6. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Thủ pháp xây dựng nhân vật
Trong cả ba tác phẩm ta đều thấy viết về một cuộc chiến tranh , một thảm họa chiến tranh thu nhỏ trong bi kịch một con người. Để làm rõ bi kịch này, tác giả đã xây dựng nhân vật theo kiểu “ghép mảnh”: mảnh ghép chân dung và mảnh vỡ tâm hồn.
Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi thường được chú ý khắc họa về ngoại hình, ngôn ngữ, cá tính, tâm lí, hành động,… Những điều ấy liên quan mật
59
thiết đến sự vận động, phát triển tính cách của nhân vật trong hoàn cảnh nhất định. Xu hướng chung của nhân vật văn xuôi trong thời kì đổi mới là sự giản lược nhân vật , không chỉ giản lược về số lượng nhân vật mà còn giản lược cả về cách xây dựng nhân vật nữa . Nhà văn tiến tới chớp lấy một khoảnh khắc lóe sáng của nhân vật như nụ cười , ánh mắt, dáng đi,… để biểu hiện suy nghĩ , nội tâm nhân vâ ̣t.
Hầu hết trong tác phẩm của mình , Remarque không cho người đọc bắt gặp những nhân vật trọn vẹn với đầy đủ lí lịch, tiểu sử, để biểu hiện nội tâm. Trong Phía tây không có gì lạ cũng vậy, nhân vật hiện ra qua một dấu ấn mạnh mẽ nào đó. Kể cả nhân vật chính cũng chỉ được miêu tả mờ nhạt và không tập trung. Ghép từ cách nhìn của người kể chuyện và của các nhân vật khác mà chân dung nhân vật chính vẫn chưa hoàn thiện.
Tính cách nhân vật trong tác phẩm còn được thể hiện qua dòng ý thức. Dòng ý thức là một thành tố quan trọng để nhà văn tổ chức cấu trúc tác phẩm. Đó vừa là con đường biểu hiện thực tại, cũng là sự kiếm tìm thời gian đã mất của thế hệ những người lính như Paul. Paul Baumer dù sống ở hiện tại nhưng vẫn nhớ đến dưỡng khí tinh thần của quá khứ. Những gương mặt tâm hồn méo mó, dị mọ hôm nay là những người bị tổn thương nặng nề trong cuộc chiến hôm qua. Thủ pháp dòng ý thức đã phơi mở những miền sâu kín của tâm hồn nhân vật kể cả miền vô thức của họ. Đây là kĩ thuật hữu hiệu để tác giả xây dựng nhân vật theo nguyên tắc lịch sử - tâm hồn.
Tác phẩm không phải là lịch sử của cuộc kháng chiến mà là lịch sử tâm hồn của nhân vật. Vì vậy, tác giả không đi sâu miêu tả cuộc chiến, không đi vào các sự kiện chiến tranh mà đi tìm diễn biến ở bề sâu tâm hồn con người. Remarque đã lột tả được tất cả những tâm tư tình cảm rất người của những thanh niên phải tham gia vào chiến tranh. Khi ra đi, họ chỉ mới 19, 20 tuổi, lứa tuổi mộng mơ, hừng hực sức sống, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó,
60
họ như những cụ già, thờ ơ với tất cả.“Chúng tôi là những người chết vô tri vô giác, do một thứ phép lạ và một thứ bùa chú nguy hại, còn đủ sức chạy và giết.”.Và “chúng tôi chỉ biết rằng mình đã trở nên cục súc một cách kỳ quái và đau đớn, dù rằng nhiều khi chúng tôi không còn đủ sức để cảm thấy buồn
phiền nữa.”, “Chúng tôi không còn vô tư lự nữa, chúng tôi lạnh lùng một
cách đáng sợ. Chúng tôi bơ vơ như những đứa trẻ và thạo đời như những cụ
già; chúng tôi thô lỗ, u sầu và hời hợt”. “Họ gọi chúng tôi là “Tuổi trẻ gang
thép.” Tuổi trẻ? Chưa có đứa nào trong bọn chúng tôi quá hai mươi tuổi cả. Nhưng nói rằng bọn chúng tôi trẻ ư? Tất cả những cái đó đã chấm dứt từ lâu
rồi. Chúng tôi chỉ là một lũ già nua.” [17, tr.31] Có lẽ sự chuyển biến dữ dội
về tâm hồn của nhân vật là lời tố cáo chiến tranh mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Độc thoại nội tâm là cách Remarque đi sâu vào thế giới bên trong của nhân vật. Con người, nhất là những con người đã trải qua những bom đạn của chiến tranh, trải qua trận mạc cảm thấy mình cô đơn, lạc loài, khó hòa nhập với cuộc sống đời thường. Trở về với bản ngã, họ có những khoảng riêng tư thầm kín. Những lời nói bên trong nhân vật cho thấy họ có bi kịch đau đớn, những giằng xé tâm hồn, những bất ổn bên trong tâm khảm. Đó là những ngày phép của Baumer. Lúc đầu, khi thấy chiếc cầu thang quen thuộc, Baumer xúc động không nhấc nổi đôi chân, anh phải thúc báng súng vào chân, nghiến răng lại, buộc mình phải cười, phải nói nhưng vẫn không được. Anh đứng sững ở cầu thang, khổ sở, bối rối, nước mắt trào ra ướt đẫm cả mặt. Khó khăn lắm Baumer mới thích nghi lại được với chính ngôi nhà của mình, anh phải lặp đi lặp lại nhiều lần: “Đây là mẹ tôi, đây là chị tôi, đây là cái hộp
bươm bướm của tôi…”[17, tr.211] Nhưng chẳng bao lâu Baumer lại cảm thấy
hoảng sợ khi thấy cảnh vật như xa lạ. Anh chỉ thích ngồi một mình vì những người chung quanh có những mục đích, những ham muốn không giống với anh, anh vừa thèm muốn được như họ, lại vừa khinh bỉ họ. Ngay cả với căn
61
phòng thân yêu anh cũng không tìm được chút rung cảm nào: “Ở đây tôi là
một kẻ xa lạ.” “Nghỉ phép là một sự thay đổi làm cho mọi chuyện sau đó trở
nên nặng nề gấp bội.” [17; tr.217]. Ngay cả việc nói chuyện với mẹ cũng là
một cực hình đối với Baumer. Anh ngồi đó, bên cạnh giường bệnh của mẹ, muốn nói với mẹ bao nhiêu chuyện nhưng không thể. Và anh quyết định:
“Không bao giờ tôi nên về phép nữa.”. Khi quyết định như thế, anh bình thản
trở lại với các bạn nơi chiến tuyến tiếp tục chiến đấu cho đến lúc anh là người cuối cùng trong số bảy người ra đi của lớp học mình. “Năm, tháng cứ việc đến. Tôi sẽ chẳng mất gì cả, mà thời gian cũng chẳng có thể lấy được gì của tôi nữa. Tôi chỉ có một thân, một mình, chẳng còn mảy may hy vọng điều gì
nữa, nên tôi có thể chờ đón thời gian mà không hề sợ hãi.”[17, tr.284].Và cái
chết với gương mặt bình yên của anh như một sự lựa chọn của kết thúc “… trong một ngày khắp cả mặt trận yên tĩnh đến nỗi bản thông cáo chỉ ghi là ở
Phía tây, không có gì lạ”[17, tr.307]. Cái chết của Baumer có thể là sự giải
thoát cho tâm hồn đang giằng xé, đang cô đơn lạc loài mang tâm trạng của một “thế hệ vứt đi” [Hemingway].
Sáu mươi hai năm sau (1992), ở Việt Nam, với Nỗi buồn chiến tranh, tác giả Bảo Ninh cũng khai thác và tiếp cận nhân vật theo hướng ấy , nhân vật hiện ra qua một dấu ấn mạnh mẽ nào đó. Kể cả nhân vật chính cũng chỉ được miêu tả mờ nhạt và không tập trung nên nhân vật chính hiê ̣n lên vẫn chưa hoàn thiện. Người đọc chỉ biết anh gần bốn mươi tuổi, làm nghề viết văn. Anh từng tham gia chiến đấu ở mặt trận phía Nam. Quay trở về cuộc sống hòa bình, anh có nỗi buồn chiến tranh sâu thẳm, nỗi buồn tình yêu khôn nguôi nhưng đó lại là những cứu cánh cho anh. Anh luôn thức cùng ngọn đèn để nhớ về chiến tranh, nhớ về tình yêu. Hình ảnh Kiên hiện lên với những chi tiết ngoại hình đầy tâm trạng: “Kiên rộc đi. Nhìn vào gương mặt mà giật mình: tóc tai, râu ria, hốc mắt, gò má, những nếp nhăn, vẻ suy tàn. Ngay cả giọng
62
nói cũng như lạc đi, như thể lại một lần nữa vỡ giọng, nằng nặng buồn phiền. Cái nhìn của anh làm nản lòng người. Một cái nhìn chằm chằm mà chẳng
nhìn gì cả, trống rỗng, vô cảm” [42, tr. 74]. Không biết có bao người lính như
Kiên trở về với ánh mắt ấy, với dáng vẻ suy tàn ấy, cái nhìn vô cảm mà không vô cảm. Kiên, với vẻ ngoại hình của người gần tứ tuần cũng cho thấy thời gian và chiến tranh đã đánh cắp tuổi trẻ của anh. Đối với một người bình thường, thời gian đã trở thành nỗi sợ hãi. Với Kiên - mười năm chiến trường, sức tàn phá lại ghê gớm hơn nhiều: “Người anh cao, vai rộng, nhưng gầy, nước da xấu, cổ lộ hầu, khuôn mặt nhìn nghiêng nhìn thẳng đều không đẹp,
thô cứng, sớm dày nếp nhăn, thần thái mệt mỏi, rượi buồn” [42, tr.114]. Đó là
nhìn nhận của người đàn bà câm về Kiên. Sự ghép mảnh chân dung Kiên còn hiện qua nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”: “Phải anh thay đổi ghê gớm, nhưng tôi đã nhận ra. Anh ta cao lớn mảnh dẻ, vẻ mặt không đẹp, lầm lì, có ánh nhìn man rợ. Da dẻ anh khô và sạm, thủng lỗ chỗ, đét lại như thuộc, lốm đốm vệt thuốc súng, môi mím chặt. Bên má, một vết đạn bắn thẳng cầy một
rãnh sát sạt vào xương” [42, tr.285]. Chừng ấy chi tiết về ngoại hình nhưng
không phải qua một nhân vật mà được tái hiện qua nhiều nhân vật. Chân dung về Kiên đã cho người đọc thấy cuộc chiến tranh vừa đi qua có sức hủy diệt mạnh mẽ đến thần sắc mỗi người và để lại ấn tượng mạnh trong lòng bạn đọc.
Tính cách nhân vật trong tác phẩm còn được thể hiện qua dòng ý thức . Dòng ý thức là một yếu tố quan trọng để nhà văn tổ chức cấu trúc tác phẩm. Đó vừa là con đường biểu hiện thực tại, cũng là sự kiếm tìm thời gian đã mất của thế hệ những người lính như Kiên. Kiên dù sống ở hiện tại nhưng vẫn nhớ đến dưỡng khí tinh thần của quá khứ. Một thời hậu chiến u buồn, nhiều phi lí, nhiều đổ vỡ là dư âm của mười năm chiến tranh máu lửa. Những gương mặt tâm hồn méo mó, dị mọ hôm nay là những người bị tổn thương nặng nề trong cuộc chiến hôm qua. Thủ pháp dòng ý thức đã phơi mở những miền sâu kín
63
của tâm hồn nhân vật kể cả miền vô thức của họ. Đây là kĩ thuật hữu hiệu để tác giả xây dựng nhân vật theo nguyên tắc lịch sử - tâm hồn.
Kiên lúc mười bảy tuổi tràn đầy nhiệt huyết, hăng hái bước vào cuộc chiến. Mới chớm bước tới chiến trường, Kiên đã biết chiến tranh là “cảm thấy bất lực, cảm giác kém cỏi, non yếu đến run người, trong lòng Kiên tấy lên một tình cảm chưa từng có trong cuộc đời bấy lâu hầu như vẫn hoàn toàn thơ dại,
đó là nỗi đau” [42, tr.213]. Chiến tranh trong phút chốc không còn như anh
tưởng. Đó là cảm nhận đầu tiên về tính chất hung tàn của đời sống thời loạn lạc. Trở về sau cuộc chiến, Kiên miên man trong sự “nhớ”. Nhớ về một thời binh lửa với từng cái chết thảm thương của đồng đội, của con người. Những người đồng đội thân yêu, đáng sống nhất lại không bao giờ được chứng kiến hòa bình. Mối tình đẹp đẽ của anh với Phương đúng ra phải trọn vẹn. Nhưng rồi giữa họ khoảng cách là cả ngọn núi. Cuộc sống của anh chỉ còn là những cơn mơ, những hồi ức. Hồi ức nối tiếp hồi ức, xen kẽ, chen lẫn, chồng chất lên nhau. Anh cố gắng quên đi tất cả mà không thể: “Cuộc chiến tranh thần thánh rốt cuộc đã bù đắp cho những mất mát anh phải chịu bằng một thứ đời sống như ngày hôm nay đây. Sau cuộc chiến tranh ấy chẳng còn gì nữa trong đời anh. Chỉ còn những mộng mị, hão huyền. Sau cuộc chiến tranh ấy, anh
dường như chẳng còn ở trong một “kênh” với mọi người” [42, tr.88]. Quá
khứ trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi. Kí ức tái hiện, trạng thái tâm hồn cũng được phô bày. Những đợt sóng dòng ý thức đã kết dính những biến cố trong tác phẩm. Cho nên, Bùi Việt Thắng có lí khi cho một trong những biến đổi trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết sau 1975 là sự “rút giản tối đa”. “Cái gọi là sự kiện, biến cố, tình tiết, không đơn thuần là “vụ việc” có tính chất bề ngoài
mà có ý nghĩa như là “cốt truyện bên trong” (hiểu là cốt truyện – tâm lí)”
[58, tr.412]. Trong “Những vấn đề thi pháp của truyện”, Nguyễn Thái Hòa cũng viết: “Thực ra giữa truyện kể tâm tư và độc thoại nội tâm có chung một
64
nguồn gốc là kể lại ý nghĩ và cảm xúc của nhân vật ở ngôi thứ ba nhưng khác nhau ở mức độ. Nếu độc thoại nội tâm chỉ xuất hiện trong một số tình huống đối thoại nhất định thì truyện tâm tư là dòng chảy triền miên của ý thức làm
nên cốt truyện và vì vậy nó là giọng chủ đạo của lời kể” [24, tr.141]. Nỗi buồn
chiến tranh có giọng chủ đạo của lời kể là dòng ý thức bị xáo trộn nên cốt
truyện khó nắm bắt, cốt truyện trở nên mờ nhạt. Kiên ngày trở về với những mảnh vỡ tâm hồn, không sao hòa nhập được với cuộc sống hòa bình. Kí ức về những ngày bom đạn luôn ám ảnh anh để rồi nỗi nhớ quá khứ, các sự kiện đột ngột trở về một cách hỗn độn không thể xâu chuỗi theo trình tự logic. Trận chiến xảy ra trước nhưng lại kể sau, trận xảy ra sau lại được kể trước. Điều này thể hiện rõ được chủ đề tư tưởng của tác phẩm, đó là “sự thương tổn, sự
đổ vỡ không gì bù đắp được trong tâm hồn người lính sau chiến tranh” [23,
tr.154].
Không đơn giản hóa, không lí tưởng hóa, Bảo Ninh luôn khắc họa chân dung tâm hồn nhân vật ở mọi chiều sâu phức tạp của nó. Tác giả muốn lí giải những điều có thực trong thế giới vô thức. Những cơn mơ của Kiên cứ diễn ra mà lí trí không trói buộc được. Trong cơn mơ, “anh chỉ rặt mộng thấy những chuyện điên rồ, những điều dễ sợ biến tướng của niềm cô đơn và nỗi đa sầu. Đôi khi là những ác mộng rợn người, khinh khủng như những liều thuốc độc. Tâm hồn mỗi ngày thêm một hoang phế, tranh tối tranh sáng, vật vờ toàn
những hồn ma bóng quỷ” [42, tr.74]. Thậm chí giấc mơ còn đưa anh tới miền
xa thẳm mà anh chưa từng có trong tiền nghiệm. Anh thấy cuộc đời mình hiện thân thành một dòng sông - dòng sông Kiên chưa từng được thấy khi nào.
“Còn bản thân mình, thì anh thấy đang đứng chon von trên mỏm bờ cao dốc,
lặng ngắm toàn cảnh đời mình đang mất đi, đang trôi xa, đang vĩnh biệt
chính mình” [42, tr.130]. Thỉnh thoảng Kiên mới mơ thấy những điều tươi
65
lại được tình yêu đã mất với Phương. Đó là những điều anh khao khát, mơ ước mà không thể có được trong cuộc sống thực tại. Anh nhìn thấy sân trường Bưởi năm nào “hai đứa lẩn ra phía sau nhà bát giác, ẩn vào lùm cây sát mép Hồ Tây. Đằng xa, đường Cổ Ngư đỏ ánh chiều và rực rỡ màu phượng vĩ. Ve
sầu râm ran” [42, tr.131]. Trong chiến tranh, giữa khói hồng ma, anh cũng
hay mơ về Phương, mơ về kỉ niệm giữa hai đứa. Có phải điều như Kiên ước vọng chỉ có thể thực hiện trong giấc mơ chăng?
Tác phẩm không phải là lịch sử của cuộc kháng chiến mà là lịch sử tâm hồn của nhân vật. Vì vậy, tác giả không đi sâu miêu tả cuộc chiến, không đi vào các sự kiện chiến tranh mà đi tìm diễn biến ở bề sâu tâm hồn con người. Bảo Ninh muốn lí giải tại sao một chàng trai 17 tuổi đầy niềm tin, lạc quan lại trở thành người đàn ông dị mọ, chán chường sau hơn hai mươi năm. Một người con gái thánh thiện, hoàn mĩ như Phương lại trở thành người đàn bà thác loạn, tìm cách hủy hoại chính mình. Sự chuyển biến dữ dội về tâm hồn của nhân vật tố cáo chiến tranh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Độc thoại nội tâm cũng là một cách Bảo Ninh đi sâu vào thế giới bên trong của nhân vật. Con người, nhất là những con người hậu chiến, trải qua trận mạc cảm thấy mình cô đơn, lạc loài, khó hòa nhập với cuộc sống đời thường. Trở về với bản ngã, họ có những khoảng riêng tư thầm kín. Những lời nói bên trong nhân vật cho thấy họ có những bi kịch đau đớn, những giằng xé tâm hồn, những bất ổn bên trong tâm khảm. Kiên yêu Phương mãnh liệt.