3. Ký hiệu bằng hình đồ họa trên màn hình máy tính, tượng trưng cho
3.4. Các trƣờng nghĩa thể hiện phẩm chất của ngƣời phụ nữ trong tình yêu đôi lứa
Quỳnh, biển là biểu tượng chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm biểu tượng về tình yêu, chiếm 33,7%, xếp thứ hai là biểu tượng sóng chiếm 24,1%, thuyền
chiếm 18,1%, trái tim chiếm 21%, bàn tay chiếm tỉ lệ thấp nhất 19%. Qua kết quả trên cho chúng ta thấy trong những biểu tượng về tình yêu biển là biểu tượng chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm biểu tượng về tình yêu.
3.4. Các trƣờng nghĩa thể hiện phẩm chất của ngƣời phụ nữ trong tình yêu đôi lứa tình yêu đôi lứa
Xuân Quỳnh viết và thành công ở nhiều đề tài nhưng đề tài thành công nhất của bà là đề tài về tình yêu. Trong đề tài về tình yêu, hình ảnh người phụ nữ đã được Xuân Quỳnh khắc họa khá thành công. Một trong những phương tiện ngôn ngữ làm nên thành công của một tác phẩm văn chương không thể thiếu trường từ vựng – ngữ nghĩa. Trong thơ Xuân Quỳnh, đề tài về tình yêu đôi lứa đã được trường từ vựng – ngữ nghĩa thể hiện khá thành công. Không chỉ thể hiện thành công đề tài tình yêu đôi lứa mà qua trường từ vựng – ngữ nghĩa, phẩm chất người phụ nữ trong tình yêu đã được khắc họa thành công từ nhiều phương diện. Những phẩm chất đó được thể hiện qua những phương diện sau đây:
3.4.1.Trường thể hiện phẩm chất khao khát yêu thương
Người phụ nữ luôn khát khao yêu thương, hạnh phúc chủ yếu được thể hiện rõ trong nhóm hành động thể hiện tình yêu. Những từ ngữ thể hiện cho sự khao khát yêu thương gồm những từ sau : yêu, yêu anh cả khi chết đi rồi, yêu anh như điên... Những từ này được cụ thể hóa trong thơ để làm rõ những phẩm chất của người phụ nữ. Đây chính là vai trò của trường từ vựng – ngữ nghĩa được thể hiện trong thơ.
Thơ ca hiện đại Việt Nam đã từng biết, đã từng yêu, đã từng quen với nhiều sắc thái tình yêu của nhiều nhà thơ nữ trước và đồng thời với Xuân
Quỳnh. Nhưng với Xuân Quỳnh thơ tình của chị luôn có một giọng điệu riêng đó là sự bao dung và chở che, mãnh liệt và nhân hậu, đó là một giọng điệu riêng độc đáo, đằm thắm và táo bạo.
Chị luôn có một niềm tin với những điều không thể mất trong sự trôi chảy của thời gian:
“ Thời gian như là gió …Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại…”
(Thơ tình cuối mùa thu)
Cho dù mọi thứ trên đời đi mãi nhưng chị luôn có một niềm tin về tình yêu. Tình yêu vẫn ở lại, vẫn tồn tại cho dù mọi thứ có biến mất. Thậm chí đi xa hơn, chị khẳng định trái tim mình:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt, đời người ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
(Tự hát)
Hành động “yêu anh cả khi chết đi rồi” đã chứng minh một điều trong tình yêu, niềm tin của chị thật quyết liệt, chị đặt tình yêu dài lâu và cao hơn cả sự sống của con người, bất chấp luật sinh tử của tạo hóa. Khao khát yêu đến vậy, điều này có lẽ chỉ có thể thấy được ở một người phụ nữ dám sống hết mình, đến quên mình cho tình yêu. Với chị tình yêu không bao giờ bị thời gian tàn phá, không bị không gian chia sẻ và ngăn cách. Tình yêu trở nên vĩnh cửu vượt ra ngoài cái giới hạn thường tình của lẽ sinh tử.
Bao giờ những vần thơ của Xuân Quỳnh cũng là sự khẳng định một tình yêu nồng nhiệt, mê say. Lời thơ của chị giản dị nhưng thể hiện sự sôi nổi nhiệt tình của một trái tim yêu nồng nàn, say đắm:
“Và cả anh, anh yêu của riêng em
Khi anh nói yêu em, trái tim em đập chừng mạnh quá Mạnh đến nỗi em tưởng là nghe rõ
Tiếng tim anh đang đập vì em Em yêu anh, yêu anh như điên”
(Thơ viết cho mình và những người con gái khác) Động từ yêu thuộc nhóm động từ thể hiện tâm trạng. Nó xuất hiện trong thơ để thể hiện cho hình ảnh người phụ nữ luôn khao khát yêu thương. Không chỉ mình động từ yêu mà cả câu thơ “em yêu anh yêu anh như điên”
đều thể hiện cho hình ảnh người phụ nữ khao khát yêu thương. Người con gái trong thơ Xuân Quỳnh thật mạnh mẽ. Để có thể thốt lên “em yêu anh yêu anh như điên” chắc chắn phải là người cực kỳ có can đảm mới dám bộc lộ lòng mình như vậy. Tình yêu của người phụ nữ thật mãnh liệt, đó là những lời yêu thương tha thiết từ trái tim nên họ mới có thể thốt lên như vậy.
Xuân Quỳnh muốn tình yêu được trường tồn, bất diệt nhưng cuộc đời không giống như chị nghĩ. Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua đi, cuộc đời, năm tháng và mây kia thì cứ bay mãi vào cõi xa xăm, vô định. Tình yêu cũng thế, vì tình yêu bao giờ cũng gắn liền với một con người cụ thể, gắn liền với cái hữu hạn của đời người. Muốn vượt qua cái giới hạn đó, chỉ có một cách là hòa tan tình yêu vào thiên nhiên vĩnh cửu để ngàn vạn năm sau những con sóng đại dương vẫn cất cao lời ca ngợi tình yêu bất diệt. Chị đã ước mình được tan ra, thành trăm con sóng nhỏ để hòa cùng với biển lớn cùng sống mãi và yêu mãi:
“Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.”
Cho dù có trắc trở, cho dù có gian nan thì chị luôn tin con sóng nào cũng tới bờ. Điều đó cũng cho thấy chị luôn tin vào tình yêu, tin những người yêu nhau sẽ đến được với nhau. Em luôn hướng về anh dù anh ở đâu, cũng như trăm ngàn con sóng luôn hướng về bờ cát dù muôn trùng xa vời, cách trở. Nó cũng như hành trình đến bến bờ hạnh phúc, dù khó khăn gian khổ đến đâu thì với tình yêu thủy chung nhất định con thuyền tình yêu sẽ vượt qua mọi thác ghềnh, cập bến bờ hạnh phúc:
“Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở”
(Sóng)
Dường như người đọc có thể cảm nhận rõ mỗi vần thơ của chị đều chứa những mơ ước về một tình yêu bất tận. Ở đó, chị luôn hiện lên là người sống hết mình, yêu hết mình với tình yêu mà mình đã lựa chọn.
Phẩm chất khao khát yêu thương của người phụ nữ được thể hiện rõ qua nhóm hành động thể hiện tình yêu như yêu, yêu anh cả khi chết đi rồi, yêu anh như điên,…Những hành động này đã làm rõ được phẩm chất của người phụ nữ khao khát yêu thương.
3.4.2.Trường thể hiện phẩm chất sẵn sàng hy sinh, dâng hiến
Người phụ nữ luôn sẵn sàng hy sinh cho người mình yêu là phẩm chất được thể hiện chủ yếu trong nhóm động từ thể hiện tình yêu. Những từ ngữ thể hiện cho đức tính hy sinh dâng hiến của người phụ nữ bao gồm: khao khát, xúc động, thương, em mở quạt, em che bớt mành, em khép cửa, phơi mền…
Những từ ngữ này xuất hiện trong những câu thơ dưới đây đã làm rõ phẩm chất sẵn sàng hy sinh dâng hiến của người phụ nữ.
Tình yêu thương của chị không chỉ nói bằng lời bằng sự xót xa thương cảm trong tâm hồn. Chị còn muốn chìa bàn tay bé nhỏ của mình ra che chở, vun đắp, nâng đỡ. Tình yêu của người phụ nữ không chỉ có đắm say mà họ muốn bao bọc người yêu trong cái tình thương lớn mà một người đàn bà mạnh mẽ nhất, nhân hậu nhất mới có thể làm được.
Trong tình yêu, chị thấy mình vững vàng hơn, có bản lĩnh hơn. Chị sẵn sàng yêu tất cả những gì thuộc về quá khứ, hiện tại, tương lai của người yêu :
“Em vẫn cứ thương về ngày trước Người yêu em thuở ấy có em đâu…”
(Thương về ngày trước)
Phẩm chất của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh, dâng hiến được thể hiện rõ trong nhóm động từ thể hiện tâm trạng. Nó được thể hiện qua động từ thương.
Cho dù cuộc đời có thay đổi nhưng Xuân Quỳnh vẫn không thay đổi. Vẫn luôn là người sống cho người khác, cho người yêu, cho bạn bè. Chị luôn là người nhẫn nhịn, hy sinh cho người mình yêu. Chính vì vậy, khi bị bệnh chị luôn lo lắng mình không còn có ích để lo lắng, chăm sóc cho anh yêu, cho bạn bè:
“Trái tim nay mỗi phút mỗi giờ Chỉ có đập cho mình em đau đớn Trái tim này chẳng còn có ích
Cho anh yêu, cho công việc, bạn bè”
(Thời gian trắng)
Chị là người phụ nữ lúc nào cũng chăm chút cho chồng, lo lắng vun vén cho chồng từ miếng ăn, giấc ngủ và luôn dành mọi hy sinh về mình để cho chồng những điều tốt đẹp nhất. Chị mãi mãi là hình ảnh đẹp
về người phụ nữ Việt Nam. Họ luôn hy sinh vì chồng, vì con nhưng họ không bao giờ đòi hỏi sự hưởng thụ cho mình:
“Anh không ngủ được ư anh
Để em mở quạt quấn mành lên cho …Khuya rồi anh hãy ngủ đi
Để em trở dậy em che bớt đèn”
(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)
Những hành động quấn mành, mở quạt, che bớt đèn đã cho chúng ta thấy rõ hơn sự hy sinh của người phụ nữ. Nhóm động từ quấn, mở, che cho ta thấy đây là những hành động của người con trai nhưng người phụ nữ chỉ vì muốn được chăm sóc người yêu của mình mà không ngần ngại làm những việc nặng nhọc đó.
Người phụ nữ khi yêu luôn đặt tình yêu và trách nhiệm chăm lo cho người yêu lên cao nhất. Dù hết cuộc đời này thì họ vẫn một lòng thủy chung:
“Trời mưa lạnh tay em khép cửa Em phơi mền vá áo cho anh Tay cắm hoa tay để treo tranh
Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc Gia tài em chỉ có bàn tay
Em trao tặng cho anh từ ngày ấy…”
(Bàn tay em)
Khi yêu Xuân Quỳnh đã không ngần ngại trao hết cả cuộc đời mình cho người yêu. Chị đã tin tưởng vào tình yêu mình chọn lựa. Gia tài của chị là bàn tay
nhưng chị không ngần ngại trao tặng cho người yêu. Không có gì hạnh phúc hơn khi có thể hiến dâng cuộc đời mình cho người khác một cách tự nguyện và đầy tin tưởng rằng mình sẽ được yêu thương, che chở, chăm sóc.
Yêu và được yêu đó là khát vọng khôn cùng, là ước mơ cháy bỏng của mỗi con người mà Xuân Quỳnh là một điển hình độc đáo. Chị luôn hiến dâng hết mình với một tấm chân tình nhân hậu, thiết tha:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu”
(Tự hát)
Yêu, khao khát và xúc động là những từ thuộc nhóm động từ thể hiện tình yêu được dùng để thể hiện phẩm chất của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh, dâng hiến.
Có đôi khi Xuân Quỳnh đánh đổi những đắng cay, vất vả của cuộc đời để đánh đổi lấy tình yêu hạnh phúc:
“Ôi con trai thật là kỳ lạ
Tôi yêu tất cả mọi người mà chẳng yêu được riêng ai Không sĩ diện đâu nếu tôi yêu được một người
Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm Tôi yêu anh dẫu ngàn lần cay đắng”
(Thơ viết cho mình và những người con gái khác) Chấp nhận thiệt về mình yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi, cho dù ngàn lần cay đắng nhưng chị vẫn đánh đổi, vẫn chấp nhận để giành lấy tình yêu. Chỉ có Xuân Quỳnh mới có thể làm được những điều đó.
Người phụ nữ thời xưa luôn mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp nhất của người vợ, người mẹ - luôn tần tảo, hy sinh dâng hiến cho chồng con mà không hề phàn nàn, hay đòi quyền lợi về mình. Vì chồng con, họ sẵn sàng hy sinh mọi thứ. Với Lâm Thị Mỹ Dạ cũng vậy, chị nhận về mình tất cả lo toan đau buồn, cái tôi phụ nữ trong thơ bà cứng cỏi vững vàng làm chỗ dựa cho những người thân yêu, cho cả người đàn ông vốn là trụ cột của gia đình :
“Nước mắt lặn vào trong cho anh thấy nụ cười Bệnh tật lo toan giấu vào đêm trắng
Em đứng thẳng người Cho anh tựa vào em”
(Cho anh tựa vào em)
Tư thế “đứng thẳng người, cho anh tựa vào em” khiến người đọc phải nhìn nhận lại tầm vóc của cái tôi phụ nữ này trong tình yêu. Tình yêu và lòng bao dung nhân hậu đã khiến cái tôi trở nên lớn lao, cao cả khác thường.
Phẩm chất của người phụ nữ luôn sẵn sàng hy sinh, dâng hiến được thể hiện chủ yếu qua nhóm động từ thể hiện tình yêu như yêu, khao khát, xúc động, thương…. Những từ này đã làm rõ phẩm chất của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh, dâng hiến. Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện rõ qua Xuân Quỳnh. Đó là sự đằm thắm, cao thượng luôn nhận những hy sinh về mình để nhường hạnh phúc cho chồng con. Cho dù mang trong mình những phẩm chất của người phụ nữ truyền thống nhưng chị lại bộc lộ những nét tính cách mới đó là sự táo bạo, chủ động của người phụ nữ hiện đại.