Các lĩnh vực sử dụng hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 29)

2.1.2.1. Hợp đồng ủy quyền để thực hiện quyền đại diện trong tố tụng

a. Đại diện trong tố tụng dân sự

Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định rằng: “Đương sự trong vụ án dân sự là

cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan”. Tƣơng tự nhƣ trong pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng dân sự (từ

Điều 73 đến Điều 78 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004) phân chia ngƣời đại diện ra làm 2 loại là ngƣời đại diện theo pháp luật và ngƣời đại diện theo ủy quyền. Việc tham gia tố tụng của ngƣời đại diện của đƣơng sự nói chung và ngƣời đại diện theo ủy quyền nói riêng trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết các vụ án dân sự, đặc biệt trong trƣờng hợp đƣơng sự không tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình.

Ngƣời đại diện theo ủy quyền đƣợc hiểu là ngƣời thay mặt đƣơng sự tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự theo sự ủy quyền của đƣơng sự. Trong thực tiễn, rất nhiều trƣờng hợp đƣơng sự thƣờng không có kinh nghiệm tham gia tố tụng và thiếu sự hiểu biết pháp luật đầy đủ, vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định đƣơng sự có thể ủy

quyền cho Luật sƣ hoặc ngƣời khác (trừ những trường hợp không được làm người

đại diện theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004) đại diện tham gia

tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong mọi việc, ngoại trừ đối với

việc ly hôn vì liên quan đến quan hệ tình cảm giữa các đƣơng sự (Điều 73 Bộ luật

Tố tụng dân sự 2004).

Điều 75. Những trƣờng hợp không đƣợc làm ngƣời đại diện

1. Những ngƣời sau đây không đƣợc làm ngƣời đại diện theo pháp luật: a) Nếu họ cũng là đƣơng sự trong cùng một vụ án với ngƣời đƣợc đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc đại diện;

b) Nếu họ đang là ngƣời đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đƣơng sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc đại diện trong cùng một vụ án.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng đƣợc áp dụng đối với trƣờng hợp đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự.

3. Cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an không đƣợc làm ngƣời đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trƣờng hợp họ tham gia tố tụng với tƣ cách ngƣời đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tƣ cách là ngƣời đại diện theo pháp luật.

Điều 73. Ngƣời đại diện

3. Ngƣời đại diện theo uỷ quyền đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự là ngƣời đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đƣơng sự không đƣợc uỷ quyền cho ngƣời khác thay mặt mình tham gia tố tụng.

Khi các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể hoàn toàn bình đẳng về địa vị pháp lý, có quyền tự định đoạt. Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa họ thì họ có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu giải quyết các tranh chấp dân sự. Quyền hợp pháp này đƣợc ghi nhận tại Điều 161 Bộ luật

Tố tụng dân sự 2004: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua

người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại

tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Nhƣ

vậy, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị các chủ thể khác xâm phạm hoặc có thể ủy quyền cho ngƣời đại diện khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Quy định này cũng phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng ủy quyền.

Về nguyên tắc, việc ủy quyền có thể bằng hình thức lời nói hoặc văn bản. Tuy nhiên, việc ủy quyền của đƣơng sự cho ngƣời đại diện thông thƣờng phải đƣợc lập thành văn bản, trong đó phải nêu rõ phạm vi ủy quyền. Hình thức ủy quyền là căn cứ pháp lý để xác định phạm vi ủy quyền, nghĩa vụ của ngƣời đƣợc ủy quyền, đồng thời xác định trách nhiệm dân sự của ngƣời ủy quyền hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền khi tham gia vào quan hệ tố tụng dân sự. Đƣơng sự có thể ủy quyền cho ngƣời đại diện một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình.

b. Đại diện trong tố tụng Hành chính

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998, sửa đổi bổ sung 2004 & 2005 đã mở rộng quyền khiếu nại tố cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện đầy đủ quyền tự do, dân chủ của mình, buộc các cơ quan Nhà nƣớc và những ngƣời có chức vụ phải chấp hành pháp luật, thực thi trách nhiệm của mình theo đúng qui định của pháp luật.

Nội dung Luật Khiếu nại, tố cáo 1998, sửa đổi bổ sung 2004 & 2005 đã quy định quyền và nghĩa vụ của ngƣời khiếu nại, cơ quan Nhà nƣớc và ngƣời bị khiếu nại, quyền của ngƣời khiếu nại là đƣợc ủy quyền cho ngƣời đại diện cho mình để khiếu nại và quyền đƣợc nhờ luật sƣ giúp đỡ về mặt pháp luật trong quá trình khiếu nại hành chính.

Điều 17 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998, sửa đổi bổ sung 2004 & 2005 và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14.11.2006 qui định ngƣời khiếu nại có quyền: “Tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em ruột, con đã thành niên hoặc ngƣời khác để khiếu nại”.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996, sửa đổi bổ sung 1998 & 2006 cũng quy định rõ: "Đƣơng sự có thể uỷ quyền bằng văn bản cho Luật sƣ hay ngƣời khác đại diện cho mình tham gia tố tụng. Đƣơng sự tự mình hoặc có thể nhờ Luật sƣ hay ngƣời khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình" (Điều 6). Nhƣ vậy, cũng nhƣ vụ án dân sự, kinh tế, lao động,... đƣơng sự trong các vụ án hành chính cũng có thể ủy quyền cho “ngƣời khác” (có thể là Luật sƣ) khiếu nại hoặc tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Khiếu nại chính là một trong các bƣớc trong chuỗi thủ tục tố tụng hành chính hiện nay (kể từ ngày 01.7.2011 đây không phải là một bƣớc bắt buộc). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Đại diện trong tố tụng Hình sự

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 không có các điều luật quy định việc ủy quyền giữa các cơ quan và những ngƣời tham gia tố tụng mà mới chỉ đề cập tới khái niệm “ngƣời đại diện hợp pháp” tại các điều luật từ Điều 51 đến Điều 54 về ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm 2005, ngƣời đại diện hợp pháp bao gồm ngƣời đại diện theo pháp luật và ngƣời đại diện theo ủy quyền. Nhƣ vậy, những ngƣời tham gia tố tụng nhƣ bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong những trƣờng hợp không có ngƣời đại diện theo pháp luật mà họ không muốn hoặc không có điều kiện tham gia tố tụng thì có thể ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thông qua ngƣời đại diện theo ủy quyền. Còn những ngƣời tham gia tố tụng nhƣ ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, ngƣời làm chứng đƣợc coi là bắt buộc phải tự mình tham gia trực tiếp vào các hoạt động tố tụng, không đƣợc ủy quyền cho ngƣời khác [45].

2.1.2.2. Hợp đồng ủy quyền để thực hiện quyền đại diện ngoài tố tụng

a. Đại diện ngoài tố tụng trong Dân sự (theo nghĩa rộng)

- Một số vấn đề chung:

Đại diện trong dân sự: Là việc nhân danh và vì lợi ích của ngƣời khác, theo quy định pháp luật hoặc theo ủy quyền, xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thƣơng mại, lao động.

Có hai hình thức đại diện, gồm: Đại diện theo pháp luật “Là đại diện do pháp luật quy định, nhƣ: đại diện cho pháp nhân; đại diện hộ gia đình; đại diện tổ hợp tác; đại diện cho ngƣời mất năng lực hành vi hay hạn chế năng lực hành vi; đại diện của cha mẹ đối với con chƣa thành niên; đại diện của ngƣời giám hộ đối với ngƣời đƣợc giám hộ”. Đại diện theo ủy quyền “Là đại diện đƣợc xác lập bằng hợp đồng ủy quyền, theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc Bộ luật tố tụng dân sự.”.

Vậy, đại diện ngoài tố tụng trong dân sự: Là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch ngoài phạm vi tố tụng dân sự do Toà án tiến hành. Và đại diện ngoài tố tụng của luật sƣ trong việc dân sự là đại diện theo ủy quyền.

- Xác định thời điểm bắt đầu và chấm dứt đại diện ngoài tố tụng: + Thời điểm bắt đầu:

 Khi việc đại diện theo pháp luật phát sinh.

 Khi việc đại diện theo ủy quyền đƣợc xác lập hợp pháp bằng Hợp

đồng ủy quyền.

+ Thời điểm chấm dứt hợp đồng ủy quyền: theo pháp luật quy định hoặc khi hết hạn; khi công việc đã hoàn thành hoặc theo thỏa thuận; khi một bên chết, mất tích, đã chết, mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi; khi một bên đơn phƣơng chấm dứt.

- Việc xác lập đại diện ngoài tố tụng theo ủy quyền:

Đại diện ngoài tố tụng theo ủy quyền: đƣợc xác lập bằng Hợp đồng ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 581). Hợp đồng ủy quyền có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói, có thể có công chứng, chứng thực hoặc không, tùy từng trƣờng hợp cụ thể và tuỳ từng yêu cầu của mỗi bên.

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên đại diện (bên đƣợc ủy quyền) có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên đƣợc đại diện (bên ủy quyền), còn bên đƣợc đại diện chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Ngoài ra, việc đại diện ngoài tố tụng trong dân sự cũng phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về: thời hạn ủy quyền, ủy quyền lại, quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện ngoài tố tụng/ngƣời đƣợc đại diện ngoài tố tụng.

- Một số trƣờng hợp ủy quyền đại diện ngoài tố tụng:

+ Đại diện trong kinh doanh thƣơng mại: Đàm phán (bàn bạc, chuẩn bị cho sự thỏa thuận hợp tác); Thƣơng lƣợng (bàn bạc, đề nghị chấp thuận sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung); Hoà giải (bàn bạc giải quyết tình huống tranh chấp).

+ Đại diện trong lao động: Hoà giải (bàn bạc giải quyết tình huống tranh chấp). + Đại diện trong dân sự: Nhận hàng hóa, bƣu phẩm; Mua bán tài sản (thông thƣờng là động sản).

b. Đại diện ngoài tố tụng trong hành chính

- Khái quát chung về đại diện ngoài tố tụng trong các vụ việc hành chính Đại diện ngoài tố tụng trong các vụ việc hành chính là việc luật sƣ thay mặt cho khách hàng (công dân, tổ chức, cơ quan) thực hiện quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong quan hệ hành chính (thủ tục hành chính, giải quyết các tranh chấp hành chính) theo phạm vi ủy quyền.

- Đặc điểm của đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng trong các vụ việc hành chính + Căn cứ pháp lý phát sinh quyền đại diện quy định rải rác trong nhiều văn bản luật khác nhau.

+ Phạm vi đại diện hẹp hơn so với đại diện trong dân sự.

+ Bên thứ ba trong quan hệ đại diện luôn luôn là cơ quan hành chính nhà nƣớc hoặc ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan hành chính.

+ Các bên không tự chịu trách nhiệm trƣớc nhau nhƣ trong quan hệ dân sự mà phải chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan nhà nƣớc.

+ Quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện theo ủy quyền gắn liền với sự thỏa thuận của ngƣời đƣợc ủy quyền.

- Ủy quyền đại diện trong một số trƣờng hợp cụ thể:

+ Đại diện trong một số quan hệ hành chính với các cơ quan quản lý nhà nƣớc: Đại diện trong quan hệ hành chính với Uỷ ban nhân dân; Đại diện trong quan hệ hành chính với cơ quan đăng ký kinh doanh; Đại diện trong quan hệ hành chính với cơ quan công chứng; Đại diện trong quan hệ hành chính với các cơ quan thuế...

+ Đại diện khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3. Quy định về nội dung và hình thức của hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là một dạng của hợp đồng dân sự, là văn bản pháp lý ghi nhận việc một bên (bên ủy quyền) giao cho một bên khác (bên nhận ủy quyền) thực hiện một hoặc một số công việc nào đó. Quy định về hợp đồng ủy quyền đƣợc ghi nhận trong Bộ luật dân sự.

2.1.3.1. Quy định về nội dung của hợp đồng ủy quyền

Nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự là tổng hợp những điều khoản mà các chủ thể tham gia hợp đồng đã thỏa thuận.

Điều 581 Bộ luật dân sự 2005 quy định về hợp đồng ủy quyền nhƣ sau:

“Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Với quy định nhƣ trên, hợp đồng ủy quyền bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Thông tin cá nhân của bên ủy quyền và bên đƣợc ủy quyền; Các thỏa thuận của hai bên bao gồm: công việc đƣợc ủy quyền, phạm vi ủy quyền, nghĩa vụ và quyền của bên ủy quyền/bên đƣợc ủy quyền, thù lao (nếu có).

Mặt khác, ngoài những nội dung cụ thể này các bên còn có thể thỏa thuận xác định với nhau thêm một số nội dung khác nhƣ: thời hạn ủy quyền, ủy quyền lại (đƣợc/không đƣợc ủy quyền lại), việc sửa đổi – bổ sung hợp đồng ủy quyền, đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng ủy quyền, hủy bỏ hợp đồng ủy quyền, và các cam kết khác.

2.1.3.2. Quy định về hình thức của hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là một trong số những loại hợp đồng cơ bản đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005. Do vây, hình thức của hợp đồng ủy quyền cũng phải tuân theo các quy định về hình thức của hợp đồng nói chung đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005. Hình thức của hợp đồng dân sự là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những nội dung của nó dƣới một dạng vật chất hữu hình nhất định. Theo đó, những điều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận phải đƣợc thể hiện ra bên ngoài dƣới một hình thức nhất định, hay nói cách khác hình thức của hợp đồng là phƣơng tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Căn cứ vào văn bản hợp đồng các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình và thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia vì vậy bản hợp đồng đó coi nhƣ là một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình.

Trƣớc đây, Bộ luật dân sự năm 1995 quy định hình thức của hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải lập thành văn bản, trong trƣờng hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thì hợp đồng ủy quyền phải có công chứng/chứng thực.

Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 1995 đã hết hiệu lực và đƣợc thay thế bởi Bộ luật dân sự năm 2005. Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hình thức hợp đồng dân sự nhƣ sau:

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc

bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 29)