Nhận thấy được những sự tương đồng về phương diện thể loại, quan niệm về chiến tranh, hiện thực được phản ánh trong chiến tranh và về con người trong chiến tranh, chúng tôi đã quyết đ
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ THỊ THÚY VÂN
THI PHÁP TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH (QUA SO SÁNH VỚI TIỂU THUYẾT PHÍA
TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ CỦA ERICH MARIA REMARQUE
VÀ TIỂU THUYẾT KHÓI LỬA CỦA HENRI BARBUSSE)
LUÂ ̣N VĂN THẠC SĨ
Hà Nội – 2013
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ THỊ THÚY VÂN
THI PHÁP TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH (QUA SO SÁNH VỚI TIỂU THUYẾT PHÍA TÂY
KHÔNG CÓ GÌ LẠ CỦA ERICH MARIA REMARQUE
VÀ TIỂU THUYẾT KHÓI LỬA CỦA HENRI BARBUSSE)
Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BÁ THÀNH
Hà Nội – 2013
Trang 35
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 84
1 Lí do chọn đề tài 84
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 106
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1612
4 Mục đích nghiên cứu… ……… 13
5 Phương pháp nghiên cứu 1713
6 Cấu trúc luận văn 1814
NỘI DUNG 1915
CHƯƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THI PHÁP TIỂU THUYẾT VÀ CÁC TÁC PHẨM PHÍA TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ (ERICH MARIA REMARQUE), KHÓI LỬA (HENRI BARBUSSE), NỖI BUỒN CHIẾN TRANH (BẢO NINH) 1915
1.1.Tiểu thuyết - Đặc trưng thể loại tiểu thuyết 1915
1.1.1 Thể loại tiểu thuyết 1915
1.1.2.Một số vấn đề về thi pháp tiểu thuyết 2117
1.2 Tác giả Maria Remarque và tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ 2521
1.2.1.Erich Maria Remarque – Nhà văn hiện đại tiêu biểu của Đức 2521
1.2.2 Tiểu thuyết Phía tây không có gì lạ 2622
1.3 Tác giả Henri Barbusses và tiểu thuyết Khói Lửa 2824
1.3.1.Về tác giả Henri Barbusse – Nhà văn Pháp nổi tiếng 2824
1.3.2 Khói lửa – viên gạch đặt nền móng cho văn học xã hội chủ nghĩa Pháp 2925
1.4 Bảo Ninh và tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh 3027
1.4.1.Bảo Ninh – con ngườ i và sự nghiê ̣p văn chương 3027
1.4.2.Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh – đỉnh cao của văn học Việt Nam thời hậu chiến 3329
Trang 46
1.5 Khái quát về những tương đồng và khác biệt của Nỗi buồn chiến tranh so
với Phía tây không có gì lạ và Khói lửa 3430
1.5.1 Những nét tương đồng 3430
1.5.2 Những điểm khác biê ̣t của Nỗi buồn chiến tranh so với Phía tây không có gì lạ và Khói lửa 3632
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 3834
2.1.Quan niệm nghê ̣ thuâ ̣t về con người của Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh 3834
2.1.1 Con ngườ i bản ngã, bản năng 3834
2.1.2 Con ngườ i tâm linh 4036
2.1.3 Con ngườ i là na ̣n nhân của hoàn cảnh 4440
2.2 Hệ thống nhân vật 4743
2.2.1 Thế giới nhân vật 4844
2.2.2 Các kiểu nhân vật đặc biệt 5854
2.2.3 Thủ pháp xây dựng nhân vật 5248
2.3.Không gian nghệ thuâ ̣t 6662
2.3.1 Không gian phố phường ảo giác 6763
2.3.2 Không gian rừng núi huyền thoại 7167
2.4.Thời gian nghệ thuâ ̣t 7571
2.4.1 Dòng thời gian đứt gãy, đồng hiện 7571
2.4.2 Dòng thời gian quá khứ 7874
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT 8379
3.1 Sự di chuyển giữa các điểm nhìn trần thuật 8379
3.1.1 Nhân vật trần thuật xưng “tôi” trong Nỗi buồn chiến tranh và Phía tây không có gì lạ 8379
3.1.2 Nhân vật trần thuật xuất hiện ở ngôi thứ ba 8682
Trang 57
3.1.3 Nhân vật trần thuật là các nhân vật khác 9187
3.1.4 Sự đan xen các điểm nhìn trần thuật 9389
3.2 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 9591
3.2.1 Nỗi buồn chiến tranh với cốt truyện theo dòng ý thức 9591
3.2.2 Nỗi buồn chiến tranh dưới cốt truyện kiểu lồng ghép (tiểu thuyết “tiểu thuyết trong tiểu thuyết”, “truyện trong truyện”) 9894
3.2.3.Sử dụng phương thức kết cấu mở 10197
3.3 Ngôn ngữ trần thuật 10399
3.3.1 Nỗi buồn chiến tranh với thủ pháp độc thoại nội tâm 104100
3.3.2 Ngôn ngữ đối thoại 106102
3.3.3 Ngôn ngữ tả thực 108104
3.4 Sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật 109105
3.4.1 Giọng hồi tưởng, buồn thương 110106
3.4.2 Giọng giễu nhại 112108
3.4.3 Giọng triết lý, chiêm nghiệm 114110
KẾT LUẬN 118114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121117
Trang 6giới Chiến tranh và âm vang trong bản trường ca Iliat , Ođixê của Homer ,
trong bô ̣ tiểu thuyết đồ sô ̣ Chiến tranh và hòa bình của Tolstoi… Và gần hơn, trong Chuông nguyê ̣n hồn ai của He mingway, trong Cái trống thiếc của Gunter Grass , trong Khói Lửa của H Barbusse, trong Phía tây không
có gì lạ của E Remarque và mô ̣t số tác phẩm kh ác,… Ở Việt Nam , chiến
tranh vẫn là đề tài có tính thời sự vì nó gắn liền với số phâ ̣n đau thương
của dân tộc Chiến tranh như mô ̣t nỗi ám ảnh , mô ̣t vết thương rỉ máu , khó lành Đặc biệt , đến với nền văn học thời hậu chiến, ta như sống lại với cả một quá khứ hào hùng nhưng cũng đầy bi cảm Trong giai đoạn này, cảm hứng ngợi ca và cổ vũ không còn là dòng chảy chính mạnh mẽ trong quá trình sáng tác của nhà văn mà họ đã đi vào những mặt trái, những góc khuất của cuộc chiến tranh để phản ánh nó một cách đầy đủ, sâu sắc và
trung thực nhất Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một tác phẩm phản
ánh rõ nét nhất và nó được coi là một cột mốc sáng chói của văn học thời
kì đổi mới
Không phải ngẫu nhiên mà Nỗi buồn chiến tranh đạt Giải nhất của Hội nhà văn Việt Nam năm 1991 (cùng với các tác phẩm khác là Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồng của Dương
Hướng) Tác phẩm là cách nhìn chiến tranh của riêng nhà văn, không giống như sử thi truyền thống Bảo Ninh có cái nhìn sâu hơn về thân phận con người đã trải qua trận mạc, sự mất mát cá nhân trong thời chiến Xuyên suốt tác phẩm là nỗi buồn về chiến tranh, về một tình yêu không trọn vẹn Đó là những trang văn “nhỏ máu đầu ngọn bút”, chứa đựng cả
Trang 79
niềm hạnh phúc tuyệt đỉnh lẫn nỗi thống khổ tột cùng Tác phẩm đã chạm vào mẫu số chung của cả nhân loại - khai thác chiến tranh từ góc độ đời tư
Nội dung ấy lại được thể hiện qua một bút pháp quả là mới lạ “một cuốn
hơi khó đọc - đương nhiên, khi được viết với một kĩ thuật khá lạ” Nhà văn
Nguyên Ngọc cũng đánh giá “về mặt nghệ thuật đó là thành tựu cao nhất
của văn học đổi mới” Chúng tôi cho rằng đi vào thế giới nghệ thuật của
tác phẩm sẽ khám phá, khẳng định giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của nó vì nội dung nào cũng được chứa đựng bởi hình thức, hình thức nào cũng chứa đựng nội dung
Tiểu thuyết Phía tây không có gì lạ và Khói lửa được đánh giá là hai
cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh hay nhất trên thế giới Khi so sánh về cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh, tờ nhật báo uy tín của nước Anh
đã nhận xét: “Vượt ra ngoài sức tưởng tượng của người Mĩ, Nỗi buồn
chiến tranh đi từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỉ, Mặt Trận phía Tây vẫn yên tĩnh của Erich Maria Remarque (…) Một cuốn sách về sự mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn… một thành quả lao động tuyệt đẹp” Nhận thấy được những sự tương đồng về phương diện thể loại, quan
niệm về chiến tranh, hiện thực được phản ánh trong chiến tranh và về con
người trong chiến tranh, chúng tôi đã quyết định tìm hiểu vấn đề “Thi
pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (Qua so sánh với tiểu thuyết Phía tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của Henri Barbusse)” giúp chúng tôi hiểu hơn về một
nhà văn hậu chiến nhìn nhận và thể hiện cuộc chiến tranh như thế nào, đồng thời qua đó chúng tôi nhận thức được thế giới nghệ thuật của nhà văn Bảo Ninh
Trang 810
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1.Tình hình nghiên cứu ba tác phẩm: Khói Lửa, Phía tây không có gì lạ,
Nỗi buồn chiến tranh
*Về tác phẩm Khói Lửa của H.Barbusse
Kể từ khi ra đời (1916) trên báo Sự nghiệp cho đến khi được xuất bản
thành sách (1917), Tác phẩm Khói Lửa đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm, bình giá trong các cuộc báo, tạp chí
Báo Sự thật số ra 2 - 9 – 1935(dẫn lại trong lời tựa viết cho cuốn Khói
Lửa – Nhà xuất bản Ngoại văn Mạc tư khoa năm 1953) G.Đimitrop có viết
“Tên tuổi của H.Barbusse sẽ chói lòa trên những lá cờ của hàng triệu người
đang đấu tranh chống lại thế giới cũ, thế giới của sự bóc lột, của sự nô lệ và của những cuộc chiến tranh ăn cướp” và “H.Barbusse là người chiến sĩ phản đối chiến tranh đế quốc đầu tiên và lớn nhất trong văn học thế giới” [dẫn theo
18; tr.1]
Trong cuốn Những cuộc thảo luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô,(1961), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, ở trang 82,có in bài
viết của A.Ivasenko với bài “góp phần vào vấn đề chủ nghĩa hiện thực phê
phán và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” do Vũ Thứ Hiển và Lê Đình
Kỵ (dịch), có đoạn đã nhận xét “Barbusse liên miên bất tận trong những mô
típ tàn khốc, vì bản thân thực tại cũng tàn khốc Ở nhà tự nhiên chủ nghĩa, sự thể hiện tự nó là mục đích; ở nhà hiện thực xã hội chủ nghĩa Barbusse, mô tả cái gì là đứng trên lập trường của một lí tưởng xã hội nhất định và nhằm phục tùng những nhiệm vụ tác động đến thực tại về mặt tư tưởng” [dẫn theo
18; tr.13]
Annet Vidan trong bài viết H.Barbusse-chiến sĩ của hòa bình (tr.65),
Nhà xuấst bản Les essditeurs Francais reessunis, Paris-1953, đã viết:“Đọc tác
phẩm của ông, tôi như vừa được ở chiến hào ra” và “Ông đã thét lên tiếng
Trang 911
thét của chân lí,…Tác phẩm của ông là bức tranh của cuộc đời tăm tối như địa ngục của chúng tôi Chúng tôi cảm ơn ông đã vạch cho chúng tôi một tương lai vô cùng vinh quang”[dẫn theo 18; tr.13]
Cuốn Văn sĩ xã hội của Hải Triều - Nhà xuất bản Văn hóa cứu quốc Việt
Nam có viết “Đối với Việt Nam chúng ta, thân thế và sự nghiệp văn học của
Henri Barbusse đã có ảnh hưởng lớn đối với các nhà văn và các nhà hoạt động cách mạng ngay trong những năm trước cách mạng tháng Tám Barbusse đã nghiêm khắc lên án chế độ thuộc địa vô cùng tàn bạo của thực dân Pháp Đã từ lâu, báo chí Việt Nam đã có những bài giới thiệu H.Barbusse như một nhà văn dùng nghệ thuật của mình để phục vụ nhân dân, phục vụ chân lí, phục vụ Chủ nghĩa xã hội” [dẫn theo 18; tr.9]
Trong bài viết Nhà văn Pháp có mối thâm giao với Nguyễn Ái Quốc,
tác giả Hữu Ngọc từng nhận định về Khói Lửa: “Đây là tác phẩm hiện đại
đầu tiên tả chiến tranh một cách trần trụi của nhà văn, theo bút pháp tự nhiên chủ nghĩa, không tô vẽ bằng một lớp phấn “ái quốc” hay “anh hùng ca” Lời
lẽ mộc mạc ý vị vì dùng tiếng lóng của lính, vừa tục tằn vừa gây được cảm xúc Khói Lửa sẽ sống mãi với tinh thần là tư liệu sâu sắc về nhân tính và là khuôn mẫu của một thể loại văn học đề cập đến chiến tranh với triết lí về con người, vượt ra ngoại ý thức hệ và chính trị”[41; tr.5]
*Tác phẩm Phía tây không có gì lạ của Remarque
Ra đời năm (1929), tác phẩm Phía tây không có gì lạ cho đến nay vẫn là
một tác phẩm đặc biệt cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu
Trong lời mở đầu của cuốn sách Phía tây không có gì lạ, tác giả Lưu
Minh Sơn trong bài viết Erich Maria Remarque - người đi qua chiến tranh
đã có những nhận định, đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Remarque
Trang 1012
Ngoài ra, trong cuốn Almanach những nền văn minh thế giới, (1997), Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội và trong Từ điển văn học bộ mới
(2004), Nhà xuất bản Thế giới, cũng đã đi sâu tìm hiểu tác giả Remarque và
tác phẩm Phía tây không có gì lạ ở phương diện nghiên cứu tác gia tác phẩm
*Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
Kể từ khi ra đời (1987), rồi đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam
(1991) dưới nhan đề Thân phận của tình yêu cho đến nay, cuốn tiểu thuyết
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, bình giá trong các cuộc hội thảo, trên các tạp chí và trong một số chuyên đề
Trên Báo Thể thao-Văn hóa số ra ngày 28.10.2006, Nguyễn Quang
Thiều có nhận xét: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của
nhân loại, đó là câu chuyện của thân phận, của mất mát, của tình yêu và của chiến tranh”
Trong Thi pháp học hiện đại, (2000), Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội,
ở phần III, Phê bình truyện, tác giả Đỗ Đức Hiểu có bài viết riêng về Nỗi buồn chiến trang Tác giả đã đối chiếu mô hình tiểu thuyết của Bảo Ninh với một số
tiểu thuyết Châu âu thế kỉ XX như Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Prourt
Trong bài viết Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh của tác giả Nguyễn Đăng Điệp, in trong Tự sự học – một số vấn đề lí
luận và lịch sử, (2003), Nhà xuất bản Đại học sư phạm, đã khám phá kĩ thuật dòng ý thức qua việc nghiên cứu những giấc mơ đứt gãy, những trạng thái ngủ “mở mắt” của nhân vật Kiên Từ đó tác giả rút ra kết luận về sức hấp dẫn
của thiên tiểu thuyết: “Văn Bảo Ninh hấp dẫn người đọc ở chính khoảng lặng
của ngôn từ, ở màu sắc của biểu tượng được dệt lên từ những giấc mơ, những độc thoại của con người về mình và về chính cõi người”[52; tr.408]
Đào Duy Hiệp trong Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, (2007),
Nhà xuất bản Giáo Dục, đã nghiên cứu thời gian trong tiểu thuyết Nỗi buồn
Trang 1113
chiến tranh Một trong những kết luận quan trọng mà tác giả rút ra là: “Chính những thủ pháp “sai trật, ngoái lại, đoán trước” ở đây đã dệt nên trong tác phẩm của Bảo Ninh một mạng lưới tâm lí truyện kể được xem như một ý thức
về thời gian hoàn toàn rõ rệt và những mối liên hệ không mập mờ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai”[23; tr267 - 289]
Nhìn chung, qua những tài liệu nghiên cứu mà chúng tôi tập hợp được thì vấn đề về nội dung, nghệ thuật của cả ba cuốn tiểu thuyết trên đã được các nhà nghiên cứu đưa ra bàn luận trong mấy năm trở lại đây Tuy vậy, việc khẳng định giá trị của mỗi cuốn tiểu thuyết vẫn là công việc lâu dài của giới phê bình và công chúng văn học
2.1.Tình hình nghiên cứu vấn đề thi pháp trong tiểu thuyết Khói Lửa,
Phía tây không có gì lạ và Nỗi buồn chiến tranh
Khi đi tìm hiểu vấn đề thi pháp trong cả ba tác phẩm trên, có thể nhận
thấy rõ ràng nhất ở hai tác phẩm Khói lửa và Phía tây không có gì lạ dường
như việc nghiên cứu ở phương diện nghệ thuật, thi pháp của mỗi tác phẩm trên vẫn là vấn đề còn đang rất mới Hầu hết những bài viết bàn luận về tác giả, đáng giá cao về nội dung tác phẩm chứ chưa có bài nào thực sự khai thác sâu ở lĩnh vực nghệ thuật của tác phẩm
Việc nghiên cứu vấn đề thi pháp Nỗi buồn chiến tranh ở Việt Nam có
khá nhiều bài viết, bài nghiên cứu bàn luận về: nhân vật, không-thời gian, cốt truyện, có thể kể đến các công trình như:
Trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và
giảng dạy, Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (cb),(2005), Nhà xuất bản Giáo
dục, có in hai bài nghiên cứu về vấn đề nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh
Tác giả Phạm Xuân Thạch với Nỗi buồn chiến tranh viết về thời kì hậu
chiến – từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp đã chia thế
giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh thành ba tuyến chạy song song với
Trang 1214
cuộc đời nhân vật Kiên: những người phụ nữ, những người đồng đội, những
người thân
Tác giả Nguyễn Thị Mai Liên với bài viết Hình tượng con người – nạn
nhân chiến tranh trong hai tiểu thuyết Một nỗi đau riêng và Nỗi buồn chiến tranh đã so sánh hai tác phẩm trên ở ba phương diện: con người dị
dạng nhân hình, con người tha hóa về nhân tính, con người khắc khoải về một
xứ sở bình yên nhưng không trốn chạy thực tại
Trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số tháng 10.2008, tác giả Đinh Thị
Huyền đã đưa ra một số đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết hậu chiến nói
chung: nhân vật tha hóa về nhân tính, nhân vật suy tư chiêm nghiệm sống với
thời gian hai chiều, nhân vật tự nhận thức
Trong bài viết Những biến đổi trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết sau
1975 in trong cuốn Tiểu thuyết đương đại – tiểu luận – phê bình văn học,
(2005), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Tác giả Bùi Việt Thắng đã cho
rằng: “Cùng với những tác phẩm khác, Nỗi buồn chiến tranh có thời gian –
tâm lí và kí ức trở nên đậm đặc (với tỉ lệ quá khứ ba – hiện tại một)” và “Kí
ức như là một chất liệu kiến tạo nên cấu trúc tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh
có nhiều tầng lớp (đa tuyến) nhưng lại mang dáng vẻ gọn nhẹ, linh hoạt Kiểu cấu trúc dựa vào lịch sử tâm hồn tạo điều kiện cho nhà văn miêu tả nghệ thuật đời sống theo chiều sâu” [59; tr.414]
Điểm nhìn và thời gian nghệ thuật của Nỗi buồn chiến tranh cũng được
tác giả Trần Quốc Huấn đánh giá trong bài viết Thân phận tình yêu của Bảo
Ninh đã cho rằng: “Toàn bộ tác phẩm là cái nhìn ngoái lại, thờ thẫn, đăm
đắm của một người lính khi đã tàn cuộc Cái nhìn dằng dặc, đầy phân tán nhưng không hề lơ đãng Điểm nhìn có góc độ rộng, song khá tập trung”
[25;tr.85]
Trang 1315
Trên Tạp chí Sông Hương, số 205 (3-2006), Trần Huyền Sâm viết bài
khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của Nỗi buồn chiến tranh qua bài
Bảo Ninh và nỗi ám ảnh về chiến tranh Theo Trần Huyền Sâm: “Nỗi buồn chiến tranh đã chứng tỏ một cây bút sắc sảo, có chiều sâu (…) Thủ pháp đậm đặc nhất là thủ pháp độc thoại nội tâm” [50;tr.45]
Trong bài viết Tìm hiểu trình tự thời gian nghệ thuật của Ăn mày dĩ
vãng và Nỗi buồn chiến tranh – tiếp cận từ lí thuyết thời gian của Genetle
đăng trên Tạp chí Sông Hương, số 225, của Trần Quốc Hội đã nhận định một
trong những vấn đề tạo nên sự thành công của hai tác phẩm trên là do “hai tác
giả đã xử lí theo kết cấu đảo thuật thời gian, phá vỡ cấu trúc truyền thống”
[27;tr.41] Nhưng “nếu Ăn mày dĩ vãng mỗi “blog” là một lát cắt của sự kiện
thì trong Nỗi buồn chiến tranh mỗi “blog” là mỗi vòng tròn đồng tâm Hầu như trong Nỗi buồn chiến tranh không có sự kiện hành động mà chỉ là sự kiện tâm trạng hay nói cách khác tâm trạng về sự kiện” [27;tr.41] Dù chỉ trong bài
viết ngắn nhưng Trần Quốc Hội cũng đã minh chứng qua sự thống kê khá tỉ mỉ
và đưa ra nhận xét chính xác về cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm của Bảo Ninh Nghiên cứu đó gợi ý rất nhiều cho chúng tôi tìm hiểu cách xây dựng cốt truyện và hình tượng nhân vật
Qua một số nhận xét của các nhà nghiên cứu, phê bình, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Ra đời sau Khói Lửa và Phía tây không có gì lạ gần bảy mười lăm năm
Cùng thâm canh trên mảnh đất viết về chiến tranh nhưng Bảo Ninh không nhìn chiến tranh bằng những tấm huân chương, những bản anh hùng ca, mà giống như hai nhà Remarque và H.Barbusse, Bảo Ninh đã nhìn nhận chiến tranh từ góc độ của người vừa cầm súng vừa cầm bút để ghi lại, phơi bày một cách trần trụi tất cả những gì khốc liệt, đau thương, tăm tối nhất của chiến tranh
Trang 1416
- Kể từ khi ra đời, tác phẩm đã tạo ra những luồng ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập về giá trị nội dung và tài năng nghệ thuật của Bảo Ninh Nhưng từ khi đất nước hội nhập, tác phẩm được nhiều độc giả biết đến, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, xu hướng đánh giá cao nội dung và nghệ thuật tác phẩm chiếm ưu thế
- Chúng tôi nhận thấy các khía cạnh nghệ thuật của tiểu thuyết như cốt truyện, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, điểm nhìn trần thuật… hầu hết đã được các nhà nghiên cứu quan tâm Hơn nữa nhiều hướng tiếp cận mới từ lý thuyết thi pháp của văn xuôi phương Tây càng làm giàu thêm giá trị tác phẩm Tuy nhiên do phạm vi của một bài báo, bài viết nên các tác giả chỉ mới nêu lên một vài đặc điểm của một vài khía cạnh về thi pháp tác phẩm chứ chưa nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống
Qua những nhận xét trên chúng ta đã thấy được rằng các tác giả đều đã
khẳng định những nét nghệ thuật độc đáo trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh đã làm nên thành công lớn cho tác giả Tuy nhiên mỗi công trình, mỗi ý
kiến thường chỉ đề cập đến một vài khía cạnh nhất định về nghệ thuật trần thuật của tác phẩm chứ chưa đi sâu vào phân tích tìm hiểu và trình bày một cách có hệ thống Đó sẽ là những tài liệu bổ ích, là nền tảng kiến thức, là cơ
sở để chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu về vấn đề này mong mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện và hệ thống hơn về mảng nghệ thuật trong
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nghê ̣ thuật tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh Phía tây không có gì lạ của Erich Maria Remarqua, Khói lửa của Heri Barbusse Để thấy được sự tương đồng và đồng thời làm toát lên
được sự sáng tạo và thành công của tác giả Bảo Ninh
Trang 1517
Nghiên cứu thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, chúng tôi sẽ đi vào
nghiên cứu thi pháp nhân vật, Không – thời gian nghê ̣ thuâ ̣t , đă ̣c điểm nghê ̣ thuâ ̣t trần thuâ ̣t và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật trong sự đổi mới về phương diện này của tác phẩm Trong nghệ thuật trần thuật, chúng tôi sẽ nghiên cứu các điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian và thời gian nghệ thuật Luận văn làm rõ những đổi mới nghệ thuật tác phẩm trong thể loại tiểu thuyết
4.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh qua so sánh với tiểu thuyết Phía tây không có gì lạ của Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của Barbusse, để có một cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm
Nỗi buồn chiến tranh cũng như đóng góp của Bảo Ninh vào nghệ thuật tiểu
thuyết, vào tiến trình phát triển của văn học đương đại Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp tiếp cận thi pháp học; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh - đối chiếu; phương pháp lịch sử - xã hội
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Phương pháp tiếp cận thi pháp học giúp chúng tôi chỉ ra bản chất nghệ thuật của tác phẩm, chỉ ra lí do tồn tại của hình thức nghệ thuật trong mối quan
hệ với nội dung để chỉ ra đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm
-Phương pháp thống kê
Ở một số tiểu mục như thời gian nghệ thuật, thế giới nhân vật, nghệ thuật ngôn từ, chúng tôi khảo sát đưa ra số liệu, cụ thể hóa kĩ thuật xây dựng tác phẩm của tác giả Kết quả thống kê sẽ là cơ sở cho chúng tôi phân tích giá trị nội dung và so sánh với một số tác phẩm khác
- Phương pháp so sánh
Trang 1618
Khi phân tích giá trị các yếu tố nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm, chúng tôi có so sánh với cách thức xây dựng tác phẩm của các tác giả khác để làm nổi bật đóng góp của Bảo Ninh trên con đường đổi mới tiểu thuyết
- Phương pháp lịch sử - xã hội
Sử dụng phương pháp lịch sử - xã hội, chúng tôi muốn có một cái nhìn tổng quát khi đặt các tác phẩm vào bối cảnh của xã hội để nghiên cứu, nhìn nhận trong mối quan hệ ngoại sinh, phù hợp với quy luật khách quan, điều đó giúp chúng tôi có thể hình dung được mối quan hệ gần gũi với đời sống của dân tộc,
và rộng hơn là đời sống của nhân dân thế giới
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận về thi pháp tiểu thuyết và các tiểu thuyết
Phía tây không có gì lạ (Erich Maria Remarque), Khói Lửa (Henri Barbusse), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)
Chương 2: Hê ̣ thống nhân vâ ̣t và Không – thời gian nghê ̣ thuâ ̣t
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật trần thuật
Trang 1719
NỘI DUNG CHƯƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THI PHÁP TIỂU
THUYẾT VÀ CÁC TÁC PHẨM PHÍA TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ (ERICH
MARIA REMARQUE), KHÓI LỬA (HENRI BARBUSSE),
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH (BẢO NINH)
1.1.Tiểu thuyết - Đặc trưng thể loại tiểu thuyết
1.1.1 Thể loa ̣i tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một khái niệm mới và ngay thế kỷ XIX đã được coi
là“hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ” Ở châu Âu, tiểu thuyết xuất
hiện vào thời kì xã hội cổ đại tan rã và văn học cổ đại suy tàn Giai đoạn phát triển mới của tiểu thuyết châu Âu bắt đầu từ thời Phục hưng và đến hết thế kỷ XIX với sự xuất hiện của các nghệ sĩ bậc thầy như Xtăng-đan, Ban-dắc, Đích-kenx, Gô-gôn, L.Tônxtôi
Tiểu thuyết hình thành ở Châu Âu vào thời kỳ xã hội cổ đại tan rã , văn học cổ đại suy tàn ; hình thành ở Trung Quốc vào thời Ngụy Tấn (III - IV) dưới dạng chí quái chí nhân Lịch sử thể loại tiểu thuyết là lịch sử dần khẳng định ưu thế thể loại của mình Đến thế kỉ XIX, tiểu thuyết được coi là hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ Giai đoạn hiện nay, tiểu thuyết vẫn đứng
ở vị trí then chốt trong hệ thống thể loại văn học
Nhà bác học Nga – M Bakhtin (1895 - 1975) - một trong những nhà khoa học nhân văn lỗi lạc nhất trong thế kỉ XX, rất đề cao thể loại tiểu thuyết
“Có thể coi tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại mới
của lịch sử loài người, là thành quả rực rỡ có giá trị như một bước nhảy vọt
nhận định “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất luôn biến đổi, do đó
nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự chuyển biến của bản thân hiện thực Chỉ kẻ biến đổi mới hiểu được sự biến đổi Tiểu thuyết sở dĩ
Trang 1820
thành nhân vật chính trong tấn kịch phát triển văn học thời đại mới bởi vì nó
là thể loại duy nhất do thế giới mới ấy sản sinh ra và đồng chất với thế giới
ấy về mọi mặt” [38; tr.27]
Gần với quan niệm của Bakhtin, Kundera – nhà văn Pháp gốc Tiệp, nhà
lí luận về tiểu thuyết đặc sắc , một trong những nhà tiểu thuyết quan trọng nhất hiện nay, cũng chỉ ra những yêu cầu mà tiểu thuyết cần đáp ứng để có khả năng hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình Tiểu thuyết theo quan niệm của Kundera thể hiện trong mình “tinh thần phức tạp” “hiền minh của hoài nghi” , tiểu thuyết không đi tìm câu trả lời mà đặt ra các câu hỏi Nó nghiên cứu
“không phải hiện thực mà là hiện sinh” - nghiên cứu ngay chính bản chất sự tồn tại của con người Kundera không thoả mãn với quan niệm về tiểu thuyết như sự phản ánh hiện thực Đối với ông , đó trước hết là “sự tổng hợp trí tuệ lớn” tự do thu nhận vào mình những suy tư về bất kỳ đề tài nào Ông khẳng định không có cái gì có thể đưa ra suy luận mà lại nằm ngoài nghệ thuật tiểu thuyết
Trên cơ sở tìm hiểu quan niệm của Bakhtin và Kundera - hai nhà nghiên cứu tiểu thuyết lỗi lạc, ta thấy việc đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh, đầy đủ về tiểu thuyết là một vấn đề đầy thách thức với các nhà nghiên cứu phê bình lí luận văn học
Trong hơn một thế kỷ qua, ở Việt Nam, cũng có nhiều quan niệm của các nhà văn, nhà khoa học về tiểu thuyết So với các nước thì tiểu thuyết ở Việt Nam phát triển muộn hơn Mãi đến đầu thế kỉ XVIII, với sự xuất hiện
của Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí thì nước ta mới
có tác phẩm có quy mô tiểu thuyết Tuy nhiên nó vẫn là những tác phẩm thuộc phạm trù tiểu thuyết cổ điển phương Đông Phải sang đầu thế kỷ XX thì
ở Việt Nam mới có tiểu thuyết hiện đại
Trang 1921
Trong Bàn về tiểu thuyết, Bùi Việt Thắng cho rằng tiểu thuyết là “một
truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tí nh tự người ta , phong tục xã hội hay những sự lạ tích kỳ, đủ làm cho người đọc có hứng thú” [59; tr.218]
Trong Từ điển văn học (Bộ mới) tác giả Lại Nguyên Ân và Nguyễn Huệ Chi viết: “Tiểu thuyết là thuật ngữ chỉ thể loại tác phẩm tự sự trong đó sự trần
thuật tập trung vào một số phận, một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được triển khai trong không gian và
tr.1716]
Điểm lại một số quan niệm về tiểu thuyết được giới nghiên cứu phê bình quan tâm trên để thấy một cái nhìn khái quát nhất về thể loại tiểu thuyết Đồng thời đó cũng là minh chứng cụ thể nhất về tính phức tạp của bản thân thể loại
Là thể loại đặc biệt, tiểu thuyết chứa đựng trong nó những yếu tố chưa hoàn kết, việc đưa ra khái niệm khái quát, đầy đủ là vấn đề khoa học lâu dài,
và đầy thách thức
Nhìn chung có thể nhận thấy “ Tiểu thuyết là một hi ̀nh thức tự sự cỡ lớn ,
mô tả đời sống riêng của con người trong những mối quan hệ rộng lớn với xã hội” [37; tr.244] Trên tinh thần đó có thể thống nhất với quan niệm trong giáo
trình Lí luận văn học – Phương Lựu (Chủ biên) để làm cơ sở nghiên cứu:
“Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và
hiện đại Với những giới hạn rộng răi trong hình thức trần thuật , tiểu thuyết
có thể chứa đựng lịch sử nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đặc điểm xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện những tính cách đa dạng” [37; tr.387]
1.1.2.Mô ̣t số vấn đề về thi pháp tiểu thuyết
Lịch sử tiểu thuyết xuất hiện từ rất sớm ở châu Âu và đã phát triển rất mạnh so với các thể loại khác Ở đây người ta biết đến tiểu thuyết với các tên
Trang 2022
tuổi bậc thầy như Xtangđan, Banzac, Đichkenx, L.Tonxtoi đã đưa thể loại này đạt tới sự nảy nở trọn vẹn Riêng ở Trung Quốc mầm mống tiểu thuyết cũng xuất hiện sớm với những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng Tiểu thuyết phát triển mạnh mẽ như một dòng chảy từ tiểu thuyết hiện thực xã hội phê phán phương Tây đến nguồn mạch dồi dào của tiểu thuyết Mĩ Latinh và các nước khắp hành tinh Ngày nay tiểu thuyết đã có những cách tân đổi mới như là sử dụng kỹ thuật độc thoại nội tâm, dòng ý thức, sự xáo trộn liên tục các bình diện thời gian và không gian, điểm nhìn trần thuật luôn được thay đổi chủ yếu giao cho các nhân vật dị biệt, sử dụng phổ biến bút pháp nhại, bút pháp huyền thoại, sử dụng nghệ thuật đồng hiện Mở đầu cho kiểu tiểu thuyết cách tân này là các tên tuổi như: M Proust, J Joyce, Kafka và ở Việt Nam cũng đã xuất hiện các tên tuổi như: Bảo Ninh, Nguyễn Minh Châu, Chu Lai,
Từ quan niệm về thể loại tiểu thuyết trên đây , ta nhận thấy trong tương quan thể loại, tiểu thuyết có một số đặc trưng thể loại mang tính đặc thù Tiểu thuyết nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư Đặc điểm này làm cho tiểu thuyết khác biệt với sử thi (anh hùng ca), ngụ ngôn Tiểu thuyết miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con người Đời sống riêng tư là tiêu điểm miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết Yếu tố đời tư càng phát triển, chất tiểu thuyết càng tăng Tiểu thuyết gần gũi cuộc sống hơn các thể loại văn chương khác chính bởi tiểu thuyết
nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư với yêu cầu tái hiện cuộc sống như một thực tại đang sinh thành
Tiểu thuyết đặc trưng bởi chất văn xuôi Chất văn xuôi chính là sự tái hiện cuộc sống không thi vị hoá, lãng mạn hoá, lư tưởng hoá Chất văn xuôi làm cho tiểu thuyết khác với truyện thơ, thơ trường thiên, sử thi Miêu tả cuộc sống như thực tại cùng thời đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu
tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời bao gồm cái cao cả và cái tầm thường ,
Trang 2123
nghiêm túc và buồn cười , cái bi và cái hài , cái lớn lẫn với cái nhỏ Chính chất văn xuôi đã mở ra một vùng tiếp xúc tối đa với thời hiện tại đang sinh thành làm cho tiểu thuyết không bị giới hạn bởi nội dung phản ánh Chất văn xuôi làm cho tiểu thuyết du nhập ngày càng nhiều ngôn ngữ đời sống hằng ngày nhằm hướng tới cái đang diễn ra, cái chưa hoàn tất trong cuộc đời thực
Điều làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ ở chỗ nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải trong khi các nhân vật kia thường là nhân vật hành động Nhân vật tiểu thuyết cũng hành động nhưng do sự chi phối của đặc trưng thể loại, nhân vật tiểu thuyết xuất hiện như là con người nếm trải tư duy , chịu khổ đau dằn vặt của cuộc đời Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn cảnh , không tách nó
ra khỏi hoàn cảnh một cách nhân tạo, không cô lập nó cũng như không cường điệu sức mạnh của nó Tiểu thuyết miêu tả nhân vật như con người đang trưởng thành biến đổi và do đời dạy bảo Miêu tả thế giới bên trong , phân tích tâm lí là một phương diện rất đặc trưng cho tiểu thuyết
Trong truyện ngắn trung cổ , truyện vừa , cốt truyện đóng vai trò chủ yếu cùng với nhân vật, mọi yếu tố trong tác phẩm được tổ chức sát với sự vận động của cốt truyện và tính cách hầu như không có kế thừa Lời nói nhân vật cũng chỉ là một khâu thúc đẩy cốt truyện phát triển hoặc mở nút Tiểu thuyết lại khác, những cái thừa so với truyện vừa và truyện ngắn trung cổ lại là cái chính yếu trong thành phần thể loại tiểu thuyết: Suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, sự phân tích diễn biến tình cảm , sự trình bày tường tận các tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ người - người… nói chung về toàn bộ tồn tại của con người
Xoá bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật, tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật Tiểu thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc , nhìn nhận các nhân vật
Trang 2224
một cách gần gũi như người bình thường , thường tình để hiểu họ bằng kinh nghiệm của mình Khoảng cách gần gũi làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, nó cho phép người trần thuật có thái độ thân mật thậm chí suồng
sã với nhân vật của mình , từ đó có thể nhìn h iện tượng từ nhiều chiều , sử dụng nhiều giọng nói Tiểu thuyết hấp thu mọi loại lời nói khác nhau của đời sống, san bằng ngăn cách lời trong văn học và lời ngoài văn học Cuộc sống nhân vật trong tiểu thuyết là quá tŕnh chưa xong xu ôi Ngay lời trần thuật, dạng thức nhân vật cũng là một cái gì chưa xong xuôi Kết cấu tiểu thuyết do
đó thường là kết cấu để ngỏ
Tiểu thuyết là thể loại có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại hình văn học khác Tiểu thuyết tổng hợp đặc điểm của các thể loại kịch , kí, thơ, và tổng hợp thủ pháp nghệ thuật của các loại hình nghệ thuật lân cận như hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh
Những nét đặc trưng trên chỉ rõ hơn tính chưa hoàn kết của thể loại tiểu thuyết Từ đặc trưng thể loại tiểu thuyết ta thấy , đặt trên cả nền của các thể loại thì tiểu thuyết là một tạo thành hết sức “tự do” , “tự do” tạo nên sức hút và sức sống lâu dài cho thể loại tiểu thuyết
Tóm lại, với các đặc điểm đó đã cho thấy tiểu thuyết là thể loại văn học
có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác Bởi thế mà ta có thể bắt gặp trong tiểu thuyết những rung động tinh
tế của thơ ca, những xung đột gay gắt của hình thái kịch, những mảng hiện thực nóng hổi chất sống của thể ký, những bức tranh thiên nhiên giàu màu sắc hội họa Chính hiện tượng tổng hợp trên đã làm cho tiểu thuyết cũng đang
vận động, không đứng yên Đúng như Bakhtin đã nói: “Tiểu thuyết là thể loại
duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi”
Trang 2325
1.2 Tác giả Maria Remarque và tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ
1.2.1.Erich Maria Remarque – Nhà văn hiện đại tiêu biểu của Đức
Remarque (1898 - 1970) tên thật là Erich Paul Remarque, sinh ngày 22 tháng 06 năm 1898, tại Osnabrueck Ông là con của một người thợ đóng sách Lớn lên ông theo học trường Giòng Bị động viên vào lính năm 18 tuổi trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất Chiến đấu tại mặt trận phía Tây bị thương trong chiến đấu Chiến tranh kết thúc , Ông giải ngũ và làm nhiều nghề khác nhau: kinh doanh, giáo viên, thủ quỹ, viết quảng cáo,…Từ 1923, ông làm phóng viên, đi nhiều nước trên thế giới và b ắt đầu công viê ̣c viết văn, văn phong của ông mang tư tưởng tự do, tiến bộ Năm 1933, khi bọn phát xít lên nắm chính quyền ở Đức, sách của ông bị chúng cấm và đốt Năm 1938, ông bị trục xuất khỏi Đức Sống lưu vong ở Mỹ và Thụy Sĩ trong 32 năm còn lại của cuộc đời Ông mất ngày 25 tháng 9 năm 1970, tại Locano, Thụy Sĩ
Remarque là nhà tiểu thuyết hiện đại tiêu biểu của Đức Các tác phẩm của ông mang tư tưởng chống phát xít và chế độ quân phiệt, nên nó đã thu hút được sự chú ý của độc giả trên thế giới Tác phẩm nổi tiếng nhất công bố khi
ông 31 tuổi: Phía Tây không có gì lạ (1929), đề cập tới quá trình “thú vật
hóa” con người trong cuộc chiến Tất cả các tác phẩm của ông đều trực tiếp hay gián tiếp rung tiếng chuông báo động về nguy cơ của chủ nghĩa phát xít
và yêu cầu phải tiêu diệt nó, bảo vệ sự sống của loài người, từ Khải Hoàn
Môn viết về số phận của một người Đức chống phát xít phải sống lưu vong,
đến Tia Lửa Sống tố cáo tội ác phát xít Đức trong các trại tập trung, từ Thời
gian để sống và thời gian để chết nói về sự tàn bạo của chủ nghĩa phát xít, đến Đường về của những ngày khủng khiếp chiến tranh thế giới thứ hai,…tất cả
đều toát lên tình yêu của ông đối với dân tộc Đức và đất nước Đức đang bị quằn quại dưới ách thống trị của bọn phát xít Tất cả đều thể hiện sâu sắc tinh thần đấu tranh không mệt mỏi cho hòa bình và hạnh phúc con người
Trang 2426
Tác phẩm của Remarque ít nhiều mang yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trong cách miêu tả Nó vừa là sự hấp dẫn đối với những người này, lại vừa là sự thất vọng đối với những người khác Tác phẩm của ông là sự thể hiện của tâm trạng và thái độ của cả một thế hệ, một tầng lớp người đã trải qua chiến tranh tàn khốc suy ngẫm về chiến tranh, giải thích về nó với những mặc cảm tội lỗi của một dân tộc Bằng cách kể chuyện điêu luyện và hấp dẫn, với óc quan sát tinh tế và sắc sảo, tiểu thuyết của Remarque đã gây hứng thú cho đông đảo độc giả trên thế giới, nhất là khi ông bày tỏ trong tác phẩm của mình nỗi xúc động đau đớn về thân phận của dân tộc ông, cũng như của nhân loại
1.2.2 Tiểu thuyết Phía tây không có gì lạ
Phía tây không có gì lạ là một cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của
Erich Maria Remarque – một cựu chiến binh đã từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất Tác phẩm được viết dưới dạng hồi ức của một người lính Đức , kể về cuô ̣c sống chiến đấu và những nỗi kinh hoàng mà anh và các đồng đô ̣i trải qua trong các chiến hào tại mặt trận phía Tây của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, và đươ ̣c xem là mô ̣t trong số những tác phẩm hay nhất thời kì này
Tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ đươ ̣c xuất bản năm 1929, ngay từ khi
mới ra đời, tiểu thuyết này đã gây một tiếng vang lớn , làm cho chính tác giả và
bất cứ mô ̣t người nào cũng phải nga ̣c nhiên “ Bóng ma của chiến tranh luôn ám
ảnh chúng tôi – ông nói – nhất là khi chúng tôi cố gắng không nghĩ đến nó nữa”[17, tr.1] Và kết quả là Phía tây không có gì lạ đã làm tất cả những người
ở hai bên bờ Thái Bình Dương xúc động sâu sắc trong khi trước đây , họ ra sức tìm kiếm ý nghĩa của chiến tranh
Trong những năm đầu tiên , riêng đô ̣c giả Đức đã mua tới hơn mô ̣t triê ̣u bản cuốn tiểu thuyết Phía tây không có gì lạ và người Anh , Pháp, Mỹ thậm chí còn mua nhiều hơn Cuốn tiểu thuyết còn thành công hơn nữa nhờ bô ̣ phim do người Mỹ đựng với Lewis Ayres và Lewis Wolherim đóng vai chính Đó là mô ̣t
Trang 2527
trong những bô ̣ phim nói đầu tiên và hiê ̣n nay vẫn là mô ̣t phim kinh điển thế
giới Năm 1932, tiểu thuyết Phía tây không có gì lạ được di ̣ch ra 29 thứ
tiếng.Từ mô ̣t anh nhà báo vô danh, Erich Maria Remarque đã trở thành nhà văn nổi tiếng trên khắp thế giới Dù vậy, cuốn sách đã gây ra cuô ̣c tranh luâ ̣n ngay trong lòng nước Đức Mô ̣t số người cho rằng tác giả chỉ bi ̣a ta ̣c để gây sốc và kiếm tiền Lúc bấy giờ, bọn Quốc xã đã phao đủ thứ tin đồn để phá hoa ̣i sự nổi tiếng của Remarque
Với chương trình “săn phù thủy”, Goebbels – kẻ cầm đầu chương trình đã
có những phản ứng đầu tiên khi bộ phim Mỹ Phía tây không có gì lạ đươ ̣c
chiếu ở Beclin Đội quân của hắn với cái tên Thanh niên Hitler đã xông thẳng vào rạp để ném những con chuô ̣t ba ̣ch và hét lên : “Nước Đức hãy thức tỉnh” Năm 1931, bô ̣ phim bi ̣ cấm và Remarque bị buộc phải rời nước Đức , toàn bộ sách của ông bi ̣ thiêu rụi trong năm 1931
Từng dòng, từng trang trong Phía tây không có gì lạ là những nam châm
vô hình thu hút người đo ̣c vì Remarque đã lô ̣t tả được tất cả những tâm tư tình cảm rất người của những thanh niên phải tham gia và o chiến tranh Khi ra đi ,
họ chỉ mới mười tám, mười chín, lứa tuổi mô ̣ng mơ, hừng hực sức sống, nhưng
chỉ một thời gian ngắn sau đó , họ như những cụ già thờ ơ với tất cả Phía tây
không có gì lạ là một thiên tiểu thuyết hấp dẫn và lôi cuốn Cùng viết về đề tài
chiến tranh nhưng Phía tây không có gì lạ không chỉ là một cuốn tiểu thuyết
viết về chiến tranh mà nó còn là bản di chúc của những người đã ngã xuống trên chiến trường Câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc thuật lại hay kể lại những gì đã diễn ra trên chiến tuyến mà nó thể hiện sâu sắc sự đấu tranh nội
tâm của nhân vật trong tác phẩm Làm nên đặc sắc trong tiểu thuyết Phía tây
không có gì lạ phải kể đến nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo
trong tác phẩm, kiểu nhân vật của thế hệ vứt đi mà Erich Maria Remarque đã
xây dựng thành công trong tác phẩm của mình
Trang 2628
1.3 Tác giả Henri Barbusse và tiểu thuyết Khói Lửa
1.3.1.Về tác giả Henri Barbusse – Nhà văn Pháp nổi tiếng
Henri Barbusse là nhà văn Pháp, người giữ vai trò tiên phong trong việc tuyên truyền và phát triển tư tưởng văn học theo đường hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Pháp Ông sinh ngày 18 tháng 5 năm 1873, tại Axnie, quận Xen, trong một gia đình tiểu trí thức Cha là người Pháp, mẹ là người Anh Ông đã tốt nghiệp trung học và trình bày luận án triết học tại thành phố Sorbonne Năm
1895, khi vừa 23 tuổi, Barbusse xuất hiện bằng tập thơ đầu tay Những người
phụ nữ khóc than với tiếng nói tình cảm nhẹ nhàng mộng mơ Khi thế chiến
thứ nhất (1914 - 1918) bùng nổ, mặc dù đã 41 tuổi, Barbusse vẫn tham gia quân đội và sống cùng với những người lính trong suốt ba năm trời Là phóng viên mặt trận, Barbusse đã có nhiều trang tư liệu sống động về chiến tranh, về cuộc sống nhọc nhằn của người lính khi bị lợi dụng, bị buộc phải cầm súng và trở thành bia đỡ đạn cho bọn cầm quyền Thời gian sau này, ông vừa sáng tác văn học vừa tham gia các hoạt động xã hội Ông là người nhiệt thành ca ngợi Cách mạng Tháng mười Nga, hi vọng rằng cuộc cách mạng vô sản lần này sẽ đem lại tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho quảng đại nhân dân lao động Năm
1923, ông gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp Sau ông được mời đi thăm Liên Xô (trước đây) và qua đời ở Moskva ngày 30 tháng 8 năm 1935, ba ngày sau thi hài ông được chuyển về an táng tại Pháp
Tác phẩm của Barbusse không nhiều, chủ yếu đề cập tới những đề tài thời
sự, chuyển hóa nội dung tư tưởng và cuộc đấu tranh xã hội vào tác phẩm Khi mới bước vào nghệ văn, ông thường viết báo và truyện ngắn cho báo Thế giới, giới thiệu sách và phê bình văn học trên Tạp chí lớn, đồng thời có các tiểu thuyết
và truyện kí như Những người van nài (1903), Địa Ngục (1906), Khói lửa (đăng tải trên báo Tác phẩm (1915) và in thành sách (1916), Ánh sáng (1919), Xiềng
xích (1925), và những năm cuối đời viết tiếp Giêsu Đôla, Staline,…
Trang 2729
Khi chưa tiếp xúc nhiều với tư tưởng xã hội chủ nghĩa, các tác phẩm Những
người van nài, Địa ngục in đậm tính hiện thực, đi sâu khai thác số phận con
người Nhưng sau đó nhờ ảnh hưởng các hoạt động xã hội, việc ủng hộ Nga Xô, ủng hộ phong trào giải phóng thuộc địa, trong đó có vấn đề Việt Nam Barbusse còn được biết đến như một chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho hòa bình, tự do
của các dân tộc trên thế giới Trong xu hướng đó, tiểu thuyết Khói Lửa của ông
được coi là viên gạch đặt nền móng cho văn học xã hội chủ nghĩa Pháp
1.3.2 Khói lửa – viên gạch đặt nền móng cho văn học xã hội chủ
nghĩa Pháp
Lênin khi nói về những giá trị đặc trưng của văn chương Barbusse đã từ ng
nhận định: “Ta có thể xem những tiểu thuyết Khói lửa và Ánh sáng của Henri
Barbusse là những lời khẳng định đặc biệt rõ rệt về sự phát triển ý thức cách mạng của quần chúng đang diễn ra ở khắp nơi”[18,tr.1]
Khói Lửa (Le Feu) là tác phẩm bất hủ sau những ngày lăn lộn ở chiến hào,
sát cạnh những người lính bình th ường, hàng ngày đụng đầu với gian khổ ,
khủng khiếp và chết chóc Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1916, Khói Lửa được
đăng dần trên báo Sự Nghiê ̣p , bị kiểm duyệt cắt mất nhiều chỗ , và năm 1917, đươ ̣c xuất bản thành sách Ngay từ lúc đầu, đô ̣c giả đã nhiê ̣t tình hoan nghênh ,
mă ̣c dù những công kích của bo ̣n sô vanh chủ nghĩa Tác phẩm đoạt giải thưởng Goncourt và đến nay đã được di ̣ch ra trên sáu mươi thứ tiếng
Khói Lửa mà Barbusse gọi là “Nhật kí của một tiểu đội” và đề tă ̣ng hương
hồn những ba ̣n đồng đô ̣i đã hy sinh bên ca ̣nh mình ở Cruy và trên sườn đồi
119, đánh dấu mô ̣t bước ngoă ̣t quan tro ̣ng không những trong sự nghiê ̣p sáng tác của Barbusse mà cả trong nền văn học hiê ̣n đa ̣i Pháp
Có thể khẳng định rằng giá trị chủ yếu của Khói Lửa là ở chỗ đã chống
đối mãnh liê ̣t chiến tranh đế quốc Annet Viđan - nữ thư kí của Bar busse đã
từng coi Khói Lửa là cuốn tiểu thuyết của chiến tranh, của chiến hào, của người
Trang 2830
lính, của sự thật và là cuốn tiểu thuyết viết cho nhân dân Ý nghĩa phản đối chiến tranh đế quốc của tác phẩm biểu lô ̣ trước hết ở chỗ va ̣ch trần sự thâ ̣t khủng khiếp và cái vô lý của chiến tranh
Bên ca ̣nh viê ̣c mô tả đầy tính chất hiê ̣n thực cuô ̣c chiến tranh đế quốc
với những thảm tra ̣ng và bất công của nó Khói Lửa còn phản ánh được quá trình giác ngộ của những người lính Khói lửa còn đề cao được mối tình quốc
tế mới nhóm trong lòng những người lính bi ̣ đưa ra mă ̣t trâ ̣n Khói Lửa đã nghiêm khắc lên án chiến tranh đế quốc giữa lúc đa số đảng trong Đê ̣ nhi ̣ quốc tế phản bô ̣i quyền lợi của giai cấp công nhân, chạy theo ủng hộ ch iến tranh,
giữa lúc bo ̣n Trôtxky đề ra luâ ̣n điê ̣u lừa bi ̣p “không thắng, không bại” nhằm
lơ ̣i dụng chiến tranh chống la ̣i bước tiến của Cách ma ̣ng Khói lửa là tiếng nói
của sự thật vọng lên t ừ những chiến hào bùn lầy , tuyết đo ̣ng, đầy thiếu thốn và chết chóc
Không những về mă ̣t nô ̣i dung , mà cả về phương pháp nghệ thuật , Khói
Lửa là một hiện tượng rất mới , rất đă ̣c biê ̣t, rất có ý nghĩa trong văn ho ̣c Pháp
đương thời Giữa lúc văn ho ̣c Pháp và văn học các nước phương Tây nói chung vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 đang ngày càng sa vào những khuynh
hướng tiến bô ̣, Khói Lửa đã mang nhiều yếu tố của chủ nghĩa hiê ̣n thực mới ,
chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa Ngòi bút của Barbusse vừa phê phán sâu sắc, vừa gợi lên ý niê ̣m về tương lai , bước đầu gây lòng tin tưởng ở cái mới rồi đây sẽ thắng cái cũ
1.4 Bảo Ninh và tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh
1.4.1.Bảo Ninh – con ngươ ̀ i và sự nghiê ̣p văn chương
Bảo Ninh tên là Hoàng Ấu Phương, sinh năm 1952 tại Diễn Châu – Nghệ An Quê ở xã Bảo Ninh – huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình, sinh ra trong một gia đình trí thức Bên cạnh cái tên Bảo Ninh, Ông còn có một biệt danh khác nữa là Nhật Giang (tên con sông Nhật Lệ - quê hương ông)
Trang 2931
Năm 1969, ông vào bộ đội tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên tại mặt trận B3 Tây Nguyên, tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10 Năm 1975, ông giải ngũ tiếp tục con đường học hành của mình Từ 1976 – 1981, ông theo học đại học tại Hà Nội Sau đó ông về làm việc tại Viện khoa học Việt Nam
Từ năm 1984 – 1986, ông lại tiếp tục đi học trường viết văn Nguyễn Du Sau ông làm việc tại báo Văn nghệ trẻ và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
từ năm 1997
Bảo Ninh là một nhà văn bước ra từ chiến trường nên tất cả những hoài niệm đầy ác liệt và gian khổ đã ám ảnh trong con người của ông Bởi vậy mà ông phải viết, viết để phần nào vơi đi nỗi buồn, nỗi nhớ về quá khứ Không chỉ vậy mà Bảo Ninh đã góp một tiếng nói mới lạ cho nền văn học Việt Nam sau 1975
Chủ âm trong sáng tác của Bảo Ninh là các hồi tưởng về quá vãng Chấn thương chiến tranh đã làm cho Bảo Ninh phải viết về nó như trả một món nợ Đúng hơn là chấn thương đã cầm cố Bảo Ninh trong tư cách một nhà văn buộc phải vắt kiệt mình trong tất cả hồi ức về quá khứ; thậm chí tần suất lặp lại của việc truy tìm quá khứ đậm tới độ có thể coi suy tưởng là nét phong cách của Bảo Ninh Nó cho thấy tầm quan trọng của kí ức, của chấn thương chiến tranh trong việc kiến tạo nên thế giới nghệ thuật của ông
Với sự sáng tạo và những nỗ lực của mình, Bảo Ninh đã có khá nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh trên cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết
Riêng thể loại truyện ngắn có tập Truyện ngắn Bảo Ninh do nhà xuất bản
Công an nhân dân ấn hành năm 2002 Tập truyện này có tất cả là 16 truyện ngắn, trong đó có đến 13 truyện viết về chiến tranh chống Mỹ Tập truyện
mới nhất của ông là Chuyện xưa kết đi, được chưa? xuất bản năm 2009, tập
truyện hầu như đều viết về chiến tranh, khuôn mặt chiến tranh luôn ẩn hiện
Trang 30Bảo Ninh là một nhà văn từng xông pha trận mạc nên ông rất am hiểu về chiến tranh Nó đã ám ảnh ông rất nhiều, vì thế mà mặc dù chỉ sống trong quân đội sáu năm nhưng Bảo Ninh đã chọn cho mình đề tài về chiến tranh và
muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội”
Bên cạnh đó, Bảo Ninh cũng luôn đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn Ông cho rằng mỗi nhà văn phải đi tìm cho mình một cái gì đó thật mới, thật riêng không lẫn với người khác Bởi thế mà khi chọn viết về đề tài chiến tranh, Bảo Ninh cũng đã có nhiều trăn trở để tìm cho mình một góc cạnh khác trên mảnh đất ấy Hầu như tất cả các tác phẩm viết về chiến tranh đều nói lên cái hào hùng, cái ác liệt và những chiến thắng vẻ vang của cuộc chiến Nhưng với Bảo Ninh thì văn chương viết về những cái như thế là chưa đủ mà phải soi chiếu dưới góc độ khác, phải đề cập đến những mặt trái, những mất mát đau thương của cá nhân, của dân tộc Chính điều này đã làm nên nét độc đáo riêng trong văn Bảo Ninh
Quá trình sáng tác văn học là “đi tìm hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn con
người” Bởi vậy, Bảo Ninh quan niệm đã viết văn là phải có vốn văn hóa,
hiểu biết sâu, phải có khả năng tìm tòi khám phá để nhận ra viên ngọc quý lấp lánh bên trong Văn Bảo Ninh đẹp, một thứ văn có phần trau chuốt và giàu
sức biểu cảm, một thứ văn có nghiêng về “vị nghệ thuật” Bởi thế mà trong
tác phẩm của mình, bên cạnh những hiện thực dữ dội của chiến tranh thì Bảo Ninh cũng có những trang viết thật đẹp, ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu màu sắc
Trang 3133
Đó chính là một đóng góp của Bảo Ninh trong phương diện ngôn ngữ của tiểu thuyết hiện đại
1.4.2.Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh – đỉnh cao của văn học Việt
Nam thời hậu chiến
Ngay từ khi mới ra đời , Nỗi buồn chiến tranh đã mang những tựa đề khác nhau , có lúc người ta gọi là Nỗi buồn chiến tranh , khi la ̣i go ̣i là Thân
phận của tình yêu Cả hai tựa đề Nỗi buồn chiến tranh và Thân phận của tình yêu đều hợp lý bởi đi liền và hòa lẫn với nỗi buồn của chiến tranh là thân
phận cay đắng của tình yêu Cả hai chủ đề này xoắn kết nhau, nó tựa như hai mặt của một bản thể thống nhất Bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của cuộc chiến, tình yêu cũng bị đày đọa, bị đẩy tới bờ vực của sự hủy diệt
Tuy nhiên tựa đề Nỗi buồn chiến tranh vẫn bao quát hơn, bởi trong Nỗi
buồn chiến tranh có cả nỗi buồn về sự hy sinh mất mát của con người, có nỗi
buồn của người dân bị mất nước, có nỗi buồn của người mẹ khi mất con, và
có cả nỗi buồn của người vợ khi xa chồng, của một tình yêu vừa mới bắt đầu
đã bị chia lìa
Nỗi buồn chiến tranh là một tác phẩm có cách viết và nội dung khác so
với các tác phẩm cùng thời Nó không phải là một bài ca chiến trận hào hùng
như ta thường thấy mà Nỗi buồn chiến tranh khai thác về chiến tranh trong sự
tận cùng của nó: tận cùng bi thảm, tận cùng bất tuyệt Bởi vậy mà ngay từ khi
ra đời nó đã có một số phận không giống những tác phẩm khác Đó được đánh giá là tác phẩm mới so với những tác phẩm cùng thời
Cái mới không bắt đầu từ mốc thời gian và sự ra đời của nó, khi mà những tác phẩm thời kì hậu chiến bắt đầu đề cập đến nỗi đau hay số phận con
người sau chiến tranh như Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Bến không chồng của Dương Hướng, hay hơn nữa là tác phẩm Người còn sót lại của rừng
người,…Cái mới bắt đầu từ đề tài, những hình mẫu nhân vật, các thủ pháp
Trang 3234
nghệ thuật theo đúng cái nghĩa đích thực của văn học Để từ đó, người ta chán ngán thứ văn chương minh họa, thích tô hồng cái man rợ của chiến tranh, để
ca ngợi lịch sử và đậm chất chính trị Có lẽ vì vậy, mà nó trở nên mới Mới là
vì nó dám làm mới, dám lạ hóa những cái cứ tưởng chừng như đã cũ
Về phương diện thi pháp, Nỗi buồn chiến tranh mang ý thức cách tân nghệ thuật tiểu thuyết của Bảo Ninh, “Xét về mặt nghệ thuật, đây là thành tựu
cao nhất của thời kì đổi mới” (Nguyên Ngọc)
1.5 Khái quát về những tương đồng và khác biệt của Nỗi buồn chiến
1.5.1 Như ̃ng nét tương đồng
Có lẽ với bất kì ai khi tiếp cận với Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
đều thấy nó vừa lạ lại vừa quen Đọc Nỗi buồn chiến tranh , ta thấy thấp
thoáng đâu đó hình ảnh của những tiểu thuyết kinh điển đã từng một thời
điểm có số phâ ̣n giống Nỗi buồn chiến tranh
Khi tìm hiểu Phía tây không có gì lạ , Khói Lửa, Nỗi buồn chiến tranh ,
chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng về : thể loại, quan niê ̣m về chiến tranh , quan niê ̣m về con người như mô ̣t na ̣n nhân của chiến tranh của hoàn cảnh Đặc điểm tương đồng đầu tiên mà ta có thể kể đến ấy chính là số phận của những tựa đề các tác phẩm Ngay từ khi mới ra đời, cả ba tác phẩm đều
chưa đươ ̣c thống nhất về tên go ̣i Với Phía tây không có gì lạ , những người quen thuô ̣c còn go ̣i tác phẩm là Mặt trận phía tây vẫn còn yên tĩnh, với những
ai biết Khói Lửa thì không lạ gì với cá i tên Nhật kí của một tiểu đội , còn Nỗi
buồn chiến tranh người ta quen go ̣i với cái tên Thân phận của tình yêu Như
vâ ̣y, ở mỗi tác phẩm ngay từ khi mới ra đời đã có những số phâ ̣n thâ ̣t đă ̣c biê ̣t
Xét về thể loại : Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh tuy ra đời sau Phía tây
không có gì lạ và Khói lửa gần mô ̣t thế kỉ nhưng nó đã phần nào cho người
đo ̣c cảm nhâ ̣n được sức ma ̣nh của tiểu thuyết , từ truyền thống đến hiê ̣n đa ̣i
Trang 3335
Bảo Ninh , Remarque và Barbusse đều là những nhà văn được ghi dấu ấn
trong thể loa ̣i này Với Phía tây không có gì lạ (1929) và những ấn phẩm
khác, Remarque đã được cả thế giới công nhâ ̣n tài năng nghê ̣ thuâ ̣t , người ta
gọi ông là ông vua Hollywood Với Khói lửa (1916) Barbusse đươ ̣c vinh danh
và cả thế giới biết đến tên tuổi của ông cùng với giải thưởng Goncourt Còn Bảo Ninh cũng vinh dự được trao giải thưởng Nikken về văn hoc tại Nhật Bản Như vâ ̣y, có thể khẳng định th ể loại tiểu thuyết chính là mảnh đất ươm mầm cho các nhà văn tài năng khai bút và thu lượm thành quả
Ở phương diện quan niệm về chiến tranh : ta bắt gă ̣p điểm chung trong cách nhìn nhận của ba nhà văn Họ khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ , về tuổi tác,… nhưng điểm chung ở ho ̣ là nhưng nhà văn bước ra từ chiến trường , trở về từ quân ngũ và tái hiê ̣n la ̣i chiến tranh bằng ngòi bút của của những nhà văn đã từng qua quân ngũ Chiến tranh nếu quan n iê ̣m trước đây là “chiến tranh phi nghĩa” , “chiến tranh chính nghĩa ”,…thì ta bắt gă ̣p điểm chung của
ba nhà văn này ở chỗ ho ̣ quan niê ̣m chiến tranh là ác nghiê ̣t , là tai họa của con người, là địa ngục chôn vùi tuổi trẻ , tình yêu, khác vọng sống của con người
Dù cách thể hiện có khác nhau nhưng đều toát lên điểm chung ấy và được nhìn nhận mô ̣t cách khác quan
Cách nhìn nhận về con người trong chiến tranh là điểm tương đồng dễ
nhâ ̣n thấy ở cả b a tác phẩm Những nhân vật trong các tiểu thuyết Phía tây
không có gì lạ, Khói Lửa hay Nỗi buồn chiến tranh dù được miêu tả trực tiếp
hay chỉ xuất hiện thoáng qua cũng đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc, và rất nhiều ám ảnh Chiến tranh là đau thương, mất mát, là cõi không nhà không cửa, là chốn địa nguc,…Chiến tranh là cái mà con người nghĩ ra để làm khổ nhau, là tai họa của con người Trên phương diện ấy, cả ba nhà văn cùng chung một hướng là dùng ngòi bút của mình không những để
Trang 3436
ghi lại thành kỉ niệm, thành nhật kí, mà còn là lời tố cáo chiến tranh đanh thép, hùng hồn, đồng thời thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc của các nhà văn
1.5.2 Nhƣ̃ng điểm khác biê ̣t của Nỗi buồn chiến tranh so với Phía tây
không có gì lạ và Khói lửa
Quá trình tìm hiểu đã cho chúng tôi nhận thấy ngoài những điểm tuonwg
đồng, ở Nỗi buồn chiến tranh, Phía tây không có gì lạ, Khói lửa còn có những
đặc điểm khác biệt, tạo thế mạnh cho tác phẩm đó Với những kiến thức được tiếp cận, chúng tôi nhận thấy:
Nỗi buồn chiến tranh viết về đề tài chiến tranh cách mạng Nhưng Bảo
Ninh không tiếp cận cuộc chiến tranh theo hướng đi quen thuộc, từ góc độ của người làm nên chiến thắng mà ở góc độ thân phận cá nhân con người Bảo Ninh đi sâu vào thể hiện những hồi ức chiến tranh, hiện thực cuộc sống thời hậu chiến đa dạng, phức tạp,…nhưng cuối cùng nhà văn hướng người đọc vào
hệ quy chiếu: thân phận nhỏ bé của con người càng trở nên nhỏ nhoi hơn trước vòng quay tàn bạo của chiến tranh
Bên cạnh cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu rõ ràng, mạch lạc theo kiểu truyền thống là cốt truyện giàu tâm trạng với kết cấu lỏng lẻo, kết thúc bất ngờ Đó là nét đổi mới của văn học sau 1975, nhằm cố gắng biểu đạt con người cá nhân đa dạng, đa chiều Nỗi buồn chiến tranh là dòng tâm trạng của nhân vật chính (Kiên), tác giả đã để cho ngòi bút sáng tạo phiêu diêu trong cõi
mơ và cõi thực, trong thế giới siêu hình và hữu hình của con người Dù Nỗi
buồn chiến tranh chưa thực sự mới mẻ so với tiểu thuyết phương Tây hiện đại
(Phía tây không có gì lạ, Khói lửa,…) nhưng các thủ pháp nghệ thuật: đồng
hiện không – thời gian, độc thoại nội tâm, dòng ý thức, sử dụng huyền thoại,
đa giọng điệu,…đã được Bảo Ninh sử dụng tài tình, biến hóa linh hoạt, uyển chuyển góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm
Trang 3537
Nỗi buồn chiến tranh đặt ra vấn đề thân phận con người với những nỗi
đau mất mát do chiến tranh để lại Đằng sau những thân phận bé nhỏ, Bảo Ninh đề cập đến khát vọng sống hòa bình trong hạnh phúc cá nhân và tình yêu đôi lứa của con người thời đại Khát vọng của mỗi nhân vật trong tiểu thuyết không phải là khát vọng của cái “tôi” cực đoan mà là khát vọng hạnh phúc của cả cộng đồng vừa bước ra khỏi chiến tranh đẫm máu Qua việc tiếp cận với thế giới tâm linh, hình ảnh con người được Bảo Ninh khai thác trọn vẹn hơn, đa chiều hơn
Bảo Ninh không những sử dụng ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật mà còn sử dụng ngôn ngữ đối thoại nội tâm với mô típ giấc mơ
như ngôn ngữ độc thoại Đặc biệt, ở tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, ngôn ngữ miêu tả đậm chất lãng mạn, hấp dẫn người đọc Nỗi buồn chiến tranh đã
thực sự góp phần vào việc đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 cùng với sự sáng tạo của nhiều cây bút văn xuôi tiêu biểu như Chu Lai, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Trí Huân, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Hiệp,… Góp phần làm cho tiểu thuyết sau 1975 đã có diện mạo mới, đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian sau này
Trang 3638
CHƯƠNG 2: HÊ ̣ THỐNG NHÂN VẬT VÀ
KHÔNG–THỜI GIAN NGHÊ ̣ THUẬT 2.1.Quan niê ̣m n ghê ̣ thuâ ̣t về con người của Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh
2.1.1 Con ngươ ̀ i bản ngã, bản năng
Trong lịch sử xã hội loài người, chiến tranh luôn là biến cố kinh hoàng nhất Xã hội càng phát triển càng văn minh thì chiến tranh càng tàn khốc và có sức hủy diệt to lớn Và con người phải đặt trong chiến trận mới thực sự bộc lộ
rõ hết bản chất của mình Con người bản thân nó bao gồm cả phần người và phần con, tức là cả phần xã hô ̣i và phần tự nhiên Thế nhưng lâu nay, trong văn học Việt Nam nói riêng và văn học phương Đông nói chung , người ta ít đề câ ̣p đến phần “tự nhiên” trong con người Con người bản năng dường như không đươ ̣c chú ý và có phần kiêng ki ̣
Viết về Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã không ngần ngại khi bộc lộ
hết những mặt tự nhiên và xã hội của con người Đó là hình ảnh Kiên nhớ khoảng thời gian trước ngày hành quân xuống cánh Nam tiến đánh Buôn Ma Thuật, hai tháng trời chẳng phải đánh đấm gì, lính tráng trung đoàn 3 giết thời
gian, giết nỗi buồn bằng nhiều tệ nạn: “ Cả đời Kiên chưa bao giờ máu mê cờ
bạc như hồi đó… các con bạc châu quanh cỗ bài tơi bời đỏ đen”[42;tr.10]
Bản hành khúc trung đoàn bị hát chệch lời: “Đằng nào rồi thì cũng phăng teo,
mạnh tay mạnh tay ta quật, vui chơi xả láng cóc cần”[42;tr.11] Nhưng thời kì
bài bạc, bút sách không thể làm quên đi nỗi buồn Tâm hồn của họ chẳng có nơi bấu víu, cứ trôi lạc đi ngày càng xa trong cõi chiến tranh mù mịt Xung quanh họ, núi rừng mênh mông, ảm đạm, cùng những địa danh mịt mờ: Truông Gọi Hồn, đồi Xác Thịt, hồ Cá Sấu, đèo Thăng Thiên,… Hiện thực chiến tranh khắc nghiệt ấy làm cho ai nấy nơm nớp lo sợ lệnh hành quân ứng
chiến, từ hiện thực chiến tranh khốc liệt đó, tinh thần bi quan chán nản “nạn
Trang 37tiếp tục ở lại trong rừng “Cứ ra đi rồi tính sau Kệ Miễn là không ngỏm trong
mùa khô tới”[42;tr.21] Hơn nữa, hình ảnh người mẹ già côi cút nơi quê nhà
đang lâm bệnh vì bặt tin con đã thôi thúc Can làm điều đó Can chết trên đường trốn chạy, chết chìm trong mưa nguồn suối lũ, trong chiến tranh bất tận khổ
đau Can bị “nhổ toẹt”, bị lăng nhục là thằng “bê quay chết tiệt” và “tên tuổi
hình hài một con người đã từng vào sinh ra tử không kém cạnh ai và vốn hoàn toàn không phải đồ tồi đã đột ngột chìm nghỉm đi”
Còn với Kiên, lần đầu tiên cùng Phương bước vào ngưỡng cửa của chiến
tranh, đã có lúc Kiên không còn là chính mình “một con người máu me, ù đặc,
lì lợm, vô tri giác, một con người chết chóc đang hung hãn, hồng hộc thở trong Kiên chứ không còn là chính bản thân anh nữa”[42;tr 275].Thậm chí, sự sống
- cái chết của người khác, Kiên cũng chẳng đủ thời gian để nghĩ tới, dù trong
tích tắc “Bởi vì không còn là gì nữa cả trong cái thế giới kinh khủng bị bóp
nghẹt, bị nén lại đến mức này:không ánh mặt trời, không có không khí, hơi thở, không còn con người, lòng người, tình trắc ẩn”[42; tr.257] Những lúc thoát
khỏi sự truy đuổi của tử thần Kiên đã không ngăn được sự mãn nguyện của cái tôi ích kỉ, xấu xa, tàn nhẫn Dù anh đã nhận thức rõ sự sống mà anh có được phải đánh đổi bằng cái chết của biết bao nhiêu đồng đội, để bạn bè còn có cơ
hội sống sót “thoát chết! thoát chết! thoát chết rồi-ồi-ồi…! Mất trí đi vì sợ, vì
đau đớn và bại hoại tinh thần, Kiên đâm đầu chạy cho đến lúc quỵ liệt, ngã khụy gối Nhưng từ đáy ý thức của anh vẫn không ngừng thổn thức rền rĩ lên một nỗi vui mừng xấu xa gần như là một sự hài lòng hiểm độc vì rằng rốt cuộc đời mình vẫn còn sống”[42;tr.218]
Trang 3840
Trong chiến tranh, con người chẳng còn việc gì khác ngoài “nhè đầu nhau ra khạc đạn” Giết người là hành động vô lương tâm, vô nhân tính Nhiều lúc Kiên thấy lấy việc chém giết để thỏa mãn thú tính, thói hiếu sắc, khát máu Tất cả hiện lên một cách chân thực và đáng sợ Có lẽ những lúc sợ hãi là khi bản năng con người được đẩy lên đỉnh cao nhất Cũng có lúc con người hoàn toàn mất đi bản chất xã hội chỉ còn lại bản chất tự nhiên hoang dã, quay lưng lại với đồng loại, coi đồng loại là miếng mồi,…Còn điều gì sợ hơn thế? Viết
Nỗi buồn chiến tranh , Bảo Ninh còn lên tiếng cảnh tỉnh con người về sự đóng
băng trong tâm hồn, khi ngọn lửa chiến tranh chấm dứt Dường như sống trong chết tróc quá nhiều, những người lính mới có thể thản nhiên nằm ngủ bên cạnh một xác chết, ăn uống bên cạnh xác chết, bình luận về xác chết, thóa mạ xác chết, thậm chí có kẻ trả thù xác chết
Có thể nói, Bảo Ninh đã thực sự thành công khi dựng lên một bức tranh chân dung về con người với phần tự nhiên nhất, hoang dã nhất Dường như đó
là một phần con người bị chiến tranh làm cho tha hóa, bị chiến tranh làm mất đi cái phần xã hội Đưa ra tình trạng con người bản năng, con người trong chiến tranh bị tha hóa, Bảo Ninh như muốn khẳng định bản chất của chiến tranh: chiến tranh chỉ là cỗ máy chà đạp, đầy đọa, hành hạ, làm nhục, giết chết, chôn vùi,…con người cả về phần xác lẫn tâm hồn
2.1.2 Con ngươ ̀ i tâm linh
Văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là bộ phận văn học viết về đề tài chiến tranh đã phản ánh con người với tất cả những mặt tính cách đa dạng mà nhiều thế kỉ qua tạm thời giấu mình trong trang sách Các nhà văn tập trung thể hiện con người đời tư với tư cái nhìn đa diện, đa chiều, sâu sắc Bên cạnh những con người với thế giới tình cảm phong phú là con người tâm linh trần trụi trong thế giới vô thức, tiềm thức và những giấc mơ Bảo Ninh đã xây dựng
Trang 3941
trên trang giấy của mình con người tâm linh, những tâm hồn bí ẩn, cao siêu tồn tại đằng sau thế giới hiện thực, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của con người Trước hết, thế giới tâm linh trong tác phẩm là phần tinh thần, là linh hồn của biết bao tử sĩ đã hi sinh trong chiến trận Đó là linh hồn còn sót lại của những thế hệ lính cũ, lính mới, lính sư 10, sư 2, quân đội tỉnh, lính cơ động
320, đoàn 559, những mộng tóc dài,…không phân biệt địch – ta, ai ai cũng có linh hồn riêng Hơn hai trăm trang tiểu thuyết của Bảo Ninh đầy rẫy những hồn
ma Tác giả đã miêu tả hồn ma trực tiếp và gián tiếp qua âm thanh, hình ảnh tới
mười chín lần: “Những toán lính da đen không đầu chơi trò rước đèn ở ven
rừng” [42;tr.15], hay “Tiếng hát thì thào dâng lên từ đáy rừng phủ lá mục”,
tiếng chim chóc khóc than như tiếng người, hình ảnh đom đóm với quầng sáng
to tày mũ cối…với thế giới linh hồn đông đảo được nhắc tới dù thoáng qua trong tác phẩm nhưng đều thể hiện quan niệm của tác giả về con người Con người luôn gồm hai phần thể xác và linh hồn Linh hồn tạo cho con người thần thái, là tấm gương phản chiếu cuộc sống của con người Chỉ có điều thể xác thuộc thế giới thực hữu hình, linh hồn thuộc thế giới tâm linh siêu hình, mơ hồ, sâu lắng, kỳ diệu như ảo ảnh
Hình ảnh tổ thu nhặt hài cốt của Kiên đào trúng một ngôi mộ ở thung lũng
Mo Rai bên kia sông Sa Thầy khiến ta không thể không bị ám ảnh Sau mấy
năm thi thể người chết hầu như sống “ Dường như vẫn đang thở, mắt nhắm lại
ngủ say, khuôn mặt đẹp đẽ trẻ trung, vẻ trang nghiêm trầm mặc, da thịt tuổng như còn ấm…” [42; tr.21] Nhưng phút chốc cái túi đục trắng mù mịt như mây
khói, sau đó trói lên một ánh hào quang, và một cái gì đó như siêu thoát Kiên
và mọi người đứng lặng, xúc động đến bàng hoàng Không ai bảo ai tất cả đều quỳ xuống dơ hai tay lên với theo bóng hoàng hôn thiêng liêng người đồng đội
đã được siêu thoát
Trang 4042
Những hồn ma còn không ngừng trở về ám ảnh người sống qua những cánh cửa của những giấc mơ dài không dứt Đó là linh hồn đáng thương, thều thào của can, linh hồn trần truồng, lõa lồ của cô gái hải quan… mãi mãi ám ảnh
trong giấc mơ của Kiên Kiên nhận ra rằng: “Không được quên tất cả những gì
đã xảy ra trong cuộc chiến này, số phận chung của chúng ta, cả người sống lẫn người chết” Sự tồn tại của thế giới tâm linh, linh hồn khẳng định sự bất diệt
của hồn người không bao giờ có thể bị nghiền nát cho dù chiến tranh có sức hủy diệt đến đâu
Nhiều khi, Kiên đi giữa phố xá đông người, anh lạc vào một giấc mơ khi tỉnh Con người nội tâm trong anh cô quạnh, không hề cảm thấy cái gió lạnh
của chiều tà mà: “Lặng lẽ vượt khỏi tẩm mắt, vươn tới cái xa xăm bên ngoài
biên giới của tư duy đạt đến cõi hòa đồng của người sống và người chết, hạnh phúc và khổ đau, hồi ức và ước mơ…” [42; tr.93] Trên không gian tinh thần
ấy, ký ức hiện về bi hùng, đau đớn, lãng mạn qua trận đánh ác liệt “Méo xệch
tâm hồn nhân dạng”, những hình dáng đồng đội thân thiện, những gương mặt
quen thuộc Kiên đã nhìn sâu hơn về bản chất của chiến tranh Kiên cũng có cơ hội để tìm về những tình cảm tốt đẹp đã bị chiến tranh tiêu diệt như: tình người, tình bạn, tình yêu… Từ đó Kiên thêm yêu và trân trọng cuộc sống đời thực,
dấy lên trong anh khát vọng sống “Một cách thôi thúc, một cách đầy giục giã,
bất chấp cuộc đời tham lam không trí nhỡ, bất chấp sự trì trệ của đời sống thị dân không ký ức, không ước mơ” [42; tr.67]
Nhờ cảm nhận được thế giới tâm linh, vô thức mà bản thân Kiên đã có những khoảnh khắc cảm nhận được một cách sinh động, minh mẫn về cái chết
Cái chết, với Kiên là “cái chưa từng có, là trạng thái của mọi trạng thái, là quy
luật của mọi quy luật, là điểm hội tụ chót cùng của cuộc sống”[42;tr.130] Kiên
chứng kiến toàn bộ cuộc sống của đời mình, từng khoảnh khắc, từng con người – những con người mà gương mặt và số phận của họ giờ đây ngoài anh ra chắc