1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán

74 294 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 869,5 KB

Nội dung

“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup”Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em g

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế ngày càng phát triển của tri thức trên thế giới cùng với xu hướngtoàn cầu hoá, thế giới dần là một ngôi nhà chung, bình đẳng cho mọi quốc gia dùmạnh hay yếu, dù giầu hay nghèo Với điều kiện đó, việc nâng cao và phát triển trithức đối với những quốc gia nhỏ chưa có điều kiện phát triển lớn mạnh cả về chínhtrị và kinh tế là rất cần thiết Vì vậy công tác cải cách, cải thiện giáo dục để có mộtnền giáo dục tiên tiến đáp ứng được nhu cầu của xã hội là vô cùng cần thiết Đặcbiệt là cấp giáo dục Đại học, việc cải cách phương pháp giảng dạy giúp sinh viêntiếp cận thực tế gần hơn càng cấp thiết bởi sinh viên chính là nguồn nhân lực trẻ,trực tiếp cho xã hội, là cái gốc để phát triển xã hội Đó chính là tầm quan trọng củathực tập Thực tập, trực tiếp tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động của công tygiúp cho sinh viên hiểu và nắm rõ hơn những kiến thức mình đã được học, vận dụngsát thực hơn vào thực tế, đồng thời trang bị những kỹ năng, kinh nghiệm làm việcban đầu tránh những bỡ ngỡ, sai sót khi bắt đầu bước vào công việc thực tế

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập mạnh mẽ với nềnkinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới do đó nhu cầu về thông tin đầy đủ, kháchquan cũng như yêu cầu quản lý, kiểm soát ngày càng cao Trong bối cảnh đó, kiểmtoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên vớiyêu cầu ngày càng cao cũng buộc ngành kiểm toán phải không ngừng phát triển,hoàn thiện chất lượng hoạt động

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị, nó phản ánh năng lựcsản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động củađơn vị Tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăngtrưởng bền vững cho đơn vị Trên BCTC, tài sản cố định luôn chiếm một tỷ trọngtương đối lớn, ảnh hưởng đáng kể tới BCTC và các khoản mục khác trên BCTC.Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup là một đơn vị kháthành công trong lĩnh vực kiểm toán BCTC Công ty khá là lưu ý tới vấn đề xâydựng hoàn thiện quy trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ, do đó trong thờigian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài :

Trang 2

“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup”

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần:

Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chínhACAGroup

Phần 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểmtoán Báo cáo Tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chínhACAGroup

Phần 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoảnmục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại công ty TNHH Kiểmtoán và Tư vấn Tài chính ACAGroup

Trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, em đã nhậnđược sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên Th.S Nguyễn Thị Mỹ và tập thể nhânviên công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup

Mặc dù đã cố gắng song do nhận thức và khả năng còn hạn chế nên không thểtránh khỏi còn nhiều thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đónggóp của thầy cô giáo bộ môn để báo cáo này được hoàn thiện hơn

Trang 3

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ

Tên viết tắt: ACAGroup

Trụ sở chính: Phòng 504 – Tầng 5 – Tòa nhà 17T7 Trung Hòa

Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội

1/ Nhằm nâng cao và mở rộng quy mô văn phòng, Ban Giám đốc công ty đã

ra quyết định số 86/TB ngày 19 tháng 03 năm 2002 chuyển trụ sở công ty về số 105– Phố Nghi Tàm – Phường Yên Thục – Quận Tây Hồ – Hà Nội

Trang 4

2/ Công ty có sự thay đổi về thành viên góp vốn theo Quyết định số 216/TBngày 20 tháng 07 năm 2002.

3/ Công ty chuyển về trụ sở mới tại số 2 – E11 – Tập thể Quỳnh Lôi – PhườngQuỳnh Mai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

4/ Ngày 26 tháng 11 năm 2006 tên giao dịch quốc tế của công ty đổi thànhAuditing and Financial Consulting Company & Associates, viết tắt là ACCA hayACCAGroup theo quyết định số 08/ HDTV Công ty chuyển về trụ sở mới tại số 14– Ngõ 14 – Phố Yên Lạc – Hai Bà Trưng – Hà Nội Công ty được Sở Kế hoạch vàĐầu tư Thành phố Hà Nội cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh số 010200347 ngày

30 tháng 11 năm 2006

5/ Ngày 01 tháng 08 năm 2006, Công ty đổi Logo ACCAGroup thànhACAGroup đồng thời chuyển trụ sở về Phòng 504 – Tầng 5 – Tòa nhà 17T7 –Trung Hòa – Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội nhằm ngày một hoàn thiện hơnchất lượng phục vụ khách hàng và phong cách làm việc chuyên nghiệp

6/ Ngày 14 tháng 11 năm 2006, Công ty chính thức trở thành đại diện duynhất của hãng kiểm toán quốc tế Kreston International tại Việt Nam

Vốn đầu tư của công ty tại thời điểm thành lập là: 500 triệu đồng

Vốn hoạt động hiện nay là: 3 tỷ đồng

Với tôn chỉ “Cộng tác toàn cầu, giải pháp thiết thực” trong việc triển khai

cung cấp các dịch vụ chuyên ngành, ACAGroup có khả năng cung cấp tới kháchhàng các dịch vụ trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán với chất lượng cao ACAGroupđưa ra các các giải pháp đặc thù và thiết thực để nhận dạng tổng thể vấn đề phátsinh và đánh giá đầy đủ tính hiệu quả của kinh doanh Đồng thời việc qua việc kếthợp nhuần nhuyễn các thế mạnh trong lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế, quản trịkinh doanh, luật pháp, và triển khai các thế mạnh ACAGroup đưa ra các giải pháptối ưu mạng tính bền vững trợ giúp khách hàng chủ động triển khai thành công các

kế hoạch kinh doanh của họ ACAGroup cung cấp tới khách hàng các dịch vụ đạttiêu chuẩn quốc tế, kết hợp giữa sự thông hiểu vê môi trường kinh doanh, luật pháp

Trang 5

tại Việt Nam với kỹ thuật tiên tiến và mạng lưới nguồn nhân lực thuộc hơn 500 vănphòng trên toàn cầu của hãng kiểm toán quốc tế Kreston International

Khách hàng của ACAGroup phát triển liên tục và rất đa dạng bao gồm trên

100 khách hàng thường xuyên bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt độngtrong các ngành nghề lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế từ những doanh nghiệphàng đầu trong các ngành nghề đến các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường,

từ các doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài đến các công ty cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh… và các dự ánODA do chính phủ, tổ chức liên chính phủ, các ngân hàng, và tổ chức phi chính phủquốc tế tài trợ như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triền Châu Á (ADB),

cơ quan phát triển Pháp (AFD), Cộng đồng Châu Âu (EU), Chương trình phát triểnLiên Hợp Quốc (UNDP),… Một số khách hàng của ACAGroup như: Công ty Cổphần Cà phê Tây Nguyên, Công ty TNHH IF VietNam, Công ty TNHHAKEBONO KASEI, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Bưu Điện Quảng Ninh, BưuĐiện Lạng Sơn, Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà,…

1.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý

Giá trị trong chất lượng dịch vụ của ACAGroup chính là yếu tố nguồn nhânlực Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của ACAGroup được đào tạo có hệ thống vàchuyên sâu tại các hiệp hội nghề nghiệp, học viện chuyên ngành và các trường đạihọc danh tiếng trong nước và quốc tế, có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệmthực tiễn trong các lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, v.v ACAGroup luônkhích lệ và hỗ trợ nhân viên chuyên nghiệp của mình nâng cao trình độ chuyên mônthông qua các khoá đào tạo trong và ngoài nước ACAGroup là công ty kiểm toánluôn cam kết mang lại những giá trị cho khách hàng Năm 2006, số lượng nhân viêncủa ACAGroup chỉ có 28 người, hiện nay số lượng nhân viên là 48 nhân viên, trongvòng hơn 1 năm, số lượng nhân viên của công ty tăng gần 2 lần Chuyên gia kiểmtoán của ACAGroup bao gồm đông đảo các nhân viên chuyên nghiệp và các chuyêngia cộng tác với chứng chỉ KTV quốc gia và KTV quốc tế, được trang bị kiến thứcsâu rộng về quản lý, kiểm toán, tài chính, kế toán, và tích luỹ những kinh nghiệm

Trang 6

quý báu qua nhiều năm hành nghề Đặc biệt, nhân viên của ACAGroup am hiểutường tận về hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các quy định về thuế hiệnhành tại Việt Nam và các thông lệ quốc tế liên quan Đội ngũ nhân viên củaACAGroup được tham dự các chương trình đào tạo chuyên môn liên tục Các nhânviên chuyên nghiệp của công ty đã trải qua các chương trình đào tạo có hệ thống về

cả chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý Đó là lý do nhân viên củaACAGroup luôn cập nhật sự phát triển và thay đổi của các chuẩn mực kế toán vàkiểm toán, các điều khoản của các luật pháp liên quan và môi trường kinh doanh nóichung Do đó, ngoài việc chuyên sâu về kiểm toán, nhân viên ACAGroup cũng cókhả năng hoạt động như một nhà tư vấn

Bộ máy tổ chức của ACAGroup:

Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty ACAGroup

Phòng Tư vấn ACA-Consulting

Phòng hành chính

tổng hợp

Dịch vụ tư vấn

kế toán

Dịch vụ tư vấnTài chínhDoanh nghiệp

Dịch vụ

tư vấn thuế,pháp luật kinh doanh

Trang 7

- Quyết định về việc xây dựng và thành lập các phòng ban chuyên môn, bổnhiệm người đứng đầu phòng ban.

- Quyết định về nhiệm vụ, chức năng, tổ chức tại các phòng ban

- Kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động của từng phòng ban thông qua trưởngphòng

- Quản lý đội ngũ nhân viên kiểm toán trong công ty

- Giám sát và kiểm tra công việc của các KTV

 Ông Chu Quang Tùng (CPA-VN, BAF)

 Ông Vũ Lâm (MBA, CPA-VN, BAF)

Phòng Hành chính tổng hợp bao gồm chịu trách nhiệm về:

- Tham mưu cho Ban Giám đốc:

- Quản lý công văn, tài liệu đến và đi Công ty:

- Quản lý bộ phận tạp vụ:

- Thực hiện chức năng phiên dịch:

- Thực hiện phục vụ nội bộ Công ty:

- Tổ chức sắp xếp nhân sự, các phòng ban khác và quản lý tiền lương:

- Thiết kế môi trường làm việc đảm bảo tính chuyên nghiệp:

Phòng Kiểm toán (ACA – Audit) cung cấp các dịch vụ kiểm toán chất lượngcao cho khách hàng

Phòng Tư vấn (ACA-Consulting) được xây dựng trên cơ sở đội ngũ nhân viênchuyên nghiệp có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu cả về chuyên môn và vănhóa, với chuyên ngành kế toán, thuế, luật pháp, đầu tư và tài chính ngân hàng ACA– Consulting cung cấp hàng loạt các dịch vụ liên quan tới thuế, kế toán, tài chính,…Trong ACA – Consulting bao gồm các nhóm nhỏ phụ trách các mảng dịch vụ riêng

 Dịch vụ hỗ trợ đào tạo

 Dịch vụ tư vấn kế toán

 Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp

 Dịch vụ tư vấn thuế, luật pháp

 Dịch vụ hỗ trợ dự án

Trang 8

1.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Từ khi thành lập cho tới nay, nhờ có hướng phát triển đúng đắn cả về chấtlượng và quy mô do đó công ty luôn có sự tăng trưởng ổn định và vững bền Doanhthu của công ty qua các năm thể hiện sự phát triển rõ rệt

Biểu đồ 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ACAGroup 2004 –

2007 (đơn vị: nghìn đồng)

Doanh thu năm 2006 là 485 triệu đồng so với doanh thu năm 2004 là 350

triệu đồng tăng 1,3 lần Năm 2006 doanh thu của ACAGroup tăng 1,3 lần so vớidoanh thu năm 2006 Trong 2 năm từ 2004 đến 2006 hoạt động kinh doanh củacông ty tương đối ổn định, mức tăng không giao động nhiều Cả hai năm đều tăng ởmức 1,3 lần/năm Điều này thể hiện phương hướng hoạt động tương đối ổn định củacông ty, cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai

Trong năm 2007, doanh thu công ty tăng lên 1.123 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lầndoanh thu năm 2006 là 650 triệu đồng Mức tăng này khoảng 78,77% Mặc dù mứctăng này so với những năm trước chỉ tăng 0,4 lần xong cũng là một sự khẳng địnhhơn khả năng phát triển của ACAGroup Có được mức tăng trưởng vượt lên nhưvậy do sự đổi mới và nỗ lực từ bản thân công ty Việc trở thành thành viên của hãngkiểm toán thế giới đã giúp công ty khẳng định hơn tiềm năng phát triển của mìnhcũng như nâng cao uy tín, danh tiếng của công ty Mặt khác, với việc gia nhậpKreston International buộc Ban Giám đốc công ty phải có phương hướng mới cho

Trang 9

sự phát triển của công ty, nâng cao chất lượng và mở rộng các loại hình dịch vụ, thuhút và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ, đạo đức nghề nghiệp,ngày càng chiếm được sự tin cậy từ phía khách hàng,…Chính những đổi mới đó đã

và đang tạo ra những bước nhảy vọt cho ACAGroup

1.1.4.Các loại hình dịch vụ cung cấp

Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, trình độ và nhiệt tình, ACAGroupluôn cố gắng và từng bước thực hiện mở rộng các dịch vụ cung cấp Với mỗi bộphận của công ty sẽ cung cấp các loại dịch vụ khác nhau Phòng kiểm toán chuyênnghiệp ACA – Audit đã và đang cung cấp các dịch vụ kiểm toán bao gồm:

 Kiểm toán BCTC

 Kiểm toán BCTC cho mục đích đặc biệt

 Kiểm toán cho mục đích thuế

 Kiểm toán hoạt động

 Kiểm toán tuân thủ

 Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư

 Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án

 Kiểm toán các thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước

 Kiểm soát, đánh giá rủi ro hệ thống

 Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

ACA – Audit luôn đảm bảo thực hiện công việc kiểm toán theo chuẩn mựckiểm toán Quốc tế, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định về chuẩn mựckiểm toán độc lập tại Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ACA – Audit ápdụng nhất quán các phương pháp kiểm toán chuẩn quốc tế song vẫn đảm bảo tínhlinh hoạt khi áp dụng cho khách hàng đặc thù có tính đa dạng khác nhau

Bên cạnh dịch vụ kiểm toán, Công ty còn các dịch vụ kế toán và tư vấn khác.Trong chiến lược mở rộng các loại hình dịch vụ chất lượng cao, Phòng Tư vấnACA – Consulting được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú củakhách hàng ACA – Consulting sẽ đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của các doanhnghiệp trong mọi thành phần kinh tế ngoài các dịch vụ truyền thống như kế toán và

Trang 10

kiểm toán Trên cơ sở các nhóm thuộc ACA – Consulting sẽ cung cấp các loại hìnhdịch vụ theo chức năng của mình.

- Lập và dự toán lưu chuyển tiền mặt

- Cung cấp các dịch vụ kế toán, tư vấn về kế toán cho khách hàng

ACA – Consulting luôn cố gắng cung cấp hỗ trợ cho khách hàng hệ thống kếtoán đảm bảo theo chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như chuẩn mực kế toán tại ViệtNam

Dịch vụ Tư vấn tài chính doanh nghiệp

ACA – FAS cung cấp cho khách hàng chiến lược, kinh nghiệm và các giảipháp nhằm tối ưu hoá nguồn lực doanh nghiệp, tận dụng mọi cơ hội phát triểndoanh nghiệp

- Cổ phần hóa, tư nhân hóa, và niêm yết chứng khoán (IPO)

- Định giá doanh nghiệp

- Tư vấn nghiệp vụ kinh doanh

- Chuẩn đoán kinh doanh

- Tư vấn về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp

- Nghiên cứu khả thi và đánh giá môi trường đầu tư

- Tư vấn về khuôn khổ pháp lý và thủ tục hành chính

- Tư vấn thành lập doanh nghiệp và văn phòng đại diện

Dịch vụ Tư vấn thuế và pháp luật

ACA – Tax trợ giúp khách hàng trong việc lập kế hoạch và tính toán một cáchhiệu quả các sắc thuế được áp dụng tại từng doanh nghiệp cụ thể nhằm hỗ trợ chomục đích kinh doanh của họ, và trợ giúp khách hàng giảm các tác động của thuế đếncác giao dịch kinh doanh của họ

Trang 11

- Kế toán thuế thu nhập và chuẩn bị tờ khai thuế

- Dịch vụ tư vấn thuế liên quốc gia

- Dịch vụ trợ giúp giải quyết khiếu nại thuế

- Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế quốc tế

- Các vấn đề về luật pháp kinh doanh

Dịch vụ đào tạo

Dịch vụ hỗ trợ đào tạo (ACA – Training) do một nhóm các chuyên gia trình

độ cao trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, và quản lý đảm nhiệm ACA –Training cung cấp các chương trình đạo tào đáp ứng các yêu cầu của khách hàng vềcác chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế, tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán ViệtNam, các chính sách và quy chế mới nhất áp dụng cho từng ngành cụ thể cũng nhưcho hoạt động kinh doanh trên cả nước nói chung

1.2 Quy trình kiểm toán chung của ACAGroup

Phương pháp thực hiện kiểm toán của ACA – Audit là tập trung theo ngànhnghề kinh doanh, tìm hiểu kỹ tình hình hoạt động cũng như vấn đề kiểm soát nội bộcủa khách hàng Phương pháp kiểm toán này bao gồm việc đánh giá rủi ro, áp dụngquy trình thử nghiệm kiểm toán, kiểm tra tính liên tục về hoạt động và tình hìnhkinh doanh của khách hàng

Quy trình kiểm toán của công ty bao gồm các bước:

Sơ đồ 1.2 : Quy trình kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup

Trang 12

Chuẩn bị kiểm toán bao gồm việc tìm hiểu khách hàng, lập hợp đồng kiểmtoán, thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ và lập kế hoạch kiểm toán Tìm hiểukhách hàng là việc nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, đánh giá về hoạtđộng, tình hình kinh doanh của khách hàng, các mối quan hệ của khách hàng đốivới đối tác cũng như trong mối quan hệ liên quan tới pháp luật Tuỳ theo đặc điểmcủa từng khách hàng, KTV sẽ có phương pháp thu thập thông tin khác nhau như:dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước, thông tin qua đài báo, internet, qua bên thứ 3 làđối tác, bạn hàng, khách hàng,… của khách hàng Hợp đồng kiểm toán sẽ được lậpkhi KTV thấy có thể chấp nhận khách hàng Hợp đồng được xây dựng tuân thủđúng pháp lệnh hợp đồng kinh tế, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 và hướngdẫn khác trong từng điều kiện cụ thể Hợp đồng thể hiện rõ mục tiêu, trách nhiệm

và phạm vi của cuộc kiểm toán, đảm bảo lợi ích khách hàng và Công ty KTV phảithực hiện thủ tục phân tích sơ bộ bao gồm:

- Đánh giá rủi ro hợp đồng và môi trường kiểm soát

- Thực hiện chiến lược tin cậy vào hệ thống kiểm soát

- Đánh giá PM và MP

- Phân loại sử dụng máy tính của khách hàng

- Tổng quát về chu trình kế toán của khách hàng

Đánh giá rủi ro hợp đồng và môi trường kiểm soát được thực hiện thông quamột bảng bao gồm 20 câu hỏi chính về những vấn đề liên quan tới rủi ro hợp đồng

và môi trường kiểm soát Các câu trả lời khẳng định chỉ ra sự tồn tại của rủi ro hợpđồng hoặc trong môi trường kiểm soát cần thiết phải xem xét kỹ lưỡng và đưa ra

Chuẩn bị kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

Trang 13

các giải pháp thích hợp Sau cùng trưởng nhóm sẽ lập kế hoạch kiểm toán, phâncông rõ về công việc, thời gian cho các KTV trong nhóm kiểm toán Các KTV cótrách nhiệm đảm bảo hoàn thành công việc đúng theo thời gian quy định nhằm đảmbảo thời gian chung của cuộc kiểm toán.

Thực hiện kiểm toán sẽ được tiến hành theo các khoản mục Mỗi khoản mục

đã được tiêu chuẩn hoá về thủ tục kiểm tra chi tiết KTV dựa trên mẫu chuẩn sẽ ápdụng một cách linh hoạt cho phù hợp đặc điểm hoạt động kinh doanh của kháchhàng Một số các khoản mục kiểm toán như: khoản mục tiền, trả trước người bán,các khoản phải thu, tài sản cố định, chi phí xây dựng cơ bản dở dang,…

Kết thúc kiểm toán tại bên công ty khách hàng, các thành viên nhóm kiểmtoán thể hiện công việc lại trên giấy tờ làm việc và gửi cho chủ nhiệm kiểm toán.Dựa trên các báo cáo của các trợ lý kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán tập hợp thôngtin, ghi chú, điều chỉnh, kết luận về các phần hành do trợ lý kiểm toán đảm nhận,đồng thời kiểm tra chất lượng cuộc kiểm toán để chuẩn bị phát hành báo cáo kiểmtoán dự thảo Chủ nhiệm kiểm toán cũng cần xem xét tới các sự kiện có thể phátsinh sau ngày kế toán Cuối cùng chủ nhiệm kiểm toán thảo luận với Ban Giám đốc

về những vấn đề điều chỉnh cần phải thống nhất và trao đổi với khách hàng vềnhững vấn đề này Nếu như khách hàng chấp nhận những điều chỉnh mà Ban Giámđốc công ty đã đồng ý với chủ nhiệm kiểm toán thì sẽ tiến hành phát hành báo cáokiểm toán Trường hợp phía khách hàng không chấp nhận điều chỉnh thì chủ nhiệmkiểm toán khi lập báo cáo kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến loại trừ, ý kiến từ chối hoặc ýkiến không chấp nhận

Trang 14

PHẦN 2

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACAGROUP 2.1 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại ACAGroup

2.1.1 Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng ABC

2.1.1.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng ABC

Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng

(Lưu tại mục A400 trong hồ sơ kiểm toán)

 Công ty ABC là doanh nghiệp được cổ phần hoá từ việc cổ phần hoá doanhnghiệp nhà nước theo quyết định số 3305/QĐ/BNN-TCCH ngày 28 tháng 09 năm

2004 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Công ty được Sở Kế hoạch vàĐầu tư tỉnh cấp giấy phép số 0105009263 ngày 31 tháng 12 năm 2004

 Tổng số vốn điều lệ đăng ký theo giấy phép kinh doanh là 24 tỷ đồng

 Công ty có trụ sở tại thành phố Buôn Ma Thuật - tỉnh Đăk Lăk, bốn chinhánh tại Gia Lai, Đăk Nông, Bình Dương, và thành phố Hồ Chí Minh

 Ngành nghề kinh doanh của Công ty:

- Hoạt động chính: sản xuất, chế biến cafe, mua bán xuất nhập khẩu trựctiếp cafe, nông sản và vật tư nông nghiệp các loại

- Xây dựng công trình công trình dân dụng, công nghiệp

- Kinh doanh bất động sản

- Dịch vụ nhà băng, khách sạn

- Vận tải hàng hoá, cho thuê kho bãi

Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng ABC

Để đảm bảo tính trung thực, hợp lý, hợp lệ trong hoạt động kinh doanh củacông ty, công ty ABC đã mời công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính

Trang 15

ACAGroup tiến hành kiểm toán BCTC công ty từ tháng 01/2007 đến tháng09/2007.

Hợp đồng kiểm toán

Hợp đồng thường do phía công ty ACAGroup lập, sau khi có sự thống nhấtthoả thuận, hai bên sẽ tiến hành ký kết Trong hợp đồng ghi rõ các thông tin về haibên bao gồm: tên công ty, đại diện của công ty, chức vụ người đại diện, địa chỉ,điện thoại, mã số thuế, mail, fax Đồng thời trong hợp đồng cũng quy định rõ phạm

vi quyền hạn và trách nhiệm của hai bên Phía công ty cổ phần ABC có trách nhiệmnhư cung cấp kịp thời, đầy đủ cho phía kiểm toán các thông tin cần thiết, cung cấpcác số liệu, chứng từ có liên quan, đảm bảo về tính trung thực của những tài liệunày và tham gia hợp tác với phía kiểm toán Về phía công ty ACAGroup có tráchnhiệm tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán và chi tiết thủ tục kiểm toán theo cam kếtnhư soát xét tài liệu chứng từ liên quan tới các nghiệp vụ phát sinh trong công ty,tiến hành quan sát và chứng kiến kiểm kê đối với tiền mặt, tài sản cố định, hàng tồnkho tại công ty,…

Theo hợp đồng giữa hai bên, công ty ACAGroup sẽ thực hiện kiểm kê hàngtồn kho, công cụ dụng cụ, TSCĐ từ ngày 30/09/2007 đến ngày 03/10/2007 và tiếnhành kiểm toán BCTC 09 tháng đầu năm 2007 dự kiến từ ngày 04/10/2007 đếnngày 15/10/2007 Sau khi kết thúc kiểm toán, phía công ty ACAGroup sẽ cung cấpcho công ty cổ phần ABC báo cáo kểm toán 9 tháng đầu năm 2007 và thư quản lýcho 9 tháng đầu năm đề cập đến những thiếu sót cần khắc phục và ý kiến đề xuấtcủa KTV nhằm cải tiến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

Giá trị hợp đồng kiểm toán giữa công ty cổ phần ABC và công ty TNHHKiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup là 106 triệu VND

Thủ tục phân tích

Sau khi thu thập thông tin cơ sở và thông tin về nghiệp vụ pháp lý của kháchhàng, KTV thực hiện thủ tục phân tích đối với thông tin đã thu thập để hỗ trợ choviệc lập kế hoạch kiểm toán KTV chủ yếu thực hiện phân tích ngang, so sánh sự

Trang 16

biến động của TSCĐ giữa đầu kỳ với cuối kỳ để tìm ra điểm nghi vấn trong khoảnmục.

Bảng 2.1: Trích bảng cân đối tại ngày 30/09/2007 của công ty cổ phần ABC

1/ Nguồn vốn chủ sở hữu 52,842,994,271 50,423,912,288 Vốn đầu tư chủ sở hữu 24,000,000,000 24,000,000,000 Lợi nhuận chưa phân phối 28,842,994,271 26,423,912,288 2/ Nguồn kinh phí và quỹ khác 22,184,081,493 15,624,007,000

TỔNG NGUỒN VỐN 474,372,754,661 821,614,708,231

Tại ngày 30/09, TSCĐ của công ty cổ phần ABC tăng 18,69% so với đầunăm Trong khi đó tài sản ngắn hạn và nợ phải trả có mức giảm tương đươngkhoảng hơn 46%, cho thấy công ty không sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sảndài hạn Đây là một hướng đầu tư đúng đắn, làm giảm các rủi ro trong hoạt độngcủa công ty Qua thuyết minh TSCĐ, KTV được biết TSCĐ tăng trong kỳ đều domua sắm nên KTV sẽ phải chú trọng tới việc ghi nhận nguyên giá TSCĐ

Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu

KTV đánh giá mức độ trọng yếu PM để ước tính mức độ sai sót trên BCTC cóthể chấp nhận được KTV có thể dựa vào thu nhập trước thuế, thu nhập sau thuế,…

Trang 17

đối với hoạt động thông thường, với hoạt động tài chính có thể dựa vào tổng tài sảnhoặc vốn chủ sở hữu Với mỗi loại nhân tố khác nhau, PM có mức tính khác nhau.

Bảng 2.2: Bảng đánh giá PM

Hoạt động sản xuất

TE = 20% PM = 20% x 300,447,857 = 60,089,571

Đối với KTV kiểm toán khoản mục TSCĐ thì sẽ kiểm toán tất cả các nghiệp

vụ phát sinh liên quan tới khoản mục TSCĐ có giá trị lớn hơn 60,089,571 VNDKTV tổng hợp kết quả phân tích trên Audit – planning memorandum

 Độ tin cậy : R = 2

 Các sự kiện quan trọng và nghiệp vụ bất thường: không có

 PM = 300,447,857

 TE = 60,089,571

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với TSCĐ

Tổng quát về chu trình kế toán:

- Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2007 kết thúc đến ngày 31/12/2007

Trang 18

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VND)

- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ - hạch toán trên máy

- Áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006

do Bộ Tài Chính ban hành về chế độ kế toán doanh nghiệp, và theo chuẩnmực kế toán Việt Nam (VSA 27- BCTC giữa niên độ)

Chính sách về TSCĐ: TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá và giá trị hao

mòn lũy kế Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm chi phí mua và tất cả chi phí liênquan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng

sử dụng Nguyên giá TSCĐ do xây dựng bao gồm giá thành khi bàn giao côngtrình, các chi phí liên quan khác và lệ phí trước bạ nếu có TSCĐ KH theo phươngpháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính như sau:

Bảng 2.3: Bảng ước tính KH của công ty cổ phần ABC

Loại tài sản Số năm tính KH

(năm)

Tình hình thay đổi cơ cấu TSCĐ trong 9 tháng đầu năm 2007

- Tình hình tăng TSCĐ của công ty cổ phần ABC trong 9 tháng đầu năm

- Trong 9 tháng đầu năm 2007, tất cả các loại TSCĐ của công ty cổ phầnABC đều tăng, bao gồm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình do mua sắm vàxây dựng

- Tình hình giảm TSCĐ của công ty cổ phần ABC : thanh lý 1 xe con

- Trong kỳ, công ty không có sửa chữa lớn hay nâng cấp TSCĐ

- Tình hình quản lý TSCĐ của công ty cổ phần ABC

Công ty cổ phần ABC đã ban hành quyết định số 030/QĐ – TCKT ngày04/01/2003 về việc quản lý TSCĐ tại công ty

Đối với mua tài sản phải có phương án đầu tư hợp lý do các phòng chức nănglập, phương án này phải được phòng kế toán và các cấp quản lý có thẩm quyền phê

Trang 19

chuẩn, việc đầu tư có phải đảm bảo có ít nhất qua báo giá của 3 nhà cung cấp đảmbảo tính khách quan trong đầu tư tài sản.

Đối với thanh lý TSCĐ được thực hiện sau khi Hội đồng quản trị, Tổng Giámđốc phê duyệt tờ trình xin thanh lý của các phòng ban, và ra quyết định thanh lýTSCĐ Việc bán TSCĐ phải được tổ chức thông qua bán đấu giá Trường hợp tậndụng lại vật liệu, phụ kiện, thiết bị của tái sản sẽ do phòng kỹ thuật lập bảng kê vật

tư và trình Tổng Giám đốc phê duyệt Tất cả các trường hợp đều phải có biên bảnquyết toán thanh lý TSCĐ

Một số vấn đề liên quan đến TSCĐ trong năm 2006

Trong niên độ kế toán 31/12/2006, KTV kiểm toán và có một số vấn đề cầnlưu ý trong năm 2006 như sau:

- Công ty đã mua một số khu đất, nhưng cho đến ngày 31/12/2006 vẫn chưahoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên chưa thể để giá trị mảnh đấtvào giá trị TSCĐ vô hình của công ty được

- Công ty tính KH chưa phù hợp với thời gian KH theo QĐ 206/2003/QĐ –BTC của Bộ Tài chính Trong kỳ, đơn vị hạch toán KH vào chi phí quản lý tại vănphòng

- Một số TSCĐ có giá trị dưới 10 triệu VND không đủ điều kiện là TSCĐ

- Đơn vị tiến hành mua sắm một số TSCĐ có giá trị hơn 1 tỷ đồng, theonghị định 66/NĐ – CP phải tiến hành đấu thầu mua sắm nhưng công ty ABC lạimua trực tiếp mà không đấu thầu Có thể dẫn tới việc chưa lựa chọn được phương

án tối ưu nhất về chất lượng và giá cả Một số TSCĐ mua chưa có đủ chứng từ hợp

lệ, cơ quan thuế có thể loại ra cho mục đích xác định chi phí hợp lý để xác định thuếthu nhập doanh nghiệp phải nộp

- Đơn vị chưa tiến hành kiểm kê vào ngày 31/12/2006

Nhận xét về hệ thống kiểm soát của công ty cổ phần ABC đối với TSCĐ

Tuy công ty đã có những quy định cụ thể về quản lý tài sản nhưng qua cuộckiểm toán năm 2006, KTV đưa ra kết luận quy định này chưa được tuân thủ đầy đủ.KTV cần chú ý tới một số vấn đề như sau:

Trang 20

- Tăng tài sản còn thiếu chứng từ, hồ sơ, mua sắm chưa đúng thủ tục.

- TSCĐ đã mua và đưa vào sử dụng nhưng chưa được hoàn tất hồ sơ

- Hạch toán hao mòn TSCĐ phân bổ chưa hợp lý cần chú ý theo dõi

- Ghi nhận giá trị tài sản khi chưa hoàn tất thủ tục

2.1.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán tài sản cố định tại công ty cổ phần ABC

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ

Công ty cổ phần ABC là khách hàng lâu năm của công ty ACAGroup nênKTV đã có hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty cổ phần ABC Tuynhiên trong quá trình kiểm toán, KTV vẫn phải tiếp tục quan sát tình hình quản lý

và sử dụng tại sản tại công ty khách hàng, đồng thời phỏng vấn lại nhân viên ABC

về các thủ tục kiểm soát đối với TSCĐ của công ty để tìm ra những thay đổi trong

hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng KTV có thể phỏng vấn Giám đốc về việcthay đổi nhà cung cấp, công ty có thực hiện đấu giá hay không, ai là người lựa chọnnhà cung cấp mới (nếu có), trụ sở chính vẫn tiếp tục mua tài sản cho công ty chinhánh hay là để công ty chi nhánh tự đầu tư mua sắm tài sản,…

Qua phỏng vấn ban giám đốc, ban quản lý đầu tư mua sắm, KTV nhận thấycông ty vẫn tiếp tục sử dụng nhà cung cấp cũ và chỉ có một nhà cung cấp Do lànhà cung cấp quen thuộc nên việc luân chuyển chứng từ giữa công ty và nhà cungcấp có nhiều nới lỏng, nên nhiều tài sản của công ty mua về nhưng chưa hoàn thiện

hồ sơ, thiếu chứng từ, hóa đơn

Do hạn chế về mặt thời gian, KTV chủ yếu thực hiện thử nghiệm kiểm soátthông qua quan sát và phỏng vấn nhân viên công ty cổ phần ABC, kết hợp với quátrình kiểm tra chi tiết khoản mục TSCĐ

Thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục tài sản cố định

KTV tham gia kiểm kê TSCĐ tại công ty khách hàng

Ngày 03/10/2007, công ty cổ phần ABC tiến hành kiểm kê TSCĐ với sự thamgia của KTV của ACAGroup tại Buôn Ma Thuật, và 4 chi nhánh ở Gia Lai, ĐăkNông, Bình Dương, và thành phố Hồ Chí Minh

Trang 21

Bảng 2.4: Trích Bản mô tả kiểm kê TSCĐ tại công ty cổ phần ABC

A.Đánh giá chung thái độ tổ chức kiểm kê tại công ty cổ phần ABC

Thái độ tổ chức của ban kiểm kê nhìn chung chu đáo

- Hàng hóa, kho bãi, vật tư, công cụ dụng cụ, TSCĐ tại đơn vị được sắp xếp, chuẩn bị gọngàng trước khi tiến hành kiểm kê

- Phiếu kiểm kê được lập đầy đủ đối với từng các mẫu chọn kiểm kê

- Mỗi nhóm mẫu chọn kiểm kê có 2 người đếm

- Sau khi đếm xong, hoặc kiểm tra xong đều được đánh dấu “ đã kiểm kê”

- Số người tham gia kiểm kê đạt 100% so với biên bản kiểm kê

- Riêng chi nhánh ở Gia Lai có thái độ chuẩn bị kiểm kê chưa chu đáo (một số mặt hàngkhông được sắp xếp phân loại, công cụ dụng cụ để lẫn lộn) Sau khi có sự sát sao chứng kiến kiểm

kê của KTV, thái độ tổ chức của ban kiểm kê được cải thiện

B.Đánh giá chi tiết tình hình kiểm kê từng bộ phận

I/ Tình hình kiểm kê hàng tồn kho

II/ Tình hình kiểm kê công cụ dụng cụ

III/Tình hình kiểm kê TSCĐ

1/Tình hình kiểm kê tài sản tại trụ sở công ty cổ phần ABC

2/ Tình hình kiểm kê TSCĐ tại chi nhánh Gia Lai

3/ Tình hình kiểm kê TSCĐ tại chi nhánh Đăk Nông

4/ Tình hình kiểm kê TSCĐ tại chi nhánh Bình Dương

5/ Tình hình kiểm kê TSCĐ tại chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

C Đánh giá chung về tình hình hàng tồn kho, công cụ dụng cụ và TSCĐ của công

ty cổ phần ABC sau khi đã tiến hành kiểm kê

Member of Kreston International

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH

AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES

504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam

Khách hàng: Công ty cổ phần ABC

Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007 Người thực hiện: NTT Ngày tháng: 03/10/07Công việc: Tổng hợp công việc kiểm kê

tại Công ty cổ phần ABC và tại chi nhánh

Trang 22

1/ Hàng tồn kho

Có một số thiếu sót tại chi nhánh Gia Lai

2/ Công cụ dụng cụ

3/ Tài sản cố định

Nhìn chung qua kiểm kê TSCĐ tại trụ sở và bốn chi nhánh của công ty, KTV không phát hiện

có sai phạm hoặc các vấn đề về mất mát hay sai sót cần điều chỉnh đối với TSCĐ của công ty cổphần ABC

D Một số vấn đề chú ý

Do thời gian hạn hẹp, lực lượng kiểm kê mỏng, khối lượng hàng tồn kho, công cụ dụng cụcủa công ty cổ phần ABC tương đối lớn nên KTV không thể tiến hành kiểm kê toàn bộ mà tiếnhành kiểm kê chọn mẫu Riêng với TSCĐ do công ty sản xuất theo mô hình tập trung, sản xuất theodây chuyền tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm kê TSCĐ, nên KTV tham gia kiểm kê toàn bộTSCĐ của công ty cổ phần ABC

1/ Chọn mẫu kiểm kê hàng tồn kho

2/ Chọn mẫu kiểm kê công cụ dụng cụ

Tại trụ sở và chi nhánh, khi tiến hành kiểm kê, KTV lập các quy trình kiểm tra

để tổng hợp các nội dung đã kiểm tra Bao gồm các nội dung: tên khách hàng, kỳ

kế toán, ngày kiểm kê, số hiệu giấy tờ làm việc, người lập, ngày, thẻ kho, thẻTSCĐ, tên tài sản, hàng hóa, KTV chứng kiến kiểm kê và ý kiến của KTV Quakiểm toán tại 4 chi nhánh và công ty, KTV không phát hiện có mất mát hay sai sótnghiêm trọng cần điều chỉnh đối với TSCĐ của công ty cổ phần ABC

Bảng 2.5: Trích quy trình kiểm tra TSCĐ tại chi nhánh Gia Lai

Trang 23

Thẻ tài sản Ký hiệu

Đơnvị

Kiểm kê

SLtheo sổ CL

Sốlượng Tình trạnghiện tạiMáy móc thiết bị

KTV kiểm tra chi tiết tình hình tăng giảm TSCĐ

KTV căn cứ vào chương trình kiểm toán tiến hành kiểm tra chi tiết TSCĐ.KTV đối chiếu giữa bảng cân đối phát sinh với sổ Cái TK 211,213,214 và thấykhông có sự chênh lệch giữa sổ tổng hợp tài khoản và bảng cân đối Đồng thời kiểmtoán viên tiến hành đối chiếu giữa số liệu phát sinh tại các chi nhánh với số liệu ghinhận tại văn phòng công ty, không có chênh lệch, ngoài ra KTV được biết tất cả tàisản mua sắm đều được thực hiện từ trụ sở chính rồi điều chuyển xuống các chinhánh, từ đó KTV kiểm tra tập trung TSCĐ tại văn phòng công ty

Bảng 2.6 thể hiện giá trị các nghiệp vụ phát sinh tăng giảm TSCĐ trong 9tháng đầu năm tại công ty cổ phần ABC

Bảng 2.6: Tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty cổ phần ABC

Member of Kreston International

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH

AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES

504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam

Khách hàng: Công ty cổ phần ABC – Chi nhánh Gia Lai

Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007 Người thực hiện: NTT Ngày tháng: 02/10/07

Trang 24

Loại tài sản Tổng PS tăng Tổng PS giảm I/ TSCĐ hữu hình 17,119,403,707 316,855,000

TK 211 không thông qua TK 241, riêng TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc phải thôngqua xây dựng nên trong quá trình xây dựng đơn vị tập hợp vào tài khoản 241 KTVkiểm tra thêm sổ tổng hợp và sổ chi tiết TK 241 đối chiếu với TK 211 và bảng cânđối kế toán: số liệu khớp KTV tiến hành chọn mẫu kiểm tra một số các nghiệp vụphát sinh của TSCĐ bao gồm kiểm tra về: kế hoạch mua sắm, xây dựng đầu tư; hợpđồng mua bán hoặc hợp đồng thanh lý tài sản; thẻ tài sản; biên bản nghiệm thu tàisản; báo giá; giấy đề nghị thanh toán; hóa đơn mua hàng; phiếu chi hoặc giấy báo

Nợ của ngân hàng thông báo về việc thanh toán KTV chọn mẫu theo kinh nghiệmcủa KTV và chọn những mẫu có giá trị phát sinh lơn Qua kiểm tra KTV nhận thấytài sản của đơn vị tăng do mua sắm vẫn còn những thiếu sót sau: một số bộ hồ sơthiếu hợp đồng gốc, hầu hết mua tài sản chưa có đề nghị mua tài sản, hầu hết muatài sản không có phê duyệt của giám đốc, hầu hết đơn vị ghi tăng tài sản là ngày trênphiếu chi hoặc giấy đề nghị thanh toán như vậy ảnh hưởng tới thời gian tính KH vàgiá trị tài sản trong các kỳ Bên cạnh đó trong kỳ công ty tiến hành thiết kế trạmxăng, tuy nhiên thiết kế này chỉ là một bộ phận của trạm xăng chưa hoàn thanh do

đó KTV kiến nghị chuyển giá trị thiết kế trạm xăng từ TSCĐ khác về XDCB dởdang: giá trị thiết kế trạm xăng là 23,727,273 VND KTV thể hiện đầy đủ việc kiểmtra chi tiết nghiệp vụ phát sinh tăng TSCĐ hữu hình trên giấy tờ làm việc KTV tiếp

Trang 25

tục kiểm tra chi tiết đối TSCĐ vô hình tăng trong kỳ Trong kỳ công ty nhận sở hữuquyền sử dụng một diện tích đất để gán nợ KTV đã tiến hành kiểm tra chi tiết đốivới nghiệp vụ này qua kiểm tra hóa đơn, giấy chuyển nhượng đất,… Tuy nhiên doquá trình chuyển nhượng vẫn chưa hoàn tất, nên KTV kiến nghị chưa đưa giá trịquyền sử dụng đất này vào TSCĐ vô hình.

Bảng 2.7: Giấy tờ làm việc KTV kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ VH

TS Ngày mua Giá trị (1) (2) (3) (4) (5)Giảm nợ cho công ty Q theo hợp

đồng chuyển nhượng quyền sử

dụng đất số 19/ HĐ – CNSHN

ngày 16/05/2007

KC305 31/05/07 1,400,000,000 v v v v v

Chú ý:

v: Kiểm tra đạt yêu cầu (3): Báo giá, đề nghị thanh toán.

x: Kiểm tra không đạt yêu cầu (4): Hóa đơn

(1): Kế hoạch yêu cầu mua (5): Thanh toán

(2): Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, nghiệm thu tài sản, thẻ tài sản

(6): Có phê chuẩn của giám đốc.

Kết luận:

Việc chuyển nhượng đất hoàn toàn hợp lý, hợp lệ Tuy nhiên, cho đến ngày 30/09/2007 công ty vẫn chưa hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên chưa được đưa đất vào tài sản

Bút toán điều chỉnh:

Nợ TK 241 : 1,400,000,000

Có TK 213 : 1,400,000,000

Member of Kreston International

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES

504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam

Khách hàng: Công ty cổ phần ABC

Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007 Người thực hiện: NTT Ngày tháng: 02/10/07

Công việc: kiểm tra chi tiết PS tăng TSCĐ

vô hình

Người kiểm tra: Ngày tháng:

Trang 26

KTV kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh giảm trong 9 tháng đầu năm 2007.Chỉ có một nghiệp vụ giảm TSCĐ của công ty trong 9 tháng đầu năm tại công ty.KTV kiểm tra thấy không có sai sót, hay gian lận trong quá trình thanh lý Tuynhiên tài sản thanh lý từ đầu tháng 6 nhưng trong 3 tháng tiếp theo, kế toán củacông ty vẫn cộng khấu hao tài sản đã thanh lý, giá trị còn lại của tài sản thanh lý là6,307,703 VND, mức khấu hao hàng tháng là 2,640,458 VND/ tháng Do số khấuhao này không lớn nên KTV và đơn vị thống nhất không điều chỉnh.

Bảng 2.8: Giấy tờ làm việc của KTV kiểm tra thanh lý TSCĐ

Nội dung Ngày

thanh lý NG tài sản Hao mòn LK thanh lý GTCL (1) (2) (3)

Xe con 1/6/2007 316,855,000 310,547,297 6,307,703 √ √ √

Trang 27

Kiểm tra chi tiết đối với việc trích KH TSCĐ.

Trong mục A500, KTV đã tìm hiểu phương pháp tính KH của công ty cổ phầnABC là phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản.Năm 2006, công ty tính KH TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng TSCĐ tăng hoặcngừng sử dụng trong kỳ sẽ được trích hoặc ngừng trích vào tháng sau Hố sơ TSCĐtăng năm 2006 chưa có quyết định tăng và đưa TSCĐ vào sử dụng là căn cứ tính

KH KTV đã kiến nghị với công ty trong thư quản lý thực hiện trích KH của TSCĐtheo quyết định số 206/QĐ – BTC (12/12/2003) của Bộ Tài chính ban hành đồngthời bổ sung các quyết định tăng và đưa TSCĐ vào sử dụng vào hồ sơ TSCĐ Quakiểm tra năm nay, KTV thấy công ty đã tính KH theo ngày và thực hiện trích KHtheo Quyết định số 206

Bảng 2.9 thể hiện tình hình trích khấu hao tại công ty cổ phần ABC trong 9tháng đầu năm 2007

Bảng 2.9: Tình hình KH tài sản tại công ty cổ phần ABC.

Loại tài sản Số dư 01/01/07 KH trong năm Thanh lý GK Số dư 30/09/07

Bảng 2.10: Giấy tờ làm việc KTV kiểm tra số dư HMLK

Trang 28

<a>Số liệu được tổng hợp cùng với KH TSCĐ đối chiếu khớp với sổ theo dõi TK627

<b>Số liệu được tổng hợp cùng với KH TSCĐ đối chiếu khớp với sổ theo dõi TK642

<c>Số liệu được tổng hợp cùng với KH TSCĐ đối chiếu khớp với sổ theo dõi TK641

<d>Số liệu này được tách từ TK214 trên BCĐ

Chú ý : Công ty chưa tiến hành trích KH đối với quyền sử dụng đất mua trong năm Tuy nhiên tài sản này chưa được ghi nhận là TSCĐ vô hình nên KTV không có điều chỉnh Kết luận:Đáp ứng mục tiêu kiểm tra

Qua kiểm tra chi tiết, KTV nhận thấy đơn vị ngoài trích thừa khấu hao của phương tiện vận tải đã thanh lý mà còn trích thừa khấu hao của tài sản cố định khác.Theo KTV thiết kế trạm xăng chưa thể đưa vào tài sản mà phải để tại tài khoản xây dựng cơ bản dở dang theo như điều chỉnh ở trên, do đó, phải ghi giảm khấu hao đã trích của TSCĐ hữu hình khác: 1,186,364 VND Số khấu hao này không lớn nhưng

là khấu hao tính thừa của TSCĐ chưa được công nhận là TSCĐ nên KTV vẫn điều chỉnh

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH

AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES

504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam

642 Chi phí quản lý doanh nghiệp - 362,989,003 <b>

Trang 29

Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ, KTV tậphợp lại tình hình chung TSCĐ của công ty sau khi đã thực hiện các bút toán điềuchỉnh để đưa ra số liệu cuối cùng về TSCĐ của khách hàng Trên giấy tờ làm việctổng hợp, KTV đưa ra số dư tại ngày 01/01/2007, số dư tại ngày 30/09/2007 của cácloại TSCĐ hữu hình, phát sinh mua sắm, đầu tư XDCB trong kỳ, khấu hao trích đã

Sau khi trưởng nhóm xem xét, đánh giá lại công việc của KTV và thống nhấtphương hướng điều chỉnh với phía khách hàng, trưởng nhóm sẽ tiến hành Báo cáoTài chính Ngoài việc thuyết minh trên Báo cáo Tài chính, KTV đưa ra các ảnhhưởng và ý kiến đóng góp của mình trong thư quản lý

Trang 30

Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ

TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ KẾT LUẬN: Khoản mục TSCĐ không tồn tại sai sót trọng yếu, đạt mục tiêu kiểm toán.

Số dư đầu kỳVND

Số dư cuối kỳVND

Số điều chỉnhVND

Số dư sau điều chỉnh

Chú ý: Công ty đã thế chấp nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị máy móc và phương tiện vận tải

với giá trị còn lại tương ứng tại ngày 30/09/2007 là 16,837,718,966; 31,170,400,853; 2,811,038,461

để đảm bảo cho các khoản nợ tại ngân hàng

Tại ngày 30/09/2007, tổng nguyên giá TSCĐ đã hết KH nhưng vẫn được công ty sử dụng là:1,504,099,005 trong đó bao gồm:

Nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc: 493,341,500

Member of Kreston International

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH

AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES

504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam

Khách hàng: Công ty cổ phần ABC

Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007 Người thực hiện: NTT Ngày tháng:

Công việc: Tổng hợp kết quả kiểm toán Người kiểm tra: Ngày tháng:

Trang 31

BẢNG TỔNG HỢP CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH

Nội dung điều chỉnh Hạch toánNợ Có Giá trị phát sinh1/ Điều chỉnh TSCĐ vô hình về XDCB dở dang 241 213 1,400,000,000

2/ Điều chỉnh thiết kế trạm xăng về XDCB dở dang 241 211 23,727,273

3/ Ghi giảm HMLK trích trong kỳ của thiết kế trạm xăng 214 641 1,186,364

Bảng 2.13: Trích thư quản lý của KTV gửi công ty cổ phần ABC

12 Hồ sơ và các thủ tục mua sắm tài sản.

Ảnh hưởng

Hồ sơ đầu tư và mua sắm tài sản chưa đầy đủ sẽ chưa đủ cơ sở để ghi nhận vào sổ sách

kế toán và đối với các TSCĐ sẽ không đảm bảo việc theo dõi hồ sơ TSCĐ, đặc biệt là khi thựchiện các thủ tục điều chuyển, thanh lý nhượng bán sau này

Việc mua sắm của công ty không qua đấu giá và chỉ có 1 báo giá của một nhà cung cấpkhông đảm bảo được việc lựa chọn nhà cung cấp là tối ưu

Ý kiến của KTV.

Công ty cần hoàn thiện và bổ sung chứng từ vào hồ sơ theo quy định

Để đảm bảo lựa chọn nhà cung cấp là hợp lý nhất, công ty nên thông báo chào hàng ítnhất 3 nhà cung cấp Trong trường hợp mua thiết bị đặc chủng mà số lượng nhà cung cấp trênthị trường là hạn chế thì công ty cần ra quyết định chỉ định nhà cung cấp và phải chỉ rõ lý dotại sao chọn nhà cung cấp đó

Ý kiến đơn vị

Đồng ý với ý kiến của KTV

Ý kiến của công ty.

Đồng ý với ý kiến của KTV

2.1.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng XYZ

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH

AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES

504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam

Khách hàng: Công ty cổ phần ABC

Kỳ kế toán:01/01/2007 - 30/09/2007 Người thực hiện: NTT Ngày tháng:

Công việc:Tổng hợp bút toán điều chỉnh Người kiểm tra: Ngày tháng:

Trang 32

2.1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại khách hàng XYZ

Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng

Công ty TNHH XYZ thành lập ngày 01/01/2007 do sở kế hoạch đầu tư cấpngày 5/9/2007 theo giấy phép kinh doanh số 01030088

Lĩnh vực hoạt động chính: cho thuê kho bến bãi bảo quản hàng hóa

Trụ sở chính: Mê Linh, Vĩnh Phúc

Công ty TNHH XYZ là khách hàng mới của công ty ACAGroup trong năm

2007

Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng

Để đảm bảo tính trung thực, hợp lý, hợp lệ trong hoạt động kinh doanh củacông ty, công ty XYZ đã mời công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chínhACAGroup tiến hành kiểm toán BCTC công ty từ tháng 01/2007 đến tháng12/2007

Do khách hàng XYZ là khách hàng mới của công ty nên việc khảo sát, đánhgiá trước khi đưa ra quyết định chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho công tyXYZ được KTV thực hiện kỹ lưỡng hơn Với việc tìm hiểu thông tin về kháchhàng, KTV tiến hành đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán Công việc này được thựchiện bằng cách thu thập câu trả lời cho những câu hỏi của KTV đưa ra, thể hiện cụthể trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

Trang 33

Bảng 2.14 Trích tài liệu đánh giá rủi ro hợp đồng của kiểm toán viên

Câu hỏi

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ về tính chính trực của Ban lãnh đạo khách hàng,

thành viên Ban Giám đốc được giao phụ trách khách hàng

Cần thận trọng khi xem xét các vấn đề liên quan tới tính chính trực của Ban

lãnh đạo

Đặc điểm về tính chính trực của Ban lãnh đạo khác hàng.

1/ Có lý do gì để nghi ngờ về tính chính trực của các thành viên Ban lãnh

đạo khách hàng hoặc nghi ngờ về việc dựa vào thư giải trình của Ban Giám

đốc

Câu hỏi 1:

a/ Ban lãnh đạo khách hàng có dính líu đến các hoạt động phi pháp,

cố tình trình bày sai lệch báo cáo tài chính, chịu sự cưỡng chế của cơ quan

pháp luật hay có dính líu đến các hoạt động phạm tội có tổ chức không?

b/ Chúng ta có biết về sự liên quan của Ban lãnh đạo khách hàng với

các hoạt động đáng nghi vấn (mặc dù chưa được xem xét như phạm pháp)

có thể gây ra rắc rối cho đơn vị không?

c/ Đơn vị có thường xuyên thay đổi ngân hàng, luật sư hay kiểm toán

viên không?

d/ Có phải đơn vị không thể thuê được dịch vụ từ hãng có danh tiếng

e/ Chúng ta có thấy rằng cuộc sống cá nhân của các thành viên Ban

lãnh đạo khách hàng có khó khăn không?

f/ Có phải Ban lãnh đạo khách hàng dường như sẵn sàng chấp nhận

Member of Kreston International

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH

AUDIT AND FINACIAL CONSULTING COMPANY ASOCIATES

504-Tòa nhà 17T7, Trung Hòa-Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội-Việt Nam

Khách hàng: Công ty TNHH XYZ

Kỳ kế toán:01/01/2007 – 31/12/2007 Người thực hiện: HK Ngày tháng:

Công việc:đánh giá rủi ro hợp đồng Người kiểm tra: Ngày tháng:

Trang 34

rủi ro cao một cách khác thường?

g/ Có phải việc quản lý của đơn vị bị chi phối bởi 1 cá nhân hoặc tập

trung vào một vài người?

h/ Liệu có 1 người nào không phải là đại diện chủ sở hữu hoặc là

người quản lý nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh

doanh của đơn vị không?

i/ Liệu có những thay đổi đáng kể nào ngoài dự kiến sẽ xảy ra trong

năm hiện hành không? Hoặc những thay đổi có khả năng xảy ra trong năm

về lâu dài là không phù hợp

Bảng2.15: Trích bảng cân đối tại ngày 31/12/2007 của công ty TNHH XYZ

Trang 35

TÀI SẢN 31/12/2007 NGUỒN VỐN 31/12/2007 A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 1,067,634,081 A - NỢ PHẢI TRẢ 3,441,609,958

I/Tiền và các khoản

II/Các khoản phải thu 849,149,644 Vay ngắn hạn 550,000,000 1/Trả trước cho người bán 716,064,000 Phải trả người bán 1,360,000,000 2/Thuế GTGT được khấu trừ 133,085,644 Người mua trả tiền trước 790,609,958 3/Tài sản lưu động khác 152,958,831 Các khoản phải trả khác 741,000,000

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 22,530,366,513 Nợ dài hạn

I/Tài sản cố định 22,530,366,513 B - NGUỒN VCSH 20,156,390,636

1/Tài sản cố định hữu hình 22,432,649,536 Nguồn vốn, quỹ 20,156,390,636

2/Tài sản cố định vô hình 1,418,068,086 Nguồn vốn kinh doanh 16,528,425,955 3/ Khấu hao lũy kế (1,320,351,109) Lợi nhuận chưa phân phối 3,627,964,681

Nguồn kinh phí, quỹ - TỔNG TÀI SẢN 23,598,000,594 TỔNG NGUỒN VỐN 23,598,000,594

Do đặc điểm kinh doanh của công ty là cho thuê kho bến bãi nên TSCĐ củacông ty sẽ tập trung là nhà cửa, vật kiến trúc và bến bãi, và lượng TSCĐcủa công tylớn, chiếm 95,48 % Đây là mức tài sản cố định tương đối lớn KTV phải quan tâmtới việc ghi nhận giá trị tài sản do giá trị nhà cửa, đất đai thường có biến động, bêncạnh đó phải chú ý kiểm tra việc phân bổ khấu hao vào chi phí vì đây sẽ là nguồnphân bổ nhiều nhất vào chi phí

Đánh giá mức độ trọng yếu

Trong năm 2007, thu nhập trước thuế của công ty 3,627,964,681 VND

Kết quả tổng hợp phân tích sơ bộ được tập hợp trên tổng hợp kế hoạch kiểmtoán:

 mức độ rủi ro : thấp

 Các sự kiện quan trọng và nghiệp vụ bất thường: không có

 PM = 0,75% thu nhập trước thuế = 0,75% x 3,627,964,681 = 27,209,735

 TE = 20% PM = 20% x 27,209,735 = 5,441,947, KTV sẽ phải kiểm tratất cả nghiệp vụ lớn hơn 5,441,947 VND Theo chuẩn mực kế toán, tài sản có giátrị lớn hơn 10 triệu VND mới được coi là TSCĐ, do đó ở đây KTV có thể lựa chọn

Trang 36

kiểm tra toàn bộ nghiệp vụ phát sinh hoặc lựa chọn mẫu kiểm tra theo kinh nghiệmbản thân.

 KTV nhận định độ tin cậy R = 1,5

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với TSCĐ

 Tổng quát về chu trình kế toán:

- Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2007 kết thúc đến ngày 31/12/2007

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VND)

- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ - hạch toán trên máy

- Áp dụng theo Quyết định 15/2007/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2007 do

Bộ Tài Chính ban hành về chế độ kế toán doanh nghiệp, và theo chuẩn mực kế toánViệt Nam

 Chính sách về TSCĐ: TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá và giá trịHMLK Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm chi phí mua và tất cả chi phí liênquan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng

sử dụng Nguyên giá TSCĐ do xây dựng bao gồm giá thành khi bàn giao côngtrình, các chi phí liên quan khác và lệ phí trước bạ nếu có TSCĐ KH theo phươngpháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính như sau:

Bảng 2.16: Bảng ước tính KH của công ty TNHH XYZ

(năm)

Tình hình quản lý TSCĐ tại công ty TNHH XYZ

Do mới đi vào hoạt động nên công ty chưa có quy chế về việc quản lý và sửdụng TSCĐ cụ thể Tuy nhiên, việc quản lý TSCĐ được giao trực tiếp cho phòng,ban sử dụng TSCĐ đó Trường hợp, TSCĐ bị mất mát, hư hỏng do nhân viên trongphòng ban đó thì sẽ quy kết trách nhiệm trực tiếp

Trang 37

Quản lý đối với việc mua sắm, thanh lý TSCĐ tại công ty TNHH XYZ

Các phòng ban khi có nhu cầu mua sắm tài sản mới sẽ lập kế hoạch xin muatài sản, kế hoạch mua phải trình bầy rõ nhu cầu, mục đích đầu tư, giá trị đầu tư, lợiích từ việc đầu tư đem lại và kế hoạch mua tài sản Do công ty mới thành lập, cơcấu tổ chức quản lý còn tương đối đơn giản nên kế hoạch sẽ được trình trực tiếp lênGiám đốc Sau khi Giám đốc xét duyệt sẽ đưa bản kế hoạch về cho Phòng Tài chínhtiến hành đầu tư mua sắm Khi có nhu cầu thanh lý TSCĐ ở bất kì phòng ban nàothì phòng ban đó phải lập yêu cầu thanh lý TSCĐ trình Giám đốc phê duyệt, việcthanh lý sẽ do Phòng Tài chính thực hiện

Tình hình thay đổi cơ cấu TSCĐ trong năm 2007

- Tình hình tăng TSCĐ của công ty TNHH XYZ trong năm 2007: TSCĐhữu hình của công ty tăng qua mua sắm, xây dựng và các hình thức khác

- Trong năm 2007, công ty không có hoạt động thanh lý, nhượng bánTSCĐ

- Trong kỳ, công ty không có sửa chữa lớn hay nâng cấp TSCĐ

- Tình hình quản lý TSCĐ của công ty TNHH XYZ

Công ty mới thành lập trong năm 2007 nên chưa đưa ra các quy chế quy định

về quản lý TSCĐ của công ty

Nhận xét về hệ thống kiểm soát của công ty TNHH XYZ đối với TSCĐ

Do khách hàng XYZ mới thành lập và đi vào hoạt động trong năm 2007, do

đó hệ thống kiểm soát của công ty chưa được hoàn thiện Trong năm các nghiệp vụmua sắm tài sản không nhiều đều tiến hành thông qua Phòng Tài chính, có sự giámsát của Giám đốc, chứng từ luân chuyển đơn giản do đó sai sót về mặt hồ sơ tài sảnkhông nhiều, KTV chú ý tới việc trích lập khấu hao và ghi nhận tài sản nhiều hơn

2.1.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công

ty TNHH XYZ

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Thông qua việc phỏng vấn nhân viên, lãnh đạo trong công ty, quan sátphương thức quản lý tài sản, và kiểm tra một số hóa đơn KTV nhận thấy đơn vị có

Ngày đăng: 30/03/2015, 09:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ Giáo trình lý thuyết kiểm toán, GS.TS.Nguyễn Quang Quynh, NXB Tài chính, tháng 01/2005 Khác
2/ Giáo trình kiểm toán tài chính, GS.TS.Nguyễn Quang Quynh - TS.Ngô Trí Tuệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006 Khác
3/ www.kiemtoan.com 4/ www.acagroup.com.vn Khác
5/ Tài liệu của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup Khác
6/ Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam, NXB Thống kê Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w