Việc theo dõi, kiểm soát cáckhoản vay cần phải được Doanh nghiệp tiến hành liên tục từ khi xuất hiện nhucầu vay vốn đến khi hoàn tất nghĩa vụ trả nợ, đảm bảo các khoản vay đượcquản lý, t
Trang 1- -NGUYỄN THỊ CHINH LỚP: CQ57/22.06LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM
TOÁN CALICO THỰC HIỆN”
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Đào Tùng
HÀ NỘI – 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Chinh
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I MỤC LỤC II DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VI DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VII
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 4
1.1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÁC KHOẢN VAY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHOẢN VAY ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4
1.1.1 Khái niệm về các khoản vay 4
1.1.2 Đặc điểm các khoản vay 5
1.1.3 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với các khoản vay 7
1.1.4 Tổ chức công tác kế toán đối với các khoản vay 8
1.1.5 Đặc điểm của các khoản vay ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC 13
1.2 KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BCTC 14
1.2.1 Các thông tin tài chính có liên quan đến các khoản vay 14
1.2.2 Mục tiêu kiểm toán các khoản vay 14
1.2.3 Các căn cứ của kiểm toán các khoản vay 17
1.2.4 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán các khoản vay 17
Trang 41.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐỘC
LẬP THỰC HIỆN 19
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 20
1.3.2 Thực hiện kiểm toán các khoản vay 27
1.3.3 Kết thúc,tổng hợp và hoàn tất công việc kiểm toán các khoản vay 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN CALICO THỰC HIỆN 33
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN CALICO 33
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico 33
2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico 34
2.1.3 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico 37 2.1.4 Quy trình chung kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico 41
2.1.5 Quy trình kiểm toán các khoản vay tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán Calico 47
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TẠI CÔNG TY TNHH A DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN CALICO THỰC HIỆN 48
2.2.1 Khái quát về cuộc Kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH A 49
Trang 52.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán các khoản vay tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico trong việc tiến hành kiểm toán các khoản vay tại Công ty TNHH A 50
2.3 NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁCKHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TYTNHH HÃNG KIỂM TOÁN CALICO THỰC HIỆN 67
2.3.1 Ưu điểm của quy trình kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán các khoản vay do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico thực hiện 67 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán các khoản vay do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico thực hiện
68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN CALICO THỰC HIỆN
723.1 SỰ CẦN PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢNVAY TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂMTOÁN CALICO 72
3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico
Trang 63.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện 74
3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện 75
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN CALICO 75
3.3.1 Tính tất yếu hoàn thiện kiểm toán khoản mục vay trong Kiểm toán Báo cáo tài chính 75
3.3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico (CALICO) 77
3.4 NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN CALICO 81
3.4.1 Về phía các cơ quan nhà nước 81
3.4.2 Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) 82
3.4.3 Về phía Các công ty kiểm toán nói chung 83
3.4.4 Về phía khách hàng 84
3.4.5 Về phía các cơ sở đào tạo 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 88
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán vay ngắn hạn 10
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán vay dài hạn 11
Bảng 1.1 Bảng về các mục tiêu kiểm toán cụ thể đối với nghiệp vụ vay 15
Bảng 1.2 Bảng về các mục tiêu kiểm toán cụ thể số dư tài khoản vay 16
Bảng 1.3 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán với số lượng bằng chứng kiểm toán 23 Bảng 1.4 Bảng câu hỏi kiểm soát nội bộ đối với khoản vay 24
Bảng 1.5 Nhận diện các mục tiêu kiểm soát 25
Bảng 1.6 Bảng thủ tục kiểm tra chi tiết số dư 30
Bảng 1.7 Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ 31
Bảng 2.1 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị 34
Hình 2.1 Bộ máy tổ chức của công ty 35
Bảng 2.2: Tóm tắt quy trình chung trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico thực hiện 42
Bảng 2.3 Trích giấy tờ làm việc phân tích 54
Bảng 2.4 Bảng câu hỏi về KSNB đối với các khoản vay 56
Bảng 2.5 Đánh giá tính trọng yếu tổng thể các khoản mục của khách hàng A 58
Bảng 2.6 Chương trình kiểm toán các khoản vay 61
Bảng 2.7 Trích glv về khảo sát KSNB đối với khoản mục vay 54
Bảng 2.8 Trích giấy làm việc tổng hợp các khoản vay 55
Bảng 2.9 Trích Glv kiểm tra đối ứng tài khoản 56
Bảng 2.10 Bảng đối chiếu số dư trên sổ sách kế toán với xác nhận của ngân hàng 59 Bảng 2.11 Trích glv tổng hợp các hợp đồng vay 61
Bảng 2.12 Bảng tính lãi vay của khách hàng 64
Bảng 2.13 Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán 66
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như một vài năm trở lại đây, để duy trì tốt công việc kinh doanh mà chỉ dựa vào vốn tự có là một điều hết sức khó khăn Vay vốn là một cách thức huy động vốn tạm thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi doanh nghiệp thiếu vốn tự có cho hoạt động Chính vì vậy các khoản vay
có ý nghĩa hết sức quan trọng cho các doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng vốn tự có trong nhiều trường hợp sẽ bỏ qua những hợp đồng lớn do không đủ tiềm lực, hay khả năng mở rộng thị tường, khả năng nâng cao, cải tiến kĩ thuật nhằm hoạt động hiệu quả một cách tối đa Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp lạm dụng một cách quá mức nguồn vốn vay thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ giảm do sự tăng lên của chi phí lãi vay Sử dụng một cách hợp lý, hài hoà giữa nguồn vốn tự có
và nguồn vốn vay sẽ tạo cho doanh nghiệp một ưu thế lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn vay là một phần của nguồn vốn tạo nên tài sản của doanh nghiệp, là một chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nhiều bên liên quan chú trọng tới như các chủ nợ, các Ngân hàng hay các nhà đầu tư Vì vậy sự chính xác của khoản mục Vay sẽ ảnh hưởng đến tính trung thực hợp lý của Báo cáo tài chính từ đó ảnh hưởng đến việc ra quyết định của bản thân Doanh nghiệp cũng như các chủ thể liên quan khác như nhà cung cấp, nhà đầu tư, khách hàng, chủ nợ Do đó, kiểm toán khoản mục vay là điều tất yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.
Là một sinh viên chuyên ngành Kiểm toán, sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico, em đã có cơ hội tiếp xúc với quy trình kiểm toán khoản mục Vay do Công ty thực hiện Vì vậy em đã lựa chọn đề tài:
“Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản Vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico thực hiện” làm đề tài viết luận
văn tốt nghiệp cho mình.
Trang 102 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tiếp cận lý luận về kiểm toán khoản mục Vay, mô tả thực tế quá trình kiểm toán khoản mục Vay tại các khách hàng của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico thực hiện.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về kiểm toán khoản mục Vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính và việc xem xét thực tiễn quy trình kiểm toán khoản mục Vay do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico thực hiện
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các file tài liệu, các chương trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico, kết hợp với việc tìm tòi quan sát qua quá trình kiểm toán thực tế tại các khách hàng.
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Đề tài nghiên cứu bằng các phương pháp như:
- Phương pháp duy vật biện chứng;
Trang 115 Nội dung và kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận,luận văn của em được chia làm 3 phần:
Chương 1 Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục Vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Chương 2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico thực hiện
Chương 3 Kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico thực hiện
Trang 12CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC
TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
1.1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÁC KHOẢN VAY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦACÁC KHOẢN VAY ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1 Khái niệm về các khoản vay
Trong quá trình hoạt động của mình, luôn có một vấn đề bức thiết đượcđặt ra đối với hầu hết các doanh nghiệp là vấn đề về nguồn vốn kinh doanh.Nguồn vốn kinh doanh được đáp ứng kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp có khảnăng chủ động trong các hình thức kinh doanh, thay đổi công nghệ, mua sắmtrang thiết bị hiện đại phục vụ cho kinh doanh, điều này khá quan trọng vì nó
sẽ giúp doanh nghiệp hạ được giá thành sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêudùng trong xã hội Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có nội lực
đủ mạnh để có thể đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn vốn, nhất là trong trườnghợp khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất; đổi mới, nâng cao quy mô hoạtđộng
Vì vậy, khi này vốn vay sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng Nó lànguồn bổ sung cấp thiết và cần thiết cho nguồn vốn chủ sở hữu; giúp doanhnghiệp có thể chủ động hơn rất nhiều trong quá trình sản xuất kinh doanh củamình Việc chiếm dụng vốn này, với một chi phí chiếm dụng không cao,mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp hoạt động mộtcách có hiệu quả
Các khoản vay là khoản tiền mà bên đi vay nhận được từ cá nhân hay tổchức với các điều kiện chặt chẽ về lãi suất, kế hoạch trả nợ, thời gian đáo hạn,tài sản cầm cố, thế chấp cũng như việc sử dụng các khoản vay đúng mục đích.Các khoản vay thường được phân loại theo thời gian đáo hạn, chia thành:
Trang 13- Vay ngắn hạn: là khoản vay có thời gian đáo hạn hay còn gọi là thời hạnthanh toán cả gốc và lãi vay trong thời gian một năm hay một chu kỳ kinhdoanh.
- Vay dài hạn: là khoản vay có thời hạn trả gốc trên một năm hay ngoàimột chu kỳ kinh doanh mà doanh nghiệp phải hoàn trả
Các khoản vay không bao gồm các khoản nợ thuê tài chính
Việc phát sinh các khoản vay là một hoạt động thường xuyên, tất yếutrong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm duy trì một nguồn vốn đầy
đủ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh Các khoản vay được hìnhthành trên cơ sở hợp đồng tín dụng, khế ước vay giữa doanh nghiệp với ngânhàng, với các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân khác
1.1.2 Đặc điểm các khoản vay
- Trường hợp vay vốn theo từng lần (Vay ngắn hạn theo món): Áp dụngtrong trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn thường xuyên hoặcvay có tính chất thời vụ Số tiền vay được giải ngân toàn bộ một lần theo hạnmức tín dụng ghi trên hợp đồng tín dụng và trả nợ tiền vay một lần khi đáohạn
- Trường hợp vay vốn theo hạn mức tín dụng: áp dụng trong trườnghợp doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có vòng quay vốnnhanh, có khả năng tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng Lúcnày giữa doanh nghiệp và ngân hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tíndụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kì sản xuất kinh doanh.Không định kì hạn nợ trong mỗi lần giải ngân Gốc vay không cố định nên lãitiền vay được tính và trả hàng tháng theo phương pháp tích số
Trang 14- Đối với vay dài hạn để đầu tư cho máy móc thiết bị, loại tài sản này saukhi lắp đặt hoàn thành sẽ sử dụng ngay nên việc trả nợ được thực hiện theođịnh kỳ dựa trên số khấu hao định kì của máy móc thiết bị và một số nguồnkhác.
- Đối với vay dài hạn để đầu tư xây dựng cơ bản thì trong quá trình xâydựng cơ bản để hoàn thành công trình, lãi tiền vay được tính vào giá trị côngtrình Vì vậy toàn bộ quá trình đi vay được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn vay vốn để đầu tư XDCB thông qua từng lần giải ngân trongthời gian XDCB
Giai đoạn xác định lại số tiền vay sau khi hoàn thành công trình Số nàybằng tổng số tiền đã dải ngân cộng thêm lãi tiền vay tính đến thời điểm hoànthành công trình Do vậy, sau khi hoàn thành công trình và quyết toán đượcduyệt doanh nghiệp sẽ xác nhận với ngân hàng số nợ chính thức cũng như kìhạn trả nợ; kế hoạch trả nợ định kì theo số tiền khấu hao của công trình và cácnguồn khác
- Chi phí đi vay bao gồm: chi phí lãi tiền vay ngắn/dài hạn, lãi tiền vaytrên các khoản thấu chi; chi phí trong quá trình làm thủ tục vay; chi phí lãithuê tài sản thuê tài chính; phân bổ chiết khấu trái phiếu và phụ trội trái phiếuphát sinh khi vay vốn phát hành bằng trái phiếu
- Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳkhi phát sinh, trừ trường hơp được vốn hóa theo chuẩn mực kế toán
- Chi phí đi vay liên quan đến đầu tư xây dựng hoặc tài sản dở dang khi có
đủ điều kiện vốn hóa thì đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định tại chuẩnmực kế toán “Chi phí đi vay”
Trang 151.1.3 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với các khoản vay
Các khoản vay liên quan đến lợi ích của bên thứ ba, cũng liên quan trựctiếp đến nghĩa vụ trả nợ của Doanh nghiệp Việc theo dõi, kiểm soát cáckhoản vay cần phải được Doanh nghiệp tiến hành liên tục từ khi xuất hiện nhucầu vay vốn đến khi hoàn tất nghĩa vụ trả nợ, đảm bảo các khoản vay đượcquản lý, theo dõi một cách chính xác nhằm giúp đơn vị có những thông tin kịpthời về các khoản vay phục vụ cho kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh cũngnhư tránh các nghĩa vụ pháp lí không cần thiết khác có thể phát sinh
Các bước kiểm soát đối với các khoản vay
- Lập kế hoạch vay vốn
- Phê duyệt kế hoạch vay vốn
- Thực hiện các thủ tục vay vốn cần thiết
- Ký hợp đồng tín dụng hoặc khế ước cho vay
- Thực hiện nhận các khoản vay và ghi sổ theo dõi các khoản vaynày
Cách thức kiểm soát của doanh nghiệp đối với các khoản vay:
Xây dựng và ban hành các quy định về quản lý các công việc liên quanđến các khoản vay Những quy định này có thể chia làm hai loại:
+ Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ củangười hay bộ phận có liên quan đến xử lý trong các công việc xét duyệt vàphê chuẩn các khoản vay; trong việc sử dụng vốn vay và thanh toán vốn vay,
…
Trang 16+ Quy định về trình tự, thủ tục KSNB thông qua trình tự, thủ tục thựchiện, xử lý công việc: trình tự, thủ tục xét duyệt kế hoạch vay; trình tự, thủ tụctiến hành vay, theo dõi và trả, nợ gốc,…
Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nóitrên: tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quán triệt về chức năng,nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định theo đúng thiết kế…
Trong tổ chức hoạt động KSNB đối với các khoản vay (thiết kế và vậnhành) phải được tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản:
+ Thực hiện nguyên tắc phân công, phân nhiệm: phân công riêng biệt đốivới các bước phê chuẩn, quản lý hoạt động vay trả tiền vay; đảm bảo công việcđược thực hiện trôi chảy và cũng tăng các đầu mối chịu trách nhiệm kiểm soát
+ Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống: nguyên tắcnày đòi hỏi phải tách biệt giữa các khâu công việc có liên quan có khả năngchi phối làm sai lệch thông tin tài chính (như giữa khâu phê chuẩn kế hoạchvay với khâu thực hiện vay; giữa khâu thực hiện vay, theo dõi các khoản vayvới khâu giữ quỹ,…)
+ Thực hiện nguyên tắc phê chuẩn, ủy quyền: đơn vị phải có các quy định
rõ ràng về thẩm quyền của từng cấp đối với việc phê chuẩn các kế hoạch vay;quản lý hoạt động vay và hoàn trả tiền vay phù hợp với chính sách mua hàng củaCông ty
- Tổ chức và kiểm soát hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán: đảm bảocho chứng từ kế toán tại DN phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháplập, ký chứng từ
1.1.4 Tổ chức công tác kế toán đối với các khoản vay
a) Đối với các khoản gốc vay:
Trang 17- Kế toán sử dụng: TK 341: Vay và nợ thuê tài chính
- Chứng từ kế toán: Hợp đồng tín dụng, khế ước vay nợ; Giấy báo nợ,giấy báo có; chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay; Xác nhận về số tiền vay
và kế hoạch trả nợ định kì của bên ngân hàng nơi mở tài khoản tiếp nhận tiềnvay cũng như của đối tượng cho vay
- Sổ sách kế toán sử dụng: Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 341
- Nguyên tắc hạch toán các khoản vay:
Kế toán các khoản vay phải theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, sốtiền vay đã trả (gốc và lãi vay), số tiền còn phải trả theo từng đối tượng chovay, theo từng hợp đồng tín dụng, khế ước vay
Trường hợp vay bằng ngoại tệ, hoặc trả nợ vay bằng ngoại tệ phải theodõi chi tiết gốc ngoại tệ riêng và quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷgiá mua vào chuyển khoản của Ngân hàng nơi nhận tiền vay tại thời điểmphát sinh giao dịch
Các khoản chênh lệch tỷ giá ở thời điểm vay và thời điểm trả nợ vayphát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại nợ vay bằngngoại tệ cuối năm tài chính (Giai đoạn SXKD) của các khoản mục tiền tệ cógốc ngoại tệ được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạtđộng tài chính trong năm
Đối với các khoản vay bằng vàng bạc, đá quý, kế toán phải mở sổ chitiết theo dõi cả chỉ tiêu số lượng và giá trị theo đúng quy định của doanhnghiệp
Riêng đối với các khoản vay dài hạn:
Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh của hoạt động đầu tư XDCB(giai đoạn trước hoạt động) được hạch toán vào TK 413 - “Chênh lệch tỷ giáhối đoái” và được xử lý theo quy định.Quy trình hạch toán kế toán đối với cáckhoản gốc vay:
Trang 18- Đối với các khoản vay ngắn hạn:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán vay ngắn hạn
Lãi do chênh lệch tỷ giá
Vay mua vật tư, hàng hóa cho SXKD
Vay ngắn hạn về nhập quỹ, chuyển vào tài khoản
Trang 19- Đối với các khoản vay dài hạn:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán vay dài hạn
b) Đối với các khoản lãi vay và các chi phí đi vay khác:
TK 221,222,223,244 Vay đầu tư, góp
Trang 20 Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳkhi phát sinh.
Trong trường hợp chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xâydựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó(được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực “Chiphí đi vay”
Trình bày các khoản vay trên Báo cáo tài chính
Các thông tin tài chính có liên quan đến các khoản vay bao gồm:
Các tài khoản kế toán:
- TK 3411: Các khoản vay: để hạch toán gốc vay các khoản vay
- TK 515: Doanh thu từ hoạt động tài chính: để hạch toán lãi do đánh giálại gốc vay gốc ngoại tệ
- TK 635: Chi phí tài chính: để hạch toán chi phí lại vay và lỗ do đánhgiá lại gốc vay gốc ngoại tệ
- TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái: để hạch toán lỗ-lãi do chếnh lệchđánh giá lại gốc vay trong thời gian xây dựng cơ bản
Các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán
- Mã số 320: Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
- Mã số 338: Vay và nợ thuê tài chính dài hạn
Các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh liên quan trựctiếp:
- Mã số 21: Doanh thu hoạt động tài chính
- Mã số 23: Chi phí lãi vay
Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác như chi phí quản lý doanh nghiệp,chi phí khác, … liên quan đến các chi phí đi vay khác
Trang 211.1.5 Đặc điểm của các khoản vay ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC
Số liệu liên quan đến các khoản vay thường là các số lớn, có liên quanđến lợi ích hợp pháp của bên thứ ba; do đó, việc kiểm toán các khoản vayluôn chiếm một vị trí quan trọng trong Kiểm toán Báo cáo tài chính
Các khoản vay ngắn hạn thường xuyên xuất hiện trong chu kì sản xuấtkinh doanh của đơn vị; việc vay nợ- đáo hạn có thể diễn ra trong thời gian rấtnhanh và liên tục, vì vậy sự thiếu sót trong việc kế toán ghi nhận và theo dõicác khoản vay, lãi vay rất dễ xảy ra Các khoản vay dài hạn, nhất là các khoảnvay lớn hay có gốc ngoại tệ, việc theo dõi qua các kì thường đi kèm với sựphức tạp của việc theo dõi dư nợ gốc- lãi vay cùng với việc thực hiện đánhgiá chênh lệch tỷ giá; khiến cho kế toán thường xuyên ghi nhận một cáchkhông chính xác số liệu cuối kì Đặc biệt trong trường hợp đơn vị có sự thayđổi nhân sự bộ máy kế toán hay có những phụ lục bổ sung hợp đồng vay thiviệc theo dõi càng trở nên phức tạp và tiềm ẩn nhiều sai phạm
Trong trường hợp vay để phục vụ mục đích xây dựng cơ bản, sản xuấttài sản dở dang thì việc vốn hóa chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến xâydựng cơ bản, sản xuất tài sản sở dang thường xuyên chứa dựng các sai phạm
Đó có thể vốn hóa sai chi phí đi vay, không phân bổ hết chi phí đi vay vào chiphí trong kì do quá lớn nhắm làm đẹp BCTC
Ngoài ra, các khoản vay cũng có ảnh hưởng đến Báo cáo lưu chuyểntiền tệ với số tiền lớn của mình cũng như có thể được làm giả hay làm thậtnhưng không có số phát sinh để nhắm nhiều mục đích che đậy BCTC
Vì vậy, việc Kiểm toán các khoản vay luôn phải được tiến hành chặtchẽ, toàn diện: xác nhận độc lập bên thứ ba; tính toán lãi vay, chi phí vốn hóatoàn bộ và độc lập; xem xét tính tới hạn, quá hạn của các khoản vay cũng nhưxem xét đến cả giả thiết về tính hoạt động liên tục của đơn vị;…nhằm đưa ra
Trang 22kết luận chính xác nhất về tính trung thực, hơp lý của các khoản vay cũng nhưcủa tổng thể BCTC.
1.2 KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.2.1 Các thông tin tài chính có liên quan đến các khoản vay
Các thông tin tài chính có liên quan đến các khoản vay bao gồm:
Các tài khoản kế toán:
- TK 3411: Các khoản vay: để hạch toán gốc vay các khoản vay
- TK 515: Doanh thu từ hoạt động tài chính: để hạch toán lãi do đánh giálại gốc vay gốc ngoại tệ
- TK 635: Chi phí tài chính: để hạch toán chi phí lại vay và lỗ do đánhgiá lại gốc vay gốc ngoại tệ
- TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái: để hạch toán lỗ-lãi do chếnh lệchđánh giá lại gốc vay trong thời gian xây dựng cơ bản
Các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán
- Mã số 320: Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
- Mã số 338: Vay và nợ thuê tài chính dài hạn
Các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh liên quan trực tiếp:
- Mã số 21: Doanh thu hoạt động tài chính
- Mã số 23: Chi phí lãi vay
Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác như chi phí quản lý doanh nghiệp,chi phí khác,… liên quan đến các chi phí đi vay khác
1.2.2 Mục tiêu kiểm toán các khoản vay
Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độtrung thực hợp lý của BCTC được kiểm toán, mục tiêu của kiểm toán khoảnmục vay là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp để từ đó đưa ra lời xác
Trang 23quan đến khoản mục vay Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài liệu
có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các khoản mục có liên quan(Chi phí lãi vay, vốn hóa chi phí lãi vay vào giá trị công trình )
Để đạt được mục tiêu kiểm toán nói chung, KTV phải đạt được các mụctiêu kiểm toán cụ thể đối với khoản mục vay Mục tiêu kiểm toán cụ thể đốivới khoản mục vay là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp nhằm xácnhận về sự đảm bảo các CSDL liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế và số dưtài khoản vay trên BCTC
Bảng 1.1 Bảng về các mục tiêu kiểm toán cụ thể đối với nghiệp vụ vay
Sự phát sinh Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến các khoản vay được ghi sổ
trong kỳ là thực tế phát sinh, không có nghiệp vụ ghi khống Tính toán, đánh
giá
Đảm bảo các nghiệp vụ liên quan đến các khoản vay được đánh giá theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính toán đúng đắn, không có sai sót.
Đầy đủ Các nghiệp vụ liên quan đến các khoản vay phát sinh trong kỳ
phải được phản ánh theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán Đúng đắn Các nghiệp vụ liên quan đến các khoản vay phát sinh trong kỳ
đều được phân loại đúng đắn theo các quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và các quy định đặc thù của doanh nghiệp; Các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán
Đúng kỳ Các nghiệp vụ liên quan đến các khoản vay đều hạch toán đúng
kỳ mà nghiệp vụ đó phát sinh.
Trang 24Bảng 1.2 Bảng về các mục tiêu kiểm toán cụ thể số dư tài khoản vay
Sự hiện hữu, quyền
và nghĩa vụ
Các khoản vay được doanh nghiệp trình bày trên BCTC là thực tế đang tồn tại và thuộc nghĩa vụ của Doanh nghiệp Tính toán Việc tính toán xác định số dư các khoản vay là đúng đắn,
không có sai sót.
Đánh giá Số dư các tài khoản vay được đánh giá theo đúng quy định
của chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp.
Đầy đủ Toàn bộ các khoản vay cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên
BCTC (không ghi trùng hoặc bỏ sót).
Đúng đắn Các khoản vay phải được phân loại đúng đắn để trình bày
Trình bày và công
bố
Các khoản vay được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.
Để đạt được mục tiêu kiểm toán cuối cùng, trong quá trình kiểm toán,KTV phải khảo sát và đánh giá lại hiệu lực trên thực tế của hoạt động KSNBđối với khoản mục vay để làm cơ sở thiết kế và thực hiện các khảo sát cơ bản
Trang 251.2.3 Các căn cứ của kiểm toán các khoản vay
Các nguồn tài liệu (hay các căn cứ ) cụ thể để kiểm toán rất phong phú,
đa dạng về hình thức, nguồn gốc và nội dung Có thể khái quát về các nguồntài liệu (các căn cứ) chủ yếu gồm:
- Các chính sách, quy chế, quy định về kiểm soát nội bộ đối với các khoảnvay mà đơn vị đã áp dụng trong công tác quản lý và kiểm soát nội bộ;
- Các BCTC chủ yếu có liên quan, gồm Bảng cân đối kế toán (báo cáo cácthông tin tài chính như vay ngắn hạn, vay dài hạn), Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh (báo cáo các thông tin tài chính như chi phí lãi vay), Báo cáo lưuchuyển tiền tệ (báo cáo các thông tin tài chính như: tiền vay ngắn hạn, dài hạnnhận được; tiền chi trả nợ gốc vay, tiền chi trả lãi vay), Bản thuyết minh báocáo tài chính (báo cáo các thông tin chi tiết về các khoản vay, chi phí lãi vay);
- Các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của các tài khoản chủ yếu liên quan đếncác khoản vay như TK 311, TK 315, TK 341, TK 635…
- Các chứng từ ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến các khoản vay đãphát sinh và là căn cứ ghi sổ kế toán Các chứng từ kế toán chủ yếu và phổbiến như các hợp đồng vay, Giấy báo nợ, báo có của ngân hàng;
- Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến các khoản vay như: Hợp đồng tíndụng, kế hoạch vay và trả nợ vay…
1.2.4 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán các khoản vay
Về chứng từ
- Hợp đồng vay cá nhân không ghi rõ số chứng minh nhân dân của người vay
- Các khoản vay hợp đồng hết hạn không ký hợp đồng gia hạn
- Hợp đồng không phải giám đốc công ty ký nhưng không có ủy quyền
Trang 26- Đơn vị đang thực hiện ký với nhiều cán bộ công nhân viên tại các bộ phậntrong công ty trên một hợp đồng vay mà không thực hiện ký hợp đồng vayvới từng người riêng biệt
Về vấn đề theo dõi chi tiết
- Chưa mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản vay có gốc ngoại tệ theonguyên tệ
- Hạch toán chi tiết các khoản vay theo từng dự án, công trình; chưa tổng hợpđược theo dõi được theo đối tượng cho vay, khế ước/ hợp đồng vay Do vậykhi cần tổng hợp thông tin và đối chiếu số liệu với bên cho vay, cán bộ kếtoán phải mất rất nhiều thời gian, công sức để làm các báo cáo này một cáchthủ công trên Microsoft Excel mà không thể khai thác được thế mạnh của việc
vị Khi gửi các Thông báo hạch toán, kế toán Công ty không gửi kèm bản saocác chứng từ gốc như bảng tính lãi của Ngân hàng, sổ phụ ngân hàng về sốgiải ngân khoản vay, chứng từ thanh toán nợ gốc làm cơ sở đầy đủ cho việcghi sổ Do vậy cán bộ kế toán đơn vị trực thuộc chỉ có thể ghi sổ theo thôngbáo của Công ty mà không thể chủ động kiểm tra, rà soát lại số liệu đã hạchtoán Bên cạnh đó do số lượng vay lớn, đầu công trình nhiều, việc ghi sổ lạiđược thực hiện ở nhiều đầu mối khác nhau nên các cán bộ được giao quản lý
Trang 27các khoản vay trên Văn phòng Công ty cũng không thể rà soát hết được việchạch toán tại các đơn vị cấp dưới.
Do một phần ảnh hưởng của hệ thống thông tin ở các đầu mối thiếu đầy
đủ, nên việc ghi nhận chi phí lãi vay của một số dự án có sự nhầm lẫn nhưngkhông được phát hiện kịp thời như:
+ Lãi vay của một số công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng,nhưng vẫn hạch toán vào giá trị công trình
+ Lãi vay công trình chưa hoàn thành được ghi nhận vào chi phí trong kỳ
- Chưa đánh giá số dư công nợ ngoại tệ tại thời điểm cuối năm
- Một số đơn vị chưa đánh giá, phân loại các khoản vay theo thời hạn thanhtoán tại thời điểm cuối năm
- Việc ghi nhận các khoản chi phí lãi vay thường theo thời điểm nhận đượcthông báo tính lãi theo kỳ của bên cho vay Do vậy một số khoản chi phí lãivay của năm nay lại được ghi nhận vào chi phí của năm sau và một số khoảnlãi vay của năm nay lại chưa được ước tính vào chi phí năm nay do chưa cóthông báo của bên cho vay
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂMTOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐỘCLẬP THỰC HIỆN
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộckiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trịlàm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trênBCTC, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba bướcsau và đây cũng là quy trình kiểm toán áp dụng cho kiểm toán các khoản vay
và các khoản mục khác trong kiểm toán BCTC
Trang 28Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”,
kế hoạch kiểm toán bao gồm 3 bộ phận:
- Kế hoạch chiến lược
- Kế hoạch kiểm toán tổng thể
- Chương trình kiểm toán
Nội dung cụ thể lập kế hoạch kiểm toán đối với khoản mục vay bao gồm:
1 Thu thập thông tin về các khoản vay
Các thông tin cơ sở cần thu thập đối với các khoản vay là: các thông tinchung về khách hàng như lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính để đánh giátính hợp lý chung quy mô, cơ cấu các khoản vay; KSNB đối với các khoảnvay, sơ đồ hạch toán các khoản vay, tổ chức bộ máy kế toán Từ những hiểubiết trên KTV đánh giá RRTT, RRKS đối với khoản mục vay từ đó thiết kếchương trình kiểm toán thích hợp
2 Thực hiện thủ tục phân tích cho các khoản vay
Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khoản mục này khilập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về công tác kiểm toáncác khoản vay
Việc phân tích các khoản vay gồm việc so sánh các thông tin về cáckhoản vay theo kỳ kinh doanh, từng đối tượng cho vay, so sánh giữa thực tếcác khoản chi phí lãi phải trả thực tế với kế hoạch, dự tính; so sánh các khoản
Trang 29vay ngắn hạn dài hạn với nhau; so sánh giữa các thông tin về các khoản vaytrong cơ cấu vốn với các nguồn vốn khác.
Mục đích phân tích các khoản vay: Giúp KTV xác định nội dung, lịch
trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác trong quy trình kiểm toán cáckhoản vay
Mức độ tin cậy của quy trình phân tích khoản mục vay: Kết quả của quy
trình phân tích tùy thuộc 4 yếu tố: tính trọng yếu của tài khoản vay,các thủ tụckiểm toán khác có cùng một mục tiêu kiểm toán; độ chính xác có thể dự kiếncủa quy trình phân tích; đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát khoảnmục này
Điều tra các yếu tố bất thường của khoản mục vay: Nếu kết quả phân
tích khoản mục có chênh lệch trọng yếu, phải thực hiện các thủ tục điều tra đểthu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp
3 Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán các khoản vay
Đối với khoản mục vay, KTV cần xác định giá trị của nó chiếm trongtổng giá trị tài sản: nếu dưới 10% giá trị tài sản: không được coi là trọng yếu;
từ 10% đến 15% giá trị tài sản: có thể trọng yếu; trên 15%: chắc chắn trọngyếu
Đánh giá rủi ro là việc dựa trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho
toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năngxảy ra sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoảnmục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chươngtrình cho từng khoản mục Công việc này gọi là đánh giá rủi ro kiểm toán
Mức độ rủi ro được xác định theo mô hình sau:
AR = IR x CR x DR → DR CR AR DR
.
Trang 30Trong đó: AR: rủi ro kiểm toán.
IR: rủi ro tiềm tàng
CR: rủi ro kiểm soát
DR: rủi ro phát hiện
Công việc khởi đầu cho việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán các
khoản vay là đánh giá rủi ro kiểm toán Mức rủi ro kiểm toán mong muốn
được xác định cho khoản mục vay ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoán Rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Một là, mức độ người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC cũng nhưtin tưởng vào số liệu
Hai là, khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báocáo kiểm toán được công bố Nhất là các chỉ tiêu này ảnh hưởng đến khả năngthanh toán của doanh nghiệp Nếu số dư các khoản vay cao, các yếu tố kháckhông thay đổi thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá tốt vàngược lại
Sau khi đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm
tàng Rủi ro tiềm tàng đối với các khoản vay được hiểu là sự nghi ngờ một số
dư các tài khoản vay trong một nghiệp vụ nào đó mà sai sót có thể xảy ra.Rủi ro này liên quan đến hoạt động và ngành nghề hoạt động kinh doanh củakhách hàng Việc đánh giá rủi ro cố hữu phụ thuộc vào:
Một là, bản chất kinh doanh của khách hàng;
Hai là, tính trung thực của ban giám đốc;
Ba là, kết quả các lần kiểm toán trước;
Bốn là, hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn;
Trang 31Năm là, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên;
Sáu là, các ước tính kế toán;
Bảy là, số lượng tiền của các số dư tài khoản các khoản vay
Bằng chứng kiểm toán cần thu thập được xác định dựa trên kết quả củaviệc đánh giá rủi ro kiểm toán Mối quan hệ giữa số lượng bằng chứng kiểmtoán cần thu thập và rủi ro kiểm toán được thể hiện qua Bảng sau:
Bảng 1.3 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán với số lượng bằng chứng
kiểm toán
Trường
hợp
Rủi ro kiểm toán
Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Rủi ro phát hiện
Số lượng bằng chứng cần thu thập
4 Tìm hiểu hệ thống kiểm toán nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục vay.
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi
ro kiểm soát là một phần việc hết sức quan trọng mà kiểm toán viên phải thựchiện trong một cuộc kiểm toán
Trang 32Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán các khoản vay
có sự khác nhau với những mục tiêu cụ thể khác nhau, các quá trình kiểm soátchủ yếu khác nhau Nhưng đánh giá chung về hệ thống KSNB của các khoản vay bao gồm các nội dung sau:
Các thể thức đạt được sự hiểu biết: chủ yếu dựa vào 3 phương pháp: chứng
minh bằng tài liệu là bản tường thuật, sơ đồ và bảng câu hỏi về KSNB
Bảng 1.4 Bảng câu hỏi kiểm soát nội bộ đối với khoản vay
1 Môi trường kiểm soát
Việc ghi chép các phiếu vay nợ có được thực hiện bởi một người mà không tham gia ký hoặc kiểm tra chúng hay không?
2 Mục tiêu căn cứ hợp lý Các chứng từ vay đã trả có được xoá sổ, đóng
dấu, trả nợ và ghi vào sổ không,
3 Mục tiêu về tính đầy đủ Tất cả các khoản vay mượn đã phê chuẩn đều
được kiểm tra, theo dõi?
4 Mục tiêu phê chuẩn
Các khoản vay mượn đều được phê chuẩn bởi Giám đốc, trưởng phòng tài chính hay không?
Có bao nhiêu chữ ký được đòi hỏi trên phiếu vay nợ?
5 Mục tiêu đánh giá
chính xác.
Các khoản vay định kỳ có được đối chiếu với các xác nhận của ngân hàng, chủ nợ hay không?
6 Mục tiêu phân loại.
Các thông tin đã có trong các tài khoản để lập Báo cáo tài chính có được phân loại thành nguồn vay ngắn, dài hạn hay nợ dài hạn đến hạn trả một cách hợp lý và chính xác hay không?
7 Mục tiêu chuyển sổ
chính xác.
Những khoản vay trên sổ phụ định kỳ được đối chiếu với sổ cái?
8 Mục tiêu thời hạn Lãi của các khoản vay và lãi cộng dồn được tính
đúng ngày đáo hạn và ngày trên BCTC ?
Trang 33Sau khi kiểm toán viên có được thông tin mô tả và bằng chứng về cáchthiết kế cùng quá trình hoạt động của cơ cấu kiểm soát nội bộ, kiểm toán viênthực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát theo mục tiêu chi tiết:
Nhận diện các mục tiêu kiểm soát.
Bảng 1.5 Nhận diện các mục tiêu kiểm soát STT Các mục tiêu kiểm soát nội bộ các khoản vay Nhận xét
1 Các khoản nợ ghi sổ là có thật (căn cứ hợp lý), Ít khi xét đến
2
Các nghiệp vụ nợ phải có sự phê chuẩn đúng đắn (sự phê
chuẩn)
Rất quan trọng
3
Các nghiệp vụ nợ hiện có phải được ghi sổ đầy đủ (tính đầy
4 Các khoản nợ, lãi được tính toán chính xác (sự đánh giá) Quan trọng
5 Các khoản nợ, vay được phân loại chính xác,(sự phân loại ) Quan trọng
6
Các nghiệp vụ vay, nợ được ghi sổ đúng theo thời điểm phát
7
Các nghiệp vụ vay, nợ được ghi đầy đủ trên các sổ chi tiết
và được chuyển đúng đắn sang sổ tổng hợp (sự chuyển sổ
và tổng hợp)
Quan trọng
Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù: Các quá trình kiểm soát
quan trọng đối với các khoản vay:
+ Sự phê chuẩn đúng đắn đối với các khoản tiền vay Trách nhiệm đốivới việc vay phải được trao cho Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc ban quản
lý cấp cao Nói chung, phải có hai chữ ký người có quyền hạn đúng đắn trêntất cả các hợp đồng, khế ước vay tiền Số tiền của khoản vay, lãi suất, phươngthức hoàn trả và các tài sản cá biệt cầm cố là tất cả các phần của hợp đồng
Trang 34được phê chuẩn Bất cứ khi nào các khoản vay được gia hạn thì chúng cũngphải chịu các thủ tục phê chuẩn tương tự như các thủ tục của việc vay mới.+ Các quá trình kiểm soát đầy đủ đối với việc hoàn trả vốn gốc và tiềnlãi Các nghiệp vụ hoàn trả vốn gốc và tiền lãi phải có đầy đủ chứng từ đượcphê duyệt đầy đủ Kế toán tiến hành ghi sổ cũng phải lưu trữ các chứng từliên quan này.
+ Chứng từ và sổ sách đúng đắn Chúng bao gồm việc theo dõi các sổphụ và quá trình kiểm soát các chứng từ đã thanh toán do một người có tráchnhiệm thực hiện Các chứng từ vay đã thanh toán phải được huỷ bỏ hoặc giữlại dưới sự quản lý của một viên chức có thẩm quyền
Quá trình kiểm tra độc lập định kỳ: Định kỳ, sổ sách chi tiết về các
khoản vay phải được so sánh với sổ cái tổng hợp và so sánh với sổ sách củangười giữ các chứng từ vay, việc này do một nhân viên không có trách nhiệmtheo dõi sổ chi tiết thực hiện Cùng lúc đó, một người độc lập phải tính lại phítổn tiền lãi trên các chứng từ vay để khảo sát tính chính xác và tính đúng đắncủa quá trình ghi sổ
+ Nhận diện và đánh giá các nhược điểm;
+ Nhận diện các quá trình kiểm soát hiện có;
+ Nhận diện sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát chủ yếu;
+ Xác định khả năng các sai phạm có thể xảy ra
Đánh giá RRKS : RRKS được đánh giá theo từng mục tiêu kiểm soát chi tiết
5 Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán.
Chương trình kiểm toán các khoản vay là những dự kiến chi tiết về các
Trang 35công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công laođộng giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quancần sử dụng và thu thập để đạt được mục tiêu kiểm toán khoản mục vay.Thông thường chương trình kiểm toán được thiết kế thành hai phần: Khảo sátkiểm soát và khảo sát cơ bản (bao gồm: thủ tục phân tích và thủ tục kiểm trachi tiết nghiệp vụ và số dư).
1.3.2 Thực hiện kiểm toán các khoản vay.
Thực hiện kiểm toán các khoản vay bao gồm: thực hiện khảo sát kiểmsoát và thực hiện khảo sát cơ bản
1 Thực hiện thủ tục khảo sát kiểm soát
Mục đích khảo sát kiểm soát: dựa trên cơ sở kết quả khảo sát về KSNB,KTV sẽ xác định phạm vi kiểm toán và thiết kế các khảo sát cơ bản thích hợp.Việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các khoản vay cũng được thựchiện theo 4 bước cụ thể:
Thứ nhất, thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay và
mô tả chi tiết hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc.
Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay dựa trênbốn yếu tố chính: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán các khoản vay, cácthủ tục kiểm soát và hệ thống kiểm toán nội bộ
Thứ hai, đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát các khoản vay
RRKS được đánh giá thông qua những hiểu biết về hệ thống KSNB đãđược tiến hành ở trên Nếu hệ thống KSNB đối với khoản vay được thiết kế
và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và ngược lại
Thứ ba, thực hiện thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ)
Trang 36Mục đích của thử nghiệm này là thu thập bằng chứng về sự hiện hữu củacác quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số
dư và nghiệp vụ các khoản vay
KTV thường sử dụng các thủ tục chủ yếu như: phỏng vấn, quan sát,kiểm tra tài liệu và thực hiện lại…
Thứ tư, lập bảng đánh giá hệ thống KSNB.
Bảng đánh giá hệ thống KSNB bao gồm: Mục tiêu kiểm toán đối với vaynợ; thông tin mô tả thực trạng vay, bản chất và tính hệ trọng các rủi ro tươngứng; nguyên tắc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát; đánh giá về hệthống KSNB đối với khoản mục này
2 Thực hiện khảo sát cơ bản
Thực hiện thủ tục phân tích
Đối với khoản mục vay thì các thủ tục phân tích được áp dụng thường là:
- Một là, So sánh số dư tài khoản vay năm nay so với năm trước So sánh cáckhoản vay chưa trả theo từng đối tượng của năm nay với năm trước
- Hai là, So sánh tỷ lệ các khoản vay (kể cả ngắn hạn và dài hạn)/tổng nguồnvốn của năm nay với năm trước để thấy được sự biến động, đồng thời so sánhvới chỉ tiêu của ngành để thấy được tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn
- Ba là, Tính toán lại số dư khoản mục vay ngắn/dài hạn và so sánh với số liệu
do công ty ghi chép So sánh tổng số dư các khoản vay, lãi vay và phải trảnăm nay với năm trước
- Bốn là: Tính toán lại chi phí lãi vay trên cơ sở lãi suất ngân hàng theo quiđịnh và các khoản phải trả hàng tháng
Khi có sự thay đổi đột biến, có sự chênh lệch hoặc nghiệp vụ bất thường,
Trang 37KTV xem xét lại cách hạch toán, cách ghi chép số liệu xem có sai sót gìkhông? Nếu không thì phỏng vấn nhân viên kế toán phụ trách phần hành đó.
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Đối với các khoản mục cụ thể, tùy thuộc vào từng mục tiêu mà KTV thiết
kế các thủ tục kiểm tra chi tiết phù hợp Sau đây là các thủ tục kiểm tra chitiết được thiết kế cho khoản mục vay
Trang 38Bảng 1.6 Bảng thủ tục kiểm tra chi tiết số dư
1
Kiểm tra CSDL “sự hiện
hữu” Các khoản vay ghi
trên sổ kế toán là thực tế
tồn tại.
+ Đối chiếu danh sách chi tiết những người cho vay với sổ chi tiết, biên bản đối chiếu công nợ (nếu có)
+ Lập và gửi thư xác nhận đến một số những người cho vay có số dư lớn hoặc phát sinh lớn + Đối chiếu số xác nhận với số dư trên sổ chi tiết Kiểm tra nếu có sự khác biệt Trường hợp không nhận được thư xác nhận, kiểm tra việc thanh toán các khoản vay sau ngày lập báo cáo tài chính.
với quy định của chế độ
kế toán và nhất quán với
số liệu trên sổ kế toán.
- Kiểm tra thông tin trình bày trên BCTC về các
khoản vay có phù hợp với quy định của chế độ kế toán không
- Kiểm tra sự nhất quán số liệu trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị và với bảng tổng hợp do KTV lập
Trang 39Bảng 1.7 Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ
1
Kiểm tra CSDL “sự phát
sinh” các nghiệp vụ vay,
trả nợ tiền vay, lãi vay là
- So sánh, đối chiếu bút toán ghi sổ các TK 311,
TK 341,TK 635 với các TK đối ứng (TK 111, TK 112…)
3
Kiểm tra CSDL “phân
loại và hạch toán đầy
đủ”: Các nghiệp vụ phát
sinh liên quan đến các
khoản vay đều được ghi
sổ đầy đủ, không ghi
trùng hay bỏ sót
- Kiểm tra, so sánh số lượng bút toán ghi sổ liên quan đến các khoản vay với số lượng chứng từ tương ứng để phát hiện các trường hợp ghi nhầm hay bỏ sót
4
Kiểm tra CSDL “phân
loại, hạch toán đúng
đắn”: Các nghiệp vụ
phát sinh liên quan đến
các khoản vay được ghi
nhận đúng nguyên tắc
kế toán,
- Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự
rõ ràng, đầy đủ thông tin đảm bảo không lẫn lộn giữa nghiệp vụ vay với nghiệp vụ phải trả khác.
- Kiểm tra việc hạch toán chính xác về số liệucủa nghiệp vụ
- Kiểm tra việc hạch toán các nghiệp vụ đúng quan hệ đối ứng tài khoản
- Kiểm tra đối chiếu ngày ghi nhận nghiệp vụ vào
sổ kế toán với ngày tháng phát sinh nghiệp vụ.
Trang 401.3.3 Kết thúc,tổng hợp và hoàn tất công việc kiểm toán các khoản vay
Giai đoạn kết thúc kiểm toán thường bao gồm các công việc như tổnghợp kết quả kiểm toán, hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán
về khoản mục vay