ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN NGỌC DƯƠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nghiên cứu trường hợp Trường Đại h
Trang 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2014
Trang 2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội)
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60 34 04 12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh
Hà Nội - 2014
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 15
1.1 Đề tài NCKH và quản lý đề tài NCKH 15
1.1.1 Đề tài NCKH 15
1.1.2 Quản lý đề tài NCKH 18
1.2 Quy trình quản lý và thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH 19
1.2.1 Quy trình quản lý đề tài NCKH 19
1.2.2 Thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH 22
1.3 Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH 24
1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đề tài NCKH 24
1.3.1.1 Yếu tố về nguồn lực 24
1.3.1.2 Yếu tố cơ sở vật chất, tài chính 25
1.2.1.3 Yếu tố môi trường 25
1.3.1.4 Yếu tố tổ chức, quản lý đề tài nghiên cứu khoa học 28
1.3.2 Nội dung đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH 29
* Kết luận Chương 1 29
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NCKH Ở TRƯỜNG ĐHKHTN 30
2.1 Hoạt động KH&CN Trường ĐHKHTN giai đoạn 2006-2011 30
2.1.1 Giới thiệu chung về Trường ĐHKHTN 30
2.1.2 Hoạt động Khoa học & Công nghệ giai đoạn 2006-2011 34
2.2 Thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH: Thực trạng và nguyên nhân chủ yếu 47 2.2.1 Đánh giá về hoạt động đề xuất ý tưởng 48
2.2.2 Đánh giá về công tác tuyển chọn, đấu thầu và giao nhiệm vụ NCKH 48
2.2.3 Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện đề tài NCKH 49
2.2.4 Đánh giá công tác nghiệm thu đề tài NCKH 52
Trang 42.2.5 Về công tác quản lý đề tài NCKH 54
2.2.5.1 Đánh giá về Quy trình quản lý đề tài NCKH 54
2.2.5.2 Đánh giá sự quan tâm của đội ngũ nghiên cứu 54
2.2.5.3 Đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, hỗ trợ 55
2.2.5.4 Đánh giá về cơ sở vật chất 55
2.2.5.5 Đánh giá công tác lưu trữ đề tài NCKH 56
2.2.6 Ảnh hưởng của việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH tại Trường ĐHKHTN 56
2.2.6.1 Về chất lượng của đề tài NCKH 56
2.2.6.2 Một số kết quả đạt được khi thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH 61
2.2.6.3 Những tồn tại và nguyên nhân 65
* Kết luận Chương 2 66
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 68
3.1 Đổi mới một số bước trong thực hiện quy trình 68
3.1.1 Tuyển chọn, giao nhiệm vụ NCKH, quản lý và theo dõi tiến độ 68
3.1.2 Đổi mới Công tác nghiệm thu 70
3.2 Ban hành những qui định cụ thể của Trường ĐHKHTN 71
3.2.1 Qui định về mua sắm hàng hóa dưới 100 triệu đồng 71
3.2.2 Qui định về mua sắm hàng hóa trên 100 triệu đồng 72
3.3 Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, nghiên cứu trong việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH 76
3.3.1 Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng 77
3.3.2 Nhóm các giải pháp về tạo động lực 78
* Kết luận Chương 3 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền thụ, trang bị những kiến thức chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ cho em trong suốt quá trình học tập tại Trường
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Ngọc Thanh, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành bản luận văn này
Em cũng xin trân trọng cám ơn PGS.TS Trần Thị Hồng, Trưởng phòng Khoa học - Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và hỗ trợ em trong quá trình hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, giảng viên, các Phòng chức năng của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã tạo giúp đỡ tôi trong quá trình phỏng vấn và thu thập số liệu để hoàn thành luận văn
Xin chân thành cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ và
hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Là một học viên cao học, bước đầu thực hành nghiên cứu khoa học nên trình độ còn nhiều hạn chế, chắc chắn không khỏi những khiếm khuyết, kính mong các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Ngọc Dương
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
8 Trường ĐHKHTN Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trang 74 Bảng 4: Danh mục đề tài/dự án đã và đang triển khai thực
hiện trong giai đoạn 2006-2011
38
5 Bảng 5: Danh sách nhóm nghiên cứu khoa học tiêu biểu 43
6 Bảng 6: Danh sách các nhóm nghiên cứu mạnh 44
7 Bảng 7: Kết quả hoạt động NCKH sinh viên từ năm
2006-2011
60
8 Bảng 8: Đăng ký sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006-2011 61
9 Bảng 9: Số lượng các công trình công bố giai đoạn
2006-2011
62
10 Bảng 10: Khen thưởng về KH&CN giai đoạn 2006-2011 63
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy - học, nâng cao chất lượng đào tạo và trình độ đội ngũ cán bộ, đóng góp vào sự phát triển khoa học - công nghệ (KHCN) và giải quyết các vấn đề thực tiễn phục vụ phát triển kinh tế -
cơ bản cập nhật trình độ quốc tế, nghiên cứu công nghệ định hướng ứng dụng
và nghiên cứu triển khai ứng dụng thực tiễn Trong đó nghiên cứu cơ bản vừa
là thế mạnh vừa là mũi nhọn khẳng định vị thế Nhà trường
Với bề dày lịch sử, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm, cán bộ Trường ĐHKHTN vừa giảng dạy, vừa NCKH Bên cạnh trọng trách là đào tạo ra những sản phẩm có hàm lượng tri thức cao,
đó là các cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, các cán bộ của Trường đã chủ trì và tham gia thực hiện nhiều đề tài NCKH các cấp, bao gồm cấp Trường, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), cấp Bộ, cấp Nhà nước, Hợp tác quốc tế theo Nghị định thư và các đề tài dự án hợp tác quốc tế khác Để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ đời sống, cán bộ của Trường đã đề xuất và thực hiện các dự án sản xuất thử - thử nghiệm (SXT-TN) cấp Nhà nước, cấp ĐHQGHN Điều đó phù hợp với xu hướng cơ bản trong chiến lược phát triển giáo dục đại học của các nước trên thế giới là kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với NCKH và chuyển giao công nghệ, đó cũng là tiêu chí của một đại học nghiên cứu tiên tiến
Trang 9Trường ĐHKHTN đã thực hiện tốt những nhiệm vụ KH&CN theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao Từ năm 2006 đến nay, Trường ĐHKHTN thực hiện tốt các đề tài, dự án do Trường ĐHKHTN chủ trì Hầu hết các đề tài được hội đồng nghiệm thu đánh giá, xếp loại cao nhất theo thang đánh giá (xuất sắc/ tốt), có tầm lý luận cao và có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội cuả đất nước
Góp phần đạt được những thành công trên phải kể đến công tác quản lý
đề tài NCKH dựa trên cơ sở các văn bản qui định hiện hành của Nhà nước, của ĐHQGHN, tuy nhiên các quy trình đó được thực hiện như thế nào? có phù hợp với Trường ĐHKHTN hay không? Đó là lý do tôi chọn đề tài “Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội)”
2 Lịch sử nghiên cứu
Năm 2003, Bộ GD&ĐT đã ban hành cuốn “Một số văn bản pháp quy
về quản lý hoạt động KH&CN”, trong tập tài liệu này Vụ KHCN, Bộ GD&ĐT đã tập hợp một số văn bản pháp quy về quản lý KH&CN được sắp xếp có hệ thống theo các vấn đề và thứ tự thời gian ban hành Nội dung của cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề chung, hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ, quản lý tài chính trong Khoa học công nghệ từ năm 1994-2003 Cuốn sách này đã giúp cho các cán bộ quản lý KH&CN có cơ sở để thực hiện quản lý NCKH của đơn vị mình
Quyết định số 1895/QĐ-ĐHQGHN Ngày 24/6/2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc Ban hành hướng dẫn quản lý hoạt động Khoa học và Công nghệ ở Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào tháng 12 hàng năm, Trường ĐHKHTN cũng tổ chức Hội nghị tập huấn quản lý KH&CN cho toàn bộ các cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý của
Trang 10Trường Trong Hội nghị này nhà Trường cập nhật các văn bản mới của các cơ quan quản lý, mời các chuyên gia viết bài tham luận cũng như giải đáp thắc mắc trực tiếp cho các cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý
Những tài liệu tập huấn chỉ dừng lại ở việc tập hợp các văn bản một cách chung nhất; Một số nghiên cứu cũng chỉ đề ra các giải pháp nâng cao năng lực, chất lượng quản lý NCKH, các yếu tố, vấn đề tác động đến chất lượng hoạt động NCKH chưa đề cập đến các công cụ hỗ trợ để nâng cao chất lượng công tác quản lý đề tài NCKH
Có một số bài viết đề cập đến vấn đề liên quan như:
- Phùng Hồ Hải (2011), Quốc tế hóa quá trình quản lý khoa học, Một góc nhìn của tri thức, NXB tri thức
- Phạm Duy Hiển (2011), Đi tìm một mô hình quản lí khoa học khác, Một góc nhìn của tri thức, NXB tri thức
Các tác giả trên chủ yếu đề cấp đến vấn đề quốc tế hóa quản lý khoa học như: quốc tế hóa quá trình quản lý khoa học; quốc tế hóa nghiên cứu khoa học; quốc tế hóa tạp chí trong nước; xây dựng các trung tâm nghiên cứu có chất lượng cao và dứt khoát sử dụng các sân chơi quốc tế làm thước đo chất lượng;
Có một số luận văn khoa học đề cập đến vấn đề này:
- Phan Hồng Tiến (2007), Giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn
- Bùi Việt Nga (2008), Xây dựng mô hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo
Trang 11- Trần Lê Giang (2012), Xây dựng qui trình quản lý đề tài/dự án nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại trường Đại học
Trong đề tài này, tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trên và bước đầu đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH trong trường ĐHKHTN, ĐHQGHN, tác giả cố gắng làm rõ những vấn đề chủ yếu của việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH của nhà trường
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội từ 2006 đến 2011
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục hạn chế của thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội
Trang 12- Nhóm các chủ nhiệm đề tài, các bộ phận quản lý có liên quan, đơn vị,
tổ chức thực hiện tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội
6 Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH ở Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN là như thế nào?
- Có những biện pháp nào để nâng cao chất lượng việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH ở Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN?
7 Giả thuyết nghiên cứu
- Hiện trạng thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH ở Trường ĐHKHTN: Về cơ bản thực hiện đúng, đủ theo qui trình, phục vụ tốt hoạt động NCKH của Trường; nhưng vẫn còn một số hạn chế trong thực hiện quy trình quản lý như: sự thiếu trách nhiệm của các chủ trì đề tài, hạn chế của các cán bộ làm công tác quản lý; chưa đáp ứng kịp thời các thay đổi, biến động;…
Trang 13Đổi mới công tác tuyển chọn, giao nhiệm vụ NCKH, quản lý và theo dõi tiến độ; công tác nghiệm thu; nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ quản lý, nghiên cứu có thể là những biện pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH ở Trường ĐHKHTN.
8 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các đề tài, luận văn có liên quan, phân tích các nguồn tư liệu, số liệu có sẵn về đề tài NCKH… của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phương pháp khảo sát thực tế: Điều tra bằng bảng hỏi một số các cán
bộ nghiên cứu khoa học, các đơn vị và các cán bộ phòng Khoa học và Công nghệ của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng để thống kê các số liệu về các hoạt động NCKH của trường phục vụ cho luận văn
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến chuyên gia để đánh giá tính khách quan của công tác quản lý NCKH
9 Các luận cứ thu thập được
Luận cứ lý thuyết:
- Đề tài sử dụng lý thuyết chung về quản lý KH&CN, bộ máy khái niệm liên quan đến đề tài NCKH, quy trình quản lý đề tài NCKH, các lý thuyết liên quan đến hoạt động NCKH trong các trường đại học
- Luận cứ về nhân tố ảnh hưởng tổ chức thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục hạn chế tổ chức thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH của Trường ĐHKHTN trong thời gian tới
Trang 14Luận cứ thực tế:
- Tham khảo kinh nghiệm thực tế của các cơ sở giáo dục đại học
- Dựa vào các tài liệu tổng kết thực tiễn hoạt động và quản lý NCKH của Trường ĐHKHTN
- Sử dụng kết quả điều tra thực tế trong quá trình triển khai đề tài luận văn của học viên
- Dựa vào kết quả quan sát thực tế hoạt động quản lý đề tài NCKH đang diễn ra tại trường ĐHKHTN
10 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục Luận văn có nội dung chính
gồm 03 chương, 8 tiết
Trang 15CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Đề tài NCKH và quản lý đề tài NCKH
1.1.1 Đề tài NCKH
Nhiệm vụ KH&CN là hình thức tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, do một người hoặc một nhóm người cùng thực hiện Nhiệm vụ KH&CN có những hình thức tổ chức dưới các khái niệm Đề tài, Dự án, Chương trình, mỗi hình thức có mục đích khác nhau
- Đề tài NCKH là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, trong đó
có một nhóm người cùng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài định hướng vào việc trả lời những câu hỏi về ý nghĩa học thuật, chưa quan tâm nhiều đến việc hiện thực hóa trong hoạt động thực tế
- Đề tài NCKH là một nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm phát hiện qui luật, mô tả, giải thích nguyên nhân vận động của sự vật, hiện tượng hoặc sáng tạo nguyên lý, những giải pháp, bí quyết, sáng chế,…được thể hiện dưới các hình thức: Đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp cả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm [5, tr.235]
- Dự án có mục đích ứng dụng xác định Dự án có những đòi hỏi khác với đề tài, nó phải đáp ứng một nhu cầu đã được nêu ra, chịu sự ràng buộc của kỳ hạn và nguồn lực, thường là ràng buộc về nguồn lực
- Đề án là một loại văn kiện được xây dựng để trình một cấp quản lý hoặc một cơ quan tài trợ để xin được thực hiện một công việc nào đó, chẳng hạn, xin thành lập một tổ chức, xin cấp tài trợ cho một hoạt động xã hội nào đó Sau khi một đề án được phê chuẩn, sẽ có có cơ sở để xác lập dự án, chương trình, đề tài hoặc những hoạt động kinh tế, xã hội theo yêu cầu của đề án
Trang 16- Chương trình là một nhóm các đề tài hoặc dự án, được tập hợp theo một mục đích xác định Giữa các đề tài, dự án thuộc một chương trình có thể có tính độc lập tương đối cao, nhưng phải đảm bảo cho sự đồng bộ của những nội dung của một chương trình
Các nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định trong Luật KH&CN, được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự án
và các hình thức khác Tuy nhiên, hai hình thức nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước thường hay được sử dụng nhất, kể cả các nhiệm vụ KH&CN thuộc chương trình KH&CN là đề tài và dự án SX-TN
Đề tài được lựa chọn bắt đầu từ sự kiện khoa học, từ sự kiện khoa học dẫn đến nhiệm vụ nghiên cứu Người nghiên cứu bắt đầu công việc cụ thể từ nhiệm vụ nghiên cứu Sự kiện khoa học (Scientific fact) là điểm xuất phát của chủ đề nghiên cứu Lựa chọn sự kiện khoa học là cơ sở để tìm kiếm chủ đề nghiên cứu Sự kiện khoa học là một sự vật hoặc hiện tượng có chứa đựng những vấn đề đòi hỏi giải thích bằng những tri thức khoa học và bằng những phương pháp quan sát hoặc thực nhiệm khoa học
Nhiệm vụ nghiên cứu là một chủ đề mà người nghiên cứu (hoặc nhóm nghiên cứu) thực hiện Có nhiều nguồn nhiệm vụ:
Chủ trương phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia được ghi trong các văn kiện chính thức của các cơ quan có thẩm quyền Người nghiên cứu có thể tìm kiếm "thị trường" trong những nhiệm vụ thuộc loại này
Nhiệm vụ được giao từ cơ quan cấp trên của cá nhân hoặc tổ chức nghiên cứu Đối với nguồn nhiệm vụ thuộc loại này người nghiên cứu không có sự lựa chọn, mà phải làm theo yêu cầu
Nhiệm vụ được nhận từ hợp đồng với đối tác Đối tác có thể là các doanh nghiệp hoặc tổ chức xã hội hoăc cơ quan chính phủ Nguồn này thường dẫn
Trang 17đến những nguồn thu nhập cao, tạo tiền đề phát triển nguồn lực nghiên cứu Nhiệm vụ do người nghiên cứu tự đặt cho mình xuất phát từ ý tưởng khoa học của bản thân người nghiên cứu Khi có điều kiện (chẳng hạn về kinh phí) thì người nghiên cứu biến ý tưởng đó thành một đề tài nghiên cứu [4, tr.49-51] Việc lựa chọn đề tài có thể dựa trên những căn cứ sau:
Đề tài có ý nghĩa khoa học hay không? Ý nghĩa khoa học thể hiện trên những khía cạnh như bổ sung những nội dung lý thuyết của khoa học; làm rõ một số vấn đề lý thuyết vốn tồn tại hoặc xây dựng cơ sở lý thuyết mới
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn hay không? Trong khoa học không phải đề tài nào cũng mang ý nghĩa thực tiễn, nhất là trong nghiên cứu cơ bản thuần tuý Tuy nhiên, tiêu chuẩn này phải luôn được xem xét, nhất là trong điều kiện kinh phí eo hẹp Ý nghĩa thực tiễn thể hiện trong việc xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội; nhu cầu kỹ thuật của sản xuất; nhu cầu về tổ chức, quản lý, thị trường, v.v
Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? Tính cấp thiết thể hiện ở mức độ ưu tiên giải đáp những nhu cầu lý thuyết và thực tiễn đã được xem xét Tính cấp thiết là một yêu cầu bổ sung đối với tính khoa học và tính thực tiễn Nếu chưa cấp thiết thì dành kinh phí và quỹ thời gian cho những hướng nghiên cứu cấp thiết hơn
Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài hay không? Đề tài dù
có nhiều ý nghĩa khoa học, thực tiễn, cấp thiết nhưng không có phương tiện thì cũng khó lòng thực hiện Điều kiện nghiên cứu bao gồm nhân lực, cơ sở thông tin, tư liệu, thiết bị thí nghiệm (nếu cần tiến hành thí nghiệm); quỹ thời
gian, v.v
Đề tài có phù hợp sở thích không? Trong khoa học thì câu hỏi này luôn
Trang 18mang một ý nghĩa quan trọng Đương nhiên, bao giờ người nghiên cứu cũng luôn phải đứng trước sự lựa chọn giữa nguyện vọng cá nhân với giải quyết nhu cầu bức bách của xã hội và khả năng đáp ứng của các nguồn lực
Trong quá trình thực hiện một đề tài, khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát là những khái niệm công cụ luôn được sử dụng Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu chính là nơi chứa đựng những câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời
Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là một bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu được người nghiên cứu lựa chọn để xem xét Không bao giờ người nghiên cứu
có đủ quỹ thời gian và kinh phí để khảo sát trên toàn bộ khách thể
Phạm vi nghiên cứu Không phải đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát được xem xét toàn diện trong một thời gian, mà nó được giới hạn trong một phạm vi nhất định: Phạm vi về quy mô của đối tượng; phạm vi về không gian của sự vật; phạm vi thời gian của tiến trình sự vật
1.1.2 Quản lý đề tài NCKH
Quản lý được định nghĩa khác nhau dựa trên cơ sở tiếp cận khác nhau:
- Quản lý được định nghĩa là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định [17, tr.735]
- Theo Frederic Winslow Taylor (1856-1915), người được coi là cha đẻ của khoa học quản lý hiện đại, quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một
Trang 19cách tốt nhất và rẻ nhất Theo Mary Parker Follet (1868-1933), nhà khoa học chính trị, nhà triết học Mỹ, quản lý là nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, quản lý
là một quá trình kỹ thuật xã hội nhằm sử dụng các nguồn lực tác động vào hoạt động của con người, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức H.Fayol, một tác giả người Pháp được coi là F.W.Taylor của châu Âu, cho rằng quản lý
là quá trình dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra [12, tr.15]
- Quản lý là một hoạt động thực tiễn đặc biệt cuả con người, trong đó, các chủ thể tác động lên các đối tượng bằng các công cụ và phương pháp khác nhau, thông qua quy trình quản lý nhất định, nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất các mục tiêu của tổ chức trong các điều kiện biến động của môi trường
Quản lý NCKH là hệ thống hoạt động của các chủ thể quản lý trong lĩnh vực khoa học lập kế hoạch, xây dựng định hướng trong nghiên cứu, triển khai
kế hoạch NCKH đã đề ra, kiểm tra tiến độ công việc, kết quả nghiên cứu, đánh giá chất lượng, hiệu quả trong NCKH
Quản lý đề tài NCKH trong trường đại học là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hoạt động NCKH đạt được mục tiêu mong muốn Thực chất của quản lý đề tài NCKH là thực hiện quy trình quản lý chất lượng nghiên cứu, làm cho các NCKH đáp ứng mục tiêu đã định của chủ thể quản lý và chủ trì đề tài
1.2 Quy trình quản lý và thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH
1.2.1 Quy trình quản lý đề tài NCKH
Khái niệm về quy trình theo “Đại từ điển Tiếng Việt”: “Quy” là qui định;
“Trình” là trình tự; quy trình đó là một loạt những qui định, hướng dẫn chi tiết
Trang 20giúp cho việc thực hiện một việc theo một trình tự thống nhất Trong thực tế rất hay gặp các cụm từ liên quan đến quy trình: quy trình sản xuất, quy trình xây dựng, quy trình đào tạo, quy trình đánh giá nội bộ
Quy trình giúp cho người thực hiện công việc biết rằng trong một nghiệp
vụ thì họ phải tiến hành những bước công việc nào, làm ra sao và phải cần đạt kết quả như thế nào?
Quy trình quản lý là các bước phải tuân theo để thực hiện các mục tiêu xác định
Quy trình quản lý đề tài NCKH là hệ thống các công việc phải thực hiện theo một trình tự từ đề xuất nhiệm vụ, xây dựng đề cương, tham gia tuyển chọn, quyết định phê duyệt, ký hợp đồng NCKH, thực hiện triển khai, theo dõi kiểm tra, đánh giá kết quả các cấp và đăng ký lưu trữ kết quả, cho đến khi được cơ quan quản lý đề tài ra quyết định công nhận kết quả của đề tài NCKH, thanh lý hợp đồng NCKH Quy trình quản lý đề tài NCKH diễn ra qua các bước sau:
KÝ HỢP ĐỒNG NCKH
PHÊ DUYỆT
CÔNG NHẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LƯU TRỮ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
THANH LÝ HỢP ĐỒNG
THEO DÕI– KIỂM TRA
Trang 21Trong mỗi chu trình quản lý, chủ thể tiến hành những hoạt động theo các chức năng của quản lý như: hoạch định mục tiêu, các đường lối thực hiện mục tiêu, tổ chức, chỉ huy, điều hòa phối hợp, kiểm tra và sử dụng các nguồn lực
cơ bản như nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực để thực hiện các mục tiêu đề ra trong một thời gian nhất định
Theo các cánh phân loại khác nhau về cấp quản lý đề tài NCKH như: cấp nhà nước; cấp Bộ; cấp ĐHQGHN, cấp tỉnh, cấp cơ sở, có thể thấy rằng các chủ thể quản lý các đề tài các cấp là khác nhau Do vậy quy trình quản lý các
đề tài này cũng có mức độ phức tạp khác nhau, từ khâu Đề xuất nhiệm vụ cho đến khâu Kết thúc đề tài Các thủ tục quản lý hành chính đối với các đề tài cũng sẽ rất khác nhau
Qui định về quản lý đề tài NCKH được qui định tại Mục 1 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ, Chương III Hoạt động Khoa học và Công nghệ của Luật Khoa học và Công nghệ và đã được cụ thể hóa bằng một loạt các văn bản quản lý do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành:
- Xác định nhiệm vụ: Thông tư 06/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 của
Bộ trưởng Bộ KHCN về việc xác định các nhiệm vụ KHCN thuộc các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước
- Tuyển chọn, xét chọn: Thông tư 08/2012/TT- BKHCN ngày 02/4/2012 của Bộ trưởng Bộ KHCN về việc ban hành Qui định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước; Thông tư 09/2012/TT- BKHCN ngày 2/4/2012 của Bộ trưởng Bộ KHCN về việc ban hành Qui định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài KHXHNV cấp Nhà nước
Trang 22- Thẩm định kinh phí: Quyết định số 1775/QĐ-BKHCN ngày 31/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Qui định hướng dẫn thẩm định nội dung và kinh phí nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước”
- Phê duyệt, ký hợp đồng, giao nhiệm vụ, kiểm tra đánh giá giữa kỳ: Quyết định số 787/QĐ-BKHCN ngày 17/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ về việc ban hành “Mẫu hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” và Mẫu báo cáo định kỳ” để thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ độc lập cấp Nhà nước
- Dự toán kinh phí: Qui định tại Thông tư số 44/2007/TT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước
- Đánh giá nghiệm thu: Thông tư 12/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 5 năm 2009 Hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ, dự
án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước; Thông tư số 07/2009/TT-BKHCN ngày 03 tháng 4 năm 2009 Hướng dẫn việc đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học xã hội cấp Nhà nước
- Nộp kết quả nghiên cứu và thanh lý hợp đồng: Nộp kết quả nghiên cứu tại Cục Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia; Thanh lý hợp đồng: Quyết định 2228/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Mẫu thanh lý hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp Nhà nước
1.2.2 Thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH
Tổ chức thực hiện đề tài NCKH được xác định dựa trên trình tự logic của nghiên cứu Tuy nhiên trình tự nghiên cứu có thể rất linh hoạt
Trang 23- Đôi khi người nghiên cứu nảy ra ý tưởng nghiên cứu sau khi đã tích lũy được một số tài liệu rất lớn Trong trường hợp này, thông tin đến trước khi xuất hiện ý tưởng
- Ngược lại, trong nhiều trường hợp, người nghiên cứu được giao nhiệm vụ nghiên cứu trước khi thu thập tài liệu Khi đó ý tưởng nghiên cứu đến trước khi thu thập được thông tin
Đây là một đặc điểm rất quan trọng của NCKH Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người ta vẫn có thể xác định (một cách sơ bộ) các bước đi cho việc thực hiện đề tài Trong quá trình thực hiện đề tài người nghiên cứu hoàn toàn có thể căn cứ vào tình hình cụ thể để điều chỉnh
Các bước thực hiện đề tài không quá chặt chẽ như việc điều hành một công nghệ sản xuất Mỗi người nghiên cứu cần tham khảo ý kiến của các tác giả khác nhau, căn cứ đặc điểm lĩnh vực nghiên cứu của mình, căn cứ những điều kiện đảm bảo cho nghiên cứu,…mà quyết định một trình tự thích hợp [4, tr.126]
Thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH là việc thực hiện các công việc theo đúng trình tự các bước đã được qui định trong quy trình quản lý đề tài NCKH và thực hiện đúng các hướng dẫn của các văn bản quản lý theo các bước của quy trình quản lý đề tài NCKH
Thông qua việc thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH chủ thể quản lý tác động lên các chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ trì đề tài, tạo động lực thúc đẩy
họ thực hiện các bước cần thiết trong quá trình đạt các mục tiêu, các kết quả nghiên cứu Những cơ quan chức năng phụ trách NCKH đóng vai trò to lớn trong quá trình này Cùng với các bộ phận khác nhau, Các nhóm NCKH, các đối tác cùng tác động đến thành công của việc thực hiện quy trình quản lý Một quy trình có hiệu quả hay không thể hiện ở việc người tuân thủ nó có thể
Trang 24thực hiện một cách trôi chảy, quy trình giúp họ thực hiện công việc đạt chất lượng tốt hơn
1.3 Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH
1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đề tài NCKH
Khoa học Việt Nam đang nằm trong vòng xoay luẩn quẩn quanh bốn vấn đề sau: nghiên cứu khoa học-công bố khoa học-đánh giá khoa học- kinh phí khoa học Cụ thể hơn thực trạng hiện nay ở ta là: nghiên cứu kém chất lượng do không có động lực và kinh phí, dẫn đến công bố khoa học kém, do
đó đánh giá khoa học không công bằng, hệ quả là không có động lực và kinh phí để nghiên cứu Để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học nước nhà, chúng ta phải giải quyết đồng thời bốn vấn đề nêu trên Tuy nhiên, theo Phùng Hồ Hải, trong tình hình hiện nay việc đổi mới tư duy quản lý khoa học
là quan trọng nhất [11, tr.155-158]
Chất lượng của đề tài NCKH của mỗi tổ chức chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố cơ bản là: nguồn nhân lực NCKH; cơ sở vật chất cho công tác NCKH; môi trường cho công tác NCKH; tổ chức, quản lý
đề tài NCKH
1.3.1.1 Yếu tố về nguồn lực
Con người là chủ thể của hoạt động NCKH, không có nhà khoa học giỏi thì không có công trình khoa học có chất lượng cao, vì vậy muốn nâng cao chất lượng hoạt động NCKH phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực NCKH Nguồn nhân lực hoạt động khoa học được hiểu là tập hợp những người hoạt động trong lĩnh lực NCKH Nguồn nhân lực có thể là các cá nhân, đơn vị (hay tổ chức) trực tiếp thực hiện NCKH, mạng lưới cộng tác viên NCKH Chất lượng nguồn nhân lực NCKH thể hiện ở trình độ học vấn, phương pháp nghiên cứu, khả năng làm việc sáng tạo, độc lập hoặc hợp tác trong NCKH Nếu có chính sách, cơ chế đúng trong khai thác tiềm năng con
Trang 25người sẽ phát huy được năng lực của họ trong NCKH, tạo ra các sản phẩm khoa học có giá trị cao
1.3.1.2 Yếu tố cơ sở vật chất, tài chính
Cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động NCKH là những phương tiện
và các điều kiện vật chất hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu như: phòng thí nghiệm với các trang thiết bị cần thiết, thư viện, nơi làm việc và các tư liệu để thu nhận thông tin, các loại vật tư kỹ thuật, các nguồn tài chính đảm bảo cho quá trình nghiên cứu Để hoạt động NCKH có kết quả tốt phải đảm bảo được các điều kiện vật chất, tài chính cần thiết tối thiểu, đồng thời cơ sở vật chất phải được đầu tư trang bị đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để người nghiên cứu chuyển các ý tưởng nghiên cứu thành sản phẩm khoa học
Cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động NCKH sẽ rất khác nhau tùy theo từng lĩnh vực nghiên cứu, đề tài nghiên cứu khác nhau, song đối với bất
kỳ lĩnh vực nghiên cứu, đề tài nghiên cứu nào để đảm bảo chất lượng phải có
cơ sở vật chất, tài chính tối thiểu Để có được cơ sở vật chất, tài chính đảm bảo cho hoạt động NCKH cần có chính sách đầu tư hợp lý, phân bổ kinh phí thỏa đáng cho hoạt động NCKH; có các biện pháp khai thác, đa dạng hóa các nguồn tài trợ cho hoạt động NCKH Không chỉ có nguồn kinh phí từ NSNN
mà còn phải biết chủ động khai thác các nguồn khác ngoài ngân sách (từ các
dự án, các chương trình mục tiêu, từ các đơn vị thụ hưởng kết quả NCKH ),
kể cả các nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển NCKH từ nước ngoài
1.2.1.3 Yếu tố môi trường
Hoạt động NCKH luôn diễn ra trong một môi trường nhất định và chịu ảnh hưởng tác động qua lại của môi trường Môi trường hoạt động NCKH là tổng hợp các điều kiện bên ngoài mà ở đó các hoạt động NCKH được thực hiện Môi trường NCKH thuận lợi sẽ có tác động tích cực, thúc đẩy hoạt động NCKH phát triển Ngược lại môi trường không thuận lợi sẽ hạn chế, cản trở
Trang 26kết quả của hoạt động NCKH Những yếu tố cơ bản cấu thành môi trường hoạt động NCKH là:
a Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ là một bộ phận hữu cơ cấu thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Mục tiêu của chiến lược khoa học
và công nghệ phải hướng vào thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phải hướng vào việc tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước Chiến lược khoa học và công nghệ có đúng thì mới tạo điều kiện cho việc NCKH đúng hướng, tránh đi đường vòng hoặc lặp lại các sai lầm của người khác Nếu một đất nước hay một doanh nghiệp, một tổ chức có chiến lược đúng đắn trong phát triển khoa học và công nghệ thông qua các chính sách, cơ chế khuyến khích năng lực sáng tạo, khả năng đổi mới và tiếp cận cái mới, tiêu chuẩn hóa và phổ biến rộng rãi tri thức thì không có gì cản được sự phát triển của quốc gia hay doanh nghiệp,
tổ chức đó
b Môi trường tâm lý - xã hội
Môi trường tâm lý - xã hội cũng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động NCKH Khoa học là sự sáng tạo, vì thế việc tạo ra môi trường văn hóa cho hoạt động khoa học là rất cần thiết cho việc nuôi dưỡng các ý tưởng và tạo nguồn cảm hứng sáng tạo trong hoạt động NCKH Một xã hội coi trọng trí thức, nuôi dưỡng trí thức, trọng dụng người hiền tài, thực sự coi “hiền tài
là nguyên khí của quốc gia” là một xã hội có nền văn hóa phát triển Vì vậy
để tạo yếu tố tâm lý - xã hội thuận lợi cho hoạt động NCKH, các nhà quản lý phải tạo dựng được môi trường khuyến khích các thành viên trong công việc,
có khả năng hợp tác, chia sẻ những suy nghĩ và ứng xử của người xung quanh, có thái độ trân trọng khi tiếp cận công việc và phong cách sống riêng biệt của đồng nghiệp, có tinh thần cộng đồng trách nhiệm vì hiệu quả công
Trang 27việc chung Khả năng sáng tạo sẵn có trong tiềm năng con người, nhưng nó chỉ phát huy được trong những môi trường phù hợp, thuận lợi cho hoạt động sáng tạo Nhiệm vụ của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý hoạt động khoa học là phải tạo lập được môi trường tâm lý - xã hội thuận lợi đó
hợp pháp, chính đáng quyền sở hữu trí tuệ của các tác giả sản phẩm khoa học,
nghiêm cấm và trừng trị những cá nhân hoặc tổ chức ăn cắp bản quyền Chỉ có như vậy mới khuyến khích lao động sáng tạo của những người hoạt động NCKH
d Môi trường hợp tác và cạnh tranh
Hợp tác và cạnh tranh trong NCKH vừa là nguyên nhân vừa là động lực thúc đẩy khoa học phát triển Sự hợp tác trong NCKH tạo điều kiện thu hút được trí tuệ của nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức trong quá trình nghiên cứu, vì thế có thể đem lại kết quả nhanh chóng và hiệu quả hơn và điều này là
có lợi cho toàn xã hội cả về thời gian và tiền bạc Cạnh tranh trong NCKH một cách lành mạnh cũng tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả của sản phẩm khoa học Ngược lại sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong NCKH có thể dẫn tới sự đố kỵ, bất hợp tác hoặc phá hoại thành quả nghiên cứu của người khác, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học Đây là điều cần được pháp luật ngăn cấm và dư luận xã hội lên án
Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, việc hợp tác và cạnh tranh trong NCKH không chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia mà còn diễn ra trong phạm vi quốc tế Điều
Trang 28này có ý nghĩa hết sức quan trọng thúc đẩy khoa học phát triển, đồng thời cũng làm cho sự cạnh tranh trong NCKH ngày càng trở lên gay gắt Mặt khác
sự phát triển của thế giới hiện nay cũng đòi hỏi trên nhiều lĩnh vực phải thực hiện hợp tác, liên kết khả năng NCKH của nhiều nước mới có thể giải quyết
có hiệu quả như giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh dịch, thiên tai trên toàn thế giới
1.3.1.4 Yếu tố tổ chức, quản lý đề tài nghiên cứu khoa học
Quản lý đề tài NCKH không trực tiếp tạo ra chất lượng đề tài NCKH nhưng nó thúc đẩy, phát huy các yếu tố tạo nên chất lượng NCKH, quản lý đề tài NCKH không chỉ mang tính hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu mà còn có tính quyết định trong nghiên cứu Để tạo ra một sản phẩm khoa học ngoài các yếu
tố con người, cơ sở vật chất, tài chính còn cần có hoạt động để điều hoà, phối hợp, gắn kết các yếu tố trên nhằm đạt được một mục tiêu chung, đó là hoạt động tổ chức, quản lý
Những nội dung cơ bản của việc thực hiện quản lý đề tài NCKH là:
- Đề xuất ý tưởng: Xác định phương hướng, mục tiêu đề tài NCKH
- Tuyển chọn, đấu thầu và giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học: Để nâng cao chất lượng của việc tuyển chọn các đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm
vụ nghiên cứu khoa học cần sớm phát triển thị trường khoa học công nghệ,
mở rộng hình thức đấu thầu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
- Tổ chức thực hiện đề tài NCKH: Bao gồm việc tổ chức bộ máy quản
lý khoa học và lực lượng NCKH ở từng cấp (các bộ phận quản lý hoạt động NCKH); lực lượng cán bộ NCKH thuộc từng cấp; các tổ chức tư vấn hoạt động NCKH ); theo dõi, đôn đốc và kiểm tra thực hiện, phối hợp và hợp tác giữa các đơn vị và cá nhân trong NCKH; cấp phát, thanh toán theo tiến độ hoàn thành kết quả NCKH)
Trang 29- Nghiệm thu đánh giá kết quả đề tài NCKH: Bao gồm việc tổ chức hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học theo từng cấp quản lý; quyết toán và thanh lý đề tài nghiên cứu khoa học; quản lý, lưu trữ các đề tài nghiên cứu khoa học trước khi chuyển giao, ứng dụng vào thực tiễn
- Chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn: Chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học là mục tiêu trực tiếp của hoạt động NCKH Chỉ có như vậy hoạt động NCKH mới đem lại lợi ích thiết thực, cụ thể Để chuyển giao kết quả nghiên cứu cần phát triển mạnh mẽ thị trường công nghệ, tạo điều kiện để cung hàng hóa gập cầu hàng hóa
1.3.2 Nội dung đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH
Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài NCKH bao gồm:
- Đánh giá về hoạt động đề xuất ý tưởng
- Đánh giá về công tác tuyển chọn, đấu thầu và giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
- Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện đề tài NCKH
- Đánh giá nghiệm thu đề tài NCKH
- Đánh giá về công tác quản lý đề tài NCKH: Quy trình quản lý đề tài NCKH; Công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện tiến độ đề tài NCKH; Công tác lưu trữ đề tài NCKH
Trên cơ sở lý thuyết và sự phân tích này, tác giả sẽ đi sâu phân tích cụ thể
tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN
Trang 30CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY TRÌNH
QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NCKH Ở TRƯỜNG ĐHKHTN
2.1 Hoạt động KH&CN Trường ĐHKHTN giai đoạn 2006-2011
2.1.1 Giới thiệu chung về Trường ĐHKHTN
a Cơ cấu tổ chức
Trường ĐHKHTN gồm 9 phòng ban chức năng (Phòng Tổ chức-Cán bộ; Phòng Đào tạo; Phòng Sau đại học; Phòng Khoa học- Công nghệ; Phòng Chính trị và Công tác sinh viên; Phòng Hành chính- Đối ngoại; Phòng Kế hoạch-Tài vụ; Phòng Quản trị-Bảo vệ; Phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lượng), 8 khoa (Khoa Toán-Cơ-Tin học; Khoa Vật lý; Khoa Hóa học; Khoa Sinh học; Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học; Khoa Địa chất; Khoa Địa lý; Khoa Môi trường), 4 trung tâm trực thuộc trường (Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững; Trung tâm Tính toán hiệu năng cao; Trung tâm Động lực học thủy khí môi trường biển; Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa môi trường), 1 Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ Enzym và Protein, 1 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và 1 Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên
Bảng 1: Cơ cấu các tổ chức đào tạo và nghiên cứu Trường ĐHKHTN
từ năm 2006 - 2011
2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số các đơn vị đào tạo, nghiên
Trang 31b Đội ngũ cán bộ viên chức
Trường ĐHKHTN có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng hội nhập quốc tế cao Hiện nay, Trường ĐHKHTN có 666 cán bộ viên chức bao gồm 403 cán bộ giảng dạy, 132 cán bộ nghiên cứu Trường ĐHKHTN có 16 giáo sư, 101 phó giáo sư, 228 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 200 thạc sĩ Tỷ lệ giáo sư và phó giáo sư chiếm 29%, tỷ lệ tiến sĩ và tiến sĩ khoa học chiếm 57% tổng số cán bộ giảng dạy
Lực lượng Giáo sư, Phó Giáo sư không chỉ đông đảo về số lượng, mà nhiều người còn là các nhà khoa học đầu ngành tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực khoa học, có uy tín không chỉ trong nước mà cả trên thế giới, có năng lực đào tạo đại học và sau đại học và chủ trì các đề tài NCKH cấp nhà nước Đội ngũ cán bộ khoa học mà Nhà trường có được trong 55 năm xây dựng và phát triển
là nhân tố đảm bảo mọi thắng lợi trong sự nghiệp đào tạo chất lượng cao và từng bước xây dựng để trở thành trường đại học nghiên cứu tiên tiến
Ngoài ra, các nhà khoa học của Trường đã thiết lập mối quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu của nhiều nước Thông qua các đề tài dự án hợp tác quốc tế, Trường đã cử được nhiều cán bộ, học viên sau đại học đi học tập, trao đổi và mời được nhiều giáo sư, nhà khoa học của đối tác đến giảng dạy hoặc NCKH tại Trường
Bên cạnh đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, Trường ĐHKHTN đã
và đang tập trung cao độ cho việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận
từ các sinh viên xuất sắc của hệ chính quy và hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng Lực lượng cán bộ trẻ đang từng bước trưởng thành để dần dần có thể thay thế đội ngũ cán bộ đã đến tuổi nghỉ hưu
Trang 32Bảng 2: Cơ cấu đội ngũ cán bộ khoa học Trường ĐHKHTN
từ năm 2006 - 2011
2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số cán bộ khoa học 472 447 484 516 515 536
(Nguồn: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)
c Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
Thiết bị phòng thí nghiệm, thư viện, sách giáo khoa, phòng học, giảng đường, là những yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo chất lượng NCKH và đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học
Trong giai đoạn 2006-2011, Trường ĐHKHTN đã và đang được đầu tư một số dự án từ ngân sách nhà nước, bao gồm dự án tăng cường năng lực và
dự án đầu tư chiều sâu như sau:
+ Tăng cường năng lực cho Trung tâm Khoa học Vật liệu
+ Tăng cường năng lực cho Trung tâm Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường
+ Tăng cường năng lực cho Trung tâm Đa dạng sinh học và PTBV
Trang 33+ Tăng cường năng lực cho Trung tâm Sinh học phân tử và Công nghệ
tế bào
+ Tăng cường năng lực cho Trung tâm Viễn thám và GIS
+ Tăng cường năng lực cho Trung tâm Địa chất ứng dụng
+ Nâng cấp thiết bị, tăng cường năng lực nghiên cứu KH&ĐT theo hướng tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học cho Bộ môn Hóa hữu cơ
+ Tăng cường năng lực nghiên cứu giai đoạn 2007-2008 cho Khoa Vật lý + Tăng cường năng lực nghiên cứu cho Khoa Toán
+ Tăng cường năng lực nghiên cứu cho Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học
+ Tăng cường trang thiết bị cho PTN độc chất học môi trường tại Trung tâm nghiên cứu Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững
+ Tăng cường nghiên cứu trong khoa học tính toán (Khoa Vật lý), Trường ĐHKHTN - QH01.08.04
+ Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học năm 2009 cho Khoa Địa
Trang 34+ Tăng cường năng lực nghiên cứu và đào tạo chất lượng cao cho Khoa Toán - Cơ -Tin học - QH1.11.01
+Tăng cường năng lực phục vụ đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực Khí tượng thủy văn và Hải dương học - QH1.11.02
- Dự án đầu tư chiều sâu:
+ Tăng cường năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân
+ Đầu tư chiều sâu trang thiết bị nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng cho phòng thí nghiệm hoá dược
+ Đầu tư chiều sâu phát triển công nghệ địa kỹ thuật, địa môi trường phục vụ xây dựng và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng và giảm nhẹ tai biến
Các dự án nói trên thực sự đã tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị cho hoạt động KH&CN, góp phần đắc lực cho thành công của các nghiên cứu, tăng cường chất lượng đào tạo
2.1.2 Hoạt động Khoa học & Công nghệ giai đoạn 2006-2011
Công tác quản lý đề tài NCKH tại Trường ĐHKHTN do Phòng KH-CN đảm nhiệm Phòng KH-CN là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong lĩnh vực Khoa học công nghệ và quản lý thiết bị khoa học Phòng KH-
CN có 07 cán bộ: 02 PGS.TS, 03 ThS (trong đó có 01 ThS đang học tập tại nước ngoài, 01 ThS đã bảo vệ Tiến sĩ và chuyển công tác khác), 01 KS, 01
CN Phòng KH-CN có các nhiệm vụ:
- Công tác khoa học công nghệ:
+ Tổ chức xây dựng các văn bản quản lý về công tác KHCN
+ Tổ chức xây dựng các đề tài, chương trình, dự án và kế hoạch, chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học công nghệ hàng năm
Trang 35+ Hướng dẫn, kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện các đề tài dự án và nhiệm vụ khoa học công nghệ của các đơn vị
+ Tổ chức đánh giá nghiệm thu các đề tài, dự án theo quy định của cấp
+ Hướng dẫn các đơn vị tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và phối hợp với Phòng Hành chính - Đối ngoại tổ chức và quản lý các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế
+ Hướng dẫn thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, hướng dẫn thực hiện pháp lệnh bảo vệ bí mật quốc gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ
+ Tổ chức in ấn các văn bản, tài liệu thuộc lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ
+ Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về công tác khoa học công nghệ
Có trách nhiệm thống kê, báo cáo số liệu khi có yêu cầu
- Công tác quản lý trang thiết bị:
+ Tổ chức thẩm định và quản lý các dự án tăng cường trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
+ Tổ chức mua sắm, quản lý và làm thủ tục sửa chữa các trang thiết bị khoa họccho các đơn vị trong toàn trường
+ Tổ chức kiểm kê và thanh lý trang thiết bị khoa học
Trang 36- Công tác quản lý phòng thí nghiệm và các trung tâm:
+ Theo dõi, kiểm tra quản lý hoạt động của hệ thống các phòng thí nghiệm trong Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
+ Xây dựng nội qui hoạt động của các phòng thí nghiệm, các trung tâm;
tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội qui này
+ Xây dựng các văn bản về đảm bảo an toàn lao động trong lĩnh vực khoa học công nghệ; là đầu mối tổ chức thực hiện công tác này trong phạm vi toàn trường Đề xuất và giải quyết các vụ việc liên quan đến an toàn lao động thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ
- Nhiệm vụ phối hợp với các phòng khác:
+ Phối hợp với Phòng Đào tạo và Phòng Sau đại học để thực hiện việc tích hợp nghiên cứu khoa học với đào tạo
+ Phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tài vụ tổ chức thẩm định các dự án tăng cường trang thiết bị, tổ chức mua sắm thiết bị
+ Phối hợp với Phòng Hành chính - Đối ngoại trong việc phát triển hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ
+ Phối hợp với các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao
Trường ĐHKHTN đã thực hiện tốt những nhiệm vụ KH&CN theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao Từ năm 2006 -2011, Trường ĐHKHTN thực hiện tốt các các đề tài, dự án do Trường ĐHKHTN chủ trì Hầu hết các
đề tài được hội đồng nghiệm thu đánh giá, xếp loại cao nhất theo thang đánh giá (xuất sắc/tốt), có tầm lý luận cao và có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa công tác đào tạo
và NCKH; tổ chức tốt các hội nghị hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; đẩy mạnh việc thành lập các nhóm nghiên cứu, công bố kết quả NCKH và công tác dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ
Trang 37a Thực hiện các đề tài, dự án từ nguồn ngân sách nhà nước
Những đề tài/dự án từ nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện trong những năm vừa qua là các đề tài, dự án các cấp Những đề tài này được triển khai và thực hiện phù hợp với hướng ưu tiên của Nhà nước, của ĐHQGHN, của Trường ĐHKHTN hoặc giải quyết nhiệm vụ trọng tâm của ngành, đồng thời góp phần tích cực giải quyết các vấn đề phục vụ sự nghiệp kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; đặc biệt ưu tiên các đề tài tham gia giải quyết các nhiệm vụ của địa phương đang có yêu cầu trực tiếp các nhà khoa học của ĐHQGHN tham gia giúp đỡ địa phương trong quan hệ hợp tác NCKH; Nội dung của các đề tài đi sâu vào nhiều vấn đề lý thuyết định hướng ứng dụng nhằm từng bước tiếp cận được với trình độ thế giới trong các lĩnh vực khoa học cơ bản như toán học, vật lý, hoá học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, các ngành khoa học trái đất, góp phần từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học giữa Việt Nam với các nước Với sự tham gia đông đảo lực lượng các nhà khoa học và các cán bộ giảng dạy trong toàn Trường, nghiên cứu cơ bản đã thu được thành tích đáng khích lệ, tăng cả về số lượng, quy mô và chất lượng, nhiều kết quả NCCB có triển vọng ứng dụng, có giá trị khoa học tầm cỡ quốc tế và một số sản phẩm KHCN có giá trị thực tiễn cao Sản phẩm khoa học thu được thể hiện dưới dạng những bài báo, báo cáo khoa học; đóng góp hiệu quả kinh tế và khả năng ứng dụng thực tiễn; góp phần đào tạo đại học và sau đại học
Từ năm 2006-2011, Trường ĐHKHTN được cấp kinh phí 212,2254 tỷ đồng (hai trăm mười hai tỷ hai trăm hai mươi lăm triệu bốn trăm nghìn đồng)
để thực hiện đề tài các cấp (đề tài trọng điểm cấp Nhà nước, đề tài độc lập cấp Nhà nước, đề tài hợp tác theo Nghị định thư, đề tài/dự án cấp ĐHQGHN, đề tài/dự án hợp tác với các bộ ngành, doanh nghiệp và địa phương, …) Trong
đó, kinh phí được cấp năm 2006 là 24,084 tỷ đồng; kinh phí được cấp năm
Trang 382007 là 35,73076 tỷ đồng; kinh phí đƣợc cấp năm 2008 là 30,33407 tỷ đồng; kinh phí đƣợc cấp năm 2009 là 42,290108 tỷ đồng; kinh phí đƣợc cấp năm
2010 là 40.204,462 tỷ đồng; kinh phí đƣợc cấp năm 2011 là 39.582 tỷ đồng
Số lƣợng đề tài các cấp và kinh phí thực hiện đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Số lượng đề tài các cấp và kinh phí thực hiện từ năm 2006-2011
Trang 39TT Nội dung Năm
(Nguồn: Phòng KH-TC, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)
b Thực hiện các đề tài/dự án hợp tác quốc tế
Với mục tiêu xây dựng Trường ĐHKHTN thành một trường đại học nghiên cứu tiên tiến, sớm đạt chuẩn khu vực và từng bước đạt chuẩn quốc tế, Trường chú trọng xây dựng các chương trình liên kết quốc tế về NCKH và đào tạo Thông qua các chương trình này, người học có cơ hội học với các giáo sư nước ngoài giảng dạy bằng tiếng Anh (chương trình liên kết với Đại học Tổng hợp Greifswal, Đại học Công nghệ Dresden, (Đức), Viện Khoa học Công nghệ Kuangzu (Hàn Quốc), Viện JAIST (Nhật Bản), chương trình tiên tiến ngành Hoá học với Illinois (Mỹ)…), hoặc tiếng Pháp do AUF tài trợ (một chương trình cho ngành Hóa học, một chương trình cho ngành Vật lý hạt nhân), …
Nhiều văn bản hợp tác, hợp đồng được ký kết giữa trường với các đối tác nước ngoài, quốc tế tạo ra được nhiều suất học bổng đi du học ở nước ngoài (CHLB Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Canađa, Mỹ, Singapore, Bỉ, Đan Mạch, Thái Lan, Ba Lan …), cũng như học bổng tại chỗ cho sinh viên (ACB, quỹ học bổng Toyota, quỹ học bổng đồng hành Pháp, …)
Trường đã tổ chức các chuyến đi làm việc, tham quan, khảo sát các trường đại học, viện nghiên cứu tiên tiến trong khu vực và thế giới Từ đó Trường đã xây dựng chiến lược phát triển theo định hướng trường đại học nghiên cứu tiên tiến (kinh nghiệm của Trường KAIST - Hàn Quốc; JAIST -
Trang 40Nhật Bản; Osaka - Nhật Bản, Nottingham - Anh), … Đồng thời sử dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài trong giảng dạy tại Trường
Một số đề tài, dự án đã và đang được Trường ĐHKHTN triển khai thực hiện trong giai đoạn 2006-2011 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4: Danh mục đề tài/dự án đã và đang triển khai thực hiện
trong giai đoạn 2006-2011
Chủ nhiệm chương trình,
Ủy ban Châu
Âu
Ủy ban Châu Âu
GS.TSKH Nguyễn Hoàng Lương
Đại học Y
Hà Nội;
Học Viện Quân Y;
Đại học Bách Khoa
Hà Nội
Đại học Hoàng gia Holloway London
Đại học Hoàng gia Holloway London
Khoa Sinh học
Trường ĐH
Mỏ Địa chất;
Liên đoàn ĐCTV &
ĐCCT Miền Bắc
Trường ĐH
Kỹ thuật Đan Mạch;
Viện nghiên cứu địa chất Đan Mạch
và Greenland
Chính phủ Đan Mạch
GS.TS Trần Nghi
VN
ĐH Bar-Ilan, Israen
Bộ KH&CN
PGS TS Nguyễn Ngọc Long