3. Ký hiệu bằng hình đồ họa trên màn hình máy tính, tượng trưng cho
3.3.2. Các biểu tượng về tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh.
Sóng, thuyền, biển, bàn tay, trái tim là những từ thuộc trường liên tưởng. Đây là những hình ảnh xuất hiện nhiều trong thơ Xuân Quỳnh. Khi nói về tình yêu đôi lứa, đối tượng trong tình yêu không chỉ có anh, em mà còn có những hình ảnh thiên nhiên và những hình ảnh chỉ bộ phận cơ thể con người mang tính biểu tượng cho đối tượng tình yêu. Chính vì thế sóng, thuyền, biển, bàn tay, trái tim là những hình ảnh mang nghĩa biểu tượng cho tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh.
Các biểu tượng về tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh khá phong phú và đa dạng. Sóng, thuyền, biển,, bàn tay, trái tim là những biểu tượng được chúng tôi chọn làm biểu tượng về tình yêu đôi lứa vì đây là những biểu tượng có số lượng xuất hiện nhiều và thể hiện rõ nhất về tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh.
3.3.2.1. Biểu tượng sóng, thuyền và biển
Đây là những biểu tượng thuộc trường liên tưởng mang nghĩa biểu tượng cho tình yêu đôi lứa. Tác giả đã sử dụng những đối tượng thiên nhiên
sóng, thuyền và biển để làm biểu tượng cho tình yêu đôi lứa.
Sóng, thuyền và biển đã đi vào thơ Xuân Quỳnh như một biểu tượng cho những đối tượng trong tình yêu. Những biểu tượng này trở đi trở lại rất nhiều trong rất nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh. Theo thống kê trong tập “Xuân Quỳnh – không bao giờ là cuối” (2011) có đến 40 lần nhà thơ nhắc đến sóng, 30 lần nhà thơ nhắc đến thuyền, 56 lần nhà thơ nhắc đến biển.
- Biểu tượng sóng
Sóng chính là biểu tượng thuộc trường liên tưởng. Nó là biểu tượng mà Xuân Quỳnh lựa chọn để diễn tả tình yêu của người con gái. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để thể hiện nhịp lòng của chính mình trong một tâm trạng bùng cháy ngọn lửa mãnh liệt của tình yêu. Qua sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động những trạng thái, tâm trạng những cung bậc tình cảm
khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực yêu đương. Tình yêu đó được thể hiện qua nỗi nhớ:
“Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”
(Sóng)
Tình yêu thường gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách. Nỗi nhớ của một trái tim đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật mãnh liệt, nỗi nhớ đó thường trực cả khi thức, cả khi ngủ, bao trùm lên cả không gian và thời gian. Nó cuồn cuộn, dạt dào như những đợt sóng biển triền miên, vô hồi, vô hạn. Hình tượng song hành sóng và em bổ sung cho nhau nhằm diễn tả sâu sắc về tình yêu và nỗi nhớ cùng với lòng thủy chung vô hạn của một trái tim đang rạo rực yêu thương. Nỗi nhớ được diễn tả qua hình tượng con sóng nhớ bờ “ngày đêm không ngủ được” vẫn chưa đủ lại được thể hiện một lần nữa qua nỗi nhớ trực tiếp của nhà thơ:
“Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”
(Sóng)
Nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu của nữ thi sĩ. Nỗi nhớ thường trực trong mọi không gian và thời gian, nó không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi vào trong tiềm thức, xâm nhập vào trong cả giấc mơ. Những đòi hỏi, khao khát yêu đương của người con gái được bộc lộ thật mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị:
sóng chỉ khao khát tới bờ cũng như em khao khát có anh. Qua hình tượng sóng và
em, Xuân Quỳnh đã nói lên thật chân thành thành, táo bạo, không hề giấu giếm cái khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh liệt của mình.
Cho dù cuộc sống và tình yêu có nhiều thay đổi, nhiều trắc trở nhưng người con gái luôn có một niềm tin mãnh liệt vào tình yêu. Chị luôn tin vào
cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sóng nhất định sẽ tới bờ cho dù muôn vàn cách trở.
Không chỉ là biểu tượng của tâm hồn táo bạo, sôi nổi yêu thương, sóng còn là khát vọng vươn tới những chân thành trời mới. Cũng như sóng, người con gái đang yêu không chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình:
“Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”
(Sóng)
Người con gái khao khát yêu thương nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó “tìm ra tận bể” đến với cái cao rộng bao dung. Đây là một hành động thật quyết liệt của người phụ nữ đang yêu.
Có thể nói, sóng chính là ẩn dụ cho tiếng lòng, cho tâm hồn người con gái trong tình yêu. Sóng khắc họa một bức tranh về một con người cả cuộc đời đi săn tìm và đuổi bắt tình yêu. Và cũng ở đó, ta nhận ra có một Xuân Quỳnh luôn gửi tiếng lòng của mình với tất cả những ai biết yêu thương, nhớ nhung, trân trọng những gì thân thiết, gắn bó với mình trên cõi đời này. Hình tượng sóng được mọi người yêu thích bởi mỗi người khi soi vào sóng lại thấy chính mình, chính là mình khi yêu, cũng dữ dội – dịu êm, cũng lặng lẽ nhớ thương, cũng tin tưởng hy vọng…
- Biểu tượng thuyền và biển “Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển: Từ ngày nào chẳng biết Thuyền nghe lời biển khơi Cánh hải âu sóng biếc Đưa thuyền đi muôn nơi”
Thuyền và biển là hai biểu tượng thuộc trường liên tưởng. Xuân Quỳnh đã mượn hai biểu tượng thuyền và biển để diễn tả tình yêu đôi lứa. Trong tâm hồn người con gái đang yêu say đắm, biển tượng trưng cho nỗi niềm khao khát vô bờ. Qua hình tượng biển, Xuân Quỳnh đã gửi gắm vào đó những tâm sự, ước mơ của mình - đó là ước mơ về tình yêu vô cùng, vô tận. Biển luôn đối lập với những gì nhỏ bé, chật chội. Biển tượng trưng cho sự nhiệt tình, trẻ trung, bất diệt. Biển thể hiện cho tình yêu với nhiều cung bậc: những nhung nhớ, âu lo thường trực, những tin tưởng, khao khát, mong chờ, những thấu hiểu, chia sẻ.
Bên cạnh đó, thuyền và biển cũng thể hiện rõ các cung bậc tình yêu của đôi lứa. Đó là những giận hờn, trách móc:
“Cũng có khi vô cớ Biển ào ạt xô thuyền”
(Thuyền và biển) Nhưng cũng có khi nồng nàn thiết tha:
“Những đêm trăng hiền từ Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ”
(Thuyền và biển)
Cho dù có trắc trở, giận hờn hay nồng nàn tha thiết thì thuyền và biển
luôn song song với nhau không bao giờ chia lìa: “Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió”
(Thuyền và biển)
Tâm trạng của đôi lứa khi xa nhau, nhớ nhau cũng được thuyền và biển
“Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau rạn vỡ”
(Thuyền và biển)
Không được gặp nhau mà biển thương nhớ thuyền đến bạc đầu, còn
thuyền thì đau rạn vỡ. Tâm trạng của thuyền và biển khi xa nhau cũng chính là tâm trạng của anh và em khi phải cách xa nhau.
Thuyền và biển không còn mang nghĩa thực nữa mà nó đã chuyển hướng đến mang nghĩa biểu tượng cho con người. Thực tế, thuyền và biển
không thể cách xa nhau nhưng ở đây thuyền và biển lại không được gắn bó với nhau mà lại xa cách. Sự xa cách này là do những khó khăn trắc trở, hay ở lòng người đổi thay. Bởi vì, thuyền là một sự vật vận động, di chuyển được từ nơi này đến nơi khác. Thuyền đem lại cảm giác về sự thay đổi. Còn biển là một sự vật vận động tại chỗ. Biển đem lại cảm giác ổn định, bền vững. Đây chính là những biểu tượng mà Xuân Quỳnh nói lên tình cảm của con người với nhau. Biển chính là cô gái luôn chung thủy, chờ đợi người con trai. Lòng người con gái rộng lớn như biển, dịu dàng đáng yêu như biển và cũng mãnh liệt như biển. Nhà thơ Xuân Diệu cũng có bài biển, nhưng Xuân Diệu không dám nhận mình là biển; tình yêu của Xuân Diệu đến độ say đắm, đam mê nhưng vẫn mang nhiều nét tượng trưng:
“Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng”
(Biển – Xuân Diệu)
Trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh, một hệ thống biểu tượng được sử dụng một cách thống nhất đó là thuyền - biển, sóng – bờ. Xuân Quỳnh đã mượn những thuộc tính tự nhiên của những biểu tượng đó để nói về tình yêu. Những đặc tính của mỗi biểu tượng chính là phẩm chất tâm hồn của người con trai và người con gái. Qua những cặp hình ảnh này, nhà thơ gửi đến cho
chúng ta một thông điệp: tình yêu là sự gắn bó tự nhiên không thể tách rời giữa người con trai và người con gái. Hai biểu tượng thuyền và biển trong bài thơ luôn luôn sóng đôi, khăng khít, nhịp nhàng, hoán vị thuyền - biển, biển – thuyền như một hành trình không dứt, thủy chung.
Qua thuyền và biển Xuân Quỳnh bộc lộ một tình yêu say đắm, nồng nàn. Đồng thời, chị cũng khẳng định quyền tự do yêu đương của lứa đôi, một vấn đề được đặt ra và phản ánh khá sâu sắc từ phong trào thơ mới. Lúc này tình yêu không còn là một tĩnh – một động; một nhỏ bé – một bao la nữa mà cả hai cùng vun vén cho con thuyền tình cập bến.
Thuyền và biển là những hình ảnh thiên nhiên nhưng khi đi vào thơ Xuân Quỳnh lại mang một ý nghĩa khác đó chính là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa. Đây là nét khác biệt của Xuân Quỳnh so với các nhà thơ khác. Chính vì thế, khi nhắc đến Xuân Quỳnh, khi nhắc đến tình yêu đôi lứa người ta không thể không nhắc đến thuyền và biển.
Biểu tượng sóng, thuyền và biển đều là những biểu tượng mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu, cho những hoài bão, cho những ước mơ về một tình yêu đẹp, thủy chung. Mỗi biểu tượng mang một ý nghĩa riêng nhưng tựu chung đều thể hiện rất rõ nội dung chủ đạo đó là biểu tượng cho tình yêu, cho ước mơ khát vọng về tình yêu của con người.
3.3.2.2. Biểu tượng trái tim và bàn tay
Biểu tượng trái tim và bàn tay thuộc trường quan hệ liên tưởng mang nghĩa biểu tượng cho tình yêu đôi lứa. Hai biểu tượng này thể hiện sự hy sinh dâng hiến trong tình yêu.
Trong thơ Xuân Quỳnh, biểu tượng tình yêu không chỉ có sóng, thuyền, biển, mà còn có cả trái tim và bàn tay. Hai biểu tượng này trở đi trở lại trong các sáng tác của chị. Bàn tay, trái tim là những biểu tượng cho sự hy sinh, dâng hiến, khao khát trong tình yêu.
- Biểu tượng trái tim
Trái tim của Xuân Quỳnh suốt đời hy sinh, cống hiến che chở cho tổ ấm của mình và cho bạn bè. Trái tim làm việc cả đời không ngừng nghỉ cho đến khi đau đớn nhưng trái tim ấy vẫn băn khoăn khi nghĩ rằng nó không còn có ích:
“Trái tim này mỗi phút mỗi giờ Chỉ có đập cho mình em đau đớn Trái tim này chẳng còn có ích
Cho anh yêu, cho công việc, bạn bè”
(Thời gian trắng)
Trái tim còn biểu tượng cho sự lo lắng của Xuân Quỳnh với những điều xảy ra phía trước. Nhịp thơ là nhịp đập của trái tim dồn dập, cháy bỏng, khát khao và có một chút gì đó lo âu run rẩy và rất mềm yếu của phụ nữ:
“Em lo âu trước xa tắp đường mình Trái tim đập những điều không thể nói Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn”
(Tự hát)
Trái tim của Xuân Quỳnh là trái tim yêu vĩnh hằng, là ngọn lửa cháy suốt những đêm dài và nó biết yêu cả đến khi chết rồi, chỉ có Xuân Quỳnh mới cảm nhận được sự bất tử của trái tim đến độ như vậy:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai cũng có
Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
Trái tim còn diễn tả một tình yêu say đắm, nồng nàn của Xuân Quỳnh:
“Và cả anh, anh yêu của riêng em
Khi anh nói yêu em, trái tim đập chừng mạnh quá Mạnh đến nỗi em tưởng là nghe rõ
Tiếng tim anh đang đập vì em”
(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)
Trái tim của Xuân Quỳnh đã mệt vì những hy sinh, những lo lắng chở che của chị dành cho chồng con, bạn bè. Trái tim ấy đã giúp Lưu Quang Vũ thấy ấm áp, hạnh phúc. Trái tim chính là biểu tượng cho sự hy sinh, chở che vun đắp của Xuân Quỳnh dành cho gia đình, cho bạn bè. Chính trái tim ấy đã chăm sóc lo lắng cho Lưu Quang Vũ, trái tim đã vì chồng, con mà vất vả.
- Biểu tượng bàn tay
Bên cạnh biểu tượng trái tim thì biểu tượng bàn tay cũng xuất hiện rất nhiều trong thơ ca. Con người sử dụng bàn tay như một phương tiện giao tiếp trong đời sống sau ngôn ngữ và đôi khi thay thế cho ngôn ngữ.
Bàn tay trong tình yêu của chị là bàn tay của sự yêu thương, nhân hậu, dịu dàng, và nó còn là bàn tay xây dựng và vun đắp:
“Trời mưa lạnh tay em khép cửa Em phơi mền vá áo cho anh Tay cắm hoa, tay để treo tranh
Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc”
(Bàn tay em)
Ở khổ thơ trên, bàn tay tượng trưng cho người vợ, người mẹ đồng thời nó cũng thể hiện tấm lòng, tâm hồn đáng quý của người phụ nữ luôn sẵn sàng sẻ chia những khó khăn, vất vả với người chồng yêu quý. Với người phụ nữ, tình yêu luôn luôn gắn liền với trách nhiệm, chăm lo cho chồng, con.
Xuân Quỳnh đã chọn cho mình cử chỉ tay trong tay làm biểu tượng cho khát vọng được gắn bó, chở che. Cuộc đời đầy những bất trắc, chảy trôi mà mỗi người chỉ là một sản phẩm dở dang của tạo hóa làm sao có thể trụ vững được. Vì vậy, họ phải tìm đến nửa kia để gắn kết, để dắt dìu nhau vượt qua khó khăn trụ vững giữa cuộc đời:
“Bàn tay em trong tay anh siết chặt Ta đi theo tuổi trẻ của ta
Khi nhìn nhau tay vẫn nắm trong tay”
(Thành phố lạ)
Bàn tay đó không chỉ tần tảo lao động lo toan cho cuộc sống mà bàn tay đó luôn bên cạnh người yêu để cùng anh san sẻ những lo âu:
“Trong tay anh tay của em đây Biết lặng lẽ vun trồng và gìn giữ Trời mưa lạnh tay em khép cửa Em phơi mền vá áo cho anh”
(Bàn tay em)
Bàn tay trong thơ Xuân Quỳnh còn mang ý nghĩa của sự vun đắp hạnh phúc. Bàn tay thể hiện được ý nghĩa chỉ cần có tình yêu thì chúng ta có thể biến mọi thứ từ không thể thành có thể:
“Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ Lấy thời gian đan thành áo mong chờ Lấy thời gian em viết những dòng thơ Để thấy được chúng mình ko cách trở”
(Bàn tay em)
Gia tài của cuộc đời chị là đôi bàn tay, nhờ nó chị đan áo, cắm hoa, khép cửa, …chị đã không ngần ngại trao nó cho người chị yêu. Đó là sự hy sinh vô bờ bến:
“Bàn tay em gia tài bé nhỏ
Em trao anh cùng với cuộc đời em”
Bàn tay của chị quá nhạy cảm để cảm nhận được những đổi thay của cuộc sống. Chính vì vậy, khi hạnh phúc bình dị hiện hữu, bàn tay ấy đã run lên vì hạnh phúc:
“Tay trong tay tôi đã đi bên người Tôi chẳng nói điều chi về vĩnh viễn Vì mỗi sáng khi mặt trời hiển hiện Là một ngày tôi lại bắt đầu yêu”
(Lại bắt đầu)
Trái tim và bàn tay là những biểu tượng trở đi trở lại đầy ám ảnh trong thơ chị. Nó là hiện thân sống động của quan niệm về tình yêu Xuân Quỳnh. Trong tình yêu, những nụ hôn ngây ngất, những vòng ôm ghì riết, những ánh nhìn đắm đuối... những cuồng nhiệt hưởng thụ ái tình và tuổi trẻ cứ việc mê hoặc những cây bút thơ tình nào khác. Còn chị, Xuân Quỳnh chỉ chọn cho mình một cử chỉ tay trong tay. Vì đó là biểu tượng của gắn bó, nương tựa lẫn