Pháp luật một số nƣớc Châ uÁ

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 71)

2.2.3.1. Pháp luật Nhật Bản

a. Khái quát về đại diện

Đại diện là một chế định pháp lý, theo đó, ngƣời đại diện độc lập thực hiện sự thể hiện ý chí và trở thành ngƣời tiếp nhận sự thể hiện ý chí, làm phát sinh hậu

quả pháp lý trực tiếp đối với ngƣời đƣợc đại diện. Đại diện có những chức năng to

ngƣời có thể sử dụng khả năng nhận thức của ngƣời đại diện, nhận đƣợc kết quả từ hoạt động của ngƣời đó. Mặt khác, đại diện có chức năng hỗ trợ đối với hoạt động xã hội của con ngƣời. Nhờ chế định đại diện mà ngƣời có quyền năng nhƣng không có năng lực thể hiện ý chí có khả năng thực hiện quyền năng của mình. Chế định đại diện là công cụ nhƣ vậy.

Đại diện có thể là chủ động, khi ngƣời đại diện B thực hiện sự thể hiện hành vi trong mối quan hệ với C với tƣ cách của ngƣời đại diện của A, hoặc là bị động, khi ngƣời đại diện B tiếp nhận sự thể hiện ý chí từ bên đối tác C, nhƣng trong mọi trƣờng hợp, hậu quả pháp lý sẽ phát sinh trực tiếp đối với A.

- Hình thức đại diện: đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật

Có hai hình thức đại diện khác nhau: đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật. Trong trƣờng hợp thứ nhất, một ngƣời trở thành ngƣời đại diện theo yêu cầu của ngƣời đƣợc đại diện; còn trong trƣờng hợp thứ hai – theo quy định của văn bản pháp luật nhất định, yêu cầu phải có ngƣời đại diện, trong đó thông thƣờng xác định luôn cả phạm vi thẩm quyền đại diện.

Yêu cầu đại diện trong đại diện theo ủy quyền thông thƣờng đƣợc thể hiện bằng hình thức ủy quyền. Khi mua bán nhà cửa có giấy ủy nhiệm giao cho một ngƣời nhất định quyền đại diện. Nói một cách chặt chẽ thì không chỉ có hợp đồng ủy quyền mới thể hiện yêu cầu trở thành ngƣời đại diện. Có thể dẫn một số loại hợp đồng khác là phát sinh quyền đại diện: hợp đồng liên kết, hợp đồng thuê lao động (Điều 623 và các điều tiếp theo của Bộ luật dân sự), hợp đồng giao khoán (Điều 632 và các điều tiếp theo của Bộ luật dân sự).

Đại diện theo pháp luật phát sinh trong ba trƣờng hợp sau đây:

Ngƣời có địa vị pháp lý nhất định trong mối quan hệ với ngƣời đƣợc đại diện thì đƣơng nhiên trở thành ngƣời đại diện của ngƣời đó: ví dụ, cha hoặc mẹ trong quan hệ với con là vị thành niên (Điều 818, 819, 840 của Bộ luật dân sự).

Ngƣời đại diện đƣợc xác định theo thỏa thuận hoặc đƣợc cử: ví dụ, thỏa thuận giữa cha mẹ về việc ai là ngƣời thực hiện quyền cha mẹ đối với con (Điều 819 của Bộ luật dân sự).

Ngƣời đại diện đƣợc tòa án cử: ví dụ, cử ngƣời quản lý tài sản của ngƣời mất tích (Khoản 1 Điều 25 của Bộ luật dân sự). Trong các điểm khác biệt của đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền thì phạm vi thẩm quyền của ngƣời đại diện là sự khác biệt quan trọng nhất.

- Ủy quyền lại: Ủy quyền lại nghĩa là việc ngƣời đại diện tự mình cử ngƣời đại diện khác cho ngƣời đƣợc đại diện. Vấn đề ngƣời đại diện có quyền ủy quyền lại không, ngƣời đại diện có phải tự mình thực hiện hành vi đại diện không, hay có thể do ngƣời giúp việc của ngƣời đại diện thực hiện với sự giám sát của ngƣời đó, không thể giải quyết một cách giống nhau giữa đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Ngƣời đại diện theo ủy quyề chỉ đƣợc phép ủy quyền lại trong trƣờng hợp nhận đƣợc đồng ý trƣớc của ngƣời đƣợc đại diện hoặc trong trƣờng hợp cấp thiết, khi ngƣời đại diện không thể tự mình thực hiện chức năng đại diện mà không có thời gian để nhận đƣợc sự đồng ý của ngƣời đƣợc đại diện về sự ủy quyền lại (Điều 104 của Bộ luật dân sự). Ngƣợc lại, ngƣời đại diện theo pháp luật có quyền ủy quyền lại, trừ một số trƣờng hợp đặc biệt (Điều 106 Bộ luật dân sự). Trách nhiệm của ngƣời đại diện đối với lỗi của ngƣời đƣợc ủy quyền lại cũng khác nhau. Trong đại diện theo ủy quyền, ngƣời đại diện chỉ chịu trách nhiệm do sự cẩu thả của mình khi ủy quyền lại và kiểm tra ngƣời đƣợc ủy quyền lại cũng nhƣ do việc không thông báo với ngƣời đƣợc đại diện là ngƣời mà ngƣời đƣợc đại diện chỉ định làm ngƣời đƣợc diện lại không có khả năng hoặc không đủ tin cậy nếu ngƣời đại diện biết điều đó (Điều 105 Bộ luật dân sự). Còn ngƣời đại diện heo pháp luật thì chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi của ngƣời đƣợc ủy quyền lại (Điều 106 Bộ luật dân sự).

Ngƣời đƣợc giao quyền đại diện là ngƣời đại diện của ngƣời đƣợc đại diện, không phải của ngƣời đại diện đầu tiên (Khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự). Bởi vì ngƣời đƣợc giao quyền đại diện do ngƣời đại diện chỉ định, cho nên hoạt động của

ngƣời đó phải chịu sự kiểm tra của ngƣời đại diện, còn tiền thù lao và các vấn đề khác liên quan đến quan hệ nội bộ hai ngƣời đều phải đƣợc hai ngƣời thỏa thuận. Đồng thời để cho thuận lợi, Bộ luật dân sự quy định là cả hai ngƣời đều có địa vị pháp lý nhƣ nhau trong quan hệ với ngƣời đƣợc đại diện (Khoản 2 Điều 107). Ví dụ, ngƣời đƣợc giao quyền đại diện có quyền trực tiếp yêu cầu ngƣời đƣợc đại diện trả tiền tạm ứng… Ngoài ra, Bộ luật dân sự còn quy định rõ là ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc giao quyền đại diện có địa vị pháp lý giống nhau trong quan hệ với ngƣời thứ ba (Khoản 2 Điều 107 Bộ luật dân sự).

Ngƣời đƣợc giao quyền đại diện do ngƣời đại diện cử và quyền đại diện của ngƣời đó dựa trên cơ sở quyền của ngƣời đại diện, cho nên trong trƣờng hợp ngƣời đại diện đƣợc giải phóng khỏi chức năng của mình hoặc chấm dứt thẩm quyền đại diện, thì thẩm quyền của ngƣời đƣợc giao quyền đại diện cũng chấm dứt theo.

- Căn cứ phát sinh quyền đại diện: Căn cứ phát sinh quyền đại diện của đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền có khác nhau.

Trong đại diện theo pháp luật các căn cứ đó là: các quy định pháp luật, sự chỉ

định của những ngƣời ngoài ngƣời đƣợc đại diện và sự chỉ định của Tòa án.

Đại diện theo ủy quyền dựa trên yêu cầu của ngƣời đƣợc đại diện. Đại diện có thể đƣợc xem xét nhƣ là một dạng đặc biệt của hành vi pháp lý hoặc đƣợc xem xét nhƣ là một vấn đề thuộc chế định ủy quyền.

Nếu xem xét đại diện nhƣ là một vấn đề thuộc chế định ủy quyền thì quyền đại diện đƣợc phát sinh nhờ hợp đồng ủy quyền. Nếu việc liên kết và thuê lao động gắn liền với đại diện thì hợp đồng liên kết và hợp đồng lao động cần đƣợc coi là hợp đồng ủy quyền.

- Phạm vi thẩm quyền đại diện

Phạm vi thẩm quyền đại diện theo pháp luật đƣợc xác định trong các văn bản pháp luật điều chỉnh loại hình đại diện đó. Đối với đại diện theo ủy quyền thì phạm vi thẩm quyền đại diện do các bên xác định. Vì việc xác định này luôn ảnh hƣởng

đến ngƣời thứ ba cho nên ở đây cần đặc biệt lƣu ý văn bản ủy quyền, địa vị pháp lý của ngƣời ủy quyền cũng nhƣ nội dung đại diện và các vấn đề khác.

- Căn cứ chấm dứt quyền đại diện

Đối với việc chấm dứt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền, Bộ luật dân sự quy định căn cứ chung và căn cứ đặc trƣng (Điều 111 Bộ luật dân sự).

Căn cứ chung là khi ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc đại diện chết, hạn chế năng lực hành vi và phá sản.

Căn cứ đặc trƣng đối với việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền là sự chấm dứt sự ủy quyền. Nhƣ vậy, việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền là khi ngƣời đại diện phá sản (Điều 653 Bộ luật dân sự) cũng nhƣ theo ý chí của ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc đại diện (Điều 651 Bộ luật dân sự). Đại diện theo ủy quyền dựa trên quan hệ tin cậy giữa ngƣời đƣợc đại diện và ngƣời đại diện, cho nên quan hệ đó có thể đƣợc chấm dứt vào bất cứ lúc nào theo ý định của bất cứ bên nào mà không kèm một điều kiện đặc biệt nào.

Cuối cùng, nếu quyền đại diện phát sinh từ các quan hệ hợp đồng khác ngoài hợp đồng ủy quyền, ví dụ từ hợp đồng liên kết hoặc hợp đồng lao động thì việc chấm dứt các quan hệ hợp đồng đó về nguyên tắc sẽ dẫn đến việc chấm dứt quyền đại diện, bởi vì trong các trƣờng hợp đó việc giao quyền đại diện là một trong những nội dung của quan hệ hợp đồng đó.

- Năng lực hành vi của ngƣời đại diện

Ngƣời đại diện theo ủy quyền không có quy định mang tính chất yêu cầu bắt buộc về năng lực hành vi. Ngƣời đại diện tự mình thực hiện hành vi, nhƣng hậu quả pháp lý của các hành vi phát sinh đối với ngƣời đƣợc đại diện. Nói cách khác, hành vi đại diện do ngƣời không có năng lực hành vi thực hiện hoàn toàn có hiệu lực đối với bên đối tác và không thể bị xóa bỏ (Điều 102 Bộ luật dân sự). Tất nhiên việc cử ngƣời không có năng lực hành vi làm đại diện là điều bất lợi cho ngƣời đƣợc đại diện, tuy nhiên vấn đề lựa chọn ngƣời đại diện là việc riêng của ngƣời đƣợc đại diện. Quy định này của Bộ luật dân sự không chỉ áp dụng đối với đại diện theo ủy

quyền, tuy nhiên đối với đại diện theo pháp luật trong một số trƣờng hợp có sự hạn chế việc cử ngƣời không có năng lực hành vi làm ngƣời đại diện theo pháp luật. Trong trƣờng hợp ngƣời đại diện gây thiệt hại cho ngƣời đƣợc đại diện do việc kém hiểu biết, thì ngƣời không có năng lực hành vi phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nhƣ ngƣời đƣợc ủy nhiệm (Điều 644, 415 Bộ luật dân sự).

- Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

Tất cả các hậu quả pháp lý của hành vi pháp lý đƣợc thực hiện theo thủ tục đại diện đều phát sinh trực tiếp đối với ngƣời đƣợc đại diện. Trong trƣờng hợp ngƣời đại diện lừa dối, ngƣời đƣợc đại diện có quyền yêu cầu xóa bỏ (Điều 96 Bộ luật dân sự). Tuy nhiên việc quyết định là quyền đó có thể đƣợc thực hiện hay không thuộc về ngƣời đại diện, phụ thuộc vào phạm vi ủy quyền đại diện.

b. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền thuộc nhóm hợp đồng thực hiện công việc, nhƣng điểm đặc trƣng của nó là ở chỗ, ngƣời đƣợc ủy quyền thực hiện một công việc nhất định. Cho nên ngƣời đƣợc ủy quyền trong giới hạn nhất định có thể tự do cân nhắc thực hiện và có mối quan hệ tin tƣởng đối với ngƣời ủy quyền. Việc tiến hành một công việc đƣợc hiểu là việc thực hiện hành vi pháp lý hoặc tất cả những hành vi khác. Việc thực hiện những hành vi không mang tính pháp lý đƣợc coi là tƣơng tự ủy quyền (Điều 643 Bộ luật dân sự). Hợp đồng ủy quyền thƣờng xác định rõ thẩm quyền đại diện, trong trƣờng hợp thực hiện hành vi pháp lý.

Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng không có thanh toán; việc trả thù lao không đƣợc coi là sự trả công. Tuy nhiên, hợp đồng ủy quyền cũng có thể là hợp đồng thanh toán (Điều 648 Bộ luật dân sự). Ngày nay, mặc dù trong hợp đồng ủy quyền không có quy định rõ về việc trả thù lao nhƣng khi giải thích luật, việc trả thù lao đƣợc coi là đƣơng nhiên vì nó đƣợc dựa trên cơ sở tập quán và sự thể hiện ý chí ngầm. Việc ủy quyền cho luật sƣ tham gia tố tụng ở Tòa án cũng đƣợc coi nhƣ hợp đồng ủy quyền. Ngoài ra, việc bầu những ngƣời có chức vụ của công ty và của pháp nhân để quản lý tài sản, những ngƣời giám hộ và những ngƣời khác cũng đƣợc coi

là hợp đồng ủy quyền hoặc tƣơng tự nhƣ hợp đồng ủy quyền về tính chất, mặc dù trên thực tế không bao giờ nhắc đến tính có thanh toán của các quan hệ này (Điều 852, 269, 280 Bộ luật dân sự). Trong trƣờng hợp hợp đồng không thanh toán, thì hợp đồng ủy quyền là hợp đồng đơn phƣơng, còn khi quy định về việc thanh toán thì đó là hợp đồng song phƣơng, nhƣng cả hai trƣờng hợp đều là ủy quyền và hợp đồng có hiệu lực ngay. Hợp đồng ủy quyền không có thanh toán không làm giảm bớt trách nhiệm của ngƣời đƣợc ủy quyền.

- Trách nhiệm của ngƣời đƣợc ủy quyền

Căn cứ vào nội dung ủy quyền, ngƣời đƣợc ủy quyền phải tiến hành những công việc với sự quan tâm của ngƣời quản lý tốt (Điều 644 Bộ luật dân sự).

- Nghĩa vụ của ngƣời ủy quyền

Ngƣời ủy quyền không có nghĩa vụ phải trả thù lao, nhƣng ngƣời ủy quyền có nghĩa vụ cộng tác với ngƣời đƣợc ủy quyền để không gây thiệt hại cho ngƣời đƣợc ủy quyền. Cụ thể là: nghĩa vụ trả trƣớc những khoản chi phí (cả lãi xuất) mà ngƣời đƣợc ủy quyền đã chi trong quá trình thực hiện việc ủy quyền, đó là những chi phí cần thiết và ngƣời đƣợc ủy quyền đã thể hiện sự thận trọng của ngƣời quản lý tốt (Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự); nghĩa vụ thực hiện những nghĩa vụ phát sinh do thực hiện công việc ủy quyền cũng nhƣ nghĩa vụ đƣa ra những bảo đảm (Khoản 2 Điều 650 Bộ luật dân sự); nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại gây ra cho ngƣời đƣợc ủy quyền mà không phải do lỗi của ngƣời đó (Điều 650 Khoản 3 Bộ luật dân sự).

Trong trƣờng hợp các bên có thỏa thuận về việc ngƣời ủy quyền phải trả thù lao thì áp dụng nguyên tắc trả sau, có nghĩa là việc trả thù lao thực hiện sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp chấm dứt các quan hệ ủy quyền mà không do lỗi của ngƣời đƣợc ủy quyền thì ngƣời đƣợc ủy quyền có thể yêu cầu thanh toán một phần thù lao tƣơng ứng với phần công việc đã đƣợc thực hiện (Điều 648 Bộ luật dân sự).

Điểm đặc biệt của hợp đồng ủy quyền là ở chỗ, mỗi bên đều có thể hủy bỏ hợp đồng vào bất cứ lúc nào. Đây là mong muốn của mỗi bên và khi đó bên hủy bỏ hợp đồng ủy quyền phải có nghĩa vụ thông báo. Tuy nhiên, nếu việc hủy bỏ mà gây ra thiệt hại cho phía bên kia thì bên hủy bỏ có nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại. Trách nhiệm này chỉ đƣợc miễn trong trƣờng hợp bất khả kháng là nguyên nhân dẫn đến việc hủy bỏ hợp đồng (Điều 651 Bộ luật dân sự).

Ngoài việc một bên thông báo về việc hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng ủy quyền còn chấm dứt do ngƣời đƣợc ủy quyền hoặc ngƣời ủy quyền chết, bị phá sản hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền đƣợc coi là không có năng lực hành vi (Điều 653 Bộ luật dân sự).

Để ngăn ngừa việc gây ra thiệt hại đối với mỗi bên khi chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Bộ luật dân sự quy định: Trong trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền, nếu có tình huống khẩn cấp thì ngƣời đƣợc ủy quyền, ngƣời thừa kế hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời đƣợc ủy quyền cần phải tiếp tục tiến hành công việc cho đến khi ngƣời ủy quyền, ngƣời thừa kế hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời ủy quyền có thể tự thực hiện công việc (Điều 653 Bộ luật dân sự). Không bên nào đƣợc ngăn cản việc hủy bỏ hợp đồng ủy quyền khi đƣợc bên kia thông báo hoặc biết về việc hủy bỏ đó (Điều 655 Bộ luật dân sự).

2.2.3.2. Pháp luật Hàn Quốc

Luật dân sự Hàn Quốc (Civil Act - The Act in Korean) quy định về ủy quyền tại phần thứ 11.

Một ủy quyền sẽ có hiệu lực khi một trong các bên đã giao cho các bên khác với việc quản lý các công việc và các bên khác đã đồng ý quản lý các công việc đó.

Ngƣời đƣợc uỷ quyền không đƣợc cho phép bất kỳ ngƣời thứ ba nào quản lý các công việc ủy quyền mà không có sự đồng ý của ngƣời uỷ quyền hoặc không có bất kỳ lý do bất khả kháng nào. Nếu ngƣời ủy quyền cho phép ngƣời thứ ba quản lý các công việc ủy quyền thì đó đƣợc coi nhƣ là sự sửa đổi hợp đồng ủy quyền.

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)