Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 39)

2.1.4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền

- Bên ủy quyền có các quyền sau đây (theo Điều 587 của Bộ luật dân sự năm 2005):

+ Yêu cầu bên đƣợc ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.

+ Yêu cầu bên đƣợc ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu đƣợc từ việc thực hiện công việc ủy quyền, nếu không có thỏa thuận khác.

+ Đƣợc bồi thƣờng thiệt hại nếu bên đƣợc ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 584 của Bộ luật Dân sự 2005.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy quyền, bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên đƣợc ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền. Khi đó, ngƣời đƣợc ủy quyền phải thông báo tình hình thực hiện công việc cho bên ủy quyền biết.

Khi thực hiện công việc ủy quyền, ngƣời đƣợc ủy quyền có thể nhận đƣợc tài sản hoặc lợi ích từ bên thứ ba. Ngƣời đƣợc ủy quyền phải giao lại toàn bộ tài sản, lợi ích đã nhận đƣợc cho bên ủy quyền theo sự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Bên ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây (theo Điều 586 của Bộ luật dân sự

năm 2005):

+ Cung cấp thông tin, tài liệu, phƣơng tiện cần thiết để bên đƣợc ủy quyền thực hiện công việc.

+ Chịu trách nhiệm về cam kết do bên đƣợc ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

+ Thanh toán chi phí hợp lý mà bên đƣợc ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc đƣợc ủy quyền và trả thù lao cho bên đƣợc ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Để thực hiện công việc đƣợc ủy quyền, ngƣời ủy quyền có thể phải giao một số phƣơng tiện (có thể là phƣơng tiện đi lại hoặc phƣơng tiện làm việc) và các tài liệu có liên quan (sổ sách, hồ sơ, chứng từ, hợp đồng…) cho bên đƣợc ủy quyền.

Bản chất của hợp đồng ủy quyền là thực hiện công việc nhân danh ngƣời khác, vì vậy ngƣời ủy quyền phải chịu trách nhiệm về các cam kết do ngƣời đƣợc ủy quyền thực hiện nhân danh ngƣời ủy quyền trong phạm vi hợp đồng. Ở đây cần đặc biệt chú ý đến phạm vi ủy quyền, bên ủy quyền sẽ không chịu trách nhiệm nếu bên đƣợc ủy quyền đã thực hiện ngoài phạm vi đƣợc giao.

Trách nhiệm thanh toán chi phí mà bên đƣợc ủy quyền đã bỏ ra khi thực hiện công việc ủy quyền là trách nhiệm luật định, không cần các bên thỏa thuận trong hợp đồng (nếu các bên có thỏa thuận thì tuân theo thỏa thuận đó). Về nguyên tắc, các chi phí này phải đƣợc bên ủy quyền ứng trƣớc. Trong trƣờng hợp bên ủy quyền không ứng trƣớc thì bên đƣợc ủy quyền trả các chi phí hợp lý để thực hiện công việc ủy quyền và yêu cầu bên ủy quyền thanh toán sau.

Về nghĩa vụ trả thù lao, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận thì không phải trả thù lao. Về nguyên tắc, thù lao chỉ đƣợc trả khi thực hiện xong công việc ủy quyền trừ khi các bên thỏa thuận khác. Tuy điều luật không quy định rõ nhƣng trong trƣờng hợp ủy quyền có thù lao thì bên ủy quyền phải trả thù lao ngay cả trong trƣờng hợp hợp đồng ủy quyền chấm dứt không do lỗi của ngƣời đƣợc ủy quyền. Ngoài ra, trong trƣờng hợp này, bên ủy quyền còn phải bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời đƣợc ủy quyền theo khoản 1 Điều 588 Bộ luật Dân sự 2005.

2.1.4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên đƣợc ủy quyền

- Bên được ủy quyền có các quyền sau đây (theo Điều 585 của Bộ luật dân sự năm 2005):

+ Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phƣơng tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền

+ Hƣởng thù lao, đƣợc thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền.

Để thực hiện tốt công việc ủy quyền, bên đƣợc ủy quyền có quyền yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phƣơng tiện cần thiết liên quan đến việc thực hiện công việc. Bên đƣợc ủy quyền sẽ không chịu trách nhiệm nếu công việc

ủy quyền đƣợc thực hiện không tốt do không đƣợc đáp ứng các yêu cầu này. Ngƣời đƣợc ủy quyền có thể đơn phƣơng đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu thấy việc không đáp ứng yêu cầu về cung cấp thông tin, tài liệu và phƣơng tiện sẽ chắc chắn dẫn đến việc không thể thực hiện công việc ủy quyền.

Bên đƣợc ủy quyền đƣợc nhận thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Nếu hai bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định về thời điểm nhận thù lao thì về nguyên tắc, bên đƣợc ủy quyền đƣợc nhận thù lao khi thực hiện xong công việc ủy quyền.

Bên đƣợc ủy quyền đƣợc thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra khi thực hiện công việc ủy quyền, kể cả khi các bên không thỏa thuận. Khoản chi phí này phải hợp lý và cần thiết (nếu đó là công việc của mình thì ngƣời đƣợc ủy quyền cũng chi phí hợp lý nhƣ vậy).

- Bên được ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây (theo Điều 584 của Bộ luật dân sự năm 2005):

+ Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó;

+ Báo cho ngƣời thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;

+ Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phƣơng tiện đƣợc giao để thực hiện việc uỷ quyền; + Giữ bí mật thông tin mà mình biết đƣợc trong khi thực hiện việc uỷ quyền; + Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu đƣợc trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

+ Bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 584.

Thực hiện công việc theo ủy quyền là nghĩa vụ chính và quan trọng nhất của ngƣời đƣợc ủy quyền. Ngƣời đƣợc ủy quyền phải tiến hành những công việc theo cách thức mà ngƣời ủy quyền giao trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định về cách thức thực hiện công việc thì ngƣời đƣợc ủy quyền phải thực hiện công việc một cách tốt nhất, nhƣ công việc của chính mình. Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, ngƣời đƣợc ủy quyền phải thƣờng xuyên báo cáo tình hình thực hiện công việc theo quy định trong hợp đồng hoặc theo yêu cầu của ngƣời ủy quyền.

Nghĩa vụ thông báo cho bên thứ ba trong quan hệ thực hiện việc ủy quyền là một nghĩa vụ luật định không cần thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền. Điều này đƣợc quy định trong khoản 4 Điều 144 Bộ luật Dân sự 2005 nhƣ sau: “4. Ngƣời đại diện phải thông báo cho ngƣời thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình”. Trong bất kỳ trƣờng hợp nào khi thực hiện công việc ủy quyền mà có quan hệ với ngƣời thứ ba (ngƣời thứ ba đƣợc đặt trong quan hệ ủy quyền nhƣng chính họ lại là một bên trong quan hệ với ngƣời đƣợc ủy quyền khi thực hiện công việc đƣợc ủy quyền) thì ngƣời đƣợc ủy quyền phải thông báo cho họ biết về thời hạn và phạm vi ủy quyền. Nếu có sửa đổi, bổ sung về thời hạn, phạm vi ủy quyền cũng phải báo kịp thời cho ngƣời thứ ba biết.

Ngƣời đƣợc ủy quyền có thể đƣợc giao một số phƣơng tiện và các tài liệu có liên quan để thực hiện công việc đƣợc ủy quyền. Ngƣời đƣợc ủy quyền phải bảo quản và sử dụng các tài liệu và phƣơng tiện này theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không thỏa thuận thì phải bảo quản nhƣ của chính mình. Nếu làm mất mát, hƣ hỏng phải bồi thƣờng thiệt hại.

Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin cũng là một nghĩa vụ quan trọng của ngƣời đƣợc ủy quyền. Đó là các bí mật thông tin mà ngƣời đƣợc ủy quyền biết đƣợc khi thực hiện việc ủy quyền. Nghĩa vụ này do luật định, không cần thỏa thuận trong hợp đồng. Ngƣời đƣợc ủy quyền phải giữ các bí mật này không đƣợc tiết lộ dƣới bất kỳ hình thức nào cho đến khi không cần thiết phải giữ bí mật nữa (nghĩa là có trƣờng hợp phải giữ bí mật không chỉ trong thời hạn hợp đồng ủy quyền có hiệu lực). Bên ủy quyền hoàn toàn có quyền kiện bên đƣợc ủy quyền về việc vi phạm nghĩa vụ này kể cả khi hợp đồng ủy quyền đã hết hiệu lực.

Trong khi thực hiện công việc ủy quyền, ngƣời đƣợc ủy quyền có thể nhận đƣợc tiền hoặc tài sản khác do ngƣời thứ ba chuyển giao. Ví dụ: hàng hóa trong hợp đồng ủy quyền nhận hàng. Trƣờng hợp này, ngƣời đƣợc ủy quyền phải giao lại toàn bộ số tài sản (hàng hóa) đã nhận cho ngƣời ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Phƣơng thức và địa điểm giao nhận theo thỏa thuận hoặc pháp luật quy định (có thể giao theo định kỳ, giao sau khi nhận hoặc giao khi kết thúc công việc…).

Ngƣời đƣợc ủy quyền phải bồi thƣờng thiệt hại nếu vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2005 mà gây thiệt hại cho bên ủy quyền. Cần chú ý là nếu ngƣời đƣợc ủy quyền chậm giao lại số tiền đã nhận theo khoản 5 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2005 thì phải trả cả lãi theo quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự 2005.

2.1.5. Thời hạn ủy quyền và chấm dứt hợp đồng ủy quyền 2.1.5.1. Thời hạn ủy quyền 2.1.5.1. Thời hạn ủy quyền

Điều 582 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền”.

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trƣờng hợp pháp luật quy định thời hạn của một loại hợp đồng ủy quyền nào đó thì các bên phải tuân theo thời hạn này. Khi thỏa thuận thời hạn, các bên có thể thỏa thuận bằng số ngày cụ thể hoặc có thể là một sự kiện (đến khi giải quyết xong vụ án, đến khi bán xong nhà… ). Nếu các bên không thỏa thuận thời hạn hợp đồng và pháp luật cũng không quy định thỉ hợp đồng ủy quyền đƣợc coi là có hiệu lực một năm kể từ ngày ký kết hợp đồng.

2.1.5.2. Chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong các trƣờng hợp sau đây (theo Điều 589 của Bộ luật dân sự năm 2005):

+ Hợp đồng ủy quyền hết hạn

+ Công việc đƣợc ủy quyền đã hoàn thành

+ Bên ủy quyền, bên đƣợc ủy quyền đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật Dân sự 2005

+ Bên ủy quyền hoặc bên đƣợc ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

Khi hết thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt thời hạn. Thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu các bên không thỏa

thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thì áp dụng thời hạn một năm kể từ ngày xác lập và nhƣ vậy thì sau một năm hợp đồng ủy quyền chấm dứt. Nếu các bên muốn tiếp tục thì phải gia hạn hợp đồng ủy quyền.

Khi công việc đƣợc ủy quyền đã hoàn thành thì hợp đồng chấm dứt. Công việc ủy quyền đƣợc coi là hoàn thành khi công việc đƣợc thực hiện xong toàn bộ nhƣ thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận thì phải căn cứ vào mục đích của công việc và mục đích của sự ủy quyền, mối quan hệ giữa ngƣời ủy quyền và ngƣời đƣợc ủy quyền để nhận định công việc đã hoàn thành hay chƣa hoàn thành.

Khi một bên đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 426 Bộ luật Dân sự 2005 (do bên kia vi phạm nghĩa vụ là điều kiện chấm dứt việc thực hiện hợp đồng) và Điều 588 Bộ luật Dân sự 2005 thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt. Thời điểm hợp đồng chấm dứt là thời điểm bên kia nhận đƣợc thông báo chấm dứt hợp đồng (khoản 3 Điều 426 Bộ luật Dân sự 2005).

Hợp đồng ủy quyền có điểm đặc biệt là cả hai bên ủy quyền và đƣợc ủy quyền đều có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào.

Bộ luật Dân sự 2005 quy định trƣờng hợp đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền tại Điều 588 nhƣ sau:

1. Trong trường hợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý.

Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã bị chấm dứt.

2. Trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyền biết một thời gian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải

bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền”.

Ở đây có sự phân biệt trách nhiệm của các bên chủ thể tham gia hợp đồng ủy quyền giữa hợp đồng ủy quyền có thù lao và hợp đồng ủy quyền không có thù lao.

Trƣờng hợp uỷ quyền có thù lao Trƣờng hợp uỷ quyền không có thù lao

Bên uỷ quyền có quyền đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhƣng phải trả thù lao cho bên đƣợc uỷ quyền tƣơng ứng với công việc mà bên đƣợc uỷ quyền đã thực hiện và bồi thƣờng thiệt hại

Bên đƣợc uỷ quyền

có quyền đơn

phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thƣờng thiệt hại cho bên uỷ quyền.

Bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhƣng phải báo trƣớc cho bên đƣợc uỷ quyền một thời gian hợp lý.

Bên đƣợc uỷ quyền

có quyền đơn

phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhƣng phải báo trƣớc cho bên uỷ quyền biết một thời gian hợp lý.

Điều 558 còn quy định nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho ngƣời thứ ba của ngƣời ủy quyền khi họ đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng. Quy định này nhằm tránh gây thiệt hại cho ngƣời thứ ba do việc đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng ủy quyền gây nên. Nếu vi phạm nghĩa vụ này thì cam kết giữa ngƣời đƣợc ủy quyền và ngƣời thứ ba vẫn có hiệu lực đối với ngƣời ủy quyền. Còn nếu bên ủy quyền đã thông báo hoặc trong trƣờng hợp ngƣời thứ ba biết (có thể biết qua ngƣời khác) hoặc buộc phải biết rằng hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt mà vẫn ký kết với ngƣời đƣợc ủy quyền thì hợp đồng đó không có hiệu lực với ngƣời ủy quyền. Trong trƣờng hợp này, ngƣời đƣợc ủy quyền và ngƣời thứ ba chịu trách nhiệm với nhau về

hợp đồng mà hai bên đã ký kết.

2.1.6. Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng ủy quyền

Mỗi quốc gia đều tự xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng. Tuy nhiên, giữa các hệ thống pháp luật này luôn có sự khác nhau do những nguyên nhân về điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội hay hoàn cảnh địa lý. Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, các công dân/tổ chức của các quốc gia sẽ xích lại gần nhau để cùng hợp tác và phát triển. Khi đó, xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng đề điều chỉnh một quan hệ pháp luật

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)