Pháp luật Pháp quy định về hợp đồng ủy quyền trong Thiên XIII của Bộ luật Dân sự Pháp.
Định nghĩa về hợp đồng ủy quyền tại Điều 1984 quy định nhƣ sau:
“Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng theo đó, một ngƣời trao cho ngƣời khác quyền thực hiện một công việc nhân danh và vì lợi ích của ngƣời ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền chỉ đƣợc giao kết khi có sự đồng ý của ngƣời đƣợc ủy quyền.” - Hình thức của hợp đồng ủy quyền:
Hợp đồng ủy quyền có thể đƣợc lập thành văn bản công chứng hoặc tƣ chứng thƣ, kể cả bằng thƣ thƣờng. Có thể ủy quyền bằng lời nhƣng chứng cứ bằng lời khai của ngƣời làm chứng chỉ có thể đƣợc phép chấp nhận theo quy định tại phần “hợp đồng hay nghĩa vụ hợp đồng nói chung” của Bộ luật Dân sự Pháp (từ Điều 1341 đến Điều 1348).
Việc chấp nhận ủy quyền có thể thể hiện dƣới hình thức ẩn, thông qua việc ngƣời đƣợc ủy quyền thực hiện công việc đƣợc ủy quyền.
- Nghĩa vụ của ngƣời đƣợc ủy quyền đƣợc quy định từ Điều 1991 đến Điều 1997 nhƣ sau:
+ Ngƣời đƣợc ủy quyền có nghĩa vụ hoàn thành công việc đƣợc ủy quyền chừng nào còn đƣợc ủy quyền, và phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ đó.
Nếu ngƣời ủy quyền chết, ngƣời đƣợc ủy quyền cũng phải hoàn thành công việc đã bắt đầu từ trƣớc mà nếu để chậm có thể gây thiệt hại.
+ Ngƣời đƣợc ủy quyền không chỉ phải chịu trách nhiệm về sự lừa dối, mà còn phải chịu trách nhiệm về những lỗi của mình trong việc quản lý.
Tuy nhiên, nếu ủy quyền không có thù lao, thì trách nhiệm liên quan đến lỗi của ngƣời đƣợc ủy quyền nhẹ hơn so với trong trƣờng hợp ủy quyền có thù lao.
+ Ngƣời đƣợc ủy quyền phải báo cáo với ngƣời ủy quyền về việc thực hiện công việc theo ủy quyền và giải trình tất cả những gì mình đã nhận trong khi thực hiện việc ủy quyền, mặc dù không phải giao lại cho ngƣời ủy quyền những gì mình đã nhận đƣợc.
+ Ngƣời đƣợc ủy quyền phải chịu trách nhiệm về ngƣời thay thế mình trong việc thực hiện công việc đƣợc ủy quyền:
Nếu ngƣời đƣợc ủy quyền không đƣợc phép ủy quyền lại;
Nếu hợp đồng cho phép ngƣời đƣợc ủy quyền ủy quyền lại, nhƣng không chỉ định rõ ngƣời nào, và ngƣời thay thế do ngƣời đƣợc ủy quyền chọn là ngƣời rõ ràng không có năng lực hành vi hoặc không có khả năng thanh toán.
Trong mọi trƣờng hợp, ngƣời ủy quyền có quyền khởi kiện trực tiếp ngƣời đƣợc ủy quyền lại.
+ Trong trƣờng hợp nhiều ngƣời đƣợc ủy quyền theo cùng một hợp đồng thì những ngƣời đƣợc ủy quyền đó chỉ có trách nhiệm liên đới nếu hợp đồng có quy định rõ nhƣ vậy.
+ Ngƣời đƣợc ủy quyền phải trả lãi trên số tiền mà mình đã sử dụng cho mục đích riêng, tính từ ngày bắt đầu sử dụng. Bên cạnh đó, cũng phải trả lãi trên số dƣ mình còn nợ, tính từ ngày nhận đƣợc yêu cầu phải trả số dƣ đó.
+ Nếu ngƣời đƣợc ủy quyền đã thông báo đầy đủ cho bên thứ ba trong quan hệ thực thiện ủy quyền về phạm vi quyền hạn của mình, thì ngƣời đƣợc ủy quyền không phải chịu trách nhiệm bảo đảm về những việc đƣợc thực hiện vƣợt quá phạm vi quyền hạn đó, trừ trƣờng hợp ngƣời đƣợc ủy quyền tự nhận sẽ chịu trách nhiệm.
- Nghĩa vụ của ngƣời ủy quyền đƣợc quy định từ Điều 1998 đến Điều 2002 nhƣ sau:
+ Ngƣời ủy quyền có trách nhiệm thực hiện những cam kết do ngƣời đƣợc ủy quyền xác lập phù hợp với quyền hạn đƣợc giao.
Ngƣời ủy quyền chỉ phải chịu trách nhiệm về phần công việc đƣợc thực hiện vƣợt quá phạm vi ủy quyền nếu ngƣời ủy quyền đã rõ ràng hoặc ngầm đồng ý với việc đó.
+ Ngƣời ủy quyền phải hoàn trả các khoản tiền ứng trƣớc và chi phí mà ngƣời đƣợc ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc đƣợc ủy quyền và phải trả thù lao cho ngƣời đƣợc ủy quyền nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
Nếu ngƣời đƣợc ủy quyền không có lỗi, thì ngƣời ủy quyền không thể từ chối hoàn trả chi phí và trả thù lao cho ngƣời đƣợc ủy quyền, kể cả trong trƣờng hợp công việc đƣợc ủy quyền không hoàn thành và ngƣời ủy quyền không đƣợc yêu cầu giảm mức hoàn trả chi phí và tiền ứng trƣớc với lý do là số tiền đã bỏ ra có thể ít hơn.
+ Ngƣời ủy quyền cũng phải bồi thƣờng thiệt hại mà ngƣời đƣợc ủy quyền đã phải chịu trong việc thực hiện công việc đƣợc ủy quyền, nếu thiệt hại đó không phải do ngƣời đƣợc ủy quyền thiếu thận trọng.
+ Ngƣời ủy quyền phải trả lãi trên số tiền mà ngƣời đƣợc ủy quyền đã ứng trƣớc, tính từ ngày ứng trƣớc.
+ Trong trƣờng hợp nhiều ngƣời cùng ủy quyền cho một ngƣời để thực hiện một công việc chung, thì những ngƣời ủy quyền đó phải chịu trách nhiệm liên đới đối với ngƣời đƣợc ủy quyền về mọi hệ quả của việc ủy quyền.
- Chấm dứt hợp đồng ủy quyền trong các trƣờng hợp đƣợc quy định tại Điều 2003 nhƣ sau:
+ Ngƣời ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền:
Ngƣời ủy quyền có thể hủy bỏ việc ủy quyền bất cứ lúc nào nếu cần, có thể yêu cầu ngƣời đƣợc ủy quyền phải giao lại văn bản tƣ chứng thƣ về việc ủy quyền, hoặc bản gốc hợp đồng ủy quyền nếu các bên đƣợc cấp bản gốc, hoặc bản sao công chứng hợp đồng ủy quyền nếu bản gốc do công chứng viên giữ.
Nếu việc ngƣời ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền chỉ đƣợc thông báo cho ngƣời đƣợc ủy quyền, thì việc hủy bỏ không có hiệu lực với ngƣời thứ ba đã ký kết việc giao dịch với ngƣời đƣợc ủy quyền do không biết việc ủy quyền đã bị hủy bỏ, nhƣng ngƣời ủy quyền có thể khởi kiện ngƣời đƣợc ủy quyền.
Nếu ngƣời ủy quyền lại ủy quyền cho một ngƣời khác để thực hiện cùng một công việc, thì đƣợc coi là hủy bỏ việc ủy quyền cho ngƣời đƣợc ủy quyền ban đầu, kể từ ngày ngƣời đƣợc ủy quyền ban đầu đƣợc thông báo về quyết định cử ngƣời đƣợc ủy quyền mới.
+ Ngƣời đƣợc ủy quyền từ chối việc ủy quyền:
Ngƣời đƣợc ủy quyền có thể từ chối việc ủy quyền bằng cách thông báo quyết định từ chối cho ngƣời ủy quyền biết.
Tuy nhiên, nếu việc từ chối này gây thiệt hại cho ngƣời ủy quyền, thì ngƣời đƣợc ủy quyền phải bồi thƣờng, trừ trƣờng hợp ngƣời đƣợc ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việc đƣợc ủy quyền vì nếu tiếp tục thì ngƣời đƣợc ủy quyền sẽ phải chịu thiệt hại đáng kể.
+ Ngƣời ủy quyền hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền chết, bị tƣớc vĩnh viễn mọi quyền dân sự, bị giám hộ tuy đã thành niên, hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán:
Nếu ngƣời đƣợc ủy quyền không biết rằng ngƣời ủy quyền đã chết hoặc không biết căn cứ khác làm chấm dứt hợp đồng ủy quyền, thì phần công việc mà ngƣời đƣợc ủy quyền đã thực hiện vẫn có hiệu lực.
Trong các trƣờng hợp trên, những cam kết của ngƣời đƣợc ủy quyền với ngƣời thứ ba ngay tình vẫn phải đƣợc thực hiện.
Trong trƣờng hợp ngƣời đƣợc ủy quyền chết, những ngƣời thừa kế của ngƣời ngƣời đƣợc ủy quyền phải thông báo cho ngƣời ủy quyền biết và trong thời gian chờ đợi, phải đáp ứng những gì mà hoàn cảnh đòi hỏi vì lợi ích của ngƣời ủy quyền.