Pháp luật Quebe c Canada

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 60)

Bộ luật Dân sự Quebec – Canada, chƣơng IX đã quy định một số vấn đề cơ bản về ủy quyền.

- Ủy quyền là hợp đồng mà theo đó một ngƣời (ngƣời ủy quyền) trao quyền cho một ngƣời khác (ngƣời đƣợc ủy quyền) để đại diện cho mình trong việc thực hiện một hành động pháp lý với ngƣời thứ ba, và bằng cách thực hiện quyền lực của bên ủy quyền thì bên nhận ủy quyền đã chấp nhận việc ủy quyền đó (Điều 2130 của Bộ luật Dân sự Quebec – Canada).

Khi áp dụng quy định ủy quyền, các văn bản chứng minh sự ủy quyền đƣợc gọi là hợp đồng ủy quyền.

Các đối tƣợng của hợp đồng ủy quyền này cũng có thể là thực hiện hành vi nhằm bảo đảm việc bảo vệ quyền cá nhân của các ngƣời uỷ quyền.

Chấp nhận ủy quyền có thể đƣợc thể hiện bằng hành vi công khai hay sự chấp nhận ngầm. Chấp nhận ngầm có thể đƣợc suy ra từ các hành vi và thậm chí từ sự im lặng của ngƣời đƣợc uỷ quyền.

Thù lao, nếu có, đƣợc xác định bởi việc thỏa thuận trong hợp đồng hoặc pháp luật quy định trên cơ sở giá trị của các dịch vụ.

Các quyền hạn của ngƣời đƣợc ủy quyền đƣợc mở rộng không chỉ với những gì đƣợc thể hiện trong văn bản ủy quyền mà còn là bất cứ điều gì mà có thể từ quyền hạn đó suy ra. Ngƣời đƣợc uỷ quyền có thể thực hiện tất cả các hành vi đó nếu việc đó là cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ủy quyền này.

Tuy nhiên có một lƣu ý rằng: Quyền hạn cấp cho ngƣời đƣợc ủy quyền để thực hiện một hành vi là một phần bình thƣờng của nghề hoặc có thể đƣợc suy ra từ bản chất của nghề, và không cần phải đƣợc đề cập rõ ràng.

- Nghĩa vụ của bên đƣợc ủy quyền đối với bên ủy quyền:

+ Việc uỷ quyền ràng buộc trách nhiệm của bên đƣợc ủy quyền khi bên đƣợc ủy quyền chấp nhận sự ủy quyền và sẽ hành động thận trọng và cần mẫn trong việc thực hiện nó.

Bên đƣợc ủy quyền cũng sẽ hành động một cách trung thực và trung thành lợi ích tốt nhất của bên uỷ quyền, và tránh đặt mình ở vị trí mà lợi ích riêng của mình xung đột với các lợi ích của bên uỷ quyền của mình.

Trong thời gian uỷ quyền, ngƣời đƣợc uỷ quyền có nghĩa vụ thông báo cho ngƣời uỷ quyền, theo yêu cầu của ngƣời ủy quyền hoặc khi hoàn cảnh yêu cầu về việc thực hiện việc ủy quyền trong từng giai đoạn.

Khi hoàn thành việc ủy quyền, ngƣời đƣợc uỷ quyền phải thông báo cho ngƣời uỷ quyền không chậm trễ rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.

+ Ngƣời đƣợc uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong giấy ủy quyền nếu ngƣời đƣợc ủy quyền không thực hiện đƣợc thì phải bổ nhiệm một ngƣời khác để thực hiện tất cả hoặc một phần nghĩa vụ của mình đã nêu trong giấy ủy quyền.

Trong mọi trƣờng hợp, ngƣời uỷ quyền có thể chấp nhận hoặc từ chối những ngƣời đƣợc chỉ định bởi các ngƣời đƣợc uỷ quyền của mình.

+ Trƣờng hợp một số ngƣời đƣợc uỷ quyền đƣợc chỉ định đối với cùng một doanh nghiệp, việc ủy quyền này có hiệu lực chỉ khi nó đƣợc chấp nhận bởi tất cả những ngƣời đƣợc ủy quyền. Khi đó, họ phải cùng nhau hành động cho tất cả các hành vi dự tính trong giấy ủy quyền, trừ trƣờng hợp có quy định khác trong giấy ủy quyền. Họ liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ của họ.

- Nghĩa vụ của bên uỷ quyền đối với bên đƣợc uỷ quyền:

+ Bên uỷ quyền có nghĩa vụ phối hợp với ngƣời đƣợc uỷ quyền để tạo điều kiện cho việc thực hiện việc ủy quyền này.

+ Bên ủy quyền phải bồi hoàn cho ngƣời ủy quyền các chi phí hợp lý phát sinh khi thực hiện công việc đƣợc ủy quyền và trả thù lao mà ngƣời đƣợc ủy quyền đƣợc hƣởng.

+ Bên ủy quyền hoàn toàn chịu trách nhiệm bởi các hành động đƣợc ủy quyền của ngƣời đƣợc ủy quyền. Tuy nhiên, bên uỷ quyền không chịu trách nhiệm cho bất kỳ hành động nào vƣợt quá các giới hạn ủy quyền của ngƣời đƣợc uỷ quyền.

- Nghĩa vụ của bên đƣợc ủy quyền đối với ngƣời thứ ba

+ Trong phạm vi ủy quyền của mình, ngƣời đƣợc ủy quyền không phải chịu trách nhiệm với ngƣời thứ ba trong hợp đồng ủy quyền. Ngƣời uỷ quyền phải chịu trách nhiệm với ngƣời thứ ba về hành vi của ngƣời đƣợc ủy quyền.

Trƣờng hợp vƣợt quá quyền hạn uỷ quyền của mình, ngƣời đƣợc ủy quyền là cá nhân chịu trách nhiệm với ngƣời thứ ba về hợp đồng hay hành vi mà mình đã vƣợt quá phạm vi ủy quyền, trừ khi ngƣời thứ ba đã đƣợc nhận thức đầy đủ phạm vi ủy quyền, hoặc trừ khi ngƣời uỷ quyền đã chấp nhận các hành vi đƣợc thực hiện bởi ngƣời đƣợc uỷ quyền.

- Nghĩa vụ của bên uỷ quyền đối với ngƣời thứ ba

+ Ngƣời uỷ quyền phải chịu trách nhiệm với ngƣời thứ ba về hành vi thực hiện bởi ngƣời đƣợc uỷ quyền trong hoạt động và trong phạm vi ủy quyền của mình, trừ khi, theo thỏa thuận ngƣời đƣợc uỷ quyền một mình chịu trách nhiệm.

Ngƣời uỷ quyền cũng chịu trách nhiệm về bất kỳ hành vi vƣợt quá giới hạn ủy quyền của ngƣời đƣợc ủy quyền, nếu ngƣời ủy quyền đã phê chuẩn chúng.

Khi việc uỷ quyền đang đƣợc thực hiện, ngƣời ủy quyền chết, ngƣời thừa kế của ngƣời ủy quyền phải chịu trách nhiệm với ngƣời thứ ba đối với hành vi thực hiện bởi những ngƣời đƣợc uỷ quyền trong hoạt động và trong phạm vi ủy quyền (trong trƣờng hợp không thể hoãn lại đƣợc hành vi hoặc trong trƣờng hợp không biết về việc chấm dứt ủy quyền do cái chết của ngƣời ủy quyền).

- Chấm dứt ủy quyền:

+ Ngoài các nguyên nhân của sự chấm dứt nghĩa vụ, việc chấm dứt ủy quyền đƣợc quy định trong hợp đồng ủy quyền, sự kết thúc công việc đƣợc ủy quyền, một hoặc các bên chấm dứt việc ủy quyền hoặc một trong các bên chết. Ủy quyền cũng kết thúc bằng việc phá sản của một hoặc các bên nếu là pháp nhân.

Ngƣời uỷ quyền có thể thu hồi sự uỷ quyền bằng một giấy ủy quyền hoặc một ký hiệu nào đó thể hiện việc chấm dứt ủy quyền. Ngƣời đƣợc uỷ quyền có quyền đƣợc yêu cầu ngƣời uỷ quyền cung cấp cho mình một bản sao của giấy uỷ

Trƣờng hợp sự ủy quyền đƣợc thể hiện bằng văn bản có công chứng thì việc chấm dứt ủy quyền phải đƣợc thể hiện trên văn bản đó (kể cả bản sao) và có thể phải đƣa ra thông báo về việc chấm dứt ủy quyền để lƣu trong hồ sơ tài liệu.

Một ngƣời đƣợc uỷ quyền có thể từ bỏ việc đƣợc ủy quyền mà mình đã chấp nhận bằng việc thông báo cho ngƣời ủy quyền. Nếu có thỏa thuận về thù lao thì ngƣời đƣợc ủy quyền sẽ nhận đƣợc thù lao cho đến ngày chấm dứt việc ủy quyền.

Một ngƣời đƣợc uỷ quyền sau khi đã từ bỏ việc đƣợc ủy quyền vẫn còn bị ràng buộc để thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ngƣời uỷ quyền và còn phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho ngƣời uỷ quyền nhƣ là một hậu quả của sự kết thúc thực hiện ủy quyền mà không có một lý do chính đàng và ở một thời điểm không thích hợp.

Trƣờng hợp ngƣời đƣợc ủy quyền chết hoặc bị đặt dƣới sự giám hộ của ngƣời phụ trách thì ngƣời thừa kế hoặc ngƣời phụ trách nếu biết về việc ủy quyền này sẽ phải có nghĩa vụ thông báo cho ngƣời ủy quyền về cái chết của ngƣời đƣợc ủy quyền để ngƣời ủy quyền tiếp tục các công việc mình đã ủy quyền.

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)