Thế giới nhân vật

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 46 - 50)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1Thế giới nhân vật

Điều dễ nhâ ̣n thấy trong cả ba tác phẩm này là sự giản lược về nhân vâ ̣ t. Trong mỗi tác phẩm dường như chỉ có mô ̣t hoă ̣c hai nhân vâ ̣t chính . Tuy nhiên điểm chung củ a các nhân vâ ̣t trung tâm trong ba tác phẩm ở chỗ ho ̣ là những thanh niên còn rất trẻ tuổi và mối quan hệ với các nhân vật khác được khai thác từ những khía ca ̣nh khác nhau trong các tác phẩm .

Tác phẩm Phía tây không có gì lạ thực chất chỉ có một nhân vật chính và cũng là người tường thuật câu chuyện theo ngôi thứ nhất là Paul Baumer, một người lính Đức 19 tuổi. Nhân vật trung tâm của tác phẩm thuộc dạng “ mẫu

người có tư tưởng hướng tới sự hoàn thiện”, mẫu người của“tuổi trẻ gang

thép”. Thông qua lịch sử tâm hồn của nhân vật chính, các nhân vật khác xuất hiện theo từng đoạn hồi ức. Ngoài ra còn có tới 30 nhân vật khác trong tiểu thuyết này. Trong đó có 4 nhân vật là xuất hiện trong quan hệ trực tiếp, có đối thoại với nhân vật chính đó là nhóm nhân vật được giới thiệu ngay ở đầu tác phẩm: nhân vật Satnilat Catdinxki, Cốp, Muynlo, và Lia,.. Còn lại, các nhân vật khác chỉ xuất hiện trong câu chuyện kể của Paul Baumer, trong lời đối thoại của nhóm nhân vật này. Trong tác phẩm, có nhiều nhân vật không có cả tên gọi: Những người phụ nữ được gọi là “những cô nàng đậu mầm”, người lính trong đại đội 70 người, những người vợ, những cô gái,… Nhân vật Paul Baumer trong tác phẩm có vai trò rất quan trọng. Paul là nhân vật gắn kết, kết dính các nhân vật trong truyện. Thông qua dòng hồi tưởng, liên tưởng triền miên, các nhân vật khác xuất hiện khá trọn vẹn ngay từ đầu, tạo ra những mảnh ghép chân dung và tâm hồn. Ở đây cũng có hai cấp độ quan hệ, có nhân vật xuất hiện trực tiếp thông qua sự nhớ lại của Paul nhưng có những nhân vật xuất hiện thông qua câu chuyện của một nhân vật khác kể lại cho Paul nghe.

Đến với Nỗi buồn chiến tranh ta cũng bắt gă ̣p mô ̣t nhân vâ ̣t trung tâm chính là Kiên. Nhân vật trung tâm của tác phẩm thuộc dạng “nhân vật trí

49

thức, mẫu người tự thú, sám hối; mẫu người có tư tưởng hướng tới sự hoàn

thiện” [58, tr.223]. Chúng tôi thống kê có tới 50 nhân vật trong tiểu thuyết này.

Trong đó có 26 nhân vật là xuất hiện trong quan hệ trực tiếp, có đối thoại với nhân vật chính. Còn lại, các nhân vật khác chỉ xuất hiện trong câu chuyện kể của Kiên. Tác phẩm có nhiều nhân vật không có cả tên gọi: Người phụ nữ câm, người lính lái xe cho Phương và Kiên đi nhờ, tên ngụy trong câu chuyện của Phán, ả cave, nhân vật người cười bị bỏ quên trong rừng,… Các nhân vật trong tác phẩm cũng có đủ tầng lớp, đủ độ tuổi, đủ nghề nghiệp. Có lính chiến như Kiên và các đồng đội, có lính ngụy như ba tên thám báo, tên lính ngụy bị chết thảm; có nhà thơ như Sinh, như dượng Kiên; họa sĩ như cha Kiên, có giáo viên như mẹ Phương, bà giáo Thủy; nghệ sĩ dương cầm như Phương; chủ quán, lái xe, lái tàu điện,… Có những đứa trẻ mới sinh ra đã chết yểu như con của Lan, có những cụ già dù sống tới hơn 90 tuổi khi chết vẫn nuối tiếc trăn trở với đời như cụ cố Dụ,… Việc trình bày đời sống qua một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng tất sẽ kéo theo những đổi mới về thủ pháp xây dựng nhân vật.

Nhân vật Kiên trong tác phẩm có vai trò rất quan trọng. Kiên là nhân vật gắn kết, kết dính các nhân vật khác trong truyện. Các nhân vật khác tồn tại được là nhờ nhân vật này. Thông qua dòng hồi tưởng, liên tưởng triền miên, các nhân vật khác xuất hiện không trọn vẹn ngay từ đầu, tạo ra những mảnh ghép chân dung và tâm hồn. Ở đây cũng có hai cấp độ quan hệ, có nhân vật xuất hiện trực tiếp thông qua sự nhớ lại của Kiên nhưng có những nhân vật xuất hiện thông qua câu chuyện của một nhân vật khác kể lại cho Kiên nghe. Các nhân vật phụ trong quan hệ với Kiên thường xuất hiện không tập trung, nghĩa là không phải nhân vật này xuất hiện rồi tới nhân vật khác mà cùng một nhân vật nhưng được trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm, không theo một tuần tự nào. Chẳng hạn nhân vật Phương xuất hiện đều đặn, rải rác trong tác phẩm. Những trang đầu Phương chỉ xuất hiện thông qua câu nói của Kiên.

50

Hơn bốn chục trang sau, cô lại xuất hiện trong một câu thông báo “Phương

đã bỏ đi từ mùa đông” [42, tr.72]. Hơn chục trang sau đó, người đọc gặp lại

nhân vật này qua hồi ức của Kiên về đêm đầu tiên trở về. Hình ảnh Phương bị khỏa lấp giữa ngổn ngang các sự kiện, các khoảng không gian khác nhau. Khi thì cô xuất hiện trong cảnh bơi ở Hồ Tây, lúc là cảnh cháy tàu ở Thanh Hóa,… Từ trang 141-164 lại là những mẩu hồi ức về Phương cả trước và sau chiến tranh lẫn lộn. Và hình ảnh cuối cùng về cô lại là một bức thư của người lính thông báo cho Kiên khoảnh khắc Phương đi tìm anh… Như vậy nhân vật này chủ yếu được tái hiện qua Kiên. Phương còn xuất hiện gián tiếp qua nhân vật cha Kiên (nhận xét vẻ đẹp lạc thời của Phương), mẹ Phương (qua nỗi lòng lo lắng của bà cho thiên hướng hoàn mĩ bẩm sinh của Phương trước cuộc đời loạn lạc), Kỳ - người lính (giải thích cho Kiên hiểu đúng về Phương). Trình tự xuất hiện của các nhân vật được kể luôn đứt đoạn cho thấy tâm lí rối bời, kí ức nhập nhằng của người lính hậu chiến. Xây dựng nhân vật chính chỉ duy nhất và trao điểm nhìn trần thuật chủ yếu cho nhân vật Kiên, Bảo Ninh đã thay đổi “mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, cho nhân vật quyền bình đẳng về kinh nghiệm sống, phá vỡ các quy ước địch - ta đôi khi rất siêu hình trong cách phân chia

nhân vật” [1, tr.222]. Hơn nữa viết về chiến tranh với la liệt những định

nghĩa về nó, tác giả cũng đã xây dựng Kiên - một người lính kinh nghiệm và đồng thời có học vấn, tri thức nên nhân vật chứa đựng tư tưởng là hợp lí. Và cũng chính vì hiểu biết, không sống đơn giản đuợc nên Kiên trở nên cô đơn hơn bao giờ hết. Đây là mẫu người cô đơn trong văn học sau 1975.

Các nhân vật phụ có vai trò cho thấy rõ hơn lịch sử tâm hồn của nhân vật chính - Kiên. Hầu hết các nhân vật khác đều có tâm trạng. Đó là những mảnh tâm trạng phân thân của nhân vật chính. Từ đây chúng ta mới có cấu trúc cốt

51

truyện của Nỗi buồn chiến tranh là lịch sử tâm hồn. “Thế giới được nhìn nhận

qua cá nhân, lịch sử được tái hiện trong tâm hồn nhân vật” [23, tr.420].

Trong Khói Lửa, ta thấy tràn ngập những người công nhân, nông dân và dân nghèo, hầu như không có ai là nghệ sĩ, tri thức hoặc tư sản, mỗi người một khía cạnh, một sắc thái. Những người lính chất chứa những tình cảm dịu hiền và lành mạnh: Blero, Fuiat, Pôteclô, Lamuydơ, Bikê,Mexnin Anđat …đều coi trọng tình thân, nhưng chiến tranh buộc người lính làm những điều trái với ý muốn và tâm tư của họ. Lấy tiểu đô ̣i của tác giả làm ví dụ : hầu như không có ai là nghê ̣ sĩ , tri thức hoă ̣c tư sản . Dưới bề ngoài bình thường và phứ c ta ̣p , họ chứa chất những tình cảm dịu hiền , lành mạnh . Họ hết sứ c thương yêu bố me ̣ , vơ ̣ con, làng mạc , quê hương , trân tro ̣ng giữ từng lá thư nhà để sưởi ấm lòng. Blerơ đã từng chăm chú mài giũa làm chiếc nhẫn tặng vơ ̣. Fuiat những lúc rảnh rỗi đã từng mơ tưởng v ề quê hương yêu dấ u. Pôtectô vì mong thấy mă ̣t vơ ̣ mà quên hết mo ̣i gian nguy và trước hoàn cảnh mà những ý nghĩ ghen tuông của anh đã pha trộn nhiều tha thứ . Lamuydơ coi tro ̣ng tinh thần đồng đô ̣i , nhiều lúc quên mình để cứu ba ̣n “ Họ không

phải l à lính tráng , họ là những con người… ”. Nhưng chiến tranh bắt buô ̣c

người lính làm những điều trái với ý muốn và tâm tư của ho ̣ . Ở trận địa , có khi ho ̣ đánh đổi mô ̣t ma ̣ng người lấy mô ̣t bao diêm , một că ̣p ống chân lấy mô ̣t đô i bốt. Họ phải trở thành ích kỉ, phải xoay xở , giành giật lẫn nhau . Có người đã phải kêu lên : “Tiến đến đây , thì ai cũng như thú dữ . Sống mãi như

súc vật rồi đến thành súc vật cả nút”[18;tr.23]. Chiến tranh còn là chia l y tan

tác. Mô ̣t lá thư của Bike gửi an ủi me ̣ , mô ̣t bà me ̣ suốt đời chỉ vì con bi ̣ trả lại tiểu đội anh khi anh đã vĩnh viễn lìa đời : chiến tranh đã đẩy me ̣ anh phiêu bạt không biết đi đâu . Lamuydơ bi ̣ đa ̣n đa ̣i bác cướp mất Ô đôxi và khi anh đươ ̣c tự do gần nàng , ôm nàng thì nàng đã trở thành mô ̣t trong những cái xác rũa nát, hôi thối dưới cái hầm bi ̣ sâ ̣p . Và thằng sĩ quan Đức trong căn buồng

52

đầy ánh sáng , ở miền bị Đức chiếm chưa làm anh hết băn khoăn. Cả một tiểu đội gồm 17 người nhưng đến cuối tác phẩm thì lực lượng bị tiêu hao gần hết . Cảm động nhất là cái chết của Mexnin Anđrê “ Hắn có sáu anh em… bốn đứa đã ngoẻo rồi , hai đứa ngoẻo ở Andat , một ở Sampanhơ và một ở

Acgôn”[18;tr.47]. Và Mexnin cũng đã hi sinh . Đấy là sự gian khổ của chiến

trường, sự khốc liệt của bom đạn chiến tranh. Trong khi ấy, bọn giàu sang ở thành thị coi chiến tranh chỉ là một việc bình thường, và cho rằng mỗi người một nghề, chúng ở hậu phương buôn bán, bóc lột làm giàu, cũng vất vả không kém những người ra trận.

Mă ̣c dù giản lựợc nhân vật nhưng số luợng nhân vật trong cả ba tác phẩm la ̣i khá đông đảo và phong phú . Xây dựng một nhân vật chính là cơ sở để tác giả xây dựng cấu trúc cốt truyện. Các nhân vật phụ làm nổi bật lịch sử tâm hồn của nhân vật chính. Tuy nhiên , khi so sánh về số lượng nhân vâ ̣t trong ba tác phẩm thì Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh hiện lên sinh đô ̣ng và đầy đủ hơn cả.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 46 - 50)