1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện

67 705 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 729,5 KB

Nội dung

2.2.2 Thủ tục tổng hợp, đối chiếu...352.2.3 Thực hiện thủ tục phân tích...37 2.2.4 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết...38 2.2.5 Tổng hợp bút toán điều chỉnh:...49 2.3 Kết thúc kiểm toá

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN BDO 3

1.1 Đặc điểm quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO 3

1.1.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 3

1.1.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán: 3

1.1.1.2 Lập chương trình kiểm toán: 4

1.1.1.3 Chia phần hành kiểm toán: 5

1.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 5

1.1.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 6

1.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện 7

1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 7

1.2.2 Thực hiện kiểm toán 10

1.2.3 Kết thúc kiểm toán 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN D DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN BDO THỰC HIỆN 17

2.1 Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần D do Công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện 17

2.1.1 Đặc điểm kế hoạch kiểm toán tổng quát Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần D ảnh hưởng tới thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ 17

2.1.2 Đặc điểm chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ của Công ty Cổ Phần D do Công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện 20

2.1.2.1 Xác định mức độ trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán: 20

2.1.2.2 Thiết kế chương trình kiểm toán: 23

2.2 Thực hiện chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty CP D 30

2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 30

Trang 2

2.2.2 Thủ tục tổng hợp, đối chiếu 35

2.2.3 Thực hiện thủ tục phân tích 37

2.2.4 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 38

2.2.5 Tổng hợp bút toán điều chỉnh: 49

2.3 Kết thúc kiểm toán 49

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN BDO THỰC HIỆN 51

3.1 Nhận xét về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán báo cáo tài chính vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định do Công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện 51

3.1.1 Những ưu điểm trong thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán báo cáo tài chính vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định do công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện 51

3.1.2 Những tồn tại trong thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán báo cáo tài chính vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định do công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện 55

3.2 Các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán báo cáo tài chính vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định do Công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện 56

3.2.1 Sự tất yếu phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ 56

3.2.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC 57

3.2.2.1 Hoàn thiện công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 57

3.2.2.2 Hoàn thiện quy trình đánh giá mức trọng yếu khoản mục TSCĐ 58

3.2.2.3 Hoàn thiện thủ tục phân tích 59

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

VACPA : Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

BẢNG

Bảng 1.1 Bảng tính mức độ trọng yếu 9

Bảng 2.1 Bảng tính mức độ trọng yếu tại Công ty Cổ phần D 21

Bảng 2.2: Bảng xác định mức trọng yếu tại Công ty Cổ phần D 22

Bảng 2.3 Phân bổ ước lượng mức trọng yếu cho các khoản mục 23

SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán công ty D 19

BIỂU Biểu 2.1 Chương trình kiểm toán TSCĐ 25

Biểu 2.2 Đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ tại Công ty CP D 33

Biểu 2.3 Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 36

Biểu 2.4 Phân tích sơ bộ TSCĐ tại Công ty CP D 38

Biểu 2.5 Trích giấy tờ làm việc, Kiểm tra tăng TSCĐ 40

Biểu 2.6: Giấy tờ làm việc- Kiểm tra chi tiết giảm TS 44

Biểu 2.7: Giấy làm việc-Bảng kiểm toán khấu hao tài sản 46

Biểu 2.8: Giấy tờ làm việc – Bút toán điều chỉnh 49

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta hiện đang sống trong thế kỷ của hội nhập kinh tế trong khu vực vàtrên toàn thế giới Năm 2006 là năm quan trọng đánh dấu sự gia nhập của Việt Namvào tổ chức WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC Hội nhập kinh tế vừa là cơhội để phát triển đất nước nhưng cũng là thử thách lớn đối với nhiều lĩnh vực sảnxuất và dịch vụ của Việt Nam để có thể cạnh tranh với các hàng hoá nước ngoàitrên thị trường trong và ngoài nước

Trong xu thế chung của nền kinh tế đất nước, lĩnh vực kiểm toán Việt Namcũng đang từng bước chuẩn bị hội nhập hoàn toàn với quốc tế Công ty TNHHKiểm toán BDO cũng có những định hướng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụcung cấp cho khách hàng như dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế…

Tài sản cố định là bộ phận chủ yếu trong tổng tài sản và là một trong các yếu

tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp Tài sản cố địnhbao gồm những khoản mục lớn có mối liên hệ chặt chẽ với các khoản mục khác trênBCTC và cũng là đối tượng quan tâm của nhiều bên Đối với công ty kiểm toán,thực hiện tốt quy trình kiểm toán Tài sản cố định đồng nghĩa với việc nâng cao chấtlượng và hiệu quả toàn cuộc kiểm toán Đối với đơn vị khách hàng, kết quả kiểmtoán sẽ đưa ra những thông tin đáng tin cậy giúp họ thấy được những điểm bất hợp

lý trong công tác kế toán và công tác quản lý Tài sản cố định, từ đó góp phần nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh Do vậy trong quá trình thực tập tại Công ty

TNHH Kiểm toán BDO, em đã chọn đề tài: “Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện” làm chuyên đề thực tập của mình

Với chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em mong muốn đi sâu tìm hiểu quytrình kiểm toán Tài sản cố định một cách có hệ thống trên hai giác độ lý luận vàthực tiễn Trên cơ sở kiến thức thu thập được trong quá trình học tập cũng như trongthời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO, em cũng xin đưa ra một sốnhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện phương pháp luận và hoạt động thực tiễn trongkiểm toán Tài sản cố định tại đơn vị thực tập

Trang 6

Nội dung của báo cáo chuyên đề gồm 3 phần:

Chương 1: Đặc điểm về chương trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO

Chương 2: Thực trạng vận dụng chương trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định tại công ty khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện

Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện

Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên chuyên đề chỉ tập trungvào quy trình kiểm toán Tài sản cố định do Công ty TNHH Kiểm toán BDO thựchiện tại đơn vị khách hàng Trên cơ sở đó, tổng kết quy trình kiểm toán Tài sản cốđịnh trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO để rút ra những bàihọc kinh nghiệm và phương hướng nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán này

Em xin chân thành cảm ơn TS.Phan Trung Kiên đã hướng dẫn, chỉ bảo tậntình cho em hoàn thành chuyên đề thực tập Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tớiBan lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán BDO, các Phòng ban và đặc biệt là cácanh, chị trong Phòng Tư vấn và doanh nghiệp nước ngoài đã tạo điều kiện cho emđược thực tập tại Quý Công ty

Trang 7

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM

1.1.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

1.1.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán:

Về cơ bản quy trình lập kế hoạch bao gồm:

- Quyết định liệu có chấp nhận kiểm toán hay không và có cần yêu cầu đảm

bảo đặc biệt nào không

- Chấp thuận những điều khoản của hợp đồng bao gồm các vấn đề cơ bản về

thời gian và ngày phát hành báo cáo

- Xây dựng chiến lược kiểm toán (có thể rút gọn với hợp đồng nhỏ) hoặc sửa

đổi chiến lược từ các năm trước

- Thực hiện các công việc hành chính bao gồm xác định nhóm kiểm toán, dự

thảo lịch làm việc cụ thể để thông báo cho khách hàng về lịch làm việc, nhân sự vànhững yêu cầu tài liệu chuẩn bị

- Thu thập hoặc cập nhật thông tin về những khách hàng gồm có:

Trang 8

khách hàng Hiểu biết này thường bao gồm 5 thành phần của hệ thống kiểm soát nộibộ; môi trường kiểm soát chung, quy trình đánh giá rủi ro của khách hàng, hệ thốngthông tin bao gồm quy trình lưu chuyển thông tin từ hoạt động kinh doanh tới lậpbáo cáo tài chính, các thủ tục kiểm soát và điều hành kiểm soát này.

Thực hiện đánh giá sơ bộ về tính hoạt động liên tục và giao dịch với các bênliên quan

Thực hiện đánh giá sơ bộ độ tin cậy vào các bên

Thực hiện soát xét phân tích sơ bộ

- Tổ chức một cuộc họp nhóm kiểm toán để chia sẻ những hiểu biết về khách

hàng, trao đổi thông tin về rủi ro kinh doanh, thảo luận về khả năng có sai phạmtrọng yếu trên báo cáo tài chính do gian lận và sai sót

- Xác định và đánh giá các nhân tố rủi ro có liên quan đến cuộc kiểm toán.

- Xác định phương pháp đánh giá mức độ rủi ro trên tổng thể báo cáo tài chính.

- Xác định rủi ro phát hiện ở cơ sở dữ liệu

- Xác định những thủ tục kiểm soát liên quan.

- Xác định tác động của rủi ro đối với công việc kiểm toán (quan tâm đến các

hoạt động kiểm soát liên quan)

1.1.1.2 Lập chương trình kiểm toán:

Chương trình kiểm toán tổng thể thiết lập phạm vi, thời gian và định hướngcủa cuộc kiểm toán và hướng dẫn triển khai kế hoạch kiểm toán chi tiết KTV cầnxem xét:

- Phạm vi, nội dung và thời gian của hợp đồng kiểm toán

- Các yêu cầu lập báo cáo

- Địa điểm thực hiện kiểm toán

- Người mà KTV sẽ trao đổi về những phát hiện kiểm toán

- Thời hạn và lịch trình kiểm toán

- Vùng trọng yếu của kiểm toán:

- Số dư các tài khoản trọng yếu, các giao dịch và thuyết minh

- Những yêu cầu mới về lập báo cáo tài chính, ngành công nghiệp đặc thù

- Vùng có khả năng xảy ra sai sót cao.

- Kết luận sơ bộ của KTV về các vùng rủi ro mà KTV cần thực hiện các thử

nghiệm kiểm soát

- Nguồn lực được phân công thực hiện kiểm toán các khu vực đặc biệt, ví dụ

Trang 9

như thành viên nhóm kiểm toán sử dụng nhóm kiểm toán có kinh nghiệm thích hợpcho vùng rủi ro cao hoặc sử dụng tư vấn của chuyên gia trong những vấn đề phức tạp.

- Xác định nguồn nhân lực để triển khai công việc đối với các khu vực kiểm

toán đặc biệt, ví dụ như: số lượng nhân viên tham gia chứng kiến kiểm kê, phạm visoát xét lại công việc của các kiểm toán viên khác khi kiểm toán tập đoàn, ngânsách thời gian thực hiện kiểm toán các khu vực có độ rủi ro cao

- Thời gian triển khai nhân lực kiểm toán: có thể là các kiểm toán giữa niên độ

hoặc tại ngày kết thúc niên độ

- Cách thức thực hiện quản lý, chỉ đạo và giám sát công việc khi thảo luận

nhóm, họp trao đổi lại Cách thức chủ nhiệm kiểm toán và ban Giám đốc soát xét lạicông việc (ví dụ trong quá trình thực hiện kiểm toán hay sau khi kết thúc kiểm toán)

và liệu có cần thiết thực hiện soát xét đảm bảo chất lượng

1.1.1.3 Chia phần hành kiểm toán:

Tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO, các phần hành kiểm toán được xác địnhdựa trên sự kết hợp giữa khoản mục và chu trình, các khoản mục lớn và các chu trình quan trọng trong doanh nghiệp Điều này được thể hiện rõ trong hệ thống hồ

sơ kiểm toán năm của BDO: các tài liệu trong hồ sơ kiểm toán năm được đánh thamchiếu từ E100 đến E220 theo các phần hành thực hiện như sau

E200: Doanh thu

E210: Giá vốn hang bán

E220: Chi phí hoạt động

1.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán đã được lập ra, nhómkiểm toán tiến hành thực hiện công việc kiểm toán tại khách hàng Bằng cácphương pháp kỹ thuật kiểm toán phù hợp các KTV thực hiện kế hoạch kiểm toánphù hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán cần thiết cho việc đưa ra ý kiến kiểm

Trang 10

toán Việc thực hiện kiểm toán được tuân thủ theo đúng kế hoạch chương trình đãđược xây dựng Đồng thời kế hoạch kiểm toán cũng có thể sửa đổi bổ sung cho phùhợp trong quá trình thực hiện kiểm toán, nghĩa là kế hoạch kiểm toán được triểnkhai một cách linh hoạt nhằm đạt kết quả cao nhất Tất cả những thay đổi kiểm toán

sẽ được giải thích đầy đủ và chứng minh được sự hợp lý của sự thay đổi KTV thựchiện đánh giá các hoạt động kiểm soát và tiến hành thử nghiệm kiểm soát Các thửnghiệm kiểm soát nhằm có được đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thốngkiểm soát nội bộ Nếu như kết quả chỉ ra rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của kháchhàng là đáng tin cậy, có hiệu lực thì KTV có thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ

và giảm bớt các thử nghiệm cơ bản Mặt khác trong quá trình đánh giá, KTV pháthiện ra những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ khi đó KTV sẽ cânnhắc xem có báo cáo với hội đồng quản trị hay không, đồng thời xem xét sự cầnthiết phải đánh giá lại rủi ro và điều chỉnh các thủ tục cơ bản Các phương pháp kỹthuật sử dụng trong việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát bao gồm: Phỏng vấn, kiểmtra tài liệu…

Tiếp theo KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản, được chi tiết thành thủtục tổng hợp, đối chiếu, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết Các thửnghiệm cơ bản được thực hiện ở mức độ chi tiết cho từng tài khoản, nghiệp vụ Tùythuộc vào bản chất của các tài khoản, nghiệp vụ mà KTV thực hiện thủ tục phântích chi tiết hay thủ tục kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai Trong quá trình thựchiện thủ tục kiểm toán cơ bản, KTV xem xét tính đầy đủ của bằng chứng thu thậpđược và sự cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch để có thể thu thập đủ bằng chứngkiểm toán Kết thúc quá trình này KTV tổng hợp các sai sót và nêu ra các bút toánđiều chỉnh, các công việc được KTV thực hiện trong quá trình này được thể hiệnđầy đủ trên các giấy tờ làm việc, là bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra

ý kiến của KTV

1.1.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Quy trình hoàn tất kiểm toán gồm có các nội dung:

- Bảo đảm rằng tất cả các công việc đã được hoàn thành và đã đưa ra những

kết luận phù hợp

- Bảo đảm quy trình soát xét đã được thực hiện.

- Đảm bảo rằng những vấn đề soát xét (bao gồm cả những vấn đề do người

soát xét chất lượng nêu ra) được làm sáng tỏ và không còn vấn đề trọng yếu

- Thu thập giải trình của ban giám đốc.

- Thực hiện soát xét các sự kiện phát sinh sau niên độ và đảm bảo rằng các

kết quả được phản ánh trên báo cáo tài chính thích hợp

Trang 11

- Ký báo cáo kiểm toán và phát hành báo cáo tài chính cho khách hàng.

- Đảm bảo rằng các vấn đề được phát hiện thông báo cho khách hàng được

ghi lại trong báo cáo

- Đảm bảo rằng bất kỳ báo cáo nào khác được yêu cầu đã được phát hành.

Soát xét:

- Kiểm tra chi tiết và khái quát, tập hợp tất cả những hiểu biết về khách hàng

và công việc của KTV

- Đánh dấu các vấn đề hoặc thiếu sót trong công việc của KTV.

- Đánh giá cách thức tiến hành công việc và phương pháp cải thiện trong

tương lai

- Họp nhóm kiểm toán và báo cáo với khách hàng:

- Báo cáo quản trị (các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán được thông báo

cho những người chịu trách nhiệm giám sát, kiểm soát và điều hành công ty)

- Chi tiết vấn đề trong thư quản lý.

- Vấn đề về tư vấn khách hàng (ngành kinh doanh liên quan đến những giới

thiệu về khách hàng)

Bên cạnh đó, KTV vẫn tiếp tục theo dõi sau cuộc kiểm toán, thu thập ý kiếnphản hồi của khách hàng nhằm đánh giá sự phù hợp kết quả cuộc kiểm toán KTVtiếp tục tiến hành hướng dẫn các nhân viên kế toán, các thắc mắc của đơn vị trongquá trình thực hiện các vấn đề như hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ

1.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện

1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

* Hiểu biết về hoạt động của khách hàng kiểm toán:

KTV thực hiện việc thu thập thông tin về khách hàng nhằm có được nhữnghiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị, về hệ thống kế toán nói riêng và hệ thốngKSNB nói chung cũng như các vấn đề tiềm ẩn, từ đó nhằm xác định trọng tâm củacuộc kiểm toán và của từng phần hành kiểm toán

Thứ nhất: Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Đốivới quá trình kiểm toán TSCĐ thì cần thu thập được các chứng từ về pháp lý và sổ

Trang 12

sách liên quan như: biên bản góp vốn, bàn giao vốn, các chứng từ liên quan đến gópvốn bằng TSCĐ…

Thứ hai: TÌm hiểu về tình hình kinh doanh hiện tại của khách hàng Theochuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”, “Đểthực hiện Kiểm toán báo cáo tài chính KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ vềtình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễnhoạt động kinh doanh của các đơn vị được Kiểm toán”

Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh bao gồm các hiểu biết chung vềnền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của khách hàng và những hiểu biết khác về khíacạnh đặc thù như cơ cấu tổ chức, dây chuyền sản xuất, cơ cấu vốn… Với phần hànhTSCĐ, cần quan tâm đến các thông tin:

- Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của đơn vị

- Môi trường kinh doanh cùng các yếu tố ngoài sản xuất kinh doanh tácđộng đến đơn vị như hoàn cảnh kinh tế - xã hội, pháp luật…

- Những mục tiêu của đơn vị và chiến lược mà ban lãnh đạo đơn vị đã đặt ra

để đạt được mục tiêu này Các mục tiêu chiến lược đó sẽ cho biết trong tương laidoanh nghiệp có đầu tư mua sắm hay thanh lý, nhượng bán TSCĐ hay không

* Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB:

Các chính sách kế toán mà khác hàng áp dụng và những thay đổi trong nămtài chính được kiểm toán

Ảnh hưởng của các chính sách mới thay đổi tới hoạt động kế toán

Những hiểu biết của KTV về hệ thống kế toán, hệ thống KSNB, những điểm

mà KTV lưu tâm và sẽ dự kiến thực hiện trong các thử nghiệm kiểm soát và thửnghiệm cơ bản

Đối với kiểm toán TSCĐ hữu hình, KTV cần chú ý tới hệ thống chứng từ kếtoán được sử dụng cùng các chính sách của doanh nghiệp đối với TSCĐ như: cácchính sách về mua mới, kiểm kê, theo dõi, quản lý, thanh lý đối với TSCĐ HH

* Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu:

Thông qua những hiểu biết về đơn vị, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR) vàrủi ro kiểm soát (CR), lấy đó làm cơ sở để đánh giá rủi ro phát hiện (DR)

Trang 13

Theo “Văn bản hướng dẫn đánh giá trọng yếu trong Kiểm toán báo cáo tàichính tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO”, các chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sởcho việc ước lượng mức trọng yếu là: Lợi nhuận trước thuế, Tổng doanh thu, Tàisản ngắn hạn, Nợ ngắn hạn, Tổng tài sản.

KTV xây dựng mức trọng yếu theo chỉ đạo của công ty như sau :

và xác định trọng yếu Ví dụ như: đối với khách hang là doanh nghiệp sản xuất thìTSCĐ thường được đánh giá là trọng yếu, đối với doanh nghiệp dịch vụ, tỷ trọngnày thường nhỏ, nên thường được đánh giá là không trọng yếu Tuy nhiên nếu nhưtrong năm doanh nghiệp đó có kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư mới vàoTSCĐ ví dụ như mua mới dây chuyền sản xuất dẫn đến có biến động mạnh so vớinăm trước, khả năng xảy ra gian lận và sai sót cao, điều đó dẫn đến khoản mụcTSCĐ lúc này được đánh giá là trọng yếu

*Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán:

KTV phải ước tính về thời gian và khối lượng công việc cần thực hiện đốivới việc kiểm toán phần hành TSCĐ

* Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra:

Xác định nhu cầu chuyên gia

Trang 14

Sự phối hợp trong công việc giữa các KTV trong việc kiểm toán các phầnhành có liên quan, ví dụ như khi tiến hành kiểm toán TSCĐ có sự kết hợp vớiKTV tham gia kiểm toán các khoản mục, chu trình khác có liên quan như: chutrình mua hàng – thanh toán (mua sắm TSCĐ), huy động – hoàn trả (mua TSCĐbằng vốn vay)…

* Lập chương trình kiểm toán:

Chương trình kiểm toán đối với phần hành TSCĐ gồm có 3 phần chính: trắcnghiệm công việc (trắc nghiệm đạt yêu cầu và trắc nghiệm độ vững chãi), trắcnghiệm phân tích, trắc nghiệm trực tiếp số dư

1.2.2 Thực hiện kiểm toán

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.

Đánh giá hệ thống KSNB và trắc nghiệm đạt yêu cầu trong kiểm toán phầnhành TSCĐ Việc thực hiện các trắc nghiệm đạt yêu cầu giúp nâng cao hiệu quả củahoạt động kiểm toán Các trắc nghiệm đạt yêu cầu được thực hiện chủ yếu thôngqua quan sát việc quản lý, sử dụng TSCĐ ở đơn vị, phỏng vấn những người có liênquan về trình tự, thủ tục, quy định của đơn vị trong công tác quản lý và sử dụngTSCĐ

Thực hiện các thử nghiệm chi tiết.

Thủ tục tổng hợp, đối chiếu.

KTV yêu cầu hay tự lập một bảng tổng hợp về TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình,TSCĐ thuê tài chính phân loại theo từng nhóm chính, bao gồm những chi tiết sau:

- Nguyên giá

Số dư đầu kỳ và cuối kỳ theo nguyên giá TSCĐ

Giá trị TSCĐ giảm trong năm bao gồm: giảm do chuyển sang bất động sảnđầu tư, giảm do thanh lý, nhượng bán và giảm khác

- Giá trị hao mòn.

Số dư đầu kỳ và cuối kỳ của các khoản khấu hao TSCĐ

Số khấu hao tăng trong năm theo từng loại tương ứng với nguyên giá

Số khấu hao giảm trong năm theo từng loại tương ứng với nguyên giá

- Giá trị còn lại.

Trang 15

KTV yêu cầu hoặc tự lập một bảng tổng hợp về chi phí đầu tư xây dựng cơbản dở dang theo các nội dung: số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số cuối kỳ.

Thực hiện các thủ tục đối chiếu

Đối chiếu số dư đầu kỳ với số trên báo cáo kiểm toán năm trước

Đối chiếu các số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ với Báo cáotài chính, Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản của kỳ hoạt động

Thủ tục phân tích.

KTV đánh giá và giải thích các thay đổi và kiểm tra mối quan hệ bất thườnghoặc không dự đoán trước của khoản mục TSCĐ trên cơ sở so sánh giữa năm hiệntại với năm trước, hoặc với số liệu dự toán về:

Mua sắm TSCĐ theo từng loại

Thanh lý TSCĐ theo từng loại

Chi phí khấu hao TSCĐ

Kiểm tra các cam kết về vốn đầu tư TSCĐ

So sánh chi phí khấu hao với giá trị ghi sổ TSCĐ trên tổng số hoặc theo từngphân loại tài sản của năm hiện tại so với năm trước và giải thích những biến độngbất thường

Kiểm tra chi phí khấu hao bằng cách: nhân nguyên giá bình quân của mỗiphân loại TSCĐ với tỷ lệ khấu hao bình quân tương ứng

So sánh các thay đổi về sản lượng với giá trị tăng thêm về nhà xưởng, máymóc thiết bị

Kiểm tra so sánh tỷ lệ chi phí bảo dưỡng với nguyên giá TSCĐ, doanh thu,tổng chi phí

Thủ tục chi tiết.

KTV yêu cầu lập bảng liệt kê các TSCĐ tăng trong kỳ và kiểm tra chi tiếtTSCĐ tăng thông qua việc xem xét hồ sơ tăng tài sản bao gồm: các báo giá và hợpđồng hoặc các thủ tục liên quan đến việc đấu thầu mua sắm TSCĐ, biên bản nghiệmthu, phiếu nhập kho, xuất kho sử dụng, giấy phép, bằng sáng chế, sổ ghi chép chiphí nghiên cứu phát triển

Trang 16

Đối chiếu danh sách TSCĐ tăng với kế hoạch đầu tư tài sản được phê duyệt(trường hợp đơn vị có kế hoạch đầu tư TSCĐ) và tìm hiểu nguyên nhân, giải thíchcác khác biệt giữa thực tế và kế hoạch (nếu có).

Kiểm tra chi phí lãi vay được vốn hoá

Kiểm tra việc tính toán lãi lỗ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ

Kiểm tra việc kết chuyển các khoản lãi lỗ từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ vào

sổ cái

Chọn mẫu nghiệp vụ khấu hao TSCĐ: đối chiếu nguyên giá tính khấu haovới hồ sơ TSCĐ, kiểm tra tính chính xác số học của số khấu hao, kiểm tra tỷ lệ khấuhao đơn vị áp dụng có phù hợp với quy định hiện hành không, kiểm tra chính sáchkhấu hao của đơn vị có nhất quán với năm trước và sự hợp lý của số khấu hao sovới giá trị còn lại cũng như thời gian khấu hao

Kiểm tra chi tiết các khoản chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc để đảm bảorằng các khoản chi phí này là chi phí sửa chữa bảo trì thiết bị hàng năm, không phảităng nguyên giá TSCĐ

Chọn mẫu các khoản mục tài sản trong sổ đăng ký TSCĐ hoặc bảng kêTSCĐ để:

 Xác nhận sự tồn tại của TSCĐ thông qua việc kiểm tra hồ sơ TSCĐ, đốichiếu với biên bản kiểm kê TSCĐ

 Kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ đối chiếu với bảng tính khấu hao

 Xác định quyền sở hữu của TSCĐ

 Chọn mẫu tài sản trong quá trình tham gia quan sát kiểm kê TSCĐ

 Truy tìm trong sổ đăng ký TSCĐ

Đối với những TSCĐ trong kho chưa được sử dụng hay sử dụng không hếtcông suất, KTV cần kiểm tra tính đầy đủ về các thông tin được trình bày trênThuyết minh báo cáo tài chính

Trang 17

Kiểm tra các nghiệp vụ đánh giá lại TSCĐ căn cứ vào những tài liệu giảitrình cho việc đánh giá lại TSCĐ.

Kiểm tra các TSCĐ có khả năng bị lỗi thời hoặc phải ghi giảm giá trị, xemxét ảnh hưởng từ các nhân tố như công suất máy, các thay đổi về kỹ thuật côngnghệ hay kế hoạch đổi mới sản phẩm

Kết hợp sự hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng,KTV xem xét các TSCĐ vô hình mang tính trọng yếu có được trình bày trên báocáo tài chính trên cơ sở các chính sách kế toán của đơn vị và các nguyên tắc kế toánhay không

Đối với các nghiệp vụ tăng tài sản dưới dạng TSCĐ thuê tài chính:

+ Kiểm tra việc ghi nhận nguyên giá TSCĐ đi thuê có phù hợp với chuẩnmực và hướng dẫn chuẩn mực thuê tài sản hay không

+ Kiểm tra việc phân bổ hợp lý chi phí thuê tài chính vào đúng kỳ kế toán.+ Kiểm tra xem việc trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính đã phù hợp vớichính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp hay khấuhao theo thời gian thuê

Kiểm tra các tài sản thuê được vốn hoá trong kỳ:

 Kiểm tra chi tiết hợp đồng thuê tài sản

 Xác nhận chi tiết với bên cho thuê tài sản

 Kiểm tra tính chính xác số học

 Kiểm tra việc xử lý hợp đồng thuê tài sản

 Kiểm tra sự đầy đủ của các khoản bảo hiểm tài sản

Phỏng vấn khách hàng để xác định các khoản cam kết, cầm cố hoặc thế chấpbằng TSCĐ của đơn vị cho các khoản vay nợ

Yêu cầu đơn vị lập bảng liệt kê các công trình xây dựng dở dang phát sinhtrong năm và kiểm tra chọn mẫu chi tiết công trình xây dựng dở dang tăng thôngqua việc xem xét các hồ sơ, chứng từ tăng bao gồm: kế hoạch đầu tư trong năm

đã được phê duyệt, việc tập hợp và ghi nhận chi phí xây dựng dở dang theo từngcông trình

Kiểm tra chi phí lãi vay được vốn hoá

Kiểm tra tính chính xác số học

Trang 18

Liệt kê các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành và ghi tăng TSCĐtrong kỳ, xem xét giá trị quyết toán công trình đã hoàn thành trong năm được phêduyệt của các cấp có thẩm quyền.

Kiểm tra chọn mẫu một số công trình, thực hiện đối chiếu quyết toán với chiphí xây dựng dở dang đã tập hợp và kiểm tra việc xử lý các khoản chênh lệch so vớiquyết toán (nếu có)

Kiểm tra việc trình bày khoản mục TSCĐ và xây dựng cơ bản dở dang trênBảng cân đối kế toán cũng như trên Thuyết minh báo cáo tài chính

1.2.3 Kết thúc kiểm toán

Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ

Các cuộc kiểm toán luôn được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán,

do đó trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành BCKT cóthể xảy sẽ ra các sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, KTV có trách nhiệmxem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày lập Bảng cân đối kế toán

Để thu thập và xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC, KTV có thể

sử dụng các thủ tục như sau:

- Phỏng vấn Ban quản trị của khách hang

- Xem xét các Báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC

- Xem xét sổ sách được lập sau ngày lập BCTC

- Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC

- Kiểm tra lại kết quả của các khoản công nợ ngoài dự kiến được đánh giá làtrọng yếu

- Xem xét những TSCĐ không còn khả năng sử dụng, được bán sau ngàykhoá sổ với giá bán thấp hơn nguyên giá ghi trên sổ sách

- Các khách hàng của đơn vị có số dư công nợ lớn, nhưng đến đầu năm saumới phát hiện được rằng không có khả năng thanh toán, có liên quan đến TSCĐ

KTV thường kiểm tra toàn bộ những nghiệp vụ xảy ra tại giao điểm củacác kỳ quyết toán Tiến hành xem xét những biện pháp mà nhà quản lý của đơn

vị áp dụng nhằm đảm bảo rằng các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đãđược xác định

Trang 19

Đánh giá kết quả kiểm toán

Vào giai đoạn kết thúc kiểm toán, điều quan trọng nhất chính là phải hợpnhất tất cả kết quả vào một kết luận chung Cuối cùng, KTV phải kết luận rằngliệu bằng chứng kiểm toán được tập hợp đã đủ để đảm bảo cho kết luận đưa rađối với BCTC là chính xác hay chưa Điều này cũng đã được thể hiện rõ ràng

trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500: “Kiểm toán viên thu thập bằng

chứng thông qua việc kiểm tra hệ thống KSNB, Kiểm toán viên phải xác định xem các bằng chứng thu thập được có đầy đủ và thích hợp không để đưa ra đánh giá của mình về rủi ro kiểm soát Kiểm toán viên thu thập bằng chứng thông qua việc kiểm tra chi tiết, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và các thủ tục phân tích Nếu Kiểm toán viên ở trong trạng thái không trể thu thập bằng chứng đầy

đủ và thích hợp, Kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố tuỳ thuộc hoặc ý kiến ngoại trừ, ý kiến không thể cho ý kiến hoặc ý kiến không chấp nhận”.

Do đó, trong khi đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được, KTVcần phải chú ý đến các khía cạnh sau đây:

- Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán: khía cạnh này phản ánh đến sốlượng của bằng chứng kiểm toán KTV xem xét và lại quyết định liệu rằng chươngtrình kiểm toán có đầy đủ, có xem xét thêm các lĩnh vực có vấn đề đã đuwocj pháthiện trong quá trình thực hiện kiểm toán hay không

- Đánh giá, tổng hợp các sai sót được phát hiện: KTV sẽ đưa ra kết luận vềviệc BCTC của đơn vị có thể hiện các TSCĐ của đơn vị tại thời điểm được ghitrong Bảng cân đối một cách trung thực, điều này dựa trên việc đánh giá tổng hợpcác sai sót phát hiện được

KTV tổng hợp lại các sai sót của khoản mục TSCĐ đã được phát hiện đểxem liệu chúng có vượt quá mức trọng yếu đã xác định hay không, đồng thờiKTV phải đảm bảo rằng các giải trình kèm theo đã được thực hiện cho từng loạiTSCĐ như:

- Phương pháp khấu hao được áp dụng

- Thời gian sử dụng TSCĐ và tỷ lệ khấu hao được áp dụng

- Toàn bộ khấu hao TSCĐ trong năm

Trang 20

- Tổng số TSCĐ và số khấu hao luỹ kế tương ứng với TSCĐ.

- Quyền lưu giữ, các giới hạn đối với TSCĐ (nếu có)

Sau khi tiến hành xong các công việc ở trên, Kiểm toán viên phần hành lậpBáo cáo tổng hợp về phần hành, riêng phần hành Tài sản cố định thường chưa thểđưa ra ý kiển ngay mà phải kết hợp với kết quả của các phần hành khác Trongtrường hợp Kiểm toán Tài sản cố định có hạn chế về phạm vi Kiểm toán mà khôngthể thu thập đủ bằng chứng Kiểm toán để khẳng định về tính chung thực hợp lý củakhoản mục Tài sản cố định thì kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ

Trang 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN D DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN BDO THỰC HIỆN

2.1 Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần D do Công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện

2.1.1 Đặc điểm kế hoạch kiểm toán tổng quát Báo cáo tài chính của Công

ty Cổ Phần D ảnh hưởng tới thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ

- Thu thập thông tin về khách hàng:

Công ty Cổ phần D là khách hàng lâu năm của công ty Những thông tin thuthập về công ty này được lưu trong Hồ sơ thường trực:

 Là công ty cổ phần được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở vốn góp chủyếu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt nam, một số đơn vị thành viên trong tậpđoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và một số cổ đông khác

 Được hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh số 0403000526 đăng kýlần đầu ngày 10 tháng 04 năm 2003, đăng ký thay đổi lần 5 ngày 18 tháng 12 năm

2007 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình cấp

 Hoạt động chính của Công ty:

+ Đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp;

+ Xây dựng các công trình giao thông, công trình thủy lơi;

+ Khai thác và chế biến các loại khoáng sản;

+ Cho thuê đất, thuê kho bãi, văn phòng, nhà ở, bãi đỗ xe;

+ Dịch vụ vận tải, khai thuế hải quan và làm thủ tục hải quan;

+ Dịch vụ kho, ngoại quan;

+ Kinh doanh xuất nhập khẩu và ủy thác xuất nhập khẩu;

+ Mua bán bảo dưỡng xe có động cơ, xăng, dầu, mỡ;

+ Mua bán và đại lý (trừ xe có động cơ và mô tô, xe máy);

+ Mua bán các sản phẩm cao su nguyên liệu và cao su thiên nhiên;

+ Mua bán vật tư thiết bị, vật tư xây dựng;

+ Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng đô thị, công cộng;

Trang 22

+ Xây lắp điện công trình dân dụng và công nghiệp;

+ Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng đô thị, các dịch vụ sau khi khu côngnghiệp và đô thị đi vào hoạt động;

+ Cho thuê quảng cáo và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật

- Tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ:

Việc tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB là công việc rất quantrọng Nếu việc tìm hiểu hệ thống KSNB được thực hiện một cách cẩn thận sẽ giúpKTV giảm thiểu các thủ tục kiểm tra chi tiết

- Hệ thống kế toán:

* Các chính sách kế toán

Cơ sở lập BCTC: lập trên nguyên tắc giá gốc Đơn vị tiền tệ được sử dụng đểlập BCTC là Việt Nam Đồng, phương pháp chuyển đổi các loại tiền khác căn cứvào tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm hạch toán

Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 năm dương lịch

Ước tính kế toán: Việc lập BCTC tuân thủ theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam

- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:

+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được xác định theogiá mua hoặc giá trị quyết toán công trình (trừ các khoản chiết khấu thương mại,giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại) và các chi phíliên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

+ Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thờigian sử dụng ước tính của TSCĐ Tỷ lệ khấu hao hàng năm được thực hiện phùhợp với các quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và tríchkhấu hao TSCĐ

+ Các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu TSCĐ được ghi tăngnguyên giá của tài sản khi các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tếtrong tương lai Các chi phí không thỏa mãn được điều kiện trên được Công tyghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Trang 23

Loại tài sản cố định Thời gian trích khấu hao(năm)

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán công ty D

- Từ các đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, KTV tiến hành xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty CP D

- Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:

+ Sau khi ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV tiến hành phân

bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục

+ Ước lượng ban đầu về trọng yếu được KTV phân bổ cho các khoản mụctrên Bảng cân đối kế toán Căn cứ để phân bổ mức trọng yếu là: rủi ro tiềmtàng, rủi ro kiểm soát, chi phí thu thập bằng chứng đối với từng khoản mục vàkinh nghiệm của KTV

+ Đối với các khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục chính, KTV phân bổmức trọng yếu theo tỷ trọng giá trị của khoản mục đó trên tổng giá trị của

Kế toán tổng hợp kiêm thủ quỹ

Kế toán hàng hóa, NVL, CCDC, TSCĐ

Trang 24

+ Đối với các khoản mục lớn, KTV sẽ phân chia thành ba nhóm khác nhautương ứng các hệ số 1, 2, 3 Trong đó, hệ số 1 để chỉ nhóm khoản mục có rủi rotiềm tàng, rủi ro kiểm soát là trung bình và cao, chi phí thu thập bằng chứng kiểmtoán là thấp Nhóm đi với hệ số 2 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát làthấp và trung bình, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là trung bình Nhóm cáckhoản mục đi với hệ số 3 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao, chiphí thu thập bằng chứng kiểm toán cao.

2.1.2 Đặc điểm chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ của Công ty Cổ Phần D do Công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện

Dự kiến nhân sự và thời gian thực hiện: BDO thường chú ý lựa chọn nhữngKTV có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, đặcbiệt tránh sự thay đổi KTV trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trongnhiều năm đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên mới có cơ hội trực tiếp làm việcnâng cao kinh nghiệm

Công ty cổ phần D có quy mô vừa phải Nhóm kiểm toán có 4 người bao gồm:+Bà Trần Thị Như Phương: KTV chỉ đạo trực tiếp và trưởng nhóm kiểm toán.+Bà Phạm Thị Yến: Trợ lý kiểm toán

+Ông Phạm Ngọc Đạt: Trợ lý kiểm toán

+Ông Nguyễn Trọng Nhân: Trợ lý kiểm toán

và thời gian dự kiến là 5 ngày, từ ngày 18/3/2012 đến 22/3/2012 Phần hànhTSCĐ do ông Nguyễn Trọng Nhân thực hiện

2.1.2.1 Xác định mức độ trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán:

a Đánh giá rủi ro kiểm toán

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng cho khu công nghiệp vớinhiều loại TSCĐ Do tỉ trọng TSCĐ cao nên KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối vớikhoản mục TSCĐ của D là khá cao

- Đánh giá rủi ro kiểm soát

Để đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ, KTV tiến hành thuthập các quy định về phân cấp quản lý, quyền hạn phê duyệt mua sắm, sửa chữaTSCĐ, quy định về trách nhiệm sử dụng, vận hành theo dõi TSCĐ, quy định về

Trang 25

trách nhiệm người sử dụng, vận hành theo dõi TSCĐ, quy định về kế toán TSCĐ,đồng thời phỏng vấn nhân viên công ty về thực hiện các quy định này.

BDO thiết kế sẵn bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Dựa vàobảng câu hỏi này, KTV xem xét các tài liệu thu thập được và căn cứ vào các câu trảlời của nhân viên được phỏng vấn để tích vào bảng câu hỏi:

- Đánh giá rủi ro phát hiện

KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với TSCĐ là cao, rủi ro kiểm soát là trungbình Dựa vào bảng 1.1 Mô hình dự kiến rủi ro phát hiện (chương 1) Nên dự kiếnrủi ro phát hiện là thấp Với mức dự kiến rủi ro phát hiện thấp KTV phải mở rộngkiểm tra đối với TSCD

b Đánh giá mức trọng yếu và phân bổ ước lượng về tính trọng yếu

Theo “Văn bản hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong Kiểm toán báo cáotài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán BDO”, các chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sởcho việc ước lượng mức trọng yếu là: Lợi nhuận trước thuế, Tổng doanh thu, Tàisản ngắn hạn, Nợ ngắn hạn, Tổng tài sản

KTV cũng xây dựng mức trọng yếu theo chỉ đạo của công ty như sau :

Bảng 2.1 Bảng tính mức độ trọng yếu tại Công ty Cổ phần D

Từ đó, KTV xây dựng mức trọng yếu tại Công ty Cổ phần D như sau

Bảng 2.2: Bảng xác định mức trọng yếu tại Công ty Cổ phần D

Chỉ tiêu Số liệu trên BCTC

năm 2010

Mức trọng yếu

Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất

Trang 26

Đối với D, khoản mục TSCĐ có rủi ro tiềm tàng là cao, rủi ro kiểm soáttrung bình, chi phí thu thập bằng chứng cao nên sai số có thể chấp nhận được là cao,

được xếp vào nhóm 3 Tỷ lệ phân bổ như sau:

Hàng tồn kho, chi phí trả trước: 2

TSCĐ, các khoản phải thu, phải trả: 3

Các TK khác: 1

Công thức xác định mức sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoảnmục như sau:

Bj= *Xjaj

Trang 27

Trong đó:

B là sai số có thể chấp nhận được đới với toàn bộ BCTC

Bj là sai số có thể chấp nhận được đối với khoản mục j

Xj là số dư khoản mục j

Aj là hệ số phân bổ khoản mục jBảng 2.3 Phân bổ ước lượng mức trọng yếu cho các khoản mục

Khoản mục Số liệu trên

BCTC

Hệ số phân bổ

Sai sót phân bổ Sai sót thừa Sai sót thiếu

Sau khi phân chia các khoản mục vào các nhóm đi với các hệ số khác nhau,

KTV sử dụng công thức sau để phân bổ mức trọng yếu cho TSCĐ là 31.212.918

VNĐ Nếu số chênh lệch kiểm toán dưới mức này thì sai phạm đó không ảnh hưởngtrọng yếu tới BCTC của đơn vị

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV có thể dự kiến mức trọng yếuthấp hơn mức mà KTV có ý định sử dụng trong việc đánh giá các kết quả kiểmtoán KTV làm như vậy để giảm bớt các sai phạm chưa được phát hiện và cung cấpcho KTV một “khoảng an toàn’’ khi đánh giá ảnh hưởng của các sai phạm đượcphát hiện trong quá trình kiểm toán trong mối tương quan với mức độ sai phạm màKTV có thể chấp nhận được

2.1.2.2 Thiết kế chương trình kiểm toán:

Căn cứ vào mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán được đánh giá cho khoản mụcTSCĐ, KTV lập chương trình kiểm toán chi tiết Đối với D, rủi ro phát hiện đối với

TSCĐ là thấp, mức trọng yếu là 31.212.918 VNĐ (nhỏ hơn so với quy mô khoản mục là 8.533.287.011 VNĐ) nên KTV lựa chọn phương pháp kiểm toán 100%.

Trước khi thực hiện kiểm toán, KTV gửi cho khách hàng một bản danh sáchtài liệu để đơn vị khách hàng cung cấp

Trang 28

Đối với TSCĐ, KTV đề nghị các tài liệu sau:

♦ Báo cáo kiểm toán 2011 của D

♦ Sổ đăng ký TSCĐ, các quyết định của Ban giám đốc về việc mua sắm,chuyển từ chi phí XDCB dở dang thành TSCĐ, thanh lý, nhượng bán TSCĐ

♦ Bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ

♦ Bảng chi tiết TSCĐ tăng giảm trong năm, phương pháp khấu hao TSCĐ,

bộ hồ sơ, chứng từ tăng, giảm TSCĐ

♦ Bảng tính khấu hao TSCĐ trong năm 2011, 2012

♦ Bảng tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ cái 211, 213, 214 và các sổ chitiết tài khoản

Chương trình kiểm toán TSCĐ tại BDO

Người thực hiện: Nguyễn Trọng Nhân

Đảm bảo TSCĐ được tổng hợp đúng, chuyển sổ đúng, phân loại hợp lý.Đảm bảo tất cả các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trong kỳ được ghi nhận đầy

đủ và phù hợp với chuẩn mực

Đảm bảo việc tính toán khấu hao đúng giá trị và phù hợp với quy định hiện hành.Đảm bảo toàn bộ TSCĐ của đơn vị thuộc quyền sở hữu hợp pháp của đơn vịhoặc có thỏa thuận cụ thể về cho thuê tài chính

Đảm bảo khoản mục TSCĐ được trình bày trên báo cáo tài chính là phù hợp

Trang 29

Biểu 2.1 Chương trình kiểm toán TSCĐ

Tham

chiếu Thủ tục tổng

hợp, đối chiếu

1

Yêu cầu hay tự lập một bảng tổng hợp về tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính phân loại theo từng nhóm chính, bao gồm những chi tiết sau:

Giá trị hao mòn

Các số dư đầu kỳ và cuối kỳ của các khoản khấu hao

Số khấu hao tăng trong năm theo từng loại tương

ứng với nguyên giá

Số khấu hao giảm trong năm theo từng loại tương ứng với nguyên giá

Giá trị còn lại

2

Yêu cầu hay tự lập một bảng tổng hợp về chi phí đầu

tư xây dựng cơ bản dở dang theo các nội dung: số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số cuối kỳ.

U A

Nhân E140.12

Đối chiếu số dư đầu kỳ với báo cáo kiểm toán năm

trước Đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ với Báo cáo tài chính, Sổ cái và sổ chi tiết tài

Trang 30

Nhân

a Mua sắm tài sản cố định theo từng loại

b Thanh lý tài sản cố định theo từng loại

c Chi phí khấu hao

d Kiểm tra các cam kết về vốn đầu tư tài sản

5

So sánh chi phí khấu hao với giá trị ghi sổ tài sản cố định trên tổng số hay theo từng phân loại tài sản của năm hiện tại so với năm trước Giải thích những biến động bất thường (nếu có)

V

Nhân 6

Kiểm tra chi phí khấu hao bằng cách nhân nguyên giá bình quân của mỗi phân loại tài sản với tỷ lệ khấu hao bình quân tương ứng

V

7 So sánh những thay đổi về sản lượng với giá trị tăng

thêm về nhà xưởng và máy móc thiết bị V

8 Kiểm tra so sánh tỷ lệ chi phí bảo dưỡng với V

Nguyên giá tài sản cố định Doanh thu

Tổng chi phí

Thủ tục chi tiết

9 Yêu cầu lập bảng liệt kê các tài sản cố định tăng

a

Kiểm tra chi tiết tài sản cố định tăng thông qua việc xem xét hồ sơ tăng TS bao gồm: các báo giá, hợp đồng hoặc các thủ tục liên quan đến việc đấu thầu mua sắm TS, biên bản nghiệm thu, phiếu nhập kho, xuất kho sử dụng, giấy phép, bằng sáng chế, sổ ghi chép chi phí nghiên cứu phát triển

b

Đối chiếu danh sách tài sản cố định tăng với kế hoạch đầu tư tài sản đã được phê duyệt (trong trường hợp đơn vị có kế hoạch đầu tư tài sản) và giải thích các khác biệt giữa thực tế và kế hoạch (nếu có).

c Kiểm tra chi phí lãi vay được vốn hoá

d Kiểm tra sự chính xác số học

10 Liệt kê các tài sản cố định giảm trong kỳ và R C Nhân E140.7

a Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ nhượng bán và thanh lý

Trang 31

thanh lý tài sản cố định với chứng từ gốc

b Xem xét và đối chiếu với kế hoạch thanh lý và

nhượng bán TSCĐ đã được phê duyệt (nếu có)

c Kiểm tra việc tính toán lãi lỗ về thanh lý TSCĐ

d Kiểm tra việc kết chuyển các khoản lãi lỗ vào sổ cái.

11 Chọn mẫu nghiệp vụ khấu hao tài sản: V A Nhân E140.8

Đối chiếu nguyên giá tính khấu hao với hồ sơ tài sản Kiểm tra sự chính xác số học của số khấu hao

Kiểm tra tỷ lệ khấu hao doanh nghiệp áp dụng có

phù hợp với quy định hiện hành không Kiểm tra chính sách khấu hao của đơn vị có nhất quán với năm trước và sự hợp lý của số khấu hao so với: Giá trị còn lại, thời gian khấu hao.

12

Kiểm tra chi tiết các khoản chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc để đảm bảo rằng các khoản chi phí này là chi phí sửa chữa bảo trì thiết bị hàng năm, không phải tăng giá trị tài sản cố định

V A

13 Chọn mẫu các khoản mục tài sản trong sổ đăng ký tài

sản cố định (hoặc bảng kê tài sản cố định) để: E R C A

a

Xác nhận sự tồn tại của tài sản thông qua việc kiểm tra hồ sơ tài sản, đối chiếu với biên bản kiểm kê tài sản

b Kiểm tra chi tiết khấu hao tài sản đối chiếu với bảng

tính khấu hao

c Xác định quyền sở hữu của tài sản

14 Chọn mẫu tài sản trong quá trình tham gia quan sát

a Truy tìm trong sổ đăng ký tài sản cố định

b

Đối với những tài sản cố định trong kho chưa được

sử dụng hoặc sử dụng không hết công suất, kiểm toán viên cần kiểm tra tính đầy đủ về các thông tin được trình bày trên Thuyết minh báo cáo tài chính

15

Kiểm tra các nghiệp vụ đánh giá lại tài sản cố định căn cứ vào các tài liệu giải trình cho việc đánh giá lại tài sản cố định

V

16

Kiểm tra những tài sản có khả năng bị lỗi thời hoặc phải ghi giảm giá trị, xem xét ảnh hưởng của các nhân tố như công suất máy, những thay đổi về kỹ thuật công nghệ hoặc kế hoạch đổi mới sản phẩm

V

Nhân

Kết hợp sự hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm toán viên xem xét các

Trang 32

tài sản cố định vô hình mang tính trọng yếu có được trình bày trên báo cáo tài chính trên cơ sở các chính sách kế toán của đơn vị và các nguyên tắc kế toán

17 Đối với các nghiệp vụ tăng tài sản dưới dang thuê tài

a

Kiểm tra việc ghi nhận nguyên giá tài sản cố định đi thuê có phù hợp với chuẩn mực và hướng dẫn chuẩn mực thuê tài sản hay không

b Kiểm tra việc phân bổ hợp lý chi phí thuê tài chính

vào đúng kỳ kế toán

c

Kiểm tra việc trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính: phù hợp với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp hay khấu hao theo thời gian thuê

18 Kiểm tra các tài sản thuê được vốn hoá trong kỳ: V A

a Kiểm tra chi tiết hợp đồng thuê tài sản

b Xác nhận chi tiết với bên cho thuê

c Kiểm tra sự chính xác số học

d Kiểm tra việc xử lý hợp đồng thuê

19 Kiểm tra sự đầy đủ của các khoản bảo hiểm tài sản V

20

Phỏng vấn khách hàng để xác định các khoản cam kết, cầm cố, thế chấp bằng tài sản của dơn vị cho các khoản vay nợ

R C

21 Yêu cầu lập bảng liệt kê các công trình xây dựng dở

dang phát sinh trong năm và R V A Nhân E140.12

a

Kiểm tra chọn mẫu chi tiết công trình xây dựng dở dang tăng thông qua việc xem xét hồ sơ, chứng từ tăng bao gồm: kế hoạch đầu tư trong năm được phê duyệt, việc tập hợp và ghi nhận chi phí xây dựng dở dang theo từng công trình.

b Kiểm tra chi phí lãi vay được vốn hoá

c Kiểm tra sự chính xác số học

22 Liệt kê các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành

và ghi tăng TSCĐ trong kỳ và C V A Nhân E140.12

a

Xem xét giá trị quyết toán công trình hoàn thành trong năm đã được phê duyệt của các cấp có thẩm

quyền

b Kiểm tra chọn mẫu một số công trình, đối chiếu

quyết toán với chi phí xây dựng dở dang đã tập hợp,

Trang 33

kiểm tra việc xử lý các khoản chênh lệch so với quyết toán (nếu có)

23

Kiểm tra việc trình bày khoản mục TSCĐ và xây dựng cơ bản dở dang trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính

U

KẾT LUẬN

Ngày đăng: 18/03/2015, 12:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w