Nhân vật trần thuật xuất hiệ nở ngôi thứ ba

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 84 - 89)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Nhân vật trần thuật xuất hiệ nở ngôi thứ ba

Trần thuật ở ngôi thứ ba là kiểu trần thuật người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp mà mượn điểm nhìn của nhân vật kể chuyện. Trong Nỗi buồn

87

tưởng giao điểm nhìn cho nhân vật Kiên (Nỗi buồn chiến tranh ) và Paul Baumer (Phía tây không có gì lạ ). Bảo Ninh đã không nâng đỡ, chấn chỉnh nhân vật mà tự tin để cho nhân vật nhập cuộc với một lập trường độc lập. Qua nhân vật Kiên, cụ thể là qua ý thức và vô thức của anh, người đọc tham gia trực tiếp vào chiến tranh, nhìn thấu những cuộc giết hại tàn sát nhau rất kinh hoàng, chứng thực sự suy tàn, bản năng khát máu của con người. Chiến tranh hiện lên với Kiên thật riêng tư: chiến tranh là những cơn mưa rừng bất tận, những trận đánh ác liệt “máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét”… sau trận đánh khốc liệt mà toàn cõi B3 tiểu đoàn 27 độc lập của Kiên bị mất hoàn toàn phiên hiệu chỉ còn anh sống sót. Đọc đến đây , ta như nhớ tới cảm nhâ ̣n của Baume khi nói về chiến tranh “ Chiến tranh như những con sông đã cuốn chúng tôi theo dòng của nó . Với những người nhiều tuổi hơn , chiến tranh chỉ là một sự gián đoạn.Họ có thể nghĩ đến một cái gì vượt ra ngoài phạm vi của nó. Nhưng chúng tôi , chúng tôi đã bị chiến tranh tóm lấy , và không biết về

sau ra làm sao nữa.”[ 17;tr.33]. Đó là “một cuộc chiến tranh chưa từng được

biết tới, như thể đó là cuộc chiến tranh của riêng anh”. Kiên là một con

người riêng biệt, một cái tôi cá nhân duy nhất giữa rừng người trong cuộc chiến. Kiên thuộc loại người mà chính anh gọi là “không tài nào nhấc chân ra khỏi miệng hố chiến tranh, loại người bị những ký ức quá kinh khủng đè

bẹp và làm cho suy đốn” [42;tr.174]. Bởi vậy mà mọi ký ức trong chiến tranh

luôn ám ảnh tâm hồn Kiên không cho anh trở về với thực tại. Kiên còn nhớ rất rõ gương mặt ảo não và giọng thảm thiết của Can – người đồng đội đáng thương hơn là đáng giận. Chỉ có Kiên mới hiểu được những nỗi lòng của Can, nhìn thấy xác Can mà ai cũng ghê tởm, thậm chí còn khinh bỉ. Chỉ mình Kiên là âm thầm đau đớn và thương bạn, day dứt với câu nói của Can “Tôi không

sợ chết, nhưng cứ bắn mãi, giết mãi thế này thì chết hoại tình người”. Hình

88

nở “chỉ riêng Kiên là không sao gột hẳn được Can khỏi tâm trí. Đêm đêm anh

nghe thấy Can trở về thì thào ngay bên võng” [42;tr.26]. Đó là tình người, là

tấm lòng thấu hiểu của Kiên với đồng đội mình, anh đã luôn lo lắng một điều gì cho đồng đội mình khi nghĩ về giấc mơ của Can, hình ảnh của Can.

Kiên nhìn chiến tranh bằng đôi mắt của người lính trực tiếp ở chiến trường nên hơn ai hết anh thấy được cả phần khốc liệt đau thương, bi thảm rùng rợn của những trận chiến ác liệt với những xác chết ngập đầy “trên mặt nước lềnh bềnh xác người sấp ngửa, xác muông thú cháy thui, trương sình…”

[42;tr.7]. Với mười năm trên chiến trường, anh đã chứng kiến tất cả những mất mát đau thương và cả những niềm vui chiến thắng. Nhưng điều làm Kiên đau đớn nhất đó là anh đã nhìn thấy cái chết nhiều hơn cả sự sống, anh không chỉ quan sát mà còn nếm trải những nỗi đau đó. Đúng là hình ảnh lúc Thịnh “con” bắn chết một con vượn rất to nhưng lúc ngã nó ra cạo sạch thì “con vật hiện nguyên hình một mụ đàn bà béo xệ, da sùi lở nửa xám nửa trắng hếu,

cặp mắt trợn ngược”, tất cả đều kinh hãi và “thất kinh rú lên, ù té quảng tiệt

nồi niêu dao thớt”. Dù đã có lúc họ cũng tự tay giết bao nhiêu là con người

nhưng đó là vì mạng sống của chính mình mà họ phải nổ súng vào kẻ thù. Nhưng còn gì đau đớn hơn khi họ đã vô tình giết chết một đồng loại của mình, một người rừng khốn khổ. Chiến tranh đã đẩy cuộc sống con người đến những tột cùng của đau khổ, lầm lẫn phi nhân tính.

Ở Phía tây không có gì lạ , tác giả đã thâ ̣t tài tình khi để cho nhân vâ ̣t

chính bộc lộ tấn bi kịch đau đớn , những giằng xé tâm hồn, những bất ổn bên trong tâm khảm trong quãng thời gian về phép của Baumer. Sự la ̣ lẫm trên chính ngôi nhà quen thuộc của mình , lạ lẫm với chính người thân của mình đã khiên Baumer cảm thấy hoảng sợ, anh vừa thèm muốn được như họ, lại vừa khinh bỉ họ. Và anh quyết định: “Không bao giờ tôi nên về phép nữa.”. Khi quyết định như thế, anh bình thản trở lại với các bạn nơi chiến tuyến tiếp tục

89

chiến đấu cho đến lúc anh là người cuối cùng trong số bảy người ra đi của lớp học mình. “Năm, tháng cứ việc đến. Tôi sẽ chẳng mất gì cả, mà thời gian cũng chẳng có thể lấy được gì của tôi nữa. Tôi chỉ có một thân, một mình, chẳng còn mảy may hy vọng điều gì nữa, nên tôi có thể chờ đón thời gian mà

không hề sợ hãi.”[17;tr.284]. Và cái chết với gương mặt bình yên của anh như

một sự lựa chọn của kết thúc, khép lại quãng thời gian đâu khổ cả về thể xác lẫn tâm hồn.

Còn trong Nỗi buồn chiến tranh , tác giả lại không chọn cái chết làm điểm kết thúc của nhân vâ ̣t chính , mà để nhân vật là người xuyên suốt cuốn truyê ̣n. Khi chiến tranh đã qua, trở về với cuộc sống đời thường, Kiên không thể nào quên được quá khứ của mình, đặc biệt là những người đồng đội của anh – những con người đã hy sinh cho anh được sống sót. Anh mơ thấy Thịnh “con”, mơ thấy Hòa – cô giao liên xinh tươi, dũng cảm. và anh vô cùng đau đớn khi thấy hình ảnh Hòa gục ngã giữa trảng cỏ và đằng sau bọn Mĩ xô tới, vây xám lại trần trùng trục. Kiên đã nghĩ chính nhờ sự hy sinh của Hòa cùng biết bao đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những người lính thường, những liệt sĩ của lòng nhân đã làm cho đất nước này tươi đẹp hơn và làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến.

Ngay trong khi hòa bình sắp đến nhưng Kiên vẫn nhói lên trong tim một nỗi buồn và anh đột nhiên thấy tràn ngập trong cảm giác cô đơn trơ trọi. Nhìn thấy bên cạnh những niềm vui hân hoan là những xác người chết nằm la liệt. Những con người đáng sống thì đã nằm xuống cả, họ không hưởng được niềm vui chiến thắng. Trước những cảnh tượng ấy trong anh đã dậy lên một cảm giác đau đớn hãi hùng, đặc biệt khi thấy cảnh một đồng đội đã không chút nương tay khi lôi xác cô gái xuống bậc tam cấp, tóc tai xõa tung, gáy và sọ xác chết nảy bình bịch như trái banh. Bởi vậy khi được sống trong hòa bình thì lòng Kiên vẫn nặng trĩu một nỗi buồn, một nỗi đau của một con người

90

từng trải, từng chứng kiến. Anh không thể nào chịu nổi “mỗi khi được nge người ta kể hoặc được xem phim, được thấy cảnh ngày 30 tháng Tư ở Sài Gòn trên màn hình ảnh: cười reo, cờ hoa, bộ đội, nhân dân, nườm nượp, bừng bừng, hân hoan, hạnh phúc… tự nhiên trong Kiên cứ nhói lên nỗi buồn

pha cả niềm ghen tị” [42;tr.116]. Sống ở thời bình nhưng trong cách nhìn thời

thế, trong lối sống, trong niềm vui nỗi buồn hạnh phúc đau khổ của anh đâu đâu cũng nge tiếng vọng của cuộc chiến.

Bảo Ninh đã không ngần ngại khi giao điểm nhìn trần thuật cho nhân vật – một người không trùng khít với mình. Tác giả rõ ràng có ý thức về tư cách độc lập của nhân vật. Anh không sử dung nhân vật như nhưng quân cờ trong tay mà tin cậy để cho nhân vật tự nói lên những suy nghĩ, những hiện thực chiến tranh qua sự tái hiện trong tâm tưởng. Đó là một trong những nét hiện đại nhất trong sáng tạo của Bảo Ninh. Dường như điểm nhìn của nhân vật này tồn tại song song bình đẳng với điểm nhìn của người kể chuyện. Bởi vậy mà Bảo Ninh đã để cho nhân vật thay anh nói lên những suy nghĩ, quan niệm. Để đưa cái nhìn chủ quan đạt đến đỉnh cao của nó, Bảo Ninh đã cho Kiên một đôi lần kể ở ngôi thứ nhất: “Nhưng mà tâm hồn tôi thì đã ngưng bước lại ở những ngày tháng ấy chứ không tài nào mà đổi đời nổi như bản thân đời sống của tôi. Một cách trực giác tôi luôn nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang lẩn khuất. Đêm đêm giữa chừng giấc ngủ tôi nge thấy tiếng chân tôi từ thuở nào đó rất xa rồi vang lên trên hè phố lát đá… ôi năm tháng của tôi, thời đại của tôi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm gối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bởi nhớ nhung, bởi tiếc thương và cay đắng ngậm ngùi” [42;tr.48]

Song song với “nỗi buồn chiến tranh” của Kiên thì Bảo Ninh đã thành công khi tạo ra một nhịp mạch cho cuốn tiểu thuyết đó chính là nỗi buồn tình yêu. Người đọc dường như đang chứng kiến trực tiếp nhân vật đang yêu, đang đau khổ chứ không phải qua sự trần thuật của người kể chuyện. Với sự tài tình trong sáng tạo, Bảo Ninh đã bộc lộ sự tinh tế hiếm có của mình khi cho

91

nhân vật trực tiếp nói lên những đau khổ, dằn vặt, tận cùng trong trái tim của họ. Bởi không ai có thể nói nhiều về tình yêu thật và hay như những người đang yêu. Không ai có thể hiểu hết mọi lý lẽ trong trái tim Kiên và những nỗi buồn mà anh phải gánh chịu. Với Kiên, Phương là người hiểu anh nhất, là người chị, người mẹ chân chính chở che, đùm bọc mà anh không bao giờ có. Với anh, nàng vĩnh viễn là người tình lý tưởng “vĩnh viễn ở ngoài thời gian,

vĩnh viễn trong trắng”. Cái thời gian với tuổi 17 rực cháy sân trường Bưởi là

một khoảnh khắc bất tử với anh, “cái đêm xa xăm ấy còn sống mãi” trong lòng Kiên. Một mối tình mãi mãi trong trắng và đẹp đẽ ấy đã làm cho anh sống lại và như đang tận hưởng giây phút hạnh phúc vô bờ ấy. Với điểm nhìn trần thuật này mà mạch truyện tình yêu đã được triển khai một cách hết sức tự nhiên.

Bảo Ninh đã thành công với lối trần thuật thuật từ điểm nhìn của nhân vật Kiên bởi sự di chuyển linh hoạt của điểm nhìn trần thuật và vai trò của người kể chuyện. Lối trần thuật với đặc điểm đó đã tạo nên khả năng vừa miêu tả sự kiện khách quan lại vừa đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 84 - 89)