Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Áđược tham gia vào các cuộc kiểm toán thực tế tại các doanh nghiệp em nhận thấyrằng, tuy các nghiệp vụ liên quan đến kh
Trang 1HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LÊ THỊ HẠNH Lớp: CQ57/22.07
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ CHÂU Á THỰC HIỆN.
Chuyên ngành : Kiểm toán
Mã số : 22 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS Thịnh Văn Vinh
Hà Nội – 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế tạiđơn vị thực tập
Tác giả luận văn
Lê Thị Hạnh
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
1.1 Lý luận chung về khoản mục chi phí trả trước
1.1.1.Khái quát chung về khoản mục chi phí trả trước
1.1.2 Đặc điểm của khoản mục Chi phí trả trước ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán trên BCTC
1.1.3 Hoạt động kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với khoản mục Chi phí trả trước
1.2 Khái quát về kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong Kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí trả trước
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC
1.2.3 Khảo sát kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Chi phí trả trước
1.2.4 Một số sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán độc lập thực hiện
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
1.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trang 4CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ CHÂU Á THỰC HIỆN
2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Kiểm Toán và Định Giá Châu Á
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á
2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, các dịch vụ chủ yếu mà Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á cung cấp
2.1.3 Đặc điểm đoàn kiểm toán
2.1.4 Hệ thống hồ sơ kiểm toán
2.1.5 Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán
2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á thực hiện
2.2.1 Giai đoạn lập kế hạch kiểm toán
2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
2.3 Đánh giá về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á thực hiện
2.3.1 Ưu điểm
2.3.2 Hạn chế của quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước 101
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 104
CHƯƠNG 3: 105
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ CHÂU Á THỰC HIỆN 105
3.1 Định hướng phát triển và sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á thực hiện 105
Trang 53.1.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu
Á 105
3.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC do Công ty Kiểm toán và Định giá Châu Á thực hiện 106
3.2 Những nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á thực hiện 107
3.2.1 Những nguyên tắc hoàn thiện 107
3.2.2 Những yêu cầu hoàn thiện 107
3.3 Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á thực hiện 108
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện trong khâu lập kế hoạch kiểm toán 108
3.3.2 Hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán 110
3.3.3 Giải pháp hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán 111
3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp 112
3.4.1 Về phía cơ quan nhà nước 112
3.4.2 Về phía hiệp hội nghề nghiệp 112
3.4.3 Về phía KTV và công ty Kiểm toán 113
3.4.4 Về phía công ty khách hàng 114
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 116
KẾT LUẬN 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7TSCĐ Tài sản cố định
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á 36
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu nhân viên theo trình độ học vấn 38
Sơ đồ 1.3 Cơ cấu nhân viên theo loại hình đào tạo 38
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Ma trận rủi ro đối với chi phí trả trước 19Bảng 1.2 Bảng xác định mức trọng yếu 21Bảng 2.1: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán vàĐịnh giá Châu Á năm 2020-2022 39Bảng 2.2: Xác định mức trọng yếu tổng thể - mức trọng yếu thực hiện 70Bảng 2.3: Các nghiệp vụ phát sinh tăng Chi phí trả trước trong kỳ 90
Trang 9DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 2.1: GTLV 120 chấp nhận và duy trì khách hàng cũ 120
Phụ lục 2.2 GTLV A210: Hợp đồng kiểm toán số 0467/2022/HĐKT 127
Phụ lục 2.3: GTLV A230 - Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán 136
Phụ lục 2.4: Báo cáo kiểm toán độc lập 140
Trang 10MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, với bối cảnh cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thịtrường, thông tin tài chính trở thành một trong những nhân tố quan trọng thể hiệntình hình tài chính của doanh nghiệp, là cơ sở để các nhà đầu tư đưa ra quyết địnhđầu tư cho mình Những thông tin này cần phải được đảm bảo phản ánh một cáchtrung thực, hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp xét trên các khía cạnh trọngyếu Do đó, hoạt động kiểm toán được ra đời, đã và đang trở thành công cụ đắc lực
và cần thiết trong các hoạt động thẩm định thông tin, công khai minh bạch thông tintài chính và tư vấn phục vụ lợi ích của mọi chủ thể trong nền kinh tế Để đạt đượchiệu quả của một cuộc kiểm toán, KTV phải tiến hành thực hiện kiểm toán theotừng bộ phận của các thông tin được trình bày trên Báo cáo tài chính và xem xétmối liên hệ giữa các thông tin này để đưa ra được ý kiến kiểm toán về tình hình tàichính của đơn vị
Trong doanh nghiệp, chi phí trả trước tuy là khoản chi phí đã thực tế phát sinhnhưng lại có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kếtoán và có mối liên hệ mật thiết với các phần hành khác như: tiền, các khoản phảitrả, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, hàng tồn kho, doanh thu, lợinhuận… Do đó mọi sai phạm tồn tại trong chỉ tiêu này đều có thể dẫn đến những saiphạm trong các chỉ tiêu khác và ảnh hưởng trọng yếu đến tính trung thực, hợp lýcủa BCTC đồng thời đem lại những rủi ro lớn cho kiểm toán viên, công ty kiểmtoán và những người sử dụng thông tin Vì vậy trong mọi cuộc kiểm toán, kiểm toánchi phí trả trước là một trong những phần hành quan trọng, cần được quan tâm đúngmực
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Áđược tham gia vào các cuộc kiểm toán thực tế tại các doanh nghiệp em nhận thấyrằng, tuy các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục chi phí trả trước so với các khoảnmục khác trong năm phát sinh không nhiều, nhưng quy trình kiểm toán, theo dõi vàhạch toán chi phí trả trước vẫn còn tồn tại những sai phạm và rủi ro Điều này đưa
Trang 11đến một cái nhìn chưa thực sự chính xác về xu hướng biến động các chỉ tiêu tàichính tại đơn vị khách hàng Mặt khác, thực trạng Quy trình kiểm toán khoản mụcChi phí trả trước của công ty đang còn nhiều hạn chế, làm tăng nguy cơ xảy ra sai
sót trong quá trình thực hiện kiểm toán Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Hoàn
thiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á thực hiện.” để thực
hiện luận văn tốt nghiệp của mình
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về quy trình kiểm toánkhoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện
- Khảo sát thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trongkiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á thực hiện Qua
đó chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của các hạnchế đó trong quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toánBCTC
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trướctrong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á thựchiện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước
trong kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm
toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á thực hiện Đây làmột khoản mục trong kiểm toán Báo cáo tài chính, kết thúc kiểm toán không lậpBáo cáo kiểm toán
Trang 12+ Thời gian: BCTC của đơn vị khách hàng được lập có niên độ kế toán bắt đầu
từ 01/01/2022 kết thúc ngày 31/12/2022, thời gian kiểm toán Quý 1 năm 2023
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
- Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phép duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy khoa học logic, giúp tìm hiểu vềmối quan hệ giữa lý thuyết với thực tế trong việc áp dụng các quy trình, phươngpháp thực hiện việc kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước thực hiện bởi công tyKiểm toán và Định giá Châu Á
- Phương pháp kỹ thuật: Luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp phân
tích tài liệu, phương pháp chọn mẫu, nghiên cứu tổng hợp, ước lượng khả năng saisót, phỏng vấn khách hàng, đối chiếu so sánh tài liệu và thực tiễn được sử dụng tạicông ty Kiểm toán và Định giá Châu Á
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp thực tế tại đơn
vị khách hàng của công ty trong quá trình thực hiện kiểm toán
5 Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục các sơ đồ, bảng biểu, mở đầu, nội dung chính, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận Trong
đó nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả
trước trong kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong
kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á thực hiện
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả
trước trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Áthực hiện
Trang 13CHƯƠNG 1:
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
1.1 Lý luận chung về khoản mục chi phí trả trước
1.1.1 Khái quát chung về khoản mục chi phí trả trước
Theo điều 47 thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:
Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh mà doanh nghiệp bỏ
ra để mua một CCDC hay một số tài sản khác nhưng có liên quan đến kết quả hoạtđộng SXKD của nhiều kỳ kế toán, các khoản chi phí này được phân bổ lần lượt vàochi phí SXKD của từng kỳ
Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ kế toán phảicăn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thứchợp lý
Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trảtrước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và
số còn lại chưa phân bổ vào chi phí
Đối với các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ, trường hợp tại thời điểm lậpbáo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá,dịch vụ và doanh nghiệp sẽ chắc chắn nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thìđược coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và phải đánh giá lại theo tỷ giágiao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơidoanh nghiệp thường xuyên có giao dịch)
Trang 14Các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước, gồm:
- Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụngđất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ chosản xuất, kinh doanh nhiều kỳ kế toán
- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giaiđoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;
- Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủphương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản, ) và các loại lệ phí màdoanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;
- Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạtđộng kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;
- Chi phí đi vay trả trước về lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu ngay khi phát hành;
- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp khôngthực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phân bổ tối đa không quá 3 năm;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuêtài chính;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuêhoạt động;
- Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công tycon có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cóphát sinh lợi thế kinh doanh;
- Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều
kỳ kế toán
Chi phí nghiên cứu và chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghinhận là TSCĐ vô hình được ghi nhận ngay là chi phí sản xuất kinh doanh, khôngghi nhận là chi phí trả trước
Phân loại và trình bày khoản mục Chi phí trả trước trên BCTC
Trang 15Dựa vào thời gian phân bổ, chi phí trả trước được phân loại thành 2 loại: chi phítrả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài Đồng thời, trên Bảng cân đối kế toán, chiphí trả trước cũng được trình bày trên 2 chỉ tiêu là chi phí trả trước ngắn hạn và chiphí trả trước dài hạn.
- Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151): Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả
trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời gian không quá 12tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước ngắn hạn” là số dư Nợ chi tiết của tàikhoản 242 “Chi phí trả trước”
- Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261): Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước
để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳsản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước; Lợi thế thương mại vàlợi thế kinh doanh còn chưa phân bổ vào chi phí tại thời điểm báo cáo Số liệu đểghi vào vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn” là số dư Nợ chi tiết của tài khoản
242 “Chi phí trả trước”
Doanh nghiệp không được phép tái phân loại chi phí trả trước dài hạn thành chiphí trả trước ngắn hạn
Trên thuyết minh báo cáo tài chính, chi phí trả trước được trình bày trong mục
“Các chính sách kế toán áp dụng” cụ thể là “Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước”.Trong đó, kế toán phải làm rõ các nội dung sau:
- Nêu rõ chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanhtrong kỳ bao gồm những khoản chi phí nào
- Phương pháp và thời gian phân bổ chi phí trả trước
- Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại, lợi thế kinh doanh phátsinh khi cổ phần hóa
- Chi phí trả trước có được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn không?
Trang 161.1.2 Đặc điểm của khoản mục Chi phí trả trước ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán trên BCTC
Thứ nhất, Chi phí trả trước là một khoản mục nhỏ, có tần suất xuất hiện không
nhiều nhưng nó lại là một yếu tố quan trọng trên BCTC vì chi phí trả trước trongdoanh nghiệp thường có liên quan mật thiết với nhiều khoản mục khác trên BCTCnhư: tiền, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, các khoảnphải trả, hàng tồn kho, doanh thu, lợi nhuận… Cho nên nó là một khoản mục màsai phạm nếu xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến các khoản mục khác, làm sai lệch thôngtin trên cả BCĐKT và Báo cáo KQHĐKD Chính vì thế việc kiểm toán khoản mụcChi phí trả trước cần được quan tâm và chú trọng
Thứ hai, Chi phí trả trước bao gồm 2 phần chính là CPTT cho CCDC và CPTT
cho dịch vụ CPTT cũng liên quan đến TSCĐ, khi TSCĐ không đủ giá trị ghi nhậnthì sẽ được ghi nhận như CCDC và đưa vào chi phí trả trước Chi phí trả trướcmuốn ghi nhận đúng thì phải thỏa mãn các điều kiện nhất định, đòi hỏi KTV phải cóhiểu biết sâu sắc về các quy định theo thông tư và chuẩn mực kế toán hiện hànhcũng như nắm rõ bản chất nghiệp vụ mới có thể xác định
Thứ ba, khoản mục Chi phí trả trước có liên quan đến việc phân bổ vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ, cần phải có tiêu thức phân bổ hợp lý, bảng tổng hợpphân bổ được tính toán chính xác, phù hợp với quy định chế độ Trong trường hợp
DN thực hiện việc phân bổ sai giá trị CPTT cần phân bổ sẽ ảnh hưởng tới việc tínhtoán các chi phí trong kỳ, từ đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kì
và những kì sau Điều này đòi hỏi KTV cần xác định giá trị ban đầu của các khoảnchi phí phân bổ cho nhiều kì và cần phải tiến hành thực hiện tính toán lại việc phân
bổ nhằm đảm bảo việc thực hiện phân bổ của kế toán là đúng đắn và chính xác
Thứ tư, Chi phí trả trước đòi hỏi kế toán cần phải theo dõi chi tiết từng khoản
chi phí trả trước theo từng kì hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đốitượng chịu chi phí của từng kì kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí đểtuân thủ nguyên tắc trọng yếu Trong trường hợp không có sự theo dõi chi tiết, KTV
Trang 17phải chú ý tới rủi ro kế toán có thể trình bày sai hoặc việc CPTT đã hết thời gianphân bổ mà vẫn tiếp tục phân bổ trong kỳ.
Việc hiểu về đặc điểm của khoản mục Chi phí trả trước sẽ giúp cho KTV thuậntiện hơn trong xác định trọng tâm kiểm toán, khoanh vùng rủi ro có thể gặp phải từ
đó lập kế hoạch kiểm toán, cũng như xác định các thủ tục kiểm toán phù hợp đểthực hiện kiểm toán khoản mục này
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước không chỉ nhằm phát hiện các sai sóttrong các nghiệp vụ liên quan đến Chi phí trả trước mà còn nhằm mục đích gópphần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí ở doanh nghiệp và tham chiếu chocác phần hành khác, từ đó đưa ra kết luận cho BCTC
1.1.3 Hoạt động kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với khoản mục Chi phí trả trước
Đơn vị phải tiến hành các công việc kiểm soát cụ thể gắn liền với từng khâucông việc Nội dung công việc KSNB có thể khái quát ở những công việc chính sau:
- Một là, đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung vàKSNB nói riêng cho từng khâu công việc cụ thể liên quan đến kiểm soát chi phí trảtrước Bao gồm:
+ Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của cá nhân hay
bộ phận có liên quan đến xử lý công việc liên quan đến chi phí trả trước, ví dụ: quyđịnh về người được giao nhiệm vụ tiếp nhận và xét duyệt đơn đặt hàng, mức phâncông phân bổ
chi phí trả trước, quy trình giao nhận CCDC…) Những quy định này vừa thể hiệntrách nhiệm công việc chuyên môn nhưng đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm vềgóc độ kiểm soát
+ Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua trình tự, thủ tục thựchiện các bước công việc liên quan đến chi phí trả trước, ví dụ: như: trình tự, thủ tục
đề nghị mua hàng, xét duyệt đơn đặt hàng, kí kết hợp đồng, nhận hàng, nhập kho,
Trang 18đưa vào sử dụng và phải đảm bảo tính độc lập khi tiến hành từng công việc nóitrên.
- Hai là, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểmsoát chi phí trả trước một cách hiệu lực, hiệu quả và liên tục bằng cách:
+ Tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệmvụ; kiểm tra đôn đốc, giám sát việc thực hiện, đảm bảo hoạt động kiểm soát đượcdiễn ra liên tục theo các quy định
+ Thực hiện các nguyên tắc: bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm
và phê chuẩn ủy quyền để đảm bảo hiệu lực của hoạt động kiểm soát, ngăn ngừa vàhạn chế được việc lạm dụng chức năng, quyền hạn trong quá trình thực hiện côngviệc
1.2 Khái quát về kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong Kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí trả trước
Mục tiêu kiểm toán chung
Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán báo cáo tài chính, mục tiêu kiểmtoán khoản mục Chi phí trả trước đó là việc KTV thu thập đầy đủ các bằng chứngkiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến nhận xét về mức độ trung thực, hợp lý của cácthông tin tài chính chủ yếu của khoản mục này Đồng thời, việc kiểm toán khoảnmục này cũng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếukhi kiểm toán các chu kỳ, khoản mục khác có liên quan
Mục tiêu kiểm toán cụ thể
Đối với kiểm toán số dư tài khoản Chi phí trả trước:
- Mục tiêu sự hiện hữu: đảm bảo số dư khoản mục Chi phí trả trước được trìnhbày trên BCTC của đơn vị thực sự tồn tại tại thời điểm lập BCTC
- Mục tiêu tính đầy đủ: tất cả các khoản Chi phí trả trước được ghi nhận đầy đủ
Trang 19- Mục tiêu sự phân loại: các khoản Chi phí trả trước phải được ghi nhận và phânloại theo đúng tính chất, đối tượng và thời gian, tuân thủ các quy định của chínhsách kế toán hiện hành
- Mục tiêu sự cộng dồn: số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết chi phí trảtrước được xác định đúng đắn, việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang
sổ cái không có sai sót
- Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Chi phí tài chính phản ánh trên sổ kế toán củađơn vị tại thời điểm lập BCTC phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị
- Mục tiêu sự trình bày và công bố: khoản Chi phí trả trước (bao gồm ngắn hạn
và dài hạn) được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán vànhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị
Đối với kiểm toán các nghiệp vụ liên quan đến Chi phí trả trước:
- Mục tiêu sự phát sinh: nghiệp vụ liên quan đến chi phí trả trước đã ghi sổ phảithực sự phát sinh và được phê chuẩn đúng đắn
- Mục tiêu sự tính toán và đánh giá: nghiệp vụ liên quan đến chi phí trả trước đãghi sổ phải được ghi nhận đúng giá trị
- Mục tiêu phân loại và hạch toán đúng đắn: các nghiệp vụ liên quan đến chi phítrả trước phải được phân loại theo từng đối tượng, thời gian và ghi nhận đúngnguyên tắc kế toán và đúng quan hệ đối ứng tài khoản (vào các sổ kế toán), chínhxác về số liệu tương ứng trên chứng từ (đúng đắn)
- Mục tiêu tính đầy đủ: nghiệp vụ liên quan đến chi phí trả trước đã phát sinhtrong kỳ phải được hạch toán và ghi sổ kế toán đầy đủ
- Mục tiêu tính đúng kỳ: nghiệp vụ phát sinh phải được hạch toán kịp thời, đúng
kỳ phát sinh
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC Các căn cứ để kiểm toán khoản mục chi phí trả trước:
Trang 20KTV có thể thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan đến khoản Chi phí trảtrước từ nhiều nguồn khác nhau có thể từ trong đơn vị hoặc từ bên ngoài đơn vịđược kiểm toán Khái quát lại có thể chia thành một số nguồn chủ yếu sau đây:
- Các chính sách, các quy chế, quy định về kiểm soát nội bộ nói chung và đốivới khoản mục chi phí trả trước nói riêng bao gồm cả các chính sách, quy chế, quyđịnh do Nhà nước và do chính bản thân đơn vị ban hành Các quy chế này được thểhiện dưới góc độ quản lý nhưng đồng thời cũng bao hàm cả góc độ kiểm soát Ví dụnhư Quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của từng người trong từngcông việc cụ thể như: xét duyệt đơn đặt hàng, thực hiện quy trình giao nhậnCCDC…; các quy định về quy trình xử lý công việc như đặt hàng, nhập, xuất kho,kiểm soát CCDC
- Các Báo cáo tài chính chủ yếu có liên quan, bao gồm Bảng cân đối kế toán(báo cáo các thông tin tài chính như chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí trả trước dàihạn…); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (báo cáo các thông tin tài chính nhưcác chi phí được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ như tiền điện,nước, phân bổ CCDC, trích trước lãi vay); Thuyết minh báo cáo tài chính…
- Các chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến chi phí trả trướcphát sinh và là căn cứ hợp lý để ghi vào sổ kế toán Các chứng từ kế toán phổ biếnnhư: phiếu chi, hợp đồng, hóa đơn mua hàng hay hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho,xuất kho, …
- Các sổ kế toán liên quan đến chi phí trả trước bao gồm số kế toán tổng hợp và
sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan đến chi phí trả trước như tài khoản
Trang 211.2.3 Khảo sát kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Chi phí trả trước
Mục tiêu khảo sát: KTV cần áp dụng các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các
bằng chứng kiểm toán để đánh giá về hệ thống KSNB của đơn vị đối với khoản mụcCPTT trên các khía cạnh:
- Tính hiện hữu: Đơn vị phải có các quy chế KSNB áp dụng đối với CPTT;
- Tính hiệu lực: Quy chế kiểm soát nội bộ đối với CPTT của đơn vị xây dựngphải có hiệu lực;
- Tính hiệu quả: Quy chế khảo sát nội bộ đối với CPTT của đơn vị phải có hiệulực liên tục
Nội dung khảo sát: Khảo sát hệ thống KSNB đối với chi phí trả trước bao gồm
- Khảo sát việc thiết kế, xây dựng về quy chế kiểm soát nội bộ Đơn vị có xâydựng và ban hành các chính sách, quy định liên quan đến việc quản lý và hạch toánchi phí trả trước không Cụ thể là các quy định của đơn vị quy định trách nhiệm,quyền hạn và nghĩa vụ của từng cá nhân hay bộ phận có liên quan đến từng bướccông việc Bao gồm: Đơn vị có ban hành các chính sách, chế độ, quy định cụ thể vềviệc quản lý, theo dõi CPTT không? Người phê duyệt chi các khoản chi phí này cóđầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm không Kiểm tra việc xây dựng các quy đinh nàyđược xây dựng có khoa học, chặt chẽ, đầy đủ và phù hợp với tình hình thực tế vềkiểm soát chi phí trả trước tại đơn vị hay không?
- Khảo sát sự vận hành (thực hiện) các quy chế khảo sát nội bộ đã xây dựng ởtrên xem có được thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu lực hay không thông qua sự phâncông, hướng dẫn thực hiện công việc, …
- Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB xemchúng có được thực hiện liên tục không
Trang 22quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cá nhân hay bộ phận trong việcquản lý và theo dõi CPTT để thực hiện kiểm tra, đánh giá.
- Quan sát: KTV sẽ quan sát quá trình đơn vị thực hiện các bước công việc đốivới CPTT xem có diễn ra theo đúng quy định tại doanh nghiệp hay không và đưa rađánh giá về KSNB tại doanh nghiệp
- Phỏng vấn: KTV sẽ phỏng vấn những người có liên quan trong việc thiết kế,vận hành các thủ tục KSNB đối với CPTT, những người có chức năng, quyền hạn,tham gia trực tiếp vào các bước công việc liên quan đến KSNB đối với CPTT.Trong quá trình phỏng vấn KTV có thể sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵnnhằm thu thập đầy đủ nhất các thông tin cần thiết về hệ thống KSNB đối với chi phítrả trước
- Yêu cầu các cá nhân, bộ phận có liên quan tiến hành thực hiện lại để kiểm tra
Quy trình khảo sát:
Việc nghiên cứu, đánh giá và khảo sát KSNB đối với chi phí trả trước thườngđược tiến hành theo trình tự gồm 5 bước dưới đây:
- Bước 1: Thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn về KSNB đối với chi phí trả trước.
Việc thiết lập hệ thống câu hỏi này phải theo trình tự, đầy đủ và chặt chẽ Để thiếtlập được hệ thống câu hỏi này, yêu cầu KTV phải có được sự hiểu biết chặt chẽ vềKSNB đối với chi phí trả trước cũng như sự vận hành và quy trình hoạt động củamỗi loại hình doanh nghiệp để thiết lập hệ thống câu hỏi cho phù hợp
- Bước 2: Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu các văn bản chính sách, quy chế
liên quan tới hoạt động KSNB; kiểm tra sự vận hành, sự tuân thủ các nguyên tắckiểm soát để làm cơ sở đánh giá tính hiệu lực của hoạt động KSNB đối với CPTT.Trong quá trình khảo sát KTV phải ghi chép lại tất cả những kết quả khảo sát làmcăn cứ cho việc đánh giá của KTV
- Bước 3: Thông qua kết quả nghiên cứu đã thu thập được ở bước 2, KTV đánh
giá được mức độ hiệu lực của hệ thống KSNB từ đó xác định được rủi ro kiểm soátliên quan đến CPTT của doanh nghiệp
Trang 23- Bước 4: Thiết kế các khảo sát nghiệp vụ liên quan đến chi phí trả trước nhằm
làm rõ và làm thỏa mãn các mục tiêu kiểm soát nội bộ Xác định được quy mô,phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản có liên quan
Như vậy, thông qua kết quả khảo sát về KSNB, KTV đánh giá được mức độ
RRKS đối với CPTT, từ đó đưa ra quyết định về khối lượng công việc, thủ tục cầnkiểm tra cho phù hợp
1.2.4 Một số sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước
Các sai sót thường gặp của DN liên quan đến khoản mục CPTT là:
- Thứ nhất, hạch toán trên tài khoản chi phí trả trước không đúng đối tượng:
Theo dõi và phân bổ trên chi phí trả trước những khoản chi phí mà khoản này không
có cơ sở để phân bổ
- Thứ hai, thời gian thực hiện phân bổ không phù hợp: Ví dụ chậm trễ trong
việc ghi nhận CCDC xuất dùng, dẫn đến ghi nhận sai chi phí Chi phí trả trước khiphát sinh được theo dõi để phân bổ, nhưng các kì tiếp theo DN lại không phân bổvào chi phí SXKD; …
- Thứ ba, tiêu thức phân bổ không thống nhất: Giữa các kỳ chưa có sự nhất
quán, khách hàng lựa chọn thời gian phân bổ theo chủ quan, không có căn cứ xácđáng; 2 mã chi phí giống nhau mà thời gian phân bổ khác nhau; không thống nhấtgiữa các khoản chi phí có cùng đặc điểm, bản chất; …
- Thứ tư, tính toán sai: Quá trình tính toán giá trị phân bổ, giá trị còn lại và thời
gian phân bổ còn lại còn xảy ra sai sót cơ học;
- Thứ năm, phân bổ các công cụ dụng cụ bị hỏng hóc, không hoạt động: Việc
không tiếp tục dừng phân bổ có thể do CCDC không được kiểm kê vào cuối kì,thiếu sự theo dõi Gặp nhiều sai sót như trên nên trong quá trình kiểm toán, KTVchú ý phát hiện những sai sót để cuộc kiểm toán đạt kết quả tốt nhất
Trang 241.3 Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC
do công ty kiểm toán độc lập thực hiện
Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước được tiến hành theo quy trìnhchung về kiểm toán báo cáo tài chính gồm 3 giai đoạn là:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
- Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Giai đoạn 3: Giai đoạn tổng hợp kết quả kiểm toán.
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Lập KHKT là yêu cầu bắt buộc khi tiến hành cuộc kiểm toán đảm bảo tuân thủtheo chuẩn mực kiểm toán Mục đích lập KHKT: để đảm bảo cuộc kiểm toán đượctiến hành một cách có hiệu quả Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ là chỗ dựa cho quátrình triển khai các công việc kiểm toán một cách chủ động, đúng hướng, đảm bảolịch trình và có hiệu quả
1.3.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Công ty kiểm toán sẽ thực hiện các bước công việc cần thiết đê chuẩn bị lập kếhoạch kiểm toán bào gồm: đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng, kí kết hợpđồng kiểm toán
Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng
Trước khi chấp nhận một khách hàng để đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán,KTV và công ty Kiểm toán phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạtđộng, loại hình Doanh nghiệp, hình thức sở hữu, tổ chức bộ máy quản lý và thựctiễn hoạt động của đơn vị, qua đó đánh giá khả năng có thể thu thập được nhữngthông tin, hiểu biết cần thiết về tình hình kinh doanh của khách hàng để ký kết hợpđồng và thực hiện công việc kiểm toán sau này
Đối với kiểm toán độc lập, việc tìm hiểu đơn vị có nhu cầu kiểm toán đượcKTV thực hiện khá chặt chẽ Những công việc mà KTV thực hiện tìm hiểu phải tậptrung làm rõ những vấn đề cụ thể sau đây:
Trang 25- Thứ nhất: doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu kiểm toán đã được kiểm toán lần
nào chưa? Nếu đã được kiểm toán trước đây thì công ty kiểm toán trước đó là công
ty nào Tại sao không tiếp tục thực hiện kiểm toán nữa
- Thứ hai: Tại sao doanh nghiệp, đơn vị được kiểm toán lại chấp nhận cho
doanh nghiệp của mình thực hiện kiểm toán
- Thứ ba: Mức phí kiểm toán có phù hợp với mức phí chung của thị trường
kiểm toán hay không?
- Thứ tư: Mục đích kiểm toán của doanh nghiệp là gì? Phát hành cổ phiếu, trái
phiếu, đi vay vốn, thay đổi lãnh đạo, sát nhập, chia tách hay giải quyết mâu thuẫntranh chấp…
- Thứ năm: Loại hình doanh nghiệp kiểm toán thuộc loại hình doanh nghiệp
nào? Doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước? Doanh nghiệp liên doanh? Cổ phần?
Tư nhân hay TNHH…
Sau khi kiểm toán có được những thông tin cần thiết về doanh nghiệp đượckiểm toán, KTV sẽ đi đến quyết định liệu có ký kết hợp đồng kiểm toán
1.3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạc kiểm toán gồm 5 bước:
- Bước 1: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động của đơn vị
- Bước 2: Thực hiện phân tích sơ bộ đối với khoản mục chi phí trả trước
- Bước 3: Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục chi phí trả
trước
- Bước 4: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro của khoản mục chi phí trả trước
- Bước 5: Thiết kế chương trình kiểm toán
Bước 1: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động của đơn vị
KTV tìm hiểu về môi trường, ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh củađơn vị được kiểm toán; tìm hiểu hệ thống kế toán và các chính sách kế toán đối vớikhoản mục Chi phí trả trước mà đơn vị đang áp dụng Xem xét lại kết quả kiểm toáncủa các cuộc kiểm toán trước (nếu có) cũng như hồ sơ kiểm toán nói chung
(1) Các yếu tố về ngành nghề kinh doanh
Trang 26Những yếu tố về ngành nghề kinh doanh có thể giúp KTV xác định được nhữngrủi ro có sai sót trọng yếu mà đơn vị gặp phải Những yếu tố có ảnh hưởng đếnngành nghề bao gồm: môi trường cạnh tranh, mối quan hệ với nhà cung cấp, vớikhách hàng và các tiến bộ khoa học kỹ thuật KTV cần chú ý đến những vấn đềnhư: Thị trường cạnh tranh; Công nghệ liên quan đến sản phẩm của đơn vị; các hoạtđộng mang tính chất chu kì, thời vụ…
(2) Các yếu tố pháp lý
Các yếu tố pháp lý bao gồm môi trường pháp lý, trong đó có khuôn khổ về lập
và trình bày BCTC được áp dụng, môi trường chính trị và pháp luật
Hiểu rõ những quy định pháp luật đối với từng ngành nghề cụ thể giúp xác địnhcác yêu cầu đặc biệt đối với BCTC mà nếu không tuân thủ có thể dẫn đến những saisót trọng yếu trên BCTC Các vấn đề mà KTV cần xem xét bao gồm:
- Chế độ kế toán, kiểm toán mà ngành nghề đang áp dụng và các thông lệ củangành
- Hệ thống pháp luật quy định cho từng ngành nghề;
- Thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác);
- Các chính sách do Nhà nước ban hành hiện đang ảnh hưởng tới hoạt động củađơn vị, ví dụ như chính sách tiền tệ, kiểm soát ngoại hối, tài khóa;
(3) Đặc điểm của đơn vị
Tìm hiểu thông tin về bản thân đơn vị được kiểm toán bao gồm: Lĩnh vực hoạtđộng, loại hình sở hữu và bộ máy quản trị; Các hình thức đầu tư; cơ cấu tổ chức, sảnxuất kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn, loại hình và đặc điểm sở hữu của doanhnghiệp…
Ngoài ra, trong tìm hiểu về đơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị, KTV cóthể tìm hiểu những thông tin sau:
- Các chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng, lý do thay đổi (nếu có)
- Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan mà
có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu
- Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị
Trang 27Bước 2: Thực hiện thử tục phân tích sơ bộ BCTC đối với khoản mục Chi phí trả trước
Kiểm toán viên căn cứ vào BCTC của công ty tiến hành phân tích sơ bộ để thấyđược sự biến động tăng giảm khoản mục Chi phí trả trước cả về mặt số tương đối vàtuyệt đối năm nay so với năm trước để xem xét biến động đó có hợp lý hay không
từ đó xác định được công việc kiểm toán cần thực hiện
Các thủ thục phân tích được KTV sử dụng gồm 2 loại thủ tục cơ bản:
- Phân tích ngang: KTV tiến hành so sánh Chi phí trả trước năm nay so với nămtrước, để so sánh xem sự biến động Chi phí trả trước năm nay so với năm trước làtăng hay giảm với tỷ trọng là bao nhiêu và biến động của khoản mục Chi phí trảtrước có phải là một biến động hợp lý hay không
- Phân tích dọc: KTV tiến hành so sánh CPTT với các chỉ tiêu khác có liên quannhư tổng tài sản, doanh thu, nguồn vốn, lợi nhuận để xác định xem sự biến động củaCPTT có tương ứng với sự biến động của các chỉ tiêu trên hay không, từ đó xácđịnh xem biến động đó là hợp lý hay không hợp lý
Bước 3: Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục Chi phí trả trước
Việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục chi phí trảtrước là bước công việc quan trọng mà KTV cần thực hiện khi kiểm toán khoảnmục này nhằm xác định độ tin cậy đối với hệ thống KSNB của khách hàng để đánhgiá tính hiện hữu, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống này Từ đó có căn cứ, cơ sở xácđịnh phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục này Nếu hệthống KSNB của khách hàng đối với khoản mục này là tốt, rủi ro kiểm soát đượcđánh giá ở mức thấp, KTV tin tưởng vào hệ thống KSNB của đơn vị thì KTV sẽtiến hành các thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản Ngược lại, nếu hệthống KSNB của khách hàng đối với khoản mục này là kém, rủi ro kiểm soát đượcđánh giá ở mức cao, KTV không tin tưởng vào hệ thống KSNB của đơn vị thi KTVsẽ đi trực tiếp tiến hành các thử nghiệp cơ bản
Trang 28Thu thập hiểu biết về KSNB của đơn vị là việc KTV:
- Xem xét, đánh chính sách phân bổ chi phí trả trước có hợp lý không, chínhsách kế toán áp dụng cho việc phân bổ chi phí trả trước có nhất quán với năm trướckhông
- Xem xét việc thiết kế quy trình tập hợp phân loại, phân bổ CPTT và các thủtục kiểm soát trong quy trình nhằm đảm bảo quy trình có đủ khả năng ngăn ngừa vàphát hiện các sai sót trọng yếu không
Từ đó, giúp KTV đưa ra được các đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát củakhoản mục Chi phí trả trước
Bước 4: Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu của khoản mục Chi phí trả trước
AR: rủi ro kiểm toán
IR: rủi ro tiềm tàng
CR: rủi ro kiểm soát
DR: rủi ro phát hiện
CR*IR= rủi ro có sai sót trọng yếu
Xác định rủi ro kiểm toán không mong muốn đối với khoản mục chi phí trảtrước trên cơ sở rủi ro kiểm toán của toàn bộ BCTC và đánh giá của KTV đối vớikhoản mục chi phí trả trước
Những hiểu biết về tình hình kinh doanh là cơ sở quan trọng để KTV đưa ra cácxét đoán chuyên môn Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh, bản chất của sản
Trang 29phẩm dịch vụ do Doanh nghiệp cung cấp, bản chất của các loại tài sản… sẽ giúpKTV đánh giá Rủi ro tiềm tàng hợp lý Sự hiểu biết về thực tế KSNB trong DNgiúp KTV đánh giá Rủi ro kiểm soát và xác định lựa chọn phương pháp kiểm toánphù hợp Cũng thông qua đó, KTV xác định được các vấn đề cần lưu ý, chú trọng
và đầu tư kiểm toán một cách đúng mức vào những vấn đề này
Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1.1: Ma trận rủi ro đối với chi phí trả trước
Đánh giá về rủi ro kiểm soát
- Xác định mức trọng yếu
Sau khi phân tích sơ bộ BCTC, KTV sẽ đưa ra ước tính ban đầu về mức trọngyếu cho toàn bộ BCTC căn cứ theo chỉ tiêu được lựa chọn (có thể là dựa trên tổngtài sản, doanh thu hoặc giá trị lợi nhuận trước thuế của đơn vị khách hàng) Dựa trênước lượng ban đầu về trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV phân bổ mức trọng yếucho từng khoản mục trong đó có khoản mục chi phí trả trước
Việc xác định mức trọng yếu thực hiện không chỉ đơn thuần là một phép tính cơhọc mà yêu cầu phải có những xét đoán chuyên môn Việc xét đoán này phụ thuộcvào hiểu biết, kinh nghiệm của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán, được cậpnhật thay đổi trong suốt quá trình thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro, và bản chất,phạm vi của những sai sót đã phát hiện trong các cuộc kiểm toán trước và đánh giácủa kiểm toán viên về các sai sót trong kỳ hiện tại
Trang 30LN trước thuếDoanh thu thuầnTổng chi phíVốn chủ sở hữuTổng tài sảnKhácNguồn số liệu để xác định
mức trọng yếu
[Đánh dấu vào ô lựa chọn]
BCTC năm trước
Kế hoạch SXKDƯớc tính
BCTC trước kiểm toán
BCTC năm trước
Kế hoạch SXKDƯớc tính
Giá trị tiêu chí được lựa
Giá trị của tiêu chí được
lựa chọn sau điều chỉnh
[c] = [a] - [b]
Tỷ lệ sử dụng để ước tính
mức trọng yếu
[Đánh dấu vào ô lựa chọn
và ghi cụ thể tỷ lệ % lựa
chọn trong ngoặc vuông]
thuế[0,5%-3%] Doanh thu thuần (v) 2,6015%
[0,5%-3%] Tổng chi phí
[1%-5%] Vốn chủ sở hữu
[1%-2%] Tổng tài sản[ ] Khác
[5%-10%] LN trước thuế
[0,5%-3%] Doanh thuthuần
[0,5%-3%] Tổng chi phí
[1%-5%] Vốn chủ sở hữu
[1%-2%] Tổng tài sản[ ] Khác
Trang 31Chia theo các khoảng giá trị tương ứng, để có tỷ lệ.
Giải thích nguyên nhân
chênh lệch lớn về mức
trọng yếu của năm nay so
với năm trước (nếu có)
Lý do lựa chọn tỷ lệ này
cho năm nay
Lấy tỷ lệ giữa trong khoảng từ 50% đến 75%
Lý do lựa chọn tỷ lệ này
cho năm nay
Lấy tỷ lệ giữa trong khoảng từ 1% đến 5%
(Nguồn: Giấy tờ A710 – Xác định mức trọng yếu kế hoạch – thực tế theo
chương trình kiểm toán mẫu VACPA)
Trang 32 Soạn thảo chương trình kiểm toán
Soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục CPTT là đưa ra các hướng dẫn vềmục tiêu kiểm toán cụ thể, nội dung kiểm toán, các thủ tục kiểm toán, phương phápkiểm toán, những tài liệu cần thu thập nhằm giúp KTV kiểm toán khoản mục CPTT.Chương trình kiểm toán được thiết kế dựa trên kế hoạch kiểm toán tổng thể và
là căn cứ để phân công công việc, hỗ trợ công tác kiểm tra chất lượng công việctrong nhóm kiểm toán Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọicuộc kiểm toán, xác định nội dung lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toáncần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể
Cụ thể đối với khoản mục chi phí trả trước nội dung chương trình kiểm toánbao gồm:
- Thử nghiệm kiểm soát: được thực hiện để xem xét hiệu quả của KSNB vàđánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí trả trước thông qua khảo sát
về các chính sách kiểm soát đối với chi phí trả trước, về sự vận hành các quy chếKSNB, về việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB liên quan chi phítrả trước Trên cơ sở đó, đánh giá về tính hiệu lực của hệ thống KSNB là tiền đề choquyết định mở rộng hay thu hẹp thủ tục kiểm tra chi tiết của KTV
- Thủ tục phân tích để đánh giá tính hợp lý chung, sự biến động của số dư chiphí trả trước và nguyên nhân của sự biến động đó Từ đó, giúp KTV xác định đượctrọng tâm của cuộc kiểm toán
- Thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết lập dựa vào mức trọng yếu, rủi ro đối vớikhoản mục để xác định phương pháp, kỹ thuât và khối lượng công việc cần thựchiện nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra kết luận cho cuộckiểm toán
1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Sau khi thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết với khoản mục Chi phí trảtrước, KTV sẽ thực hiện kiểm toán theo đúng trình tự các bước được mô tả trong
Trang 33chương trình đã lập nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán cần thiết Ởgiai đoạn này công việc của KTV bao gồm:
1.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát với khoản mục chi phí trả trước
Mục tiêu thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục Chi phí trả trước
để xem xét, đánh giá về sự hiện hữu, hiệu lực, hiệu quả của kiểm soát nội bộ vàđánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí trả trước
Nội dung thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục chi phí trảtrước bao gồm:
Thứ nhất: tìm hiểu, nghiên cứu về các chính sách, các quy định của đơn vị về
kiểm soát nội bộ đối với khoản mục chi phí trả trước có được xây dựng chặt chẽkhông KTV yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các văn bản quy định về kiểmsoát nội bộ có liên quan như: quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cánhân, phòng ban trong việc thực hiện từng bước công việc có liên quan tới phát sinh
và hạch toán chi phí trả trước để kiểm tra, đồng thời đánh giá sự thích hợp của hệthống KSNB đối với tình hình hoạt động chung của đơn vị
Thứ hai, khảo sát về sự vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ đối với khoản
mục chi phí trả trước: Mục tiêu chủ yếu của các khảo sát ở đây là để kiểm tra sự vậnhành của kiểm soát nội bộ trong thực tế có đạt được hiệu quả và đánh giá được tínhthường xuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát Các thủ tụcthường được KTV áp dụng:
- Tiến hành phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn vị về việc ghi nhậnChi phí trả trước trong đơn vị như: Phỏng vấn người lập dự toán chi phí sửa chữalớn; Phỏng vấn kế toán xem bảng phân bổ chi phí trả trước có được xem xét vàkiểm soát hay không?
- Quan sát công việc của nhân viên thực hiện ghi chép, hồ sơ, tài liệu…
- Kiểm tra các dấu hiệu của hoạt động KSNB lưu lại trên các hồ sơ, tài liệu(Chữ ký của người phê duyệt mua hàng, dấu hiệu của hoàn thiện chứng từ kế toán,chữ ký của người kiểm tra việc ghi sổ kế toán…)
Trang 34Kết quả của việc khảo sát về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với Chi phí trảtrước là căn cứ để KTV đưa ra các quyết định về phạm vi các thử nghiệm cơ bảnmột cách thích hợp nhất.
1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục chi phí trả trước
Đối với khoản mục Chi phí trả trước, KTV tiến hành phân tích sự biến động vềkhoản mục trên để xem sự biến động của khoản mục có hợp lý hay không? Từ đógiúp KTV có cái nhìn khái quát về tình hình tăng giảm của khoản mục, giúp KTV
có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, dự đoán được những sai sót trọng yếu có thểxảy ra KTV tiến hành 2 thủ tục phân tích sau:
- Thủ tục phân tích ngang: So sánh số dư chi phí trả trước năm nay với nămtrước, để xem Chi phí trả trước là tăng hay giảm với tỷ trọng là bao nhiêu và việctăng giảm Chi phí trả trước như vậy có phải là một biến động hợp lý hay không
- Thủ tục phân tích dọc: Phân tích tỷ lệ chỉ tiêu Chi phí trả trước/Tổng tài sản,Chi phí trả trước ngắn hạn (dài hạn)/Tài sản ngắn hạn (dài hạn) ở cả thời điểm cuôinăm và đầu năm để xem tỷ trọng Chi phí trả trước trên Tổng tài sản này có phù hợpvới tình hình thực tế của đơn vị không?
Khi thực hiện bước công việc này, KTV cần làm rõ những tác động của các yếu
tố gây sự biến động đương nhiên đối với Chi phí trả trước và loại trừ chúng, đồngthời chỉ ra nghi ngờ về sai phạm có thể có
1.3.2.3 Thực hiện kiểm tra chi tiết đối với khoản mục chi phí trả trước
Mục đích: Thu thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho độ tin cậy của
các số liệu trên các tài liệu kế toán
KTV thực hiện:
Tùy vào số lượng nghiệp vụ phát sinh và giá trị của các nghiệp vụ mà việc kiểmtra chi tiết sẽ được thực hiện 100% hoặc kiểm tra chọn mẫu chứng từ KTV có thểtiến hành chọn mẫu xác suất hoặc chọn mẫu phi xác suất Kiểm tra chi tiết vềnghiệp vụ nói chung và nghiệp vụ liên quan đến chi phí trả trước nói riêng chủ yếu
Trang 35là kiểm tra các nghiệp vụ đã ghi nhận trên sổ hạch toán trong quá trình kế toán liệurằng có đảm bảo các CSDL cụ thể hay không Các CSDL đó cũng chính là mục tiêu
mà KTV có trách nhiệm thu thập bằng chứng kiểm toán để xác nhận sự đảm bảo
Các thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ liên quan đến Chi phí trả trước
Mục tiêu kiểm toán sự phát sinh:
- Kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ chi phí trả trước phát sinh trong kỳ đốichiếu với các chứng từ tương ứng để đảm bảo các nghiệp vụ được ghi trong sổ kếtoán đều thực sự phát sinh
- Kiểm tra các tài liệu có liên quan đến việc phát sinh Chi phí trả trước như:phiếu chi, hợp đồng, hóa đơn mua hàng …
Mục tiêu kiểm toán sự phân loại và hạch toán đúng đắn, chính xác
Các nghiệp vụ Chi phí trả trước phải được phân loại và ghi nhận đúng nguyêntắc kế toán, đúng quan hệ đối ứng tài khoản (vào các sổ kế toán), chính xác về sốliệu tương ứng đã ghi trên chứng từ
- Kiểm tra chọn mẫu về việc phân loại, hạch toán của các tài khoản, đảm bảokhông có sự hạch toán nhầm giữa Chi phí trả trước với TSCĐ, các chi phí phát sinhtrực tiếp trong kỳ
Mục tiêu kiểm toán sự phân loại và hạch toán đúng kỳ:
Nghiệp vụ Chi phí trả trước phải được hạch toán kịp thời, đảm bảo phát sinhthuộc kỳ nào phải được ghi sổ kế toán của kỳ đó
- Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh cuối kỳ và đầu kỳ sau, xem xétxem có nghiệp vụ nào phát sinh trong kỳ mà kỳ sau mới ghi nhận hoặc ngược lạiphát sinh kỳ sau mà kỳ này đã ghi nhận
Mục tiêu kiểm toán sự hạch toán đầy đủ
Nghiệp vụ Chi phí trả trước đã ghi sổ kế toán phải được hạch toán đầy đủ,không trùng lặp hay bỏ sót
- Tiến hành kiểm kê CCDC, đảm bảo rằng không có CCDC nào có mặt tại kho
mà không được ghi chép
Trang 36- Kiểm tra tính liên tục của số thứ tự của các chứng từ đã hạch toán trên sổ ghinhận chi phí trả trước.
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết số dư đối với khoản mục Chi phí trả trước
Đối với số dư đầu kỳ: Việc xem xét số dư đầu kỳ của khoản mục CPTT đượctiến hành tùy thuộc vào DN được tiến hành kiểm toán lần đầu hay kiểm toán từ lầnthứ hai trở đi
+ Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty kiểm toánđang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm nay và số dư đầu kỳ đã được xácđịnh là đúng thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung + Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác,kiểm toán viên phải xem xét Báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán nămtrước, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các khoản chi phí trả trước, nếu có thể tincậy được thì kiểm toán viên cũng có thể chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước màkhông cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung
Trong các trường hợp này kiểm toán viên chỉ cần xem xét để đảm bảo số dưcuối năm tài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại một cáchphù hợp trên Báo cáo tài chính năm nay
+ Nếu báo cáo tài chính chưa được kiểm toán năm trước (kiểm toán lần đầu),hoặc việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và kiểmtoán viên không tin tưởng vào kết quả kiểm toán năm trước hoặc Báo cáo kiểm toánnăm trước không chấp nhận toàn phần đối với số dư khoản mục chi phí trả trước, thìkiểm toán viên phải xem xét đến các nguyên nhân không chấp nhận toàn phần củakiểm toán viên năm trước Trong các trường hợp này, kiểm toán viên phải áp dụngcác thủ tục kiểm toán bổ sung như: Kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dưđầu năm, bảng tổng hợp công cụ dụng cụ, bảng phân bổ chi phí trả trước…
Đối với số dư cuối kỳ: Trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và các nghiệp
vụ phát sinh trong kỳ, kiểm toán viên cần kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết về số
dư khoản mục CPTT cuối kỳ Các mục tiêu kiểm toán và thủ tục kiểm toán chủ yếuphổ biến như sau
Trang 37Các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư khoản mục Chi phí trả trước:
- Tính hiện hữu: Đảm bảo tất cả các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạnghi nhận trong sổ cái là hiện hữu tại ngày kết thúc kỳ kế toán
- Quyền và nghĩa vụ: Đảm bảo đơn vị sở hữu, hoặc có quyền hợp pháp đối vớitất cả các khoản chi phí trả trước ghi trong sổ cái tại ngày kết thúc kỳ kế toán Tất
cả các khoản chi phí trả trước, tài sản khác ngắn hạn, dài hạn không có hạn chế vềquyền sử dụng, quyền sở hữu, hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác hoặc, nếukhông, những hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc các quyền lợi đượcđảm bảo khác phải được xác định và thuyết minh trong BCTC
- Tính đầy đủ, tính hiện hữu: Đảm bảo các khoản chi phí trả trước được ghinhận đầy đủ và phân loại phù hợp
- Sự tính toán đánh giá: Đảm bảo các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ đượcquy đổi theo tỷ giá hối đoái phù hợp
- Trình bày và thuyết minh: Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quanđến các khoản chi phí trả trước được lập chính xác và các thông tin này được trìnhbày và mô tả hợp lý trong BCTC
1.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Giai đoạn kết thúc kiểm toán bao gồm các bước sau:
Thứ nhất, soát xét giấy tờ làm việc của KTV và đánh giá kết quả: đây là bước
công việc hết sức quan trọng trước khi phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý.Các KTV thực hiện kiểm toán đối với từng khoản mục sẽ tiến hành soát xét lại toàn
bộ giấy tờ làm việc của mình đánh giá tính chính xác, hợp lý của khoản mục vàkiểm tra xem các bằng chứng kiểm toán đã được thu thập đầy đủ hay chưa, nếuthiếu sẽ nhanh chóng hoàn thiện và thu thập thêm
Ngay khi kết thúc thực hiện kiểm toán, các trợ lý kiểm toán phải lập bảng tổnghợp các vấn đề của phần hành mình thực hiện, gửi cho trưởng nhóm kiểm toán đểtổng hợp kết quả
Trang 38Từ kết quả kiểm toán các phần hành cụ thể, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợpthành Tổng hợp kết quả kiểm toán chung của toàn BCTC - đây là cơ sở, căn cứ đểtrưởng nhóm trao đổi với Ban giám đốc khách hàng về kết quả cuộc kiểm toán.Nhóm kiểm toán họp với đại diện của khách hàng, trao đổi về các vấn đề phát hiệntrong quá trình kiểm toán và đề xuất hướng xử lý đối với các các vấn đề trên vàoTổng hợp kết quả kiểm toán.
Ở giai đoạn này, các công việc cụ thể của KTV bao gồm:
- Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối, khẳng định rằng các thông tintrên Báo cáo tài chính là phù hợp với thực tế sự hiểu biết của KTV về hoạt độngkinh doanh của khách hàng trong năm tài chính Việc phân tích này bao gồm tínhtoán các chỉ số, so sánh các chỉ số và thông tin, phân tích kết quả Thông qua việcphân tích báo cáo tài chính lần cuối này, các KTV có thể nhìn nhận đánh giá lại vềbáo cáo tài chính một cách tổng thể làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán đồng thời có thể
tư vấn cho các đơn vị được kiểm toán các vấn đề liên quan đến công tác tài chính
- Phân tích, soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán Công việcnày được thực hiện chủ yếu bằng cách soát xét các thông tin tài liệu và phỏng vấnlập báo cáo tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán làm cơ sở choviệc lập báo cáo kiểm toán
- Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối cũng như xem xét đến việc trìnhbày các thông tin và chính sách kế toán trong báo cáo tài chính
- Lập dự thảo báo cáo kiểm toán, gửi dự thảo báo cáo kiểm toán cho Ban Lãnhđạo khách hàng
- Thảo luận với Ban Lãnh đạo của khách hàng để phát hành báo cáo kiểm toán
Trang 39KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về khoản mụcchi phí trả trước, khái quát về kiểm toán chi phí trả trước và quy trình kiểm toánkhoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện Kết quả nghiên cứu của chương 1 là tiền đề phân tích thực trạng kiểm toánkhoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán
và Định giá Châu Á thực hiện ở chương 2 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiệnquy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC do Công tyTNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á thực hiện
Trang 40CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ CHÂU Á THỰC HIỆN
2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Kiểm Toán và Định Giá Châu Á
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Châu Á (tên viết tắt ASIA.AV) đượcthành lập năm 2012 và phát triển trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty Cổ phần Đầu tư
và Thẩm định giá Châu Á
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển đã đem đến cho ASIA.AV đội ngũ hơn
50 nhân viên chuyên nghiệp, hơn 10 kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán viênquốc gia (CPA) và chứng chỉ hành nghề kế toán quốc tế (ACCA) Hội đồng thànhviên, Ban Lãnh đạo của ASIA.AV có bề dày kinh nghiệm từ 10 đến 20 năm làmviệc trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn từng giữ các vị trí nhân viên chủ chốt tạiDeloitte Việt Nam, E&Y, KPMG, AASC, CPA Hà Nội gắn bó với kiểm toán từ khinghề kiểm toán mới phát triển ở Việt Nam Tất cả các kiểm toán viên, chuyên gia,
kỹ sư của ASIA.AV có trình độ đại học và trên đại học, được đào tạo tại các trườngđại học hàng đầu trong nước
Hội đồng thành viên, Ban Lãnh đạo ASIA.AV đã từng làm việc, gắn bó vớinhau nhiều năm, tạo cho ASIA.AV bộ khung nhân sự quản lý vững chắc, ổn định ởtất cả các cấp Các thành viên ASIA.AV cùng chung quyết tâm xây dựng, duy trì,phát triển ASIA.AV trở thành thương hiệu kiểm toán, tư vấn có uy tín tại Việt Nam.Đội ngũ nhân sự chủ chốt có chất lượng, gắn bó là tài sản quan trọng, nền tảng vữngchắc để ASIA.AV phát triển ổn định và lâu dài
Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Châu Á
Tên tiếng Anh: ASIA.AV
Đại diện pháp luật: Vương Trung Dũng