Nỗi buồn chiến tranh với cốt truyện theo dòng ý thức

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 93)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Nỗi buồn chiến tranh với cốt truyện theo dòng ý thức

Sau 1975, có một khuynh hướng mới trong tiểu thuyết Việt Nam đó là khuynh hướng “dòng ý thức”. Có thể cho rằng, đây là một bước tiến mới của văn học hiện đại. Theo đó các nhà văn đã vận dụng nhiều thủ pháp để đi sâu vào thế giới tâm linh, vào đời sống nội tâm của con người một cách hiệu quả nhất. “Dòng ý thức” như một thành tố quan trọng được các nhà văn dùng để tổ chức cấu trúc tiểu thuyết. Nó được quan niệm như là một cách thức, một con đường nhận thức và biểu hiện thực tại. Kí ức là sự tìm kiếm “ thời gian

96

đã mất” của thế hệ này hay thế hệ khác. Kí ức cũng là “ chất keo” làm kết

dính quá khứ với hiện tại, soi sáng hiện tại. Vì thế nhân vật tuy sống bằng máu thịt của hiện tại nhưng vẫn nhớ đến “dưỡng khí tinh thần” của quá khứ. Cùng với những cây bút tiêu biểu của kỹ thuật dòng kí ức như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Ma Văn Kháng... thì Bảo Ninh cũng đã rất thành công trong phương pháp này. Đến với Nỗi buồn chiến tranh, kĩ thuật dòng ý thức như được vận dụng một cách triệt để, trở thành nguyên tắc chi phối cách tổ chức kết cấu của tác phẩm. Trong Nỗi buồn chiến tranh, một câu hỏi nhức nhối đặt ra: “Chiến tranh đã để lại gì khi con người bước ra khỏi

vòng xoáy dữ dội của nó”. Khi viết tác phẩm này Bảo Ninh đã có một độ lùi

cần thiết để nhìn về quá khứ. Tác phẩm được dệt nên bằng hàng loạt những giấc mơ đứt nối, những hồi tưởng gấp khúc tưởng như thật hỗn loạn nhưng lại thống nhất trong dòng chảy ý thức của nhân vật. Mở đầu tác phẩm là sự hồi tưởng của Kiên về một trận đánh “ghê rợn, độc ác tàn bạo...”, “máu tung xối,

chảy tóe ồng ộc, nhoe nhoét...” và anh nhớ về truông Gọi Hồn – nơi mà “nghe

nói ngày nay cỏ cây vẫn chưa lại hồn để mộc lên nổi”... Chiến tranh đã qua đi

nhưng đã để lại trong lòng những dư chấn nặng nề khiến Kiên khó lòng hòa nhập với đời sống thời hậu chiến. Kiên có những hành động mà với nhiều người đó là hành động kỳ quặc, khó hiểu. Anh mang khuôn mặt của một kẻ

đi tìm thời gian đã mất”. Thời ấy là một phần riêng của Kiên, nó được kiểm

chứng bằng những phiêu du “ một mình mình biết, một mình mình hay” của nhân vật. Qua sự phân thân và tình trạng hoang tưởng, nhà văn muốn trình bày sự thật chiến tranh theo cách cảm nhận của mình.

Với Nỗi buồn chiến tranh, kĩ thuật dòng ý thức được sử dụng một cách

đậm đặc giúp nhà văn khai thác và khám phá thế giới tâm linh của con người. Bởi thế mà Nỗi buồn chiến tranh cũng là hành trình đau đớn của một số phận kì dị tìm lại quá khứ của mình. Suốt dọc hành trình sống của mình anh luôn bị

97

quá khứ dằn vặt, ám ảnh tưởng như không còn chỗ để trở về hiện thực. Trong giấc ngủ của Kiên luôn hiện hữu những hình ảnh của đồng đội, những tiếng súng gầm vang “có đêm tôi giật mình thức dậy nghe tiếng quạt trần hóa thành

tiếng rú rít rọn gáy của trực thăng vũ trang” [42;tr.50], và đôi khi nhắm mắt

dọi nhìn vào hồi ức, Kiên lại lặng lẽ thấy lại mình, dường như vừa mới buổi trưa ngày hôm qua đó thôi, hay “Đôi khi chỉ cần nhắm mắt lại là trong tôi lập tức kí ức tự nó xoay mình về theo lối cũ, gạt toàn bộ cõi thời gian thực hôm nay ra rìa cỏ. Biết bao kỉ niệm bi thảm, bao nhiêu là nỗi đau mà từ lâu lòng

đã nhủ lòng là phải gắng cho qua đi…” [42;tr.48]. Liên tục trong Kiên kí ức

cứ hiện về, nó nối liền mạch nhau như một dòng sông chảy mãi trong cuộc đời. Dù có cố gắng nhưng anh không thể nào cho qua được để sống cuộc đời còn lại với hiện tại. Toàn bộ cuộc đời hậu chiến của anh đã bị chìm trong dòng kí ức, “Cách đây không lâu trong mơ tôi đã trở lại với truông Gọi Hồn. Dòng suối, con đường mòn, những trảng trống và những bìa rừng xưa lấp loáng nắng pha mưa...Suốt đêm tôi sống lại với cuộc đời của trung đội trinh sát, từng ngày một, từng kỷ niệm một, từng người một lần lượt từ từ rành rọt

như những thước phim quay chậm” [42;tr.49]. Sau những ngày tháng sống bi

thảm trong chiến tranh, Kiên trở về với cuộc sống bình thường mong tìm lại cho mình một chút hạnh phúc. Và anh đã đến với tình yêu, với nghệ thuật, mong tất cả sẽ là cứu cánh cho một người còn sót lại của cuộc chiến. Nhưng tất cả đối với anh đều dang dở, anh phải trở về tìm lại cuộc sống của mình trong quá khứ, tìm về thế giới bên kia của chính mình. Ở đó anh đã gặp các đồng đội của mình, được sống thật với lòng mình.

Trong Nỗi buồn chiến tranh, sự kiện, chi tiết là những chiếc đinh mốc làm nơi xuất phát, định hướng cho dòng ý thức lan tỏa. Trước mắt độc giả nhân vật không chỉ hành động mà đang suy nghĩ, hồi nhớ, bày tỏ nhận thức để bộc lộ bản thân cốt truyện được phát triển theo dòng suy nghĩ liên tưởng theo

98

kí ức nhân vật. Có lúc đang dạo trên đường phố, Kiên nghe mùi hôi hám pha tạp của đường phố bị cảm giác nồng lên thành mùi thối rữa, để rồi “Tôi tưởng mình đang đi qua đồi “Xáo Thịt” la liệt người chết sau trận xáp lá cà tắm

máu cuối tháng Chạp 72”. Trong ý thức của Kiên, cùng lúc xuất hiện càng

nhiều loại kí ức, có sự chen lấn của nhiều tiếng nói, cả sự tham gia của nhiều bức tranh đồng hiện. Bởi thế, khi tiếp xúc với Nỗi buồn chiến tranh, ta như chạm vào, nhập vào dòng ý thức của nhân vật, xem trộm những bí mật của anh. Người đọc nhiều lúc không phân biệt được mình đang đọc tiểu thuyết hay là những mảnh vỡ tâm trạng của nhân vật cuốn mình vào đó.

Toàn bộ tác phẩm là một chuỗi những hồi tưởng của Kiên về cuộc chiến khắc nghiệt. Mặc dù sống trong hiện tại nhưng tâm hồn anh luôn trở về với quá khứ, sống trong hoài niệm. Để cho câu chuyện tự nhiên chảy theo dòng ý thức nhân vật, nhà văn đã đưa vào trong tác phẩm của mình vô vàn số phận con người, vẽ nên những bức tranh sinh động về hiện thực và điều quan trọng là nhân vật có điều kiện để bộc lộ những suy nghĩ chiêm nghiệm về cuội đời mình. Ở đây tác giả đã sử dụng tỉ lệ quá khứ ba hiện tại một nhằm tạo một kết cấu đặc biệt cho tác phẩm. Với kết cấu theo dòng ý thức, tác giả như đưa người đọc đi theo những hồi tưởng của nhân vật để tận mắt chứng kiến sự việc chứ không phải là nghe kể. Và cũng chính nhờ vậy mà sự phản ánh của nhà văn đối với đời sống vừa cụ thể, sinh động vừa có tầm khái quát cao, có tính khuynh hướng.

3.2.2. Nỗi buồn chiến tranh dƣới cốt truyện kiểu lồng ghép (tiểu thuyết “tiểu thuyết trong tiểu thuyết”, “truyện trong truyện”)

Trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã tạo riêng cho tác phẩm của mình một kết cấu đặc biệt. Tác giả không triển khai cốt truyện theo lối “biên niên” truyền thống mà theo kiểu lồng ghép, truyện trong truyện. Trên thế giới đã có rất nhiều tên tuổi thành công với kiểu cốt truyện này như

99

kịch của Sechxpia, tiểu thuyết của Xecvantec... Còn với tiểu thuyết Nỗi buồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chiến tranh, Bảo Ninh đã sử dụng kết cấu này một cách khá linh động và sáng

tạo. Người ta hình dung Bảo Ninh như “một triệu phú tung ra cả nắm đồng tiền vàng thật, người đọc phải nhặt hết tất cả không thể bỏ lại một đồng nào và nâng trên hai bàn tay của mình mà thưởng thức một cái gì đó như thể là

rời rạc mà kết dính, thừa mà thiếu, chặc chẻ mà lõng lẻo”[49;tr.18].Tác giả

đã cùng một lúc lồng ghép hai câu chuyện vào nhau, tạo ra mối quan hệ qua lại rất mật thiết giữa chúng và mang lại cho tiểu thuyết những hiệu quả thẩm mĩ bất ngờ. Trong tác phẩm này tác giả đã lồng ghép câu chuyện giữa cuộc đời người lính và quá trình viết văn của “tay nhà văn phường”. Hai câu chuyện tuy không liền mạch nhưng lại được đan cài vào nhau, giống như những mảnh vỡ được sắp xếp một cách tự do, tùy tiện. Thông thường trong những câu chuyện có kết cấu lồng ghép, các biến cố sự kiện được phân biệt rõ ràng, nhân vật của hai câu chuyện khác nhau, sống ở hai môi trường khác nhau. Nhưng với nhân vật trong hai câu chuyện lồng ghép của Bảo Ninh thì về cơ bản là trùng nhau. Người lính trong chiến tranh là Kiên và “tay nhà văn phường” cũng là Kiên.

Đầu tiên là câu chuyện về cuộc đời người lính của nhân vật Kiên. Anh bắt đầu đi lính từ năm mười bảy tuổi với sự hăm hở đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Cuộc đời người lính của anh được bắt đầu bằng những trận đánh, những hình ảnh bắn giết lẫn nhau. Với mười năm trong chiến trường anh đã sống trong những giây phút rùng rợn, chứng kiến cảnh người chết nhiều hơn người sống. Lồng vào câu chuyện chiến tranh của Kiên là một câu chuyện tình yêu đầy đau khổ. Cũng như bao người con trai khác, anh cũng có một tình yêu đẹp, một tình yêu rực lửa ở cái tuổi mười bảy đẹp đẽ ấy. Phương là một người phụ nữ đẹp, thông minh, là người đánh thức tình yêu trong Kiên thời tuổi trẻ, là nguồn sức mạnh chập chờn trong quãng đời chiến trận của anh. Tình yêu

100

của họ thật đẹp, thật trong trắng nhưng cũng đầy đau khổ bởi sự hủy diệt của chiến tranh. Cả anh và Phương đều bị thất bại ngay trong thời khắc khởi đầu của cuộc chiến. Bởi vậy mà họ mãi mãi chỉ là một mối tình đau khổ với những vết thương không thể chữa lành. Trở về sau chiến tranh là những ngày tháng đau buồn của Kiên, bởi anh đã mất tất cả. Phương của anh giờ đây đã là người đàn bà thoác loạn, ê chề sau những cuộc tình còn tâm hồn anh thì đã ngưng bước lại ở quá khứ. Kiên lạc lõng giữa cuộc sống thực tại, anh chìm trong men rượu, viết văn chương để mong tìm lại thời gian đã mất. Với câu chuyện này Bảo Ninh đã thể hiện thành công hai “nhịp mạch”, hai ý tưởng chính là “thân phận tình yêu” “nỗi buồn chiến tranh”. Hai câu chuyện đó được tái hiện qua những giấc mơ, những hồi tưởng hay qua một lần “sống lại” của nhân vật Kiên.

Bên cạnh câu chuyện về người lính thì tác giả đã lồng vào đó một câu chuyện mà nó bao trùm lên toàn bộ tiểu thuyết, đó là câu chuyện về quá trình viết tiểu thuyết của “tay nhà văn phường”. Nhân vật trung tâm của câu chuyện là một nhân vật đang sáng tạo cuốn tiểu thuyết của anh ta. Nét độc đáo của tác phẩm nằm ở chỗ là tác giả đã kể cho chúng ta biết về quá trình sáng tạo chính cuốn tiểu thuyết mà chúng ta đang có trên tay. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết và của hai câu chuyện vẫn là một người: Kiên – tay nhà văn phường. Với tất cả những gì anh nếm trải và chứng kiến, nó đã thôi thúc anh một điều là “phải viết thôi”, viết để quên đi tất cả, viết để sống lại những ngày tháng của quá khứ, anh tự nhủ lòng “Phải viết thôi. Đời anh bấy lâu nay còn gì hơn là viết, mặc dù là viết khổ viết sở, như đập đầu vào đá, như là tự

tay tước vụn trái tim mình, như là tự lộn trái con người mình.” [42;tr.166].

Anh viết về những người đồng đội đã hi sinh cho anh được sống, viết về những người thân yêu nhất như cha, Phương... Kiên gửi vào trong trang văn những nỗi lòng tha thiết và xót thương của cuộc đời. Anh viết để giải bày nỗi

101

lòng cho bạn bè trao gửi lại anh trước khi nhắm mắt. Và điều quan trọng là anh viết để được sống lại, để tìm khoảng thời gian đã qua. Quá trình viết tiểu thuyết của “tay nhà văn phường” diễn ra trong đau khổ dằn vặt. Anh luôn có cảm giác khó chịu, ngột ngạt khi cầm bút lên để viết, càng viết anh càng nhận ra sự mâu thuẫn trong tâm hồn mình “Anh không còn dám chắc vào bản ngã của anh nữa. Mặc dù hết trang này sang trang khác, chương này sang chương khác, song càng viết Kiên càng âm thầm nhận thấy rằng, dường như anh không phải là anh mà là một cái gì đấy đối lập thậm chí thù nghịch với

anh đang viết, đang không ngừng vi phạm...” [42;tr.25]. Và rồi anh quyết

định bỏ đi và đốt cháy những trang bản thảo của đời mình. Thế nhưng sự xuất hiện lặng lẽ của người đàn bà câm đã dập tắt ngọn lửa. Chính chị là độc giả đầu tiên và cũng chính là kiểu độc giả sẽ có trong tương lai của cuốn tiểu thuyết “Không bình thường” mà Kiên đã viết.

Cũng trong câu chuyện về việc viết tiểu thuyết của “nhà văn phường”, Bảo Ninh trực tiếp đề xuất quan niệm riêng về nội dung và nghệ thuật cuốn tiểu thuyết. Tác giả đã lựa chọn một cốt truyện làm nền khá hợp lý để triển khai câu chuyện trong lòng nó. Với kỹ thuật lồng ghép, Bảo Ninh đã tái hiện trong tiểu thuyết của mình hai lớp hiện thực lớn là: quá khứ - hiện tại. Nó được đan xen và có quan hệ mật thiết với nhau. Hiện tại hôm nay là kết quả của cái hôm qua. Và sự đan xen giữa hai câu chuyện giúp người đọc nhận ra trong tiểu thuyết của Bảo Ninh không chỉ có nỗi buồn của chiến tranh, nỗi buồn tình yêu mà còn nỗi buồn sáng tạo. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên sức gợi, sức hấp dẫn của tiểu thuyết.

3.2.3.Sử dụng phƣơng thức kết cấu mở

Với những tác phẩm được xây dựng theo kiểu truyền thống thì bao giờ cốt truyện cũng là một cấu trúc khép kín, nó có mở đầu và kết thúc rõ ràng

102

câu chuyện kết thúc xong xuôi, cái ác bị trừng phạt còn cái thiện được nâng lên, được che chở. Câu chuyện kết thúc thường gây cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người đọc. Họ không còn băn khoăn trăn trở thắc mắc gì ở kết thúc câu chuyện nữa. Thế nhưng đến với dòng văn học hiện đại, chúng ta thường bắt gặp nhiều tác phẩm không có kết thúc trọn vẹn. Tuy nhiên, về hình thức thì tác phẩm nào cũng có kết thúc một câu chuyện, người kể chuyện phải tìm cách chấm dứt lời kể của mình. Nhưng ở đó nội dung lại không kết thúc mà mở ra một hướng suy nghĩ mới cho người đọc.

Với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, tác giả cũng đi theo khuynh hướng ấy. Mở đầu tác phẩm là những hình ảnh về cảnh rừng và nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên mà không có sự giới thiệu nào. Kết thúc tác phẩm lại là sự ra đi thầm lặng của nhà văn phường “khi nhà văn của phường chúng tôi tự bỏ khu phố này, anh chẳng hề cho ai hay, mà rồi thực ra cũng chẳng ai người ta

để ý” [42;tr.281]. Tác giả cũng không tiết lộ cho người đọc biết cuộc sống sau

này của anh ra sao? Liệu anh có quên được quá khứ để sống nốt cuộc đời còn lại với hiện tại hay không? Và còn nhiều câu hỏi đặt ra nữa của độc giả mà không ai trả lời được. Phải chăng đó là dụng ý của tác giả muốn cho người đọc tự suy nghĩ, tự tìm lấy câu trả lời cho mình.

Trong Khói Lửa, kết thú c không phải là cái chế t mà sự mất mát và hao hụt dần về quân số được khai triển và mở rộng hơn là sự ra đi tìm kiếm những đồng đô ̣i khác để bắt đầu ti ếp sức cho cuộc chiến tranh “ Trong khi chúng tôi chuẩn bi ̣ để đi tìm những bạn đồng đội khá c để lại bắt đầu cuộc chiến tranh

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của (Trang 93)