Bảo Ninh và tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 28)

6. Cấu trúc luận văn

1.4.Bảo Ninh và tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh

1.4.1.Bảo Ninh – con ngƣờ i và sƣ̣ nghiê ̣p văn chƣơng

Bảo Ninh tên là Hoàng Ấu Phương, sinh năm 1952 tại Diễn Châu – Nghệ An. Quê ở xã Bảo Ninh – huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình, sinh ra trong một gia đình trí thức. Bên cạnh cái tên Bảo Ninh, Ông còn có một biệt danh khác nữa là Nhật Giang (tên con sông Nhật Lệ - quê hương ông).

31

Năm 1969, ông vào bộ đội tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên tại mặt trận B3 Tây Nguyên, tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10.

Năm 1975, ông giải ngũ tiếp tục con đường học hành của mình. Từ 1976 – 1981, ông theo học đại học tại Hà Nội. Sau đó ông về làm việc tại Viện khoa học Việt Nam.

Từ năm 1984 – 1986, ông lại tiếp tục đi học trường viết văn Nguyễn Du. Sau ông làm việc tại báo Văn nghệ trẻ và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1997.

Bảo Ninh là một nhà văn bước ra từ chiến trường nên tất cả những hoài niệm đầy ác liệt và gian khổ đã ám ảnh trong con người của ông. Bởi vậy mà ông phải viết, viết để phần nào vơi đi nỗi buồn, nỗi nhớ về quá khứ. Không chỉ vậy mà Bảo Ninh đã góp một tiếng nói mới lạ cho nền văn học Việt Nam sau 1975.

Chủ âm trong sáng tác của Bảo Ninh là các hồi tưởng về quá vãng. Chấn thương chiến tranh đã làm cho Bảo Ninh phải viết về nó như trả một món nợ. Đúng hơn là chấn thương đã cầm cố Bảo Ninh trong tư cách một nhà văn buộc phải vắt kiệt mình trong tất cả hồi ức về quá khứ; thậm chí tần suất lặp lại của việc truy tìm quá khứ đậm tới độ có thể coi suy tưởng là nét phong cách của Bảo Ninh. Nó cho thấy tầm quan trọng của kí ức, của chấn thương chiến tranh trong việc kiến tạo nên thế giới nghệ thuật của ông.

Với sự sáng tạo và những nỗ lực của mình, Bảo Ninh đã có khá nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh trên cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Riêng thể loại truyện ngắn có tập Truyện ngắn Bảo Ninh do nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 2002. Tập truyện này có tất cả là 16 truyện ngắn, trong đó có đến 13 truyện viết về chiến tranh chống Mỹ. Tập truyện mới nhất của ông là Chuyện xưa kết đi, được chưa? xuất bản năm 2009, tập truyện hầu như đều viết về chiến tranh, khuôn mặt chiến tranh luôn ẩn hiện

32

trong không gian truyện. Về thể loại tiểu thuyết có Thân phận tình yêu in lần đầu tiên năm 1987 (Sau này đổi lại là Nỗi buồn chiến tranh). Tác phẩm không chỉ viết về chiến tranh mà bản thân nó đã là một cuộc chiến tranh, là nỗi đau, nỗi mất mát, nỗi ám ảnh kinh hoàng về sự tàn khốc của chiến tranh. Với tác phẩm này, Bảo Ninh đã có một cách nhìn mới, một quan điểm nghệ thuật mới, hay nói cách khác đó chính là sự sáng tạo độc đáo của tác giả.

Bảo Ninh là một nhà văn từng xông pha trận mạc nên ông rất am hiểu về chiến tranh. Nó đã ám ảnh ông rất nhiều, vì thế mà mặc dù chỉ sống trong quân đội sáu năm nhưng Bảo Ninh đã chọn cho mình đề tài về chiến tranh và muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội”.

Bên cạnh đó, Bảo Ninh cũng luôn đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. Ông cho rằng mỗi nhà văn phải đi tìm cho mình một cái gì đó thật mới, thật riêng không lẫn với người khác. Bởi thế mà khi chọn viết về đề tài chiến tranh, Bảo Ninh cũng đã có nhiều trăn trở để tìm cho mình một góc cạnh khác trên mảnh đất ấy. Hầu như tất cả các tác phẩm viết về chiến tranh đều nói lên cái hào hùng, cái ác liệt và những chiến thắng vẻ vang của cuộc chiến. Nhưng với Bảo Ninh thì văn chương viết về những cái như thế là chưa đủ mà phải soi chiếu dưới góc độ khác, phải đề cập đến những mặt trái, những mất mát đau thương của cá nhân, của dân tộc. Chính điều này đã làm nên nét độc đáo riêng trong văn Bảo Ninh.

Quá trình sáng tác văn học là “đi tìm hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn con

người”. Bởi vậy, Bảo Ninh quan niệm đã viết văn là phải có vốn văn hóa,

hiểu biết sâu, phải có khả năng tìm tòi khám phá để nhận ra viên ngọc quý lấp lánh bên trong. Văn Bảo Ninh đẹp, một thứ văn có phần trau chuốt và giàu sức biểu cảm, một thứ văn có nghiêng về “vị nghệ thuật”. Bởi thế mà trong tác phẩm của mình, bên cạnh những hiện thực dữ dội của chiến tranh thì Bảo Ninh cũng có những trang viết thật đẹp, ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu màu sắc.

33

Đó chính là một đóng góp của Bảo Ninh trong phương diện ngôn ngữ của tiểu thuyết hiện đại.

1.4.2.Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh – đỉnh cao của văn học Việt Nam thời hậu chiến

Ngay từ khi mới ra đời , Nỗi buồn chiến tranh đã mang những tựa đề khác nhau , có lúc người ta gọi là Nỗi buồn chiến tranh , khi lại go ̣i là Thân

phận của tình yêu. Cả hai tựa đề Nỗi buồn chiến tranh Thân phận của tình

yêu đều hợp lý bởi đi liền và hòa lẫn với nỗi buồn của chiến tranh là thân phận cay đắng của tình yêu. Cả hai chủ đề này xoắn kết nhau, nó tựa như hai mặt của một bản thể thống nhất. Bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của cuộc chiến, tình yêu cũng bị đày đọa, bị đẩy tới bờ vực của sự hủy diệt.

Tuy nhiên tựa đề Nỗi buồn chiến tranh vẫn bao quát hơn, bởi trong Nỗi

buồn chiến tranh có cả nỗi buồn về sự hy sinh mất mát của con người, có nỗi

buồn của người dân bị mất nước, có nỗi buồn của người mẹ khi mất con, và có cả nỗi buồn của người vợ khi xa chồng, của một tình yêu vừa mới bắt đầu đã bị chia lìa.

Nỗi buồn chiến tranh là một tác phẩm có cách viết và nội dung khác so

với các tác phẩm cùng thời. Nó không phải là một bài ca chiến trận hào hùng như ta thường thấy mà Nỗi buồn chiến tranh khai thác về chiến tranh trong sự tận cùng của nó: tận cùng bi thảm, tận cùng bất tuyệt. Bởi vậy mà ngay từ khi ra đời nó đã có một số phận không giống những tác phẩm khác. Đó được đánh giá là tác phẩm mới so với những tác phẩm cùng thời.

Cái mới không bắt đầu từ mốc thời gian và sự ra đời của nó, khi mà những tác phẩm thời kì hậu chiến bắt đầu đề cập đến nỗi đau hay số phận con người sau chiến tranh như Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Bến không chồng

của Dương Hướng, hay hơn nữa là tác phẩm Người còn sót lại của rừng

34

nghệ thuật theo đúng cái nghĩa đích thực của văn học. Để từ đó, người ta chán ngán thứ văn chương minh họa, thích tô hồng cái man rợ của chiến tranh, để ca ngợi lịch sử và đậm chất chính trị. Có lẽ vì vậy, mà nó trở nên mới. Mới là vì nó dám làm mới, dám lạ hóa những cái cứ tưởng chừng như đã cũ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phương diện thi pháp, Nỗi buồn chiến tranh mang ý thức cách tân nghệ thuật tiểu thuyết của Bảo Ninh, “Xét về mặt nghệ thuật, đây là thành tựu

cao nhất của thời kì đổi mới” (Nguyên Ngọc).

1.5. Khái quát về những tƣơng đồng và khác biệt của Nỗi buồn chiến

tranh so vớ i Phía tây không có gì lạKhói lửa.

1.5.1. Nhƣ̃ng nét tƣơng đồng

Có lẽ với bất kì ai khi tiếp cận với Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đều thấy nó vừa lạ lại vừa quen . Đọc Nỗi buồn chiến tranh , ta thấy thấp thoáng đâu đó hình ảnh của những tiểu thuyết kinh điển đã từng một thời điểm có số phâ ̣n giống Nỗi buồn chiến tranh.

Khi tìm hiểu Phía tây không có gì lạ , Khói Lửa, Nỗi buồn chiến tranh, chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng về : thể loại, quan niê ̣m về chiến tranh , quan niê ̣m về con người như mô ̣t na ̣n nhân của chiến tranh của hoàn cảnh .

Đặc điểm tương đồng đầu tiên mà ta có thể kể đến ấy chính là số phận của những tựa đề các tác phẩm . Ngay từ khi mới ra đời, cả ba tác phẩm đều chưa đươ ̣c thống nhất về tên go ̣i . Với Phía tây không có gì lạ , những người quen thuô ̣c còn go ̣i tác phẩm là Mặt trận phía tây vẫn còn yên tĩnh, vớ i những ai biết Khói Lửa thì không lạ gì với cá i tên Nhật kí của một tiểu đội, còn Nỗi

buồn chiến tranh ngườ i ta quen go ̣i với cái tên Thân phận của tình yêu . Như

vâ ̣y, ở mỗi tác phẩm ngay từ khi mới ra đời đã có những số phâ ̣n thâ ̣t đă ̣c biê ̣t. Xét về thể loại : Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh tuy ra đờ i sau Phía tây

không có gì lạKhói lửa gần một thế kỉ nhưng nó đã phần nào cho người

35

Bảo Ninh , Remarque và Barbusse đều là những nhà văn được ghi dấu ấn trong thể loa ̣i này . Với Phía tây không có gì lạ (1929) và những ấn phẩm khác, Remarque đã được cả thế giới công nhâ ̣n tài năng nghê ̣ thuâ ̣t , người ta gọi ông là ông vua Hollywood . Với Khói lửa (1916) Barbusse được vinh danh và cả thế giới biết đến tên tuổi của ông cùng với giải thưởng Goncourt . Còn Bảo Ninh cũng vinh dự được trao giải thưởng Nikken về văn hoc tại Nhật Bản. Như vâ ̣y, có thể khẳng định th ể loại tiểu thuyết chính là mảnh đất ươm mầm cho các nhà văn tài năng khai bút và thu lượm thành quả .

Ở phương diện quan niệm về chiến tranh : ta bắt gă ̣p điểm chung trong cách nhìn nhận của ba nhà văn . Họ khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ , về tuổi tác,… nhưng điểm chung ở ho ̣ là nhưng nhà văn bước ra từ chiến trường , trở về từ quân ngũ và tái hiê ̣n la ̣i chiến tranh bằng ngòi bút của của những nhà văn đã từng qua quân ngũ . Chiến tranh nếu quan n iê ̣m trước đây là “chiến tranh phi nghĩa” , “chiến tranh chính nghĩa ”,…thì ta bắt gă ̣p điểm chung của ba nhà văn này ở chỗ ho ̣ quan niê ̣m chiến tranh là ác nghiê ̣t , là tai họa của con người, là địa ngục chôn vùi tuổi trẻ , tình yêu, khác vọng sống của con người . Dù cách thể hiện có khác nhau nhưng đều toát lên điểm chung ấy và được nhìn nhận mô ̣t cách khác quan.

Cách nhìn nhận về con người trong chiến tranh là điểm tương đồng dễ nhâ ̣n thấy ở cả b a tác phẩm . Những nhân vật trong các tiểu thuyết Phía tây

không có gì lạ, Khói Lửa hay Nỗi buồn chiến tranh dù được miêu tả trực tiếp

hay chỉ xuất hiện thoáng qua cũng đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc, và rất nhiều ám ảnh. Chiến tranh là đau thương, mất mát, là cõi không nhà không cửa, là chốn địa nguc,…Chiến tranh là cái mà con người nghĩ ra để làm khổ nhau, là tai họa của con người. Trên phương diện ấy, cả ba nhà văn cùng chung một hướng là dùng ngòi bút của mình không những để

36

ghi lại thành kỉ niệm, thành nhật kí, mà còn là lời tố cáo chiến tranh đanh thép, hùng hồn, đồng thời thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc của các nhà văn.

1.5.2. Nhƣ̃ng điểm khác biê ̣t của Nỗi buồn chiến tranh so với Phía tây

không có gì lạKhói lửa

Quá trình tìm hiểu đã cho chúng tôi nhận thấy ngoài những điểm tuonwg đồng, ở Nỗi buồn chiến tranh, Phía tây không có gì lạ, Khói lửa còn có những đặc điểm khác biệt, tạo thế mạnh cho tác phẩm đó. Với những kiến thức được tiếp cận, chúng tôi nhận thấy:

Nỗi buồn chiến tranh viết về đề tài chiến tranh cách mạng. Nhưng Bảo

Ninh không tiếp cận cuộc chiến tranh theo hướng đi quen thuộc, từ góc độ của người làm nên chiến thắng mà ở góc độ thân phận cá nhân con người. Bảo Ninh đi sâu vào thể hiện những hồi ức chiến tranh, hiện thực cuộc sống thời hậu chiến đa dạng, phức tạp,…nhưng cuối cùng nhà văn hướng người đọc vào hệ quy chiếu: thân phận nhỏ bé của con người càng trở nên nhỏ nhoi hơn trước vòng quay tàn bạo của chiến tranh.

Bên cạnh cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu rõ ràng, mạch lạc theo kiểu truyền thống là cốt truyện giàu tâm trạng với kết cấu lỏng lẻo, kết thúc bất ngờ. Đó là nét đổi mới của văn học sau 1975, nhằm cố gắng biểu đạt con người cá nhân đa dạng, đa chiều. Nỗi buồn chiến tranh là dòng tâm trạng của nhân vật chính (Kiên), tác giả đã để cho ngòi bút sáng tạo phiêu diêu trong cõi mơ và cõi thực, trong thế giới siêu hình và hữu hình của con người. Dù Nỗi

buồn chiến tranh chưa thực sự mới mẻ so với tiểu thuyết phương Tây hiện đại

(Phía tây không có gì lạ, Khói lửa,…) nhưng các thủ pháp nghệ thuật: đồng

hiện không – thời gian, độc thoại nội tâm, dòng ý thức, sử dụng huyền thoại, đa giọng điệu,…đã được Bảo Ninh sử dụng tài tình, biến hóa linh hoạt, uyển chuyển góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm.

37

Nỗi buồn chiến tranh đặt ra vấn đề thân phận con người với những nỗi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đau mất mát do chiến tranh để lại. Đằng sau những thân phận bé nhỏ, Bảo Ninh đề cập đến khát vọng sống hòa bình trong hạnh phúc cá nhân và tình yêu đôi lứa của con người thời đại. Khát vọng của mỗi nhân vật trong tiểu thuyết không phải là khát vọng của cái “tôi” cực đoan mà là khát vọng hạnh phúc của cả cộng đồng vừa bước ra khỏi chiến tranh đẫm máu. Qua việc tiếp cận với thế giới tâm linh, hình ảnh con người được Bảo Ninh khai thác trọn vẹn hơn, đa chiều hơn.

Bảo Ninh không những sử dụng ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật mà còn sử dụng ngôn ngữ đối thoại nội tâm với mô típ giấc mơ như ngôn ngữ độc thoại. Đặc biệt, ở tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, ngôn ngữ miêu tả đậm chất lãng mạn, hấp dẫn người đọc. Nỗi buồn chiến tranh đã thực sự góp phần vào việc đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 cùng với sự sáng tạo của nhiều cây bút văn xuôi tiêu biểu như Chu Lai, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Trí Huân, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Hiệp,…. Góp phần làm cho tiểu thuyết sau 1975 đã có diện mạo mới, đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian sau này.

38

CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG–THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

2.1.Quan niệm n ghê ̣ thuâ ̣t về con ngƣời của Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh

2.1.1. Con ngƣờ i bản ngã, bản năng

Trong lịch sử xã hội loài người, chiến tranh luôn là biến cố kinh hoàng nhất. Xã hội càng phát triển càng văn minh thì chiến tranh càng tàn khốc và có sức hủy diệt to lớn. Và con người phải đặt trong chiến trận mới thực sự bộc lộ rõ hết bản chất của mình. Con người bản thân nó bao gồm cả phần người và phần con, tức là cả phần xã hô ̣i và phần tự nhiên. Thế nhưng lâu nay, trong văn học Việt Nam nói riêng và văn học phương Đông nói chung , người ta ít đề câ ̣p đến phần “tự nhiên” trong con người . Con người bản năng dường như không đươ ̣c chú ý và có phần kiêng ki ̣.

Viết về Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã không ngần ngại khi bộc lộ hết những mặt tự nhiên và xã hội của con người. Đó là hình ảnh Kiên nhớ khoảng thời gian trước ngày hành quân xuống cánh Nam tiến đánh Buôn Ma Thuật, hai tháng trời chẳng phải đánh đấm gì, lính tráng trung đoàn 3 giết thời gian, giết nỗi buồn bằng nhiều tệ nạn: “ Cả đời Kiên chưa bao giờ máu mê cờ

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 28)