6. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Dòng thời gian quá khứ
Trên nền hiện tại, nhân vật thường nhớ về quá khứ. Vì thế, thời gian quá khứ chiếm ưu thế trong tác phẩm.
Cứ mỗi lần đặt bút viết là đầu óc Kiên lại nặng trĩu chuyện quá khứ. Anh dù cố nhủ mình sẽ viết câu chuyện về những người hàng xóm nhưng tâm hồn anh luôn ngưng đọng với kí ức chiến tranh. Chỉ cần nhắm mắt lại là trong anh lập tức kí ức tự nó xoay mình lui về theo lối cũ, gạt toàn bộ nỗi đời thực hôm nay ra rìa cỏ. “Biết bao kỉ niệm bi thảm, bao nỗi đau mà từ lâu lòng đã nhủ lòng gắng cho qua đi, rốt cuộc đều dễ dàng bị lay thức bởi những mối liên
tưởng tuồng như là không đâu nảy sinh một cách khôn lường” [41;tr.48].
Những khoảnh khắc hiện tại chỉ như những cái giật mình bừng tỉnh rồi nhân vật lại bắt đầu rơi vào quá khứ mộng mị, nặng nề, lê thê. Theo khảo sát của chúng tôi trong Nỗi buồn chiến tranh có tới 141 từ chỉ dẫn về thời gian quá khứ, trong đó từ “hồi” kết hợp với chỉ từ “ấy”, “đó” chiếm đa số. Ngoài ra tác giả còn sử dụng nhiều từ chỉ dẫn thời gian quá khứ khác như “bấy giờ”, “cái
79
đêm xa xăm ấy”, “buổi tối hôm ấy”, “mấy hôm ấy”, “năm ấy”, “hôm đó”… Và nhân vật Kiên có tới 68 lần dùng động từ “nhớ” với nghĩa là “nhớ lại”. Trong khi đó thời gian hiện tại chỉ có khoảng 77 từ (“một đêm”, “một buổi tối”, “đã bao đêm như thế”, “bây giờ”, “giờ đây”, “năm nay đã tứ tuần rồi”,…) và một số từ chỉ thời tương lai (“về sau” - 4 lần, “càng về sau này”, “mấy năm sau”, “một thời gian sau”,…). Đúng như Bùi Việt Thắng đã đánh giá, quá khứ chiếm ba phần tư tác phẩm. Những số liệu thống kê đó cho thấy cuốn tiểu thuyết là một cuộc hành trình tâm tưởng về những gì đã qua, những gì đã mất.
Quá khứ trở thành nỗi ám ảnh day dứt bao trùm lấy hiện tại và chiếm lĩnh cả tương lai. Kiên tự ví cuộc đời mình như con thuyền bơi ngược dòng sông luôn tìm về quá khứ. Mười năm chinh chiến, nào anh đã nhận được gì, chỉ mất mát và đau thương. Phương khác xưa - trở thành người đàn bà thác loạn đang hủy hoại chính mình. Dù đã cố gắng nhưng Kiên biết khoảng cách giữa anh và nàng là “cả một ngọn núi”. Trong những ngày đầu tái hợp, Kiên cố gắng chiều lòng Phương, phải buộc mình đến nhà hát để xem công diễn vài vở kịch mà Phương sắm vai, “anh không biết đưa mắt đi đâu vì xấu hổ, vì ngượng thay cho nàng, cho các vai diễn khác, cho biên kịch, cho đạo diễn (…). Tất cả những gì anh đang phải cụp xuống để khỏi phải nhìn đều là sự phô bày đến tột cùng cái bất tài, cái thô thiển nhảm nhí, cái kiêu hãnh trắng trợn, cái thảm hại vô vị của nền nghệ thuật đặc trưng cho đời sống tinh thần
thời hậu chiến” [42;tr.243-244]. Người ta có thể cố gắng điều người ta không
muốn một hai ngày chứ không thể mãi mãi. Phương vì mất niềm tin, chán chường nên trở nên phóng túng. Kiên không thể rút ngắn khoảng cách với Phương nhưng lại càng không thể quên được nàng. Bởi vậy, Phương ra đi, khiến cho anh hụt hẫng, sống chới với, thất thường, mê tỉnh trong những cơn say. Anh chỉ biết đi tìm thời gian đã mất. Chỉ sân trường tuổi 17, chiều Hồ
80
Tây nồng nàn, say đắm tình yêu mới cứu rỗi được anh. Nhưng nhớ về tình yêu, anh lại không tách rời nỗi buồn chiến tranh. Đúng vậy, chiến tranh đã làm mất đi tình yêu ngọt ngào ấy. Kiên làm sao quên được chuyến tàu năm xưa, Phương bị cưỡng bức. Hẳn anh cũng khó mà quên được “ánh mắt Phương rực lên một nỗi niềm dữ dội chất chứa một tiếng hét đau khổ không
thành tiếng…” [42;tr.156]. Đến bây giờ anh nhớ lại mà như bị bóp nghẹt đến
ngột ngạt khi thấy “Phương ăn uống bình thản, ngon lành như không (…).
Anh sửng sốt và buồn, thương xót lẫn với cảm giác khó chịu” [41;tr.261]. Kí
ức chiến tranh và tình yêu cứ trập trùng, hòa trộn. Lúc là mối tình với Phương, lúc là cô gái hậu phương hiền hậu luôn mong chờ anh như Lan, lúc là Hiền - một cô gái tàn phế luôn được anh ôm ấp suốt chặng đường về quê. Rồi những cái chết khiếp đảm anh từng chứng kiến trong bom đạn, lửa rừng mồn một hiện về trước mắt. Những gì Kiên trải qua thật dữ dội và khiếp đảm làm trạng thái tinh thần anh vượt “quá ngưỡng” nên hồi ức nhân vật luôn đứt gãy.
Mặc dù chiếm đa phần trong tác phẩm nhưng thời gian quá khứ không khô cứng, một chiều mà luôn được hiện tại hóa nên nó linh hoạt, sống động, tươi rói như vừa diễn ra. Nhân vật hồi tưởng, nhớ lại nhưng tâm trạng nhân vật thì như đang sống lại những khoảnh khắc ấy. Bởi vậy rất khó đặt sự kiện theo mốc thời gian vì khi người đọc tưởng xác định được vào khoảng thời gian sự kiện thì đột ngột người kể lại đối thoại với chính mình khi ngồi trước trang giấy. Khuôn mặt nhân vật lúc nhăn nhó, lúc trầm ngâm suy tư. Người đọc cảm nhận được vì thời gian quá khứ đã được hiện tại hóa tâm trạng. Nhờ ngôn ngữ tiếng Việt không phân chia thời hiện tại, tương lai hay quá khứ rõ ràng, rành mạch như ngôn ngữ Ấn - Âu, Bảo Ninh đã làm nhòe đi ranh giới giữa hiện tại và quá khứ. Sự kiện được nhân vật kể lại mà tưởng như nhân vật đang chứng kiến và đang tường thuật lại. Những cảm xúc nhân vật như hiện rõ qua từng câu chữ. Và cũng chính bị nhòe, trộn lẫn vào nhau nên đọc tác
81
phẩm thật vất vả, nó luôn rối mù và làm cho chúng ta căng thẳng. Căng thẳng như chính nhân vật trong truyện, đau đớn như chính mình là người trong cuộc. Truyện để lại nhiều dư âm, cảm xúc vì những vết thương chiến tranh không lành, nỗi đau cho một mối tình thơ. Người đọc như ứa nước mắt cùng Phương cùng Kiên khi hai người phải chia tay nhau trong bịn rịn, trong âu lo mà Phương đã cảnh báo. Tiếng thổn thức, nỗi lòng Phương “hay là
em…hay là em…” sẽ mãi mãi khắc ghi trong lòng Kiên. Kiên hiểu Phương
muốn nói gì đằng sau tiếng lòng ấy. Cô muốn rời bỏ tất cả để cùng Kiên xem gương mặt chiến tranh như thế nào, vào chiến tranh và vào Đại học khác nhau ra sao, tại sao vào cuộc chiến lại vinh quang hơn. Nhưng mới bước vào ngưỡng cửa chiến tranh, Phương đã thấy ngay sự hủy diệt của nó. Chiến tranh cướp đi sự trong trắng mà cô luôn muốn dành cho Kiên. Phương đau đớn trong im lặng, trong cái nhìn man dại, đờ đẫn khiến Kiên nhói đau. “Bởi vì, không còn gì nữa trong cái thế giới kinh khủng, bị bóp nghẹt, bị nén lại đến hết mức này: không có ánh mặt trời, không có không khí, hơi thở, không còn
con người, lòng nhân, tình trắc ẩn” [42;tr. 257]. Lần đầu tiên thấy những xác
chết ngổn ngang trên đường, anh thấy tâm trạng mình cứng nhắc như hóa đá. Những hạnh phúc tuổi yêu đầu cùng với nỗi đau, mất mát không ngừng run rẩy, vỗ mãi vào tâm hồn Kiên. Tâm trạng vui sướng cộng cay đắng tột cùng hòa trộn vào như từng lớp sóng cứ trào dâng, cuộn tròn lăn vào mọi giác quan con người hiện tại của anh. Kiên không chỉ viết lại, kể lại trong tác phẩm mà thực sự đang sống với quá khứ qua từng trang văn. Quá khứ vừa gần gũi vừa xa xôi. Kỉ niệm được sáng tạo lại chứ không đơn thuần là tái tạo nữa. Nhân vật đã trải nghiệm trong quá khứ và một lần nữa sống lại với nó trong hiện tại. Có cả sự nuối tiếc, tuyệt vọng không bờ bến, có cả những chiêm nghiệm của con người hiện tại về mảng hiện thực ấy. Đọc Nỗi buồn chiến tranh, người
82
đọc không có cảm giác đọc một câu chuyện kể lại mà đang thưởng thức một hiện thực đang diễn ra mà nhân vật chiêm nghiệm.
Thời gian quá khứ trong tác phẩm chiếm đa phần tác phẩm, nên nó cũng chiếm vị trí quan trọng. Bùi Việt Thắng cho quá khứ chính là chất keo “kiến tạo” nên cấu trúc tác phẩm. Cuộc hành trình đi tìm thời gian đã mất của nhân vật thực ra là hành trình tự nhận thức. Anh đã từng sống, được yêu, thậm chí đã từng mong được cống hiến kể cả sinh mạng nhưng cuối cùng cuộc đời dành cho anh điều gì để rồi anh chỉ nhớ quá khứ của mình. Anh đang phải “ăn mày dĩ vãng” để tồn tại giống như nhân vật Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng
của Chu Lai.
Xây dựng hình tượng nhân vật, hình tượng không gian và thời gian, Bảo Ninh đã tái hiện được những gương mặt hữu hình và vô hình. Nhân vật nào cũng bị chấn thương, méo mó về cả thể xác và tâm hồn. Những gương mặt ấy được đặt trong không gian tăm tối, u ám của núi rừng; bức bối của phố phường. Thời gian không ngừng đứt gãy, xáo trộn khi nhân vật hồi tưởng, tái hiện. Đặt trong thời gian và không gian ấy, hình tượng nhân vật hiện lên với những mảnh vỡ, mảnh ghép làm nổi bật hình tượng con người cô đơn trong văn học hậu chiến.
83
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT 3.1. Sự di chuyển giữa các điểm nhìn trần thuật
Trong tiểu thuyết, điểm nhìn được hiểu là vị trí người trần thuật quan sát, cảm thụ và miêu tả, đánh giá đối tượng. Hay“Điểm nhìn trần thuật cung cấp một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật và nhận ra
đặc điểm phong cách trong đó” [37, tr. 113].
Trước hết, phải nói rằng, Nỗi buồn chiến tranh được xây dựng từ nhiều điểm nhìn trần thuật khác nhau. Đây có thể coi là cách tân lớn của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, cùng với những tiểu thuyết khác. Nếu tiểu thuyết trước kia hầu hết chỉ do một người kể chuyện thuật lại câu chuyện từ đầu đến cuối tác phẩm thì trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã cho nhiều nhân vật đồng thời tham gia kể chuyện và số điểm nhìn nghệ thuật của tác phẩm được nâng lên rõ rệt. Mạch kể chuyện của tác phẩm được thực hiện thông qua hai điểm nhìn chính là điểm nhìn từ nhân vật Kiên và điểm nhìn của người kể chuyện. Chính sự đa dạng trong điểm nhìn trần thuật đã khiến tác phẩm có được cái nhìn chiến tranh chân thực, cụ thể hơn.
3.1.1. Nhân vật trần thuật xƣng “tôi” trong Nỗi buồn chiến tranh và
Phía tây không có gì lạ.
Đây là phương diện trần thuật mà người trần thuật là người kể chuyện và việc trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn của nhân vật “tôi” – người quan sát và có khả năng nhìn thấy được mọi diễn biến của câu chuyện, có khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật.
Với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh thì phương thức trần thuật chủ yếu là từ ngôi thứ ba (Kiên hoặc anh), nhưng do kết cấu lồng ghép nên tác giả cũng đã cho chúng ta biết về sự tồn tại liên tục của nhân vật người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Ở đây người kể chuyện gần như đã dấu mình phó mặc diễn biến câu chuyện cho dòng ý thức của nhân vật. Người kể chuyện ngôi thứ
84
nhất có một sự quan sát tường tận và kể lại câu chuyện một cách trung thực, khách quan. Tất cả mọi câu văn đều được bắt đầu với chủ ngữ là Kiên hoặc anh chứ không phải là “tôi thấy”… Qua đó cho thấy tác giả không muốn bộc lộ thái độ chủ quan của mình.
Mở đầu tác phẩm là đoạn văn miêu tả cảnh rừng mùa mưa của người kể chuyện. Tiếp đó là sự xuất hiện của các nhân vật mà không có sự báo trước hay giới thiệu nào của nhân vật “chỉ có non năm chục cây số từ thung lũng hồ cá sấu ở đông Sa Thầy ngang qua huyện 67… xe đậu lại bên bờ một con suối rộng phủ đầy củi mục. Người lái ngủ trong ca bin, còn Kiên lên thùng xe mắc
võng nằm một mình…”[42;tr.5 – 6]. Trong câu chuyện về cuộc đời người
lính, người kể chuyện đã lặng lẽ quan sát và miêu tả một cách rất rõ nét với một thái độ rõ ràng, khách quan. Đó là cái nhìn của người ngoài cuộc, anh ta đã khẳng định câu chuyện của mình vừa kể là có thật “Tôi đã chép lại hầu như toàn bộ theo đúng cái trình tự tình cờ tôi có được ấy, chỉ lược đi những trang không thể đọc nổi vì mực bị phai, vì viết quá tháu, những trang rõ ràng là trùng lặp, những mẫu thư nói chuyện người thứ ba không thể hiểu nổi hoặc
những mẫu ghi chép linh tinh tối nghĩa.” [42;tr.285]. Đó là những lời chân
thật mà người kể chuyện đã trình bày và còn khẳng định “Không hề có một
chữ nào là của tôi trong bản thảo mới”. Tất cả những hiện thực chiến tranh,
những nỗi buồn tình yêu trong chiến tranh đều có thật, “tôi” không hề thêm hay bớt một chi tiết nào ở đó, mà nhiệm vụ của tôi là “Chỉ xoay xoay vặn vặn
như một người chơi Ru-bic vậy thôi”. Vai trò của người cầm bút ở đây là
“xoay xoay vặn vặn” sắp xếp các bản thảo sao cho hợp lý, để người đọc nhìn
rõ hiện thực ấy như sáu mặt của khối vuông Ru-bic. Và ở đây dường như người kể chuyện đã nhận thấy được sự đồng cảm giữa mình và tác giả
“dường như do sự tình cờ của câu chữ và của bố cục, tôi và tác giả đã ngẫu nhiên trở nên hòa đồng tư tưởng, trở nên rất gần nhau. Thậm chí tôi ngờ rằng
85
có quen anh trong chiến tranh” [42;tr.285]. Tình cảm của người kể chuyện
với nhân vật được bày tỏ một cách nồng nhiệt, gần gũi và hòa đồng với nhau. Phải chăng đó là sự đồng cảm, tri âm của những con người từng đi qua chiến tranh, từng nếm trải những buồn vui, mất mát mà vết thương lòng không bao giờ lành lại được. Góc nhìn của họ trở nên trùng khít, và họ hiểu được nhau bởi anh ta cũng có những ngày như vậy: “Chúng tôi đã gặp nhau trên đường chiến tranh, vào một ngày nào đó. Cùng lê bước trong bụi đỏ và trong bùn
lầy, vai đeo tiểu liên, lưng đeo gùi, chân đi đất…đã cùng chung một số phận,
chia nhau đủ mọi thăng trầm, thắng bại, hạnh phúc đau khổ, mất và còn…”
[42;tr.286]. Đó là những đắng cay, buồn đau mà cả anh và tôi cũng như mọi người lính đều phải nếm trải.
Qua đó chúng ta thấy được qua hai cốt truyện lồng ghép nhưng vẫn tồn tại một điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất. Trong mạch đầu của câu chuyện khi kể về cuộc đời người lính thì người kể chuyện đã dấu mặt, lặng lẽ quan sát và miêu tả nhưng đến mạch chuyện sau thì người kể chuyện đã nhập cuộc cùng với các nhân vật khác của tiểu thuyết.
Đến với Phía Tây không có gì lạ , nhân vâ ̣t chính và cũng là người tường thuâ ̣t câu chuyê ̣n theo ngôi thứ nhất là P aul Baume, mô ̣t người lính Đức trẻ . Ta thấy xuyên suốt câu chuyê ̣n, Remarque thường dùng từ “chúng tôi” để nói lên tình đồng đô ̣i - cái duy nhất mà chiến tranh tạo nên . Những người lính ấy đã trải qua những giây phút câ ̣n kề cái chết cùng nhau nên ho ̣ gắn bó với
nhau, chia sẻ với nha u tất cả những gì ho ̣ có “ Chúng tôi không nói nhiều
nhưng chúng tôi để ý săn sóc nhau từng ly từng tí , thiết tưởng còn hơn cả
những cặp tình nhân. Chúng tôi là hai con người, hai tàn lửa sống nhỏ bé, và
ngoài kia, là đêm tối, là vòng vây của thần chết”[17;tr.40]. Remarque mở đầu
câu chuyê ̣n với viê ̣c nhóm lính bô ̣ binh mừng rỡ được nhâ ̣n khẩu phần gấp đôi vì quân số của đại đội bị thiệt hại mất một nửa (gần 80 người). Và câu chuyện
86
tiếp tục với những trâ ̣n đánh ác liê ̣t “ Những cơn bão táp của trọng pháo gầm