Không gian rừng núi huyền thoại

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 69 - 73)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Không gian rừng núi huyền thoại

Trước đây khi phản ánh chiến tranh với chất sử thi, tiểu thuyết thường diễn tả không gian mang tính cộng đồng, đó là hình ảnh con đường, quảng trường, trận đánh,… để làm nổi bật vị thế anh hùng, tập thể anh hùng. Còn

với Nỗi buồn chiến tranh, không gian chiến trường hiện ra không phải để ca

ngợi sự anh hùng mà để nhân vật bộc lộ nội tâm. “Dường như tác giả không nhằm dựng lại, tái hiện lại dù chỉ một phần chân dung của cuộc chiến tranh như ta thường gặp ở các cuốn sách khác. Nói đúng hơn, cái anh chú trọng không phải là nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh chiến tranh mà là hiệu ứng của tất cả những điều ấy, hoặc riêng rẻ, hoặc tổng cộng trong tâm hồn của người

lính trong và sau chiến tranh” [60, tr.155].

Không gian phố phường dù có nỗi cô đơn, nó vẫn là không gian của tình yêu, không gian của sáng tạo. Còn núi rừng là không gian rộng lớn, bao la mà buồn vô hạn. Đó là cả một thế giới buồn. Cái buồn toát lên từ tên gọi của sông núi: Thung lũng Tử Thần, Truông Gọi Hồn, Hồ Cá Sấu…

Người đọc bắt gặp không gian này ngay từ trang đầu của tác phẩm. Đó là nơi Kiên đã tìm lại hài cốt đồng đội sau ngày chiến thắng một năm: “Mùa khô đầu tiên sau chiến tranh đối với miền hậu cứ Cánh Bắc của mặt trận B3 êm ả nhưng muộn màng. Tháng chín, tháng mười, rồi tháng mười một nữa trôi qua, vậy mà trên dòng Ya-Crông PôCô làn nước mùa mưa xanh ngắt vẫn tràn

72

ắp đôi bờ. Thời tiết bấp bênh. Ngày nắng. Đêm mưa. Mưa nhỏ thôi, nhưng mưa…

Mưa… Núi nhạt nhòa, những nẻo xa mờ mịt” [42, tr.5]. Núi rừng sau ngày hòa bình

dường như vẫn còn đọng lại dư âm của khói lửa. Giữa không gian nắng lửa, mưa rừng, con người lúc nào cũng chìm ngập trong bom đạn. Không gian ấy là mồ chôn đầy tử khí, diều quạ bay rợp trời, mặt nước màu nâu thẫm nổi váng đỏ lòm, xác người lềnh bềnh sấp ngửa. Hình ảnh hoang tàn diễn ra ngay chốn đại ngàn, giữa thiên nhiên hùng vĩ càng làm nổi bật sức hủy diệt của chiến tranh.

Trong cảnh núi rừng tăm tối ấy, có lẽ ám ảnh nhất là những cơn mưa rừng kéo dài lê thê dằng dặc, bốn bể chỉ mìn mịt một màu mưa trĩu lòng, một màu núi ảm đạm và đói khổ. Chính những buổi chiều thu mưa dầm chán ngấy

đều đều, ầm ầm, buồn thảm” khiến người ta tái tê, chết ngột. Không gian ấy,

hoàn cảnh chiến đấu ấy đã khiến cho Can có quyết định sai lầm chăng? Tuy vậy, mười năm sống chết với bom đạn không phải Kiên chỉ thấy không gian tăm tối, chết chóc mà Kiên còn được thấy những cảnh khác. “Những cánh hồng ma nở rộ trong mưa ở ven triền suối, đâm bông trắng xóa, thở hương thơm ngát. Nhất là về đêm, hương hoa như thể được cô đọng, đậm ngọt, ngào ngạt” [42;tr.13]. Những người lính say mê, cuồng loạn với loài hoa núi. Sống trong giây phút khoái lạc của ảo giác ấy, Kiên được gặp người con gái quê hương với nỗi khát khao được hưởng tới độ tột cùng cảm giác tiếp xúc êm ái, choáng ngợp với cái hình hài yêu dấu, mong manh mềm mại như cánh hồng của Phương. Có những không gian trong núi rừng chiến tranh thật bình dị, đời thường mà người lính khát khao. Đó là căn nhà của ba cô gái bị bỏ quên - căn nhà nhỏ ba gian xinh xắn, mái lồ ô, thơm ngát hương huê rừng. Kiên chợt nhận ra và ngạc nhiên trước mái ấm đó: “Bộ bàn ghế mây, lọ hoa, ấm tách… Dưới bếp, mâm cơm bày trên chõng như vừa được bưng ra, còn đậy lồng bàn.

73

đời này, những chuyện được coi như là lớn lao, những mối nguy hiểm to tát đều là sự thường nhật. Ngược lại những gì nhỏ nhoi, cỏn con như niềm vui, nỗi buồn hàng ngày của kiếp người thì lại rất trái lẽ và họa hoằn lắm mới có nổi. Bắt gặp được khoảng lặng ấy vừa là khát khao vừa là nỗi đau của người lính, bởi cái khát vọng có cuộc sống đầm ấm bình thường mà đối với họ lớn lao như điều bất thường.

Không gian núi rừng không chỉ là không gian thực trong những năm chiến tranh của người lính mà nó còn là không gian huyền thoại, không gian truyền thuyết. Các nhà nghiên cứu gọi đó là những yếu tố kì ảo. Thông qua yếu tố kì ảo, Bảo Ninh bộc lộ quan niệm về thế giới đa chiều song song tồn tại những yếu tố khả giải, hữu lí - phi lí, tất nhiên - ngẫu nhiên. Đây cũng có thể xem là dấu hiệu đổi mới, nỗ lực cách tân nghệ thuật của không chỉ Bảo Ninh mà còn là của các nhà văn hiện đại giai đoạn từ khoảng 1986 trở lại đây. Xây dựng không gian kì dị, chiều sâu nhân vật được bộc lộ thông qua thế giới tâm linh. Vì vậy nhân vật gần gũi hơn, thực hơn trong văn học.

Tác phẩm xuất hiện nhiều huyền thoại đẹp mà buồn về những con người hi sinh vì cuộc chiến tranh, linh hồn họ cô đơn và khắc khoải một niềm da diết sống. Huyền thoại về họ còn cho thấy sự man rợ, nguyên thủy nhất về cuộc chiến tranh vừa đi qua diễn ra trong không gian rừng núi. Chiến tranh dù chẳng được miêu tả song sự rùng rợn, ghê gớm của nó vẫn như còn đọng lại qua “tiếng suối chảy, tiếng gió núi hú lên mà tưởng như tiếng nói của những hồn hoang binh lính mà cõi dương gian ta thường nghe thấy và có thể thấu hiểu” [42;tr.8]. Đúng là có một đời sống tinh thần hết sức trừu tượng, khó nắm bắt và khó lí giải. Phần mơ hồ, huyền diệu ấy lại được xem là phần nhân tính nhất của nhân vật. Bởi những huyền thoại là những trăn trở, uẩn khúc đang diễn ra quyết liệt trong tâm hồn con người: ảo hay thực, ám ảnh hay tiên tri. Có một giác quan thứ sáu gắn với người lính tiên tri, dự cảm cho họ về,

74

con vật tiên tri ấy “là con quái vật lông lá có cả cánh lẫn vú với cái đuôi kì nhông kéo lết và họ ngửi thấy mùi tanh máu từ chúng, nghe chúng gào rú và ca hát trong các hang động tối om ở chân đèo Thăng Thiên bên kia Truông Gọi Hồn. Nhiều người đã chính mắt nom thấy những toán lính đầu đen không

đầu chơi trò rước đèn ở ven rừng” [42;tr.15]. Sâu thẳm trong tâm hồn những

số phận đi qua chiến tranh có một đời sống khác ngay cạnh cuộc sống hiện tại. Một thế giới vong linh đồng đội. Họ không sính chuyện hoang đường, không am tường tử vi nhưng tâm linh mách bảo họ. Bởi vậy, họ tin và khấn khứa, khói hương xin hương hồn thiêng phù hộ cho mình vượt vòng binh lửa đánh trận, rửa thù. Đối với Kiên, người chết vừa mơ hồ vừa sâu xa hơn người sống. Họ cô đơn, trầm lắng và kì diệu như ảo ảnh. Hương hồn người chết trận hóa thành âm thanh chứ không phải là hình bóng. Kiên từng nghe kể một chuyện như thế. Chuyện xảy ra ở chân đèo Thăng Thiên, lúc bóng tối vùi kín rừng cây trong hẻm núi. Có “tiếng hát thì thào trào dâng, có cả tiếng đàn ghi

ta hòa theo nữa hoàn toàn hư, hoàn toàn thực” [42;tr.97]. Nơi cất lên tiếng

hát ấy là chỗ đất có hồn người, xương cốt đã hóa mùn nhưng riêng cây đàn ghi ta tự tạo của người chết vẫn còn nguyên vẹn. Hay ở thung lũng Mô Rai bên bờ sông Sa Thầy, tổ hài cốt của Kiên đã đào trúng ngôi mộ kết: “Thi thể người chết vẫn như một người đang thở, mắt nhắm lại ngủ say, khuôn mặt đẹp đẽ, trẻ trung, vẻ nghiêm trang trầm mặc, da thịt tuồng như còn ấm(…). Nhưng chỉ trong phút chốc cái túi đã đục trắng, mù mịt như dây khói, rồi sau đó như chói lên một đạo hào quang và một cái gì đấy vô hình đã siêu

thoát…” [42;tr.98]. Linh hồn người chết được an ủi bởi tình đồng đội, họ giờ

đây mới thực sự thoát khỏi trần tục, thanh thản và thăng hoa. Họ đẹp trong chiến đấu, đẹp ngay cả khi đã chết. Mỗi nấm mồ vô danh là một huyền thoại cùng với bao dị bản hợp lại thành kho tàng truyền thuyết li kì về sự nghiệp thiêng liêng, đau khổ của người lính chống Mĩ.

75

Cả không gian phố phường và không gian núi rừng đều có những yếu tố kì ảo đã chuyển tải thế giới tâm linh một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn mà không kém phần sâu sắc.

2.4.Thời gian nghệ thuâ ̣t

Triết học xem thời gian là phương thức tồn tại của vật chất. Đó là thời gian vật lí, tồn tại khách quan theo tuyến tính, từ quá khứ đến hiện tại, hiện tại tới tương lai. Nhưng trong tác phẩm văn học, thời gian lại có đặc thù riêng: thời gian mang tính chủ quan, nhiều khi phi tuyến tính nên đôi khi một ngày lại rất dài, đời người lại rất ngắn. Quá khứ, hiện tại, tương lai không được phân minh rõ ràng mà có lúc bị đảo ngược, xáo trộn. Tác giả Nguyễn Thái Hòa nhấn mạnh: “Dù trực tiếp hay gián tiếp thì cũng là thời gian của truyện, nói đúng ra là bối cảnh của truyện. Bối cảnh thời gian dù xa hay gần đều thuộc quá khứ, còn người kể phải lấy điểm xuất phát hiện tại, như vậy giữa hành động kể và thời gian cốt truyện, bao giờ cũng có khoảng cách nhất định. Đó

là khoảng cách tiểu thuyết [24;tr.128].

Để thu hẹp khoảng cách ấy, người kể phải di chuyển điểm nhìn, hướng về cốt truyện để đảm bảo tính chân thực nhưng mặt khác người kể phải hướng tiêu điểm về hiện tại. Song trong Nỗi buồn chiến tranh với thủ pháp cốt truyện đan cài, điểm nhìn trần thuật thay đổi linh hoạt, tác phẩm là một dòng chảy bất thường, phi logic, không quy luật. Thời gian và cách cảm nhận của nhân vật về thời gian cũng không thống nhất. Nhân vật thấy hiện ra trước mắt mình cả hiện tại, quá khứ và tương lai. Thời gian đồng hiện gắn với dòng chảy ý thức là thủ pháp nổi bật trong tác phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 69 - 73)