Khái quát về tình yêu đôi lứa (hay còn gọi là tình yêu nam nữ)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 49 - 53)

ĐẶC ĐIỂM TRƢỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

3.2. Khái quát về tình yêu đôi lứa (hay còn gọi là tình yêu nam nữ)

Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và cách hiểu của mọi người, nhưng theo nghĩa chung nhất, tình yêu là trạng thái tình cảm của chủ thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và phải nảy sinh ý muốn được gắn kết với chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất định. Tình yêu được cho là loại cảm xúc mạnh mẽ nhất, đẹp đẽ nhất nhưng cũng khó nắm bắt và định nghĩa nhất, ngay cả khi đem ra so sánh với các loại cảm xúc khác.

Tình yêu là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tình yêu đất nước, quê hương, gia đình, tình yêu đôi lứa....

Nếu chúng ta luôn nhớ tới công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, luôn hướng về họ với mong muốn chăm sóc và phụng dưỡng, đó chính là tình yêu cha mẹ.

Nếu chúng ta biết đóng góp những công sức nhỏ bé của mình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước thì tình yêu đó là tình yêu quê hương và lớn hơn là tình yêu đất nước.

Cho đến nay, dường như quan niệm về tình yêu đôi lứa (còn gọi là tình yêu nam nữ) trong đời thường và thơ ca vẫn chưa thống nhất

- Quan niệm tình yêu đôi lứa trong đời thường:

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Tình yêu giữa hai giới nam và nữ được định nghĩa là hệ quả của sự kết hợp giữa bản năng và trí tuệ của con người” [Nguồn http://vi.wikipedia.org].

Theo “Từ điển tiếng Việt”, “Tình yêu đôi lứa là tình cảm yêu đương giữa nam và nữ” [54, tr. 997].

- Quan niệm tình yêu đôi lứa trong thơ ca:

Tình yêu đôi lứa là đề tài quen thuộc, là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ sáng tác. Nhiều nhà thơ đã thành công ở đề tài này như Xuân Diệu, Hữu Thỉnh, Nguyễn Bính, Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ,…

Quan niệm về tình yêu đôi lứa trong thơ ca rất phong phú. Mỗi tác giả có quan niệm khác nhau về tình yêu.

Với nhà thơ Xuân Diệu, ông quan niệm tình yêu đẹp và giản đơn, đó có thể là:

Yêu là chết ở trong lòng một ít”

(Yêu – Xuân Diệu)

Cũng có khi là những cảm xúc rất đỗi trong sáng nhưng lại là sự gỡ rối tơ lòng cho biết bao thế hệ khi nhắc đến tình yêu:

“Làm sao cắt nghĩa được yêu Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ, gió đìu hiu…”

Thi sĩ Xuân Diệu – người được mệnh danh là ông hoàng của tình yêu đã mượn những hình ảnh thiên nhiên đầy lãng mạn: mây nhè nhẹ, gió hiu hiu….để bày tỏ tâm trạng, xúc cảm của những trái tim đang yêu:

“Yêu là chết ở trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết”

(Yêu – Xuân Diệu)

Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng đã từng lấy hình ảnh trăng, biển, mặt trời làm biểu tượng trong tình yêu của mình:

Anh xa em Trăng cũng lẻ Mặt trời cũng lẻ

Biển vẫn cậy mình dài rộng thế

Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

(Thơ viết ở biển – Hữu Thỉnh). Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ quan niệm tình yêu như sau:

Con người không có tình yêu Như trái đất này không có lá Là hơi thở đất đai không thể thiếu Lá dịu dàng, sâu thẳm của tôi ơi”

(Như lá – Lâm Thị Mỹ Dạ)

Nhà thơ quan niệm trong cuộc sống con người sẽ trở nên vô nghĩa nếu thiếu vắng tình yêu.

- Quan niệm tình yêu đôi lứa của nhà thơ Xuân Quỳnh:

Xuân Quỳnh có quan niệm về tình yêu khác với những nhà thơ trên. Trong thơ chị cũng có biển, trăng, cánh buồm... nhưng những hình ảnh này lại xuất hiện với ý nghĩa khác so với các nhà thơ cùng viết về đề tài tình yêu.

Sáng tác của Xuân Quỳnh chủ yếu tập trung ở những đề tài quen thuộc như thơ thiếu nhi, tình yêu đôi lứa, thiên nhiên. Trong số những đề tài đó đề tài về tình yêu đôi lứa được chị viết nhiều và thành công nhất. Chị là người gặp nhiều khó khăn trắc trở trong tình yêu, chính vì lẽ đó nên trong thơ chị luôn gửi gắm những tâm sự thật của lòng mình, những suy nghĩ của chị về tình yêu. Quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu được thể hiện rõ trong thơ ca.

Với Xuân Quỳnh, tình yêu không chỉ là nỗi nhớ đơn thuần mà nó còn mang nhiều quan niệm khác nhau. Đó là sự hy sinh trong tình yêu, là niềm tin tình yêu mãi mãi trường tồn cho dù gặp bao khó khăn trắc trở, đó là quan niệm chủ động trong tình yêu – đây là quan niệm mới mà trước chị ít nhà thơ nào đề cập đến. Những quan điểm về tình yêu trên của Xuân Quỳnh được biểu hiện rõ qua việc sử dụng khái niệm về trường nghĩa trong thơ. Những quan niệm cụ thể về tình yêu của Xuân Quỳnh được chúng tôi trình bày rõ trong phần sau [xem 3.4].

Tóm lại, quan niệm về tình yêu đôi lứa xuất hiện phong phú trong đời thường và thơ ca. Tình yêu đôi lứa là tình cảm cao hơn tình bạn của hai người nam và nữ. Đây là nền móng của hôn nhân, gia đình. Hôn nhân được xây dựng trên nền tảng tình yêu của hai người nam và nữ. Ngoài đối tượng trong tình yêu là nam và nữ thì yếu tố sex luôn tồn tại trong tình yêu đôi lứa. Đây là yếu tố phân biệt rõ nhất với những tình yêu khác. Tình yêu đôi lứa chính là sự rung động và cảm thấy con tim của mình đang hòa nhịp đập của với con tim của người khác giới. Nó chính là mong muốn có một ngôi nhà ấm cúng với những đứa trẻ và cùng nhau đi suốt quãng đường đời dù cho khó khăn hay hạnh phúc. Tình yêu đôi lứa chính là nền móng của gia đình, một tế bào tuy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng của xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)