Hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội

42 1.9K 7
Hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Khách sạn – Du lịch trường đại học Thương Mại cũng như cán bộ công nhân viên trong Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn. Qua đây em xin giử lời cám ơn chân thành đến ban giám đốc và các cán bộ công nhân viên trong Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới T.S Trần Thị Bích Hằng, khoa khách sạn du lịch trường đại học Thương mại. Trong quá trình thực hiện khóa luận em đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng do được sự tận tình giúp đỡ của cô nên em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô giáo trong khoa Khách sạn – Du lịch, bạn bè và gia đình đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Vì khả năng và điều kiện hạn chế, cho nên dù đã cố gắng hết sức song đề tài khóa luận của em không thể tránh những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2013 Sinh viên: Trần Quang Đông i MỤC LỤC ii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài Thời gian vừa qua, ngành kinh doanh khách sạn là ngành thu được lợi nhuận rất cao, đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Lợi nhuận càng cao thì cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Bước đầu chỉ là sự cạnh tranh về thị trường khách, nhà cung cấp nguyên vật liệu… sau là cạnh tranh về nguồn nhân lực phục vụ trong khách sạn. Nguồn nhân lực là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt kinh doanh khách sạn là một ngành dịch vụ, cần sử dụng rất nhiều lao động sống với chất lượng tay nghề cao. Việc thu hút và giữ chân được nguồn nhân lực chất lượng về làm việc cho khách sạn quả không phải là việc dễ dàng. Nếu không có sự thay đổi về chế độ đãi ngộ thì rất có thể khách sạn sẽ phải đối mặt với hiện tượng “chảy máu chất xám”. Do vậy, việc hoàn thiện đãi ngộ nhân lực là vấn đề rất quan trọng đối với khách sạn để có thể thu hút và giữ chân được những người tài giỏi, có thể giúp khách sạn cạnh tranh và chiến thắng trong nền kinh tế thị trường năng động và biến đổi không ngừng. Chính nhờ những người tài giỏi thì khách sạn mới có thể tồn tại, cạnh tranh và phát triển vững mạnh được. Trong thời gian thực tập tại khách sạn Bảo Sơn, 50 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội em nhận thấy công tác đãi ngộ nhân viên của khách sạn còn nhiều hạn chế, chưa tạo được động lực làm việc cho người lao động. Cụ thể, mức lương bình quân của nhân viên còn thấp, các khoản phụ cấp, phúc lợi còn hạn chế. Điều này khiến một số nhân viên làm việc không tập trung, không tận lực với công việc. Việc hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ nhân lực là vấn đề rất quan trọng với khách sạn. Chính vì vậy, em chọn đề tài khóa luận: “Hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội” 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân lực, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến sức lực, sức sáng tạo giúp khách sạn phát triển. Từ đó xác định các nhiệm vụ cụ thể: - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên trong khách sạn. - Phân tích thực trạng, đánh giá để chỉ ra ưu điểm, hạn chế của công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội. 1 - Đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Về nội dung: tập trung nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên, các hình thức đãi ngộ nhân viên, các nhân tố ảnh hưởng đến đãi ngộ nhân viên và quá trình thực hiện đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội. - Về không gian: nghiên cứu tại khách sạn Bảo Sơn, 50 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. - Về thời gian: tập trung nghiên cứu trong 2 năm 2011, 2012 và đề xuất giải pháp cho năm 2013. 4. Tình hình nghiên cứu đề tài * Sách, giáo trình - Hoàng Văn Hải, Vũ Thùy Dương :giáo trình Quản trị nhân lực, Đại học Thương Mại, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 2010. - Nguyễn Doãn Thị Liễu, giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp du lịch, Đại học Thương Mại, 2011 Những giáo trình trên đã nêu ra những lý luận cơ bản về đặc điểm lao động, quản trị nhân lực, nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến đãi ngộ nhân lực. Những cơ sở lý luận này sẽ là nền tảng giúp định hướng, hoàn thiện đề tài khóa luận. * Các luận văn, khóa luận - Nguyễn Thị Hải Ly, "Hoàn thiện đãi ngộ nhân lực tại khách sạn Lake Side", Luận văn Đại học Thương Mại, 2011. - Đinh Thị Hải Yến, "Hoàn thiện đãi ngộ nhân lực tại bộ phận buồng của Khách sạn Golden River Hà Nội" Khóa luận Đại học Thương Mại, 2012. Những luận văn và khóa luận trên nghiên cứu, đưa ra giải pháp về đãi ngộ nhân lực tại Khách sạn Lake Side và bộ phận buồng của Khách sạn Golden River Hà Nội. Chưa có 2 luận văn, khóa luận nào nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội. Vì vậy, đề tài khóa luận kế thừa các nghiên cứu trước nhưng không trùng với các công trình nghiên cứu đã được công bố. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các danh mục, phụ lục, khóa luận tốt nghiệp được kết cấu làm 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn - Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội 3 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN 1.1. Khái luận về tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn 1.1.1. Khái niệm khách sạn và kinh doanh khách sạn a) Khái niệm khách sạn Theo quy định về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch ( ban hành kèm theo Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001): Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Theo Luật du lịch 2005: “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu”. Tóm lại, khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ nhu cầu của khách về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác. b) Khái niệm kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn là loại hình kinh doanh cho thuê phòng phục vụ nhu cầu của khách về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại lao động trong khách sạn a) Khái niệm lao động trong khách sạn Lao động trong khách sạn là bộ phận lao động xã hội cần thiết được phân công để thực hiện sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. b) Đặc điểm lao động trong khách sạn Lao động trong khách sạn là một bộ phận của lao động xã hội nên ngoài những đặc điểm chung của lao động xã hội, lao động trong khách sạn có một số đặc điểm riêng: - Mang tính chất của lao động dịch vụ: Kinh doanh khách sạn chủ yếu là cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch, do vậy lao động trong khách sạn mang tính chất của lao động dịch vụ, trực tiếp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ vô hình đáp ứng nhu cầu khách hàng. Lao động dịch vụ nên thời gian làm việc sẽ không cố định ( làm theo ca ) tần suất 4 công việc nhiều hầu như làm tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ, lễ tết đòi hỏi người lao động có khả năng thích ứng cao. - Có tính chuyên môn hoá cao: các lao động trong khách sạn phải đảm bảo trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, nền văn hoá riêng của các quốc gia để có thể đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí cho khách. Ngoài ra, với mục đích là thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng được tốt nhất nên đòi hỏi người lao động phục vụ trong khách sạn ngoài chuyên môn nghiệp vụ cần phải có kỹ năng hiểu biết tâm lý khách hàng, nhận biết được nhu cầu mong muốn ở dạng tiềm ẩn của khách. - Mang tính thời vụ, thời điểm: đặc điểm này do đặc điểm của kinh doanh khách sạn quy định. Do kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ thời điểm, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch tại điểm đến, thời tiết, khí hậu, thị trường khách hướng tới,… nên lao động trong khách sạn cũng mang tính thời vụ, thời điểm. Có thời điểm rất đông khách phải làm thêm giờ, nhưng cũng có thời điểm vắng khách được nghỉ ngơi hoặc đưa đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ. - Có tính chất phức tạp: do phải làm việc trong môi trường phức tạp với nhiều mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với giám đốc, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng. Khách hàng đến từ các quốc gia khác nhau, với ngôn ngữ, nền văn hóa, phong tục tập quán, … khác nhau nhưng đều mong muốn được đón tiếp nhiệt tình, cung cấp các dịch vụ chất lượng. Do vậy, nhân viên trong khách sạn đôi khi phải có tính “hai mặt”, luôn phải tươi cười, niềm nở đón tiếp, phục vụ khách trong khi đang có chuyện buồn phiền. - Có khả năng cơ giới hoá, tự động hoá thấp: do đặc điểm của kinh doanh khách sạn chủ yếu sử dụng lao động sống, các máy móc kỹ thuật chỉ có tác dụng hỗ trợ trong khi cung cấp dịch vụ chứ không thể thay thế con người nên phải sử dụng lao động sống. - Chủ yếu là lao động nữ: có tới 2/3 số lao động trong khách sạn là nữ giới, do tính chất công việc trong ngành khách sạn phải có sự cẩn thận, chu đáo, khéo léo, giao tiếp, ứng xử tinh tế, nhẹ nhàng nên lao động nữ chiếm tỉ lệ cao trong khách sạn đặc biệt là các bộ phận: Bàn, bar, lễ tân, buồng. 5 1.1.3. Nội dung quản trị nhân lực trong khách sạn a) Khái niệm và vai trò quản trị nhân lực Quản trị nhân lực là việc hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát các hoạt động của con người trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Quản trị nhân lực có vai trò rất quan trọng được thể hiện như sau: - Quản trị nhân lực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Công tác quản trị nhân lực giúp cung cấp cho doanh nghiệp đội ngũ lao động phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng nhu cầu nhân lực theo quy mô, loại hình và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. - Quản trị nhân lực tạo điều kiện cho người lao động cống hiến và thỏa mãn những nguyện vọng chính đáng của họ trong công việc. Khi người lao động làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp thì cần được đền đáp lại bằng các lợi ích tài chính như: Lương, thưởng, trợ cấp… Nếu làm tốt công tác này sẽ kích thích người lao động làm việc hết mình, gắn bó với doanh nghiệp, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh. - Quản trị nhân lực góp phần tạo ra đội ngũ lao động mới, có trình độ và nhận thức, hiểu biết. Là những người lao động biết làm việc vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng chứ không phải vì lợi ích cá nhân. b) Nội dung quản trị nhân lực trong khách sạn Quản trị nhân lực trong khách sạn cũng như trong các doanh nghiệp kinh doanh tập trung vào các nội dung cơ bản, đó là: hoạch định nhân lực, tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, đánh giá nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đãi ngộ nhân lực. - Hoạch định nhân lực: Hoạch định nhân lực là tiến trình duyệt xét một cách có hệ thống những yêu cầu về nhân lực nhằm đảm bảo có đúng số người với đầy đủ các kỹ năng theo yêu cầu. Nhà quản trị nhân lực dựa vào mục tiêu kinh doanh của khách sạn, nhu cầu sử dụng nhân lực của các bộ phận để có thể hoạch định nhân lực cho tương lai một cách chính xác. Hoạch định nhân lực có nhiệm vụ xác định nhu cầu về lao động của khách sạn trong từng thời kỳ kinh doanh, đề ra các chính sách và kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực dự kiến, xây dựng các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng thừa, thiếu lao động. 6 - Tuyển dụng nhân lực: Tuyển dụng nhân lực trong khách sạn là một quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân lực để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của khách sạn và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của khách sạn. Để thực hiện tốt công tác tuyển dụng nhân lực, các nhà quản trị cần căn cứ vào nhu cầu nhân lực đã hoạch định, đặc điểm của từng công việc, từng chức danh, động cơ và tâm lý của ứng viên, luật lao động và các văn bản khác có liên quan. - Bố trí, sử dụng nhân lực: Bố trí và sử dụng nhân lực trong khách sạn là quá trình sắp đặt nhân lực vào các vị trí, khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân lực nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc. Sau khi tuyển dụng nhân lực cần tiến hành bố trí nhân lực vào vị trí thích hợp. Tuy nhiên, quá trình bố trí nhân lực trong khách sạn không chỉ bao gồm đối tượng là nhân lực mới mà còn bao gồm cả nhân lực cũ cần được thuyên chuyển hoặc đề bạt đến vị trí thích hợp hơn. Bố trí nhân lực theo nguyên tắc: đúng người đúng việc. - Đào tạo, phát triển nhân lực: Đào tạo và phát triển nhân lực là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng, hoàn thiện các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động để họ có khả năng hoàn thành tốt công việc hiện tại cũng như phục vụ tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Nội dung của đào tạo và phát triển nhân lực bao gồm đào tạo, phát triển chuyên môn nghề nghiệp; đào tạo, phát triển chính trị, lý luận; đào tạo, phát triển phương pháp công tác; đào tạo, phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử, trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức xã hội, hình thức đào tạo cũng cần đa dạng để phù hợp với các đối tượng và các nội dung khác nhau, đồng thời không làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp. - Đánh giá nhân lực: Đánh giá nhân lực là thực hiện một hệ thống các xét duyệt mức độ hoàn thành công việc của từng nhân viên trong một thời gian nhất định. Đánh giá nhân lực nhằm xác định sự nỗ lực của người lao động đối với từng công việc được giao. Kết quả đánh giá nhân lực là cơ sở để nhà quản trị nhân lực đưa ra quyết định khen thưởng, kỷ luật, đề bạt, áp dụng đãi ngộ nhân lực hợp lý. Do vậy, đánh giá nhân lực phải chính xác, khách quan, 7 công bằng. Đánh giá nhân lực dựa vào ý kiến của chính người lao động, của đồng nghiệp, của quản lý cấp trên, và của khách hàng. - Đãi ngộ nhân lực Đãi ngộ nhân lực là một quá trình liên quan đến suốt cả quá trình làm việc của người lao động và cả khi đã thôi làm việc. Đãi ngộ nhân lực bao hàm những hoạt động nhằm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động tương ứng với công việc và đóng góp của họ cho khách sạn. Quá trình này được thực hiện trên cơ sở tính chất công việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động cũng như nhằm khuyến khích việc nâng cao hiệu suất công tác của mỗi cá nhân và qua đó hiệu suất của tập thể cũng được nâng cao. Các hình thức đãi ngộ cần phải đa dạng và phù hợp với chính sách của doanh nghiệp, pháp luật của Nhà nước cũng như thể hiện tính công bằng, công khai,dân chủ và được sự đồng thuận rộng rãi của tập thể người lao động. 1.2. Tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Để góp phần thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực một cách chính xác đối với từng người lao động, khách sạn phải tiến hành tổ chức công tác đãi ngộ nhân lực cho thật tốt. Việc tổ chức công tác đãi ngộ trong khách sạn được thực hiện như sau: 1.2.1. Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân viên a) Nguyên tắc xây dựng chính sách đãi ngộ nhân lực Khi xây dựng chính sách đãi ngộ nhân lực, các nhà quản trị cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản như: - Nguyên tắc tập trung dân chủ: quá trình xây dựng chính sách đãi ngộ phải có sự tham gia của người lao động và các đối tượng liên quan như công đoàn. - Nguyên tắc khoa học - thực tiễn: cần vận dụng các kiến thức khoa học và quy luật khách quan vào quá trình xây dựng chính sách để đảm bảo tính khả thi khi áp dụng chính sách. - Nguyên tắc cân đối, hài hoà: chính sách đãi ngộ phải đảm bảo quyền lợi cho tất cả các đối tượng có liên quan. 8 [...]... dụng chính sách đãi ngộ nhân lực chưa hợp lý cho từng nhân viên 29 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN BẢO SƠN 3.1 Dự báo triển vọng và quan điểm hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn 3.1.1 Dự báo triển vọng Trước những tìm hiểu về thực trạng công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, cùng với... người Trong đó: - Nhân viên làm việc tại bộ phận buồng gồm 39 người - Nhân viên làm việc tại bộ phận nhà hàng gồm 29 người - Nhân viên làm việc tại các bộ phận khác là 152 người 23 2.3.2 Tình hình tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại Khách sạn Bảo Sơn 2.3.2.1 Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân viên tại Khách sạn Bảo Sơn a) Nguyên tắc xây dựng Chính sách đãi ngộ nhân viên tại khách sạn đã áp dụng được... các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khách sạn 3.1.2 Quan điểm hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại Khách sạn Bảo Sơn Trước những vấn đề đang gặp phải trong công tác đãi ngộ nhân lực và nhận thấy được tầm quan trọng của việc đãi ngộ nhân lực, trong thời gian tới khách sạn Bảo Sơn cần thực hiện một số quan điểm sau: - Tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên phải được thực hiện bài bản, chặt... chính sách đãi ngộ nhân lực phù hợp, hiệu quả, thỏa mãn được nguyện vọng của nhân viên và phù hợp với hoàn cảnh của khách sạn 2.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn 2.3.1 Tình hình nhân lực của khách sạn Bảo Sơn Tổng số lao động tại khách sạn Bảo Sơn năm 2012 là 220 người, tính đến thời điểm nghiên cứu đề tài thì số nhân viên làm việc tại khách sạn vẫn... của khách sạn Bảo Sơn năm 2011 so với năm 2012 - Đề tài đã áp dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp Từ những số liệu thu thập đã phân tích đưa ra những nhận xét, đánh giá, kết luận liên quan đến tổ chức công tác đãi ngộ tại khách sạn Bảo Sơn 2.2 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn 2.2.1 Khái quát về khách sạn Bảo. .. việc 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN BẢO SƠN, HÀ NỘI 2.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Các dữ liệu hữu ích, thiết thực phục vụ cho nghiên cứu luôn đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp khác nhau để thu thập Khi tiến hành nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, để có được các thông tin... bằng tiền lương mà khách sạn đưa ra chưa thực sự phù hợp với tình hình hiện tại, so với các đối thủ cạnh tranh thì mức lương đưa ra là chưa được cao 2.4 Đánh giá chung về tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại Khách sạn Bảo Sơn 2.4.1 Ưu điểm và nguyên nhân 2.4.1.1 Ưu điểm Sau khi tìm hiểu và phân tích, có thể nhận thấy những ưu điểm trong công tác đãi ngộ nhân viên của khách sạn Bảo Sơn là: - Chính... sạn trả cho nhân viên là áp dụng đúng luật - Chính sách đãi ngộ khác: khách sạn có đưa ra một số chính sách đãi ngộ khác ngoài chính sách tiền lương, đó là thưởng, trợ cấp, phúc lợi và các chính sách đãi ngộ thông qua môi trường làm việc 2.3.2.2 Triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ nhân viên tại Khách sạn Bảo Sơn a) Hình thức đãi ngộ * Đãi ngộ tài chính Thứ nhất, tiền lương: Khách sạn Bảo Sơn hiện... trợ cấp cho nhân viên sẽ được chuyển khoản vào ngày 20 hàng tháng thông qua hệ thống tài khoản ngân hàng Đông Á 2.3.2.3 Đánh giá tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên Công tác đãi ngộ nhân lực cho nhân viên của khách sạn Bảo Sơn đã thể hiện tính hợp lý trong việc thực hiện, đã vận dụng được các nguyên tắc, các căn cứ, các yêu cầu mang tính logic trong việc xây dựng Tuy nhiên, chính sách đãi ngộ nhân lực... công tác đãi ngộ nhân viên a) Nội dung đánh giá Sau khi tổ chức thực hiện công tác đãi ngộ nhân lực, nhà quản trị cần tiến hành đánh giá, kiểm soát việc thực hiện đãi ngộ để đảm bảo công tác đãi ngộ đạt yêu cầu đã đề ra Để đánh giá, nhà quản trị cần trả lời các câu hỏi sau: - Chính sách đãi ngộ nhân sự có phù hợp với tình hình hiện tại của khách sạn, có sức cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh, đáp . nghị hoàn thiện tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội 3 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN 1.1. Khái luận về tổ. đến tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên, các hình thức đãi ngộ nhân viên, các nhân tố ảnh hưởng đến đãi ngộ nhân viên và quá trình thực hiện đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội. . số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn - Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác đãi ngộ nhân viên tại khách sạn Bảo Sơn, Hà Nội - Chương 3: Đề xuất một

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan