Về yêu cầu mang giấy tờ kèm theo của các cơ quan có thẩm quyền công

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 110)

công chứng/chứng thực hợp đồng ủy quyền

- Hiện nay, ở một số Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, cán bộ tƣ pháp chỉ tiếp nhận hồ sơ chứng thực văn bản ủy quyền (hợp đồng ủy quyền & giấy ủy quyền) cho các trƣờng hợp ngƣời yêu cầu chứng thực có hộ khẩu thƣờng trú tại địa bàn xã, phƣờng (khi đi làm thủ tục chứng thực phải mang theo sổ hộ khẩu). Trong khi đó, khoản 4, Điều 5, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP quy định thẩm quyền chứng thực chữ ký của Uỷ

ban nhân dân cấp xã “không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực”.

Nhƣ vậy, pháp luật không yêu cầu ngƣời chứng thực bắt buộc phải có hộ khẩu thƣờng trú tại Ủy ban nhân dân xã, phƣờng nơi thực hiện việc chứng thực văn bản ủy quyền. Việc từ chối chứng thực cho ngƣời không có hộ khẩu thƣờng trú nhƣ hiện nay ở nhiều Ủy ban nhân dân xã, phƣờng là không đúng quy định. Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cần sớm giải quyết tình trạng này trong thực tiễn.

- Cũng liên quan đến đòi hỏi giấy tờ trong hồ sơ để chứng nhận văn bản ủy quyền (hợp đồng ủy quyền & giấy ủy quyền), có phòng công chứng yêu cầu ngƣời đến xác nhận văn bản ủy quyền tham gia tố tụng tại tòa án phải có giấy tờ thể hiện việc khởi kiện tại cơ quan này mới chứng nhận [58]. Đây là đòi hỏi không có căn cứ pháp lý, bởi “giấy tờ thể hiện việc kiện” hoặc các giấy tờ xác nhận của tòa án về việc khởi kiện của một ngƣời chỉ có khi ngƣời đó thực hiện việc khởi kiện. Trong khi tại Điều

161 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 quy định “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự

mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại toà án có thẩm

quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Nhƣ vậy, nếu không tự

mình khởi kiện vì lý do nào đó, thì ngƣời có quyền khởi kiện đƣợc ủy quyền cho ngƣời khác bằng văn bản ủy quyền để ngƣời này thay mặt tham gia tố tụng tại tòa án. Nếu đòi hỏi ngƣời ủy quyền phải cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện việc kiện tại tòa án do cơ quan này thụ lý, xác nhận thì thật vô lý; bởi, nhƣ thế thì ngƣời ủy quyền phải tự mình thực hiện việc khởi kiện mới có các loại giấy tờ nộp cho phòng công chứng. Đòi hỏi của phòng công chứng đã hạn chế, cản trở và gián tiếp tƣớc mất quyền ủy quyền cho ngƣời khác thực hiện việc khởi kiện, vốn là một quyền của ngƣời dân đƣợc quy định tại điều 161 Bộ luật Tố tụng Dân sƣ̣.

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)