Hiện tượng chuyển trường nghĩa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 44 - 49)

ĐẶC ĐIỂM TRƢỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

2.2.4. Hiện tượng chuyển trường nghĩa

Đỗ Hữu Châu cho rằng , hiê ̣n tượng c huyển trường từ vựng là : “Một từ ngữ thuộc trường ý niê ̣m này được chuyển sang dùng cho các sự vật thuộc một trường ý niê ̣m khác” [8, tr. 68].

Hiện tượng chuyển trường từ vựng - ngữ nghĩa không chỉ có ý nghĩa mở rộng phạm vi quan hệ của trường đó với những trường khác, mà còn làm cho quá trình sử dụng của chúng trở lên đa dạng hơn, sinh động hơn.

Hiện tượng chuyển trường từ vựng - ngữ nghĩa trong thơ Xuân Quỳnh có 9 từ, số lần xuất hiện 10 lần, chiếm 0,8% trong trường từ vựng – ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh.

Khác với trường liên tưởng, hiện tượng chuyển trường từ vựng – ngữ nghĩa trong thơ Xuân Quỳnh thường diễn ra theo hình thức mượn trường tình yêu đôi lứa để nói về các hiện tượng tự nhiên, hay các hoạt động của sự vật.

Động từ nhớ thuộc trường tình yêu đôi lứa. Nhưng tác giả đã sử dụng từ nhớ

để nói về tình cảm của tự nhiên, sự vật: “Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được” (Sóng) “Mặt hồ Tây nhớ nhiều màu áo Và quen nhiều sắc mặt sạm vì bom”

“Khi vắng anh bàn tay em biết nhớ

Lấy thời gian đan thành áo mong chờ” (Bàn tay em) “Về con tàu nhớ đoạn đường ray Về thành phố vắng nhiều ống khói”

(Về những bài thơ)

Như vậy nhớ thuộc trường tình yêu đôi lứa của con người được chuyển sang trường tự nhiên, sự vật nhằm muốn thể hiện tự nhiên hay sự vật cũng có tình cảm giống con người. Hành động này không chỉ có ở con người mà tự nhiên, hay sự vật đều có.

Trong những bài thơ khác tác giả cũng sử dụng trường tình yêu đôi lứa chuyển sang giới tự nhiên như:

“Dẫu vui buồn biển vẫn mênh mông Vẫn là nơi gặp gỡ triệu dòng sông”

(Biển)

“Lại nhịp đập bắt đầu, tim rạo rực

Trước biết bao náo nức với mong chờ” (Lại bắt đầu)

Vui buồnrạo rực là những từ thể hiện tâm trạng con người nhưng được tác giả chuyển sang dùng cho giới tự nhiên và sự vật.

Reo mừng là hành động của con người nhưng được chuyển sang hành động của thiên nhiên:

“Mây đen đến, gió xanh mặt biển Sóng reo mừng, chúng tôi chờ đón”

(Cơn mưa không phải của mình)

Không chỉ có những động từ như nhớ, reo mừng thuộc trường con người được chuyển sang dùng cho giới tự nhiên và các sự vật mà những động từ khác

thuộc trường con người cũng được chuyển sang dùng cho giới tự nhiên như: hiểu, giận, trách, lo âu, vỗ về, đợi chờ….:

“Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào”

(Thuyền và biển) “Cây giận rồi gió cũng lặng im

Bằng nỗi giận hàng phi lao không hát”

(Cơn mưa không phải của mình) “Đôi mắt lo âu, lời âu yếm sẻ chia

Lúc anh đến, anh đi thành quá khứ” (Thời gian trắng) “Sóng vỗ về bờ cỏ non tươi

Lá xanh mướt cơn mưa vừa gội” (Không đề IV) “Như quyển sách trên bàn đọc dở Cánh cửa nhà anh mở đợi chờ em”

(Trở lại mình)

Tất cả những hành động trên được dùng chủ yếu ở trường tình yêu con người nhưng được chuyển sang giới tự nhiên và sự vật. Việc chuyển trường không chỉ làm cho phạm vi sử dụng của trường đó với trường khác rộng hơn mà nó còn giúp cho quá trình sử dụng của chúng thêm đa dạng, sinh động hơn. Hầu hết nhà thơ đã dùng trường tình yêu chuyển sang trường tự nhiên. Tự nhiên và con người có quan hệ mật thiết với nhau nên việc dùng trường con người chuyển sang giới tự nhiên là điều dễ hiểu. Việc tác giả sử dụng lối chuyển trường nghĩa như trên trong thơ có ý nghĩa rất lớn trong việc mở rộng phạm vi biểu đạt của các phương tiện ngôn ngữ. Sự chuyển trường nghĩa có thể diễn ra ở hàng loạt các từ, tạo nên một ấn tượng đậm nét và có tác dụng

mạnh mẽ. Sự chuyển trường nghĩa không chỉ đáp ứng được nhu cầu giao tiếp mà còn tạo cho ngôn ngữ thêm sống động, giàu tính dân tộc, có tính nhân văn đậm đà sâu sắc.

Tỷ lệ của các quan hệ trong trường nghĩa được thể hiện theo biểu đồ dưới đây:

Quan hệ dọc Quan hệ liên tưởng Quan hệ ngang Chuyển trường

Biểu đồ 2.9. Biểu đồ thể hiện quan hệ trong trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa

Tổng số lần xuất hiện của các quan hệ trong trường nghĩa là 1305 lần. trong đó quan hệ dọc 1026 lần chiếm 79,1%, quan hệ ngang 50 lần chiếm 3,1%, quan hệ liên tưởng 219 lần chiếm 17%, hiện tượng chuyển trường 10 lần chiếm 0,8%. Theo kết quả trên thì quan hệ dọc chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là quan hệ liên tưởng và cuối cùng là quan hệ ngang và hiện tượng chuyển trường.

2.3. Tiểu kết

Trên cơ sở thống kê, phân loại và miêu tả cấu trúc ngữ nghĩa của các từ thuộc trường từ vựng thể hiện tình yêu đôi lứa, chúng tôi có những nhận xét bước đầu như sau :

Với tổng số 152 đơn vị từ vựng gọi tên là đối tượng tình yêu với số lần xuất hiện 1305 lần chứng tỏ đây là trường từ vựng ngữ nghĩa thể hiện “tình

yêu đôi lứa” có số lượng phong phú về mặt từ ngữ, đã diễn đạt được tất cả những trạng thái cảm xúc tình yêu của con người một cách tinh tế.

Với nhóm trường nghĩa theo quan hệ dọc các từ ngữ trong trường được chia thành 4 nhóm nhỏ hơn: nhóm từ xưng hô, nhóm sự vật, nhóm hành động, nhóm tính chất thể hiện tình yêu. Trong mỗi nhóm lại được chia thành các tiểu nhóm nhỏ hơn. Trong nhóm từ xưng hô được chia làm nhóm đại từ nhân xưng và từ xưng hô. Nhóm hành động được chia làm hai nhóm động từ thể hiện tâm trạng và động từ thể hiện hành động yêu. Nhóm tính chất được chia thành hai nhóm: nhóm tính từ chỉ tính chất, trạng thái cảm xúc yêu đương và nhóm tính từ chỉ mức độ của tình yêu.

Nhà thơ đã vận dụng khả năng sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ để thể hiện chủ đề này một cách trực tiếp và sâu sắc.

Trường liên tưởng và hiện tượng chuyển trường góp phần làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, phong phú và khiến cho ngôn ngữ có khả năng kỳ diệu trong việc phản ánh thế giới khách quan và biểu hiện được những tư tưởng, tình cảm tinh tế nhất của con người.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)