Những quy định của pháp luật nƣớc ngoài có giá trị tham khảo

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 83)

Pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy quyền đã có sự phù hợp nhất định với các quy định của pháp luật nƣớc ngoài. Đây cũng là xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa, của sự giao lƣu và hợp tác rộng lớn không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Vì vậy, sự phù hợp của pháp luật Việt Nam cũng là tất yếu.

Pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy quyền thể hiện sự phù hợp nhất về mặt nội dung của hợp đồng ủy quyền. Nội dung của hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam hay pháp luật nƣớc ngoài đều phải có các thỏa thuận về các vấn đề cơ bản sau đây: tên của ngƣời ủy quyền và ngƣời đƣợc ủy quyền; mô tả về hành vi/công việc ủy quyền, thời gian ký hợp đồng ủy quyền, chữ ký của các bên.

Tuy nhiên, ngoài một số sự phù hợp nêu trên thì pháp luật Việt Nam có một số quy định chƣa thực sự tƣơng thích với pháp luật nƣớc ngoài. Về mặt này, các nhà lập pháp nên tham khảo một số quy định của pháp luật nƣớc ngoài cụ thể nhƣ sau:

Theo pháp luật Civil law nói chung thì khi lập văn bản ủy quyền, bên đƣợc ủy quyền không cần phải có mặt nhƣng ngƣời đƣợc ủy quyền phải có hành động chấp nhận sự ủy quyền. Chấp nhận hoặc là bày tỏ sự chấp nhận bằng cách chính thức tuyên bố, hoặc ngầm, trong trƣờng hợp nó không phải là quy định chính thức nhƣng có thể đƣợc suy ra từ sự im lặng hoặc từ những hành động của ngƣời đƣợc uỷ quyền mà họ có theo chỉ định của ngƣời ủy quyền.

Theo pháp luật của nước Pháp: Việc chấp nhận ủy quyền có thể thể hiện dƣới

hình thức ẩn, thông qua việc ngƣời đƣợc ủy quyền thực hiện công việc đƣợc ủy quyền. Trong trƣờng hợp ngƣời đƣợc ủy quyền chết, những ngƣời thừa kế của ngƣời ngƣời đƣợc ủy quyền phải thông báo cho ngƣời ủy quyền biết và trong thời gian chờ đợi, phải đáp ứng những gì mà hoàn cảnh đòi hỏi vì lợi ích của ngƣời ủy quyền.

Theo pháp luật của Quebec – Canada: Khi áp dụng quy định ủy quyền, các

văn bản chứng minh sự ủy quyền đƣợc gọi là hợp đồng ủy quyền.

Chấp nhận ủy quyền có thể đƣợc thể hiện bằng hành vi công khai hay sự chấp nhận ngầm. Chấp nhận ngầm có thể đƣợc suy ra từ các hành vi và thậm chí từ sự im lặng của ngƣời đƣợc uỷ quyền.

Trƣờng hợp ngƣời đƣợc ủy quyền chết hoặc bị đặt dƣới sự giám hộ của ngƣời phụ trách thì ngƣời thừa kế hoặc ngƣời phụ trách nếu biết về việc ủy quyền này sẽ phải có nghĩa vụ thông báo cho ngƣời ủy quyền về cái chết của ngƣời đƣợc ủy quyền để ngƣời ủy quyền tiếp tục các công việc mình đã ủy quyền.

Khi việc uỷ quyền đang đƣợc thực hiện, ngƣời ủy quyền chết, ngƣời thừa kế của ngƣời ủy quyền phải chịu trách nhiệm với ngƣời thứ ba đối với hành vi thực hiện bởi những ngƣời đƣợc uỷ quyền trong hoạt động và trong phạm vi ủy quyền (trong trƣờng hợp không thể hoãn lại đƣợc hành vi hoặc trong trƣờng hợp không biết về việc chấm dứt ủy quyền do cái chết của ngƣời ủy quyền).

Theo pháp luật của nước Đức: Một ủy quyền bị kết thúc bởi cái chết của ngƣời đƣợc ủy quyền. Nếu việc ủy quyền bị kết thúc bởi cái chết của ngƣời đƣợc ủy quyền thì những ngƣời thừa kế của ngƣời đƣợc ủy quyền (trong trƣờng hợp biết việc ủy quyền) phải thông báo cho ngƣời ủy quyền biết về cái chết này không chậm trễ, và khi thực tế đòi hỏi không thể trì hoãn vì nguy hiểm thì những ngƣời thừa kế của ngƣời đƣợc ủy quyền phải tiếp tục thực hiện các giao dịch đã giao phó cho ngƣời đƣợc uỷ quyền cho đến khi bên ủy quyền có thể tiếp tục thực hiện giao dịch thay cho ngƣời đại diện (ngƣời đƣợc ủy quyền).

Theo pháp luật của nước Mỹ: Thông thƣờng, hình thức của giấy ủy quyền

không cần phải đƣợc đăng ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu một giấy ủy quyền trao cho ngƣời đƣợc ủy quyền quyền đƣợc tham gia vào các giao dịch liên quan đến bất động sản có thể cần thiết phải ghi lại hình thức của sự ủy quyền. Để một giấy ủy quyền có giá trị nhƣ một văn bản pháp lý thì phải có chữ ký của ngƣời ủy quyền và ngƣời đại diện (ngƣời đƣợc ủy quyền). Có văn bản đƣợc xem xét và có chữ ký (và thƣờng đóng dấu) của một công chứng viên làm tăng giá trị pháp lý của văn bản. Tuy nhiên, công chứng không phải luôn luôn cần thiết để một văn bản nhƣ vậy trở thành hợp pháp, Ở California và ở nam Carolina một giấy ủy quyền đƣợc xem là có giá trị pháp lý khi có chữ ký của bên ủy quyền và bên đƣợc ủy quyền, và sau đó có chữ ký của hai ngƣời làm chứng hoặc chữ ký của một công chứng viên.

Khi thiết lập một giấy ủy quyền, ngƣời ủy quyền có thể chọn để chỉ định nhiều hơn một ngƣời để thay mặt họ (Chỉ định nhiều ngƣời đại diện hoặc nhiều ngƣời đại diện thay thế luân phiên).

Ngƣời ủy quyền cũng có thể để thêm tên một đại diện thay thế (hoặc một loạt tên của đại diện thay thế) cho ngƣời đƣợc ủy quyền để trong trƣờng hợp ngƣời đƣợc

ủy quyền đầu tiên bị chết, bị tàn tật, bị mất năng lực hành vi thì ngƣời có tên trong đại diện thay thế sẽ là ngƣời đƣợc ủy quyền tiếp theo.

Trong sự luân chuyển (thay phiên), giấy ủy quyền có thể có hiệu lực tại một ngày trong tƣơng lai đƣợc mô tả trong tài liệu có liên quan, hoặc giấy ủy quyền có thể có hiệu lực khi xảy ra một sự kiện cụ thể đƣợc dự đoán trong tƣơng lai cụ thể hoặc dự phòng (ví dụ nhƣ của bạn trở thành ngƣời tàn tật).

Khi cá nhân thiết lập ra một giấy ủy quyền, họ có thể đặt tên hai hoặc nhiều ngƣời để làm ngƣời đại diện theo ủy quyền cùng một lúc. Cá nhân thiết lập ra giấy ủy quyền cũng có thể đặt tên một cá nhân thay thế một cá nhân đƣợc trao quyền trong giấy ủy quyền trong những hoàn cảnh nhất định, chẳng hạn nhƣ cái chết hoặc mất khả năng thực hiện các nhiệm vụ đƣợc ủy quyền của ngƣời đƣợc ủy quyền đầu tiên. Trƣớc khi ngƣời ủy quyền quyết định trao quyền lực cho nhiều hơn một ngƣời đƣợc ủy quyền trong cùng một lúc, ngƣời ủy quyền nên xem xét liệu có sự xung đột hoặc nhầm lẫn nào đó có thể ảnh hƣởng đến kết quả của hành động ủy quyền hay không.

Ở mức độ cơ bản, có hai loại giấy ủy quyền: giấy ủy quyền chung “general power of attorney” và giấy ủy quyền riêng biệt “specific power of attorney”. Ngoài mức độ cơ bản đó còn có một loại giấy ủy quyền đƣợc gọi là Giấy uỷ quyền lâu dài

Durable Power of Attorney”. Một giấy ủy quyền vẫn có hiệu lực và không bị giới

hạn bởi bất kỳ lý do gì cho dù là việc ngƣời ủy quyền không đủ năng lực hành vi trong tƣơng lai. Việc quy định điều khoản này trong giấy ủy quyền thì giấy ủy quyền đó đƣợc gọi là giấy ủy quyền lâu dài. Khi đó, ngƣời đại diện (theo ủy quyền) của ngƣời ủy quyền có thể tiếp tục thực hiện các hành vi pháp lý hoặc công việc kinh doanh cho ngƣời ủy quyền nếu ngƣời ủy quyền trở nên bất lực. Điều này đƣợc quy định để bảo vệ các lợi ích tiềm năng của ngƣời ủy quyền, ngƣời mà sau khi thiết lập giấy ủy quyền bị mất năng lực hành vi nên giấy ủy quyền lâu dài đƣợc cho là hình thức quan trọng nhất của sự linh hoạt trong quy định của các văn bản quy phạm pháp luật. Giấy ủy quyền lâu dài đƣợc quy định để giải quyết các vấn đề pháp lý xảy ra nếu có trong các trƣờng hợp một ngƣời bị mất năng lực hành vi trong tƣơng lai và ý chí trƣớc đó của họ thể hiện họ muốn chỉ định một ngƣời đại diện cho mình trong trƣờng hợp đó.

Theo pháp luật của nước Nhật bản: Điểm đặc biệt của hợp đồng ủy quyền là ở chỗ, mỗi bên đều có thể hủy bỏ hợp đồng vào bất cứ lúc nào. Đây là mong muốn của mỗi bên và khi đó bên hủy bỏ hợp đồng ủy quyền phải có nghĩa vụ thông báo.

Để ngăn ngừa việc gây ra thiệt hại đối với mỗi bên khi chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Bộ luật dân sự quy định: Trong trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền, nếu có tình huống khẩn cấp thì ngƣời đƣợc ủy quyền, ngƣời thừa kế hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời đƣợc ủy quyền cần phải tiếp tục tiến hành công việc cho đến khi ngƣời ủy quyền, ngƣời thừa kế hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời ủy quyền có thể tự thực hiện công việc.

Theo pháp luật của nước Hàn Quốc: Các biện pháp cấp thiết tại thời điểm

chấm dứt ủy ủy quyền: Nếu chấm dứt ủy quyền, trong các trƣờng hợp đƣợc coi là có tính chất cấp thiết đòi hỏi việc quản lý hay thực hiện hành vi liên tục, ngƣời thừa kế của ngƣời đƣợc ủy quyền theo quy định của pháp luật sẽ tiếp tục quản lý các công việc đƣợc ủy quyền cho đến khi ngƣời ủy quyền có thể tiến hành quản lý công việc. Trong trƣờng hợp này, việc quản lý liên tục sau khi chấm dứt ủy quyền đƣợc coi là có tác dụng tƣơng tự nhƣ ủy quyền ban đầu.

Theo pháp luật của nước Trung Quốc: Nếu ngƣời ủy quyền chết, mất năng

lực hành vi hoặc bị phá sản và việc chấm dứt hợp đồng do đó sẽ làm tổn hại đến lợi ích của ngƣời ủy quyền thì ngƣời đƣợc ủy quyền phải tiếp tục xử lý các công việc đƣợc ủy quyền cho đến khi ngƣời thừa kế, ngƣời đại diện hợp pháp hoặc tổ chức thanh lý của ngƣời ủy quyền có thể xử lý các công việc.

Nếu ngƣời đƣợc ủy quyền chết, mất năng lực hành vi hoặc bị phá sản và hợp đồng ủy quyền chấm dứt thì ngƣời thừa kế, đại diện hợp pháp hoặc tổ chức thanh lý của ngƣời đƣợc ủy quyền phải thông báo cho ngƣời ủy quyền trong thời gian sớm nhất. Nếu chấm dứt hợp đồng ủy quyền sẽ làm tổn hại đến lợi ích của ngƣời ủy quyền thì ngƣời thừa kế, ngƣời đại diện hợp pháp hoặc tổ chức thanh lý của ngƣời đƣợc ủy quyền vẫn phải thực hiện các công việc đƣợc ủy quyền cho đến khi ngƣời ủy quyền bố trí thực hiện đƣợc các công việc đó.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 83)