Nỗi buồn chiến tranh với thủ pháp độc thoại nội tâm 10

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 102)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Nỗi buồn chiến tranh với thủ pháp độc thoại nội tâm 10

Bảng khảo sát thống kê các cuộc thoại Tác phẩm Nỗi buồn chiến

tranh

Khói Lửa Phía Tây không

có gì lạ

Tổng số trang 258 443 307

Tổng số cuộc thoại 551 1495 556

Độc thoại nội tâm 420 251 476

Đối thoại 131 1244 80

Theo dõi bảng khảo sát thống kê các cuộc thoại ta thấy: Ngôn ngữ đối thoại xuất hiện nhiều và chủ yếu trong Khói Lửa của H.Barbusse. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm xuất hiện nhiều trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

Phía tây không có gì lạ của Remarque. Dường như hai cuốn tiểu thuyết là

dòng độc thoại nội tâm. Mặc dù ra Nỗi buồn chiến tranh ra đời sau Phía tây

không có gì lạ gần cả nửa thế kỉ nhưng qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm, Bảo

Ninh đã dựng lại trước mắt người đọc một quá trình tâm lí phức tạp gắn với sự thức tỉnh đau đơn của nhân vật, hé mở những ưu tư, niềm xót xa luôn bị che dấu đi sau lớp vỏ bề ngoài tĩnh lặng của con người, tạo nên điểm nhấn mạnh trong văn học thời kì đổi mới.

Với khát vọng viết về “cuộc chiến tranh của riêng anh”, nhân vật của Bảo Ninh đã tự phơi bày thế giới bên trong phức tạp của mình với vị trí của người kể chuyện xưng tôi. Nhưng cũng có lúc nhân vật được đảy sang ngôi

105

thứ ba. Cả khi ấy nhà văn cũng đã nhập vào nhân vật để cất lên tiếng nói giãi bày bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình. Toàn bộ thiên truyện như là một thế giới bên trong của con người, được hé mở những điều riêng tư thầm kín nhất mà con người đã trải qua trong chiến tranh. Trong độc thoại nội tâm của nhân vật đó là nỗi buồn: nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn tình yêu, nỗi buồn sáng tạo. Những cảm xúc ấy đan chéo lẫn nhau gây cho người đọc nỗi kinh hoàng, day dứt nhức nhối khôn nguôi. Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh và Baumer trong

Phía tây không có gì lạ bước vào cuộc chiến tranh với một niềm háo hức say

mê như một vận hội mới. Nhưng khi vào cuộc chiến cả hai đều mới nhận ra bộ mặt ghê gớm của nó. Những cánh rừng hoang lạnh, những trận chiến tàn khốc, bệnh tật khủng khiếp, đói khổ triền miên, những trận oanh tạc ngập máu và xác người. Sự cô đơn của người lính không lối thoát, họ tìm vào những mộng mị để quên đi mọi nông nỗi của đời lính, quên cả ngày mai. Ra khỏi cuộc chiến tranh Kiên ấp ủ một giấc mơ bình thường giản dị được đi học, có một gia đình hạnh phúc và sống cuộc đời như bao cuộc đời khác.Nhưng nỗi ám ảnh về chiến tranh vẫn cứ dai dẳng bám theo anh. Kiên không tìm thấy niềm tin trong hiện tại. Kiên nhận thấy đằng sau cuộc chiến tranh đầy vinh quang ấy Kiên là người mất hết: tuổi trẻ, tình yêu, đồng đội, người thân, bạn bè. Anh chẳng còn giữ lại gì cho riêng anh sau ngày chiến thắng ngoài giấc mộng, những ám ảnh về quá khứ đau đơn. Độc thoại nội tâm của Bảo Ninh đã cho người đọc thấy được một quá trình tâm lí gắn với thức tỉnh đau đớn của nhân vật: một thế giới nội tâm với sự bế tắc, cùng quẫn, vô vọng, lạc lõng không tìm ra lối thoát cho tâm hồn.

Qua độc thoại nội tâm, Bảo Ninh muốn đối thoại với tất cả chúng ta về những giá trị một thời, được, mất, đúng, sai, ngộ nhận, sáng suốt. Ta thấy Kiên không thể đối thoại với thực tại bởi vì anh không hiểu nổi chúng, anh xa lạ chúng. Bởi vậy, khi đối thoại với Phương, mẹ, cha, dượng, anh không

106

hiểu họ, ai cũng có chân lí và cách hiểu của riêng họ, nhưng khi độc thoại với chính mình thì anh lại dễ hiểu. Đặc biệt là trong sự khủng hoảng về mất mát, về sự đau đớn, dòng độc thoại của anh bất tận và cất lên đau đớn nhiều khi đứt đoạn lộn xộng không định hướng. Qua dòng độc thoại nội tâm là những kí ức dữ dội về chiến tranh, những ám ảnh về tâm linh, những tiếng vọng từ tiềm thức giúp người đọc khám phá được cái vũ trụ riêng tư, nhỏ bé của mỗi người. Thế giới bên trong của nhân vật tự hiện lên qua lời tự thú vô cùng phức tạp muôn màu muôn vẻ đa dạng chính như cuộc sống đầy bí ẩn của con người.

3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại

Qua bảng thống kê các cuộc thoại, ta thấy trong Khói lửa các cuộc đối thoại chiếm một số lượng lớn. Nhờ đối thoại mà các vấn đề trong tác phẩm đặt ra được xem xét dưới những điểm nhìn khác nhau. Trong Khói lửa, ngập tràn những lời thoại của cả một tiểu đội , nhiều thế hê ̣ khác nhau, tuy nhiên, sự khác nhau về vốn ngôn ngữ “ hỗn hợp những tiếng lóng của xưởng máy và

doanh trại, những thổ âm pha thêm một vài từ mới ” [18;tr.37], khiến những

đoa ̣n hô ̣i thoa ̣i trong Khói lửa ngập tràn những đoa ̣n văn g tục, những lời nói tục, qua những đoa ̣n hội thoại, ta có thể thấy tác giả như làm sống la ̣i cả không khí chiến trường về sinh hoạt, đối thoa ̣i mang tính ki ̣ch tính : có cả những trâ ̣n cãi vã , tranh luâ ̣n và khiêu khích đánh nhau ,… Với Nỗi buồn

chiến tranh thì chủ yếu là bằng những lời kể, nghĩ nhiều nói ít, bởi thế đối

thoại trong tác phẩm là không nhiều. Những đoạn đối thoại trong tác phẩm khá đơn giản, thậm chí rời rạc buồn tẻ, và có thể vô nghĩa. Bề ngoài thì những đoạn đối thoại ở đây hầu như không có kịch tính, không có xung đột, nó không có tác dụng thúc đẩy cốt truyện phát triển, nhưng nếu chúng ta ngẫm kĩ lại thì mới thấy hết được bản chất của nó, đọc những đoạn hội thoại trong Nỗi

107

tưởng như không có gì đáng quan tâm nhưng thực chất nó ẩn chứa bên trong những mâu thuẫn, những xung đột căng thẳng. Nhờ có những đoạn hội thoại ấy mà ta có thể hiểu được Can, hiểu được những suy nghĩ của Kiên và Can. Qua đoạn đối thoại của kiên và Can mà người đọc xót xa cho thân phận của Can, cũng chỉ vì muốn về quê với mẹ, thương người mẹ già mà Can đã phải bỏ trốn, dù đó là một việc không thể được.

Bảo Ninh luôn duy trì liên tục kiểu đối thoại này để tạo nên mạch ngầm trong văn bản. Tuy trong tác phẩm của mình nhà văn sử dụng rất ít những đoạn đối thoại nhưng nó cũng đã tạo nên tình huống đáng chú ý cho thiên truyện.

Không chỉ vậy mà ngay cả những đoạn đối thoại giữa Kiên và Phương, tác giả cũng để câu chuyện hiện lên một cách rõ ràng sự khác nhau giữa hai người. Phương nói những điều mà Kiên không thể hiểu nổi. Những lời đáp của Kiên đầy khô khan và chán ngắt. Bởi anh không thể hiểu nổi những suy nghĩ của Phương, không biết Phương nói điều gì? Anh không hiểu tại sao Phương lại nói chuyện về cha anh cho anh nghe. Phương nói bằng những linh cảm kì diệu, những điều mà cô đã đoán được trước về tương lai. Phương không tìm được sự đồng cảm nơi Kiên, họ không hiểu được những suy nghĩ của nhau. Qua những hình ảnh về cha của Kiên mà cô đã dự cảm được trong tương lai, một tương lai sẽ bị thiêu hủy, cái đẹp và tình yêu rồi cũng tan biến. Bởi vậy mà cô buồn khi nghĩ đến tình yêu của mình rồi cũng sẽ bị mất. Còn Kiên thì lại hăm hở với cuộc chiến tranh, xem như đó là một vận hội. Kiên khẳng định mình sẽ trở về, còn Phương thì nghĩ đến sự đổ vỡ… Kiên lạc lõng giữa đoạn đối thoại, anh không thể hòa nhập được với những suy nghĩ của Phương. Cả hai không thể đi chung một con đường bởi quan điểm và suy nghĩ của họ hoàn toàn trái ngược nhau Đoạn đối thoại đó tuy rất đơn điệu, nhạt nhẽo nhưng ẩn chứa bên trong là những mâu thuẫn của cuộc đời. Nó sẽ là

108

nguyên cớ của mọi đau khổ, mọi bất hạnh. Chỉ một cuộc trò chuyện ngắn của Kiên và Phương mà chúng ta đã hiểu được những suy nghĩ và quan niệm sống của hai nhân vật này. Với số lựơng không nhiều đoạn đối thoại nhưng cũng đã tạo nên những tình tiết cho tác phẩm. Tuy nó có vẻ đơn điệu và tẻ nhạt nhưng lại chất chứa nhiều điều để khám phá.

3.3.3. Ngôn ngữ tả thực

Với ngôn ngữ tả thực về chiến tranh , phải kể đến đầu tiên là Khói lửa, có thể nói điểm chủ yếu trong Khói lửa là tác giả đã sử dụng ngòi bút hiện thực thâ ̣t sinh đô ̣ng “ Khi là chiến trường hào lẫy bùn , khi là chỗ trú quân nơi sơn cước, khi là mặt trận khói đạn mù trời, khi là nơi hậu phương lúc nhúc những bọn phục hậu hèn nhát , khi là một làng đã hoàn toàn bi ̣ chiến tranh san

phẳng” [18;tr.12]. Tất cả những cảnh đó , cô ̣ng la ̣i , nối tiếp nhau , đã khiến

người đo ̣c hình dung được phần nào hình ảnh nước Pháp điêu đứng trong chiến tranh. Trở về với Nỗi buồn chiến tranh của Việt Nam, ta thấy Bảo Ninh đã thực sự thành công khi sử dụng một lớp ngôn ngữ tả hiện thực dữ dội trong chiến tranh. Bằng những lớp ngôn ngữ tả thực dường như người đọc không phải đang nghe kể mà là tận mắt chứng kiến được những hình ảnh thật của cuộc chiến này. Gắn liền với những trang viết của Bảo Ninh là những hình ảnh về trận chiến từ hai phía. Đó là một cuộc chiến tranh chìm trong mưa, trong máu và cả những xác chết. Bảo Ninh đã không ngần ngại huy động một lớp ngôn ngữ tả thực trần trụi và ấn tượng nhất. Chúng ta không khỏi ghê sợ với những hình ảnh “Bãi chiến trường biến thành đầm lầy, mặt nước màu nâu

thấm nỗi váng đỏ lòm …” [42;tr.7], những cảnh tượng bắn giết lẫn nhau“máu

tung xối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét …” [42;tr.7], rồi “những búng máu

màu mận chín vọt lên như vòi phun” [42;tr.114]. Máu người được miêu tả

như một dòng thác tung xối khiến chúng ta có cảm giác như đang được tận mắt nhìn thấy rõ. Tác giả như đang quay ống kính cận cảnh để cho người đọc

109

có thể thấy rõ hơn từng hình ảnh, “khi lũ tan, mọi vật trồi ra dưới ánh nắng lầy nhầy bọc trong lớp bùn đặc ghê tanh như thịt thối, Kiên lết dọc suối, mồm và vết thương không ngừng nhỏ máu, thứ máu của xác chết, lạnh và nhớt.”

[42;tr.7]. Chỉ trong một trang sách mà tác giả đã tập trung miêu tả hết những ấn tượng khủng khiếp nhất về cuộc chiến.

Sự thiếu thốn của người lính cũng được Bảo Ninh miêu tả hết sức thực tế

“khổ sở vì cái đói, vì sốt rét triền miên, thối hết cả máu, vì áo quần bục nát tả tơi và những lở loét cùng người như phong hủi, cả trung đội chẳng còn ai trông ra hồn thằng trinh sát nữa. Mặt mày ai nấy như rêu lên. Ủ dột. Yếm thế.

Đời sống mục ra ….” [42;tr.17]. Chiến tranh đã qua đi, thắng lợi cũng đã

thuộc về ta nhưng trên cái nền chiến thắng ấy là những hi sinh đổ máu của biết bao người lính trong chiến trận. Với lớp ngôn ngữ tả thực này, Bảo Ninh đã phần nào cho người đọc hiểu những nỗi đau, những mất mát của người lính đã cống hiến một phần xương máu cho đất nước hòa bình.

3.4. Sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân thương, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay

châm biếm…” [21;tr.134]. Trong quá trình sáng tác thì mỗi nhà văn đều phải

trăn trở để tìm ra giọng điệu nghệ thuật cho tác phẩm của mình. Bởi nó phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, nó có vai trò lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm. Nếu thiếu một giọng điệu nhà văn chưa thể viết ra một tác phẩm cho

mình“cái quan trọng trong tài năng văn học (...) là tiếng nói của mình (…), là

cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất

110

Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có sắc thái giọng điệu riêng, nó là một yếu tố làm nên nét riêng cho tác giả. Bởi thế khi nhắc đến Nguyễn Công Hoan ta nghĩ đến một chất giọng châm biếm mỉa mai; Vũ Trọng Phụng là giễu cợt, đả kích; Thạch Lam là giọng trữ tình sâu lắng thiết tha; Nguyễn Huy Thiệp là lạnh lùng, suy ngẫm; Còn Nguyễn Minh Châu là một giọng điệu trầm tư, khắc khoải nhưng chan chứa tình yêu thương. Giọng điệu chính là yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Qua giọng điệu người ta có thể nhận ra thái độ tình cảm, cảm xúc cũng như trạng thái tậm lý của tác giả đối với các sự vật, hiện tượng phản ánh.

Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã sử dụng một giọng điệu làm gần

lại khoảng cách giữa người đọc và tác giả, giữa thế giới nghệ thuật của nhà văn với thế giới hiện thực của đời sống. Bằng những đoạn trữ tình sâu lắng hay bằng những cái triết lý về cuộc sống của Kiên đã góp phần tạo nên nét độc đáo riêng cho tác phẩm.

3.4.1. Giọng hồi tƣởng, buồn thƣơng

Bảo Ninh đã khắc sâu dấu ấn chiến tranh trên từng số phận cá nhân. Mỗi con người mỗi trắc ẩn, mỗi cuộc đời một số phận, đều được nhớ lại trong dòng suy tưởng của nhân vật. Kiên có đời sống của anh là quá khứ, là đi tìm thời gian đã mất - cuộc chiến đã qua. Cho nên thời gian trong tác phẩm như đã phân tích chủ yếu là thời gian quá khứ và xuyên suốt tác phẩm cũng là giọng hồi tưởng.

Giọng hồi tưởng thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ người kể chuyện. Đó là việc thường xuyên xuất hiện từ chỉ thời gian kể: “hồi đó”, “thời ấy”, “ấy là’’, “đó là”, “những ngày ấy”,… Giọng hồi tưởng cho người đọc chuẩn bị tâm thế đón nhận những câu chuyện của quá khứ chiến tranh và nhân vật luôn tìm về miền kí ức. Đi tìm hài cốt đồng đội, Kiên không nguôi nhớ về tiểu đoàn của mình, Can bỏ trốn vào một buổi chiều mưa rồi chuyện tình của ba cô gái với những đồng đội của anh mà mỗi lần nhớ lại anh đều đau xót.

111

Giọng hồi tưởng còn thể hiện qua sự “nhớ lại” của nhân vật qua một loạt từ chỉ dẫn thời gian: đêm nay, tuần trước, nhiều tháng trời vừa qua, sáng hôm sau, về đêm,... Giọng hồi tưởng mang đậm âm hưởng buồn rầu, xót thương. Trong tác phẩm, nỗi buồn hiện hữu lên trên bề mặt câu chữ. Các nhân vật đều thành thật và không ngại ngần né tránh thể hiện nỗi lòng bởi cảm xúc ấy là có thật. Ngay khi Kiên chưa bước vào cuộc chiến tranh, cha anh trước khi nhắm mắt đã từng nói rằng: “Không còn bất hạnh lớn lao nào nữa … Nhưng nỗi buồn thì không nguôi… vẫn sẽ còn lại nỗi buồn… nỗi buồn truyền kiếp. Cha

chẳng để lại gì cho con ngoài nó, nỗi buồn ấy…” [42;tr.141]. Thời của Kiên

sẽ huy hoàng, tráng lệ nhưng đồng thời với nó sẽ là mất mát nặng nề, đau thương bất tận. Nỗi buồn mà cha Kiên nhắc đến là nỗi buồn chiến tranh - nỗi buồn của thời đại Kiên sống. Nỗi buồn đó là nỗi nhớ dàn trải, mênh mang vô tận. Nhất là lúc nhắc đến những cái chết trong chiến trận, cảm giác thật khó chịu, tan nát cõi lòng, tê liệt man dại. Chiến tranh đã tàn phá Phương, đã cướp mất sự trong trắng của nàng ngay trước mắt Kiên mà anh thì bất lực. Kiên không hiểu chuyện gì đã xảy ra với Phương, anh chỉ thấy đau đớn và buồn.

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)