1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH grant thornton việt nam thực hiện

106 305 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 422,71 KB

Nội dung

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp về đề tài: “Hoàn thiện quy trình

kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong Kiểm toán Báo cáo Tàichính do công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam thực hiện” là công trình

nghiên cứu của riêng em Các số liệu và kết quả trong luận văn tốt nghiệp là hoàntoàn trung thực và phản ánh đúng tình hình thực tế tại đơn vị thực tập Kết quảnghiên cứu do chính em thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ.NCS Phí ThịKiều Anh và các anh chị trong Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam.

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016

Sinh viên

Đồng Duy Tùng

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN IMỤC LỤC IIDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT IVDANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ V

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUKỲ HUY ĐỘNG VÀ HOÁN TRẢ VỐN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁOTÀI CHÍNH TẠI CÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 9

1.1 Khái quát chung về chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay 9

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay ảnh hưởngđến công tác kiểm toán BCTC 9

1.1.2 Phân loại các khoản vay 10

1.1.3 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốnvay 10

1.2 Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tàichính 16

1.2.1 Ý nghĩa quá trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay 16

1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay 17

1.2.3 Nội dung quy trình kiểm toán 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNGVÀ HOÀN TRẢ VỐN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠICÔNG TY TNHH GRANT THORNTON VIỆT NAM 35

2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam 35

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 35

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 37

2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 38

2.1.4 Chính sách kiểm toán mà công ty áp dụng 42

2.1.5 Quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty 43

Trang 3

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm

toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam thực hiện 45

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 45

2.2.2 Thực hiện các thủ tục kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay 55

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUKỲ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH DO CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON VIỆT NAM THỰC HIỆN 78

3.1 Nhận xét chung về quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tạiCông ty TNHH Grant Thornton Việt Nam 78

3.1.1 Ưu điểm 78

3.1.2 Hạn chế 82

3.2 Định hướng phát triển của Công ty 85

3.3 Yêu cầu của việc hoàn thiện 86

3.4 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàntrả trong kiểm toán BCTC do công ty Grant Thornton Việt Nam thực hiện 86

3.4.1 Đối với Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam 86

3.4.2 Kiến nghị chung với Bộ Tài chính và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam 89

KẾT LUẬN 94

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ

SƠ ĐỒ 1.1 QUY TRÌNH KẾ TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNG VÀ HOÀNTRẢ VỐN VAY 15Bảng 1.1 Bảng tóm tắt công việc kiểm toán số dư tiền vay34Bảng 2.1 Doanh thu hoạt động kinh doanh của Công ty38

Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức quản lý của Công tyTNHH Grant Thornton Việt Nam39Sơ đồ 1.3: Quy trình kiểm soát chất lượng tại Grant Thornton47Bảng 2.2: Xác định mức trọng yếu tại Chi nhánh ABC52Bảng 2.3 Trích giấy tờ làm việc - Tìm hiểu hệ thống KSNB57về chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại Chi nhánh ABC57

Bảng phân tích tình hình biến động các khoản vay nợ trong kì58Bảng 2.5 Trích giấy tờ làm việc – Bảng tổng hợp các khoản vay ngắn hạn 60Bảng 2.6 Trích giấy tờ làm việc – Chi tiết các khoản vay ngắn hạn62Bảng 2.7 Trích giấy tờ làm việc – Bảng tính lãi vay ngắn hạn67Bảng 2.8 Trích giấy tờ làm việc – Bảng tổng hợp các khoản vay dài hạn70Bảng 2.9 Trích giấy tờ làm việc – Chi tiết khoản vay dài hạn72Bảng 2.10 Trích giấy tờ làm việc – Bảng tính lãi vay dài hạn75Bảng 2.11: Giấy tờ làm việc – Tổng hợp các vấn đề phát sinh78

Bảng 2.12: Trích giấy tờ làm việc – Bảng tổng hợp số liệu (Lead Schedule) 79

Y

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Sự phát triển của thị trường tài chính và sự phát triển của kế toán đòi hỏi sựphát triển không ngừng của các công cụ kiểm soát kế toán Kiểm toán ra đời và pháttriển là một tất yếu khách quan do yêu cầu phục vụ quản lý nhằm cung cấp thông tintrung thực, tin cậy cho mọi đối tượng quan tâm Trong bối cảnh Việt Nam đangtừng bước chuyển mình và hòa cùng vào sự phát triển chung của thế giới, với sựphát triển và nhu cầu ngày càng lớn của hệ thống minh bạch thông tin tài chính,kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng không chỉ là bên thứ ba độc lập thựchiện việc kiểm soát kế toán, tạo niềm tin cho nhà đầu tư mà còn là công cụ hữu hiệucủa Nhà nước trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp.

Để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của mình trong trường hợp doanhnghiệp thiếu một lượng tiền mặt để thực hiện giao dịch thanh toán hay chi trả màvốn chủ sở hữu không đáp ứng được hay tiền của doanh nghiệp lại chưa thu hồi kịpthời, doanh nghiệp tạm thời vay, mượn của cá nhân hay tổ chức nào đó một khoảntiền ngắn hạn hay dài hạn tùy theo nhu cầu sử dụng Việc phản ánh ghi chép, quảnlý và sử dụng hiệu quả các khoản vay có ảnh hưởng trọng yếu đến việc đưa ra ýkiến của kiểm toán viên trong việc đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán báo cáo tàichính.

Bởi những lý do trên, trong thời gian thực tập vừa qua tại công ty TNHHGrant Thornton Việt Nam, em đã đi sâu nghiên cứu quy trình kiểm toán chu kỳ huyđộng và hoàn trả vốn vay tại Công ty và hoàn thiện bài luận cuối khóa của mình vớiđề tài:

“Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay

trong Kiểm toán Báo cáo Tài chính do công ty TNHH Grant Thornton Việt Namthực hiện”.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Khái quát lý luận về quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốnvay trong kiểm toán Báo cáo tài chính.

Trang 7

- Làm rõ quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay do Công tyTNHH Grant Thornton Việt Nam thực hiện.

- Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động vàhoàn trả vốn vay tại Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốnvay trong kiểm toán Báo cáo tài chính.

- Phạm vi nghiên cứu: quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốnvay (bao gồm vay ngắn hạn và vay dài hạn) do Công ty TNHH Grant Thornton ViệtNam thực hiện.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu chung: phương pháp duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mác Lê nin, nghiên cứu hoạt động kiểm toán độc lập trongmối liên hệ với các hoạt động kinh tế xã hội khác và trong điều kiện thực tế tại ViệtNam.

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: kết hợp phân tích và sử dụng bảng biểu, sơđồ diễn giải minh họa và một số phương pháp khác.

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán chu kỳ huy độngvà hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại các tổ chức kiểm toánđộc lập.

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trảvốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Grant ThorntonViệt Nam thực hiện.

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huyđộng và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHHGrant Thornton Việt Nam.

Trang 8

Trong thời gian thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tậntình của Thạc sĩ.NCS Phí Thị Kiều Anh cùng các anh/chị trong Công ty TNHHGrant Thornton Việt Nam để có thể hoàn thành đề tài này Vì thời gian thực tập cóhạn, nhận thức của bản thân còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếusót cả về nội dung và hình thức Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy,cáccô để em có thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình được tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁNCHU KỲ HUY ĐỘNG VÀ HOÀN TRẢ VỐN VAY TRONG

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH1.1 Khái quát chung về chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay ảnhhưởng đến công tác kiểm toán BCTC

Các khoản vay cũng như trái phiếu là phần bổ sung vốn chủ sở hữu để đảmbảo cho doanh nghiệp có điều kiện hoạt động bình thường Tuy nhiên khác với tráiphiếu là phần huy động của các doanh nghiệp được phép phát hành thì khoản vay làquan hệ bình đẳng giữa các doanh nghiệp, kèm theo điều kiện thế chấp tài sản và sửdụng đúng mục đích vay Mặt khác, khoản vay lại có nhiều loại với điều kiện vayvà lãi suất khác nhau tùy theo mục đích vay Vì vậy ngoài những mục tiêu kiểmtoán Báo cáo tài chính, kiểm toán các khoản vay cần hướng đến cả việc tuân thủ cácquy định về vay và sử dụng vốn.

Thông thường các khoản vay đều có sự giám sát kiểm tra của ngân hàng hoặcđối tượng cho vay trước khi vay và trong quá trình sử dụng tiền vay theo một quytrình chặt chẽ Tuy nhiên, trách nhiệm cuối cùng về khoản tiền vay vẫn thuộc vềdoanh nghiệp kể cả tiền vay gốc, lãi vay và hoàn trả cả gốc và lãi vay cũng như sửdụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết Do đó, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơnvị cần được kiểm tra thường xuyên.

Khi đơn vị vay vốn từ ngân hàng mà phải đảm bảo bằng tài sản, đơn vị có thểđảm bảo bằng cách sau:

Kiểm soát nội bộ của đơn vị cần được tổ chức chặt chẽ từ khâu phê chuẩn củangười có trách nhiệm, qua ký kết hợp đồng vay, theo dõi và sử dụng vốn vay đểhoàn trả vốn gốc và lãi vay tùy theo thời hạn vay: ngắn hạn hay dài hạn.

Trang 10

Các khoản vay ngắn hạn thường gắn với mua hàng và thanh toán tiền hàng.Do đó kiểm toán vốn vay ngắn hạn thường gắn với nghiệp vụ mua hàng và thanhtoán tiền hàng Các khoản vay dài hạn thường liên quan đến đầu tư phát triển, cóquy mô lớn và hướng thanh toán nhiều lần Do đó kiểm soát nội bộ cần quan tâm từphê chuẩn và các biện pháp khác để kiểm tra định kỳ để đánh giá sự cần thiết vàhiệu quả của việc sử dụng vốn vay, cũng như việc thanh toán các khoản vay này.Do có nhiều khoản vay với thời hạn và lãi suất khác nhau nên trước khi kiểm toán,có thể yêu cầu đơn vị lập “Bảng kê vốn vay và lãi tính dồn”.

Vốn vay là một cấu thành của vốn doanh nghiệp, một doanh nghiệp sẽ hoạtđộng hiệu quả hơn khi doanh nghiệp đó biết sử dụng vốn vay có hiệu quả và biết cơcấu vốn vay trong tổng vốn, biết tận dụng được các nguồn cho vay để cắt giảm chiphí với lãi vay thấp nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp.

1.1.2 Phân loại các khoản vay

Có nhiều cách phân loại và quản lý nguồn vốn vay, tuy nhiên có hai cách phânloại phổ biến nhất đối với các khoản vay là: vay ngắn hạn và vay dài hạn Căn cứvào thời hạn cho vay mà đơn vị đi vay có thể phân loại các khoản vay.

Vay ngắn hạn là khoản vay có thời gian đáo hạn hay còn gọi là thời hạn thanhtoán cả gốc và lãi vay trong thời gian một (1) năm hay một (1) chu kỳ kinh doanh.

Vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trả gốc trên một (1) năm hay ngoài một(1) chu kỳ kinh doanh mà doanh nghiệp phải hoàn trả.

Hình thức trả lãi tiền vay có thể trả lãi từng tháng, trả đầu kỳ hoặc trả lãi cuốikỳ vay tùy theo hợp đồng vay.

Nghiệp vụ vay vốn và hoàn trả là một loại hoạt động bình thường của hầu hếtcác doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh Việc quản lý các nghiệp vụthuộc hoạt động này cũng được đặt ra đối với các nhà quản lý của đơn vị.

1.1.3 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay

Tài khoản kế toán sử dụng: Tài khoản 341-Vay và nợ thuê tài chính

Nguyên tắc kế toán

Trang 11

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính vàtình hình thanh toán các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính của doanh nghiệp Khôngphản ánh vào tài khoản này các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu hoặcphát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc bên phát hành phải mua lại tạimột thời điểm nhất định trong tương lai.

thuê tài chính Các khoản có thời gian trả nợ hơn 12 tháng kể từ thời điểm lập Báocáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính dài hạn Các khoản đếnhạn trả trong vòng 12 tháng tiếp theo kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toántrình bày là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn để có kế hoạch chi trả

trả), như chi phí thẩm định, kiểm toán, lập hồ sơ vay vốn được hạch toán vào chiphí tài chính Trường hợp các chi phí này phát sinh từ khoản vay riêng cho mụcđích đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang thì được vốn hóa.

d) Đối với khoản nợ thuê tài chính, tổng số nợ thuê phản ánh vào bên Có củatài khoản 341 là tổng số tiền phải trả được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thanhtoán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê.

e) Doanh nghiệp phải hạch toán chi tiết và theo dõi từng đối tượng cho vay,cho nợ, từng khế ước vay nợ và từng loại tài sản vay nợ Trường hợp vay, nợ bằngngoại tệ, kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên tệ và thực hiện theo nguyên tắc:

- Các khoản vay, nợ bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán theotỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh;

- Khi trả nợ, vay bằng ngoại tệ, bên Nợ tài khoản 341 được quy đổi theo tỷ giághi sổ kế toán thực tế đích danh cho từng đối tượng;

- Khi lập Báo cáo tài chính, số dư các khoản vay, nợ thuê tài chính bằng ngoạitệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tàichính.

Trang 12

- Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc thanh toán và đánh giá lại cuốikỳ khoản vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ được hạch toán vào doanh thu hoặcchi phí hoạt động tài chính.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 341- Vay và nợ thuê tàichính

Bên Nợ:

- Số tiền đã trả nợ của các khoản vay, nợ thuê tài chính;

- Số tiền vay, nợ được giảm do được bên cho vay, chủ nợ chấp thuận;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay, nợ thuê tài chính bằngngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)

Bên Có:

- Số tiền vay, nợ thuê tài chính phát sinh trong kỳ;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay, nợ thuê tài chính bằngngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)

Số dư bên Có: Số dư vay, nợ thuê tài chính chưa đến hạn trả.

Tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính có 2 tài khoản cấp 2

Tài khoản 3411 - Các khoản đi vay: Tài khoản này phản ánh giá trị các

khoản tiền đi vay và tình hình thanh toán các khoản tiền vay của doanh nghiệp (tàikhoản này không phản ánh các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu).

Tài khoản 3412 - Nợ thuê tài chính: Tài khoản này phản ánh giá trị khoản nợ

thuê tài chính và tình hình thanh toán nợ thuê tài chính của doanh nghiệp.

Quy trình kế toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay được trình bày ở Sơ

đồ 1.1

Trang 13

Sơ đồ 1.1 Quy trình kế toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay

Thanh toán nợ vay Vay mua nguyên vật liệu

ThuếGTGT (nếu có)

do đánh giá lại cuối năm

Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối năm

Trong mỗi bước của quy trình, các chứng từ cần thiết phải được lập làm cơsở để Kế toán tiến hành đối chiếu và hạch toán vào Sổ chi tiết.

Các chứng từ kế toán huy động vốn vay và hoàn trả:

- Hợp đồng vay vốn- Giấy nhận nợ

- Giấy báo có, giấy báo nợ của ngân hàng

Trang 14

- Bảng tổng hợp các khoản vay và tính lãi vay

Kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ huy động vốn và hoàn trả trong doanhnghiệp

Chu kỳ huy động vốn và hoàn trả cũng giống như bất kì chu kỳ nào khác trongBCTC đều đặt dưới sự kiểm soát của hệ thống KSNB Hoạt động kiểm soát nội bộđối với nghiệp vụ vay và hoàn trả nợ vay chủ yếu thông qua nguyên tắc “ủy quyềnvà phê chuẩn” Việc quản lí tiền vay phải được tổ chức theo dõi, quản lí chi tiết tìnhhình vay, trả theo từng chủ nợ và từng lần vay, trả Định kỳ số dư nợ vay phải đượcđối chiếu với chủ nợ.

Thông thường các khoản vay đều có sự giám sát kiểm tra của ngân hàng, cánhân hay tổ chức tín dụng trước khi cho vay và trong quá trình sử dụng tiền vay.Tuy nhiên trách nhiệm cuối cùng về các khoản vay vẫn thuộc về doanh nghiệp nênhệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị cần được quan tâm thường xuyên Hệ thốngkiểm soát nội bộ về vốn vay cần được tổ chức và kiểm soát chặt chẽ từ khâu phêchuẩn của người có trách nhiệm đến sử dụng vốn vay, hoàn trả gốc và lãi vay tùytheo thời hạn vay.

Đảm bảo cho cácnghiệp vụ huyđộng vốn được

- Đánh số chứng từ, hợp đồng vay vốn, hợp đồng thương mại,tính liên tục của hóa đơn mua hàng…

- Các chứng minh cho ngiệp vụ vay vốn (khế ước vay, giấy báocó ngân hàng, chứng từ thanh toán lãi vay…)

Đảm bảo cho cáckhoản vay và nợ

được phê chuẩn

-Kiểm tra việc thực hiện các quy định về trình tự, các bướccông việc như trình tự thực hiện xét duyệt vay vốn, các quy chếquản lý tài chính…

Trang 15

hợp với chính sách vay vốn của công ty Thủ tục kiểm soát:xem xét hồ sơ huy động vốn để đánh giá mức độ phù hợp vớichính sách của công ty.

Dẩm bảo sự đánh

giá đúng đắn,hợp lý của ngiệp

vụ huy động vốn

Việc phân loại và ghi sổ có đảm bảo chia thành các khoản vayngắn hạn, dài hạn, nợ ngắn hạn, dài hạn căn cứ vào thời hạnthanh toán của từng khoản nợ phải trả Thủ tục kiểm soát:-Kiểm tra nội dung vay trên hợp đồng vay, hợp đồng thươngmại, các biên bản ký quỹ, ký cược ngắn hạn…

-Kiểm tra hồ sơ hạch toán có đảm bảo đúng tài khoản, quan hệđối ứng và số tiền (trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết)

Đảm bảo cho

việc hạch toán

đầy đủ và đúngkỳ các nghiệp vụ

huy động vốn,thu tiền

Nghiệp vụ phát sinh phải được ghi sổ đầy đủ, không thừa, thiếu,trùng Thủ tục kiểm soát: So sánh số lượng nghiệp vụ vay trongkỳ với số lượng bút toán ghi nhận vay; Kiểm tra tính liên tục bộchứng từ vay vốn.

Ghi sổ kịp thời, đúng kỳ.Thủ tục kiểm soát: Kiểm tra tính phùhợp ngày phát sinh nghiệp vụ với ngày ghi sổ nghiệp vụ.

Đảm bảo sự cộng

dồn (tính toántổng hợp) đúngđắn các nghiệp

vụ huy đọng vốnvà thu tiền.

Số liệu phải được tính toán tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ, chínhxác Thủ tục kiểm soát: Kiểm tra kết quả tính toán lãi vay theokỳ vay; so sánh số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết vay (theo chủnợ) với sổ tổng hợp Kiểm tra việc phân tách khoản nợ gốc phảitrả và lãi vay đã thanh toán trong kỳ.,.

Nội dung KSNB đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay có thể khái quátở các bước công việc chính như sau:

huy động vốn Những quy định này có thể chia làm hai (2) loại chính sau đây:

người có liên quan đến chu kỳ này (như quy định về chức năng đề xuất và lập kế

Trang 16

hoạch vay vốn, quyền hạn và trách nhiệm của người xét duyệt và phê chuẩn cáckhoản vay, trách nhiệm theo dõi, ghi chép, phản ánh các khoản nợ phải trả và tìnhhình thanh toán từng khoản cho từng chủ nợ) Những quy định này có ý nghĩa rấtquan trọng trong việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn và nội dung công việc từngngười liên quan đến hoạt động này Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện trách nhiệm kiểmsoát đối với từng khâu: Kiểm soát phê duyệt kế hoạch vay, kiểm soát thanh toánkhoản vay, kiểm soát quản lí vốn vay

vay vốn, các quy chế quản lý tài chính

chức phân công, bố trí nhân sự, phổ biến, đào tạo về chức năng, nhiệm vụ của từngbộ phận, đồng thời thực hiện kiểm tra và giám sát chặt việc sử dụng, thanh toán cácnguồn vốn vay theo quy định của đơn vị và Nhà nước.

1.2 Khái quát về kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểmtoán Báo cáo tài chính

1.2.1 Ý nghĩa của kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểmtoán Báo cáo tài chính

Huy động vốn là quá trình đầu tiên của hoạt động kinh doanh bởi bất kỳ hoạtđộng kinh doanh nào cũng đòi hỏi một lượng vốn nhất định Nghiệp vụ huy độngvốn và hoàn trả bảo đảm cho doanh nghiệp có được lượng vốn cần thiết để hoạtđộng và phát triển.

Huy động vốn vay và hoàn trả là một trong những chu kỳ quan trọng củadoanh nghiệp Việc sử dụng vốn vay sao cho hợp lý và hiệu quả, bảo toàn và pháttriển vốn và là điều quan tâm của các nhà quản lý trong doanh nghiệp Hơn nữa, cácchỉ tiêu liên quan đến chu kỳ này, nếu có sai phạm sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hìnhtài chính và kết quả kinh doanh Mặt khác, các chỉ tiêu trong chu kỳ này thường liênquan đến các chỉ tiêu trên BCTC như tiền, nợ vay, chi phí lãi vay cũng như việcthực hiện cam kết về quyền và nghĩa vụ đối với việc tiếp nhận và hoàn trả vốn.

Trang 17

Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay là công việc kiểm toán kháphức tạp, có liên quan đến tính tuân thủ trong việc vay và sử dụng vốn vay cũngnhư tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn đó.

Vì những lí do trên, nên kiểm toán chu kỳ này có ý nghĩa rất quan trọng đốivới doanh nghiệp.

1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay

1.2.1.1 Các thông tin tài chính liên quan đến chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay

Trên bảng cân đối kế toán

+ Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (Mã số 320)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay, còn nợ cácngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác có kỳ hạn thanh toáncòn lại không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căncứ vào số dư Có chi tiết của TK 341 và 34311 (chi tiết phần đến hạn thanh toántrong 12 tháng tiếp theo).

+ Vay và nợ thuê tài chính dài hạn (Mã số 338)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp vay, nợ của các ngân hàng, tổchức, công ty tài chính và các đối tượng khác, có kỳ hạn thanh toán còn lại trên 12tại thời điểm báo cáo, như: Số tiền Vay ngân hàng, khoản phải trả về tài sản cố địnhthuê tài chính, tiền thu phát hành trái phiếu thường Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nàylà số dư Có chi tiết các tài khoản: TK 341 và kết quả tìm được của số dư Có TK34311 trừ (-) dư Nợ TK 34312 cộng (+) dư Có TK 34313.

Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chi phí tài chính (Mã số 22):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phíbản quyền, chi phí hoạt động liên doanh, phát sinh trong kỳ báo cáo của doanhnghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 “Chiphí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳbáo cáo.

Trang 18

Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không cótư cách pháp nhân, các khoản chi phí tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đềuphải loại trừ.

Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

a)Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp trực tiếp-Tiền lãi vay đã trả (Mã số 04)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo,bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả củacác kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này

Chỉ tiêu này không bao gồm số tiền lãi vay đã trả trong kỳ được vốn hóa vàogiá trị các tài sản dở dang được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư Trườnghợp số lãi vay đã trả trong kỳ vừa được vốn hóa, vừa được tính vào chi phí tài chínhthì kế toán căn cứ tỷ lệ vốn hóa lãi vay áp dụng cho kỳ báo cáo theo quy định củaChuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay” để xác định số lãi vay đã trả của luồng tiền từhoạt động kinh doanh và luồng tiền hoạt động đầu tư.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113(chi tiết tiền chi trả lãi tiền vay); sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền trảlãi vay từ tiền thu các khoản phải thu) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kếtoán TK 335, 635, 242 và các Tài khoản liên quan khác Chỉ tiêu này được ghi bằngsố âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

b)Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp gián tiếp- Chi phí lãi vay (Mã số 06)

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay đã ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh trong kỳ báo cáo, kể cả chi phí phát hành trái phiếu của trái phiếuthường và trái phiếu chuyển đổi; Số chi phí lãi vay hàng kỳ tính theo lãi suất thực tếđược ghi tăng cấu phần nợ của trái phiếu chuyển đổi Chỉ tiêu này được lập căn cứvào sổ kế toán TK 635 (chi tiết chi phí lãi vay kỳ báo cáo) sau khi đối chiếu với chỉtiêu “Chi phí lãi vay” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”.

Trang 19

Tiền lãi vay đã trả (Mã số 14)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo,bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả củacác kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này

Chỉ tiêu này không bao gồm số tiền lãi vay đã trả trong kỳ được vốn hóa vàogiá trị các tài sản dở dang được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư Trườnghợp số lãi vay đã trả trong kỳ vừa được vốn hóa, vừa được tính vào chi phí tài chínhthì kế toán căn cứ tỷ lệ vốn hóa lãi vay áp dụng cho kỳ báo cáo theo quy định củaChuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay” để xác định số lãi vay đã trả của luồng tiền từhoạt động kinh doanh và luồng tiền hoạt động đầu tư.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113(chi tiết tiền chi trả lãi tiền vay); sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền trảlãi vay từ tiền thu các khoản phải thu) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kếtoán TK 335, 635, 242 và các Tài khoản liên quan khác

Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanhtrước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghitrong ngoặc đơn (…).

1.2.2.2 Mục tiêu kiểm toán chu kì

Mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính là để xác minh và bày tỏ ý kiến về tínhtrung thực và hợp lí của các thông tin tài chính trình bày trên Báo cáo tài chính Đốivới mỗi khoản mục, mỗi chu kỳ đều có mục tiêu chung và mục tiêu riêng Đối vớichu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay, mục đích chung là đánh giá sự thay đổi số dưcác tài khoản liên quan, sự trung thực và phù hợp với các nguyên tắc kế toán đượcthừa nhận Từ mục đích chung của kiểm toán, có thể phát triển thành các mục tiêuchung và mục tiêu cụ thể đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay như sau:

Mục tiêu kiểm toán chung đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay là

đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ( KSNB) đối với khoản vay, mức độ trung thựcvà hợp lý của các nghiệp vụ về khoản vay cùng với mức độ phù hợp của việc trìnhbày các thông tin tài chính trọng yếu có liên quan đến các khoản vay.

Trang 20

Mục tiêu cụ thể bao gồm các mục tiêu sau:Tính hiện

Các khoản vay được hạch toán tương ứng với thực tế các hoạt độngđầu tư Nghiệp vụ đã được ghi chép liên quan đến tài khoản vay đềuthực sự xảy ra và số dư các tài khoản vay thực sự tồn tại Thực tế tạimột số doanh nghiệp, tồn tại tình trạng khai khống khoản vay và chiphí lãi vay Các khoản vay được hạch toán tương ứng với thực tế cáchoạt động đầu tư Nghiệp vụ đã được ghi chép liên quan đến tàikhoản vay đều thực sự xảy ra và số dư các tài khoản vay thực sự tồntại Thực tế tại một số doanh nghiệp, tồn tại tình trạng khai khốngkhoản vay và chi phí lãi vay.

Tính đầy đủ Tất cả các nghiệp vụ vay, nợ xảy ra thì đều được ghi chép đầy đủ

trong sổ sách, báo cáo kế toán Nếu trong trường hợp một doanhnghiệp vô tình hoặc cố ý không ghi chép một hợp đồng vay bao gồmcả số tiền gốc, lãi vay, thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay thì đã viphạm mục tiêu này.

Tính toán,đánh gía

Các nghiệp vụ có gốc ngoại tệ được quy đổi ra Đồng Việt Nam theođúng tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm ghi nhận khoản vay Còn đốivới doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán, thì việc ghi nhận cácnghiệp vụ liên quan đến tài khoản vay sử dụng tỷ giá hạch toánnhưng cuối kỳ phải tiến hành điều chỉnh theo tỷ giá ngày 31 tháng12 Ví dụ trong doanh nghiệp hạch toán theo tỷ giá thực tế, đối vớikhoản vay ngắn hạn ngân hàng, khi ghi nhận khoản vay này, trong sổcái Tài khoản 341- Ngân hàng A: hạch toán theo tỷ giá tại ngày ghinhận, trong những lần thanh toán tiếp theo thì hạch toán theo tỷ giángoại tệ tại ngày thanh toán Việc ghi chép này, phải đảm bảo sửdụng đúng tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm thanh toán.

Quyền vànghĩa vụ

Đơn vị có nghĩa vụ thanh toán mọi khoản vay được ghi nhận trênbảng cân đối kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành Xem xétcác khoản vay này có thực sự là nghĩa vụ của doanh nghiệp haykhông.

Trang 21

Tính đúngkỳ

Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán phải được ghi chép vào sổsách Bao hàm việc xem xét ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tàikhoản vay có được ghi chép trong kỳ kế toán do doanh nghiệp quyđịnh hay không? Nếu việc ghi chép không đúng sẽ gây ảnh hưởngđến số dư các tài khoản liên quan trong kỳ và các kỳ tiếp theo.

Phân loạivà trình bày

Các nguyên tắc kế toán sử dụng tương ứng với các Chuẩn mực ápdụng trong khuôn khổ kiểm toán Đối với các nghiệp vụ liên quanđến vay phải được trình bày vào các tài khoản thích hợp Đôi khi, cácnghiệp vụ vay được ghi nhận cho Ngân hàng A lại hạch toán sangNgân hàng B, hay ghi nhận các khoản vay ngắn hạn thành khoản vaydài hạn là vi phạm mục tiêu này.

Tính chínhxác

Tất cả các khoản vay và nợ tương tự bao gồm cả tiền lãi phải trảđược hạch toán và tính toán một cách chính xác Việc tính toán, ghisổ và chuyển số chính xác, đảm bảo số dư cuối kỳ của các khoản vayđược ghi chép chính xác, hợp lý và đầy đủ.

1.2.2.3 Căn cứ kiểm toán

Để đạt được các mục tiêu kiểm toán trên, KTV cần phải thực hiện thu thập cácbằng chứng kiểm toán làm căn cứ để đưa ra ý kiến kết luận của mình Các bằngchứng này được lấy nguồn tài liệu liên quan trực tiếp đến chu kỳ huy động và hoàntrả vốn vay của đơn vị được kiểm toán.

Khi tiến hành kiểm toán nguồn vốn vay, kiểm toán viên cần dựa vào nhữngnguồn thông tin, tài liệu về các quy định pháp luật, quá trình phê chuẩn cũng nhưquá trình xử lí kế toán có liên quan Các nguồn tài liệu (hay các căn cứ) cụ thể đểkiểm toán rất phòng phú và đa dạng về hình thức, nguồn gốc cũng như nội dung Vềnguồn gốc của tài liệu có thể thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài đơn vị được kiểmtoán Về nội dung, các tài liệu này có thể chứa đựng các thông tin tài chính và thôngtin phi tài chính Tổng hợp lại, những nguồn tài liệu chủ yếu được dung làm căn cứkiểm toán gồm:

Nguồn tài liệu từ đơn vị được kiểm toán:

Trang 22

- Báo cáo tài chính của đơn vị, gồm Bảng cân đối kế toán ( báo cáo các

thông tin như vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn); Bản thuyết minh BCTC (báocáo các thông tin chi tiết về vay dài hạn, cụ thể vay ngân hàng, vay đối tượng khác,nợ dài hạn)

- Các sổ hạch toán liên quan đến hoạt động huy động vốn và hoàn trả bao gồm

sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán Các sổ kế toán bao gồm sổ kế toántổng hợp và sổ kế toán chi tiết các tài khoản có liên quan chủ yếu như TK 341.

- Các chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động huy động vốn vay và hoàn trả.

Các chứng từ này chứng minh nghiệp vụ ghi sổ về tăng, giảm vốn vay là thực sựphát sinh và là căn cứ để ghi sổ kế toán như: chứng từ về nhận tiền vay, trả nợ tiềnvay, bảng tính lãi vay phải trả, các biên bản đối chiếu số dư nợ vay với ngân hàngvà các đối tượng khác.

ban hành hoặc do chính đơn vị ban hành; các quy định về hình thức vốn huy độngcủa đơn vị; phân cấp huy động vốn bao gồm thẩm quyền quyết định huy động vốn.

Thông tin xác nhận từ bên ngoài:

Xác nhận từ bên ngoài được sử dụng để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toánthích hợp cho chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay nhằm hỗ trợ cho cơ sở dẫn liệucủa báo cáo kiểm toán của chu kỳ này Để quyết định có sử dụng thông tin xác nhậntừ bên ngoài hay không cần xem xét: mức độ trọng yếu, mức độ rủi ro tiềm tàng, rủiro kiểm soát và khả năng có thể làm giảm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất cóthể chấp nhận được từ những bằng chứng kiểm toán này.

Mối quạn hệ giữa thủ tục xác nhận từ bên ngoài với mức độ rủi ro tiềm tàng vàrủi ro kiểm soát: Xác nhận của bên ngoài có thể được sử dụng ngay cả khi rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp Tuy nhiên khi mức độ rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát càng được đánh giá là cao thì sử dụng xác nhận từ bênngoài càng có hiệu quả để cung cấp các bằng chứng kiểm toán phù hợp và đáng tincậy.

Trang 23

Sự tin cậy của các bằng chứng kiểm toán được xác nhận từ bên ngoài bị ảnhhưởng do nhiều yếu tố khác nhau, KTV cần gửi thư yêu cầu xác nhận tới cá nhân, tổchức cho vay và cần lưu ý khi xác lập nội dung các yêu cầu xác nhận về khoản chovay.

Khi không có sự phản hồi về các yêu cầu xác nhận từ các cá nhân, tổ chức chovay, KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.

1.2.2.3 Các rủi ro thường gặp

Về chứng từ:

của Tập đoàn mà không có chứng từ kèm theo khác như hợp đồng vay, cơ sở tínhlãi.

Về vấn đề theo dõi chi tiết:

nguyên tệ.

hợp được theo dõi theo đối tượng cho vay, khế ước/hợp đồng cho vay Do đó khicần tổng hợp thông tin để đối chiếu với bên cho vay sẽ phái mất rất nhiều thời gian.

Về kế toán:

ngoại tệ.

thời điểm cuối năm.

tính lãi theo kì của bên cho vay.

Đối với các khoản vay mà lãi vay và vốn vay thanh toán vào cuối thời hạnvay, khách hàng không ghi nhận chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào tài khoản 335,hoặc không tính lãi vay phải trả phát sinh trong kỳ.

Trang 24

1.3.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán:

Lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểmtoán nhằm chuẩn bị những yêu cầu cơ bản trong công tác kiểm toán chu kỳ huyđộng và hoàn trả vốn vay, mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đãđược quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân theo đầy đủnhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán chu kì huy động và hoàn trả vốn vaymột cách có hiệu quả và chất lượng.

KTV phải lập kế hoạch kiểm toán cho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểmtoán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnhtrọng yếu của công tác kiểm toán, phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềmẩn, đảm bảo công tác kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn đã phân bổ chokhoản mục và chu kỳ Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc chotrợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toánchu kỳ này.

Mục đích của việc lập kế hoạch kiểm toán cho chu kỳ huy động và hoàn trảvốn vay:

các ý kiến xác đáng về các kết luận đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay.Từ đó giảm thiểu các sai sót xảy ra đối với các khoản mục liên quan đến chu kỳnày.

hành cuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với các chi phí ở mức hợp lýđược phân bổ cho các khoản mục liên quan đến chu kỳ này.

công việc kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay đang được thực hiện,nâng cao chất lương, hiệu quả kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay cũng gồm ba (3) bộphận:

Trang 25

Để giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toánđược thực hiện có hiệu quả, Giám đốc kiểm toán và Kiểm toán viên cao cấp thường

lập Chiến lược kiểm toán Theo chuẩn mực Kiểm toán số 300, Kế hoạch chiến lược

là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộckiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môitrường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương

pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tụckiểm toán Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiệncông việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến.

Chương trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay là toàn bộ những

chỉ dẫn cho KTV và trợ lí kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán chu kỳ nàyvà là phương tiện ghi chép, theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện trong giai đoạnkiểm toán Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng khoản mục, nộidung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tínhcần thiết cho khoản mục này.

Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạchkiểm toán tổng thể, bao gồm các bước công việc như sau:

Thu thập thông tin về các khoản vay

Thông tin về các khoản vay có thể thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau.Tuy nhiên đối với từng nguồn thông tin thu thập cần có sự đánh giá về mức độ tincậy của chúng:

Thực hiện thủ tục phân tích các khoản vay

Quy trình phân tích là việ phân tích số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng.Qua đó tìm ra những xu hướng biến động và mối quan hệ mâu thuẫn với các thôngtin liên quan khác hoặc có sự chệnh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến Bao gồm việcso sánh thông tin về các khoản vay theo kì kinh doanh , từng đối tượng cho vay, sosánh lãi vay thực tế phải trả so với kế hoạch, so sánh các khoản vay ngắn hạn và dàihạn, so sánh thông tin về các khoản vay trong cơ cấu vốn với các nguồn vốn khác.

Trang 26

Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán của các khoản vay

Đánh giá tính trọng yếu là bước cơ bản và quan trọng trong cuộc kiểm toánBCTC, KTV cần ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được, xác định phạm vicủa cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xácđịnh bản chất, thời gian và phạm vi các khảo sát kiểm toán Từ việc ước lượng mứctrọng yếu của BCTC, KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục,trong đó có các khoản vay Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho KTVlập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp.

Đánh giá rủi ro là việc dựa trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toànbộ BCTC và phân bổ đối với từng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy rasai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục đểphục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toáncho từng khoản mục.

Mức độ rủi ro được xác định theo mô hình sau:

IR: Rủi ro tiềm tàngCR: Rủi ro kiểm soátIR: Rủi ro phát hiện

Tìm hiểu hệ thống Kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ huy động và hoàn trảvốn vay và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản vay.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315: “Xác định và đánh giá rủi ro có

sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường củađơn vị” yêu cầu KTV phải thực hiện việc đánh giá tổng thể về hệ thống KSNB của

đơn vị được kiểm toán, bao gồm việc thu thập hiểu biết và đánh giá xem cácchương trình và thủ tục kiểm soát có được thực hiện không? Hệ thống KSNB theomô hình COSO gồm: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Đánh giá rủi ro; (3) Thông tinvà truyền thông; (4) Các thủ tục kiểm soát; (5) Giám sát.

Trang 27

Hoàn thành các câu hỏi dưới đây bằng cách phỏng vấn các nhà quản lý có liênquan, quan sát hoặc thực hiện lại, qua đó giúp KTV có cái nhìn toàn diện và hiểubiết về hệ thống KSNB của khách hàng Từ đó, giúp KTV xác định cách tiếp cậnkiểm toán và xác định liệu việc thực hiện kiểm tra KSNB có phù hợp không Khilập kế hoạch thực hiện kiểm tra KSNB, KTV phải xác định và kiểm tra các thủ tụckiểm soát chính trực tiếp gắn liền với các mục tiêu kiểm toán Bất cứ câu trả lời‘Không’ đều thể hiện việc thiếu các kiểm soát thích đáng hoặc hiệu quả, đòi hỏiphải tìm hiểu tiếp để xác định xem liệu có các kiểm soát khác thay thế được không

Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toáncần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũngnhư dự kiến về bằng chứng kiểm toán cần thu thập.

Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích Mộtlà: sắp xếp có kế hoạch công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp giữa các KTV.Hai là: chương trình kiểm toán là phương tiện để trưởng nhóm kiểm toán giám sát,kiểm tra cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc cần thựchiện.Ba là: chương trình kiểm toán là bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểmtoán được thực hiện.

1.3.3.2 Thực hiện kiểm toán

Thực hiện kiểm toán thực chất là quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán chukỳ huy động và hoàn trả vốn vay để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán đốivới chu kỳ này Giai đoạn này chủ yếu bao gồm việc tìm hiểu, đánh giá hệ thốngkiểm soát nội bộ đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay, thực hiện các thủ tụckiểm soát và thử nghiệm cơ bản đối với chu kỳ này Đó là quá trình triển khai mộtcách chủ động và tích cực kế hoạch và chương trình kiểm toán nhằm đưa ra nhữngý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của các khoản mục trong chu kỳnày Phần công việc trong giai đoạn này cũng gồm hai (2) bước cơ bản như sau:

Bước 1: Khảo sát về kiểm soát nội bộ

Trang 28

Mục đích của việc thực hiện khảo sát về kiểm soát nội bộ là để đánh giá tínhhiện hữu, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ với chu kỳ huy độngvốn vay và hoàn trả Từ đó giúp KTV xác định phạm vi, nội dung các thử nghiệmcơ bản thích hợp (Khảo sát nghiệp vụ và khảo sát số dư).

Mục tiêu chi tiết hơn của khảo sát về KSNB là để hiểu rõ cơ cấu KSNB đốivới chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay, qua đó KTV xác định rủi ro kiểm soát đốivới hoạt động huy động và hoàn trả vốn cao hay thấp, có khả năng xuất hiện ởnhững khâu nào? Những nội dung chủ yếu của khảo sát về KSNB đối với chu kỳnày mà KTV cần thực hiện bao gồm:

Khảo sát về sự hiện hữu (thiết kế) chính sách kiểm soát, các quy định vềKSNB

Để có được hiểu biết về các chính sách, các quy định của đơn vị về KSNB đốivới hoạt động huy động vốn và hoàn trả, KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vịcung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan, như: Quy định về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc lập các kế hoạch vay huyđộng vốn, trong việc phê chuẩn kế hoạch này, trong việc kiểm soát và sử dụngnguồn vốn vay… Quy định về trình tự trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng tíndụng, nhận tiền và theo dõi thanh toán tiền lãi và gốc.

Khảo sát về sự vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ

Hoạt động KSNB của đơn vị đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vayđược thể hiện thông qua việc tổ chức triển khai thực hiện các quy chế KSNB Côngviệc tiếp theo của KTV là khảo sát để đánh giá sự vận hành của các quy chế KSNBđó Mục tiêu chủ yếu của các khảo sát này là để đánh giá tính hữu hiệu trong vậnhành của các quy chế KSNB, cụ thể là sự hiện hữu (hoạt động) và tính thườngxuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát Cáchthức khảo sát, thu thập bằng chứng làm cơ sở đánh gía có thể áp dụng rất đa dạng,như: Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng; Kiểm tra hồ sơ, tài liệu về vay vốn vàcác chứng từ kế toán liên quan; Phỏng vấn các nhân viên có liên quan; Thực hiệnlại; Quan sát.

Trang 29

Khảo sát việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức KSNB

Thực hiện đảm bảo các nguyên tắc và thủ tục kiểm soát có ý nghĩa hết sứcquan trọng trong việc đảm bảo KSNB đối với chu kỳ huy động vốn và hoàn trả hiệuquả Đặc biệt là việc kiểm tra xem đơn vị có tuân thủ nguyên tắc “Bất kiêm nhiệm”là một thủ tục hết sức cần thiết Thực hiện nguyên tắc này có tác dụng ngăn ngừanhững sai phạm, nhất là những sai phạm cố ý Ví dụ: Có đảm bảo phân định rạch ròigiữa việc phê duyệt với việc thực hiện thu, chi vốn vay; giữa việc thực hiện nghiệpvụ vay với việc theo dõi và ghi sổ kế toán cho các nghiệp vụ này.Nếu việc xin vay,trả nợ vay và việc theo dõi ghi sổ là cùng một người thì rất dễ xảy ra gian lận đốivới việc sử dụng khoản tiền vay sai mục đích, biển thủ các khoản tiền vay hay cố ýhạch toán sai các khoản lãi thanh toán…

Mục tiêu và nội dung về khảo sát kiểm soát nội bộ được trình bày ở Phụ lục

Bước 2: Khảo sát cơ bản

Khảo sát cơ bản là khảo sát được thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán BCTC.Kỹ thuật này giúp KTV thu thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho mức độtin cậy của BCTC KTV cần phải căn cứ vào đặc điểm các nghiệp vụ tiền vay ởtừng doanh nghiệp khác nhau để thiết kế các khảo sát cơ bản phù hợp Công việckhảo sát cơ bản bao gồm kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát và kiểm tra chi tiếtvề nghiệp vụ và số dư tài khoản.

Thủ tục phân tích

Phân tích đánh giá tổng quát nhằm xem xét số liệu của chu kỳ vay vốn vàhoàn trả thông qua các mối quan hệ và các tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trên chu kỳ.Phương pháp này giúp KTV khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh chóng thôngqua việc xác định những sai lệch về thông tin để xác định mục tiêu, phạm vi, quymô và khối lượng công việc kiểm toán.

Với mục đích khoanh vùng trọng tâm kiểm toán, thông thường, KTV tiếnhành phân tích đánh giá tổng quát các thông tin tài chính chủ yếu có liên quan, nhưvay ngắn hạn, vay dài hạn, phải trả người bán, phải trả công nhân viên… Thủ tục

Trang 30

phân tích thường tiến hành phân tích các thông tin tài chính và phân tích các thôngtin phi tài chính trong mối liên hệ với các thông tin tài chính có liên quan Cácthông tin này được lấy từ bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính hoặccác tài liệu liên quan khác…

Kỹ thuật phân tích, đánh giá tổng quát chủ yếu đối với số dư tiền vay (tổng sốhoặc chi tiết theo từng chủ nợ); KTV cũng có thể so sánh các khoản vay riêng biệtcòn thanh toán năm nay với năm trước, đối với số phát sinh hoặc có thể đối với tỷ lệvốn vay trong tổng nguồn vốn Khi xem xét sự biến động của các thông tin này,KTV cũng cần phải cân nhắc đến tác động của các yếu tố có thể đã được xác định,như nhu cầu vay vốn của đơn vị trong kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh.

Những biến động của vốn vay, đặc biệt là biến động bất thường sẽ là trọngtâm để KTV đi sâu kiểm tra chi tiết nhằm làm rõ những tác động gây nên biến độngđó Đây cũng là cơ sở để KTV xác định các thủ tục kiểm toán cần được áp dụng vàphạm vi cần kiểm toán.

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư

Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trongđơn vị bao gồm kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục sau:

Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một chu kỳ sảnxuất, kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm tài chính.

Về cơ bản các khoản vay ngắn hạn cũng phải trải qua quá trình phân tích, lậpkế hoạch và phê duyệt chặt chẽ trước khi thực hiện các hoạt động vay Mục đíchcủa các khoản vay này là để tài trợ cho các hoạt động ngắn hạn trong đơn vị, vì thếkhi thực kiểm toán, KTV cần lưu ý đến các khía cạnh sau:

- Gốc vay: Theo quy định của Chuẩn mực kế toán, kế toán viên phải theo dõi

chi tiết cho từng đối tượng cho vay và theo từng loại tiền Tùy vào hình thức vay, kếhoạch trả tiền đã được thỏa thuận trước với ngân hàng hoặc bên cho vay mà phầngốc vay có thể được thanh toán định kỳ hoặc thanh toán một lần khi kết thúc thờihạn vay.

Trang 31

- Chi phí đi vay: Đây là chi phí lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên

quan trực tiếp đến các khoản vay của đơn vị.

- Tỷ lệ vốn hóa (nếu có) đối với chi phí đi vay: Trường hợp này KTV cần chú

ý tới các khoản vay dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng dở dang vì cần thiết phảixác định mức chi phí đi vay vốn hóa vào giá trị tài sản.

- Đánh giá chênh lệch tỷ giá đối với các khoản vay có gốc ngoại tệ Nếu đơn

vị vay vốn có gốc ngoại tệ mà dùng cho mục đích hỗ trợ sản xuất kinh doanh thôngthường thì các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm tài chính sẽ được ghi nhậnvào chi phí tài chính hoặc doanh thu tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh.

Vay dài hạn (TK 341) là khoản vay mà doanh nghiệp vay có thời hạn hoàn trảtrên một năm nhằm để mở rộng quy mo sản xuất, mua sắm thiết bị, đổi mới quytrình công nghệ hoặc đầu tư dài hạn khác.

Các nghiệp vụ liên quan đến vốn vay bao gồm nghiệp vụ vay tiền và nghiệpvụ hoàn trả nợ vay Các nghiệp vụ vay tiền phát sinh luôn luôn gắn liền với các thủtục rang buộc khá chặt chẽ, như lập kế hoạch vay vốn, ký hợp đồng vay, với các nộidung hay điều khoản chi tiết được thỏa thuận (như lãi suất, thời hạn vay, phươngthức trả nợ…) Các nghiệp vụ trả nợ tiền vay cũng phải trải qua thủ tục phê chuẩn,cho phép chi tiền hay sử dụng một nguồn tài trợ để hoàn trả nợ gốc và lãi vay.

Về mặt bản chất, kiểm tra chi tiết nghiệp vụ nói chung và nghiệp vụ vay vốnnói riêng chủ yếu là kiểm tra các nghiệp vụ đã ghi nhận trên sổ hạch toán vốn vaycó đảm bảo các cơ sở dẫn liệu cụ thể hay không? Các cơ sở dẫn liệu đó cũng chínhlà mục tiêu mà KTV có trách nhiệm thu thập các bằng chứng thích hợp để xác nhậnsự đảm bảo Thực chất của qua trình kiểm tra chi tiết là tiến hành kiểm tra lại quátrình xử lý kế toán liên quan đến khâu ghi sổ kế toán, nhằm có các bằng chứng xácnhận các cơ sở dẫn liệu cụ thể có liên quan đến hạch toán các nghiệp vụ Cách thứctiến hành kiểm tra chi tiết chủ yếu thực hiện xem xét, đối chiếu từ các nghiệp vụ đãhạch toán trên sổ kế toán ra các chứng từ, tài liệu có liên quan Do đặc điểm của chu

Trang 32

kỳ này là nghiệp vụ diễn ra tương đối ít, không phát sinh nhiều nên KTV có thểthực hiện khảo sát phần lớn các nghiệp vụ vay vốn và hoàn trả.

Bảng 1.1 Bảng tóm tắt công việc kiểm toán số dư tiền vayMục tiêu

kiểm toán

Tính hợp lý chung: Các khoản nợ tiền vay, tiền lãi phải trả đều hợp lí.

- So sánh số dư nợ tiền vay cuối năm với đầu

- So sánh tiền lãi tính dồn phải trả cuối năm

so với đầu năm.

- So sánh phí tổn vay năm nay với năm trước.

Kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát để đánh giá tính hợp lí chung.Các khoản tiền

vay thực tế tồn tại và được phản ánh đầy đủ, phân loại đúng đắn, rõ rang

- Kiểm tra bảng liệt kê chi tiết tiền vay, tiền

lãi tính dồn và đối chiếu với các chứng từ, sổ sách, tài liệu có liên quan.

- Kiểm tra sự tồn tại của các chủ nợ và xin

xác nhận nợ từ các chủ nợ về các khoản vay.

- Kiểm tra về thời hạn vay – trả và sự phân

loại, hạch toán tiền vay.

nội dung xin xácnhận của từng loại đối tượng.

các khoản nợ dàihạn đến hạn trả.Các khoản tiền

vay đều được tính toán, đánh giá đúng đắn, chính xác.

- Kiểm tra số tiền gốc vay, lãi suất vay trên

các khế ước vay và các bảng kê.

- Kiểm tra việc tính toán số dư trên các sổ chi

tiết tiền vay, lãi vay; đối chiếu với số liệu trên bảng kê.

- Kiểm tra việc tính toán, quy đổi các khoản

nợ vay có gốc ngoại tệ (số lượng nguyên tệ, tỷ giá ngoại tệ - đã điều chỉnh).

- Kiểm tra các căn cứ tính toán: số tiền vay

gốc, số đã trả, lãi suất, kì hạn.

-Kiểm tra toàn bộ (100% nghiệp vụ vay nợ phát sinh trong kì).

-Chú ý số lượng nguyên tệ, tỷ giángoại tệ phù hợp.

Các khoản tiền vay được tính toán tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ và đúng đắn

- Kiểm tra các khế ước vay và chứng từ thanh

toán tiền vay, lãi vay.

- Đối chiếu số liệu trên bảng kê với số liệu

trên sổ kế toán và với xác nhận của các chủ nợ.

Chú ý nợ có gốc ngoại tệ.

Các khoản tiền vay được công bố, trình bày (công khai) đúng đắn

- Đối chiếu số liệu tiền vay trên BCTC với số

liệu trên sổ kế toán tiền vay và số liệu tổng hợptrên bảng kê tiền vay, tiền lãi.

- Xem xét tính phù hợp của việc trình bày

tiền vay so với chế độ BCTC.

Lưu ý tính đúng đắn của việc phân loại và tổng hợp từng loại tiền vay.

Trang 33

1.3.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay.

Việc tổng hợp kết quả kiểm toán phần hành huy động và hoàn trả vốn vayđược thực hiện dựa trên những bằng chứng đã thu thập được và thường thể hiệndưới hình thức một bản tổng hợp kết quả kiểm toán hay biên bản kiểm toán.

Nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán thường gồm:- Quan sát: kiểm toán viên nêu rõ những công việc đã thực hiện trong quátrình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay, từ đó kết luận về việc đạt haychưa đạt được mục tiêu kiểm toán đối với chu kỳ này.

- Ý kiến: đề xuất các bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyếtminh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh và số tiềnđiều chỉnh Kiểm toán viên nêu ý kiến nhận xét về những hạn chế tồn tại của hệthống kế toán và hệ thống KSNB đối với chu kỳ vay vốn và hoàn trả và ý kiến đềxuất cải tiến, hoàn thiện hệ thống KSNB của kiểm toán viên.

Căn cứ vào kết quả kiểm toán khi kết thúc chương trình kiểm toán, KTV đưara một trong hai (2) loại ý kiến kiểm toán sau:

- Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần

Được trình bày trong trường hợp KTV và doanh nghiệp kiểm toán cho rằngcác khoản mục vay trên BCTC đều được phản ánh trung thực và hợp lí trên các khíacạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, phù hợp với Chuẩnmực và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

- Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần

Ý kiến dạng chấp nhận từng phần: được trình bày trong trường hợp KTV và

doanh nghiệp kiểm toán cho rằng các khoản vay và nợ trên BCTC chỉ phản ánhtrung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vịđược kiểm toán, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tùy thuộc (hoặc ngoại trừ) màKTV đã nêu ra trong ý kiến kiểm toán.

Ý kiến dạng từ chối: được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn

phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng

Trang 34

lớn các khoản vay tới mức mà KTV không thể thu thập được đầy đủ và thích hợpcác bằng chứng kiểm toán để có thể đưa ý kiến về BCTC.

Ý kiến dạng trái ngược: được đua ra trong trường hợp các vấn đề không thống

nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoảnvay đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thểhiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của các khoản này trên BCTC.

1.3.3.4 Xem xét các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán

Sau ngày ký báo cáo kiểm toán có thể phát sinh những sự kiện có ảnh hưởngtrọng yếu đến báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán KTV cần xem xét mức độảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính Đối với chu kỳ huyđộng và hoàn trả vốn vay, các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán có thể xảy racần phải xem xét như tính hoạt động liên tục của đơn vị, quyết định hoàn trả vốnvay của Ban Giám đốc Nếu các sự kiện này gây ra chênh lệch, và mức chênh lệchnày lớn hơn mức trọng yếu đã xác định, KTV cần trao đổi với khách hàng để đưa raphương án xử lý phù hợp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUYĐỘNG VÀ HOÀN TRẢ VỐN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON VIỆT NAM2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Thông tin chung về Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam:

Cầu Giấy, Hà Nội.

Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 35

Doanh thu hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm cụ thể như sau:

Trang 36

Bảng 2.1 Doanh thu hoạt động kinh doanh của Công tytrong giai đoạn 2011-2015

Số lượngnhân viên

Số lượngkhách hàng

Doanh thu(triệu đồng)

Tăng trưởngdoanh thu

Nguồn: Thông tin nội bộ doanh nghiệp

Theo thống kê của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – VACPA, năm2013, Grant Thornton Việt Nam đứng thứ 10 về doanh thu trong nhóm 10 công tykiểm toán có doanh thu lớn nhất Việt Nam.

Số liệu thống kê cho thấy rằng, mặc dù nằm trong nhóm 10 Công ty có doanhthu lớn nhất nhưng có thể thấy rằng trong giai đoạn 2011 – 2015, doanh thu củaCông ty tăng mạnh Điều này có thể lý giải là do kết quả của việc sát nhập giữaNEXIA ACPA và Grant Thornton Việt Nam, làm gia tăng số lượng khách hàng vàkhả năng cạnh tranh của công ty

Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) và Công ty TNHH Kiểm toán vàTư vấn Nexia ACPA (“ACPA”) đã đạt được thỏa thuận sáp nhập hoạt động kinhdoanh tại Việt Nam, thỏa thuận này có hiệu lực chính thức từ ngày 1 tháng 7 năm2014 Công ty sau khi sáp nhập sẽ tiếp tục là thành viên chính thức của mạng lướiGrant Thornton toàn cầu và hoạt động dưới tên gọi Grant Thornton Sự kết hợp nàysẽ tạo nên một công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam vớiđội ngũ có chuyên môn cao gồm 14 Chủ phần hùn và hơn 220 nhân viên chuyênnghiệp tại các văn phòng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Ông KennethAtkinson, hiện là Tổng Giám đốc của Grant Thornton (Việt Nam), sẽ giữ vị trí Chủtịch Ông Nguyễn Chí Trung, hiện là Tổng Giám đốc của ACPA, sẽ giữ vị trí TổngGiám đốc của Công ty sau khi sáp nhập.

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Trang 37

Cơ cấu bộ máy tổ chức nhân sự tại Grant Thornton được trình bày trong Sơ

đồ 1.2 như sau:

Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức quản lý của Công tyTNHH Grant Thornton Việt Nam

Grant Thornton Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại Tp HồChí Minh Các phòng ban đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ riêng biệt đồng thờicó sự hỗ trợ chặt chẽ lẫn nhau trong quá trình hoạt động Nhìn chung bộ máy được

Tổng giám đốc

Phó TGĐ(Trụ sở Hà Nội)

GĐ điều hành(VP TP HCM)

Trưởng phòng đào tạo phát triển

Chánh văn phòng

Trưởng phòng TCDN

Giám đốc kiểm toán

Giám đốc tư vấn TCDN

Giám đốc Thuế

Trưởng phòng hành chính nhân sự

Trưởnng phòng marketing

Trưởng phòng kiểm toán

Trưởng phòng TCDN

Trưởng phòng thuế

Trợ lý

Trợ lý

Trợ lý

Trưởng phòng kiểm toán

Trang 38

tổ chức một cách gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu quản lý tại Công ty, tạo môi trườnglàm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm chính đối với toàn bộ hoạt động kinh doanhcũng như việc tổ chức quản lý điều hành, hoạch định chiến lược ngắn và dài hạn.

Phó tổng giám đốc và giám đốc điều hành: có nhiệm vụ chính là giúp đỡ chotổng giám đốc, phụ trách công việc chung của các chi nhánh và chịu trách nhiệmtrước chủ phần hùn quản lý trong phạm vi công việc được giao.

Các phòng ban chức năng: bao gồm phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp,phòng kiểm toán, phòng thuế, phòng marketing và một số bộ phận khác như bộphận công nghệ thông tin, phòng hành chính nhân sự, phòng đào tạo phát triển …

- Phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp: thực hiện lập kế hoạch và xây dựngchiến lược hiệu quả thông qua các công cụ như tư vấn cơ cấu chiến lược, hỗ trợ giaodịch, tư vấn cổ phần hoá, định giá doanh nghiêp…

- Phòng kiểm toán: là một trong hai bộ phận quan trọng nhất của công ty, thựchiện các hợp đồng kiểm toán cho các dự án và các công ty có vốn đầu tư nướcngoài, các công ty liên doanh, các khách hàng trong nước.

- Phòng tư vấn thuế: thực hiện các công việc liên quan đến tư vấn thuế chokhách hàng.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

2.1.3.1 Các dịch vụ chủ yếu mà Công ty kiểm toán Grant Thornton cung cấp.

Grant Thornton Việt Nam cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ bao gồmdịch vụ Kiểm toán, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn đầu tư vàquản lý, dịch vụ tư vấn thuế,

2.1.3.1.1 Dịch vụ kiểm toán

Dịch vụ kiểm toán là một trong hai dịch vụ mạnh nhất của Grant ThorntonViệt Nam cùng với tư vấn tài chính doanh nghiệp với doanh thu và số lượng kháchhàng tăng liên tục qua các năm Công ty có các bộ phận kiểm toán tại cả trụ sởchính TP Hồ Chí Minh và văn phòng Hà Nội, cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lậptrong các báo cáo tài chính cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các

Trang 39

công ty trong nước, các dự án được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế và các tổ chứcphi Chính phủ tại Việt Nam Như đã nói ở trên, Grant Thornton là một trong 20công ty kiểm toán tại Việt Nam được phép thực hiện kiểm toán đối với những tổchức phát hành, tỏ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2015.Dịch vụ kiểm toán của công ty tuân thủ cả Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam vàQuốc tế Grant Thornton cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua việccung cấp những báo cáo hàng năm về cách thức cải thiện các hệ thống kế toán, kiểmsoát nội bộ cũng như hoạt động hiệu quả, hiệu năng.

Dịch vụ kiểm toán mà công ty cung cấp đáp ứng được từng nhu cầu chuyênbiệt của từng khách hàng nhờ vào phương pháp kiểm toán toàn cầu GTI Horizonvới thành phần cơ bản là phần mềm kiểm toán Voyager, bên cạnh đó, công ty cũngáp dụng những phần mềm bổ trợ kiểm toán khác, như: phần mềm chọn mẫu IDEA,phần mềm phân tích báo cáo TBEAM và phần mềm Pantana Cheker Phương phápHorizon là một bước tiếp cận kiểm toán mang tính đột phá và có tính khoa học cao.Phương pháp kiểm toán Horizon được thiết kế nhằm cung cấp một chuẩn mực nhấtquán của dịch vụ kiểm toán cho tất cả các khách hàng, bất kể phạm vi hoạt động củahọ Những thông tin mà công ty thu thập được là vô cùng quan trọng đối với kết quảkiểm toán, bởi nó góp phần tăng thêm chiều sâu và tính hướng trọng tâm của côngtác kiểm toán Trong quá trình kiểm toán, Horizon có cách tiếp cận sâu hơn đối vớinhững vấn đề và rủi ro hoạt động có vai trò quan trọng đối với khách hàng Phươngpháp tiếp cận này thường xuyên được cập nhật và hoàn thiện nhằm ngày càng trởnên hiệu quả hơn và luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Đối với GrantThornton, kiểm toán không được coi là một dự án riêng biệt mà là một phần của quátrình cung cấp dịch vụ có tính liên tục.

2.1.3.1.2 Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp

Tư vấn tài chính doanh nghiệp là một trong hai dịch vụ mạnh nhất của GrantThornton Việt Nam Công ty giúp khách hàng thực hiện được những mục tiêu tàichính bằng việc xây dựng các kế hoạch và chiến lược hiệu quả với nhiều phương ánnhư sáp nhập, mua lại, cổ phần hoá hay mở rộng, đầu tư mới, tái cơ cấu tài chính,

Trang 40

phục hồi hoạt động kinh doanh, giảm vốn … thông qua những dịch vụ tư vấn tàichính doanh nghiệp đa dạng như: tư vấn cổ phần hóa, tư vấn cơ cấu chiến lược, địnhgiá doanh nghiệp, hỗ trợ giao dịch, chuẩn bị niêm yết và tài chính dự án.

Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp đang hoạt động muốn thay đổichiến lược kinh doanh hay các công ty nước ngoài đang có ý định thâm nhập vào thịtrường Việt Nam.

2.1.3.1.3 Dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý

Dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý giúp cho khách hàng tập trung và dẫn đầutrong cạnh tranh ở mọi giai đoạn của hoạt động kinh doanh thông qua một loạt cácdịch vụ như hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, cơ cấu doanh nghiệp và cấp phép thànhlập công ty nước ngoài Trong quá trình đó, Công ty hỗ trợ khách hàng của mìnhbằng cách tiến hành nghiên cứu khả thi, phân tích thị trường, ngành, đối thủ cạnhtranh, các mô hình hoạt động, xin giấy phép hoạt động cho các văn phòng đại diện,các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh tại Việt Nam Với bề dày kinhnghiệm và kiến thức sâu rộng về nền kinh tế Việt Nam, Grant Thornton nỗ lực đểgiúp công việc kinh doanh và đầu tư của khách hàng tại Việt Nam được thành công.2.1.3.1.4 Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp

Các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp của Grant Thornton Việt Nam được thiết kếnhằm cải thiện hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ cũng như giúp khách hàng tậptrung vào các hoạt động kinh doanh chính Công ty cung cấp các giải pháp trọn góivừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí dùng để duy trì và nâng cấp hệ thống kế toán củadoanh nghiệp Công ty cũng tư vấn về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ thíchhợp đồng thời giúp khách hàng chuẩn bị sổ sách để trình lên Ban Giám đốc Côngviệc hành chính và các quy trình về lập bảng lương được đơn giản hoá đáng kể vàkhách hàng có nhiều thời gian tập trung hơn vào hoạt động kinh doanh.

2.1.3.1.5 Dịch vụ tư vấn thuế

Các chuyên viên tư vấn thuế đầy tâm huyết tại Grant Thornton Việt Nam cóthể tối đa hóa thu nhập của khách hàng bằng cách kết hợp giữa kiến thức toàn diệnvề các luật thuế và khả năng hoạch định một cách hợp lý các khoản thuế Công ty

Ngày đăng: 22/05/2019, 19:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Th.S Đậu Ngọc Châu, TS. Nguyễn Viết Lợi (chủ biên) (2011), “Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính
Tác giả: Th.S Đậu Ngọc Châu, TS. Nguyễn Viết Lợi (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2011
2) TS. Nguyễn Viết Lợi, ThS. Đậu Ngọc Châu (chủ biên) (2009), “Giáo trình Lý thuyết kiểm toán” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết kiểm toán
Tác giả: TS. Nguyễn Viết Lợi, ThS. Đậu Ngọc Châu (chủ biên)
Năm: 2009
3) GS. TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy (chủ biên) (2010), “Giáo trình kế toán tài chinh”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tài chinh
Tác giả: GS. TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2010
4) TS. Lưu Đức Tuyên, TS. Phạm Tiến Hưng (2012), “Giáo trình Kiểm toán các thông tin tài chính khác”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kiểm toán các thông tin tài chính khác
Tác giả: TS. Lưu Đức Tuyên, TS. Phạm Tiến Hưng
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2012
5) PGS.TS Thịnh Văn Vinh, PGS.TS Giang Thị Xuyến (2012), “Giáo trình Tổ chức quá trình kiểm toán báo cáo tài chính”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tổ chức quá trình kiểm toán báo cáo tài chính
Tác giả: PGS.TS Thịnh Văn Vinh, PGS.TS Giang Thị Xuyến
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2012
6) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính, Bộ tài chính Khác
7) Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính, Bộ tài chính.8) www.vacpa.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w