Giọng triết lý, chiêm nghiệm 11

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 112 - 123)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.3.Giọng triết lý, chiêm nghiệm 11

Hầu hết các nhà nghiên cứu phê bình đều thừa nhận sự thành công của

Nỗi buồn chiến tranh là ở mặt nghệ thuật. Với sự sáng tạo đó, Bảo Ninh đã

mang đến cho đọc giả một điều vừa hấp dẫn vừa mới lạ.

Cùng với việc miêu tả cuộc sống một cách cụ thể, Bảo Ninh đã tạo ra những trang viết chân thực sống động và những nhận xét, hình tượng có tính chất triết lý. Giọng văn đậm chất triết lý đó có khi là của tác giả, có khi là của nhân vật, có khi lại xen kẽ giữa giọng tác giả và nhân vật tạo nên sắc điệu

115

phong phú cho giọng triết lý của Bảo Ninh. Tác giả đã đưa ra một định nghĩa về chiến tranh thật rùng rợn “chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con

người” [42;tr.33]. Chiến tranh là một cái gì đó rất khủng khiếp và ghê sợ. Nó

không mang khuôn mặt phụ nữ, không mang khuôn mặt trẻ em và nói chung là không có bộ mặt con người. Nó đã hủy diệt con người cả tinh thần lẫn thể xác. Bởi thế mà mặc dù chiến tranh đã đi qua rất lâu nhưng chiến trường câm lặng trong lòng người lính vẫn chưa được một ngày im tiếng súng. Giọng triết lý có khi còn lạnh lùng “anh đã hoàn toàn không có cơ may thoát khỏi sự hư hại của tâm hồn thì đồng đội trẻ tuổi của anh phải thoát, vượt ra khỏi sự ràng buộc và câu thúc của thói thường mà hưởng lấy những giọt cuối cùng còn sót

lại của tình người” [42;tr.34]. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy giọng triết

lý của nhà văn được chắt ra từ sự trải nghiệm, từ chính cuộc đời của nhân vật. Vì thế nó chân thực và tạo được sự đồng cảm sâu xa nơi bạn đọc. Triết lý được khái quát từ những người lính đã được nếm trải sự đau khổ trong chiến tranh, họ triết lý về nền hòa bình một cách bi thảm “hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thị bao anh em mình, để chừa lại chút xương mà những người phân công nằm lại gác rừng lại là những người đáng sống

nhất” [42;tr.15]. Cái nhận xét của nhân vật Sơn thật xót xa và đầy bi quan. Để

có được hòa bình thì dân tộc ta phải mất đi bao nhiêu là người con, họ đã đổ biết bao xương máu của mình để có được ngày hôm nay. Thông qua những suy nghĩ, những triết lí của nhân vật mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc những bức thông điệp giàu chất nhân văn về số phận con người, về cuộc sống hiện thực. Nhà văn đã nên lên được cái lớn lao từ những điều tưởng chừng như nhỏ bé.

116

Với Nỗi buồn chiến tranh, tác giả đã để cho nhân vật đưa ra nhiều triết lí

về cuộc sống xung quanh. Kiên là người đã đi qua cuộc chiến tranh ác liệt của dân tộc, anh đã nếm đủ ngọn ngành của mọi nỗi buồn đau trong chiến tranh. Bởi vậy mà khi trở về với cuộc sống thực tại anh cũng không thể nào nguôi nổi được những đau đớn trong quá khứ. Anh luôn sống trong những ám ảnh, những hồi tưởng về quá khứ, và anh đã thú nhận rằng “Cuộc đời tôi kỳ thực có khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông không ngừng bị đẩy lui về dĩ vãng. Đối với tôi tương lai đã nằm lại phía sau xa kia rồi. Và không phải là cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hi vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi mà trái lại những tấm thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi, tạo sức mạnh tinh thần cho tôi thoát khỏi vô tận những tấn trò đời

hôm nay” [42;tr.51]. Với những trải nghiệm của mình, Kiên đã có rất nhiều

triết lý cho cuộc sống, “Các bạn hãy tin tôi: Trong lòng cái chết không phải là dịa ngục khủng khiếp - một linh hồn trong truyện đã nói như thế với những người sống - trong lòng cái chết vẫn là cuộc sống, dĩ nhiên là một kiểu khác của cuộc sống kia. Trong lòng cái chết ta có được sự bình yên, sự thanh thoát

và tự do chân chính....”[42;tr.96]. Kiên luôn dằn vặt với bản thân mình nên

anh phải tự triết lí để cho tâm hồn mình được thanh thản hơn. Qua những triết lí ấy ta có thể cảm nhận ở anh một con người đang phải chịu bao nhiêu nỗi buồn không sao xóa được. Ở đây, bảo Ninh không chỉ để cho một mình nhân vật Kiên tự triết lí mà các nhân vật khác cũng đều tham gia và có những suy ngẫm cho con người và xã hội này. Trước khi Kiên ra trận, người cha dượng của anh đã nói rằng: “Nghĩa vụ của một con người trước trời đất là sống chứ không phải hi sinh nó, là nếm trải sự đời một cách đủ ngành ngọn chứ không

phải là chối bỏ”. Lời khuyên chân thành đầy trách nhiệm của dượng đã nói

lên biết bao nhiêu điều mới mẻ, đã giúp Kiên vững tin hơn trên con đường mình đã chọn. Ta nhận thấy rằng trong tác phẩm này tác giả đã đưa ra những triết lí rất gần gũi, những cái đời thường diễn ra hàng ngày với con người.

117

Với Kiên tất cả những điều đã thấy trong chiến tranh thì cái làm anh day dứt nhất đó là sự hi sinh của đồng đội, những người đã ngã xuống vì đất nước này và vì biết bao người như anh được sống sót. Anh cho rằng: “Một người ngã xuống để những người khác sống, điều đó chẳng có gì mới, thật thế. Nhưng khi anh và tôi thì sống còn những người ưu tú nhất, tốt đẹp nhất, những người xứng đáng hơn ai hết quyền sống trên cõi dương gian này đều gục ngã, bị nghiền nát, bị cỗ máy đẫm máu của chiến trận chà đạp, đày đọa, (...) những tổn thất mất mát có thể bù đắp, các vết thương sẽ lành, đau khổ sẽ hóa thạch nhưng nỗi buồn về cuộc chiến tranh thì sẽ càng ngày càng thấm

thía hơn, sẽ không bao giờ nguôi” [42;tr.231]. Cũng giống như cha, Kiên

cũng có những suy nghĩ về cuộc đời này. Anh cũng cho rằng tất cả sẽ mờ đi theo năm tháng của thời gian nhưng nỗi buồn thì mãi mãi vẫn còn và in đậm trong tâm hồn con người. Nhiều lúc Kiên nghĩ về cuộc đời và cho rằng dù là rộng lớn, phong phú nhưng hình như nó vẫn còn thiếu đi một cái gì đó làm cho con người ta thấy day dứt khi đã bước vào cõi chết.

Bảo Ninh đã để cho tất cả các nhân vật lên tiếng nói về những suy nghĩ, những điều thầm kín trong con người họ. Để từ đó người đọc nhìn nhận được sâu hơn về số phận, suy nghĩa của từng nhân vật. Có thể nói với giọng văn suy ngẫm triết lí đã đem lại cho Bảo Ninh một cái nhìn sâu hơn về các vấn đề của đời sống và tạo cho trang văn mang đậm màu sắc chính luận giàu chất trí tuệ. Chất giọng ấy đã thể hiện được nỗi lo âu, sự trăn trở của nhà văn trước cuộc đời, trước con người. Ngòi bút của ông đã hòa cùng những trăn trở suy tư, những băn khoăn dằn vặt của nhân vật về một quá khứ đau buồn không thể quên.

118

KẾT LUẬN

Hành trình văn học của Bảo Ninh không phải là dài, sự nghiệp văn chương không nhiều nhưng bằng sự sáng tạo và đổi mới của mình mà ông đã gây được sự chú ý và quan tâm của độc giả cũng như giới phê bình nghiên cứu. Với sự ra đời của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã thành công rất nhiều ở mặt nghệ thuật. Chính điều đó tạo nên nét mới của tác phẩm này so với các tác phẩm cùng thời. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã đóng góp một gương mặt mới về chiến tranh. Tiểu thuyết đã tạo nên những huyền thoại. Nó lặng lẽ chọn cho mình một số phận, đem đến cho người đọc cái nhìn mới đa chiều, sâu sắc hơn về chiến tranh. Quá trình so sánh đã giúp chúng tôi nhận thấy Nỗi buồn chiến tranh là một trải nghiệm mới về mặt thi pháp tiểu thuyết . So với hai tiểu thuyết được cả thế giới công nhâ ̣n là kinh điển về chiến tranh : Phía Tây không có gì lạKhói Lửa thì Nỗi buồn chiến

tranh đã thể hiê ̣n được phần nào đó khía ca ̣nh của chiến tranh . Đó thực sự là

nỗ lực của nhà văn để hoà vào mạch chung của văn học thế giới . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Trướ c hết là hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng trong tác phẩm tạo nên những điểm mới mẻ về thi pháp tiểu thuyết.

Trước hết, Bảo Ninh xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng nhưng lại giản lựợc nhân vật chính. Để xây dựng lịch sử tâm hồn, các nhân vật trong tác phẩm được xây dựng theo kiểu “ghép mảnh”, dùng dòng ý thức và độc thoại nội tâm. Các kiểu nhân vật trong tác phẩm cũng khá đặc biệt. Nhân vật bị chấn thương, lạc loài, lạc thời, hay dị biệt đều là hình tượng con người cô đơn thời hậu chiến. Toàn bộ thế giới nhân vật được nhìn nhận, soi chiếu, bằng nỗi buồn chiến tranh và nỗi buồn tình yêu trong mối liên hệ ngược chiều giữa quá khứ - hiện tại.

119

Tác giả đã xây dựng một hình tượng không gian dị biệt, đầy yếu tố kì ảo. Có không gian của cá nhân chật hẹp, tù túng, đầy tâm trạng nơi phố phường. Có không gian núi rừng tăm tối với “máu”, “mưa rừng” nhưng đầy huyền thoại. Những không gian kì ảo trong giấc mơ, trong rừng thiêng tạo ra những không gian đặc biệt mà chỉ có thể giải thích bằng yếu tố tâm linh.

Không gian không ngừng bị đứt gãy. Không gian phố phường xưa và nay, không gian núi rừng của quá khứ và hiện tại cứ đan xen, xuất hiện không tuần tự. Đó là vì dòng thời gian trong tâm trí của nhân vật bất chợt. Thời gian không đơn thuần là thời gian tự nhiên nữa mà nó tuân theo quy luật tâm lí nhân vật, liên tục bị đảo lộn, rối rắm theo kí ức bất định. Thời gian quá khứ chiếm 3/4 trong tác phẩm vì nhân vật chủ yếu nhớ lại, sống cùng với quá khứ. Quá khứ xa và gần cũng đan cài, không rõ, thậm chí có khi được hiện tại hóa. Nhân vật viết truyện về mình đau đớn và cô đơn thêm một lần nữa.

2. Thứ hai , phải kể đến cách thức xây dựng cốt truyện. Nghê ̣ thuâ ̣t đ an cài, lồng ghép giữa hai câu chuyện khác nhau đã tạo vẻ bí ẩn cho tác phẩm. Bởi cốt truyện đan cài ấy không bộc lộ ngay từ đầu mà phải đến cuối tác phẩm mới lộ rõ. Nhập cuộc vào truyện thật khó khăn nhưng một cuốn sách hay là cuốn sách khiến người ta suy nghĩ chứ không phải là cuốn sách nghĩ hộ mình. Vì vậy, cốt truyện ấy làm người đọc tò mò và kích thích sự khám phá, tư duy. Nhờ đó, tác giả phản ánh được hiện thực quá khứ và hiện tại nhập nhằng, đan xen vào nhau. Đồng thời ngay ở kết cấu kép của cốt truyện cũng đã lộ rõ chủ đề mà tác phẩm muốn đạt tới. Nỗi buồn về chiến tranh và tình yêu cộng thêm nỗi buồn sáng tạo nghệ thuật đã làm nên bộ mặt tinh thần của người lính. Trạng thái hoang mang cao độ làm nên sự đứt gãy, xáo trộn trong mạch truyện.

3. Bút pháp tự sự truyền thống không còn thích hợp để thể hiện những đổ vỡ trong tâm hồn con người trở về từ máu lửa. Ngôn ngữ trần thuật mới với sự đa dạng hóa điểm nhìn từ nhân vật tạo ra tính đối thoại và dân chủ hóa

120

đối với các vấn đề được đề cập trong tác phẩm. Nhà văn tôn trọng kinh nghiệm của mỗi nhân vật mà không áp đặt bất cứ cách nhìn nhận nào. Nỗi

buồn chiến tranh thể hiện rất rõ khát vọng nhận thức lại cuộc chiến tranh vừa

qua của con người hậu chiến. Vì thế Bảo Ninh đã dùng đến nhiều sắc điệu khác nhau. Giọng hồi tưởng, giọng giễu nhại và giọng triết lí, chiêm nghiệm là các sắc giọng thể hiện rõ khát vọng ấy.

Sự bất ổn trong tâm hồn người lính và sự chông chênh trước cuộc sống hiện tại đã làm nên nét đặc trưng trong ngôn từ nghệ thuật. Ngôn ngữ chỉ như “trò chơi”. Cấu trúc văn bản vốn dĩ khác thường với sự sắp xếp ngẫu nhiên mà hợp logic. Nhân vật vi phạm nguyên tắc giao tiếp, ngôn ngữ bất thường, khó hiểu. Những cụm từ, mệnh đề có những từ ngữ đứng cạnh nhau đối lập nhau về nghĩa tưởng như vô lí lại tỏ ra đắc địa trong việc thể hiện tâm trạng bất ổn, trái ngược nhau cùng tồn tại trong tâm hồn con người.

Hòa vào mạch chung của văn học Việt Nam đổi mới, Nỗi buồn chiến

tranh của Bảo Ninh cho thấy chiến tranh chỉ có tổn thất, đổ máu chứ không

phải là ngày hội. Văn học ta trước đó đã có quá nhiều chiến công với giọng điệu ngợi ca, tràn ngập niềm vui, niềm tin, niềm lạc quan. Đến đây, gương mặt chiến tranh không còn “màu hồng”, chỉ có màu máu đỏ. Bao chết chóc đau thương, vợ chồng li biệt, gia đình tan nát, người may mắn trở về thì cũng chỉ là cái xác tàn phế, tâm hồn hoang mang, vỡ nát. Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, chúng tôi thấy rõ hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm từ việc xây dựng cốt truyện đến hệ thống hình tượng và ngôn từ nghệ thuật. Tiểu thuyết là một trải nghiệm mới về mặt thi pháp tiểu thuyết. Đó là nỗ lực để hoà vào mạch chung của văn học thế giới.

121

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Vũ Tuấn Anh (1995), Văn học đổi mới và phát triển, Tạp chí văn học, (số 4), tr12-15.

2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 3.Nguyễn Thị Bình (2003), Một vài nhận xét về quan niê ̣m hiê ̣n thực trong văn

xuôi nước ta từ sau 1975, Tạp chí văn học, (số 4), tr.21-25.

4. Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Viê ̣t Nam sau 1975 – một cái nhìn khái

quát, Tạp chí nghiên cứu văn học, (số 2), tr 22- 26.

5. Trần Duy Châu (1994), Từ đâu đến Nỗi buồn chiến tranh, Tạp chí cộng sản, (số 10), tr.10 - 15.

6. Nguyễn Minh Châu (1987), Người lính chiến tranh và nhà văn , Văn nghệ quân đô ̣i, (số 4), tr.32 – 35.

7. Trần Cương (1986), Về một vài hướng tiếp cận đề tài chiến tranh , Tạp chí văn ho ̣c,(số 3), tr.66-67.

8. Nguyễn Văn Dân (1989), Những vấn đề lí luận văn học so sánh , Nxb Văn học, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Đinh Xuân Dũng (1989), Vài suy nghĩ về những cuộc tranh luận gần đây, Văn nghê ̣, (số 19), tr.26-28.

11.Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật từ tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i.

12. Phan Cự Đê ̣ (1978), Tiểu thuyết Viê ̣t Nam hiê ̣n đại (Tập 1;2), Nxb Đại ho ̣c và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Phan Cự Đê ̣ (1984), Mấy vấn đề của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng, Văn nghệ quân đô ̣i,(số 9), tr.108-113.

122

14. Hà Minh Đức (chủ biên) (1996), Lí luận văn học, Nxb Đại ho ̣c và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

15. Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Những vấn đề lí luận và li ̣ch sử văn học, Nxb Khoa ho ̣c xã hô ̣i, Hà Nội.

16. Trung Trung Đỉnh (1987), Suy nghĩ của người trong cuộc, Văn nghệ quân đô ̣i,(số 6), tr.5-7.

17. Erich Maria Remarque, Phía tây không có gì lạ, Lê Huy (dịch, 1960), Nxb Văn ho ̣c.

18. Henri Barbusse, Khói Lửa, Nguyễn Trọng Thụ –Nguyễn Văn Thường –Lê Văn Tụng (dịch, 1962), Nxb Văn hóa.

19. Đỗ Đức Hiểu (2004), Thi pháp hiê ̣n đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 20. Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giớ i.

21. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên ) (1997), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i.

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 112 - 123)