1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

86 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt động tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán CPA việt nam thực hiện

136 199 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

1.1 Các vấn đề cơ bản về kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt dộng tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính...41.1.1 Đặc điểm của khoản mục doanh thu tài chính và chi phí tài

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Hà Nội, ngày ….tháng … năm 2018

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Mai

Trang 2

1.1 Các vấn đề cơ bản về kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt dộng tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính 4

1.1.1 Đặc điểm của khoản mục doanh thu tài chính và chi phí tài chính: 4 1.1.2 Kiểm soát nội bộ và khảo sát kiểm soát nội bộ trong kiểm toán doanh thu tài chính và chi phí tài chính 4

1.1.3 Mục tiêu, căn cứ kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt động tài chính 7

1.1.4 Một số sai phạm thường gặp trong kiểm toán khoản mục doanh thu

và chi phí hoạt động tài chính 9

1.2 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt động tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính 10

1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán cho khoản mục doanh thu và chi phí tài chính 10

1.2.2 Thực hiện kiểm toán 15

1.2.3 Kết thúc kiểm toán 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG KIỂM

Trang 3

TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN

2.1 Khái quát về công ty về công ty Kiểm toán CPA Việt Nam 23

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Kiểm toán CPA Việt Nam 23

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý & hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIETNAM 25 2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán tại công ty 28

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt động tài chính trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện 29

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch 29

2.2.2 Thực hiện kiểm toán 71

2.2.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán 93

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH TẠI

3.1 Nhận xét, đánh giá về quy trình kiểm toán Doanh thu tài chính và Chi phí tài chính trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện 97

3.1.1 Đánh giá về ưu điểm 97

3.1.2 Đánh giá những hạn chế còn tồn tại 100

3.1.3 Nguyên nhân của thực trạng 102

3.1.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng103

Trang 4

3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiếm toán Doanh thu và Chi phí hoạt động tài chính trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện 103

3.2.1 Định hướng phát triển của công ty 103

3.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu tài chính và Chi phí tài chính trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện 104

3.3 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện 106

3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện 106

3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện 106

3.4 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán Doanh thu và Chi phí hoạt động tài chính 107

3.4.1 Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 107

3.4.2 Hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán 108

3.4.3 Hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán 109

3.5 Điều kiện thực hiện giải pháp 110

3.5.1 Về phía nhà nước 110

3.5.2 Về phía hiệp hội Kế Toán và Kiểm Toán 111

3.5.3 Về phía công ty kiểm toán 111

3.5.4 Về phía khách hàng 112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: A110-Chấp nhận khách hàng mới 32

Bảng 2.2: A250-Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán 39

Bảng 2.3: A310-Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 43

Bảng 2.4: A610 – Đánh giá chung về hệ thống KSNB của đơn vị 51

Bảng 2.5: Phân tích sơ bộ BCKQHĐKD 60

Bảng 2.6: A710 - Xác định mức độ rủi ro trọng yếu 62

Bảng 2.7: G530 - Chương trình kiểm toán mẫu 67

Bảng 2.8: G520 – Đặc điểm về tài khoản, chính sách kế toán, vấn đề nhận xét 72

Bảng 2.9: G540.1 - Phân tích doanh thu, chi phí hoạt động tài chính 75

Bảng 2.10:G540.2 – Phân tích chi tiết doanh thu, chi phí hoạt động tài chính 76

Bảng 2.11: G541– Tổng hợp từng khoản mục doanh thu, chi phí tài chính theo tháng, phân tích biến động 78

Bảng 2.12: G542 - Tổng hợp đối ứng của tài khoản 515,635 với các tài khoản liên quan 81

Bảng 2.13: G543 - Đọc lướt sổ cái, chọn nghiệp vụ bất thường về nội dung giá trị 83

Bảng 2.14:G552- Cut off doanh thu tài chính và chi phí tài chính 89

Bảng 2.15: G545 - Kiểm tra giao dịch với các bên liên quan 92

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Trình tự các công việc khảo sát về KSNB đối với khoản mục doanh thu tài chính và chi phí tài chính 7 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty CPA VIETNAM 26 Hình 2.2 Quy trình Kiểm toán BCTC của công ty gồm 3 giai đoạn cơ bản như sau: 28

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của xã hội và sự phát triển của kế toán là sự phát triểnkhông ngừng của các công cụ kiểm soát về kế toán Ở đâu có hoạt động của conngừơi ở đó có hoạt động kiểm tra, kiểm soát Ở đâu có kế toán, ở đó có kiểm tra kếtoán Vì vậy kiểm toán ra đời và phát triển như là một tất yếu khách quan do nhucầu quản lý và phục vụ cho quản lý nhằm cung cấp thông tin trung thực, tin cậy chocác đối tượng quan tâm trên thị trường Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay, xuthế toàn cầu hóa đang diễn biến một cách mạnh mẽ, kiểm toán đã trở thành một hoạtđộng chuyên sâu, một môn khoa học chuyên ngành và ngày càng giữ vai trò quantrọng trong việc làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia Trong các loại hìnhkiểm toán hiện đang tồn tại ở Việt Nam, kiểm toán độc lập ngày càng khẳng địnhđược vai trò quan trọng của mình Một trong những hoạt động chủ yếu của kiểmtoán độc lập là kiểm toán BCTC, đó là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận vềtính trung thực, hợp lý của BCTC được kiểm toán, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh

tế hiện nay muốn cổ phần hóa thì điều kiện không thể thiếu đó là phải có BCTCđược kiểm toán

Báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpnói chung trên mọi khía cạnh của quá trình kinh doanh Trong kiểm toán BCTC,kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt động tài chính là một phần hànhquan trọng bởi khoản mục doanh thu và chi phí hoạt động tài chính ảnh hưởng rấtnhiều tới kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời nócũng ảnh hưởng tới các chỉ tiêu quan trọng khác như: lợi nhuận thuần từ hoạt độngkinh doanh, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Nhận thứcđược vấn đề này, bằng những kiến thức được học tại Học viện và quá trình thực tậptại Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam, em đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài:

“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt động

Trang 8

tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện”

2 Mục đích của đề tài

Đề tài nghiên cứu với 3 mục đích:

 Hệ thống hóa làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quy trình kiểm toándoanh thu, chi phí hoạt động tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính

 Nghiên cứu làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu, chi phí hoạtđộng tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm toánCPA Việt Nam Qua đó đánh giá những ưu, nhược điểm và tìm ra nguyên nhân củathực trạng

 Thông qua lý luận và thực trạng quy trình kiểm toán doanh thu, chi phí hoạtđộng tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam để đưa ra những giải pháp nhằmhoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chínhtại Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quy trình kiểm toán doanh thu và chiphí hoạt động tài chính trong kiểm toán BCTC

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng quy trìnhkiểm toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính trong kiểm toán BCTC do Công

ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện tại các khách hàng với tư cách là mộtkhoản mục của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính

Thời gian nghiên cứu: năm tài chính 2017

Chủ thể nghiên cứu: Kiểm toán viên độc lập

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau:

+ Phương pháp chung: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vậtlịch sử,

+ Phương pháp cụ thể: Phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phươngpháp khảo sát thực tiễn,…

Trang 9

5 Nội dung kế cấu của luận văn tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục sơ

đồ bảng biểu, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những lí luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt động tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt động tài chính trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện

Chương 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt động tài chính trong kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo – PGS.TS Thịnh Văn Vinh và các anhchị trong Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em trongquá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Do thời gian thực tập cóhạn, kiến thức thực tế chưa nhiều nên bài viết của em khó tránh khỏi những thiếusót Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các anh chị để bài luận văn của

em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Mai

Trang 10

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG KIỂM

TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Các vấn đề cơ bản về kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt dộng tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.1.1 Đặc điểm của khoản mục doanh thu tài chính và chi phí tài chính:

Doanh thu tài chính và chi phí tài chính không phải là nguồn thu và chi chínhcủa doanh nghiệp nhưng nó cũng ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu trên báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh như: lợi nhuận trước thuế, chi phí thuế và lợi nhuận sauthuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp Mặt khác doanh thu và chi phí tàichính cũng là khoản mục ảnh hưởng phức tạp đến báo cáo tài chính của doanhnghiệp Tùy vào loại hình doanh nghiệp thì khoản mục doanh thu và chi phí tàichính có ảnh hưởng nhiều ít đến báo cáo tài chính

1.1.2 Kiểm soát nội bộ và khảo sát kiểm soát nội bộ trong kiểm toán doanh thu tài chính và chi phí tài chính

1.1.2.1 Kiểm soát nội bộ

Hoạt động kiểm soát nội bộ là một trong những công việc tất yếu của bản thânđơn vị đối với quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và đối với từng chu kì nóiriêng Đặc thù của khoản mục DTTC và CPTC của từng doanh nghiệp sẽ khác nhau

có thể xảy ra thường xuyên hoặc không thường xuyên xảy ra, ví dụ các doanhnghiệp giao dịch bằng ngoại tệ thì sẽ thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ DTTC

và CPTC hay đối với các doanh nghiệp có nhiều khoản đẩu tư và các khoản tiềngửi, tiền vay nhiều thì phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mụcdoanh thu tài chính và chi phí tài chính cần phải chặt chẽ hơn, còn đối với cácdoanh nghiệp ít các khoản đầu tư, giao dịch ngoại tệ và khoản vay cho vay thì việckiểm soát nội bộ đối với doanh thu tài chính và chi phí tài chính sẽ được xây dựngkhác Nội dung công việc KSNB cụ thể không như nhau nhưng về khái quát nhưsau:

Trang 11

- Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung và KSNBnói riêng đối với các nghiệp vụ liên quan đến DTTC và CPTC Những quy địnhgồm: Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay bộphận có liên quan đến xử lý công việc và Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội

bộ thông qua trình tự thủ tục thực hiện xử lý các công việc liên quan đến nghiệp vụ

về DTTC và CPTC Các quy định cụ thể để quản lý và kiểm soát DTTC và CPTC

+ Các quy đinh thủ tục xác định và ghi nhận doanh thu tài chính và chi phí tàichính

- Đơn vị triển khai thực hiện các quy định về quản lí và kiểm soát: Tổ chứcphân công bố trí nhân sự, phổ biến quán triệt về chức năng nhiệm vụ của từng cánhân và các bộ phận liên quan đến các hoạt động doanh thu tài chính và chi phí tàichính

1.1.2.2 Khảo sát kiểm soát nội bộ

- Mục tiêu khảo sát:

Mục tiêu cụ thể và chủ yếu của khảo sát kiểm soát nội bộ là để hiểu rõ cơ cấuKSNB đối với khoản mục doanh thu tài chính và chi phí tài chính, đánh giá mức độrủi ro kiểm soát Trên cơ sở kết quả khảo sát về KSNB kiểm toán viên xác địnhphạm vi kiểm toán và thiết kế các khảo sát cơ bản thích hợp

- Nội dung khảo sát

Hiểu biết về các bước công việc trong khoản mục doanh thu và chi phí hoạtđộng tài chính là xuất phát điểm quan trọng để xác định nội dung và trình tự thủ tụcdưới đây là nội dung chủ yếu của khảo sát về kiểm soát nội bộ với khoản mụcdoanh thu tài chính và chi phí tài chính mà kiểm toán viên cần thực hiện

Trang 12

+ Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát và các quy định về kiểmsoát nội bộ: Để có được hiểu biết về chính sách và các quy định của đơn vị vềKSNB đối với khoản mục doanh thu tài chính và chi phí tài chính kiểm toán viênphải yêu cầu các nhà quản lí đơn vị cung cấp các văn bản liên quan đến KSNB nhưquy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay cá nhân của việc xétduyệt hạn mức cho vay, đi vay, đầu tư,…, quy trình thủ tục trong việc đàm phán và

kí kết hợp đồng cho vay đi vay, đầu tư theo dõi quá trình giải ngân,…

+ Khảo sát về sự vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ: Khảo sát nội nội bộcủa đơn vị đối với khoản mục doanh thu tài chính và chi phí tài chính thể hiện thôngqua việc tổ chức triển khai thực hiện các quy chế KSNB nói trên Công việc tiếptheo của kiểm toán viên là khảo sát để đánh giá sự vận hành của các quy chế KSNB

đó Cụ thể là sự hiện hữu tính thường xuyên, liên tục trong vận hành của các quychế kiểm soát, các bước kiểm soát Cách thức thu thập bằng chứng để đánh giá rất

đa dạng Phỏng vấn nhân viên có liên quan, trực tiếp quan sát,… Các sai sót trongvận hành thường dẫn đến sự thiếu tin cậy của các thông tin tài chính liên quan đãghi nhận

+ Khảo sát về tình hình thực hiện nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soát nộibộ: Việc thực hiện nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động KSNB của đơn vị làmột công việc có ý nghĩa quan trọng Sự thực các nguyên tắc “ phân công và ủyquyền” nguyên tắc “bất kiểm nhiệm” sẽ đảm bảo tăng cường hiệu lực của hoạt độngkiểm soát

- Phương pháp khảo sát: phỏng vấn, quan sát, kiểm tra, phân tích,…

- Quy trình khảo sát:

Trang 13

Hình 1.1: Trình tự các công việc khảo sát về KSNB đối với khoản mục doanh

thu tài chính và chi phí tài chính

1.1.3 Mục tiêu, căn cứ kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt động tài chính

1.1.3.1 Mục tiêu kiểm toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính

a) Mục tiêu kiểm toán tổng quát

Theo chuẩn mực kiểm toán số 200, mục tiêu kiểm toán chung là:

Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sửdụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việcliệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuônkhổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không Đối với hầu hếtcác khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán

viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình

bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không

b) Mục tiêu kiểm toán cụ thể

Dựa trên mục tiêu chung, KTV và công ty kiểm toán tiến hành xác định cácmục tiêu cụ thể cho từng khoản mục doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạtđộng tài chính:

Đánh giá mức độ hiệu lực hay yếu kém của hệ thống KSNB đối với cáchoạt động liên quan đến DTTC và CPTC như: Việc thiết kế hệ thống KSNB trên các

Hiểu biết về cơ cấu KSNB đối với khoản mục doanh thu tài chính và chi phí tài chính

Đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu tài chính và chi phí tài chính

Thiết kế các khảo sát khoản mục doanh thu tài

chính và chi phí tài chính

Trang 14

khía cạnh tồn tại, đầy đủ và phù hợp Việc vận hành hệ thống KSNB đã xây dựng ởtrên theo các khía cạnh hiệu lực và hiệu lực liên tục.

Xác nhận độ tin cậy của các thông tin về DTTC và CPTC Do DTTC vàCPTC là các tài khoản không có số dư nên chỉ kiểm tra nghiệp vụ mà không cókiểm tra số dư Các nghiệp vụ liên quan đến DTTC và CPTC đảm bảo trên các khíacạnh: sự phát sinh; sự tính toán, đánh giá; tính đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ; cộng dồn

Tính đầy đủ: Các nghiệp vụ liên quan đến DTTC và CPTC phát sinh trong

kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên sổ kế toán

Tính đúng đắn: Các nghiệp vụ liên quan đến DTTC và CPTC phát sinhtrong kỳ đều được phân loại đúng đắn theo quy định của các chuẩn mực, chế độ kếtoán liên quan, quy định đặc thù của doanh nghiệp, các nghiệp vụ này được hạchtoán đúng trình tự và phương pháp kế toán

Tính đúng kỳ: Các nghiệp vụ liên quan đến DTTC và CPTC đều được hạchtoán đúng kỳ phát sinh theo đúng nguyên tắc kế toán dồn tích

Sự cộng dồn và báo cáo: Việc cộng dồn số liệu trên sổ chi tiết và sổ tổnghợp phải chính xác, việc trình bày số liệu trên BCTC phải phù hợp với quy địnhcủa chế độ kế toán

1.1.3.2 Căn cứ kiểm toán chi phí hoạt động

- Tài liệu về KSNB như: các chính sách, quy chế quản lý và kiểm soát đốivới các khoản mục DTTC và CPTC Ví dụ như các chính sách, quy chế để quản lý

và kiểm soát các hoạt động liên quan đến đầu tư, cho vay, đi vay,…

- BCTC có liên quan gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính

Trang 15

- Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có liên quan đến DTTC và CPTC.

- Các chứng từ liên quan đến DTTC và CPTC như: Các hợp đồng cho vay và

đi vay; Bảng tính lãi tiền gửi ngân hàng và bảng tính lãi tiền vay; Bảng tính lãi lỗchênh lệch tỷ giá; phân chia cổ tức;…

- Các tài liệu khác như: Kế hoạch hoạt động, chiến lược phát triển doanhnghiệp, kế hoạch vay và trả nợ vay; kế hoạch đầu tư;…

1.1.4 Một số sai phạm thường gặp trong kiểm toán khoản mục doanh thu

và chi phí hoạt động tài chính

- Sai phạm liên quan đến CSDL “Sự phát sinh”

+ Doanh nghiệp ghi khống nghiệp vụ doanh thu và chi phí tài chính: cácnghiệp vụ ghi nhận doanh thu chi phí không thực sự xảy ra hoặc không được phêchuẩn đúng đắn

+ Các nghiệp vụ xảy ra không đầy đủ chứng từ, chứng từ không đầy đủ chữ kýcủa người có thẩm quyền

- Sai phạm liên quan đến CSDL “Sự tính toán, đánh giá”

+ Doanh nghiệp tính toán, đánh giá sai tăng/giảm nghiệp vụ dẫn đến làmdoanh thu, chi phí được ghi nhận sai tăng/giảm

- Sai phạm liên quan đến CSDL “Tính đầy đủ”

+ Doanh nghiệp hạch toán trùng nghiệp vụ kinh tế phát sinh dẫn đến doanhthu, chi phí ghi nhận sai tăng

+ Doanh nghiệp hạch toán thiếu nghiệp vụ kinh tế phát sinh dẫn đến doanhthu, chi phí ghi nhận sai giảm

- Sai phạm liên quan đến CSDL “Tính đúng đắn”

+ Doanh nghiệp đã hạch toán vào DTTC và CPTC cả những khoản doanh thu,chi phí mà theo quy định của Nhà nước không được hạch toán vào doanh thu tàichính những khoản tiền chiết khấu thương mại hay cổ tức được chia của kì trướckhi bắt đầu được chia khoản này phải ghi giảm khoản đầu tư

Trang 16

+ Doanh nghiệp phân loại và hạch toán nhầm các khoản DTTC và CPTC vàocác khoản mục khác, chẳng hạn nhầm lẫn giữa DTTC và doanh thu khác, CPTC vàchi phí khác.

- Sai phạm liên quan đến CSDL “Tính đúng kỳ”

+ Doanh nghiệp hạch toán muộn các nghiệp vụ phát sinh doanh thu, chi phí,

ví dụ như một số khoản mục chi thực tế đã chi ra nhưng do chứng từ về sau thờiđiểm khóa sổ kế toán dẫn tới việc kế toán không hạch toán chi phí này đúng kì kếtoán

+ Doanh nghiệp đã hạch toán vào DTTC và CPTC cả những doanh thu, chiphí thực tế chưa phát sinh trong kỳ

- Sai phạm liên quan đến CSDL “Sự cộng dồn và trình bày”

+ Doanh nghiệp cộng dồn, tổng hợp số liệu theo hướng sai tăng/giảm dẫnđến làm doanh thu, chi phí tài chính được ghi nhận sai tăng/giảm

1.2 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt động tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán cho khoản mục doanh thu và chi phí tài chính

Để đảm bảo cho cuộc kiểm toán có hiệu quả, kế hoạch kiểm toán phải đượctạo cho mọi cuộc kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 quy định

“ Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hếtcác khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn

đề tiềm ẩn; và đảm bảo cho cuộc kiểm toán hoàn thành đúng thời hạn Kế hoạchkiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp vớiKTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán “ Trong giai đoạn này KTV thựchiện những bước công việc sau:

- Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

- Thiết kế chương trình kiểm toán

1.2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Trang 17

Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi KTV và công ty kiểm toán tiếp nhậnkhách hàng Trên cơ sở thư mời kiểm toán, KTV sẽ tiến hành các bước công việccần thiết bao gồm:

a Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

KTV cần thu thập các thông tin sau về khách hàng để thực hiện ký hợp đồng:Những hiểu biết tổng quan về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động, tổ chức và hoạt độngcủa doanh nghiệp… KTV trả lời các câu hỏi sau: Đơn vị khách hàng có nhu cầukiểm toán đã kiểm toán lần nào chưa? Nếu đã được kiểm toán thì tạo sao công tykiểm toán trước đây lại không thực hiện kiểm toán nữa? Tại sao đơn vị khách hànglại mời công ty kiểm toán mình thực hiện kiểm toán? ưViệc này có gì mờ ám, rủi rokhông? Mức phí kiểm toán như thế nào? Có phù hợp với thời gian kiểm toánkhông? Mục đích của cuộc kiểm toán nhằm giải quyết vấn đề gì? Doanh nghiệpđược kiểm toán thuộc loại hình doanh nghiệp nào? Sau khi có các thông tin trên,KTV sẽ đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán và đi đến quyết định có ký hợpđồng kiểm toán hay không?

b Soạn thảo và ký hợp đồng kiểm toán

Sau khi công ty kiểm toán quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàngcông việc tiếp theo là ký kết hợp đồng kiểm toán Đây là sự thỏa thuận chínhthức giữa công ty kiểm toán với khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch

vụ có liên quan khác Ban giám đốc tiến hành thảo luận trực tiếp với khách hàng vềcác điều khoản trong hợp đồng kiểm toán Sau khi có sự thống nhất giữa công tykiểm toán và khách hàng, đại diện của 2 bên tiến tới ký kết hợp đồng kiểm toán.Việc ký kết hợp đồng kiểm toán phải được thực hiện trước khi tiến hành công việckiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và của công ty kiểm toán

1.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

a Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

KTV cần tìm hiểu các vấn đề sau:

Trang 18

- Hiểu biết về môi trường hoạt động và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đếnđơn vị khách hàng gồm có môi trường kinh doanh chung, môi trường và lĩnh vựchoạt động của đơn vị khách hàng, môi trường pháp lý.

- Hiểu biết về đơn vị khách hàng: gồm các hoạt động và tình hình kinh doanhchủ yếu; sở hữu, các bên liên quan và mô hình quản lý của đơn vị khách hàng; cácthay đổi lớn trong đơn vị khách hàng; hiểu biết về hệ thống kế toán của đơn vịkhách hàng; kết quả kinh doanh của đơn vị khách hàng

Qua việc tìm hiểu KH và môi trường kinh doanh, KTV xác định được rủi rotiềm tàng (IR) đối với khoản mục DTTC và CPTC Đối với các rủi ro phát hiện tạigiai đoạn lập kế hoạch có ảnh hưởng đến khoản mục DTTC và CPTC, thực hiện thủtục kiểm toán cơ bản cho rủi ro đó Các thủ tục kiểm toán cơ bản này cần được bổsung vào chương trình kiểm toán cơ bản của khoản mục DTTC và CPTC

b Đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro kiểm soát

KTV sử dụng các xét đoán của mình cùng các thủ tục phỏng vấn, quan sát,kiểm tra tài liệu để thu thập các thông tin sau:

- Môi trường kiểm soát: Các giá trị đạo đức có được truyền thông và thực thitrong doanh nghiệp hay không? Nếu có sai phạm thì có bị xử lý không, việc xử lý

có công bằng không? Các nhà quản lý và nhân viên của đơn vị khách hàng có đủnăng lực không? Thái độ của nhà quản lý về KSNB? Phân định quyền hạn tráchnhiệm trong kế toán DTTC và CPTC như thế nào?

- Quy trình đánh giá rủi ro: các nhà quản lý xác đinh rủi ro liên quan đếnkhoản mục DTTC và CPTC như thế nào và có cách xử lý ra sao với các rủi ro đó?

- Giám sát các hoạt động kiểm soát: Việc giám sát có được thực hiện thườngxuyên, hiệu lực không? Đơn vị khách hàng có bộ phận kiểm soát nội bộ không ?Nếu có thì có đủ năng lực không? Đơn vị khách hàng có thường xuyên theo dõi vàchỉnh sửa các sai sót của hệ thống KSNB không?

KTV có thể trao đổi với BGĐ về gian lận, sai sót để biết được thái độ , cáchứng xử với rủi ro của BGĐ và trao đổi với bộ phận KSNB để biết được đánh giá của

Trang 19

bộ phận KSNB với các rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát liên quan đến khoản mụcDTTC và CPTC; các thủ tục mà bộ phận KSNB đã thực hiện để phát hiện sai sót.

Từ đó, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát (CR) tại đơn vị khách hàng về DTTC vàCPTC và đề ra các yếu tố, phương pháp giúp hạn chế rủi ro

Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ,từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và

hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữakịp thời

Căn cứ vào việc xác định mức độ rủi ro tiềm tàng (IR) và rủi ro kiểm soát(CR) là cao, thấp hay trung bình, KTV lựa chọn tỷ lệ % của tiêu chí dùng để xácđịnh mức trọng yếu

Ngoài ra, việc đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR) và rủi ro kiểm soát (CR) ở giaiđoạn lập kế hoạch giúp KTV dự kiến mở rộng hay thu hẹp phạm vi áp dụng các thửnghiệm cơ bản ở giai đoạn thực hiện nhưng vẫn đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức cóthể chấp nhận được

Xác định mức trọng yếu

Trang 20

Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vàotầm quan trọng và tích chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh

cụ thể Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dungcủa thông tin cần phải có Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cảphương diện định lượng và định tính

Khi ước tính mức trọng yếu cho khoản mục DTTC và CPTC, KTV thực hiệncác bước sau:

Bước 1: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Đây là việc làm của KTV để xác định mức sai phạm tối đa nhưng vẫn chấpnhận được, có nghĩa là tại mức sai phạm này BCTC vẫn được coi là trung thực hợp

lý hay những sai phạm này vẫn chưa ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụngBCTC Việc ước tính này chủ yếu đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ của KTV, thường

do công ty kiểm toán chỉ đạo cho KTV Tiêu chí xác định mức trọng yếu có thể làdoanh thu, lợi nhuận trước thuế, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản Tỷ lệ sử dụng để ướctính mức trọng yếu là 5%-10% lợi nhuận trước thuế, 0,5%-3% doanh thu, 1%-2%vốn chủ sở hữu và tổng tài sản

Bước 2: Phân phối ước tính ban đầu về tính trọng yếu cho DTTC và CPTC.Các khoản mục DTTC và CPTC sẽ lần lượt được phân phối ước tính ban đầu

về tính trọng yếu, cơ sở để phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục này là: kinhnghiệm của KTV và chi phí kiển toán cho khoản mục DTTC và CPTC Khoản mụcDTTC và CPTC là khoản mục không quá phức tạp, gian lận sai sót nên thườngđược phân bổ mức trọng yếu trung bình

e Xác định phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu:

Mẫu có hai loại là mẫu thống kê và mẫu phi thống kê Phương pháp chọn mẫu

có hai phương pháp là chọn mẫu xác xuất và chọn mẫu phi xác suất Phương phápchọn mẫu xác suất sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, vàcác phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu; được dùng để chọn mẫu thống kê(thường xuyên) và mẫu phi thống kê (ít) Phương pháp chọn mẫu phi xác suất làphương pháp dựa vào xét đoán của KTV để chọn mẫu, các phần tử có thể không

Trang 21

được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu; được dùng để chon mẫu phi thống kê KTV cóthể chọn một trong hai phương pháp để chọn mẫu cho khoản mục DTTC và CPTC.KTV xác định hệ số rủi ro (dựa vào cơ sở đánh giá IR, CR, DR); mức trọngyếu thực hiện (50%-75% mức trọng yếu tổng thể); khoảng cách mẫu để xác định cỡmẫu của nhóm nghiệp vụ có giá trị lớn hơn khoảng cách mẫu, nghiệp vụ đặc biệt và

cỡ mẫu của nhóm nghiệp vụ không đặc biệt và có giá trị nhỏ hơn khoảng cách mẫu

1.2.1.3 Thiết kế chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm tóan chitiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắpxếp theo một trình tự nhất định Chương trình kiểm toán cho khoản mục DTTC vàCPTC chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán, nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tụckiểm toán cụ thể khi tiến hành kiểm toán khoản mục DTTC và CPTC

1.2.2 Thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn này KTV có thể thực hiện các thử nghiệm về khảo sát KSNB

và thử nghiệm kiểm tra chi tiết hoặc chỉ thực hiện các thử nghiệm kiểm tra chi tiết.Trong trường hợp hệ thống KSNB được đánh giá là hiệu quả, đáng tin cậy KTVthường thực hiện đánh giá hệ thống KSNB để đánh giá lại một lần nữa xem rủi rokiểm soát có thực sự như nhận định ban đầu của KTV không để từ đó có cơ sở tăngcường hay giảm bớt các thử nghiệm cơ bản Nếu hệ thống KSNB thật sự đáng tincậy như đánh giá ban đầu thì KTV sẽ giảm bớt các thử nghiệm cơ bản giúp tiếtkiệm thời gian và chi phí kiểm toán mà vẫn đảm bảo được chất lượng của cuộckiểm toán Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là không hiệu quả thì KTV

sẽ bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát và tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản vì lúcnày hệ thống KSNB của khách hàng không đáng tin cậy

1.2.2.1 Thực hiện khảo sát về KSNB

Mục đích của khảo sát: hiểu rõ cơ cấu KSNB đối với khoản mục DTTC vàCPTC; đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát Trên cơ sở kết quả khảo sát về KSNB,kiểm toán viên sẽ xác định phạm vi kiểm toán và thiết kế các khảo sát cơ bản thíchhợp

Trang 22

Nội dung của khảo sát KSNB:

KTV cần áp dụng các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng đánh giá về hệthống kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với DTTC và CPTC trên các khía cạnh: Sựhiện hữu (thiết kế) chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nội bộ; việc ápdụng (vận hành) các quy chế kiểm soát nội bộ; tình hình thực hiện các nguyên tắc tổchức kiểm soát nội bộ

Khảo sát về sự hiện hữu (thiết kế) chính sách kiểm soát, các quy định vềkiểm soát nội bộ

Mục tiêu: đảm bảo quy chế và thủ tục KSNB đối với DTTC và CPTC tồn tại,

đầy đủ và thích hợp

Thủ tục:

+ KTV thu thập, tìm hiểu và kiểm tra các chính sách và quy định của đơn vị

áp dụng đối với các hoạt động liên quan đến DTTC và CPTC

+ KTV thực hiện kỹ thuật phỏng vấn những người có liên quan về việc thiết

kế các quy chế và thủ tục kiểm soát

Khảo sát về việc áp dụng (vận hành) các quy chế kiểm soát nội bộ

Mục tiêu: đảm bảo quy chế và thủ tục KSNB đối với DTTC và CPTC hiệu lực

và hiệu lực liên tục

Thủ tục:

+ KTV thực hiện kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bảng câu hỏi đến các

cá nhân hoặc bộ phận có liên quan

+ KTV tiến hành quan sát việc thực hiện các công việc của các cá nhân, bộphận có theo đúng các quy định đã ban hành hay không

+ KTV có thể yêu cầu các bộ phận có liên quan tiến hành thực hiện lại đểKTV kiểm tra

+ Kiểm tra các tài liệu và dấu hiệu chứng minh cho các thủ tục KSNB đã đượcthực hiện (dấu hiệu phê chuẩn, dấu hiệu kiểm tra )

Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soátnội bộ

Trang 23

Trong quá trình kiểm tra sự thiết kế và vận hành của các quy chế và thủ tụckiểm soát nội bộ đối với chi phí hoạt động, KTV cần xem xét đơn vị có tôn trọngcác nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn, nguyên tắc phân công phân nhiệm và nguyêntắc bất kiêm nhiệm trong các khâu kiểm soát nội bộ hay không.

1.2.2.2 Phân tích các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính

KTV dựa vào BCTC để lấy số liệu cho việc so sánh hay lập các tỷ suất rồi sosánh, chỉ ra sự biến động của các thông tin và đưa ra định hướng cho các kiểm trachi tiết tiếp theo

- So sánh doanh thu, chi phí hoạt động tài chính năm nay với năm trước,đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn Tìm hiểu và thu thập các giải trình chocác biến động bất thường

- So sánh doanh thu và chi phí hoạt động tài chính giữa các tháng (quí) trongnăm/kỳ Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường

- Ước tính chi phí lãi vay dựa trên số dư bình quân của từng khoản vay và lãisuất Tìm hiểu và thu thập các giải trình nguyên nhân chênh lệch

- Ước tính thu nhập lãi cho vay dựa trên số dư bình quân của từng khoản chovay và lãi suất Tìm hiểu và thu thập các giải trình nguyên nhân chênh lệch

- Xem xét ảnh hưởng của kết quả phân tích đến các thủ tục kiểm tra chi tiết.Bên cạnh việc phân tích thông tin tài chính, KTV cần phân tích các thông tinphi tài chính như môi trường kinh doanh, đặc thù kinh doanh, lãi suất thị trường, vềchính sách của nhà nước, vì các thông tin phi tài chính có liên quan và ảnh hưởngtrực tiếp hay gián tiếp đến thông tin tài chính của DTTC và CPTC rất đa dạng

1.2.2.3 Kiểm tra chi tiết về DTTC và CPTC

Do những khoản DTTC và CPTC thường đã được khảo sát, kiểm tra số liệuliên quan ở các chu kỳ trước nên khi kiểm tra DTTC và CPTC, KTV thường kếthợp kết quả khảo sát chi phí ở các chu kỳ khác Khi kiểm toán DTTC và CPTC,KTV thường quan tâm đến những khoản chi phí có số tiền phát sinh lớn, dễ gian lânsai sót như cổ tức được chia, lãi đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, lãi chuyển nhượng vốn,thu nhập từ hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, chi phí góp vốn liên

Trang 24

doanh liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán,… đặc biệt là khoản có biến độngbất thường mà không mở rộng kiểm tra chi tiết đối với tất cả các khoản.

Thủ tục kiểm tra chi tiết về DTTC và CPTC

- Thu thập bảng tổng hợp chi tiết doanh thu và chi phí hoạt động tài chínhtheo khoản mục theo các tháng trong năm:

 Đối chiếu với các tài liệu có liên quan: Sổ cái, sổ chi tiết,…

 Phân tích biến động từng khoản mục doanh thu, chi phí theo tháng, đánhgiá tính hợp lý, giải thích nội dung biến động và thực hiện kiểm tra tương ứng

- Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị,tài khoản đối ứng ) Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng(nếu cần)

- Đối chiếu các khoản doanh thu, chi phí đã được kiểm tra tại các phần hànhkiểm toán liên quan: tiền, đầu tư tài chính, vay và nợ, chi phí phải trả,…

- Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm (1): Chọn mẫu cácnghiệp vụ để kiểm tra lại cách tính toán (kết hợp với phần hành liên quan như: nợphải thu, phải trả, vay…)

- Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại cuối kỳ kếtoán (1): Tham chiếu đến các phần hành liên quan (nợ phải thu, phải trả, vay…), sosánh với số liệu đã ghi nhận trên sổ và giải thích các chênh lệch, nếu có

- Rà soát các khoản chênh lệch tý giá trước thời điểm hoạt động, đảm bảo đãđược ghi nhận toàn bộ vào doanh thu/chi phí tài chính

- Chọn mẫu kiểm tra các nghiệp vụ về cổ tức, lợi nhuận được chia cho giaiđoạn sau ngày đầu tư, đối chiếu với các biên bản họp và thông báo phân chia lợinhuận

- Kiểm tra các nghiệp vụ về:

 Tinh lãi và thu lãi tín phiếu, trái phiếu

 Lãi (lỗ) hoạt động mua bán, chuyển nhượng các khoản đầu tư

 Lãi (lỗ) hoạt động mua bán, chuyển nhượng các khoản đầu tư

 Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh chứng khoán

 Các khoản doanh thu, chi phí mua bán ngoại tệ

 Chi phí phát hành trái phiếu

- Kiểm tra chọn mẫu tới chứng từ gốc đối với các giao dịch doanh thu/chi phíhoạt động tài chính khác

Trang 25

Kiểm tra tính đúng kỳ:

Đọc sổ chi tiết doanh thu tài chính, chi phí tài chính, tiền mặt, tiền gửi và tờkhai thuế GTGT sau ngày kết thúc kỳ kế toán, xác định các giao dịch không đúngkỳ

 Xem xét các khoản doanh thu, chi phí tài chính của kỳ trước nhưng đượcghi nhận trong kỳ kiểm toán, đánh giá khả năng rủi ro này có thể lặp lại

- Đối với các giao dịch với bên liên quan: Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt,giá áp dụng, Lưu ý các giao dịch phát sinh gần cuối kỳ kế toán

Kết hợp với các phần hành có liên quan để gửi TXN về các giao dịch trong kỳ

- Rà soát và tổng hợp các khoản chi phí tài chính không đủ điều kiện là chiphí được trừ khi tính thuế TNDN (phối hợp với phần hành thuế và các khoản phảinộp Nhà nước)

- Đối chiếu với giấy tờ làm việc các phần hành khác về số liệu kết chuyển:

Dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn

- Kiểm tra phân loại và trình bày các khoản doanh thu tài chính, chi phí tàichính trên BCTC

1.2.3 Kết thúc kiểm toán

Sau khi thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến sốliệu kế toán thuộc khoản mục doanh thu tài chính và chi phí tài chính, KTV phảithực hiện tổng hợp kết quả kiểm toán của khoản mục này Công việc này dựa trênkết quả các khảo sát đã được thực hiện với những bằng chứng đã thu thập được.Tổng hợp kết quả kiểm toán thường được thể hiện dưới hình thức một “Bản tổnghợp kết quả kiểm toán” hay “Biên bản kiểm toán”

Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong bản tổng hợp kết quả kiểm toánthường bao gồm:

Kết luận về mục tiêu kiểm toán

Kiểm toán viên nêu rõ kết luận về việc đạt được hay chưa đạt được mục tiêukiểm toán từng bộ phận Có thể xảy ra 2 khả năng:

Trang 26

- Đạt được mục tiêu kiểm toán: kiểm toán viên thỏa mãn về kết quả kiểm tra,đánh giá về bộ phận đã được kiểm toán vì đã có đủ bằng chứng thích hợp về mọikhía cạnh để đưa ra kết luận rằng số liệu, thông tin tài chính đó đã được phản ánhhợp lý, đúng đắn hoặc chỉ rõ thông tin đó còn chứa đựng sai sót.

- Chưa đạt được mục tiêu kiểm toán: kiểm toán viên chưa thỏa mãn với kếtquả kiểm toán ở một khía cạnh nào đó, cần thu thập thêm bằng chứng bổ sung (chỉ

rõ phạm vi hạn chế)

Kiến nghị

- Kiến nghị về các bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyếtminh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh và số tiềnđiều chỉnh

- Nhận xét về những tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với

bộ phận được kiểm tra và ý kiến đề xuất cải tiến, hoàn thiện hệ thống KSNB củakiểm toán viên

Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến

bộ phận được kiểm tra:

- Việc điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiến của KTV có được phản ánh đầy

đủ kịp thời vào sổ sách kế toán có liên quan hay không

- Giải pháp của đơn vị đối với các vấn đề tồn tại mà kiểm toán viên đã nêu

- Các sai soát đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ có được xử lýkhông và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ(nếu có)

Trong trường hợp đơn vị khách hàng có các đơn vị phụ thuộc thì kết quả

kiểm toán ở các đơn vị phụ thuộc bao gồm cả giấy tờ làm việc của từng kiểm toánviên và biên bản kiểm toán do trưởng nhóm kiểm toán lập Biên bản kiểm toán gồmcác nội dung chủ yếu sau:

- Tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phụ thuộc:

Trình bày rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phụ thuộc, cơ cấu tổ chức

và mối quan hệ giữa đơn vị phụ thuộc và đơn vị khách hàng

- Chế độ kế toán áp dụng ở đơn vị phụ thuộc:

Trang 27

Nêu rõ đơn vị phụ thuộc đó áp dụng chế độ kế toán nào, hình thức kế toán ápdụng và các chính sách kế toán chủ yếu mà đơn vị phụ thuộc đã áp dụng.

Kiểm toán viên nêu rõ nhận xét của mình về việc đơn vị phụ thuộc có đảm bảotính hợp lý và nhất quán của các chính sách kế toán chủ yếu hay không

- Số liệu kế toán:

Nêu rõ kết luận của kiểm toán viên về số liệu kế toán của đơn vị: phù hợp,đúng đắn hay còn tồn tại sai sót Ghi rõ những số liệu điều chỉnh đã có sự nhất trícủa đơn vị bộ phận và những số liệu điều chỉnh mà đơn vị chưa nhất trí, kèm theocác BCTC và các số liệu kế toán về doanh thu, thu nhập, chi phí trước kiểm toán.Hạn chế phạm vi kiểm toán: nêu rõ mức độ hạn chế phạm vi kiểm toán và ảnhhưởng của nó đến kết quả kiểm toán

- Các vấn đề tồn tại liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội

bộ của đơn vị:

Kiểm toán viên mô tả từng vấn đề còn tồn tại, ảnh hưởng có thể có đến BCTC,nêu rõ những đề xuất của kiểm toán viên về giải quyết các vấn đề tồn tại và ý kiếntiếp thu giải trình của giám đốc (hoặc người đại diện đơn vị)

- Ý kiến nhận xét của kiểm toán viên:

Nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên về mức độ trung thực, hợp lý của BCTC đơn

vị bộ phận

- Những vấn dề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau:

Kiểm toán viên chính tổng hợp các ý kiến của nhóm kiểm toán viên kiểm toánđơn vị phụ thuộc đó về các vấn đề cần lưu ý đối với các cuộc kiểm toán sau

Ý kiến của Ban giám đốc đơn vị (nếu có):

Kiểm toán viên cần thảo luận với Ban giám đốc đơn vị về những vấn đề đãnêu trong biên bản kiểm toán và kết luận của kiểm toán viên

- Nếu hai bên cùng nhất trí với ý kiến của kiểm toán viên thì ghi rõ trong biênbản về sự nhất trí đó bằng câu: “Biên bản kiểm toán này được hai bên cùng nhấttrí”

Trang 28

- Nếu đơn vị khách hàng có ý kiến khác với nhận xét của kiểm toán viên thìphải ghi rõ trong biên bản kiểm toán ý kiến của Ban giám đốc đơn vị khách hàng.Tổng hợp kết quả kiểm toán chi phí hoạt động là căn cứ cho kiểm toán viêntổng hợp lập báo cáo kiểm toán.

Kết luận chương 1: Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản

về quy trình kiểm toán doanh thu, chi phí hoạt động tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập Đây là cơ sở để nhận xét, đánh giá

về thực trạng quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam được trình bày ở chương 2 và đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu, chi phí hoạt động tài chính được trình bày ở chương 3

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU VÀ CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CPA VIỆT NAM

THỰC HIỆN

2.1 Khái quát về công ty về công ty Kiểm toán CPA Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Kiểm toán CPA Việt Nam

Tên công ty: Công ty TNHH kiểm toán CPA VIETNAM

Viết tắt là: CPA VIETNAM

Hình thức: Công ty TNHH

Trụ sở chính Lầu 8, Cao ốc Văn phòng VG Building, Số 235

phố Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội,Việt Nam

CPA VIETNAM được thành lập với tư cách là Công ty hợp danh đầu tiêntrong lĩnh vực kế toán, kiểm toán ở Việt Nam theo Nghị định số 105 ngày30/03/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập Công ty đã nhanh chóng trở thànhmột công ty có danh tiếng trong ngành với kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực

kế toán, kiểm toán và tư vấn

Thực hiện chủ trương phát triển Công ty, chuyển đổi hình thức doanh nghiệpnhằm phù hợp với mô hình Hãng kiểm toán Quốc tế Moore Stephens mà CPAVIETNAM là thành viên và định hướng phát triển ngành nghề kiểm toán độc lập,nâng cao vị thế và chất lượng dịch vụ trên thị trường, Ngày 01 tháng 10 năm 2015Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (tên viết tắt là CPA VIETNAM) chính thứcchuyển đổi hình thức sở hữu và đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán CPAVIETNAM (tên viết tắt là CPA VIETNAM) kể từ ngày 01/10/2015 theo Giấychứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số 0101917917 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp

Hà Nội cấp ngày 01/10/2015

Trang 30

CPA VIETNAM hiện có văn phòng chính tại Hà Nội, chi nhánh thành phố HồChí Minh, Chi nhánh Miền Bắc, Văn phòng Đại diện tại TP Đà Nẵng và Vănphòng Đại diện tại TP.Điện Biên.

CPA VIETNAM là 01 trong các Công ty được thực hiện cung cấp dịch vụ xácđịnh giá trị doanh nghiệp theo Quyết định số 2800/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm

2015 của Bộ Tài chính về việc công bố danh sách tổ chức tư vấn định giá được phépcung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp năm 2016

Sau 3 năm là thành viên đại điện, ngày 21 tháng 4 năm 2011 thỏa thuận giữaCPA VIETNAM và Moore Stephens về việc chấp thuận CPA VIETNAM là thànhviên chính thức của Hãng kiểm toán Quốc tế Moore Stephens - Hãng kiểm toándanh tiếng đứng thứ 10 trên thế giới

CPA VIETNAM đã góp phần tích cực phát triển công tác kế toán, tài chính,thuế & kiểm toán của Nhà nước; góp phần đưa chính sách và pháp luật của Nhànước vào hoạt động của các doanh nghiệp và các tổ chức, dự án

Nguyên tắc hoạt động

- Độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh củakhách hàng như bảo vệ chính quyền lợi của CPA VIETNAM trên cơ sở tuân thủpháp luật

- Đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ được cung cấp và uy tín của công

ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên CPA VIETNAM luôn luôn thựchiện

Phương pháp kiểm toán: CPA VIETNAM dựa theo các nguyên tắc chỉ đạo của

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế phù hợp vớicác quy định của Chính phủ Việt Nam

Khẩu hiệu của công ty: “Chất lượng dịch vụ, sự hiểu biết và tầm nhìn toàn

cầu”

Mục tiêu của công ty

Trang 31

- Trợ giúp các doanh nghiệp và tổ chức phi kinh doanh, các dự án, các đơn vịhành chính sự nghiệp trong nền kinh tế thông qua việc cung cấp dịch vụ có chấtlượng cao của công ty.

- Góp phần phát triển công tác kế toán, thuế – kiểm toán của Nhà nước; gópphần đưa chính sách và pháp luật của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp, tổchức, dự án….thông qua các hoạt động của CPA VIETNAM

1.1.1 Đặc điểm tổ chức quản lý & hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIETNAM

Lĩnh vực hoạt động của công ty

- Kiểm toán Báo cáo tài chính

- Dich vụ, tư vấn kế toán, tài chính, thuế & kiểm toán

- Tư vấn đầu tư, đào tạo khai báo thuế

- Cung cấp phần mềm kế toán và văn bản pháp luật về tài chính, kế toán thuế

- Cung cấp các văn bàn pháp luật

Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty CPA VIETNAM

Tổ chức bộ máy quản lý trong công ty

Trang 32

Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty CPA VIETNAM cung cấp

Tổ chức bộ máy quản lý chi nhánh:

Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty CPA VIETNAM cung cấp Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty CPA VIETNAM

1

PHÒNG KIỂM TOÁN

BAN GIÁM ĐỐC

MOORE STEPHENS ASIA PACIFIC

BAN HỖ TRỢ

Rủi ro & danh tiếng

HR & đào tạo Tài chính & kế toán

IT

TƯ VẤN QUAN LÝ Moore Stephens ASEAN & PACIFIC

TƯ VẤN THUẾ Moore Stephens ASEAN & PACIFIC

Moore Stephens

ASEAN & PACIFIC

TƯ VẤN QUẢN LÝ TƯ VẤN THUẾ

ERS

Alex

ERS Moore Stephens ASEAN & PACIFIC CHỦ TỊCH HĐTV

GIÁM ĐỐC

Phòng

quản trịtổnghợp

Bộ phận

kiểmSoátChất lượngKiểm toán

PhòngNghiệp

vụ 3( kiểm toán XDCB)

Phòng nghiệp

vụ kiểm toán BCTC (1,2,4,5)

Bộ phận

kế toán

Trang 33

Quan hệ chỉ đạo: các phòng ban trực thuộc quản lý của ban giám đốc chi nhánh bao gồm giám đốc và 2 phó giám đốc.

- Giám đốc chi nhánh đồng thời là phó tổng giám đốc công ty, ủy viên của

hội đồng thành viên của CPA Việt Nam Giám đốc chi nhánh trực tiếp điều hành vàchịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước hội đồng thành viên

- Hai phó giám đốc vừa trực tiếp điều hành hoạt động tại các bộ phận vừa

chịu trách nhiệm trực tiếp đối với giám đốc

- Phòng quản trị tổng hợp là phòng tập hợp quản lý các công tác hành chính,

thư kí, phiên dịch, văn thư, tin học, lái xe, bảo vệ

- Phòng nghiệp vụ kiểm toán BCTC: các phòng này thực hiện trực tiếp công

tác kiểm toán BCTC Mỗi phòng nghiệp vụ có một trưởng phòng chịu trách nhiệmquản lý

- Phòng nghiệp vụ kiểm toán XDCB: phòng này thực hiện công tác kiểm toán

các báo cáo quyết toán XDCB, thẩm định đầu tư…

- Bộ phận kế toán: thực hiện các công tác về ghi sổ kế toán trong doanh

nghiệp, lập báo cáo định kì cho công ty mẹ

- Bộ phận tư vấn- kiểm soát chất lượng: bô phận này do các kiểm toán viên

có chuyên môn, trình độ cao đảm trách Đây là bộ phận quan trọng của công ty, thựchiện việc soát xét, kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng của các cuộc kiểm toán Đồngthời đây cũng là bộ phận thực hiện các dịch vụ tư vấn khách hàng

Trang 34

2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán tại công ty

Hình 2.2 Quy trình Kiểm toán BCTC của công ty gồm 3 giai đoạn cơ bản như sau:

Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty CPA VIETNAM cung cấp

Quy trình triển khai một hợp đồng kiểm toán

Chuẩn bị kiểm toán

Khảo sát, đánh giá và chấp nhận khách hàng

Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:

- Thu thập thông tin cơ sở của khách hàng

- Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát

- Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm soát

- Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

- Lập chương trình kiểm toán chi tiết

Thực hiện kiểm toán

- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Áp dụng các thử nghiệm cơ bản đối với số

dư và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Soát xét kết quả kiểm toán

Trang 35

- Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

- Đánh giá kết quả

- Soát xét Báo cáo tài chính

Kết thúc kiểm toán

- Kết luận kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán

- Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán

- Thu thập giải trình của Ban Giám đốc khách hàng

- Soát xét sự kiện sau ngày phát hành BCTC, hoàn thiện hồ sơ kiểm toán

- Đánh giá kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán

2.1 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và chi phí hoạt động tài chính trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam thực hiện

Tại Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam quy trình kiểm toán khoản mụcdoanh thu, chi phí hoạt động tài chính trong kiểm toán BCTC được thực hiện qua 3giai đoạn cho mọi khách hàng của CPA bao gồm:

- Giai đoạn lập kế hoạch

- Giai đoạn thực hiện kiểm toán

- Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Để minh họa lại quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu tài chính và Chiphí tài chính trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán CPAViệt Nam thực hiện, em xin được mô tả lại quy trình kiểm toán cụ thể do Công tytiến hành trong thời gian em thực tập thực tế làm việc với các khách hàng của công

ty

Sau khi mô tả khái quát, em sẽ mô tả chi tiết hơn thông qua ví dụ về việc kiểmtoán khoản mục doanh thu tài chính và chi phí tài chính trong kiểm toán BCTC củacông ty TNHH ABC mà em đã trực tiếp tham ra quá trình kiểm toán từ khi bắt đầuđến khi kết thúc cuộc kiểm toán

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch

2.2.1.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và ký kết hợp đồng kiểm toán

- Tiếp cận khách hàng

Trang 36

+ Khách hàng cũ:

Duy trì khách hàng cũ, chủ động liên hệ trước với khách hàng, để khách hànggửi thư mời kiểm toán khi có nhu cầu, kiểm toán viên thông qua những kì kiểm toántrước để chấp nhận hay từ chối khách hàng Sau khi chấp nhận kí lại hợp đồng kiểmtoán kiểm toán viên gửi hợp đồng kiểm toán cùng bản kế hoạch kiểm toán, thờigian, nhân lực và các tài liệu cần cung cấp thêm so với các năm trước

+ Khách hàng mới:

Công ty có thể tìm kiếm khách hàng mới thông qua sự giới thiệu của kháchhàng quen thuộc, gửi thư chào hàng hàng năm, Sau đó đơn vị kiểm toán gửi thưmời kiểm toán cho công ty Thông qua thư mời kiểm toán, BGĐ Công ty TNHHKiểm toán CPA Việt Nam tìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng như ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh, môi trường, điều kiện kinh doanh, nề nếp về công tác tàichính- kế toán và xác định rủi ro hợp đồng nếu rủi ro ở mức trung bình hoặc thấpthì chấp nhận thư mời kiểm toán ngước lại nếu ở mức cao từ chối thư mời kiểmtoán Nếu chấp nhận thư mời kiểm toán, hai bên tiến hành thống nhất và kí hợpđồng kiểm toán Trong hợp đồng kiểm toán quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ củacác bên tham ra, mức phí kiểm toán cùng các điều khoản khác Gửi hợp đồng kiểmtoán cùng bản kế hoạch sơ bộ cho cuộc kiểm toán bao gồm: thời gian thực hiệncuộc kiểm toán, nhân sự và tài liệu khách hàng cần cung cấp cho cuộc kiểm toán.Tiếp cận khách hàng được đánh giá là bước khởi đầu và được coi là khá quantrọng trong toàn cuộc kiểm toán Việc này quyết định cuộc kiểm toán có được tiếptục hay không

Trong giai đoạn này, KTV sẽ thu thập và đánh giá một số thông tin cơ bản vềkhách hàng bao gồm cả những thông tin chung cho cuộc kiểm toán và thông tin cụthể về khoản mục chi phí hoạt động Các thông tin chung bao gồm:

- Hình thức doanh nghiệp được kiểm toán: đó là DNNN, công ty TNHH,

công ty TNHH, tổ chức niêm yết,…Với mỗi loại hình, khách hàng sẽ có những yêucầu riêng đối với phần hành chi phí hoạt động về mức độ rủi ro kiểm toán

- Mục đích của BCTC: KTV cần phải nhận diện được lý do kiểm toán của

khách hàng để xem xét số lượng bằng chứng cần phải thu thập với phần hành khoản

Trang 37

mục chi phí Nếu khách hàng kiểm toán hướng tới mục tiêu hoàn thiện kiểm soátnội bộ thì số lượng bằng chứng cần thu thập không cần nhiều mà thay vào đó là việcgợi ý các giải pháp

- Trong việc cung cấp tài liệu cho KTV: KTV có được cung cấp đầy đủ các

thông tin và tài liệu cần thiết lên quan đến khoản mục chi phí hay không; kế toán vàBGĐ có cung cấp hoặc giải trình các thông tin bổ sung chưa được phản ánh trên sổsách các TK chi phí hay không?

- Xem xét việc giới hạn phạm vi cuộc kiểm toán: Chi phí là một khoản mục

khá nhạy cảm trên BCTC, vì vậy bất cứ việc giới hạn phạm vi kiểm toán liên quanđến chi phí đều sẽ đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn cho KTV

Dưới đây là ví dụ về GTLV xem xét chấp nhận khách hàng kiểm toán và kí kếthợp đồng kiểm toán được kiểm toán viên thực hiện tại công ty TNHH ABC Công

ty TNHH ABC là khách hàng mới, thông qua sự giới thiệu của một khách hàngquen thuộc của CPA Việt Nam Đơn vị khách hàng gửi thư mời kiểm toán cho công

ty Thông qua thư mời kiểm toán, BGĐ Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Namtìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng như ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, môitrường, điều kiện kinh doanh, nề nếp về công tác tài chính- kế toán và xác định rủi

ro hợp đồng ở mức trung bình nên quyết định chấp nhận thư mời kiểm toán Sau đó,hai bên tiến hành thống nhất và ký hợp đồng kiểm toán Trong hợp đồng kiểm toánquy định rõ mức nghĩa vụ của các bên tham gia, mức phí kiểm toán cùng các điềukhoản khác Gửi kèm hợp đồng là bản kế hoạch sơ bộ cho cuộc kiểm toán, bao gồmthời gian thực hiện cuộc kiểm toán dự kiến, nhân sự của cuộc kiểm toán và các tàiliệu cần cung cấp cho cuộc kiểm toán

Công ty TNHH ABC công việc tiếp cận khách hàng ban đầu được đánh giá làthành công và là tiền đề cho việc thực hiện các bước công việc tiếp theo

Trang 38

I THÔNG TIN CƠ BẢN

1 Tên KH: CÔNG TY TNHH ABC

2 Tên và chức danh của người liên lạc chính: Đỗ Thị Thanh - Chức danh: Tổng Giám đốc

3 Địa chỉ: Quận Thanh Trì, TP Hà Nội

7 Ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết.

- Kinh doanh thiết bị điện cao thế, trung thế và hạ thế

- Sản xuất tủ bảng điện cung cấp cho các ngành công nghiệp, các nhà máy, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các trạm biến áp đến 500 kV cũng như cho các tòa nhà, siêu thị

- Tư vấn, thiết kế các công trình điện đến điện áp 110 kV

- Xây lắp các công trình điện đến điện áp 110 kV

Trang 39

8 Các quy định pháp lý đặc thù liên quan đến hoạt động của DN (nếu có):

N/A

9 Họ và tên người đại diện cho DN: Đỗ Thị Thanh - Chức danh: Tổng Giám đốc

Địa chỉ :Quận Thanh Trì, TP Hà Nội

11 Các đơn vị trực thuộc

Tên đơn vị

Địa

12 Thông tin về các khoản đầu tư

13 Các bên liên quan

Bên liên quan

Mối quan hệ

Các giao dịch chủ yếu

14 Mô tả mối quan hệ giữa DNKiT và KH này được thiết lập như thế nào:

Quan hệ công việc, ngoài ra không có mối quan hệ khác

Trang 40

15 Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua các phương tiện thông tin

đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v )

Không có thông tin tiêu cực về doanh nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng.

16 Chuẩn mực và Chế độ kế toán mà DN áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VASs) và Chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam

Chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế (IFRSs và IASs)

Chuẩn mực/Chế độ kế toán khác (mô tả cụ thể):

17 Thông tin tài chính chủ yếu của DN trong 03 năm trước liền kề

18 Giá trị vốn hóa thị trường của DN (đối với Cty niêm yết)

19 Chuẩn mực kiểm toán mà KTV và DNKiT áp dụng làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

(VSAs)

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISAs)

Chuẩn mực kiểm toán khác (mô tả cụ

thể):

20 Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành.

Thực hiện kiểm toán tại đơn vị cho năm tài chính kết thúc 2017

21 Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan nào cần sử dụng BCTC đó.

Ngày đăng: 15/03/2020, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w