Sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật 10

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 107)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.Sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật 10

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân thương, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay

châm biếm…” [21;tr.134]. Trong quá trình sáng tác thì mỗi nhà văn đều phải

trăn trở để tìm ra giọng điệu nghệ thuật cho tác phẩm của mình. Bởi nó phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, nó có vai trò lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm. Nếu thiếu một giọng điệu nhà văn chưa thể viết ra một tác phẩm cho

mình“cái quan trọng trong tài năng văn học (...) là tiếng nói của mình (…), là

cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất

110

Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có sắc thái giọng điệu riêng, nó là một yếu tố làm nên nét riêng cho tác giả. Bởi thế khi nhắc đến Nguyễn Công Hoan ta nghĩ đến một chất giọng châm biếm mỉa mai; Vũ Trọng Phụng là giễu cợt, đả kích; Thạch Lam là giọng trữ tình sâu lắng thiết tha; Nguyễn Huy Thiệp là lạnh lùng, suy ngẫm; Còn Nguyễn Minh Châu là một giọng điệu trầm tư, khắc khoải nhưng chan chứa tình yêu thương. Giọng điệu chính là yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Qua giọng điệu người ta có thể nhận ra thái độ tình cảm, cảm xúc cũng như trạng thái tậm lý của tác giả đối với các sự vật, hiện tượng phản ánh.

Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã sử dụng một giọng điệu làm gần

lại khoảng cách giữa người đọc và tác giả, giữa thế giới nghệ thuật của nhà văn với thế giới hiện thực của đời sống. Bằng những đoạn trữ tình sâu lắng hay bằng những cái triết lý về cuộc sống của Kiên đã góp phần tạo nên nét độc đáo riêng cho tác phẩm.

3.4.1. Giọng hồi tƣởng, buồn thƣơng

Bảo Ninh đã khắc sâu dấu ấn chiến tranh trên từng số phận cá nhân. Mỗi con người mỗi trắc ẩn, mỗi cuộc đời một số phận, đều được nhớ lại trong dòng suy tưởng của nhân vật. Kiên có đời sống của anh là quá khứ, là đi tìm thời gian đã mất - cuộc chiến đã qua. Cho nên thời gian trong tác phẩm như đã phân tích chủ yếu là thời gian quá khứ và xuyên suốt tác phẩm cũng là giọng hồi tưởng.

Giọng hồi tưởng thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ người kể chuyện. Đó là việc thường xuyên xuất hiện từ chỉ thời gian kể: “hồi đó”, “thời ấy”, “ấy là’’, “đó là”, “những ngày ấy”,… Giọng hồi tưởng cho người đọc chuẩn bị tâm thế đón nhận những câu chuyện của quá khứ chiến tranh và nhân vật luôn tìm về miền kí ức. Đi tìm hài cốt đồng đội, Kiên không nguôi nhớ về tiểu đoàn của mình, Can bỏ trốn vào một buổi chiều mưa rồi chuyện tình của ba cô gái với những đồng đội của anh mà mỗi lần nhớ lại anh đều đau xót.

111

Giọng hồi tưởng còn thể hiện qua sự “nhớ lại” của nhân vật qua một loạt từ chỉ dẫn thời gian: đêm nay, tuần trước, nhiều tháng trời vừa qua, sáng hôm sau, về đêm,... Giọng hồi tưởng mang đậm âm hưởng buồn rầu, xót thương. Trong tác phẩm, nỗi buồn hiện hữu lên trên bề mặt câu chữ. Các nhân vật đều thành thật và không ngại ngần né tránh thể hiện nỗi lòng bởi cảm xúc ấy là có thật. Ngay khi Kiên chưa bước vào cuộc chiến tranh, cha anh trước khi nhắm mắt đã từng nói rằng: “Không còn bất hạnh lớn lao nào nữa … Nhưng nỗi buồn thì không nguôi… vẫn sẽ còn lại nỗi buồn… nỗi buồn truyền kiếp. Cha

chẳng để lại gì cho con ngoài nó, nỗi buồn ấy…” [42;tr.141]. Thời của Kiên

sẽ huy hoàng, tráng lệ nhưng đồng thời với nó sẽ là mất mát nặng nề, đau thương bất tận. Nỗi buồn mà cha Kiên nhắc đến là nỗi buồn chiến tranh - nỗi buồn của thời đại Kiên sống. Nỗi buồn đó là nỗi nhớ dàn trải, mênh mang vô tận. Nhất là lúc nhắc đến những cái chết trong chiến trận, cảm giác thật khó chịu, tan nát cõi lòng, tê liệt man dại. Chiến tranh đã tàn phá Phương, đã cướp mất sự trong trắng của nàng ngay trước mắt Kiên mà anh thì bất lực. Kiên không hiểu chuyện gì đã xảy ra với Phương, anh chỉ thấy đau đớn và buồn. Bởi vậy, nỗi buồn trong sự im lặng, trong sự thản nhiên của Phương khiến ta đau đớn hơn bao giờ hết. Những lời nói của Phương có giọng buồn thảm, như dao khứa vào lòng người: “Là em nói giá trước khi chia tay, ngủ bên nhau lần cuối, mà em dễ coi hơn thì hơn. Chứ thật ra… dẫu có tắm, có lột bỏ da thịt ra thì cũng chẳng khác được nào. Đời là thế, cái số đã định rồi!(…). Đằng nào

thì anh cũng thành ra thế, mà em thì ra thế này mất rồi” [42;tr.266]. Đằng sau

lớp ngôn từ tưởng như bình tĩnh ấy là tiếng khóc nấc, nước mắt chảy ngược. Nỗi buồn cứ găm sâu mãi trong lòng người đọc. Cuộc chiến tranh Kiên vừa đi qua được tái hiện trong tác phẩm của anh và nó được trải nghiệm lần thứ ba qua nhân vật “tôi” khi anh cho bản thảo của Kiên ra đời. Họ có chung một nỗi buồn nguyên khối của những người từng đi qua thời gian quá khứ ấy. Vì thế,

112

nói về chiến tranh, họ có chung giọng trầm buồn: “Nỗi buồn chiến tranh mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt trên đau khổ. Chính nhờ nỗi buồn mà chúng tôi đã thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi bị chôn vùi trong

cảnh chém giết triền miên” [42;tr.286]. Riêng Kiên, với sự chấn thương nặng

nề về tâm lí, nỗi buồn ngăn không cho anh thấy một chút nhẹ lòng trong đời sống hiện tại. Cho nên “những tổn thất, những mất mát có thể bù đắp, các vết thương sẽ lành, đau khổ sẽ hóa thạch nhưng nỗi buồn về cuộc chiến tranh thì

sẽ ngày càng thấm thía hơn, sẽ không bao giờ nguôi” [42;tr.231].

Chiến tranh đã qua lâu, dư âm về nó vẫn còn nặng nề. Giọng hồi tưởng, buồn thương trong những câu văn của tác phẩm cứ day dứt vào lòng độc giả. Đã đọc biết bao tác phẩm trước về chiến tranh, ta chỉ thấy sự hào sảng thì đến đây khúc độc buồn khiến tâm trí bạn đọc không thản nhiên được nữa.

3.4.2. Giọng giễu nhại

Đề tài chiến tranh trong những tác phẩm khác dù có hi sinh, mất mát nhưng âm hưởng chủ đạo vẫn luôn có giọng hào hùng, hùng tráng. Còn trong

Nỗi buồn chiến tranh, ngoài giọng chủ đạo là hồi tưởng, buồn man mác, nó

còn có giọng giễu nhại. Có nhiều đoạn nhìn ở góc độ khác nhau lại thấy có những giọng điệu khác nhau. Chẳng hạn: “Ta thắng địch thua miền Bắc được

mùa, thế giới chia làm ba phe rõ rệt” [42;tr.10]. Kiểu thông tin này khá quen

thuộc trong thời chiến. Phần đông chiến sĩ là những người rời làng quê cầm súng chiến đấu nên khi tuyên truyền chính trị phải có những câu khẩu hiệu kiểu như trên mới dễ nhớ, dễ thuộc. Xét ở góc độ này nó mang tính an ủi, động viên nghiêm túc. Xét ở góc độ khác, chúng ta lại nhận thấy có cả sự giễu nhại trong cái lối tuyên truyền sáo mòn, thấy cả sự mệt mỏi của người lính với “chính trị sáng, chính trị chiều, tối lại chính trị”. Có những mệnh lệnh tưởng như là nghiêm túc, đầy trách nhiệm song nó lại trở thành lời mỉa mai. Giữa trận đánh ghê rợn, độc ác, bạo tàn, lời kêu gọi hùng hồn của tiểu đội trưởng

113 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trở nên hài hước, chua chát, đau xót: “Thà chết không hàng… Anh em, thà chết… tiểu đội trưởng gào to, mặt tái dại, hốt hoảng hoa súng ngắn lên và

ngay trước mắt Kiên, anh ta tự đập vào đầu, phọt óc ra” [42;tr.7]. Anh ta đã

“thà chết”, “không hàng” địch thật nhưng lại đầu hàng chính mình, đầu hàng sự khủng khiếp của chiến tranh. Kiểu giọng điệu này còn thể hiện trong bức thư vừa chân thành vừa khuôn sáo, bi đát và hài hước của bà mẹ gửi cho Can. Trong bức thư dài dòng, lủng củng của mẹ Can có cả nhiệm vụ chiến lược. Không thấy nỗi đau xót của bà mẹ mất con, chỉ có lời động viên con chiến đấu nhưng nó cứng khô, giả tạo, không phải lời nói đích thực của tấm lòng người mẹ. Vì vậy nó trở nên đau xót và bi hài.

Nhân vật Phương nhận thấy ngay sự đổ nát khi chiến tranh mới bắt đầu. Cô không hiểu sao Kiên và các bạn của cô lại hứng thú đi vào với cái chết. Phương mỉa mai lí tưởng xem cái chết là anh hùng. Cô không giễu Kiên, cô chỉ không hiểu được sao mọi người lại say mê lí tưởng ấy đến vậy. Vì thế, Phương muốn vào cuộc chiến xem gương mặt chiến tranh như thế nào. Người lái xe cho Kiên và Phương đi nhờ xe, kinh qua khói lửa, đã cho cô câu trả lời:

Rồi em sẽ được thấy thôi. Chiến tranh này, tuyến lửa này vui lắm, sướng

lắm, lãng mạn lắm!” [42;tr.196]. Đây là cách nói mỉa mai, giễu nhại, chiến

tranh làm sao có thể vui như đi trẩy hội thế được. Chẳng vậy mà anh lính lái xe ấy khuyên cô trở ra chứ vào trong tuyến lửa thì “hoài của” lắm!. Vẻ đẹp của Phương không thích hợp để vào nơi sẽ hủy hoại, tàn phá. Phương ương bướng, bồng bột ngay sau đó, trên chuyến tàu đêm đã bị tàn phá. Kiên không hiểu gì về mất mát mà Phương đã trải qua. Cô đau xót, mỉa mai mình và đời trong hờn dỗi: “Như cũ à? Nghĩa là mặt trời sẽ mọc ở đằng tây à?” [42;tr.267]. Phải! Một thiên hướng toàn mĩ như cô sao chịu đựng được nỗi bất hạnh ấy. Chỉ có “mặt trời mà mọc ở đằng tây” họa may mới “như cũ” được

114

nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Vì thế có thể hiểu được căn nguyên của sự phóng túng, tự hủy diệt của Phương sau chiến tranh.

Trong chiến tranh đã thế, hòa bình trở lại cũng không thiếu những trò lố, tác giả dùng giọng giễu nhại để phơi bày những rởm đời, những bất công, phi lí. Đó là chuyện nhà Cường ở tầng ba, bữa nọ anh chồng rượu vào lên cơn hùng hổ toan dạy vợ, không ngờ trông gà hóa cuốc nhè ngay đầu bà mẹ đẻ ra mình mà hạ đo ván. Chỉ bằng mấy từ “nhè”, “đo ván”, tác giả vừa gây cười vừa mỉa mai, chua chát cho những kẻ sâu rượu làm đảo lộn trật tự gia đình. Giọng giễu nhại đó còn dành cho những kẻ có học vấn được gọi bằng danh từ “trí thức” mà không biết đối nhân xử thế, tham lam, tàn nhẫn. Đó là anh cháu bà cụ Sen - một cụ già mù lòa góa bụa, có hai con là liệt sĩ. Vợ chồng anh ta cướp hết tài sản của cụ rồi đẩy cụ vào nhà thương điên. Mà đâu phải anh ta không giàu có, không được học hành, ngược lại “anh cháu họ của cụ không chỉ giàu có, anh còn thông minh tài cán, tính tình xởi lởi, tốt nghiệp đại học

kinh tài, biết hai ngoại ngữ” [42;tr.66]. Sự đời lại cứ phải ngược ngạo như

thế. Một anh có tài, có học lại trở nên vô học, lưu manh; một anh từng vào tù như Bảo - con của ông bà Bình bác sĩ ở tầng ba, tuy mới ra tù nhưng lại được mọi bà con trong khu phố cảm thông, thương mến. Cuộc đời giống như một trò mỉa mai của tạo hóa vậy!

3.4.3. Giọng triết lý, chiêm nghiệm

Hầu hết các nhà nghiên cứu phê bình đều thừa nhận sự thành công của

Nỗi buồn chiến tranh là ở mặt nghệ thuật. Với sự sáng tạo đó, Bảo Ninh đã

mang đến cho đọc giả một điều vừa hấp dẫn vừa mới lạ.

Cùng với việc miêu tả cuộc sống một cách cụ thể, Bảo Ninh đã tạo ra những trang viết chân thực sống động và những nhận xét, hình tượng có tính chất triết lý. Giọng văn đậm chất triết lý đó có khi là của tác giả, có khi là của nhân vật, có khi lại xen kẽ giữa giọng tác giả và nhân vật tạo nên sắc điệu

115

phong phú cho giọng triết lý của Bảo Ninh. Tác giả đã đưa ra một định nghĩa về chiến tranh thật rùng rợn “chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con

người” [42;tr.33]. Chiến tranh là một cái gì đó rất khủng khiếp và ghê sợ. Nó

không mang khuôn mặt phụ nữ, không mang khuôn mặt trẻ em và nói chung là không có bộ mặt con người. Nó đã hủy diệt con người cả tinh thần lẫn thể xác. Bởi thế mà mặc dù chiến tranh đã đi qua rất lâu nhưng chiến trường câm lặng trong lòng người lính vẫn chưa được một ngày im tiếng súng. Giọng triết lý có khi còn lạnh lùng “anh đã hoàn toàn không có cơ may thoát khỏi sự hư hại của tâm hồn thì đồng đội trẻ tuổi của anh phải thoát, vượt ra khỏi sự ràng buộc và câu thúc của thói thường mà hưởng lấy những giọt cuối cùng còn sót

lại của tình người” [42;tr.34]. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy giọng triết

lý của nhà văn được chắt ra từ sự trải nghiệm, từ chính cuộc đời của nhân vật. Vì thế nó chân thực và tạo được sự đồng cảm sâu xa nơi bạn đọc. Triết lý được khái quát từ những người lính đã được nếm trải sự đau khổ trong chiến tranh, họ triết lý về nền hòa bình một cách bi thảm “hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thị bao anh em mình, để chừa lại chút xương mà những người phân công nằm lại gác rừng lại là những người đáng sống

nhất” [42;tr.15]. Cái nhận xét của nhân vật Sơn thật xót xa và đầy bi quan. Để

có được hòa bình thì dân tộc ta phải mất đi bao nhiêu là người con, họ đã đổ biết bao xương máu của mình để có được ngày hôm nay. Thông qua những suy nghĩ, những triết lí của nhân vật mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc những bức thông điệp giàu chất nhân văn về số phận con người, về cuộc sống hiện thực. Nhà văn đã nên lên được cái lớn lao từ những điều tưởng chừng như nhỏ bé.

116

Với Nỗi buồn chiến tranh, tác giả đã để cho nhân vật đưa ra nhiều triết lí

về cuộc sống xung quanh. Kiên là người đã đi qua cuộc chiến tranh ác liệt của dân tộc, anh đã nếm đủ ngọn ngành của mọi nỗi buồn đau trong chiến tranh. Bởi vậy mà khi trở về với cuộc sống thực tại anh cũng không thể nào nguôi nổi được những đau đớn trong quá khứ. Anh luôn sống trong những ám ảnh, những hồi tưởng về quá khứ, và anh đã thú nhận rằng “Cuộc đời tôi kỳ thực có khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông không ngừng bị đẩy lui về dĩ vãng. Đối với tôi tương lai đã nằm lại phía sau xa kia rồi. Và không phải là cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hi vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi mà trái lại những tấm thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi, tạo sức mạnh tinh thần cho tôi thoát khỏi vô tận những tấn trò đời

hôm nay” [42;tr.51]. Với những trải nghiệm của mình, Kiên đã có rất nhiều

triết lý cho cuộc sống, “Các bạn hãy tin tôi: Trong lòng cái chết không phải là dịa ngục khủng khiếp - một linh hồn trong truyện đã nói như thế với những người sống - trong lòng cái chết vẫn là cuộc sống, dĩ nhiên là một kiểu khác của cuộc sống kia. Trong lòng cái chết ta có được sự bình yên, sự thanh thoát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và tự do chân chính....”[42;tr.96]. Kiên luôn dằn vặt với bản thân mình nên

anh phải tự triết lí để cho tâm hồn mình được thanh thản hơn. Qua những triết

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 107)