, xác minh, đối chiếu, đánh giá hiệu quả, bảo vệ tàisản và phân công nhiệm vụ
+ Giám sát: Là quá trình đánh giá chất lượng của KSNB qua thời gian.Khiếm khuyết của KSNB cần được xem xét báo cáo lên cấp trên và điềuchỉnh khi cần thiết
Trang 35+ Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán trong đơn vị bao gồm
hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và
hệ thống báo cáo kế toán
- Đánh giá rủi ro kiểm soát: Là một trong những bước của việc đánh giá
hệ thống kiểm soát nội bộ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiệntheo trình tự nhất định và được khái quát qua bốn bước cơ bản sau:
+ Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết trêngiấy tờ làm việc của KTV
+ Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho từng khoảnmục
+ Thực hiện thủ tục kiểm soát
+ Tổng kết việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ
Thông thường chương trình kiểm toán được thiết kế thành ba phần: thửnghiệm kiểm soát; thủ tục kiểm tra chi tiết và thủ tục phân tích Các thiết kếnày được KTV áp dụng với một số mẫu mà KTV tin rằng sẽ đại diện cho toàn
bộ khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thông qua phươngpháp chọn mẫu
- Xây dựng chương trình kiểm toán:
Chương trình kiểm toán (Audit Program) là những dự kiến chi tiết, tỷ mỷ
về nội dung, trình tự công việc kiểm toán chi tiết cho từng tài khoản hay từngthông tin tài chính cần được kiểm toán Chương trình kiểm toán được thiết kếgồm ba thủ tục:
+ Thủ tục kiểm soát: cụ thể hóa các mục tiêu kiểm soát nội bộ cho khoảnmục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được, nhận diện các quá trình
Trang 36kiểm soát đặc thù; thiết kế các thủ tục kiểm soát đối với từng quá trình kiểmsoát đặc thù.
+ Thủ tục phân tích gồm các bước sau: xác định sai sót tiềm tàng có thể có,tính toán giá trị ước tính của tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ, xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được, xác định số chênh lệchtrọng yếu cần được kiểm tra, kiểm tra số chênh lệch trọng yếu và đánh giá kếtquả kiểm tra
+ Thủ tục kiểm tra chi tiết được thực hiện theo quy trình: đánh giá tính trọngyếu và rủi ro đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, đánhgiá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục đang được kiểm toán trên BCTC
Bên cạnh đó, KTV cũng chuẩn bị phương tiện và lực lượng để tiến hànhthực tiện kiểm toán
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
Để thực hiện kiểm toán, người ta vận dụng thủ tục khảo sát kiểm soátnội bộ và thủ tục kiểm toán cơ bản
1.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm khảo sát kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Để có được sự hiểu biết, đánh giá về hệ thống KSNB của doanh nghiệp,KTV phải nghiên cứu thực tế về hệ thống KSNB Việc nghiên cứu này phảiđược tiến hành bằng hệ thống các bảng tường thuật về hệ thống KSNB doanhnghiệp, bằng câu hỏi xây dựng sẵn về hệ thống KSNB doanh nghiệp hoặcbằng hệ thống lưu đồ với các ký hiệu của hệ thống KSNB doanh nghiệp Qua
đó, có thể biết được hệ thống KSNB doanh nghiệp và tiến hành các thửnghiệm về hệ thống KSNB ở các mức độ khác nhau cho phù hợp Thôngthường việc thử nghiệm kiểm soát luôn phải quan tâm đến các cơ sở dẫn liệusau:
Trang 37- Sự hiện diện: Tức là sự tồn tại hoạt động của quy chế KSNB đối với
khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Tính hữu hiệu: Tức là sự hữu hiệu trong hoạt động của quy chế KSNB
đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Tính liên tục: Tức là sự hoạt động liên tục của quy chế KSNB trong kỳ
đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
KTV sử dụng các loại kỹ thuật kiểm toán là: kỹ thuật điều tra hệ thống
và các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát
- Đối với kỹ thuật điều tra hệ thống (còn gọi là phương pháp cập nhật
cho các hệ thống), KTV tiến hành điều tra các nghiệp vụ bán hàng từ khi nhậnđơn đặt hàng cho đến khi bán hàng và thu được tiền hàng…để đánh giá cácbước kiểm soát được áp dụng trong hệ thống bán hàng Thông thường, kỹthuật điều tra hệ thống đã được thực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
và tiếp tục được KTV áp dụng ở giai đoạn này để đánh giá lại mức độ rủi rokiểm soát và thiết kế các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát và qua đó điềuchỉnh các thử nghiệm cơ bản
- Thử nghiệm chi tiết về kiểm soát: được tiến hành để thu thập bằng chứng về
sự hiện hữu của các quy chế KSNB và làm cơ sở cho việc thiết kế phươngpháp kiểm toán cơ bản đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ Thử nghiệm kiểm soát được tiến hành dựa trên các kỹ thuật cụ thểgồm: quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu và làm lại… và chỉ áp dụng đốivới các loại kiểm soát có để lại dấu vết và bằng chứng Việc tiến hành haykhông tiến hành các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát phụ thuộc vào việc đánhgiá lại rủi ro kiểm soát sau khi đã áp dụng kỹ thuật điều tra hệ thống: Nếumức rủi ro kiểm soát đánh giá là không cao hoặc KTV xét thấy có thể giảmđược rủi ro kiểm soát so với mức đã được đánh giá sơ bộ khi lập kế hoạch
Trang 38kiểm toán xuống mức thấp hơn thì KTV sẽ tiến hành các thử nghiệm chi tiết
về kiểm soát và ngược lại KTV sẽ không tiến hành các thử nghiệm này nữa.KTV có thể tiến hành chọn một số mẫu nhất định để tiến hành kiểm trađối với mỗi loại kiểm soát do doanh nghiệp thực hiện
1.3.2.2 Thực hiện kiểm toán cơ bản đối với khoản mục doanh thu bán hàng
- Phân tích xu hướng: so sánh doanh thu bán hàng kỳ này với kỳ trước
hay với cùng kỳ của niên độ trước Trong khi thực hiện các so sánh , cần làm
rõ những tác động của các yếu tố gây sự biến động đương nhiên đối vớiDoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( được coi là tác động gây biến độnghợp lý như: sự thay đổi quy mô kinh doanh, sự biến động của giá cả trên thịtrường, sự biến động của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường…) Sự biến động củadoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không xuất phát từ các tác động cótính đương nhiên sẽ có khả năng gây ra sai phạm Các nghi ngờ về khả năngsai phạm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cần được xác định rõtheo cơ sở dẫn liệu
- Phân tích tỷ suất: xác lập các tỷ suất:
Lợi nhuận gộp x 100%
Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận gộp =
Trang 39Sau khi tính toán các tỷ suất này, KTV tiến hành so sánh với các tỷ suất tươngứng của kỳ trước hay của ngành, từ đó đánh giá được hiệu quả kinh doanh,khả năng sinh lời, tính biến động của doanh thu các sản phẩm.
Bên cạnh đó, KTV cũng cần thực hiện phân tích tỷ lệ giữa các khoản giảmtrừ doanh thu với doanh thu bán hàng, so sánh với số liệu năm ngoái để thấyđược xu hướng thay đổi và nguyên nhân của nó
Thử nghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số dư
Thử nghiệm chi tiết bao gồm kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư Tuynhiên, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một chỉ tiêu trên Báo cáokết quả kinh doanh, do đó, KTV sẽ thực hiện kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ làchủ yếu
Việc kiểm tra chi tiết không thể thực hiện kiểm tra 100% nghiệp vụ bánhàng và ghi nhận doanh thu, nhất là khi đây là một trong các nghiệp vụ diễn
ra thường xuyên Do đó, KTV phải tiến hành chọn mẫu xác suất hoặc chọnmẫu phi xác suất Thông thường mẫu kiểm toán do KTV tự lựa chọn thíchhợp, tuy nhiên, hay chú ý đến các nghiệp vụ bán hàng không có hợp đồngthương mại, nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng mới, nghiệp vụ bán hàng có
số tiền lớn, nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ hạch toán (và các nghiệp vụ xảy ravào đầu kỳ hạch toán sau cũng được KTV kiểm tra)…
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ nói chung và nghiệp vụ bán hàng hay doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng, chủ yếu kiểm tra các nghiệp vụ
Tổng doanh thu bán hàng thuần
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
=
Tỷ suất hiệu quả
kinh doanh
Trang 40cơ sở dẫn liệu cụ thể hay không Các cơ sở dẫn liệu đó cũng chính là mục tiêu
mà KTV có trách nhiệm thu thập bằng chứng kiểm toán để xác nhận sự đảmbảo
Dưới đây là các mục tiêu kiểm toán (cơ sở dẫn liệu) cụ thể và các thủ tụckiểm toán chủ yếu, phổ biến thường áp dụng để thu thập các bằng chứng xácnhận cho cơ sở dẫn liệu tương ứng
- Tính có thật của khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã ghi
sổ (Nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ phải thực sự phát sinh)
+ Kiểm tra chứng từ tương ứng với khoản doanh thu bán hàng đã ghi sổ
kế toán tổng hợp và chi tiết
+ Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng tương ứng vớinghiệp vụ đã ghi sổ nói trên
+ Kiểm tra xem nghiệp vụ bán hàng nói trên có chứng từ xuất kho,chứng từ vận chuyển tương ứng hay không
+ Kiểm tra việc ghi chép, theo dõi về các chuyến hàng tương ứng trêncác sổ nghiệp vụ (Nhật ký bảo vệ, Nhật ký vận chuyển, Thẻ kho…)
+ Kiểm tra danh sách khách hàng và xin xác nhận từ khách hàng vềnghiệp vụ bán hàng (nếu xét thấy cần và có thể có khả năng nhận được sựphúc đáp)
+ Kiểm tra sơ đồ hạch toán thông qua bút toán ghi sổ đồng thời trên các
sổ tài khoản tương ứng
KTV tiến hành chọn mẫu để kháo sát, đặc biệt lưu ý đối với các nghiệp
vụ bán hàng bất thường, khách hàng mới hoặc trường hợp bán hàng với sốtiền lớn
- Sự tính toán, đánh giá đúng đắn, hợp lý
+ Kiểm tra số lượng hàng đã bán ghi trên hóa đơn bán hàng; so sánh với
số liệu tương ứng trên hợp đồng thương mại đã được phê chuẩn hay trên kế