Trường nghĩa theo quan hệ liên tưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 39 - 44)

ĐẶC ĐIỂM TRƢỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

2.2.3. Trường nghĩa theo quan hệ liên tưởng

Nói đến “trường liên tưởng” là nói đến những từ có mối liên hệ về nghĩa với từ trung tâm theo quan hệ so sánh trong các hoa ̣t đô ̣ng gi ao tiế p. Theo mối quan hệ này, ý nghĩa của các từ biên không chỉ biểu hiê ̣n ở những thông tin bề nổi xuất hiện do mối quan hệ chiều dọc hay chiều ngang với từ trung tâm , mà nó còn nằm ở tầng sâu mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa và phụ thuộc vào đặc tính tâm lí của mỗi cá nhân.

Khác với nhóm trường nghĩa theo quan hệ dọc và ngang, các nhóm trường nghĩa theo quan hệ liên tưởng trong thơ Xuân Quỳnh được hình thành chủ yếu trên cơ sở so sánh giữa các đơn vị trong trường này với các đơn vị thuộc một trường khác dựa vào mối quan hệ tương đồng nào đó về nghĩa

Trong tuyển tập “Xuân Quỳnh không bao giờ là cuối” (2011), tác giả đã sử dụng trường liên tưởng rất phong phú gồm 17 từ, số lần xuất hiện 219 lần, chiếm 17% trong trường từ vựng – ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa.

Khi nói về sự liên tưởng trong tình yêu, tác giả không chỉ so sánh giữa các đơn vị trong trường này với các đơn vị thuộc một trường khác dựa vào mối quan hệ tương đồng nào đó về nghĩa mà còn dùng hình ảnh của các đơn vị trong trường chỉ thiên nhiên và bộ phận con người làm biểu tượng cho tình yêu đôi lứa.

Những hình ảnh thiên nhiên đã được tác giả dùng làm biểu tượng cho tình yêu như: thuyền, biển, sóng. Số lần xuất hiện của các biểu tượng này được thể hiện qua bảng sau:

Từ ngữ Tần số Tỉ lệ (%)

Biển 56 25,57

Sóng 40 18,26

Thuyền 30 13,7

Bảng 2.6. Những hình ảnh thiên nhiên mang nghĩa biểu tƣợng cho tình yêu

Đây là những hình ảnh tự nhiên quen thuộc và gần gũi, làm nên không gian sống và tồn tại, điều kiện sống và hoạt động của con người. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, có 3 từ chỉ hình ảnh thiên nhiên, số lần xuất hiện của chúng là 126 lần chiếm 57,53% trong nhóm trường nghĩa theo quan hệ liên tưởng.

Ở nhóm đối tượng thiên nhiên biểu tượng biển, sóng chiếm số lượng lớn. Biểu tượng biển xuất hiện 36 lần chiếm 25,57%, sóng xuất hiện 21 lần chiếm 18,26%.

Biển luôn là biểu tượng quen thuộc của tình yêu và người con gái. Tình yêu được thể hiện qua biển là một tình yêu dào dạt mà không kém phần mạnh mẽ, có sự gắn bó khăng khít giữa hai người yêu nhau. Những biểu tượng thiên nhiên được thể hiện qua những câu thơ sau:

“Em sẽ kể anh nghe

Chuyện con thuyềnbiển

(Thuyền và biển) “Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ”

(Thuyền và biển) “Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?” (Sóng)

Nhóm từ chỉ bộ phận con người gồm khá nhiều từ, nhưng không phải tất cả các từ trong nhóm đều được sử dụng trong ngôn ngữ nghệ thuật, nhất là trong việc biểu đạt tình yêu – một thứ tình cảm đặc biệt của con người. Những từ mang nghĩa biểu tượng cho tình yêu trong nhóm từ chỉ bộ phận con người tập trung trong các từ sau: lòng, trái tim, bàn tay, mắt, mái tóc.

Nhóm từ chỉ bộ phận con người mang nghĩa biểu tượng cho tình yêu đôi lứa gồm 5 đơn vị với số lần xuất hiện 87 lần, chiếm 39,7% trong nhóm trường nghĩa liên tưởng. Cụ thể như sau:

Từ ngữ Tần số Tỉ lệ (%) Lòng 40 16,26 Trái tim 21 9,58 Bàn tay 19 8,67 Mắt 6 2,73 Mái tóc 1 0,45

Bảng 2.7. Bộ phận con ngƣời mang nghĩa biểu tƣợng cho tình yêu

Khi nói về tình yêu người ta thường nhắc nhiều đến trái tim. Nhưng với Xuân Quỳnh trái tim xuất hiện không nhiều bằng biểu tượng lòng. Biểu tượng

trái tim chiếm 9,58%, trong khi đó biểu tượng lòng chiếm 16,26%. Trong quan niệm của người Việt Nam lòng là nơi xuất phát, chứa đựng tình cảm của con người. Trong ca dao tục ngữ, văn học truyền thống từ lòng được sử dụng chủ yếu để biểu đạt tình cảm, cảm xúc. Về sau, khi có sự mở rộng tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mà dần dần từ tim được sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên theo thói quen tư duy và sử dụng ngôn ngữ của người Việt từ

lòng luôn mang nghĩa biểu trưng cho tình cảm, tinh thần của con người. Xuân Quỳnh là minh chứng cho điều này. Nhà thơ đã sử dụng từ lòng nhiều hơn từ

tráitim khi biểu đạt tình cảm của con người.

Với từ bàn tay xuất hiện 19 lần được sử dụng để thể hiện sự gắn bó, chở che trong tình yêu. Những biểu tượng khác như mái tóc, mắt xuất hiện ít hơn những biểu tượng trên.

Những hình ảnh chỉ bộ phận con người mang nghĩa biểu tượng cho tình yêu đôi lứa được thể hiện qua những câu thơ sau đây:

“Gia tài em chỉ có bàn tay

Em trao tặng cho anh từ ngày ấy” (Bàn tay em)

“Em lo âu trước xa tắp đường mình

Trái tim đập những điều không thể nói” (Tự hát)

“Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bày tay

(Bàn tay em)

Quan hệ liên tưởng không chỉ được hình thành bằng phương pháp dùng hình ảnh của các đơn vị trong trường chỉ thiên nhiên và bộ phận con người làm biểu tượng cho tình yêu đôi lứa mà nó còn được hình thành bằng việc so sánh giữa các đơn vị trong trường này với các đơn vị thuộc một trường khác dựa vào mối quan hệ tương đồng nào đó về nghĩa. Điều này được thể hiện qua những hình ảnh liên tưởng sau:

Tác giả đã liên tưởng tình ta đến dòng sông, đến gió: “Tình ta như dòng sông

Tình ta như là gió

(Thơ tình cho bạn trẻ)

Tình ta là từ thuộc nhóm trường tình yêu được tác giả liên tưởng đến thiên nhiên như dòng sông, gió.

Còn với lời yêu tác giả liên tưởng nó mỏng manh như màu khói: “Lời yêu mỏng manh như màu khói

Ai biết lòng anh có đổi thay” (Hoa cỏ may)

Màu khói chính là hình ảnh của những làn khói. Màu khói càng bay lên cao thì nó càng mỏng manh và tan biến. Lời yêu mà người con trai dành cho người con gái cũng thế, nó cũng mỏng manh và dễ tan biến như những làn khói.

Nỗi nhớ của em cũng được tác giả liên tưởng tới ánh lửa:

Em nhớ anh chập chờn như ánh lửa

Trong đêm sâu nào biết xa gần” (Những năm ấy…)

Ánh lửa thường được hiện lên là sự không xuyên suốt. Ánh lửa lúc sáng lúc tối chứ không hoàn toàn sáng hoặc hoàn toàn tối. Trong giấc ngủ, nỗi nhớ của em dành cho anh không liên tục mà chập chờn lúc nhớ lúc quên.

Hoặc có những liên tưởng độc đáo như nỗi buồn như đảo đứng chơvơ: “Nỗi buồn anh như đảo đứng chơ vơ

Giữa sóng nước giữa bốn bề bão gió” (Nỗi buồn anh)

Đảo đứng chơ vơ hiện lên một hình ảnh buồn. Không có gì buồn hơn khi một mình đứng cho vơ không có ai bên cạnh. Nỗi buồn được liên tưởng với đảo đứng chơ vơ là một liên tưởng độc đáo. Nó đã lột tả được ý nhà thơ muốn nói về nỗi buồn của con người khi không ai bên cạnh.

Cũng có khi trái tim được liên tưởng tới nắng: “Trái tim ta như nắng thuở ban đầu

Chưa chút gợn một lần cay đắng” (Hoa cúc xanh)

Đó là trái tim chưa một lần chịu cay đắng, lúc nào cũng được bao bọc, được yêu thương, che chở. Nắng thuở ban đầu là ánh nắng rất đẹp, trong xanh và chưa bị vẩn đục. Trái tim liên tưởng tới nắng thuở ban đầu là một liên tưởng hợp lý vì cả hai đều thể hiện cho sự trong sáng, tươi đẹp.

Những hình ảnh liên tưởng được thể hiện qua bảng sau:

Từ ngữ Tần số Tỉ lệ (%) Tình ta 2 0,91 Lời yêu 1 0,45 Nỗi nhớ 1 0,45 Nỗi buồn 1 0,45 Trái tim 1 0,45 Bảng 2.8. Những hình ảnh liên tƣởng

Trong hai vế đối tượng liên tưởng và đối tượng được liên tưởng có sự phân chia rõ ràng. Đối tượng liên tưởng thuộc trường tình yêu đôi lứa. Đối tượng được liên tưởng thuộc trường tự nhiên. Đối tượng liên tưởng và được liên tưởng được sử dụng hợp lý tạo cho bức tranh về liên tưởng trở nên sinh động hơn. Những kiểu so sánh giữa các sự vật, hiện tượng khác không thuộc cùng trường với nhau như vậy có thể xem như là kiểu trường liên tưởng. Các trường liên tưởng đã góp phần quan trọng làm cho bức tranh về tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh trở nên phong phú và sinh động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)