Trường nghĩa theo quan hệ ngang (quan hệ tuyến tính)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 36 - 39)

ĐẶC ĐIỂM TRƢỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

2.2.2. Trường nghĩa theo quan hệ ngang (quan hệ tuyến tính)

Trường tuyến tính là nhóm trường diễn ra theo mối quan hệ ngang giữa các đơn vị từ vựng. Khác với trường nghĩa theo quan hệ dọc (trường biểu vật và biểu niệm) các đơn vị từ vựng theo quan hệ ngang có thể kết hợp với nhau để tạo thành một kết cấu ngữ pháp được cấu tạo theo quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ - vị. Trường nghĩa theo quan hệ ngang gồm 40 từ, số lần xuất hiện 50 lần, chiếm 3,1% trong nhóm trường từ vựng – ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa.

Ví dụ: sóng vỗ, biển ào ạt xô thuyền, biển bạc đầu thương nhớ, con sóng nhớ bờ, nhớ về mái phố, anh dừng chân, em nhớ về hương núi, thương yêu và hiểu về tổ quốc, thương màu cúc, anh đọc em nghe, con tàu và dòng sông…

- Quan hệ đẳng lập:

Con tàu và dòng sông

Ra đi rồi trở lại”

(Sân ga chiều em đi) “Lời thương nhớ ngàn lần em muốn nói Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em…”

(Chỉ có sóng và em) “Chỉ còn anh và em

Cùng tình yêu ở lại…”

(Thơ tình cuối mùa thu) “Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện Chăn màn trắng nỗi lo và cái chết”

(Thời gian trắng) “Bình minh lại hoàng hôn

Chia ly và gặp gỡ

(Gửi lại thành phố nắng)

Ở quan hệ đẳng lập hai vế quan hệ bình đẳng với nhau. Ví dụ con tàu – dòng sông, nỗi lo – cái chết, chia ly – gặp gỡ, anh – em, sóng – em.

Những từ ngữ thuộc hai vế của quan hệ đẳng lập đều là những từ ngữ thuộc trường tình yêu đôi lứa. Những từ ngữ này kết hợp với nhau tạo nên quan hệ đẳng lập - đây là một trong hai mối quan hệ thuộc quan hệ ngang.

- Cấu trúc chủ - vị

Gồm những câu thơ như:

“Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ”

(Thuyền và biển) “Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được” (Sóng)

“Thương chiếc xe anh nhọc nhằn trong gió Mái nhà nao đêm nay anh dừng chân

(Không đề (I) “Nghĩ đến anh em nhớ về hướng núi

Ngọn núi Cánh diều ngọn núi Mây bay” (Không đề (I)

“Sách trong giá và thơ trong trí nhớ Viết ra rồi, anh đọc em nghe”

(Nghe rét đến, nhớ về Hà Nội) “Em lo âu trước xa tắp đường mình

Trái tim đập những điều không thể nói” (Tự hát)

“Ngủ đi em khép cửa phòng

Để em lên gác em trông xem nào”

(Hát ru chồng những đêm khó ngủ) “Anh nhận thấy trước tiên là cỏ

Sự sống đầu anh gặp ở quê hương” (Cỏ dại)

Đây là quan hệ cú pháp giữa hai thành tố phụ thuộc vào nhau, trong đó thành phần chủ ngữ gồm các từ: sóng, con sóng, anh, em. Thành tố vị ngữ gồm các từ: vỗ, nhớ bờ, dừng chân, nhớ về hướng núi, đọc, lo âu trước xa tắp đường mình, khép cửa phòng, gặp ở quê hương.

Mối quan hệ ngang được thể hiện rõ trong quan hệ chủ - vị. Thành phần chủ ngữ là những từ ngữ thuộc trường tình yêu đôi lứa. Thành phần chủ ngữ và vị ngữ kết hợp với nhau tạo cho câu thơ thêm logic và tạo mối quan hệ tuyến tính thêm chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)