Giọng giễu nhại 11

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 110 - 112)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Giọng giễu nhại 11

Đề tài chiến tranh trong những tác phẩm khác dù có hi sinh, mất mát nhưng âm hưởng chủ đạo vẫn luôn có giọng hào hùng, hùng tráng. Còn trong

Nỗi buồn chiến tranh, ngoài giọng chủ đạo là hồi tưởng, buồn man mác, nó

còn có giọng giễu nhại. Có nhiều đoạn nhìn ở góc độ khác nhau lại thấy có những giọng điệu khác nhau. Chẳng hạn: “Ta thắng địch thua miền Bắc được

mùa, thế giới chia làm ba phe rõ rệt” [42;tr.10]. Kiểu thông tin này khá quen

thuộc trong thời chiến. Phần đông chiến sĩ là những người rời làng quê cầm súng chiến đấu nên khi tuyên truyền chính trị phải có những câu khẩu hiệu kiểu như trên mới dễ nhớ, dễ thuộc. Xét ở góc độ này nó mang tính an ủi, động viên nghiêm túc. Xét ở góc độ khác, chúng ta lại nhận thấy có cả sự giễu nhại trong cái lối tuyên truyền sáo mòn, thấy cả sự mệt mỏi của người lính với “chính trị sáng, chính trị chiều, tối lại chính trị”. Có những mệnh lệnh tưởng như là nghiêm túc, đầy trách nhiệm song nó lại trở thành lời mỉa mai. Giữa trận đánh ghê rợn, độc ác, bạo tàn, lời kêu gọi hùng hồn của tiểu đội trưởng

113

trở nên hài hước, chua chát, đau xót: “Thà chết không hàng… Anh em, thà chết… tiểu đội trưởng gào to, mặt tái dại, hốt hoảng hoa súng ngắn lên và

ngay trước mắt Kiên, anh ta tự đập vào đầu, phọt óc ra” [42;tr.7]. Anh ta đã

“thà chết”, “không hàng” địch thật nhưng lại đầu hàng chính mình, đầu hàng sự khủng khiếp của chiến tranh. Kiểu giọng điệu này còn thể hiện trong bức thư vừa chân thành vừa khuôn sáo, bi đát và hài hước của bà mẹ gửi cho Can. Trong bức thư dài dòng, lủng củng của mẹ Can có cả nhiệm vụ chiến lược. Không thấy nỗi đau xót của bà mẹ mất con, chỉ có lời động viên con chiến đấu nhưng nó cứng khô, giả tạo, không phải lời nói đích thực của tấm lòng người mẹ. Vì vậy nó trở nên đau xót và bi hài.

Nhân vật Phương nhận thấy ngay sự đổ nát khi chiến tranh mới bắt đầu. Cô không hiểu sao Kiên và các bạn của cô lại hứng thú đi vào với cái chết. Phương mỉa mai lí tưởng xem cái chết là anh hùng. Cô không giễu Kiên, cô chỉ không hiểu được sao mọi người lại say mê lí tưởng ấy đến vậy. Vì thế, Phương muốn vào cuộc chiến xem gương mặt chiến tranh như thế nào. Người lái xe cho Kiên và Phương đi nhờ xe, kinh qua khói lửa, đã cho cô câu trả lời:

Rồi em sẽ được thấy thôi. Chiến tranh này, tuyến lửa này vui lắm, sướng

lắm, lãng mạn lắm!” [42;tr.196]. Đây là cách nói mỉa mai, giễu nhại, chiến

tranh làm sao có thể vui như đi trẩy hội thế được. Chẳng vậy mà anh lính lái xe ấy khuyên cô trở ra chứ vào trong tuyến lửa thì “hoài của” lắm!. Vẻ đẹp của Phương không thích hợp để vào nơi sẽ hủy hoại, tàn phá. Phương ương bướng, bồng bột ngay sau đó, trên chuyến tàu đêm đã bị tàn phá. Kiên không hiểu gì về mất mát mà Phương đã trải qua. Cô đau xót, mỉa mai mình và đời trong hờn dỗi: “Như cũ à? Nghĩa là mặt trời sẽ mọc ở đằng tây à?” [42;tr.267]. Phải! Một thiên hướng toàn mĩ như cô sao chịu đựng được nỗi bất hạnh ấy. Chỉ có “mặt trời mà mọc ở đằng tây” họa may mới “như cũ” được

114

nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Vì thế có thể hiểu được căn nguyên của sự phóng túng, tự hủy diệt của Phương sau chiến tranh.

Trong chiến tranh đã thế, hòa bình trở lại cũng không thiếu những trò lố, tác giả dùng giọng giễu nhại để phơi bày những rởm đời, những bất công, phi lí. Đó là chuyện nhà Cường ở tầng ba, bữa nọ anh chồng rượu vào lên cơn hùng hổ toan dạy vợ, không ngờ trông gà hóa cuốc nhè ngay đầu bà mẹ đẻ ra mình mà hạ đo ván. Chỉ bằng mấy từ “nhè”, “đo ván”, tác giả vừa gây cười vừa mỉa mai, chua chát cho những kẻ sâu rượu làm đảo lộn trật tự gia đình. Giọng giễu nhại đó còn dành cho những kẻ có học vấn được gọi bằng danh từ “trí thức” mà không biết đối nhân xử thế, tham lam, tàn nhẫn. Đó là anh cháu bà cụ Sen - một cụ già mù lòa góa bụa, có hai con là liệt sĩ. Vợ chồng anh ta cướp hết tài sản của cụ rồi đẩy cụ vào nhà thương điên. Mà đâu phải anh ta không giàu có, không được học hành, ngược lại “anh cháu họ của cụ không chỉ giàu có, anh còn thông minh tài cán, tính tình xởi lởi, tốt nghiệp đại học

kinh tài, biết hai ngoại ngữ” [42;tr.66]. Sự đời lại cứ phải ngược ngạo như

thế. Một anh có tài, có học lại trở nên vô học, lưu manh; một anh từng vào tù như Bảo - con của ông bà Bình bác sĩ ở tầng ba, tuy mới ra tù nhưng lại được mọi bà con trong khu phố cảm thông, thương mến. Cuộc đời giống như một trò mỉa mai của tạo hóa vậy!

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)