Các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh chưa nhiều.Vì thế, việc tìm hiểu các trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh có thể xem là công trì
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ
NGHĨA THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
Luận Văn Thạc Sĩ
Hà Nội - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ, các từ không tồn tại một cách rời rạc mà chúng đều có quan hệ nhất định với nhau về một phạm vi ngữ nghĩa nào đó Mỗi một tập hợp những từ có quan hệ về nghĩa như vậy tạo nên một tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là “trường từ vựng”, “trường từ vựng -
ngữ nghĩa” hay “trường nghĩa” (Semantic field)
Chẳng hạn, khi nói đến chiến tranh người ta nghĩ ngay đến súng, đạn,
xe tăng, máy bay, bắn, nổ, cháy, binh lính, sĩ quan, chết, bị thương ; nói đến
mùi vị người ta nghĩ ngay đến cay, đắng, ngọt, chát, thơm, thối, v.v
Việc tìm hiểu các trường nghĩa như vậy không chỉ phản ánh mối quan
hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng trong một hệ thống ngôn ngữ, mà còn góp phần tìm hiểu nội dung tác phẩm cũng như tìm hiểu phong cách tác giả qua cách họ sử dụng các trường từ vựng - ngữ nghĩa trong các tác phẩm
Trong làng thơ Việt Nam, nếu như Xuân Diệu được xưng tụng là “Ông Hoàng” của thơ tình, thì Xuân Quỳnh được coi là nữ sĩ của thơ tình yêu và khát vọng Tuy nhiên, khác với thơ tình của nhiều nhà thơ khác, thơ tình của Xuân Quỳnh có sức lôi cuốn đặc biệt Vì thế, việc tìm hiểu trường nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh sẽ góp phần khẳng định vai trò của trường nghĩa trong sử dụng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp
2 Tình hình nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh
Đã có khá nhiều các bài viết, các công trình nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh từ trước và sau năm 1988 Chẳng hạn, từ thời điểm 1988 trở về trước, các công trình nghiên cứu, phê bình về thơ Xuân Quỳnh đã được công bố như:
- Xuân Quỳnh - Một chồi thơ sắc biếc (Chu Nga, Tạp chí văn học 1973,
số 1, trang 20)
Trang 4- Thơ Xuân Quỳnh (Thiếu Mai, Tạp chí văn học 1983, số 1, trang 39)
- Sóng (Nguyễn Đức Quyền, trích trong Những vẻ đẹp thơ Văn nghệ
thành phố Hồ Chí Minh, 1987)…
Sau năm 1988 một loạt các bài viết, công trình nghiên cứu về cuộc đời, sáng tác của Xuân Quỳnh đã được công bố Chẳng hạn như:
- Thơ viết tặng anh (NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1988
- Thơ Xuân Quỳnh (Nhiều tác giả - NXB Tác phẩm mới, 1989)
- Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh gửi lại (Nhiều tác giả - Hội Văn học –
Nghệ thuật Đà Nẵng, 1989),…
Tuy vậy, những công trình nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh trước và sau năm 1988 mới chỉ dừng lại ở việc tuyển chọn, biên soạn hoặc những bài phê bình, nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh chủ yếu xuất phát từ bình diện nghiên cứu lí luận văn học Các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh chưa nhiều.Vì thế, việc tìm hiểu các trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh có thể xem là công trình nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các trường từ vựng – ngữ nghĩa
thể hiện tình yêu đôi lứa, được sử dụng chủ yếu trong tuyển tập “Xuân Quỳnh
không bao giờ là cuối” (2011) Ngoài ra, luận văn còn khảo sát thêm các tập
thơ khác như: “Chồi biếc”, “Hoa dọc chiến hào”, “Gió Lào cát trắng,” “Lời
ru trên mặt đất”, “Sân ga chiều em đi”, “Tự hát”, “Hoa cỏ may”, “Truyện Lưu, Nguyễn”
4 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tiến hành khảo sát một cách có hệ thống
và miêu tả một cách tương đối toàn diện và đầy đủ trường từ vựng – ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh Trên cơ sở đó, luận
Trang 5văn tiến hành phân tích, miêu tả mối quan hệ giữa trường nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa với nội dung thể hiện tình yêu đôi lứa, góp phần khẳng định những giá trị tư tưởng trong các tác phẩm của nhà thơ Xuân Quỳnh
5 Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ mục đích và nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, miêu tả Ngoài ra, để làm rõ hai phương pháp này, luận văn còn
sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu khác như: thống kê, phân loại, so sánh các lớp từ thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh với một số nhà thơ khác
6 Đóng góp của luận văn
Những kết quả thu được thông qua việc khảo sát miêu tả các trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện về tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận, mà còn có giá trị thực tiễn
Về lí luận, việc tìm hiểu trường từ vựng thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh góp phần khẳng định vai trò của trường từ vựng - ngữ nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ - một khái niệm mà cho đến nay vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau
Về thực tiễn, việc nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện trong tác phẩm văn học không chỉ góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm đó, mà còn góp phần tìm hiểu phong cách sáng tác của nhà văn
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi
lứa trong thơ Xuân Quỳnh
Chương 3: Vai trò của trường từ vựng - ngữ nghĩa trong việc thể hiện
tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh
Trang 6Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Khái quát trường từ vựng – ngữ nghĩa
1.1.1 Khái niệm trường từ vựng – ngữ nghĩa
Trường từ vựng là một lĩnh vực nghiên cứu từ vựng học xuất hiện từ
những năm 20 – 30 của thế kỷ XX Lý thuyết này bắt nguồn từ những tiền đề duy tâm của trường phái W Humboldt và phần nào từ những tư tưởng của F
de Sausure về tính cấu trúc của ngôn ngữ Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này là
khảo sát từ vựng một cách hệ thống Trong Giáo trình ngôn ngữ học đại
cương, Saussure đã chỉ ra “Giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố xung quanh quy định” [15, tr 224] và “Phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố chứa đựng” [15, tr 220]
Người có công lao đưa lý thuyết trường vào ngôn ngữ học là hai nhà ngôn ngữ học người Đức J Trier và L Weisgerber
Trier nói tới trường khái niệm và trường từ vựng Theo ông, trường từ
vựng bao phủ lên trường khái niệm như một cái áo khoác hay tấm vải phủ Theo
Trier “Một từ chỉ có ý nghĩa khi nằm ở trong trường, nhờ những quan hệ của nó
với các từ khác cũng thuộc trường ấy Trong hệ thống, tất cả chỉ nhận được ý nghĩa qua cái toàn thể Có nghĩa là từ của ngôn ngữ nào đó không phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa, ngược lại mỗi một từ có ý nghĩa chỉ là vì có các từ khác liên hệ trực tiếp với nó” [dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp, 17, tr 110]
Ở Việt Nam, người đầu tiên áp dụng lý thuyết trường vào nghiên cứu
từ vựng tiếng Việt là tác giả Đỗ Hữu Châu
Khi định nghĩa về trường, ông cho rằng: “Trường từ vựng là một tập hợp
các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa” [8, tr 35]
Dựa theo quan điểm của F de Saussure về hai dạng quan hệ là quan hệ ngang và quan hệ dọc, tác giả đã phân chia thành hai loại trường nghĩa là
Trang 7trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến) Từ hai loại trường nghĩa đó, tác giả lại phân chia trường nghĩa dọc thành trường biểu vật và trường biểu niệm rồi đến trường tuyến tính
và trường liên tưởng
Phân biệt trường từ vựng và trường nghĩa, tác giả Nguyễn Thiện Giáp quan
niệm: “Trường nghĩa là phạm vi những đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau về ý
nghĩa”; còn “Trường từ vựng của một trường nghĩa là tập hợp những từ ngữ có những đơn vị từ vựng cơ sở cùng thuộc trường nghĩa này” [20, tr 437]
Theo Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn Văn Hiệp: “Trường ngữ nghĩa (còn
được gọi là trường từ vựng) là những tiểu hệ thống, những tổ chức của từ vựng, gồm những từ ngữ có quan hệ về nghĩa với nhau một cách có hệ thống” [47, tr 339]
Ví dụ: Các từ: bố, mẹ, ông, bà, cụ, kị, tổ, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác,
cậu, mợ, cháu, chắt… lập thành trường ngữ nghĩa những từ chỉ quan hệ thân tộc
Theo Đỗ Việt Hùng thì: “Các đơn vị từ vựng không tồn tại tách biệt,
rời nhau mà luôn có những mối quan hệ nhất định Điều đó làm cho từ vựng không thuần túy chỉ là tập hợp các từ và đơn vị tương đương với từ mà còn là một hệ thống với những mối quan hệ nhất định Một trong những mối quan hệ
mà các nhà khoa học thường tập trung làm rõ là quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị từ vựng Các từ ngữ đồng nhất về nghĩa được tập trung thành các nhóm được gọi là trường nghĩa (hay là trường từ vựng hoặc trường từ vựng – ngữ nghĩa)” [31, tr 10]
Theo Phạm Tất Thắng thì: “Có thể xem trường từ vựng - ngữ nghĩa như
một hình chóp nón, mà đỉnh của nó là một từ chính , từ trung tâm hay từ khoá (keyword) mang y ́ nghĩa bao trùm lên toàn bộ cơ cấu ngữ nghĩa của những từ khác (gọi là từ ngoại vi) trong phạm vi ảnh hưởng của nó” [59, tr 39]
Trang 8Cho đến nay, dường như chưa có một sự nhất trí cao về khái niệm trường từ vựng – ngữ nghĩa Vì vậy, dựa theo những quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi nhận thấy một cách hiểu chung về từ trường từ vựng – ngữ nghĩa để làm cơ sở cho việc nghiên cứu:
“Mỗi một tập hợp từ có quan hệ với nhau về nghĩa (meaning) như vậy tạo thành một tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là “trường từ vựng”,
“trường nghĩa” hay “trường từ vựng - ngữ nghĩa”.[59, tr 38]
Ví dụ: Trường từ vựng chỉ bộ phận của con người bao gồm các từ: đầu,
mình, chân, tay, mắt, miệng, da, răng, lưỡi, tim, phổi, họng, ruột, gan, dạ dày…
Có thể hình dung khái niệm trường trường từ vựng - ngữ nghĩa bằng một ví dụ sau đây:
Trường ý niệm về người hay con người bao gồm các nhóm từ chỉ các
mối quan hệ về nghĩa với nó như:
Về giới tính có các từ: nam, nữ, gái, trai, đàn ông, đàn bà,
Về tuổi tác có các từ như: trẻ con, thiếu nhi, nhi đồng, thanh niên, trung niên, phụ lão,
Về ngoại hình có các từ: cao, thấp, béo, gầy, lùn, dong dỏng , què, cụt, khập khiễng, gù,
Về hoạt động có các từ : đi, nói, cười, ăn, nằm, học, chơi, nhìn, ngó, nếm, đá, chạy, nhảy, đứng, ngồi,
Về nghề nghiệp có các từ : công nhân, nông nhân, giáo viên, học sinh, bác sĩ, nghệ sĩ, kỹ sư, thầy thuốc,
Đến lươ ̣t mình , mỗi từ trong mô ̣t nhóm từ như vâ ̣y la ̣i có thể kết hợp với những từ trong nhóm khác làm thàn h ma ̣ng lưới các mối quan hê ̣ gồm nhiều tầng bâ ̣c rất phức ta ̣p
Ví dụ, trong tiểu trường về hoạt động của con người lại có thể phân loại
thành các nhóm trường nhỏ hơn nữa như:
Trang 9- Hoạt động chân tay như: đi, đứng, chạy, đạp, sút, tát, đấm, đá, ném, xô, đẩy, kéo, giật, lôi, co, vác, phóng, lao, lia,
- Hoạt động bằng miệng như: nói, hát, ho, kêu, gào, hét, la, mắng, thổi, huýt,
- Hoạt động trí óc như: nghĩ, nghĩ ngợi, tư duy, nghiền ngẫm, suy tư, suy tưởng, suy luận, suy sét, suy đoán, phán xét, suy nghĩ, phán đoán,
1.1.2 Quan hệ ngữ nghĩa trong trường từ vựng – ngữ nghĩa
1.1.2.1 Quan hệ dọc
Để phân biệt các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong trường từ vựng - ngữ nghĩa, các nhà từ vựng học thường nói đến các nhóm trường từ vựng - ngữ
nghĩa (gọi là trường nghĩa hay trường) như: trường biểu vật và trường biểu
niệm (quan hệ trên trục dọc), trường tuyến tính (quan hệ trên trục ngang) và
trường liên tưởng (quan hệ trong sử dụng)
Các kiểu trường nghĩa thể hiện trên trục dọc thường được nói đến là trường nghĩa biểu vật và trường biểu niệm
- Trường nghĩa biểu vật
Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa
F de Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã chỉ ra hai
dạng quan hệ ngang và quan hệ dọc Theo hai dạng quan hệ đó có thể có hai loại trường nghĩa: trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến)
Trường nghĩa dọc là trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm rồi đến trường nghĩa tuyến tính và cuối cùng là trường nghĩa liên tưởng
Theo Đỗ Hữu Châu, trường nghĩa biểu vật là “Một tập hợp những từ
đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật” [8, tr 588]
Trang 10Ví dụ trường biểu vật của tiếng Việt :
Trường biểu vật (Người)
Người nói chung:
1 Người nói chung về giới: Đàn ông, đàn bà, nam, nữ,…
2 Người nói chung xét về tuổi tác: Trẻ em, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, cụ già, trung niên,…
3 Người nói chung xét về nghề nghiệp: Thầy giáo, giáo viên, công nhân, nông dân, học sinh, thầy thuốc, thợ xây,…
Bộ phận con người:
Đầu, mình, chân, tay, mắt, miệng, răng, da, lưỡi, phổi, đùi, ruột, gan, phổi, họng…
Hoạt động của con người:
1 Hoạt động trí tuệ: Nghĩ, suy, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán, phân tích…
2 Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi, nếm…
3 Hoạt động của con người tác động đến đối tượng:
a Hoạt động chân tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt…
b Hoạt động của đầu: húc, đội
c Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, dẫm, khoèo…
- Trường nghĩa biểu niệm
Theo Đỗ Hữu Châu, một trường biểu niệm là “Một tập hợp các từ có
chung một cấu trúc biểu niệm” [8, tr 593]
Căn cứ để phân lập các trường biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của từ
Do có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm, cho nên một từ có thể đi vào những trường biểu niệm khác nhau Vì vậy, cũng giống như các trường biểu vật, các trường biểu niệm có thể giao thoa với nhau, thẩm thấu vào nhau và
Trang 11cũng có lõi trung tâm với các từ điển hình và những từ ở những lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi
Ví dụ:
Trường biểu niệm vật thể nhân tạo thay thế hoặc tăng cường thao tác lao động cầm tay:
1 Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, phảng, rìu, liềm, hái,
2 Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, dui, khoan,
3 Dụng cụ để nện, gõ: búa, vồ, dùi, đục, dùi cui,
4 Dụng cụ để đánh bắt: lưới, nơm, đó, đăng, câu, vó, bầy,
5 Dụng cụ để mài giũa: giũa, bào, đá mài, giấy ráp,
1.1.2.2 Quan hệ ngang
- Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Theo Đỗ Hữu Châu: “Nói đến trường tuyến tính là nói đến những từ có khả
năng kết hợp với từ trung tâm làm thành một ngữ đoạn kiểu như: trời cao, trời xanh, trời mưa, trời nồm, hoă ̣c cổng trời, vòm trời, ông trời, ” [8, tr 599]
Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ
Ví dụ: Trường tuyến tính của từ tay là búp măng, mềm, ấm, lạnh, nắm, cầm, khoác,
Trường nghĩa tuyến tính của từ đi là nhanh, chậm, tập tễnh, khập khiễng,
Cùng với các trường nghĩa dọc, trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, các trường tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ
Trang 121.1.2.3 Quan hệ liên tưởng (trường liên tưởng)
Khi nói đến trường liên tưởng, Đỗ Hữu Châu viết: “Nói đến “trường
liên tưởng” là nói đến những từ có mối liên hệ về nghĩa với từ trung tâm theo quan hệ so sánh trong các hoạt động giao tiếp Theo mối quan hệ này, ý nghĩa của các từ không chỉ biểu hiê ̣n ở những thông tin bề nổi xuất hiện do mối quan hệ chiều dọc hay chiều ngang với từ trung tâm , mà nó còn nằm ở tầng sâu mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa và phụ thuộc vào đặc tính tâm lí của mỗi cá nhân và tính dân tộc, thời đại”.[8, tr 610]
Chẳng hạn, khi nói đến buổi chiều là người ta phải buồn bã vì những cái gì tàn tạ, nói đến bến đò là nghĩ tới chia ly, hay nói đến chia ly là phải nghĩ tới sông nước:
“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng!”
Nói tới nửa đêm là người ta phải dậy lên nỗi nhớ không gian, sầu
vạn cổ
Trong thơ ca trường liên tưởng được thể hiện rõ Khi nói về từ hoa với
tư cách là một thực thể sinh vật , ngườ i ta thường liên hê ̣ đến các từ cùng
trường biểu vâ ̣t hay biểu niê ̣m với nó như : đài, cuống, cánh, nhụy, hay tươi,
khô, tàn, héo, Tuy nhiên , trong thực tiễn sử dụng , người Viê ̣t còn dùng từ
hoa để thay thế cho một bộ phận cơ thể người Chẳng hạn, trong Truyê ̣n Kiều ,
đa ̣i thi hào Nguy ễn Du đã sử dụng từ hoa để nói về khuôn mặt và cái miệng
của người con gái đẹp trong hai câu thơ :
“Lại càng ủ dột nét hoa”
“Hoa cười ngọc thốt đoan trang”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Trang 13Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ “trường liên tưởng” cũng có người dùng
để thay thế cho thuật ngữ “trường từ vựng - ngữ nghĩa”
Dễ dàng nhận thấy rằng các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm
Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ
có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với các từ trung tâm
1.1.2.4 Hiện tượng chuyển trường
Một vấn đề khá thú vị khác có liên quan đến khái niệm trường từ vựng - ngữ nghĩa - đó là hiện tươ ̣ng chuyển trường từ vựng - ngữ nghĩa (gọi tắt là
“hiện tượng chuyển trường”)
Nói về hiện tượng chuyển trường, Đỗ Hữu Châu cho rằng , hiê ̣n tươ ̣ng chuyển trườ ng từ vựng là : “Một từ ngữ thuộc trường ý niệm này được chuyển
sang dùng cho các sự vật thuộc một trường ý niê ̣m khác” [8, tr 68]
Khi các từ ngữ được dùng đúng trường của chúng thì do sự trung hòa
về đối lập của ngữ cảnh, tác dụng gợi hình ảnh của chúng giảm đi Ví dụ:
“hòn đá rất nặng”, “tôi bắt cá”, tôi đóng cửa” ; các từ nặng, bắt, đóng không
gợi hình ảnh bởi vì chúng dùng đúng với các từ thuộc trường ý niệm cơ bản của chúng Lúc này muốn tạo ra hình ảnh, chỉ có cách lựa chọn trong số những đơn vị đồng nghĩa, đơn vị nào phù hợp nhất với các hoạt động vừa kể,
tức là tìm những từ loại biệt hơn mà thay thế, như: “Hòn đá nặng trĩu” (nặng trịch); “tôi câu cá” (nơm, cất vó, đánh lưới…); “tôi cài cửa” (chốt, chặn,
khóa…) Khi từ ngữ chuyển trường thì sự đối lập ngữ cảnh làm cho khả năng
tạo hình của nó tăng lên
Ví dụ: “tôi nơm cá” và “du kích nơm xe tăng địch”; “tôi căng dây” và
“đường đạn rất căng”; “nó vít cành cam xuống” và “pháo ta vít cổ lũ giặc trời
xuống đất”…
Trang 14Ví dụ: Trong câu thơ “Nói điều giàng buộc thì ta cũng già”
Truyện Kiều – Nguyễn Du
Từ già vốn chỉ trạng thái của cây quả (thuộc trường nghĩa thực vật)
chuyển sang chỉ trình độ kỹ năng (thuộc trường nghĩa về người)
Khi sự chuyển trường đối với một từ ngữ càng mới mẻ thì năng lực gợi hình ảnh càng cao, ngược lại, sự chuyển trường càng thường xuyên , tiến tới cố định (tức là tạo nên các nghĩa phụ của từ ) thì năng lực đó càng mờ nhạt Bản chất của hiê ̣n tươ ̣ng chuyển trường chỉ là hình thức vay mượn Đó là hình thức mượn các đơn vị của trường này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng thuộc về một trường khác Tuy nhiên, sự vay mượn đó không chỉ đơn thuần là con số cộng thuần thúy, mà là sự kết hợp có giá trị khái quát hay biểu trưng ngữ nghĩa
Hiện tượng chuyển trường từ vựng - ngữ nghĩa không chỉ có ý nghĩa
mở rộng phạm vi quan hệ của trường đó với những trường khác, mà còn làm cho quá trình sử dụng của chúng trở lên đa dạng hơn, sinh động hơn
Ví dụ: Các từ ngữ thuộc phạm vi quân sự áp dụng vào lĩnh vực trong nông nghiệp, trong công nghiệp và trong các ngành hoạt động xã hội như:
“mặt trận sản xuất”, “chiến sĩ giáo dục” “chiến dịch trừ sâu” Hoặc trong chuyện yêu đương người ta cũng dùng các từ ngữ như: tấn công, bao vây,
chiến thắng, rút lui…
Hiện tượng chuyển trường nhằm mục đích làm tăng khả năng diễn đạt
và hiệu quả cho lớp từ ngữ thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa được nói đến
1.1.3 Một số khía cạnh ứng dụng trường nghĩa trong hoạt động giao tiếp
1.1.3.1 Trường nghĩa với việc tạo lập, sản sinh lời nói
Hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình cơ bản là tạo lập (sản sinh) văn bản (lời nói) và tiếp nhận (lĩnh hội) văn bản Các quá trình giao tiếp được thực hiện với mức độ hiệu quả khác nhau ở các cá nhân khác nhau về những lĩnh vực khác nhau Do đó, trong thực tế, các quá trình này thường cần đến
Trang 15các phương tiện hỗ trợ cho từng quá trình Các từ điển mà chúng ta dùng tham khảo chính là một phương tiện hữu hiệu phục vụ cho các quá trình giao tiếp
đó Để hỗ trợ cho quá trình lĩnh hội, các mục từ trong từ điển được sắp xếp theo quá trình hình thức – trật tự bảng chữ cái để người sử dụng dễ dàng tra được từ rồi tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ mà họ chưa hiểu trong việc tiếp nhận, lĩnh hội lời nói của người khác Song các từ điển này lại không phát huy tác dụng nhiều đối với quá trình tạo lập, sản sinh lời nói Việc tạo lập các trường nghĩa là một hoạt động hữu hiệu đối với quá trình huy động và lựa chọn từ ngữ thích hợp với nội dung cần diễn đạt Chỉ huy động đầy đủ các từ ngữ thuộc về trường nghĩa liên quan đến nội dung cần diễn đạt người viết mới
có thể dễ dàng tìm từ ngữ thích hợp nhất để tạo lời
1.1.3.2 Trường nghĩa với việc lĩnh hội, tiếp nhận lời nói
Không chỉ phát huy tác dụng đối với hoạt động tạo lời, khả năng tạo lập trường nghĩa và nắm vững các đặc điểm của trường nghĩa cũng phát huy tác dụng nhất định trong quá trình tiếp nhận và phân tích lời nói, nhất là các cách diễn đạt chứa các hiện tượng nôn ngữ bất thường
Trong mỗi trường nghĩa, các từ ngữ được phân bổ thành các từ ngữ trung tâm và các từ ngữ ngoại vi Các từ ngữ trung tâm của trường nghĩa là các từ ngữ biểu thị các sự vật, hoạt động tính chất, quan hệ…đặc trưng cho trường nghĩa đó Các từ ngữ ngoại vi là các từ ngữ biểu thị những sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ…không chỉ thuộc về trường nghĩa đó mà còn có thể thuộc về trường nghĩa
Quan hệ trường nghĩa giữa các từ ngữ trong từ vựng không chỉ là một bằng chứng về tính hệ thống của từ vựng mà việc sử dụng tốt các quan hệ trường nghĩa còn có tính hành dụng cao, trong cả hai quá trình giao tiếp là tạo lập lời nói và lĩnh hội, phân tích các giá trị diễn đạt nhất là các giá trị diễn đạt văn chương
Trang 161.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trường từ vựng trên thế giới
Trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về trường từ vựng nhưng nhìn chung có thể quy vào hai khuynh hướng chủ yếu:
Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường từ vựng là toàn bộ các khái niệm mà các từ trong một ngôn ngữ biểu hiện Đại diện cho khuynh hướng này là J Trier và J Weisgerber
Khuynh hướng thứ hai xây dựng lý thuyết trường nghĩa trên cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa Đại diện cho khuynh hướng này là W Porzig
Điển hình cho khuynh hướng thứ nhất là quan điểm của J Trier và J
Weisgerber
Ngoài quan điểm của những tiền đề duy tâm của trường phái W Humboldt và phần nào từ những tư tưởng của F de Sausure, Trier quan
niệm về trường như sau Trier nói tới trường khái niệm và trường từ vựng
Theo ông, trường từ vựng bao phủ lên trường khái niệm như một cái áo
khoác hay tấm vải phủ Theo Trier “Một từ chỉ có ý nghĩa khi nằm ở trong
trường, nhờ những quan hệ của nó với các từ khác cũng thuộc trường ấy Trong hệ thống, tất cả chỉ nhận được ý nghĩa qua cái toàn thể Có nghĩa là
từ của ngôn ngữ nào đó không phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa, ngược lại mỗi một từ có ý nghĩa chỉ là vì có các từ khác liên hệ trực tiếp với nó”
[Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp 17, tr 110]
Quan điểm của L Weisgerber về trường là quan niệm theo hệ dọc:
trường trực tuyến – trường truyền thống Cơ sở ngôn ngữ học của L
Weisgerber là khái niệm thế giới trung gian của ngôn ngữ Ông thay thế sự
phân tích các từ bằng sự phân tích các khái niệm nằm trong “tinh thần” của
Trang 17một ngôn ngữ nào đó Ông đã phủ nhận hiện tượng đa nghĩa và đồng nghĩa của các đơn vị từ vựng L Weisgerber không giải thích sự khác nhau của những mô hình cấu tạo từ mà coi đó là kết quả của sự khác nhau trong tư duy
của các dân tộc Thế giới khái niệm của ngôn ngữ phụ thuộc vào quy luật của
trường, tức là phụ thuộc vào hệ thống các tư tưởng thuần túy nằm ở bên ngoài
sự phản ánh thực tế Những ý kiến của L Weisgerber và J Trier về trường đã
bị phê phán kịch liệt về mặt triết học cũng như về phương pháp
Sau J Trier và J Weisgerber, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra
những quan niệm khác về trường dựa vào các tiêu chí khác nhau để tập hợp các đơn vị từ vựng Đáng chú ý nhất là lý thuyết về trường của nhà ngôn ngữ
học người Đức W Porzig Ông là người đại diện cho khuynh hướng thứ hai
khi nghiên cứu về trường từ vựng Ông đã xây dựng khái niệm về các trường
tuyến tính (hệ ngang) hay còn gọi là trường từ vựng – cú pháp Theo đó, tác
giả xây dựng khái niệm trường nghĩa căn cứ vào các ý nghĩa ngữ pháp của các quan hệ Ông quan niệm trường dựa trên cơ sở các mối quan hệ chung
nhất, những mối quan hệ ngữ nghĩa tạo nên “các trường cơ bản của ý nghĩa” Porzig chú ý tới hiện tượng nhiều nghĩa nên đã phân biệt được trường trung tâm và các trường chuyển nghĩa
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trường từ vựng ở Việt Nam
Lý thuyết trường từ vựng được Đỗ Hữu Châu giới thiệu vào Việt Nam
từ năm 1970 Đến nay, nó vẫn được coi là một trong những mô hình nghiên cứu ưu thắng của ngữ nghĩa học cấu trúc và miêu tả Nhiều công trình đã giới thiệu, vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu các trường từ vựng, trường nghĩa, trường từ vựng – ngữ nghĩa hay đối chiếu trường từ vựng của tiếng Việt với trường từ vựng tương ứng trong ngôn ngữ khác
Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên áp dụng lý thuyết trường từ năm 1970
vào nghiên cứu từ vựng tiếng Việt Các nghiên cứu của ông được đề cập trong
các công trình như: “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng” [7], “Đỗ Hữu Châu tuyển
Trang 18tập (tập I)” [8], và nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí ngôn ngữ Tác
giả đã phân chia thành hai loại trường nghĩa là trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến) Từ hai loại trường nghĩa đó, tác giả lại phân chia trường nghĩa dọc thành trường biểu vật
và trường biểu niệm rồi đến trường tuyến tính và trường liên tưởng Đây là tác giả nghiên cứu cụ thể nhất về trường nghĩa cho đến thời điểm hiện nay
Nghiên cứu về trường từ vựng – ngữ nghĩa cũng được tác giả Nguyễn Thiện Giáp (1996), đề cập trong các công trình nghiên cứu của mình Tác giả quan niệm trường từ vựng và trường nghĩa khác nhau Theo ông, trường từ vựng có phạm vi rộng hơn trường nghĩa [20]
Hai tác giả Vũ Đức Nghiệu và Nguyễn Văn Hiệp (2009), đề cập đến vấn đề trường từ vựng – ngữ nghĩa trong công trình nghiên cứu của mình Trong công trình nghiên cứu của mình hai tác giả đã đề cập đến khái niệm trường ngữ nghĩa và quan hệ bao nghĩa [47]
Tác giả Đỗ Việt Hùng (2010), đã nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa trong việc ứng dụng vào hoạt động giao tiếp [31]
Tác giả Phạm Tất Thắng (2012), đã nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa trên tư liệu cụ thể đó là nghiên cứu trường nghĩa thiên nhiên trong thơ
Hồ Chí Minh Trường nghĩa thể hiện thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh được tác giả phân loại khá cụ thể và chi tiết [59]
Trong công trình mới nhất của mình, tác giả Nguyễn Tuyết Minh (2013) đã coi từ điển như một trường từ vựng – ngữ nghĩa [45]
Ngoài các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Đức Nghiệu,
Đỗ Việt Hùng, Phạm Tất Thắng, Nguyễn Tuyết Minh, quan niệm về trường
từ vựng cũng được đề cập trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác như: Nguyễn Văn Tu [66]; Hoàng văn Hành [24]; Hoàng Phê [53]; Nguyễn Đức Tồn [65]; … Hầu hết các công trình này đều đề cập đến trường
Trang 19từ vựng – ngữ nghĩa ở khía cạnh lý thuyết chứ chưa áp dụng vào nghiên cứu thực tiễn trong văn thơ
Đặc biệt, gần đây nhiều khóa luận, luận văn ngôn ngữ học cũng đã chọn trường từ vựng - ngữ nghĩa làm đối tượng để nghiên cứu Chẳng hạn, tác
giả Nguyễn Thúy Khanh trong luận văn của mình (1996) nghiên cứu “Đặc
điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga)”, tác giả Phạm Thị Hòa (2000) nghiên cứu “Hiện tượng nhiều nghĩa trong trường từ vựng chỉ người (các động từ nhiều nghĩa có nghĩa nói năng) ”, tác giả Lê Thị Lệ Thanh (2001) nghiên cứu “Trường từ vựng – ngữ nghĩa các từ ngữ biểu thị thời gian của tiếng Việt (trong sự so sánh với tiếng Đức)”…
Các tác giả Nguyễn Thúy Khanh, Lê Thị Lệ Thanh đã nghiên cứu trường
từ vựng – ngữ nghĩa trong sự so sánh tiếng Việt với tiếng Đức và tiếng Nga
Tuy nhiên đây là vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ nên vẫn chưa có những thống nhất về khái niệm cũng như những đặc trưng về trường từ vựng ngữ nghĩa Những thành tựu nghiên cứu về trường nghĩa ở Việt Nam vẫn còn
ở mức độ khá khiêm tốn , cần được tiếp tục quan tâm
Nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa trong một tác phẩm cụ thể là một hướng nghiên cứu mới Trong luận văn này, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa theo hướng mới khác với những hướng nghiên cứu
truyền thống Đề tài “Nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa thể hiện tình yêu
đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh” là minh chứng cho sự khác biệt đó
Việc nghiên cứu trường nghĩa góp một phần rất quan trọng vào việc phân chia các lớp từ vựng cũng như vạch ra mối quan hệ bản chất giữa các nhóm từ trong một lớp, giữa các từ trong một nhóm Lý thuyết trường nghĩa còn giúp chúng ta nhìn nhận một cách hệ thống về quá trình phát triển nghĩa của từ và cơ cấu nghĩa của nó trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ
Trang 201.3 Khái quát về thân thế và sự nghiệp văn thơ của Xuân Quỳnh
1.3.1 Vài nét về tiểu sử của Xuân Quỳnh
Nhà thơ Xuân Quỳnh có tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6/10/ 1942 tại xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây trong một gia đình công chức
Mẹ của Xuân Quỳnh là bà Nguyễn Thị Trích Bà sinh được 5 người con nhưng 3 người con trai đã bỏ cha mẹ mà đi từ khi chưa đầy 6 tháng tuổi Chỉ có chị gái Đông Mai và Xuân Quỳnh là gắn bó với bậc sinh thành Bao nhiêu tình mẫu tử đối với 3 người con trai trước bà dồn hết cho chị em Đông Mai, Xuân Quỳnh Ước mơ làm mẹ của bà tưởng rằng sẽ trọn vẹn nhưng đau đớn thay, sau khi sinh Xuân Quỳnh ít lâu bà lâm trọng bệnh rồi qua đời Khi
ấy bà mới 31 tuổi
Mất mẹ quá sớm, hình ảnh người mẹ với Xuân Quỳnh thật xa xôi nhưng nỗi đau mất mẹ đã ám ảnh suốt đời chị Sau này trên bước đường đời những lúc vui buồn, đau khổ, chị vẫn nhớ và khóc về một người mẹ mà chị tin rằng rất thiêng Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng và quý giá như thế nào đối với trẻ thơ nên khi làm mẹ chị đã dồn tất cả tâm hồn và sức lực cho con Trong thơ Xuân Quỳnh, tình mẹ con thật thiêng liêng sâu đậm và tha thiết Những bài thơ viết cho con và viết về tình mẫu tử chiếm một số lượng lớn trong thơ chị Đó là điều lí giải tại sao thơ văn Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi, viết về tuổi thơ lại nồng ấm, dí dỏm, trong sáng và gợi cảm, xúc động đến như vậy
Cha Xuân Quỳnh tên là Nguyễn Quang Thường, là ông giáo trường làng Ông cũng viết thơ văn, làm báo với bút danh là Nguyễn Qung Lục Sau khi mẹ Xuân Quỳnh mất ông đã lấy vợ hai Sau đó, ông đem người vợ kế và
4 người con vào Sài Gòn làm ăn sinh sống, để lại chị em Đông Mai, Xuân Quỳnh cho bà nội chăm lo
Bù lại sự thiếu vắng bàn tay chăm sóc của cha mẹ, bà nội và chị gái Đông Mai đã dành tất cả tình yêu thương, chăm sóc cho Xuân Quỳnh Song
Trang 21nỗi cô đơn ám ảnh, thường trực trong cuộc đời chị Chính vì vậy khi trở thành
mẹ, chị đã dành tình cảm đặc biệt cho các con với niềm trân trọng, yêu thương sâu sắc ngay cả trong cuộc đời và trong thơ cũng vậy
Có thể nói bi lịch gia đình là một phần khiến Xuân Quỳnh trở thành một người nhân ái, đa cảm và sớm lo toan Hành trình đi tới hôn nhân của chị
đã qua các bến đỗ của tình yêu, mà mỗi bến đợi là mỗi lần Xuân Quỳnh phải trả giá bằng cả cuộc đời với niềm vui nhưng cũng đầy nước mắt, như chị đã từng thú nhận trong thơ:
“Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở
Đến tận cùng đau đớn, đến tình yêu”
(Thơ tình cho bạn trẻ)
1.3.2 Sự nghiệp văn thơ của Xuân Quỳnh
Trước khi trở thành một nhà thơ, Xuân Quỳnh là một diễn viên Bà được tuyển vào Đoàn văn công Trung ương từ lúc 13 tuổi (1995), Xuân Quỳnh đã khẳng định tài năng rất sớm qua những tiết mục mà mình đảm nhiệm Xuân Quỳnh đã biểu diễn ở 13 nước trên thế giới và được tham dự đại hội thanh niên sinh viên thế giới 1959 tại Viên, thủ đô của nước Áo
Vài năm sau đó, Xuân Quỳnh bắt đầu làm thơ và có thơ in trên báo Văn nghệ
Năm 1962 – 1963, Xuân Quỳnh được đi học trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khóa I) của Hội nhà văn Tại đây, Xuân Quỳnh đã được tiếp xúc học hỏi các thầy là các bậc đàn anh nổi tiếng: Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu…những nhà văn, nhà thơ lớn này đã tác động rất lớn đến định hướng sự nghiệp của Xuân Quỳnh sau này
Tháng 8/1963, sau khi đi thực tế ở Cô Tô về, Xuân Quỳnh quyết tâm đi vào con đường văn học, trở thành biên tập thơ của báo Văn nghệ một năm sau Cũng trong năm 1963, Xuân Quỳnh lấy chồng nhưng giữa hai người
Trang 22không có tiếng nói chung vì Xuân Quỳnh là người của thơ ca với những tinh
tế, khát vọng lớn lao mà anh không thể chia sẻ Cuộc hôn nhân ấy đã sớm phải chia tay sau khi bé Tuấn Anh ra đời Khát khao một tình yêu chấp cánh cho thơ, bồi đắp cho tâm hồn thêm phong phú, Xuân Quỳnh đã nhận ra chỉ có Lưu Qung Vũ (người kém chị đến 6 tuổi, đã có vợ và 1 đứa con trai) mới bù đắp được cho chị Lưu Quang Vũ cũng đến với Xuân Quỳnh bằng tất cả sự rung động, biết ơn sâu sắc Hai người đã mang đến cho nhau những năm tháng của tình yêu và hạnh phúc Sự đồng điệu của tâm hồn và trái tim đã giúp tài năng của hai người đơm hoa kết trái Trong điều kiến sống nghèo khổ
và gian truân ấy chị xòe cánh như một con gà mái chở che và vun vén cho tổ
ấm của chị Đến khi sự nghiệp của Lưu Quang Vũ nở rộ, không phải lo cái ăn cái mặc thì Xuân Quỳnh lại có mối lo khác Nhà thơ Vân Long cho biết Dường như sự hâm mộ của các diễn viên trẻ trung xinh đẹp với nhà viết kịch tài danh Lưu Quang Vũ đã khơi sâu về khoảng cách về tuổi của đôi vợ chồng này Tuy nhiên, Xuân Quỳnh lo lắng che chắn không phải chỉ về phía các cô gái trẻ Chị hiểu Lưu Quang Vũ là người yếu đuối dễ mềm lòng…Mối đe dọa hạnh phúc của Xuân Quỳnh ở cả phía trước, phía sau
Nỗi buồn và sự cô đơn của Xuân Quỳnh ngày ấy đã được nhà thơ – nhà
phê bình Vương Trí Nhàn thấu hiểu: “Đọc thơ của chị nhất là thơ tình một
hồi, chúng ta thấy những khao khát của một người yêu rất nhiều mà nhận lại chẳng bao nhiêu Đơn độc đi trong cuộc đời và lúc nào cũng cảm thấy phía trước là bão tố, là bất hạnh Ngay trong thời gian sống hạnh phúc nhất, con người ấy vẫn cảm thấy là phải biết giữ gìn, phải biết tận hưởng, nếu không nó
sẽ qua rất nhanh Cuộc sống vì thế lúc nào cũng căng lên như dây đàn, người ngoài nhìn vào thì sợ hãi thay cho người trong cuộc, nhưng lại hiểu đó là cội nguồn của sự sáng tạo”.[21, tr 156]
Trang 23Là người không ưa sự giả dối và sống hết mình, sống thành thật trong tình yêu, Xuân Quỳnh chỉ thấy hạnh phúc một đòi hỏi tuyệt đối Nhà phê bình
Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: “Bi kịch một đời riêng của Xuân Quỳnh bắt
đầu chính từ đó Quỳnh đã không thể tương đối được khi định vị cái gọi là hạnh phúc.”[21, tr 125]
Những bất hạnh về gia đình, tình yêu đã đẩy thơ chị lên đến cái cuối cùng của khát khao, của thao thức, của âu lo với những rung động tinh tế, nồng hậu, say đắm mà không dễ gì nhà thơ nữ nào cũng có được
Chị không dễ gì từ bỏ hạnh phúc cho ai, kể cả khi cái chết đến, vẫn không chia lìa được họ Trong tai nạn ô tô thảm khốc tại đường 5 cầu Phú Lương (Hải Dương) ngày 29/8/1989, Xuân Quỳnh đã ra đi, bên cạnh Lưu Quang Vũ và Quỳnh Thơ – những người thân yêu nhất của chị, những người tạo ra sự sống và nguồn thơ của chị
Sau 20 năm hoạt động nghệ thuật nhiêm túc và say mê sáng tạo, Xuân Quỳnh đã có một sự nghiệp sáng tác đáng kể:
Xuân Quỳnh đã có 7 tập thơ (riêng tập “Hoa cỏ may” gồm 18 bài, sau khi Xuân Quỳnh mất, NXB Hội nhà văn mới kịp cho in, năm 2000) Đó là các tập thơ:
1 Chồi biếc (in chung với Cẩm Lai), 1963
2 Hoa dọc chiến hào, 1968
Trang 24Ngoài ra, sáng tác cho thiếu nhi gồm các tập:
1 Cây trong phố - chờ trăng (in chung, tập thơ), 1981
2 Bầu trời trong quả trứng (tập thơ), 1982
3 Chuyện Lưu Nguyễn (truyện thơ), 1985
4 Mùa xuân trên cánh đồng (tập truyện), 1981
5 Bến tàu trong thành phố (tập truyện), 1984
6 Vẫn có ông trăng khác (tập truyện), 1986
1.4 Tiểu kết
Nhìn chung, trường từ vựng là một tổ chức của từ vựng bao gồm những
từ ngữ có quan hệ với nhau một cách có hệ thống Một trường có thể có nhiều cấp độ, gồm những trường nhỏ hơn, đồng thời những trường nhỏ hơn này lại
có thể được phân chia ra những trường nhỏ hơn nữa
Việc xác định và phân lập trường được tiến hành chủ yếu dựa trên mối quan hệ ý nghĩa giữa các đơn vị trong trường: quan hệ dọc, quan hệ ngang, quan hệ liên tưởng, hiện tượng chuyển trường Dựa vào những vấn đề lý thuyết đã nêu, luận văn sẽ tìm hiểu về khả năng chuyển nghĩa của từ nhằm xác định nghĩa biểu tượng của trường từ vựng thể hiện tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh Đặc biệt, chúng tôi lưu ý đến vai trò của từ trung tâm – điển hình, vì nó chính là nhân tố quy tụ các đơn vị làm thành một hệ thống và cũng chính nó biểu đạt rõ nhất các đặc tính của một trường từ vựng Những lý thuyết nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa của các tác giả đi trước là những cơ sở cần thiết để chúng tôi tiến hành tìm hiểu, miêu tả và phân tích trường từ vựng thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh ở những chương tiếp theo
Trang 25Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ XUÂN QUỲNH
2.1 Đặt vấn đề
Dựa vào những cơ sở lý thuyết của chương 1, trong chương 2 luận văn
sẽ tiến hành phân tích, miêu tả trường từ vựng – ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trên tư liệu cụ thể thơ Xuân Quỳnh
2.2 Đặc điểm của trường nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh
Theo tư liệu khảo sát, trong số 145 bài thơ trong tuyển tập “Xuân Quỳnh
không bao giờ là cuối”, (2011), có 152 đơn vị từ vựng để gọi tên, miêu tả đối
tượng tình yêu đôi lứa Số lần xuất hiện 1305 lần
Dựa trên quan điểm phân loại trường của tác giả Đỗ Hữu Châu, luận văn phân loại trường nghĩa trong thơ Xuân Quỳnh gồm:
2.2.1 Trường nghĩa theo quan hệ dọc
Các kiểu trường nghĩa thể hiện trên trục dọc thường được nói đến gồm trường nghĩa biểu vật và trường biểu niệm
Nói đến “trường biểu vật” hay “trường biểu niệm” là nói đến những từ
có quan hệ với từ trung tâm về nghĩa biểu vật hay nghĩa biểu niệm Tất nhiên, những từ này phải có mối quan hê ̣ cùng pha ̣m trù với từ trung tâm
Dựa vào phân loại đối với nhóm trường nghĩa theo quan hệ dọc có thể phân loại trường nghĩa theo quan hệ dọc gồm 4 tiểu trường nhỏ sau:
Nhóm từ xưng hô thể hiện tình yêu
Nhóm sự vật thể hiện tình yêu
Nhóm hành động thể hiện tình yêu
Nhóm tính chất thể hiện tình yêu
Trang 26Các tiểu trường trong quan hệ dọc được cụ thể trong sơ đồ sau:
Những từ ngữ thuộc các tiểu trường trong quan hệ dọc gồm:
- Nhóm từ xưng hô thể hiện tình yêu gồm các từ sau: anh, em, anh chàng, cô, thiếp, chàng, tôi
- Nhóm sự vật thể hiện tình yêu gồm các từ sau: niềm yêu, tình yêu, lời yêu, tình ái, nỗi buồn, nỗi nhớ, lòng yêu, tình thương
- Nhóm hành động thể hiện tình yêu: mỉm cười, thương nhớ, hiểu, tìm, thức, đem theo, gửi, để lại, yêu thương, siết chặt, chờ, trao anh, khóc, âu yếm, reo cười, đợi chờ, reo mừng, gặp gỡ, chia tay, vỗ về, làm quen, ôm, quen, mở lòng, hiến, vĩnh biệt, trách, ghét, giận, nhớ, bực dọc, chia xa, cồn cào, giận hờn, khao khát, thương mến, yêu, lo, lo âu, lo lắng, lo sợ, luyến tiếc, nhớ thương, sợ, xao xuyến, xúc động, thích
- Nhóm tính chất thể hiện tình yêu: âm thầm, buồn vui, bàng hoàng, tủi cực, thoáng buồn, đau đớn, vui sướng, khổ đau, hạnh phúc, rạo rực, nhức nhối, da diết, đáng yêu, cay đắng, tan nát, lặng lẽ, tha thiết, choáng váng, dịu
êm, dữ dội, lặng lẽ, ồn ào, bồi hồi, mạnh mẽ, bỡ ngỡ
Để tiện cho việc tra cứu, chúng tôi sẽ sắp xếp danh sách tần số và tỉ lệ phân bố của các từ ngữ thuộc trường nghĩa tình yêu theo tỉ lệ cao xuống thấp
Nhóm hành động thể hiện tình yêu
Nhóm tính chất thể hiện tình yêu
Trang 272.2.1.1 Nhóm từ xưng hô thể hiện tình yêu
Nhóm từ xưng hô thể hiện tình yêu gồm 6 từ, số lần xuất hiện 616 lần, chiếm 60,03% Trong nhóm từ xưng hô được chia làm hai nhóm: Nhóm đại từ nhân xưng và từ xưng hô Nhóm đại từ nhân xưng có 1 từ, số lần xuất hiện 39 lần chiếm 6,3%, nhóm từ xưng hô gồm 5 từ, số lần xuất hiện 577 lần, chiếm 93,7%
Bảng 2.1: Nhóm từ xƣng hô thể hiện tình yêu
Từ tôi là từ duy nhất trong nhóm đại từ nhân xưng Số lần xuất hiện 39
lần chiếm 6,8% trong nhóm từ xưng hô
Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt gồm:
Ngôi thứ nhất chỉ người nói bao gồm các từ: tôi, tao, tớ, mình, ta, chúng tôi, chúng ta, chúng mình, chúng tớ, chúng tao
Ngôi thứ hai chỉ người nghe: mày, bay, chúng máy, chúng bay
Ngôi thứ ba chỉ người, vật được nói đến: nó, hắn, y, thị, chúng nó,
họ, chúng
Đại từ nhân xưng tôi thuộc ngôi thứ nhất số ít chỉ người nói Đây là đại
từ trung tính dùng cho cả hai giới Với số lần xuất hiện cao, đại từ nhân xưng
tôi chứng tỏ vị trí của mình trong nhóm đại từ thể hiện tình yêu đôi lứa
Trong nhóm từ xưng hô, cặp từ xưng hô anh và em được phổ biến nhất, thông dụng nhất và cũng gần gũi nhất với ngôn ngữ hàng ngày Anh là từ
người phụ nữ dùng để gọi chồng, người yêu hoặc người đàn ông dùng để tự
xưng khi nói với vợ, người yêu Từ em là từ người đàn ông dùng để gọi vợ,
Trang 28người yêu hoặc người phụ nữ dùng để tự xưng khi nói với chồng, người yêu
Trong đó từ anh xuất hiện 295 lần chiếm 28,75%, từ em xuất hiện 270 lần
chiếm 26,31,% Đây là hai từ chiếm tỷ lệ cao nhất trong các đơn vị thể hiện tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh
Bên cạnh việc sử dụng một số từ xưng hô thông thường anh, em, còn một
số cách xưng hô khác như chàng, nàng, cô, …giúp cho cảm xúc được thể hiện
trực tiếp, sinh động hơn, cụ thể hơn có tác động nhiều hơn đến người tiếp nhận
Trong nhóm sự vật chỉ tình yêu thì từ tình yêu xuất hiện 47 lần chiếm tỉ
lệ phân bố 4,58%, xếp thứ hai là từ nỗi nhớ xuất hiện 14 lần chiếm tỉ lệ phân
bố 1,36%, từ thương mến chiếm tỉ lệ thấp nhất 0,09%
2.2.1.3 Nhóm hành động thể hiện tình yêu
Theo thống kê, có 47 động từ thể hiện tình yêu với số lần xuất hiện 290 lần, chiếm 28,26%
Trang 30Chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm động từ thể hiện tâm trạng là từ
yêu chiếm 34,41%, xếp thứ hai là từ nhớ chiếm 23,44% Hai động từ này
chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm động từ thể hiện tâm trạng Với Xuân Quỳnh yêu và nhớ là hai hành động song song trong tình yêu, chính vì vậy trong nhóm động từ thể hiện tình yêu hai từ này chiếm tỉ lệ cao nhất
Xếp thứ ba là động từ lo, số lần xuất hiện 19 lần chiếm 6,55% Trong tình yêu, tác giả luôn mang nặng suy nghĩ “hôm nay yêu mai có thể xa rời”
Trang 31Như vậy, với Xuân Quỳnh trong tình yêu không chỉ có yêu có nhớ mà có
Trang 32Ở nhóm động từ thể hiện hành động yêu chiếm tỉ lệ cao nhất là từ quen,
số lần xuất hiện 8 lần chiếm 2,75% Xếp thứ hai là động từ hiểu, số lần xuất hiện 4 lần chiếm 1,37%, những động từ như âu yếm, đợi chờ, vĩnh biệt…
chiếm tỉ lệ thấp, số lần xuất hiện 1 lần, chiếm 0,34%
Những hành động yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh lúc nào cũng nhẹ nhàng, dịu dàng phù hợp với hình ảnh của người con gái Hành động yêu của nhà thơ không giống với nhà thơ Xuân Diệu Ở bà không có những
hành động yêu như hôn, cắn, ghì, mơn trớn, vuốt ve…mà ở bà chỉ có những hành động yêu rất nhẹ nhàng như âu yếm, siết chặt, thương
2.2.1.4 Nhóm tính chất thể hiện tình yêu
Theo thống kê, nhóm tính chất thể hiện tình yêu có 24 từ với số lần xuất hiện 43 lần, chiếm 4,19%
Trang 34Trong nhóm tính chất thể hiện tình yêu được chia thành:
Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh mang đầy đủ các cung bậc: dữ dội, dịu
êm, ồn ào và mạnh mẽ Những cung bậc của tình yêu đã minh chứng cho một
sự thật tình yêu không bao giờ yên ắng, luôn có đổi thay do có nhiều yếu tố chi phối và điều quan trọng hai người phải cùng nhau vượt qua những khó
khăn thử thách đó để tìm hạnh phúc cho mình
- Nhóm tính từ chỉ tính chất, trạng thái cảm xúc yêu đương
Theo thống kê có 17 từ chỉ trạng thái cảm xúc yêu đương với tần số xuất hiện là 34 lần, chiếm 79,06% trong nhóm tính từ thể hiện tình yêu
Trang 35Bảng 2.4.2 Nhóm tính từ chỉ tính chất, trạng thái cảm xúc yêu đương
Bức tranh về những trạng thái cảm xúc yêu đương rất đa dạng Hạnh
phúc là từ chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm tính từ chỉ tính chất trạng thái yêu
đương chiếm 20,93% Những trạng thái khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ như vui
sướng, rạo rực…chỉ chiếm 2,32%
Tỷ lệ của các nhóm từ ngữ trong quan hệ dọc được thể hiện rõ trong biểu đồ dưới đây:
Trang 36Xưng hô Hành động
Sự vật Tính chất
Biểu đồ 2.5 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các từ ngữ trong quan hệ dọc
Qua kết quả phân loại có thể thấy trong nhóm trường nghĩa theo quan
hệ dọc các tiểu trường có sự phân bố không đều nhau Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm từ xưng hô chiếm 60,03%, xếp thứ hai là nhóm hành động thể hiện tình yêu chiếm 28,26%, xếp thứ ba là nhóm sự vật thể hiện tình yêu chiếm 7,5%
và cuối cùng là nhóm tính chất thể hiện tình yêu chiếm 4,19%
2.2.2 Trường nghĩa theo quan hệ ngang (quan hệ tuyến tính)
Trường tuyến tính là nhóm trường diễn ra theo mối quan hệ ngang giữa các đơn vị từ vựng Khác với trường nghĩa theo quan hệ dọc (trường biểu vật
và biểu niệm) các đơn vị từ vựng theo quan hệ ngang có thể kết hợp với nhau
để tạo thành một kết cấu ngữ pháp được cấu tạo theo quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ - vị Trường nghĩa theo quan hệ ngang gồm 40 từ, số lần xuất hiện 50 lần, chiếm 3,1% trong nhóm trường từ vựng – ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa
Ví dụ: sóng vỗ, biển ào ạt xô thuyền, biển bạc đầu thương nhớ, con sóng
nhớ bờ, nhớ về mái phố, anh dừng chân, em nhớ về hương núi, thương yêu và hiểu về tổ quốc, thương màu cúc, anh đọc em nghe, con tàu và dòng sông…
Trang 37- Quan hệ đẳng lập:
“Con tàu và dòng sông
Ra đi rồi trở lại”
(Sân ga chiều em đi)
“Lời thương nhớ ngàn lần em muốn nói
Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em…”
(Chỉ có sóng và em)
“Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…”
(Thơ tình cuối mùa thu)
“Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện
Chăn màn trắng nỗi lo và cái chết”
(Thời gian trắng)
“Bình minh lại hoàng hôn
Chia ly và gặp gỡ”
(Gửi lại thành phố nắng)
Ở quan hệ đẳng lập hai vế quan hệ bình đẳng với nhau Ví dụ con tàu –
dòng sông, nỗi lo – cái chết, chia ly – gặp gỡ, anh – em, sóng – em
Những từ ngữ thuộc hai vế của quan hệ đẳng lập đều là những từ ngữ thuộc trường tình yêu đôi lứa Những từ ngữ này kết hợp với nhau tạo nên quan hệ đẳng lập - đây là một trong hai mối quan hệ thuộc quan hệ ngang
- Cấu trúc chủ - vị
Gồm những câu thơ như:
“Thầm thì gửi tâm tư
Trang 38“Thương chiếc xe anh nhọc nhằn trong gió
Mái nhà nao đêm nay anh dừng chân”
(Không đề (I)
“Nghĩ đến anh em nhớ về hướng núi
Ngọn núi Cánh diều ngọn núi Mây bay”
(Không đề (I)
“Sách trong giá và thơ trong trí nhớ
Viết ra rồi, anh đọc em nghe”
(Nghe rét đến, nhớ về Hà Nội)
“Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói”
(Tự hát)
“Ngủ đi em khép cửa phòng
Để em lên gác em trông xem nào”
(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)
“Anh nhận thấy trước tiên là cỏ
Sự sống đầu anh gặp ở quê hương”
(Cỏ dại) Đây là quan hệ cú pháp giữa hai thành tố phụ thuộc vào nhau, trong đó
thành phần chủ ngữ gồm các từ: sóng, con sóng, anh, em Thành tố vị ngữ gồm các từ: vỗ, nhớ bờ, dừng chân, nhớ về hướng núi, đọc, lo âu trước xa tắp
đường mình, khép cửa phòng, gặp ở quê hương
Mối quan hệ ngang được thể hiện rõ trong quan hệ chủ - vị Thành phần chủ ngữ là những từ ngữ thuộc trường tình yêu đôi lứa Thành phần chủ ngữ và vị ngữ kết hợp với nhau tạo cho câu thơ thêm logic và tạo mối quan hệ tuyến tính thêm chặt chẽ
Trang 392.2.3 Trường nghĩa theo quan hệ liên tưởng
Nói đến “trường liên tưởng” là nói đến những từ có mối liên hệ về nghĩa với từ trung tâm theo quan hệ so sánh trong các hoa ̣t đô ̣ng gi ao tiế p Theo mối quan hệ này, ý nghĩa của các từ biên không chỉ biểu hiê ̣n ở những thông tin bề nổi xuất hiện do mối quan hệ chiều dọc hay chiều ngang với từ trung tâm , mà nó còn nằm ở tầng sâu mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa và phụ
thuộc vào đặc tính tâm lí của mỗi cá nhân
Khác với nhóm trường nghĩa theo quan hệ dọc và ngang, các nhóm trường nghĩa theo quan hệ liên tưởng trong thơ Xuân Quỳnh được hình thành chủ yếu trên cơ sở so sánh giữa các đơn vị trong trường này với các đơn vị thuộc một trường khác dựa vào mối quan hệ tương đồng nào đó về nghĩa
Trong tuyển tập “Xuân Quỳnh không bao giờ là cuối” (2011), tác giả
đã sử dụng trường liên tưởng rất phong phú gồm 17 từ, số lần xuất hiện 219 lần, chiếm 17% trong trường từ vựng – ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa
Khi nói về sự liên tưởng trong tình yêu, tác giả không chỉ so sánh giữa các đơn vị trong trường này với các đơn vị thuộc một trường khác dựa vào mối quan hệ tương đồng nào đó về nghĩa mà còn dùng hình ảnh của các đơn
vị trong trường chỉ thiên nhiên và bộ phận con người làm biểu tượng cho tình yêu đôi lứa
Những hình ảnh thiên nhiên đã được tác giả dùng làm biểu tượng cho
tình yêu như: thuyền, biển, sóng Số lần xuất hiện của các biểu tượng này
được thể hiện qua bảng sau:
Từ ngữ Tần số Tỉ lệ (%)
Bảng 2.6 Những hình ảnh thiên nhiên mang nghĩa
biểu tƣợng cho tình yêu
Trang 40Đây là những hình ảnh tự nhiên quen thuộc và gần gũi, làm nên không gian sống và tồn tại, điều kiện sống và hoạt động của con người Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, có 3 từ chỉ hình ảnh thiên nhiên, số lần xuất hiện của chúng là 126 lần chiếm 57,53% trong nhóm trường nghĩa theo quan hệ liên tưởng
Ở nhóm đối tượng thiên nhiên biểu tượng biển, sóng chiếm số lượng lớn Biểu tượng biển xuất hiện 36 lần chiếm 25,57%, sóng xuất hiện 21 lần
chiếm 18,26%
Biển luôn là biểu tượng quen thuộc của tình yêu và người con gái Tình
yêu được thể hiện qua biển là một tình yêu dào dạt mà không kém phần mạnh
mẽ, có sự gắn bó khăng khít giữa hai người yêu nhau Những biểu tượng thiên nhiên được thể hiện qua những câu thơ sau:
“Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển”
(Sóng) Nhóm từ chỉ bộ phận con người gồm khá nhiều từ, nhưng không phải tất
cả các từ trong nhóm đều được sử dụng trong ngôn ngữ nghệ thuật, nhất là trong việc biểu đạt tình yêu – một thứ tình cảm đặc biệt của con người Những từ mang nghĩa biểu tượng cho tình yêu trong nhóm từ chỉ bộ phận con người tập
trung trong các từ sau: lòng, trái tim, bàn tay, mắt, mái tóc
Nhóm từ chỉ bộ phận con người mang nghĩa biểu tượng cho tình yêu đôi lứa gồm 5 đơn vị với số lần xuất hiện 87 lần, chiếm 39,7% trong nhóm trường nghĩa liên tưởng Cụ thể như sau: