Các nguyên tắc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy quyền

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 101)

Để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy quyền thì phải tuân theo một số nguyên tắc sau đây:

- Thứ nhất: Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ủy quyền phải đảm bảo

quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Trong nhà nƣớc pháp quyền, xã hội dân sự phải bảo đảm quyền tự do, bình đẳng cho các chủ thể. Ngoài ra, pháp luật trong nhà nƣớc pháp quyền không chỉ chú trọng bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý mà còn phải chú trọng đến sự bình đẳng và công bằng xã hội.

- Thứ hai: Việc sửa đổi các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự phải

nhằm mục đích bảo đảm, bảo vệ quyền tự do hợp đồng của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Trong nhà nƣớc pháp quyền, xã hội dân sự quyền tự do hợp đồng phải đƣợc ghi nhận và bảo đảm. Vả lại trong dân gian ta có câu: Việc dân sự cốt ở đôi bên. Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có quyền tự do giao kết hợp đồng, tự do thoả thuận, tự định đoạt và hợp đồng đƣợc xác lập chính trên cơ sở của sự tự do thoả thuận.

- Thứ ba: Các quy phạm pháp luật phải có tính ổn định. Đây là yêu cầu cần

thiết, bởi không thể thƣờng xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật.

- Thứ tư: Các quy phạm pháp luật phải có tính chuẩn mực hay còn gọi là tính

quy phạm của pháp luật. Bản thân pháp luật là hệ thống các quy phạm, tức là các chuẩn mực. Giá trị của pháp luật chính là tạo ra các chuẩn mực cho các chủ thể khác nhau trong đời sống xã hội thi hành. Nếu pháp luật không chứa đựng các chuẩn mực thì ý nghĩa của nó trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội không lớn.

- Thứ năm: Đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ của các quy phạm

pháp luật liên quan đến hợp đồng ủy quyền. Pháp luật phải có tính nhất quán. Điều này thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, có khi trong nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến hợp đồng ủy quyền đều phải bảo đảm sự thống nhất trong các quy định về hình thức, nội dung nhằm tạo điều kiện để các chủ thể thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

- Thứ sáu: Đảm bảo tính hiệu quả, sự thuận lợi về tra cứu, vận dụng trong thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng ủy quyền. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng. Một hệ thống pháp luật cồng kềnh, khó tiếp cận, khó hiểu, khó vận dụng và chứa đựng những mâu thuẫn nội tại không thể trở thành nền tảng cho nhà nƣớc pháp quyền. Sự cồng kềnh khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng và vì thế kém hiệu lực thực thi trong thực tế.

- Thứ bảy: Đảm bảo tính minh bạch của các quy phạm pháp luật. Tính minh

bạch không chỉ thể hiện ở việc các quy phạm pháp luật đƣợc công bố, đƣợc phổ biến rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng mà còn thể hiện ở việc các quy phạm pháp luật đó phải đƣợc diễn đạt rõ ràng, đơn nghĩa, tránh có những sự suy diễn của ngƣời thi hành pháp luật gây khó khăn cho các chủ thể tham gia vào quan hệ ủy quyền. Các quy phạm pháp luật cần phải đƣợc triển khai thực hiện trong cuộc sống và việc thực hiện nó cũng phải rất công bằng, minh bạch và hiệu quả.

- Thứ tám: Đảm bảo tính kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm lập pháp về hợp

đồng ủy quyền của nƣớc ngoài. Hiện nay, trong một thế giới phát triển rất nhanh với các mối quan hệ giao lƣu đan xen thì rất nhiều các vấn đề pháp lý phát sinh cần đƣợc nghiên cứu giải quyết. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình này tác động không chỉ về các vấn đề kinh tế, thƣơng mại mà nó có tác động lên cả hệ thống pháp luật trong nƣớc. Trong thế giới toàn cầu hóa, khi mà các hệ thống chính trị, kinh tế và kể cả văn hóa luôn có xu hƣớng xích lại gần nhau thì mỗi hệ thống pháp luật không thể tồn tại một cách xa lạ nhau, khác biệt nhau, thậm chí đối lập nhau. Nhƣ vậy, hội nhập kinh tế quốc tế luôn đi kèm theo là sự hội nhập về pháp luật, trong đó có pháp luật dân sự (chế định ủy quyền) là hệ quả tất nhiên của nó.

Là một nƣớc đi sau trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta có một lợi thế là có thể học hỏi đƣợc rất nhiều kinh nghiệm của các nƣớc khác về lập pháp để xây dựng, bổ sung pháp luật Việt Nam hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, tiếp thu kinh nghiệm nƣớc ngoài không có nghĩa là sao chép tất cả mô hình của nƣớc ngoài vào áp dụng tại việt Nam, mà tiếp thu kinh nghiệm của nƣớc ngoài phải có chọn lọc, phải chắt lọc đƣợc những hạt nhân hợp lý phù hợp với hoàn cảnh, trình độ phát triển chính trị,

kinh tế, xã hội, văn hóa, các giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc và các yêu cầu khác của quá trình phát triển đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)