Nhân vật trần thuật là các nhân vật khác

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 89 - 91)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.3.Nhân vật trần thuật là các nhân vật khác

Trong Khói Lửa, điểm nhìn trần thuật không chỉ giao cho một nhân vật mà nó được trao cho hầu hết các nhân vật trong tác phẩm. Mỗi nhân vật với một quan điểm, suy nghĩ riêng sẽ bổ sung thêm một kinh nghiệm sống, một quan niệm mới cho đời sống. Tuy mỗi nhân vật đều xuất hiện thoáng qua nhưng cách nhìn của họ thì vẫn còn ở lại làm nên những chiều sâu cho tác phẩm. Trong mỗi nhân vật, ai cũng có một góc nhìn riêng về cuộc đời, tất cả đều bổ sung cho nhau giúp người đọc có cái nhìn rộng hơn và vươn tới những chiều kích mới. Đó là cái nhìn của cả một tiểu đội với đủ mọi hạng tuổi , đến từ tứ phương. Còn trong Nỗi buồn chiến tranh là: Cha Kiên, Mẹ Kiên, Người dượng của Kiên và Phương.

92

Mẹ Kiên là một người đảng viên đã bỏ cha từ lúc Kiên còn rất nhỏ. Những kỷ niệm về mẹ rất mơ hồ, và dường như đã mai một đi hết. Kiên chỉ còn nhớ rất rõ lời dặn của mẹ “Bây giờ con đã là đội viên thiếu niên, nay mai vào đoàn, trở thành người đàn ông thực thụ rồi còn gì. Nên phải cứng rắn

dần lên con ạ?” [42;tr.137] . Đó là tất cả những gì mà Kiên còn nhớ được về

người mẹ của anh. Mẹ Kiên là người tiêu biểu cho kiểu người nhìn đời bằng con mắt duy ý chí, lạnh lùng và tàn nhẫn. Bà đã bỏ cha con anh ra đi mà không hề thương xót. Còn Cha Kiên – một họa sĩ đã lạc loài giữa xã hội loài người, đành hội nhập vào xã hội không người, xã hội yêu ma “siêu thực” của những nhân vật thảm trong tranh. Sau sự ra đi của mẹ Kiên, ông đột nhiên suy sụp hẳn, ông đã trốn tránh tất cả trong men rượu. Bởi vậy ông có một cái nhìn khác với tất cả mọi người, đó là cái nhìn của một con người thất bại. Ông đã từng nói với Kiên rằng “thời đại mới rồi sẽ tới. Huy hoàng. Tráng lệ…không còn những bất hạnh lớn lao nữa… nhưng nỗi buồn thì không nguôi…vẫn sẽ còn lại nỗi buồn… nỗi buồn truyền kiếp, Cha chẳng để lại được gì cho con

ngoài nó. Nỗi buồn ấy..? [42;tr.141]. Trong sâu thẳm con người ông thì nỗi

buồn không bao giờ hết, nó vẫn luôn thường trực trong mỗi con người.

Cùng thời với cha và mẹ là người chồng sau của mẹ Kiên – một nhà thơ tiền chiến đã ẩn danh. Ông đã có những suy nghĩ mà khiến Kiên cảm thấy gần gũi và tin cậy. Ông đã khuyên Kiên “Nghĩa vụ của một con người trước trời đất là sống chứ không phải là hi sinh nó là nếm trải đời một cách đủ ngành

ngọn chứ không phải chối bỏ…” [42;tr.63]. Kiên đã nhận ra ở dượng một

con người vốn trí tuệ sâu sắc, một tâm hồn lãng mạn, nhưng ở ông vẫn là một con người lạc thời, một cái nhìn “thiếu thiết thực và vô bổ, thậm chí lầm lạc”.

Còn với Phương - một người con gái đẹp nhưng đó là cái đẹp “lạc thời

và lạc loài”. Chính cái đẹp đó như báo trước cho số phận của cô. Cha Kiên đã

93

khổ đấy. Khổ lắm” [42;tr.144]. Giữa thời chiến tranh ác liệt, Phương là cái

đẹp mong manh dễ vỡ đối lập với cái tàn nhẫn thô bạo của chiến tranh. Phương đã nhìn thấy trước được tương lai của chiến tranh, cô thấy đó là sự

“đổ nát”, “hoang tàn”. Nhưng vì tình yêu mà Phương đã dẫn mình vào

những oái ăm phi lí, những quy luật tàn nhẫn. Với sự mẫn cảm đặc biệt mà tạo hóa đã ban cho, Phương dự cảm được nỗi bất hạnh khủng khiếp lớn lao đang tới gần. Trong khi những thanh niên như Kiên đang hăm hở đi vào cuộc chiến, “say mê cuộc chiến tranh đến đứng ngồi không yên” thì bằng nỗi “tiên

cảm đau xót” của mình, người phụ nữ trong cô hiểu rằng “đã mất hết”, rằng

“trên thế giới từ này, từ nay ngọn gió phũ phàng nào sẽ thổi”.

Vượt lên những màu sắc hỗn loạn của đời thường những gương mặt tàn bạo của chiến tranh, cái nhìn của Phương tỏa ra một ánh sáng trong trẻo vĩnh hằng. Và rồi tất cả đều mãi mãi là những con người “lạc thời và lạc loài”. Họ cô đơn vì không ai hiểu, họ lặng lẽ và đau xót nhìn những người thân yêu của mình bị cuộc chiến tranh cuốn đi. Thấy trước được số phận mà không hề thay đổi nó, đó là điều bi thảm của những tâm hồn nhạy cảm.

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 89 - 91)